Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 44)

5. Kết cấu của Luận văn

1.4.Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4.1. Nghiên cứu trong nước

Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với “công ty mẹ - công ty con” trong khu vực DNNN ở Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay có một số nghiên cứu liên quan nhƣ Nguyễn Đăng Nam, Hoàng Xuân Vƣợng và cộng sự, Trần Tiến Cƣờng và cộng sự và Vũ Quốc Bình ,...

Nguyễn Đăng Nam, Hoàng Xuân Vƣợng và cộng sự đã tiếp cận quản lý đối với tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo cơ chế, chính sách tài chính. Nghiên cứu của Trần Tiến Cƣờng và cộng sự đã xác định nội dung và Phƣơng thức quản lý và giám sát của Nhà nƣớc đối với các loại hình DNNN phù hợp với thể chế kinh tế thị trƣờng và cam kết gia nhập WTO. Nội dung quản lý, giám sát đƣợc nghiên cứu tập trung vào việc sắp xếp, chuyển đổi DNNN; các hoạt động tài chính, đầu tƣ, cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích của DNNN; thực hiện các cam kết gia nhập WTO về DNNN; cán bộ quản lý DNNN và tổ chức bộ máy quản lý, giám sát DNNN.

quản lý giữa công ty mẹ và các công ty con nhằm chỉ rõ các điểm tích cực và các hạn chế ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các “công ty mẹ - công ty con”; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quan hệ kinh tế và quản lý giữa công ty mẹ và các công ty con nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các công ty mẹ - công ty con.

1.4.2. Nghiên cứu nước ngoài

Các chuyên gia nƣớc ngoài cũng đã có những nghiên cứu về mô hình công ty mẹ - công ty con nhƣ Anjali Kumar [65], Anjali Kumar [66], Damien Murphy [74]. Tuy nhiên, về quản lý của CSHNN đối với công ty mẹ - công ty con trong khu vực DNNN, tiếp cận của các nƣớc trong quản lý theo hƣớng CSHNN chỉ quản lý đối với những doanh nghiệp mà chủ sở hữu nhà nƣớc đầu tƣ vốn trực tiếp. Do đó, các nghiên cứu nƣớc ngoài chủ yếu là nghiên cứu về quản lý của CSHNN đối với công ty mẹ là DNNN (nghiên cứu nấc quan hệ quản lý thứ nhất).

William P. Mako và Chunlin Zhang [91] đã đi sâu nghiên cứu về những đổi mới trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc ở Trung Quốc. Nhóm tác giả cho rằng khung thể chế về thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nƣớc hầu nhƣ không có thay đổi. Quan hệ giữa nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hữu với DNNN vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Nguyên nhân đƣợc nhóm tác giả đƣa ra đó là qua hơn 2 thập kỷ, công cuộc đổi mới chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa nhà nƣớc và DNNN, chƣa quan tâm đến mối quan hệ giữa chủ sở hữu cuối cùng, nhân dân và nhà nƣớc. Về mặt pháp lý, toàn thể ngƣời dân Trung Quốc là chủ sở hữu cuối cùng của DNNN và nhà nƣớc thay mặt cho toàn thể ngƣời dân Trung Quốc để quản lý DNNN. Vấn đề nảy sinh là do hạn chế ngân sách mềm (Soft budget constraint). Ngân sách mềm cho phép nhà nƣớc bỏ qua chi phí vốn nhà nƣớc và mƣu cầu các mục tiêu khác hơn là mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên vốn nhà nƣớc. Do đó, nhà nƣớc đƣợc tự do sử dụng chức năng chủ sở hữu để đạt đƣợc các mục tiêu khác ngoài mục tiêu tài chính.

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, trong Luận văn này, NCV sẽ tiếp tục kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã có và tiếp tục nghiên cứu những vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục làm sáng tỏ nội dung quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc

đối với DNNN nói chung, PVN nói riêng (tập trung vào các khía cạnh: mục tiêu, chủ thể, công cụ và Phƣơng thức quản lý).

Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích những đặc thù, so sánh và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam theo các nội hàm quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc.

Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc đối với PVN trên các khía cạnh quản lý đề cập trên; Xác định các nguyên nhân và đề xuất các định hƣớng giải pháp trong thời gian tới.

Kết luận CHƢƠNG 1

Nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sở hữu nhà nƣớc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh vẫn tồn tại ở hầu hết các nƣớc trên thế giới. Với tƣ cách là chủ sở hữu, Nhà nƣớc đặt ra các mục tiêu tổng thể để xác nhận sự cần thiết tồn tại của khu vực DNNN nói chung, công ty mẹ - công ty con nói riêng. Mục tiêu tồn tại sở hữu nhà nƣớc trong kinh doanh bao gồm cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu phi kinh tế. Tuy nhiên, cần phải xác định cụ thể mục tiêu, hạn chế số lƣợng mục tiêu và sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên. Bên cạnh đó, cơ chế xác định mục tiêu cần rõ ràng, công khai, minh bạch.

Để quản lý của chủ sở hữu nhà nƣớc có hiệu quả cần phân định rõ chủ thể thực hiện quản lý và trách nhiệm của từng chủ thể. Lý luận và kinh nghiệm quốc tế cho thấy có ba mô hình thực hiện chức năng quản lý của chủ sở hữu. Tuy nhiên, các nƣớc đang có xu hƣớng chuyển từ mô hình phi tập trung sang mô hình tập trung hơn.

Chủ sở hữu nhà nƣớc phải thiết kế các công cụ quản lý và sử dụng các công cụ này một cách hiệu quả. Chính sách sở hữu, hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng, hệ thống báo cáo,… là những công cụ quan trọng của chủ sở hữu nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Phƣơng pháp quản lý cũng rất quan trọng. Chƣơng 1 đã đi sâu vào ba nhóm Phƣơng pháp phổ biến là Phƣơng pháp tổ chức, Phƣơng pháp kinh tế và Phƣơng pháp theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA CHỦ SỞ HỮU NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PVN HIỆN NAY

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PVN

2.1.1. Lịch sử hình thành PVN

Đầu thế kỷ XX các nhà địa chất Pháp phát hiện một số vết lộ dầu ở Đồng Ho (Hoành Bồ - Quảng Ninh), Núi Lịch (Yên Bái), Nậm Ún và Sài Lƣơng (Sơn La), Đầm Thị Nại (Quy Nhơn - Bình Định)

Năm 1959, theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Liên Xô cử chuyên gia địa chất dầu khí sang Việt Nam cùng với các đồng nghiệp Việt Nam tiến hành khảo sát địa chất dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm 1959 - 1961, đã hoàn thành công trình tổng hợp đầu tiên ở nƣớc ta, đó là “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”.

Trên cơ sở công trình này, ngày 27-11-1961, Tổng cục Địa chất ra Quyết định số 271- ĐC thành lập Đoàn thăm dò dầu lửa 36 (quen gọi là Đoàn Địa chất 36 hay Đoàn 36), đây là tổ chức đầu tiên có nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Việt Nam.

Ngày 9-8-1975, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 244/NQTW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nƣớc. Ngày 3-9-1975, Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Liên đoàn Địa chất 36.

Ngày 9-9-1977, Chính phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.

Ngày 6-7-1990, Chính phủ ra Quyết định số 250-HĐBT về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng.

Ngày 14-4-1992, Chính phủ ra Quyết định số 125-HĐBT về việc đặt Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng.

Ngày 29-5-1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP về tổ chức Tổng công ty Dầu Khí Việt Nam và Quyết định số 330/TTg về việc thành lập Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Corporation, viết tắt là Petrovietnam. Cơ cấu tổ chức gồm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc; các đơn vị thành viên Tổng công ty.

Ngày 29-8-2006, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Oil and Gas Group gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN. Tại Quyết định số 198/2006/QĐ-TTg Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Oil and Gas Group.

Ngày 3-7-1980, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Liên Xô (cũ) ký Hiệp định hợp tác tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở thềm lục địa Nam Việt Nam. Ngày 19-6-1981 ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) tại Vũng Tàu.

