Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 83)

5. Kết cấu của Luận văn

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên nhƣng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, cụ thể:

2.4.2.1. Về xác định mục tiêu và các hình thức thể hiện

với PVN còn nhiều vấn đề, cụ thể:

(i) Cho đến nay, mục tiêu chung hay mục tiêu tổng thể của chủ sở hữu nhà nƣớc đã đƣợc xác định nhƣng số lƣợng mục tiêu rất nhiều và vẫn chƣa đủ cụ thể, chƣa xác định đầu là mục tiêu chính, làm cơ sở cho xác định mục tiêu cụ thể cho PVN .

(ii) Các mục tiêu hoạt động của công ty mẹ PVN đƣợc quy định làm cơ sở cho công ty mẹ và cả tổ hợp công ty mẹ - công ty con PVN hoạt động nhƣng các mục tiêu chƣa đƣợc cụ thể hoá bằng các chỉ tiêu có thể đo lƣờng hay đánh giá đƣợc, chƣa có tiêu chí hay cơ sở để đánh giá, tiêu chí chƣa thực sự gắn với mục tiêu đề ra .

(iii) Giữa mục tiêu hoạt động của công ty mẹ PVN và ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chƣa thực sự tƣơng đồng với nhau. Điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ đều đặt ra mục tiêu phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực hoạt động chính. Tuy nhiên, cũng trong những điều lệ này, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của công ty mẹ và tổ hợp PVN rất rộng, gần nhƣ bao trùm toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.

(iv) Bên cạnh mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, PVN còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích (nhƣ điều tiết nền kinh tế, bình ổn giá cả; đảm bảo các cân đối lớn; cung cấp sản phẩm dịch vụ trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu nhằm duy trì phúc lợi chung của xã hội; đầu tƣ lớn tạo động lực cho ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế;…). Tuy nhiên cho tới nay, chủ sở hữu nhà nƣớc vẫn chƣa xác định cụ thể thứ tự ƣu tiên đối với các mục tiêu, nhiệm vụ giao cho PVN cùng với việc chƣa quy định Phƣơng thức, tiêu chí lƣợng hóa chi phí để bù đắp hoặc đánh giá kết quả, tác động của PVN khi thực hiện các nhiệm vụ phục vụ mục tiêu chính trị- kinh tế - xã hội nêu trên để có cái nhìn khách quan về hiệu quả hoạt động của PVN.

Một là, các mục tiêu sở hữu nhà nƣớc chủ yếu mới đƣợc thể hiện bằng quan điểm, định hƣớng của nhà nƣớc, hầu nhƣ chƣa đƣợc thể chế hóa bằng dƣới các hình thức văn bản của chủ sở hữu.

Hai là, bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, PVN còn phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội - công ích. Tuy nhiên, việc xác định nhiệm vụ này cũng nhƣ cơ chế giao, triển khai thực hiện cũng nhƣ việc tính toán chi phí để bù đắp cũng còn nhiều vấn đề đặt ra, cụ thể:

Hình 2.10. Nguyên nhân của các hạn chế xác định mục tiêu và hình thức thực hiện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

- Trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của các công ty mẹ PVN đều quy định công ty mẹ thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ sở hữu giao. Quy định một cách chung chung dễ dẫn đến tùy tiện trong việc giao nhiệm vụ, không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty mẹ dẫn đến khó hoàn thành.

- Thiếu căn cứ pháp lý hay cam kết thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, công ích giữa công ty mẹ PVN với chủ sở hữu nhà nƣớc.

- Thiếu cơ chế công khai, minh bạch trong việc giao nhiệm vụ cũng nhƣ xác định chi phí phát sinh, cơ chế và hình thức bù đắp kinh phí dẫn đến những cách hiểu khác nhau về kết quả thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao.

2.4.2.2. Về chủ thể thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nước

Chủ thể thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN còn nhiều vấn đề đặt ra, cụ thể:

(i) Chƣa tách bạch đƣợc quản lý hành chính nhà nƣớc với quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc.

