và xác định trợ cấp nhƣ thế nào, vấn đề này trong pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 và các văn bản hƣớng dẫn chƣa quy định rõ.
Hai là: Rất khó xác định mức độ đảm bảo nguyên tắc minh bạch trong các quy định mang tính dự phòng tại Khoản 3, Điều 14 Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 so với yêu cầu của SCM.
2.2. Các quy định về việc điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam khẩu vào Việt Nam
2.2.1. Chủ thể có thẩm quyền điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhập khẩu vào Việt Nam
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh chống trợ cấp 2004, cơ quan có thẩm quyền điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu là cơ quan điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là cơ quan điểu tra). Cơ quan này có ba chức năng, đó là: tiến hành điều tra, rà soát vụ việc chống trợ cấp và trong trƣờng hợp cần thiết kiến nghị Bộ trƣởng Bộ Thƣơng mại (nay là Bộ Công thƣơng) ra quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời.
Theo Nghị định số 06/2006/NĐ-CP, Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan trực thuộc Bộ Công thƣơng có chức năng giúp Bộ trƣởng Bộ Công thƣơng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Nhƣ vậy, trong các cuộc điều tra chống trợ cấp, Cục quản lý cạnh tranh đóng vai trò là cơ quan điều tra trợ cấp hay nói cách khác,
58
Cục quản lý cạnh tranh chính là cơ quan có thẩm quyền điều tra hành vi trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.