Đánh giá về mô hình PVN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 56)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.4.Đánh giá về mô hình PVN

Một là, do thay đổi về bản chất mối quan hệ và Phƣơng thức điều hành

C.ty cấp 3 C.ty cấp 3 C.ty cấp 3 C.ty cấp 3 C.ty cấp 3 C.ty cấp 3

giữa PVN và các công ty con, công ty liên kết, công ty mẹ có điều kiện tập trung đến việc tối đa hóa hiệu quả đầu tƣ phát triển, tích tụ, tập trung vốn và lợi nhuận; định hƣớng chiến lƣợc hoạt động cho tổ hợp công ty mẹ - công ty con, nghiên cứu đổi mới công nghệ, thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng;

Bảng 2.1. Quy mô vốn nhà nƣớc - công ty mẹ PVN tại một số tổng công ty cấp 1 đã niêm yết TÊN DOANH NGHIỆP PHẦN (%)TỈ LỆ CỔ CHỦ SỞ HỮU VỐN HÓA THỊ TRƯỜNG (tỉ đồng) PV Gas (Tổng

công ty- công ty cấp 1 của PVN) 96,74 PVN 118.242 Tổng công ty Tài chính cổ phần dầu khí VN(Tổng công ty- công ty cấp 1 của PVN) 78 PVN 4.165 Tổng công ty cổ phần Phân bón và hóa chất dầu khí (Tổng công ty- công ty cấp 1 của PVN) 61,38 (tính trên số cổ phiếu đang lưu hành) PVN 10.634

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hai là, việc hình thành tập đoàn PVN đã khắc phục đƣợc tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị thành viên trong cùng một tổng công ty vì các công ty con đều chịu sự chi phối của công ty mẹ.

Ba là, việc hình thành các công ty con, công ty liên kết bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp đã tạo điều kiện lành mạnh hóa tài chính, sắp xếp lại lao động, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy quản lý điều hành cho doanh nghiệp.

Hình 2.4. Mặt tích cực của mô hình PVN hiện nay

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bốn là, làm thay đổi căn bản quan hệ, trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Việc chuyển đổi đã thay đổi Phƣơng thức tổ chức quản lý từ kiểu hành chính, cấp trên - cấp dƣới sang Phƣơng thức công ty mẹ đầu tƣ, chi phối về vốn, công nghệ, thƣơng hiệu,… đối với các công ty con.

Tuy nhiên, hoạt động của công ty mẹ - công ty con cũng còn nhiều hạn chế: Một là, dù đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhƣng một số doanh nghiệp vẫn duy trì cách thức điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, chƣa tạo điều kiện cho các công ty tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Hai là, PVN chƣa xác định và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời chủ sở hữu đối với phần vốn góp chi phối tại các công ty con. Việc cử ngƣời đại diện phần vốn của PVN tại các công ty con ở nhiều doanh nghiệp chƣa đủ về số lƣợng để đảm bảo khả năng chi phối theo nguyên tắc đối nhân trong hoạt động của HĐQT công ty con; quy chế hoạt động và báo cáo của ngƣời đại diện chƣa rõ dẫn đến công ty mẹ không nắm đƣợc toàn

bộ hoạt động kinh doanh của công ty con.

Hình 2.5. Mặt hạn chế của mô hình PVN hiện nay

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ba là, bộ máy chuyên môn - nghiệp vụ của PVN chƣa tƣơng xứng và chƣa theo kịp yêu cầu thực hiện đồng thời hai chức năng của công ty mẹ vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa đầu tƣ tài chính.

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động năm 2012 - công ty mẹ PVN & công ty con PVGAS.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

STT Nhân Lực ( Ngƣời) Tỉ lệ lao động\ tổng số ( %) Doanh thu hợp nhất ( Triệu VND) Chi phí quản lý hợp nhất ( Triệu VND) Lợi nhuận sau thuế ( Triệu USD) Vốn sở hữu nhà nƣớc (%) Công ty mẹ -PVN 151 0.25% 332.003.707 9.215.855 34.383.838 100% Công ty con - PVGAS 3386 5.64% 68.419.862 1.926.596 10.101.958 97%