(ii) Thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc mang tính hành chính phân tán, chƣa độc lập và chuyên nghiệp, thể hiện:

- Do việc phân công, phân cấp cho nhiều cơ quan (nhiều Bộ) thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc ở những lĩnh vực khác nhau nên khi PVN trình vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu phải lấy ý kiến các bộ, phải giải trình nhiều đầu mối làm chậm tiến độ hoạt động sản xuất - kinh doanh, lỡ cơ hội kinh doanh, mất đi quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thiếu đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

Một là, khung pháp luật về phân công, ủy quyền kèm theo trách nhiệm chƣa đƣợc quy định rõ ràng, đặc biệt là thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của ngƣời đứng đầu tổ chức trong thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN.

Hai là, việc xác định đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc có nhiều lúng túng, cả khung pháp luật lẫn thực tế.

nước cho thấy PVN đang thiếu một đầu mối thực hiện điều phối chung khi thực hiện quản lý của chủ sở hữu nhà nước.

2.4.2.3. Về công cụ quản lý của chủ sở hữu nhà nước

Chủ sở hữu nhà nƣớc đã sử dụng nhiều công cụ khác nhau để quản lý PVN nhƣng các công cụ chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc, thể hiện:

(i)Thiếu một chính sách sở hữu nhà nƣớc chung.

(ii) Hệ thống tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc chƣa đầy đủ, chƣa đáp ứng yêu cầu, chƣa thuyết phục. Các chỉ tiêu chủ yếu tập trung vào một số chỉ tiêu tài chính, chƣa có cơ sở để kiểm tra (theo nghĩa quản lý hành chính nhà nƣớc), chƣa thực sự là chỉ tiêu phục vụ quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Ví dụ nhƣ, Tập đoàn Dầu khí PVN có thể nộp ngân sách nhiều hơn so với chỉ tiêu chƣa thuyết phục đƣợc PVN công bố trong nhiều năm qua về doanh thu và số tiền nộp tới 30% tổng thu ngân sách. Tuy nhiên, hiện VN chỉ huy động vào ngân sách khoảng 56% doanh thu từ các hoạt động khai thác dầu của PVN.

Trong khi đó, theo một quan chức Bộ Tài chính, ngay phía Nga, nƣớc mà VN đang là đối tác chính trong khai thác dầu hiện nay, mức thu đối với hoạt động khai thác dầu đang phổ biến khoảng 72%. Nhƣ vậy, cùng khai thác dầu mỏ nhƣng các doanh nghiệp dầu khí của Nga phải nộp cho ngân sách cao hơn phía PVN tới khoảng 16%, ngay Indonesia là nƣớc đang phát triển giống VN, có GDP cao hơn VN nhƣng mức thu vào ngân sách đối với hoạt động khai thác dầu của quốc gia này đang từ 55-85%.

Hình 2.11.Giàn khoan khai thác Đại Hùng 2 đƣợc làm bằng nguồn lực trong nƣớc.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Chỉ những khu vực ƣu tiên đặc biệt Chính phủ mới thu khoảng 55%. Với khai thác khí đốt, Indonesia đang thu vào ngân sách tới 65% doanh thu. Hãng dầu khí Petronas của Malaysia đang đóng góp 50-60% thu ngân sách cho quốc gia của họ...

Có quan điểm cho rằng khai thác dầu khí của VN chủ yếu ở ngoài biển, khó khăn hơn, rủi ro lớn hơn nên mức thu của Nhà nƣớc phải thấp hơn. Nhƣng hiện nay, Indonesia cũng có khai thác ngoài khơi. Do vậy, Chính phủ và các Bộ ngành nên chăng cần rà soát lại mức chênh lệch chỉ tiêu của PVN so với các nƣớc xem có đúng không. Nếu có mức chênh 16%, là rất lớn và đề nghị cần tính kỹ bài toán hiệu quả cho đất nƣớc. Bởi nếu tính sơ bộ, riêng với doanh thu từ khai thác dầu khí năm 2010 của PVN khoảng 9 tỉ USD thôi, thì khoản chênh thấp hơn kia đã lên tới 1,4 tỉ USD, tƣơng đƣơng 30.000 tỉ đồng. Đặc biệt, tài nguyên dầu mỏ của VN đã bắt đầu có dấu hiệu cạn dần.

