Hoàn thiện công cụ quản lý

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 110)

5. Kết cấu của Luận văn

3.2.3. Hoàn thiện công cụ quản lý

Xuất phát từ định hƣớng mục tiêu xác định tại mục 3.2.1. và Phƣơng án 2 đƣợc lựa chọn ở mục 3.2.2., việc hoàn thiện công cụ thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc cần tập trung vào những vấn đề sau đây:

(i) Xây dựng và ban hành Chiến lƣợc tổng thể về sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào kinh doanh trong 5-10 năm tới, trong đó cụ thể hóa mục tiêu của chủ sở hữu nhà nƣớc trong dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; xác định lĩnh vực tiếp tục duy trì sở hữu nhà nƣớc, mức độ sở hữu nhà nƣớc và hình thức pháp lý của doanh nghiệp.

(ii) Xây dựng và ban hành chính sách sở hữu nhà nƣớc hàng năm, trong đó cụ thể hóa mục tiêu hoạt động của PVN làm cơ sở cho doanh nghiệp hoạt động và cơ sở để đánh giá khi hết năm tài chính.

PVN.

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cần đƣợc nhìn nhận trên hai góc độ: Một là, việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội với vai trò, chức năng và tầm ảnh hƣởng trên bình diện nền kinh tế; và Hai là, đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh thuần túy. Có nhiều chỉ tiêu cần phải xét trên quy mô nền kinh tế và hiệu quả liên ngành. Hay nói cách khác, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của PVN thì cần phải sử dụng chỉ tiêu kép, đó là các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu về mức độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dài hạn đƣợc giao và thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội khác.

(iv) Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐQT, của ngƣời đại diện theo uỷ quyền tại công ty mẹ. Quy định rõ trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc tại công ty mẹ trong việc bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhà nƣớc; thực hiện các mục tiêu do chủ sở hữu giao, trong đó có mục tiêu kinh doanh ngành nghề chính; chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc chủ sở hữu nhà nƣớc; chịu sự giám sát của chủ sở hữu Nhà nƣớc về đảm bảo danh mục đầu tƣ, các dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực rủi ro.

- Nghiên cứu ban hành quy trình lựa chọn HĐQT rõ ràng. Với tƣ cách là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp, HĐQT phải đảm bảo đủ năng lực về chuyên môn thì mới có thể giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Khi lựa chọn HĐQT, chủ sở hữu nhà nƣớc cần xem xét những nhiệm vụ do hội đồng thực hiện và những trƣờng hợp đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu HĐQT.

- Trách nhiệm của HĐQT cần đƣợc xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật, chính sách sở hữu và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, trong đó xác định cụ thể những trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân.

uỷ quyền tại PVN bằng các hợp đồng ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý.

- Hoàn thiện cơ chế, tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của các cá nhân đƣợc giao làm ngƣời đại diện chủ sở hữu theo uỷ quyền tại PVN, nhất là ngƣời đại diện đƣợc cử giữ chức danh quản lý điều hành doanh nghiệp; cơ chế và các tiêu chí về hoạt động của doanh nghiệp cần đƣợc công khai, minh bạch trên Phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Về cơ chế tiền lƣơng, thƣởng: Tiền lƣơng, thƣởng phải thể hiện đƣợc trách nhiệm của thành viên hội đồng, năng lực của thành viên hội đồng, thời gian làm việc cũng nhƣ mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh. Mức lƣơng, thƣởng cần đảm bảo tính hợp lý, tƣơng ứng với các công ty khác cùng ngành. Để đảm bảo tính độc lập của hội đồng, lƣơng, thƣởng không nên do công ty mẹ thực hiện chi trả.

(v) Ngoài chế độ báo cáo tài chính theo quy định về quản lý tài chính nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác, chủ sở hữu nhà nƣớc ban hành chế độ và hệ thống báo cáo định kỳ (hàng quý, nửa năm, cả năm) và báo cáo đột xuất. Những nội dung chính của báo cáo, làm cơ sở để các chủ thể sở hữu quản lý.

