1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự can thiệp của nhà nước vào giá cả thị trường xăng dầu ở việt nam

56 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Lớp : MMEP Khóa : I (2001 - 2003)

-_ NGUYÊN NGỌC DIỆU

SỰ CAN THIỆP CỦA NHÀ NƯỚC VÀO GIA CA THI TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM

Trang 2

MUC LUC

PHAN MO DAU

CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VA VAL TRO CUA

XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ

11 Định dạng thị thị trường xăng dầu ở Việt Nam

12 Vai trd của xăng dầu đối với sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam

1.3 Lợi ích và thiệt hại của các chính sách can thiệp vào thị trường xăng dầu

1.4 Chính sách giá xăng dầu ở một số nước trong khu vực và trên thế giới

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM

2.1 Thực trạng của chính sách giá xăng dầu trong thời gian qua

2.2 Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô đến sự vận động của giá

xăng dầu trong thời gian qua

~2.3 Những thành công và tổn tại của chính sách Nhà nước về cơ chế giá

xăng dầu trong thời gian qua

CHƯƠNG 3 : DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH

QUAN LLY GIÁ XĂNG DẦU TRONG GIAI ĐỌAN TỚI

3 3.1 Dự báo thị trường xăng dầu Việt Nam trong những năm tới 3.2 _ Dự báo thị trường xăng dầu thế giới

~ 3.3 Định hướng chính sách quản ly gia xăng dầu trong giai đọan tới

¬ KẾT LUẬN

Trang 3

CHUONG 1

THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ

CUA XĂNG DẦU ĐỐI VỚI NÊN KINH TẾ

1.1 ĐỊNH DẠNG:THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM

Về mặt lý thuyết, cơ cấu thị trường được chia ra làm 3 dạng: cạnh tranh hòan hảo

ở một thái cực, độc quyền thuần túy ở một thái cực khác và ở giữa là độc quyển nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyển Ba dạng khác nhau này của cơ cấu thị trường được xác định và phân biệt bởi số lượng và quy mô của người mua và người bán, dạng của sản phẩm được mua hay bán, mức độ linh động của nguồn hàng và thị trường và kiến thức của thành viên trong thị trường đang có về giá cả

và chi phí, và điều kiện của cung và cầu

Thị trường được coi là cạnh tranh hòan hảo nếu như mỗi doanh nghiệp chỉ chiếm

một phần thị phần nhỏ và tất cả hàng hóa, dịch vụ đều có giá và mua bán trên thị trường điểu đó cũng còn có nghĩa là, không một hãng hay người tiêu dùng nào đủ lớn để tác động đến giá cả thị trường Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hòan hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường Hơn nữa nó sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường, vì nếu thế thì hãng cũng chẳng bán được gì - người tiêu dùng sẽ đi mua hàng với giá rẻ hơn từ các đối thủ cạnh tranh của hãng Trong điều kiện như vậy, thị trường sẽ phân bổ có hiệu quả

các nguồn lực, sao cho nền kinh tế nằm trên đường khả năng sản xuất hoặc dịch

? `

._ VỤ của mình

—,

Cạnh tranh không hòan hảo một ví dụ cho thấy nếu một hãng có thể tác động

Trang 4

“hãng cạnh tranh không hòan hảo” Cạnh tranh không hòan hảo tổn tại trong

một nghành mà ở đó những người bán hàng có một số biện pháp để kiểm sóat

giá cả sản phẩm đầu ra của họ Cạnh tranh không hòan hảo không có nghĩa là hãng có quyển chi phối tuyệt đối với sẵn phẩm của mình Nó có nghĩa là hãng chỉ có thể đặt giá trong một chừng mực nhất định Độc quyền là hình thái thị trường trong đó một doanh nghiệp duy nhất bán một sản phẩm mà không sản