(iii) Hệ thống báo cáo và yêu cầu công khai, minh bạch thông tin chƣa đƣợc rõ ràng. Thiếu cơ chế công khai, minh bạch thông tin về khu vực DNNN nói chung và PVN nói riêng.

Nguyên nhân của hạn chế:

Một là, tƣ duy về tồn tại sở hữu nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất – kinh doanh chƣa rõ ràng. Chƣa phân định rõ đƣợc chức năng của nhà nƣớc với chức năng của thị trƣờng/ doanh nghiệp.

Hình 2.12. Các nguyên nhân hạn chế của các công cụ quản lý của CSHNN đối với PVN hiện nay.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Hai là, chƣa tách đƣợc chức năng quản lý hành chính nhà nƣớc với chức năng quản lý của chủ sở hữu nên công cụ quản lý còn mang tính hành chính.

Ba là, HĐTV (đại diện chủ sở hữu nhà nƣớc) đƣợc bổ nhiệm và khuyến khích theo mục tiêu chính trị với thành phần nội bộ là chủ yếu,chƣa có thành viên độc lập.

2.4.2.4. Về Phương thức quản lý của chủ sở hữu nhà nước

(i) Về áp dụng Phƣơng pháp tổ chức: Việc tổ chức, PVN đã bám vào mục tiêu, nhiệm vụ quản lý do chủ sở hữu nhà nƣớc giao cho công ty mẹ và tổ hợp

công ty mẹ - công ty con PVN để tổ chức lại.

Tuy nhiên, việc quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc hiện nay chƣa bám sát mục tiêu đề ra và chƣa có cơ chế xử lý thích hợp. Hầu hết PVN đều đặt mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực chính nhằm phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành cốt lõi. Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, việc đầu tƣ ra ngoài ngành, lĩnh vực kinh doanh chính diễn ra phổ biến trong PVN, đặc biệt trong hai năm 2007 và 2008. Mặc dù, tỷ lệ vốn đầu tƣ vốn vào các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính đều trong các giới hạn cho phép quy định. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lĩnh vực đầu tƣ và con số tuyệt đối của PVN cho tới hiện tại thì giá trị đầu tƣ rất lớn. Lĩnh vực đầu tƣ chủ yếu là tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm,... Đây là những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro cao. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN đầu tƣ ngoài ngành là 6.708 tỷ đồng nhƣng đầu tƣ vào các ngành đề cập trên là 5.636 tỷ đồng (chiếm trên 84%).

Bảng 2.10. Đầu tƣ vào các lĩnh vực ngoài ngành nghề kinh doanh chính

ĐVT: tỷ đồng Năm Lĩnh vực Tổng 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng 77.200 6.114 14.441 19.840 14.991 21.814 Chứng khoán 8.294 707 1.328 1.697 986 3.576 Bảo hiểm 10.234 758 2.655 3.007 1.578 2.236 Bất động sản 12.305 211 1.431 2.285 2.999 5.379 Quỹ đầu tƣ 4.263 600 1.050 1.424 694 495 Ngân hàng 42.104 3.838 7.977 11.427 8.734 10.128

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Chính việc đầu tƣ vốn ra ngoài ngành kinh doanh chính của PVN đã làm phân tán nguồn lực, trong khi hiệu quả đầu tƣ ra ngoài ngành không cao hoặc không có hiệu quả, thậm chí thua lỗ, mất nhiều vốn so với vốn góp ban đầu.

dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thành lập nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong nhiều ngành, lĩnh vực.

(ii) Về áp dụng cơ chế khen thƣởng - kỷ luật hay Phƣơng pháp kinh tế: Pháp luật hiện hành chủ yếu là cơ chế động lực khuyến khích, thiếu chế tài phạt trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao. Tuy nhiên, cơ chế tạo động lực cũng chƣa đủ khuyến khích.

(iii) Về áp dụng Phƣơng pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá: Việc theo dõi, giám sát của của chủ sở hữu nhà nƣớc còn mang tính hình thức, chƣa hiệu quả, chƣa kịp thời.

