Nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 45)

5. Kết cấu của Luận văn

1.4.2.Nghiên cứu nước ngoài

Các chuyên gia nƣớc ngoài cũng đã có những nghiên cứu về mô hình công ty mẹ - công ty con nhƣ Anjali Kumar [65], Anjali Kumar [66], Damien Murphy [74]. Tuy nhiên, về quản lý của CSHNN đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN, tiếp cận của các nƣớc trong quản lý theo hƣớng CSHNN chỉ quản lý đối với những doanh nghiệp mà chủ sở hữu nhà nƣớc đầu tƣ vốn trực tiếp. Do đó, các nghiên cứu nƣớc ngoài chủ yếu là nghiên cứu về quản lý của CSHNN đối với công ty mẹ là DNNN (nghiên cứu nấc quan hệ quản lý thứ nhất).

William P. Mako và Chunlin Zhang [91] đã đi sâu nghiên cứu về những đổi mới trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc ở Trung Quốc. Nhóm tác giả cho rằng khung thể chế về thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc hầu nhƣ không có thay đổi. Quan hệ giữa nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu với DNNN vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Nguyên nhân đƣợc nhóm tác giả đƣa ra đó là qua hơn 2 thập kỷ, công cuộc đổi mới chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa nhà nƣớc và DNNN, chƣa quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu cuối cùng, nhân dân và nhà nƣớc. Về mặt pháp lý, toàn thể ngƣời dân Trung Quốc là chủ sở hữu cuối cùng của DNNN và nhà nƣớc thay mặt cho toàn thể ngƣời dân Trung Quốc để quản lý DNNN. Vấn đề nảy sinh là do hạn chế ngân sách mềm (Soft budget constraint). Ngân sách mềm cho phép nhà nƣớc bỏ qua chi phí vốn nhà nƣớc và mƣu cầu các mục tiêu khác hơn là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn nhà nƣớc. Do đó, nhà nƣớc đƣợc tự do sử dụng chức năng chủ sở hữu để đạt đƣợc các mục tiêu khác ngoài mục tiêu tài chính.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, trong Luận văn này, NCV sẽ tiếp tục kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã có và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục làm sáng tỏ nội dung quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc

đối với DNNN nói chung, PVN nói riêng (tập trung vào các khía cạnh: mục tiêu, chủ thể, công cụ và Phƣơng thức quản lý).

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích những đặc thù, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam theo các nội hàm quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN trên các khía cạnh quản lý đề cập trên; Xác định các nguyên nhân và đề xuất các định hƣớng giải pháp trong thời gian tới.

Kết luận CHƢƠNG 1

Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sở hữu nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn tồn tại ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Với tƣ cách là chủ sở hữu, Nhà nƣớc đặt ra các mục tiêu tổng thể để xác nhận sự cần thiết tồn tại của khu vực DNNN nói chung, công ty mẹ - công ty con nói riêng. Mục tiêu tồn tại sở hữu nhà nƣớc trong kinh doanh bao gồm cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế. Tuy nhiên, cần phải xác định cụ thể mục tiêu, hạn chế số lƣợng mục tiêu và sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên. Bên cạnh đó, cơ chế xác định mục tiêu cần rõ ràng, công khai, minh bạch.

Để quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc có hiệu quả cần phân định rõ chủ thể thực hiện quản lý và trách nhiệm của từng chủ thể. Lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy có ba mô hình thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu. Tuy nhiên, các nƣớc đang có xu hƣớng chuyển từ mô hình phi tập trung sang mô hình tập trung hơn.

Chủ sở hữu nhà nƣớc phải thiết kế các công cụ quản lý và sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả. Chính sách sở hữu, hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng, hệ thống báo cáo,… là những công cụ quan trọng của chủ sở hữu nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Phƣơng pháp quản lý cũng rất quan trọng. Chƣơng 1 đã đi sâu vào ba nhóm Phƣơng pháp phổ biến là Phƣơng pháp tổ chức, Phƣơng pháp kinh tế và Phƣơng pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PVN HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 45)