phẩm thay thế gần giống với nó Việc thâm nhập vào ngành sản xuất sản phẩm

này rất khó khăn, hoặc không thể được Ngày nay rất hiếm thấy độc quyển thực

sự, chúng chỉ tổn tại điển hình dưới các dạng chính phủ bảo hộ

Độc quyền nhóm được gọi là sự cạnh tranh giữa một số lượng nhỏ các doanh

nghiệp Sự thay đổi về giá của một doanh nghiệp gây ra một ảnh hưởng đáng kể

đến mức cầu đối với sản phẩm của các doanh nghiệp khác và ngược lại Việc gia nhập thị trường là điều có thể nhưng không dễ dàng Trên thực tế đa số hình thức đối chọi khốc liệt nhất trong nên kinh tế lại diễn ra trong các thị trường, nơi chỉ

có một vài hãng là địch thủ của nhau

Nền kinh tế công nghiệp hiện đại là nền kinh tế hỗn hợp, trong đó thị trường quyết định hầu hết các giá cả và sản lượng, còn Chính phủ kiểm sóat tổng thể

nền kinh tế với các chương trình về thuế, chi tiêu ngân sách, và các quyết định về tiền tệ

Hiện nay thị trường xăng dâu ở Việt Nam vẫn còn sự can thiệp của Nhà nước, sự can thiệp mang tính độc quyền của thiểu số các doanh nghiệp Nhà nước, đây là

những doanh nghiệp khi chuyển sang cơ chế mới sẵn có ưu thế về vốn được Nhà

nước bảo đảm từ trước, với hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật đã có và thị trường

truyền thống, nên vẫn tiếp tục giữ được vị trí của mình trên thương trường Nhà

Trang 5

khẩu, can thiệp vào gía xăng dầu bằng cách định giá giới hạn (giá trần), đồng thời đánh thuế nhập khẩu, lệ phí và một số lọai thuế tiêu thụ đặc biệt và các lọai

phụ thu khác Trên thực tế mặt hàng xăng dầu đã được chuyển từ hình thái độc

quyển tuyệt đối của Nhà nước trong cơ chế cũ sang sự độc quyển có mức độ

trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay Cùng với quá trình đó, giá cả xăng dâu

đã chuyển từ giá cả độc quyển cao độ của Nhà nước, sang giá cả ít nhiều mang yếu tố cạnh tranh ở những khâu, những khu vực, thị trường, những thời điểm nhất định

Kinh tế thị trường đã chứng minh rằng, bất kỳ một sự can thiệp trực tiếp nào của Nhà nước vào giá cả đều có thể đưa đến hai khả năng: hoặc là khắc phục được những méo mó, khiếm khuyết của quan hệ thị trường, hoặc là làm méo mó thêm

những quan hệ đó

1.2 VAI TRÒ CỦA XĂNG DẦU TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DUNG G

VIỆT NAM

&

1.2.1 Năng lượng và nên kinh tế Việt Nam

Việt Nam hiện vẫn là quốc gia nghèo trên thế giới, nếu xét về mức thu nhập

theo đầu người bình quân GDP theo đầu người ở Việt Nam 300 USD năm 1997

lên tới 394 USD năm 2000 Do vậy, tiêu thụ năng lượng hiện đại theo đầu người

cũng ở mức rất thấp, chỉ đạt 144 kg quy ra dầu, so với nước láng giểng Thái Lan

thì tiêu thụ năng lượng hiện nay của Việt Nam chỉ bằng 1/7, hay so với Trung

Quốc thì hơn 1/5 Bảng số liệu về tình hình sử dụng năng lượng hiện tại ở Việt

Nam và các nước khác sẽ cho chúng ta một cách nhìn tổng thể về nhu cầu năng

Trang 6

on? ^ ~ oA * ` ^ ˆ ~ `.» A z ` A Biéu 1: Tiéu thu nang luong hiện đại và điện trên đầu người ở châu á và châu mỹ năm 1996 Nước - Năng lượng hiện đại (tương đương kg đầu) | Điện (KW/h) Băng la đét _ 64 _ 85 ; Ấn độ 248 420 Indonesia _366 315 Hàn quốc 2982 4174 Malaysia 1699 2032 Nepan _28 44 Pakistan 254 418 Philippines 316 399 Srilanka 97 242 Thai Lan 769 1294 Việt nam 144 161 Mỹ 7819 12711

