Thiết kế nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu Các nhân tố đo lường giá trị thương hiệu máy tính xách tay tại thị trường tp.Biên Hòa (Trang 41)

Dựa trên cở sở lý thuyết của chương 2 về các thành phần giá trị thương hiệu và cách thức đo lường chúng trong các nghiên cứu của của Aaker (1991), Lassar (1995). Keller (2003), Nguyễn Đình Thọ (2002), Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2010) các biến quan sát đã được hình thành để đo các thành phần của giá trị thương hiệu trong thị trường máy tính xách tay. Tuy nhiên, các biến quan sát này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết vì vậy chúng cần điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưngcủa mặt hàng MTXT. Do đó, một buổi thảo luận nhóm gồm 10 người đã được tổ chức, đối tượng tham gia là các nhân viên bán hàng của các trung tâm bán lẽ MTXT bao gồm: Mai Phương, Anh Nhân, Thếgiới di động (danh sách tham gia trong phụ lục 1). Việc xác định các biến quan sátđo lường các thành phần của giá trị thươnghiệuvà biến đo lường giá trị thương hiệu tổng quát là trọng tâm của buổi thảo luận.Trong phần thảo luận về nhận biết thươnghiệu, người tham giađược yêu cầuliệt kê các thương hiệu máy tính xách tay mà họ biết. 31 biến quan sát dùng để đo lường bốn thành phần của giá trị thương hiệu và giá trị thương hiệu tổng thể (trong đó thành phần đam mê thương hiệu là sự kết hợp của hai thành phần thích thú thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu) được xây dựng trên cơ sở lý thuyết. Trong đó, 6 biến cho nhận biết thương hiệu, 6 biến cho ấn tượng thương hiệu, 7 biến cho chất lượng cảm nhận, 9 biến cho lòng đam mê thương hiệu và 3 biến cho giá trị thương hiệu. Người tham dự được yêu cầu đánh giá ý nghĩa của từng biến, thêm, bớt, hoặc cải thiện các phát biểu này nếu thấy cần thiết. Nội dung cụthể được trình bày trong dàn bài thảo luận nhóm - phụlục 1.

Một phần của tài liệu Các nhân tố đo lường giá trị thương hiệu máy tính xách tay tại thị trường tp.Biên Hòa (Trang 41)