Lịch sử hình thành PVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 48)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1.1.Lịch sử hình thành PVN

Đầu thế kỷ XX các nhà địa chất Pháp phát hiện một số vết lộ dầu ở Đồng Ho (Hoành Bồ - Quảng Ninh), Núi Lịch (Yên Bái), Nậm Ún và Sài Lƣơng (Sơn La), Đầm Thị Nại (Quy Nhơn - Bình Định)

Năm 1959, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia địa chất dầu khí sang Việt Nam cùng với các đồng nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm 1959 - 1961, đã hoàn thành công trình tổng hợp đầu tiên ở nƣớc ta, đó là “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

Trên cơ sở công trình này, ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Ngày 9-8-1975, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 244/NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nƣớc. Ngày 3-9-1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Liên đoàn Địa chất 36.

Ngày 9-9-1977, Chính phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.

Ngày 6-7-1990, Chính phủ ra Quyết định số 250-HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Ngày 14-4-1992, Chính phủ ra Quyết định số 125-HĐBT về việc đặt Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng.

Ngày 29-5-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP về tổ chức Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và Quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation, viết tắt là Petrovietnam. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; các đơn vị thành viên Tổng công ty.

Ngày 29-8-2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN. Tại Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Oil and Gas Group.

Ngày 3-7-1980, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô (cũ) ký Hiệp định hợp tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Ngày 19-6-1981 ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tại Vũng Tàu.

Ngày 24-5-1984, Tàu khoan Mikhain Mirchin khoan giếng BH-5 khẳng định dòng dầu có giá trị thƣơng mại tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 31-3-1984 Vietsovpetro khởi công lắp đặt chân đế giàn khoan cố định MSP-1. Ngày 6- 11-1984 hạ thuỷ chân đế này tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 26-6-1986, khai thác tấn dầu thô thƣơng mại đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa Việt Nam, từ giàn MSP-1, đánh dấu Việt Nam vào trong danh sách các nƣớc sản xuất dầu khí trên thế giới.

Ngày 11-5-1987, Vietsovpetro phát hiện dòng dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, mở ra một triển vọng mới không những tăng đáng kể sản lƣợng khai thác dầu khí.

Ngày 7-7-1988, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 15-NQ/TW về Phƣơng hƣớng phát triển ngành dầu khí đến năm 2000. Năm 1993, Luật Dầu khí đƣợc ban hành (đƣợc sửa đổi và bổ sung vào các năm 2000 và 2008).

Ngày 19-01-2006, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam ra văn bản số 41-KL/TW Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025.

Ngày 9-3-2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025. Ngành Dầu khí Việt Nam bƣớc sang một thời kỳ lịch sử mới.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 48)