Nguồn: UNDP - Báo cáo phát triển nguôn nhân lực 1997

Ngành năng lượng đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Việt Nam Ngành năng lượng có thể vừa hỗ trợ vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế do xuất khẩu năng lượng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tòan bộ kim ngạch xuất khẩu và vừa do © năng lượng là điều kiện sống còn đối với phát triển sản xuất và dịch vụ Năm

1997, tài nguyên năng lượng chủ yếu là dầu thô chiếm 17% xuất khẩu và đạt

doanh số hơn 1,4 tỷ đô la và 11% nhập khẩu Các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành năng lượng (gồm điện lực, dầu khi và than) có tổng doanh thu là 2,5 tỷ

USD gân bằng 10% GDP và sử dụng 13% số nhân công làm việc trong các

Trang 7

Biểu 2: Tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam thời kỳ 1985-2000 Chỉ số 1985 1990 1995 2000 Các sản phẩm dầu mỏ (1000 thùng) 14416 |21742 |38144 | 53994 Khí thiên nhiên (ty m3) 0 0,030 0,199 | 2,111 Than (1000 tan) 5083 4039 5069 7166

Lugng ban dién (GWh) 3860 6185 11198 25706

Tổng số năng lượng cơ bản (riệu tấn quy

dầu) | 8.8 | 6,5 10,7

Dân số (triệu người) 59,9 66,6 73,9

Tiêu thụ năng lượng hiện đại đầu người (kg

quy dầu) 96 97 144

GDP đầu người (giá USD cố định năm

1990) 182 200 262

Nguồn:Ngân hàng thế giới “Đảm bảo năng lượng cho phát triển Việt Nam 1998” Trong tương lai, năng lượng đóng vai trò thiết yếu trong triển vọng lâu dài của

kinh tế Việt Nam Những năm gần đây, nhu cầu về năng lượng hiện đại đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP là 30% và nhu cầu về điện thì tăng nhanh hơn 70% Những yêu cầu phát triển kinh tế tương lai gắn liền với sự gia tăng nhu câu về

năng lượng và rõ ràng, nếu không đảm bảo nguồn năng lượng thì khó có thể nói

tới sự phát triển về kinh tế

1.2.2 Vai trò của các sản phẩm dầu trong nên kinh tế Việt Nam

Dau mỏ được coi là nguồn năng lượng sơ cấp quan trọng nhất trong cán cân năng

Trang 8

OECD (1,27 tỷ tấn) Điều đó cũng không ngọai lệ đối với Việt Nam.Các sản phẩm dầu như Diesel, Mazut, dâu lửa, xăng được sử dụng là nhiên liệu chính cho đời sống cũng như trong nên kinh tế của Việt nam Khu vực công nghiệp và

sản xuất điện là những khách hàng chính tiêu thụ dầu mazut (FO) ở Việt Nam

Nhu cầu về dầu FO cho sản xuất điện sẽ tăng khỏang 12 % một năm Trong

những năm tới khi Việt Nam tăng cường khai thác khí đốt thiên nhiên ở thểm lục địa Việt nam và đưa khí này vào sản xuất điện năng đồng thời mở Tộng mang lưới thủy điện thì việc sử dụng dầu FO (mazút) cho các ngành công nghiệp và sản xuất điện nêu trên sẽ giấm khỏang 1% một năm vào các năm tới (theo đự

báo của Ngân hàng Thế giới) -

Trang 9

Trong sản xuất sự thay thế lao động bằng máy móc cho lao động thủ công ngày

càng cao, tức là phải sử dụng nhiều năng lượng có tính chủ động, kinh tế là xăng

dầu Xăng Dầu tác động một cách tòan diện, đây chuyền đến tất cả các nghành,

các lĩnh vực từ công nghiệp đến nông nghiệp, dịch vụ, vận tải Xăng dầu (nhiên

liệu) là một yếu tố trong giá thành sản xuất và dịch vụ, giá dầu thay đổi làm cho

các sản phẩm có liên quan thay đổi theo Trên thực tế dầu Diesel là loai sdn phẩm dầu được tiêu thụ nhiễu nhất ở các khu vực của nên kinh tế của Việt Nam hiện nay, chiếm khdang 50-55% tổng số lượng nhập khẩu xăng dầu vào Việt

Nam và được phân bổ theo các khu vực kinh tế như sau:

Sơ đồ2: Tiêu thụ dầu Diesel ở các khu vực kinh tế năm 1999 Ngành không XS 1% Ngành XS khác 5% Xây dựng cơ bản 8% Công nghiệp 37% Nông nghiệp 9% Khác 17% Giao thơng vận tải 23% ¬

Trang 10

Cùng với việc sử dụng dầu mazut và diesel trong các khu vực kinh tế, xăng và dầu hỏa cũng đóng một vai trò tối quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải Kinh tế càng phát triển thì mức độ chuyên môn hóa (theo nghành và theo vùng lãnh thổ), hợp tác hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đòi hổi mức độ giao lưu về: hàng hóa ngày càng lớn Mức độ giao lưu hàng hóa không chỉ diễn ra trong

phạm vi quốc gia mà mà diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế

Việc giao lưu hàng hóa có thể thực hiện bằng đường thủy, đường bộ, đường

sắt, đường hàng không, các phương tiện vận tải này được cung cấp nhiên liệu từ nguồn duy nhất là xăng dầu Giá nguyên liệu xăng dầu ảnh hưởng đến tất cả các hàng hóa khác, ảnh hưởng đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân

SƠ ĐÔ3: LƯỢNG XĂNG Ô TÔ TIÊU THỤ TRONG NƯỚC

Trang 11

Sơ đồ 4: Tiêu thụ dầu hôa ở các khu vực kinh tế năm 1999 Địch vụ công cộng ~ 20% Giao thông hàng không 47% Sản xuất 33% Nguồn: thông tin trao đổi cá nhân với các viên chức Vụ Kế họach Thống kê, Bộ Thương Mại

Trang 12

So dé 5: Co céu sén phém déu nhép khẩu năm 2002 Dân hỏa 7% Dau FO 25% Dầu DO 46% Xăng 22%

Nguồn : Thông tin qua trao đổi cá nhân với Vụ Xuất Nhập Khẩu Bộ Thương Mai

Xăng dầu không chỉ có ý nghĩa quan trọng với kinh tế -Xã hội mà còn với cả an

ninh quốc phòng Mặt khác bản thân nghành dầu khí Việt Nam và việc kinh

doanh các sản phẩm xăng dầu cũng là một trong những nghành kinh tế trọng yếu của đất nước Thực tế chứng minh rằng sự phát triển của nghành xăng dẫu góp phần rất lớn vào tăng trưởng GDP của Việt Nam

13 LOLICH VA THIET HAI CUA CÁC CHÍNH SÁCH CAN THIỆP VÀO

THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU

¬

Các chính sách mà Chính phủ Việt Nam đã áp dụng cho nghành xăng dâu, đó là

việc Chính phủ vẫn tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các các nguồn cung cấp sản

Trang 13

_ phẩm dâu khí ở Việt Nam Chỉ có doanh nghiệp Nhà nước được phép nhập khẩu _ sản phẩm dầu khí thông qua hệ thống hạn nghạch Hệ thống hạn ngạch này

không có mục đích rõ ràng vì nó được điều chỉnh tương đối tự do theo nhu cầu

Hơn nữa, chính sách phân bổ hạn nghạch trên thực tế đã làm giảm sự cạnh tranh

giành thị phần giữa các doanh nghiệp

Các công ty tư nhân, các công ty nước ngòai có thể đầu tư trong lĩnh vực hóa dầu

và phân phối sản phẩm dâu khí (kinh doanh kho vận) và bán lẻ Tuy nhiên các

công ty nước ngòai chỉ được tham gia các họat động này với diéu kién thanh lap liên doanh với các công ty Việt Nam Việt nam dựa vào nguồn nhập khẩu để đáp