2.3. Thực trạng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN

2.3.1. Mục tiêu của chủ sở hữu nhà nước đối với PVN

2.3.1.1. Mục tiêu chung

Thứ nhất, mục tiêu chung đƣợc đặt ra đặt ra đối với PVN là phải:

- Không ngừng đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô;

- Làm lực lƣợng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, là lực lƣợng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế; - Cung cấp sản phẩm dầu khí và dịch vụ trực tiếp liên quan phục vụ

quốc phòng an ninh và các sản phẩm dịch vụ thiết yếu khác cho xã hội mà thị trƣờng không đảm bảo cung ứng;

- Đầu tƣ vào những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa mà các thành phần kinh tế khác không đầu tƣ nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, chi phối đƣợc đối với ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà PVN đang kiểm soát, làm lực lƣợng chủ lực trong việc bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô; cung ứng sản phẩm trọng yếu là dầu và khí cho nền kinh tế quốc dân và xuất khẩu, đóng góp lớn bình quân 25-30% và hơn nữa cho NSNN, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

Thứ ba, “mục đích tích tụ, tập trung cao về vốn, đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới”, mục tiêu này xuất phát từ chủ trƣơng xác định kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo. Tận dụng lợi thế kinh tế quy mô để đạt đƣợc hiệu quả cao hơn và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.

2.3.1.2. Mục tiêu của PVN trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ các mục tiêu chung do CSHNN đặt ra , mục tiêu hoạt động của PVN trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con đƣợc xác định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN. Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN đều xác định các nhóm mục tiêu hoạt động của công ty mẹ gồm:

Thứ nhất, tối đa hóa hiệu quả hoạt động chung của cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con;

Thứ hai, kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu đầu tƣ tại công ty mẹ và vốn của công ty mẹ đầu tƣ tại các doanh nghiệp khác;

Thứ ba, các mục tiêu chính sách ngành theo ngành, lĩnh vực hoạt động chính của PVN.

Bảng 2.3. Mục tiêu hoạt động của PVN hiện nay Mục tiêu hoạt động 1. Tập đoàn Dầu khí

Quốc gia Việt Nam

(theo Quyết định Số:

199/2006/QĐ-TTg ngày ngày 29 tháng 08 năm 2006 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con)

a) Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nƣớc đầu tƣ tại PVN và vốn của PVN đầu tƣ tại doanh nghiệp khác; hoàn thành các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu nhà nƣớc giao.

b) Tối đa hoá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

c) Phát triển thành tập đoàn kinh tế có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành trong đó tập trung vào năm (5) lĩnh vực sản xuất kinh doanh là thăm dò khai thác dầu khí, lọc-hoá dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lƣợng cao, trong đó lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí là lĩnh vực kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, đào tạo; có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; làm nòng cốt để ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam phát triển bền vững, có khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả và bảo đảm an ninh năng lƣợng cho sự phát triển của đất nƣớc.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN cũng xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. PVN kinh doanh đa ngành. Trong giai đoạn thí điểm trƣớc khi Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2009/NĐ-CP, Điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ TĐKTNN nói chung và của PVN nói riêng không xác

định ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề kinh doanh liên quan và ngành nghề kinh doanh khác; các ngành nghề, kinh doanh đƣợc liệt kê trong Điều lệ bao phủ gần hết các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, PVN cũng không ngoại lệ,cũng có hoạt động kinh doanh bất động sản, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc mở rộng ngành nghề, đầu tƣ dàn trải, đầu tƣ ra ngoài ngành của PVN trong những năm vừa qua (tham khảo phụ lục 10).

Hiện nay, công ty mẹ (100% vốn nhà nƣớc) - PVN đã chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty mẹ đã đƣợc phê duyệt lại, trong đó xác định rõ hơn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính; ngành nghề có liên quan và ngành nghề khác để làm cơ sở để chủ sở hữu nhà nƣớc quản lý việc đầu tƣ của các công ty mẹ.

