Nguyên tắc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 83)

nhập khẩu vào Việt Nam

Pháp lệnh về chống trợ cấp 2004 đƣa ra các nguyên tắc rất nghiêm ngặt và chi tiết cho việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp, cũng nhằm kiểm soát sự tùy tiện trong thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Các nguyên tắc này là những tƣ tƣởng pháp lý chỉ đạo, có tính chất bắt buộc, đòi hỏi phải tuân thủ triệt để xuyên suốt toàn bộ quy trình điều tra và áp dụng các biện pháp chống trợ cấp của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm cân bằng ở mức độ có thể giữa lợi ích của nhà nƣớc, lợi ích của ngƣời tiêu dùng và lợi ích của các nhà sản xuất hàng hóa tƣơng tự trong nƣớc. Các nguyên tắc này đƣợc quy định tại Điều 5, Pháp lệnh chống trợ cấp 2004.

78

hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nƣớc (ví dụ: Mức thuế chống trợ cấp trong mọi trƣờng hợp không đƣợc cao hơn biên độ trợ cấp đƣợc xác định sau quá trình điều tra). Điều này có nghĩa là cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp chống trợ cấp cần cân nhắc kỹ lƣỡng tính hai mặt của nó. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp phải tiến hành theo nguyên tắc có cân nhắc về tính cần thiết và sự hợp lý trong việc bảo hộ ngành sản xuất nội địa trong mối tƣơng quan lợi ích của các chủ thể khác.

Thứ hai: Việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp chỉ đƣợc thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải dựa trên cơ sở kết luận điều tra quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Pháp lệnh chống trợ cấp 2004 (ví dụ: Áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời và chấp nhận cam kết trên cơ sở của kết luận sơ bộ; áp dụng thuế chống trợ cấp trên cơ sở của kết luận cuối cùng). Nguyên tắc này yêu cầu các biện pháp chống trợ cấp chỉ đƣợc áp dụng sau khi các cơ quan chức năng thuộc chính phủ đã tiến hành điều tra về hàng hóa nhập khẩu đƣợc trợ cấp và ảnh hƣởng của nó đến lợi ích của các nhà sản xuất trong nƣớc. Nhiệm vụ của cơ quan chịu trách nhiệm điều tra là làm rõ mức trợ cấp và mức độ thiệt hại đáng kể xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra cho ngành sản xuất trong nƣớc để đi đến quyết định về mức bảo hộ cần thiết. Mức bảo hộ này sẽ cho ngành sản xuất trong nƣớc để đi đến quyết định về mức bảo hộ cần thiết. Mức bảo hộ này về nguyên tắc không đƣợc vƣợt quá mức trợ cấp và đủ hạn chế hoặc loại bỏ thiệt hại đáng kể hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại đáng kể cho các nhà sản xuất trong nƣớc. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền không đƣợc tùy tiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với bất kỳ hàng hóa của cá nhân, tổ chức nào nhập khẩu vào Việt Nam, tránh đƣợc tình trạng bảo hộ thái quá các hàng hóa trong nƣớc làm ảnh hƣởng đến lợi ích chính đáng của các nhà xuất khẩu, tác động xấu đến cán cân thƣơng mại. Mặt khác, góp phần làm cho các nhà xuất khẩu yên tâm hơn và tránh đƣợc tâm lý e ngại không biết

79

đƣợc trƣớc khi nào thì chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp chống trợ cấp.

Thứ ba: Biện pháp chống trợ cấp chỉ đƣợc áp dụng trực tiếp đối với hàng hóa đƣợc trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam. Nếu biện pháp chống trợ cấp áp dụng với mọi loại hàng hóa nhập khẩu thì sẽ rất nguy hại, không những không bảo vệ đƣợc quyền lợi của nhà sản xuất nội địa, lợi ích thƣơng mại của nhà nƣớc mà còn làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến mối quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và các nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có hàng hóa bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp tại Việt Nam. Chính vì vậy, nguyên tắc này đã nêu rõ giới hạn phạm vi đối tƣợng có thể bị áp dụng biện pháp chống trợ cấp là hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị nghi ngờ đƣợc trợ cấp.

Thứ tư: việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp không đƣợc gây ra thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nƣớc. Do vị thế về kinh tế, chính trị của Việt Nam chƣa đƣợc lớn mạnh trên trƣờng quốc tế, do đó nếu chúng ta chủ động áp dụng bừa bãi các biện pháp chống trợ cấp thì chúng ta sẽ gặp phải phản ứng mạnh mẽ của các nƣớc có hàng xuất khẩu vào Việt Nam. Từ đó các tranh chấp có thể xảy ra, những ảnh hƣởng bất lợi từ những tranh chấp gây ra cho nhà nƣớc, ngƣời tiêu dùng, cho xã hội có thể rất lớn. Điều này có nghĩa là việc áp dụng biện pháp chống trợ cấp không phải bắt buộc lúc nào cũng phải áp dụng mà còn phải tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, việc sử dụng hay không sử dụng tùy thuộc quyền chủ động, linh hoạt, ứng xử khôn ngoan, khéo léo của các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)