Tình hình áp dụng pháp luật chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu ở Việt

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 101)

ở Việt Nam

Tính đến nay, Việt Nam mới chỉ khởi xƣớng đƣợc 1 vụ kiện chống bán phá giá và 2 vụ điều tra tự vệ thƣơng mại.Trong khi đó, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam lại liên tiếp bị kiện ở các thị trƣờng xuất khẩu. Chỉ tính riêng tại thị trƣờng Hoa Kỳ, Việt Nam đã bị 7 vụ việc chống bán phá đối với các sản phẩm tôm, ống thép hàn các-bon, cá tra, cá basa, túi PE, mắc áo, tháp điện gió, trong đó có cả vụ kiện kép chống bán phá giá, chống trợ cấp. Không chỉ nhằm vào các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu mà các cơ quan chức năng, doanh nghiệp của Hoa Kỳ còn kiện cả sản phẩm có kim ngạch nhỏ nhƣ mắc áo, tháp điện gió. Riêng về lĩnh vực chống trợ cấp, đến thời điểm này đã thống kê đƣợc 05 vụ điều tra chống trợ cấp đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Trong khi đó vẫn chƣa từng có vụ việc nào về trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đƣợc điều tra và do đó cũng chƣa từng có biện pháp chống trợ cấp nào đƣợc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu mặc dù không phải là không có những biểu hiện của hàng hóa đƣợc trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt Nam.

96

Trong khi đó, lƣợng nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam các năm qua đều tăng, mô ̣t số sản phẩm có dấu hiê ̣u tăng nhâ ̣p ma ̣nh và đang ảnh hƣởng lớn đến các sản phẩm sản xuất trong nƣớc nhƣ thép, dầu ăn...

Cụ thể so với năm 2011, lƣợng thép cán nóng cuô ̣n Viê ̣t Nam nhâ ̣p khẩu tƣ̀ Trung Quốc, Nhâ ̣t Bản trong năm 2012 tăng 179%, thép tấm cán nóng tăng gần 200%, thép cuộn xây dựng tăng 557%. Lƣợng dầ u đâ ̣u nành tinh chế nhâ ̣p khẩu tăng gấp đôi , tƣ̀ gần 300.000 tấn năm 2011 đến hơn 600.000 tấn năm 2012. Nguy cơ nhiều mă ̣t hàng nô ̣i đi ̣a sẽ bi ̣ hàng nhâ ̣p khẩu ca ̣nh tranh rất lớn.

Tuy nhiên, hiểu biết của các hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về quyền đƣợc sử dụng các biện pháp phòng vệ nói chung và biện pháp chống trợ cấp nói tiêng cũng nhƣ các thủ tục, phƣơng pháp, kỹ năng cần thiết để sử dụng các biện pháp này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trƣớc sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Theo khảo sát của Phòng Thƣơng ma ̣i và Công nghiê ̣p Viê ̣t Nam , có đến 66% doanh nghiệp không hiểu rõ nội dung cơ bản của các hiệp định trong khuôn khổ WTO và gần 50% doanh nghiệp không biết về các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam liên quan đến ngành hàng của mình . Chi phí để thuê luật sƣ, trả cho các công ty tƣ vấn không nhỏ mà để tìm đƣợc tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp về mặt tài chính luôn là việc rất khó . Hơn nữa, nếu phải đi kiện, các doanh nghiệp nội địa lại thiếu gắn kết và cả nguồn lực vật chất.

Thực trạng trên cho thấy, tính hiệu quả của pháp luật về chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong thực tiễn là chƣa cao. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chủ yếu là:

Thứ nhất, hiện nay Việt Nam chƣa có luật về thuế chống trợ cấp. Dù Việt Nam đã có khung pháp lý phù hợp với các quy định của Hiệp định về

97

Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (SCM) quy định đầy đủ về trình tự thủ tục tiến hành áp dụng thuế chống trợ cấp và Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến thuế chống trợ cấp, song nhiều chuyên gia nhận định các quy định này mới chỉ dừng lại ở quy định “khung”. Việc các quy định mới chủ yếu dừng lại ở mức nguyên tắc sẽ có thể gây bất lợi cho cơ quan thực thi khi phát sinh vụ việc sau này. Bên cạnh đó quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật này, về cơ bản, còn mang tính chất thụ động, tức là xuất phát từ nhu cầu hội nhập và đòi hỏi của các quy định của tổ chức thƣơng mại đa phƣơng, chứ chƣa xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Thứ hai,sự nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chƣa cao. Một khi đã xây dựng các quy định về chống trợ cấp, nƣớc áp dụng thuế chống trợ cấp cần phổ biến rộng rãi cho các doanh nghiệp về sự tồn tại của công cụ này và cách thức áp dụng để bảo vệ quyền lợi của họ. Hiện nay dù khá nhiều website đã dành “đất” để đăng tải về các nội dung liên quan đến thuế chống trợ cấp, song trên thực tế, hiện nay lƣợng doanh nghiệp Việt Nam biết về thuế chống trợ cấp và cách thức tiến hành kiện ra sao rất ít. Bên cạnh đó, cho đến nay Việt Nam chƣa tiến hành khởi kiện doanh nghiệp xuất khẩu nào nên các doanh nghiệp vẫn còn chủ quan và coi nhẹ những thông tin trên.

Thứ ba, hiện nay chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp và không đƣợc đào tạo bài bản, đặc biệt trong lĩnh vực hẹp và mới nhƣ thuế chống trợ cấp. Đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan tổ chức thực hiện tiến hành công tác điều tra cần phải có chuyên môn sâu, có nhiều kinh nghiệm, giỏi ngoại ngữ. Bên cạnh đó, các quy định về tính toán mức trợ cấp cũng rất chi tiết, mang tính kỹ thuật nghiệp vụ sâu và có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các quy định về kế toán. Vì thế, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác này là rất cấp thiết.

98

phát”. Hiện tại, mô hình tổ chức bộ máy của Việt Nam khá đơn giản, tổ chức dƣới hình thức một cơ quan điều tra đóng vai trò làm đầu mối chung là Bộ Công Thƣơng. Điều này cho thấy, bộ máy hiện nay mới chỉ dừng lại ở yêu cầu hội nhập chứ chƣa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tế nên nhận thức về áp dụng thuế chống trợ cấp còn chƣa sâu, thiếu tính chuyên môn và tầm quốc tế.

Thứ năm,nguồn thu từ thuế chống trợ cấp thấp trong khi chi phí đầu tƣ cho công tác này lại cao. Theo nhận định của TS. Nguyễn Thanh Hải, Trƣờng Đại học Thƣơng mại, để áp dụng thuế chống trợ cấp, Chính phủ phải tiến hành điều tra trong nƣớc và ngoài nƣớc xác định đầy đủ điều kiện theo quy định, khi đã đánh thuế cần phải tổ chức công tác quản lý thuế và sau 5 năm lại tiến hành rà soát lại việc đánh thuế chống trợ cấp. Những công việc trên đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn trong khi nguồn thu từ việc đánh thuế thƣờng không nhiều. Đó là chƣa kể việc áp dụng thuế chống trợ cấp cũng đòi hỏi phải đầu tƣ một chi phí đáng kể vào các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ điều tra, thu thuế.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 101)