Quan điểm đổi mới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 100)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.3. Quan điểm đổi mới

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới mô hình phát triển kinh tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng XHCN và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng và thực hiện các giải pháp đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN cần quán triệt một số quan điểm sau:

(i) PVN là bộ phận không thể tách rời của tổng thể nền kinh tế. PVN đang nắm giữ những nguồn lực quan trọng của đất nƣớc và hiệu quả hoạt động của nó có ảnh hƣởng lớn và trực tiếp ổn định kinh tế vĩ mô, chất lƣợng và sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Do đó, việc đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN phải gắn với các mục tiêu và định hƣớng đổi mới, tái cấu trúc nền kinh tế ở Việt Nam. Hay nói cách khác, đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN phải bám sát đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, các giải pháp đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối PVN phải xuất phát từ những hạn chế, tồn tại trong quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc nhằm khắc phục đƣợc những tồn tại, hạn chế này và phải dựa vào những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam.

(ii) Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc phải đảm bảo Nhà nƣớc thực hiện quản lý với tƣ cách là chủ sở hữu, là nhà đầu tƣ vào doanh nghiệp, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một nhà đầu tƣ nhằm đạt đƣợc mục tiêu do chủ sở hữu nhà nƣớc đặt ra cho PVN.

Hình 3.1. Các quan điểm đổi mới Mô hình quản lý PVN hiện nay

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

(iii) Tiếp tục thực hiện nguyên tắc nhà nƣớc chỉ thực hiện vai trò của chủ sở hữu trực tiếp đối với công ty mẹ, không thực hiện quản lý trực tiếp các công ty con. Chủ sở hữu thực hiện quản lý tổ hợp công ty mẹ - công ty con P V N và các công ty con gián tiếp qua công ty mẹ.

(iv) Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN phải hƣớng tới đảm bảo những quyền cơ bản của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ. Đó là các nhóm quyền cơ bản sau:

Một là, các quyền quyết định về tổ chức và quản lý công ty mẹ và tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN, bao gồm: thành lập, phê duyệt điều lệ, quyết định mục tiêu, chiến lƣợc, định hƣớng phát triển, tổ chức lại, giải thể; chuyển

Xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng và thực hiện các cam kết quốc tế Tách bạch quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc với quản lý hành chính nhà nƣớc Đảm bảo những quyền cơ bản của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ Nhà nƣớc chỉ thực hiện vai trò của chủ sở hữu trực tiếp đối với c.ty mẹ

Đảm bảo Nhà nƣớc thực hiện quản lý với tƣ cách là chủ sở hữu PVN là bộ phận không thể tách rời của tổng thể nền kinh tế Các quan điểm đổi mới Mô hình quản lý

đổi sở hữu, thay đổi cơ cấu vốn; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm nhân sự quản lý cao cấp của công ty mẹ.

Hai là, quyền giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN.

Ba là, quyền lợi về kinh tế trong đó có quyền hƣởng lợi từ hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và việc thực hiện các nhiệm vụ công ích của công ty mẹ và cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN.

(v) Việc đổi mới phải trong bối cảnh nƣớc ta đang xây dựng thể chế kinh tế thị trƣờng và thực hiện các cam kết quốc tế, đặc biệt là cam kết gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới.

(vi) Đổi mới quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN theo định hƣớng tách bạch quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc với quản lý hành chính nhà nƣớc nhằm tránh sự méo mó quan hệ giữa Nhà nƣớc với PVN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 100)