ứng nhu cầu to lớn về các sản phẩm dâu như xăng, dầu hỏa, diesel, và dầu

mazút Không một công ty nước ngòai nào được phép nhập khẩu các sản phẩm

trên, vì vậy để tham gia vào thị trường phân phối và bán lẻ các sản phẩm dâu,

các công ty này phải phải làm các đại lý của một số doanh nghiệp được cấp phép

nhập khẩu sắn phẩm dầu của Nhà nước Chính sách trên dẫn đến sự độc quyền

nhóm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam hiện nay

Nhà nước kiểm sóat giá dầu trên cơ sở định gía bán lẻ tối đa (giá trần) cho các

lọai sản phẩm dâu, những hạn chế của cơ chế định gía ( giới hạn giá ) là : hiệu lực

quá cứng nhắc và lâu dài của cơ chế giá này không hòan tòan phù hợp với tính

biến đổi của môi trường kinh doanh Việc can thiệp vào thị xăng dầu bằng giá cả

là chưa đủ và mang tính hình thức Bởi vì chính lúc cần thiết phải phát huy sức

mạnh của giới hạn giá, khi thị trường mất cân đối nghiêm trọng, lại là lúc giá

giới hạn mất hiệu lực nhất Giá giới hạn thường đi liển với tiêu chuẩn định lượng

Vì vậy khi thị trường có dấu hiệu mất cân đối cung cầu và sốt giá, thì tiêu chuẩn

định lượng lại là đối tượng mua bán kiếm lời của những người có tiêu chuẩn Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước một mặt phải xem xét định kỳ giới hạn giá,

Trang 14

khắc phục Giá thống nhất trên tòan quốc không phan ánh những chi phí trong quá trình phân phối Sự chênh lệch giữa thuế suất, giá dầu diesel và xăng cao (ví

dụ: theo quy định của bộ tài chính, tháng 3 năm 2001 thuế suất dầu Diesel là

10% trên trị giá CIF, thuế suất của xăng là 25% và 15% thuế tiêu thụ đặc biệt trên trị giá CIF) dẫn đến việc sử dụng quá nhiều dầu diesel, không hiệu quả

kinh tế Sự chênh lệch quá lớn về giá trần giữa dầu hỏa (3800đ/lít năm 2001)và

dầu diesel (4100 đồng/lít năm 2001) dẫn đến việc pha trộn giữa hai lọai dầu trên gây tổn thất về mặt chất lượng cũng như hiệu quả thị trường Giá không phản ánh đúng những chỉ phí về cung ứng, gửi thông điệp sai đến người tiêu dùng và nhà cung ứng

Những lợi ích mà gía trần mang lại đó là: Nhà nước sử dụng để trợ cấp cho tiêu dùng trước tình hình giá sản phẩm dâu trên thế giới tăng mạnh đồng thời, làm

chức năng điều phối, ổn định giá cả thị trường khi có khả năng mất cân đối lớn giữa cung và cầu Nó có tác dụng để phòng các tổ chức kinh doanh giảm sản | lượng, khối lượng bán để tăng giá Tuy nhiên biện pháp tốt nhất vẫn là có lực

lượng dự trữ tác động vào cung -cầu khi cần thiết hoặc nhập khẩu kịp thời

Hơn nữa, việc quy định về giá sản phẩm dầu khí để người tiêu dùng hưởng mức `

gía thấp nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa và thực hiện mục tiêu phát triển kinh

tế cho thấy chỉ phí của các biện pháp như vậy lớn hơn nhiều so với lợi ích dẫn tới

sự tiêu hao tiền của của xã hội tăng nhanh do giá thấp hơn khuyến khích tiêu

dùng nhiều sản phẩm năng lượng được trợ cấp hơn Bên cạnh các chính sách

trên, chính sách bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dầu của Chính phủ cũng đã đưa đến những tiêu cực, đó là những khỏan lỗ lớn của các đơn vị phân phối và những khỏan lỗ này sau đó do người nộp thuế gánh chịu Vì vậy tốt nhất là người tiêu dùng nên chấp nhận mức giá thực tế của thị trường Người tiêu dùng cũng

Trang 15

quy định có xu hướng được sử dụng để tăng nguồn thu khi mức giá trần này thấp hơn giá sản phẩm dầu khí trên thị trường thế giới

1.4 CHÍNH SÁCH GIÁ XĂNG DẦU Ở MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỤC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