Ngày 24-5-1984, Tàu khoan Mikhain Mirchin khoan giếng BH-5 khẳng định dòng dầu có giá trị thƣơng mại tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 31-3-1984 Vietsovpetro khởi công lắp đặt chân đế giàn khoan cố định MSP-1. Ngày 6- 11-1984 hạ thuỷ chân đế này tại mỏ Bạch Hổ. Ngày 26-6-1986, khai thác tấn dầu thô thƣơng mại đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa Việt Nam, từ giàn MSP-1, đánh dấu Việt Nam vào trong danh sách các nƣớc sản xuất dầu khí trên thế giới.

Ngày 11-5-1987, Vietsovpetro phát hiện dòng dầu trong đá móng nứt nẻ mỏ Bạch Hổ, mở ra một triển vọng mới không những tăng đáng kể sản lƣợng khai thác dầu khí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 7-7-1988, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết 15-NQ/TW về Phƣơng hƣớng phát triển ngành dầu khí đến năm 2000. Năm 1993, Luật Dầu khí đƣợc ban hành (đƣợc sửa đổi và bổ sung vào các năm 2000 và 2008).

Ngày 19-01-2006, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam ra văn bản số 41-KL/TW Kết luận của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025.

Ngày 9-3-2006, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2025. Ngành Dầu khí Việt Nam bƣớc sang một thời kỳ lịch sử mới.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

Tại Quyết định số 190/QĐ-TTg ngày 29-01-2011, Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. PVN có các chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

i) Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biên dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác.

ii) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đƣợc thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.

iii) Đầu tƣ vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ này.

iv) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nƣớc tại công ty con và công ty liên kết.

Hình 2.1. Các mốc thành tựu quan trọng về quá trình phát triển của

PVN. Nguồn: Tổng hợp của tác giả

v) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của PVN

- Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ, dầu khí, khí hoá than, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nƣớc;

sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nƣớc;

- Xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu; - Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí;

- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, Phƣơng tiện phục vụ dầu khí;

- Tƣ vấn đầu tƣ xây dựng, thiết kế các công trình, Phƣơng tiện phục vụ dầu khí;

- Đầu tƣ, sản xuất và kinh doanh nhiên liệu sinh học; - Đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh điện và phân bón;

- Đầu tƣ, khai thác than và các loại khoáng sản tại nƣớc ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu, cung ứng than; hợp tác khai thác và kinh doanh than trong nƣớc, vận chuyển và tàng trữ than;

- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lọc hoá dầu, tƣ vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hoá dầu;

- Đầu tƣ sản xuất và kinh doanh năng lƣợng tái tạo;

- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; - Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động;

- Triển khai, phát triển các dự án năng lƣợng sạch, “cơ chế phát triển sạch”. - Đầu tƣ, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tải biển, vận tải đƣờng thuỷ, đƣờng không và đƣờng bộ, đại lý tàu biển;

- Khảo sát, thiết kế, tƣ vấn đầu tƣ, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, Phƣơng tiện phục vụ dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

2.1.4. Bộ máy quản lý của PVN

Bộ máy quản lý và điều hành của Tập Đoàn dầu khí Viêt Nam:

kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trƣởng và bộ máy giúp việc.

2. Tổng công ty/Công ty thành viên hạch toán độc lập có cơ cấu quản lý gồm: Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trƣởng và bộ máy giúp việc. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn của Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trƣởng, bộ máy giúp việc .

3. Đơn vị sự nghiệp và đơn vị hạch toán phụ thuộc của tập đoàn có cơ cấu quản lý theo quy chế do Hội đồng quản trị PVN phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Công ty tài chính có cơ cấu quản lý theo pháp luật có liên quan về công ty tài chính và Điều lệ do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê duyệt.

5. Đơn vị thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh có cổ phần hoặc vốn góp chi phối của PVN.

2.1.5. Các đơn vị thành viên

Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam bao gồm Công ty mẹ là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; 7 tổng công ty và công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ con, trong đó 100% vốn điều lệ của các tổng công ty này do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ; 14 tổng công ty, công ty và đơn vị do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm quyền chi phối; một số công ty hoạt động dƣới hình thức công ty liên kết giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với các đối tác khác;

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (Trang 44)