(iv) Quy định chế độ minh bạch và công khai thông tin, trong đó yêu cầu PVN công khai hóa các thông tin chính sau: Một là, sứ mệnh, mục tiêu dài hạn và các mục tiêu cụ thể hàng năm; Hai là, báo cáo tài chính hợp nhất nửa năm và báo cáo tài chính hàng năm có kiểm toán của tập đoàn, tổng công ty và báo cáo tài chính của các công ty con; Ba là, các quyết định của cơ quan chủ sở hữu; các nghị quyết, quyết định của HĐQT và các biên bản của các cuộc họp tƣơng ứng; Bốn là, danh mục các dự án đầu tƣ và tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ hiện hành; Năm là, các giao dịch có quy mô lớn, khoản vay hay cho vay lớn và các giao dịch bất thƣờng khác; Sáu là, thông tin về các thành viên HĐQT và các cán bộ quản lý chủ chốt của PVN và các công ty con (nhân thân, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, các vị trí quản lý đã nắm giữ, cách

thức đƣợc bổ nhiệm, công việc quản lý đƣợc giao, cách thức trả lƣơng và các lợi ích khác; những ngƣời có liên quan và ích lợi có liên quan của họ với công ty, bản tự kiểm điểm, đánh giá hàng năm của họ trên cƣơng vị là ngƣời quản lý doanh nghiệp,...); Bảy là, thông tin về các bên có liên quan, giao dịch với bên có liên quan; Tám là, thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, kết quả và hiệu quả kinh doanh, việc thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu; Chín là, thông tin về hoạt động và tình trạng độc quyền.

3.2.4. Phương pháp quản lý

3.2.4.1. Phương pháp tổ chức

Việc áp dụng Phƣơng pháp tổ chức phải mang tính toàn diện, đó là thay đổi về mô hình tổ chức quản lý, xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của bộ máy quản lý; tổ chức lại tài chính, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, đầu tƣ phát triển, cơ cấu sản phẩm, nguồn nhân lực,… trên cơ sở xác định rõ ngành, chiến lƣợc phát triển.

Quy trình áp dụng Phƣơng pháp tổ chức gồm xác định những ngành, lĩnh vực cần duy trì; xây dựng Đề án hay Phƣơng án tổ chức lại PVN.

Phƣơng pháp thực hiện cơ cấu, tổ chức lại gồm: Đẩy mạnh cổ phần hoá công ty mẹ PVN và niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán; Phân loại công ty con làm cơ sở tổ chức, sắp xếp lại ngành, lĩnh vực đầu tƣ, giảm số lƣợng các ngành nghề liên quan; thoái vốn đến mức không duy trì cổ phần tại các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực không thuộc ngành, lĩnh vực kinh doanh của PVN; tiếp tục giảm vốn tại những doanh nghiệp đã cổ phần hoá mà PVN không cần nắm giữ cổ phần chi phối.

3.2.4.2. Phương pháp kinh tế

Sử dụng hệ thống đòn bẩy khuyến khích hợp lý, đúng ngƣời, đúng việc. Sử dụng cơ chế lƣơng, thƣởng gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xác định rõ các chỉ tiêu để phân biệt nhóm doanh nghiệp có lợi thế và doanh nghiệp không có lợi thế từ việc Nhà nƣớc.

3.2.4.3. Phương pháp theo dõi, giám sát và đánh giá

Tiếp tục đẩy mạnh công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả, cụ thể:

Thứ nhất, nội dung giám sát, đánh giá tập trung vào việc thực hiện mục tiêu, Phƣơng hƣớng, chiến lƣợc kinh doanh; kế hoạch đầu tƣ, kế hoạch tài chính; danh mục đầu tƣ, các ngành nghề kinh doanh chính và các ngành nghề không có liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính; đầu tƣ vào lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, dự án có nguy cơ rủi ro; thực hiện nhiệm vụ hoạt động công ích. Kết quả thực hiện so với dự kiến.

Thứ hai, đổi mới việc tổ chức thực hiện giám sát của chủ sở hữu:

Hạn chế tình trạng nhiều cơ quan, nhiều cấp tham gia thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc, tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nƣớc nhằm tiến tới hình thành một đầu mối thực hiện tập trung và thống nhất hầu hết các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc tạo điều kiện nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Thứ ba, hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan/ bộ phận thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 110)