Bảng 2.4. Lĩnh vực hoạt động của Công ty mẹ Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam. Theo Dự thảo lần 5/2013/NĐ-CP ngày 1/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ (công ty mẹ là công ty TNHH một thành viên) Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Ngành, nghề kinh doanh:

PVN có nhiệm vụ kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nƣớc, bao gồm trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác trong các ngành, nghề sau:

a) Ngành, nghề kinh doanh chính:

- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nƣớc;

- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí;

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tƣ vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;

- Đầu tƣ, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học;

- Đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;

- Xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hoá dầu;

- Kinh doanh, dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nƣớc;

- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, Phƣơng tiện phục vụ dầu khí;

- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, thiết kế các công trình, Phƣơng tiện phục vụ dầu khí;

- Thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:

- Đầu tƣ, khai thác than và các khoáng sản khác tại nƣớc ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than; hợp tác khai thác và kinh doanh than trong nƣớc, vận chuyển và tàng trữ than;

- Đầu tƣ sản xuất và kinh doanh năng lƣợng tái tạo.

- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động;

- Triển khai, phát triển các dự án năng lƣợng sạch, “cơ chế phát triển sạch”;

- Đầu tƣ, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tải biển, vận tải đƣờng thủy, đƣờng không và đƣờng bộ, đại lý tàu biển;

c) Ngành, nghề kinh doanh khác:

- Khảo sát, thiết kế, tƣ vấn đầu tƣ, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, Phƣơng tiện phục vụ dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm.

Bộ Công Thƣơng quyết định, hƣớng dẫn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam các ngành, nghề kinh doanh khác phù hợp với quy đinh của Pháp luật.

d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể bổ sung các ngành, nghề khác mà pháp luật không cấm sau khi đƣợc chủ sở hữu nhà nƣớc chấp thuận.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Nhƣ vậy, về cơ bản, chủ sở hữu nhà nƣớc đã xác định đƣợc những mục tiêu cơ bản khi đầu tƣ vốn hình thành PVN. Mục tiêu đặt ra khá đa dạng, bao gồm cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị - xã hội.

2.3.2. Chủ thể quản lý

nhà nƣớc đối với công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN đã có nhiều đổi mới, chuyển từ mô hình bộ, cơ quan hành chính "chủ quản" sang mô hình “song trùng” và dần dần có xu hƣớng tập trung hơn.

Hiện nay, chủ thể quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN đƣợc thể hiện nhƣ sau:

- PVN là công ty TNHH một thành viên do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập, chủ thể thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc là Thủ tƣớng Chính phủ hoặc tổ chức chuyên trách đƣợc Chính phủ phân công thực hiện. Tuy nhiên, thực tế, việc thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với các công ty mẹ PVN chủ yếu dựa trên cơ chế phân công, phân cấp với sự tham gia của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Bộ Nội vụ, trong đó:

Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ PVN; tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nƣớc đối với công ty mẹ PVN.

Thủ tƣớng Chính phủ thực hiện các quyền phê duyệt/quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty; mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn và ngành, nghề kinh doanh của PVN; Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ công ty mẹ; đầu tƣ vốn để hình thành vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động đối với công ty mẹ; các dự án đầu tƣ của công ty, các dự án đầu tƣ ra ngoài công ty thuộc thẩm quyền quyết định của

Thủ tƣớng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tƣ; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thƣởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên HĐTV của công ty mẹ; chấp thuận để HĐTV quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp đồng, khen thƣởng, kỷ luật Tổng giám đốc theo đề nghị của HĐTV và thẩm định của Bộ quản lý ngành; chấp thuận để HĐTV công ty quyết định đầu tƣ thành lập mới, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu các đơn vị thuộc sở hữu của công ty ;

Bộ quản lý ngành là Bộ công thƣơng chủ trì và phối hợp với các bộ ngành liên quan trình Thủ tƣớng Chính phủ về: quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thƣởng, kỷ luật Chủ tịch và thành viên HĐTV của công ty; tham gia ý kiến đối với tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ; chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc, kế hoạch dài hạn của công ty. Đồng thời, Bộ quản lý ngành cũng đƣợc giao uỷ quyết định xếp lƣơng, nâng lƣơng, phụ cấp lƣơng đối với Chủ tịch, thành viên HĐTV và Tổng giám đốc; phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tƣ phát triển hàng năm của công ty mẹ và tổ chức giám sát và đánh giá

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 56)