5. Kết cấu của Luận văn
2.3.4. Phương pháp quản lý
2.3.4.1. Phương pháp tổ chức
Xuất phát từ mục tiêu chung của sở hữu nhà nƣớc đối với khu vực DNNN và mục tiêu cụ thể đối với PVN, chủ sở hữu nhà nƣớc xác định định hƣớng sắp xếp lại PVN cho từng thời kỳ, chuyển đổi sở hữu, tổ chức lại; quy định tiêu chí làm định hƣớng và cơ sở pháp lý để các bộ ngành liên quan xây dựng Phƣơng án, lộ trình sắp xếp, phù hợp với điều kiện, khả năng thực hiện và với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Trên cơ sở tiêu chí, chủ sở hữu nhà nƣớc đã áp dụng các biện pháp đổi mới tổ chức đối với công ty mẹ - công ty con nhƣ phê duyệt Phƣơng án tổ chức, sắp xếp lại tổ hợp công ty mẹ - công ty con trong PVN thông qua hình thức cổ phần hoá, giao, bán, chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty con; sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ, trong đó xác định lại ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của công ty mẹ và cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN làm căn cứ thoái vốn đầu tƣ,…
Hình 2.8. Phƣơng pháp tổ chức – Quản lý của CSHNN đối với PVN
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.4.2. Phương pháp kinh tế
Phƣơng pháp kinh tế đƣợc sử dụng chủ yếu trong thời gian qua là cơ chế thƣởng phạt đối với doanh nghiệp và bộ máy quản lý, điều hành. Chủ sở hữu nhà nƣớc dựa vào kết quả xếp loại để đƣa ra mức thƣởng. Theo quy định, thành viên HĐTV, Tổng giám đốc/ Giám đốc, Phó tổng giám đốc/ Phó giám đốc, Kế toán trƣởng và Kiểm soát viên của PVN đƣợc hƣởng chế độ thƣởng theo nhiệm kỳ. Mức tiền thƣởng tƣơng ứng với kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty và kết quả hoạt động quản lý, điều hành hoặc kiểm soát. Hàng năm đƣợc tạm ứng 70% tổng số tiền thƣởng của năm; số 30% còn lại chỉ đƣợc quyết toán và chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Trƣờng hợp kết quả xếp loại công ty và kết quả đánh giá về quản lý, điều hành hoặc kiểm soát không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại quy chế quản lý tài chính và quy chế giám sát, đánh giá thì thành viên HĐTV, Tổng giám đốc/ Giám đốc, Phó tổng giám/ Phó giám đốc và Kiểm soát viên không
Các biện pháp đổi mới tổ chức Xác định các định hướng Quy định các tiêu chí Phương pháp Tổ chức – quản lý của CSHNN đối với PVN Chuyển đổi Chủ sơ hữu Xây dựng các Phƣơng án, lộ trình thực hiện
Sửa đổi điều lệ tổ chức và hoạt động Cty mẹ
đƣợc quyết toán 30% số tiền lƣơng năm (đối với các đối tƣợng hƣởng lƣơng) và không đƣợc hƣởng 30% số tiền thƣởng còn lại của nhiệm kỳ.
2.3.4.3. Phương pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá
Để đảm bảo việc quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc có hiệu quả, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của PVN và các bộ ngành liên quan đã xây dựng quy chế thực hiện việc tổ chức kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền. Mục đích của việc theo dõi, giám sát và đánh giá của chủ sở hữu để nắm bắt kịp thời, đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, những tồn tại của doanh nghiệp và có giải pháp khắc phục, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Quy định hiện hành xác định nội dung giám sát chủ yếu gồm giám sát công tác tổ chức và cán bộ, giám sát hoạt động sản xuất - kinh doanh, giám sát tình hình tài chính. Việc giám sát đƣợc phân công cho các chủ thể thực hiện nhƣ sau:
(i) Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ PVN; giám sát việc phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; chi phí tiền lƣơng; giám sát việc vay vốn đầu tƣ vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tƣ và các nguồn lực bên trong tập đoàn và giữa trong và ngoài PVN; theo dõi báo cáo tài chính hợp nhất của PVN;
(ii) Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội giám sát việc thực hiện quy định tốc độ tăng tiền lƣơng bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động;
(iii) Bộ Công Thƣơng có trách nhiệm giám sát danh mục đầu tƣ, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; đánh giá về cơ cấu ngành nghề chính và ngành nghề có liên quan; theo dõi cán bộ lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu về nhân lực lãnh đạo quản lý đối với ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan;
(iv) Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ theo dõi, giám sát việc triển khai đề án hình thành PVN; giám sát công ty mẹ thành lập doanh nghiệp mới, tham gia góp vốn vào các doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn, các dự án có nguy cơ rủi ro; giám sát, đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chức năng chủ sở
hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ trong PVN; phân tích các thuận lợi và rủi ro của phát triển PVN; giám sát và đánh giá việc thực hiện chiến lƣợc phát triển của PVN;
(v) Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ hoặc cơ quan, tổ chức đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền thực hiện giám sát các nội dung khác ngoài những nội dung trên.
Hàng năm, các Bộ, cơ quan đƣợc giao thực hiện giám sát và đánh giá việc thực hiện các nội dung quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc báo cáo thực trạng và kết quả giám sát, đánh giá cho Thủ tƣớng Chính phủ. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá của các Bộ, cơ quan, tổ chức đƣợc uỷ quyền; báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ và Chính phủ.
Việc theo dõi, giám sát và đánh giá chủ yếu thông qua chế độ báo cáo của HĐQT/ HĐTV công ty mẹ trong PVN; thực hiện kiểm toán tại công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất của công ty mẹ; và hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ quan đƣợc phân công.
Kết quả giám sát, đánh giá là cơ sở để quyết định mức lƣơng, thƣởng, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, xử lý trách nhiệm đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý công ty mẹ trong PVN.
Ngoài ra, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 “Định kỳ hàng năm, Chính phủ trình Quốc hội báo cáo tổng hợp về thực trạng kinh doanh vốn sở hữu nhà nƣớc, thực trạng bảo toàn và phát triển giá trị vốn đầu tƣ và tài sản sở hữu nhà nƣớc tại doanh nghiệp”. Theo Nghị định số 101/2009/NĐ-
CP, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ trong PVN và đối với phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào PVN; giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào PVN đã ủy quyền hoặc phân công cho các cơ quan thực hiện.
Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân đƣợc ủy quyền hoặc phân công thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ và vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại PVN báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ đƣợc ủy quyền hoặc phân công.