Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 96)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.1. Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế

3.1.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế

Từ năm 2011, nền kinh tế thế giới lại bắt đầu trải qua một đợt suy giảm mới sau hai năm liền (2009-2010) tăng trƣởng yếu và hồi phục không đồng đều trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Tăng trƣởng kinh tế toàn cầu chậm lại, đặc biệt tại các nƣớc phát triển. Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển vẫn là động lực tăng trƣởng toàn cầu nhƣng tốc độ tăng trƣởng cũng có xu hƣớng chậm lại do ảnh hƣởng tiêu cực từ tình hình nợ công và thâm hụt ngân sách tại các nƣớc phát triển. Tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện tại sẽ không đủ để giải quyết tình hình khủng hoảng việc làm đang tiếp diễn tại phần lớn các nền kinh tế phát triển và kéo theo làm giảm tăng trƣởng thu nhập tại các nƣớc đang phát triển. Năm 2012, theo nhiều dự báo, tình hình kinh tế thế giới dƣờng nhƣ không đƣợc cải thiện và có nhiều nguy cơ xấu đi.

Bảng 3.1: Dự báo tăng trƣởng GDP thế giới năm 2012-2013

Đơn vị: %

Nguồn Năm 2011 Năm 2012

Citigroup 3,0 2,9

Fitch 2,6 2,7

Goldman Sachs 3,8 3,2

Nguồn: Tổng hợp của tác giả .

3.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước

quốc tế, Việt Nam đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định và đƣợc thừa nhận rộng rãi cả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2000-2010 đạt 7,26%; từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới. Cơ cấu kinh tế đã từng bƣớc chuyển đổi tích cực theo hƣớng hiện đại, một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao đã hình thành và phát triển.

Tuy nhiên, nền kinh tế nƣớc ta hiện đang phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Kinh tế phát triển thiếu bền vững, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Tăng trƣởng GDP tuy ở mức tƣơng đối cao nhƣng có xu hƣớng giảm dần. Trong khi đó, lạm phát luôn ở mức cao hơn nhiều so với mức lạm phát bình quân của nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới,… Nguyên nhân cơ bản là do Việt Nam duy trì quá lâu mô hình tăng trƣởng theo chiều rộng (chủ yếu là gia tăng quy mô vốn đầu tƣ) trong khi dƣ địa và động lực tăng trƣởng theo chiều rộng đang giảm và yếu dần. Các động lực của tăng trƣởng theo chiều sâu (gồm năng suất và hiệu quả sử dụng nguồn lực) chƣa đƣợc cải thiện để bù đắp những thiếu hụt của tăng trƣởng theo chiều rộng. Bên cạnh đó, các chủ trƣơng, chính sách và cách thức quản lý, điều hành nền kinh tế ở các cấp, các ngành chƣa thay đổi kịp thời, chậm khắc phục các điểm nghẽn kìm hãm gia tăng năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp.

Trƣớc tình hình đó, trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 trình ra Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã đặt ra quan điểm phát triển là “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lƣợc” và định hƣớng phát triển là “đổi mới mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế”. Một trong những nội dung của tái cơ cấu nền kinh tế là tái cơ cấu khu vực DNNN, đặc biệt các TĐKT, TCTNN. Đại hội XI đề ra yêu cầu “Khẩn trƣơng cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty nhà nƣớc, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”, “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc, nhất là các tập đoàn

kinh tế và các tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các tổng công ty nhà nƣớc. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc; xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nƣớc giữ vai trò chi phối… khuyến khích tƣ nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc” .

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 96)