Các chủ thể sở hữu thực hiện theo dõi, giám sát PVN chủ yếu thông qua kênh báo cáo. Các báo cáo này mang tính chất báo cáo thống kê hơn là báo cáo thực hiện mục tiêu của chủ sở hữu, trong khi còn thiếu cơ chế xác định tính xác thực của các báo cáo này. Do đó, các chủ thể thực hiện quản lý của chủ sở hữu không nắm bắt đƣợc hoạt động kinh doanh đang diễn ra tại PVN do không đƣợc báo cáo.

Trƣờng hợp Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là một ví dụ. Tổng công ty này liên tục báo lỗ. Theo lãnh đạo của Petrolimex, từ năm 2006 đến nay, doanh nghiệp này lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, đặc biệt năm 2008 lỗ đến 10.700 tỷ đồng. Riêng năm 2011, tính đến cuối tháng 8, doanh nghiệp này đã lỗ tới 1.800 tỷ đồng, ƣớc tính 9 tháng lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, Petrolimex lại có báo cáo lãi nhƣ sau:

Bảng 2.11. Lợi nhuận sau thuế từ kinh doanh xăng dầu của Petrolimex

Năm 2008 2009 2010 2011(*) 2012 2013

Đơn vị: tỷ đồng 913,7 2.880 81,1 598,5 2.154 2.749

(Kinh doanh xăng dầu chiếm 84% tổng doanh thu của Petrolimex)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một là, thiếu chế tài cũng nhƣ quyết tâm trong việc tổ chức, cơ cấu lại PVN; khung pháp lý cho việc tổ chức, cơ cấu chƣa đầy đủ và chậm đƣợc hƣớng dẫn. Bên cạnh đó, sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trƣờng chứng khoán cũng là nguyên nhân tác động đến việc chậm cổ phần hoá, thoái vốn đầu tƣ của công ty mẹ tại các công ty con, công ty liên kết.

Hai là, chủ sở hữu nhà nƣớc chƣa ban hành đƣợc cơ chế báo cáo cũng nhƣ những yêu cầu, nội dung và cơ chế xác định tính xác thực của báo cáo. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực liên quan còn nhiều vấn đề, thiếu cụ thể;

Bảng 2.12. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn ngành PVN năm 2011 Danh mục 2011 Triệu VND 2010 Triệu VND

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 332.003.707 241.459.395

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7.248.371 6.628.854

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 324.755.336 234.830.541

4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 262.459.320 186.756.876

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 62.296.016 48.073.665

6. Doanh thu hoạt động tài chính 15.513.766 13.329.512

7. Chi phí tài chính 13.832.349 8.649.534

8. Chi phí bán hàng 4.759.834 3.405.111

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 9.215.855 6.368.880

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 50.001.744 42.979.652

11. Thu nhập khác 6.116.704 1.708.635

12. Chi phí khác 4.434.869 681.609

13. Lợi nhuận khác 1.681.835 1.027.026

14. Phần lợi nhuận thuần trong công ty liên kết, L.D 2.150.388 498.114

15. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 53.833.967 44.504.792

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 18.773.042 14.727.938

17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 677.087 199.032

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 34.383.838 29.577.822

Phân phối cho:

Cổ đông của Tập đoàn 30.458.429 26.912.126

Lợi ích của cổ đông thiểu số 3.925.409 2.665.696

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ba là, thiếu căn cứ, tiêu chí để theo dõi, giám sát và đánh giá. Việc giám sát, đánh giá chƣa có đủ căn cứ để tiến hành do chƣa có mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao dùng làm các căn cứ so sánh đối chiếu với kết quả thực hiện.

Bảng 2.13. Đánh giá về các căn cứ giám sát, đánh giá tại PVN (%)

Nội dung giám sát, kiểm tra, đánh giá Căn cứ/ tiêu chí giám sát, đánh giá Đã có và rõ ràng Đã có nhƣng chƣa rõ Chƣa có Mục tiêu, nhiệm vụ chính đƣợc chủ sở

hữu giao cho PVN 42.1 13.2 44.7

Bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu nhà nƣớc

tại PVN 47.4 5.3 47.4

Hoạt động đầu tƣ của PVN 44.7 13.2 42.1

Hoạt động tài chính của PVN 44.7 10.5 44.7

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)