Phần viết dưới đây dựa trên nhiều thông tin lấy từ tài liệu của APERC phát hành

tháng 3 năm 2000 Các nguồn thong tin khác gồm có trang website của Hội nghị

Năng lượng Thế giới (WEC) và nhiễu bài bẩo khác nhau

1.4.1 Canada

Canada là một thị trường sản phẩm dầu khí lớn và phát triển hòan chỉnh Giá do

thị trường quyết định và không có hạn chế nào của Chính phủ đối với doanh

nghiệp lọc dầu và nhập khẩu tham gia kinh doanh sản phẩm lọc dầu Trong khi _ thị trường là tự do, việc sản xuất và bán lẻ sản phẩm dầu khí được hình thành từ

họat động một số công ty lớn cùng với mạng lưới các nhà bán lẻ độc lập và cạnh tranh với nhau bán hàng ra thị trường Để tránh hành vi phi cạnh tranh, ngành công nghiệp hạ nguồn của Canada cũng phải tuân thủ các quy định chung về

chống độc quyền Trước đó, từ năm 1973 đến 1985, thị trường sản phẩm dầu khí

Canada bị quản lý chặt chẽ Chính phủ Canada đã cố gắng cách ly nên kinh tế

khỏi những tác động của cơn sốc giá dầu mỏ bằng cách giữ giá dầu thô trong

nước dưới mức giá ngang bằng của thế giới Sự cách ly thị trường trong nước đạt được thông qua đánh thuế vào xuất khẩu và bù giá nhập khẩu Từ khi phi điều

tiết hóa từ năm 1985, giá các sản phẩm dầu khí tại Canada do thị trường quýât

định và phản ánh giá ngang bằng nhập khẩu Các sản phẩm dầu khí phải chịu

Trang 16

1.4.2 Mêhicô

Mêhicô la nước có nhiều dầu mỏ và khí đốt và xuất khẩu tới 40% sản lượng dầu mỏ Dầu mỏ và khí đốt chiếm khỏang 80% tổng nhu cầu năng lượng Các mục tiêu của chính sách năng lượng Mehicô được công bố như sau:

- Tăng nguồn thu ngân sách cho các họat động của Chính phủ ;

- Duy trì sự bền vững về môi trường và nguồn tài nguyên;

- Các mục đlch chính sách xã hội như trợ cấp năng lượng co các vùng nghèo ;

- Tính cạnh tranh quốc tế;

- Hiệu quả tiêu thụ năng lượng;

- Mức lãi phù hợp cho các nhà đầu tư;

Quy trình về định giá minh bạch Gía dầu thô và các sẵn phẩm dầu khí của Mêhicô liên quan chặt chế với giá dầu quốc tế Giá cho người tiêu dùng cuối

cùng được xác định sau khi cộng lợi nhuận, phí vận chuyển và các loai thuế Do

đó, giá của Mehicô dựa trên giá ngang bằng nhập khẩu

1.4.3 Niu Dilan |

Ngành dầu khí ở Niu Dilân trước đây có sự tham gia, kiểm sóat giá chặt chẽ của

Chính phủ Quá trình phi điểi tiết hóa từ cuối những năm 1980 được thực hiện

bằng sự rút lui của Chính phủ khỏi lĩnh vực lọc dầu (nhưng không rút khỏi lĩnh

vực phân phối và bán lẻ), kiểm sóat giá, cấp giấy phép cho các doanh nghiệp

bán lẻ, bán buôn và xóa bỏ những hạn chế về nhập khẩu đối với các sản phẩm

lọc dầu

Thị trường Niu Dilân do một số các công ty dầu khí lớn chỉ phối (Shell, caltex, - Mobil and BE) và quá trình phi điều tiết hóa không có kết qua trong việc thu hút

Trang 17

1.4.4 Thai Lan

Quá trình điều tiết hóa giá sản phẩm dầu khí ở Thái Lan được bắt đâu từ năm

1991, vào thời điểm giá dầu thô trên thế giới giảm tiếp sau cuộc chiến vùng

Vịnh Chính phủ Thái Lan đã xóa bỏ biện pháp kiểm sóat giá và cho phép các cơ sở lọc dầu định giá Tiếp sau cuộc khủng hỏang kinh tế Châu Á năm 1997, Thái Lan bắt đầu một chương trình cải cách hơn nữa thị trường năng lượng Chương trình này bao gồm quá trình hợp lý hóa giá năng lượng và tư nhân hóa Cơ quan

dầu khí Thái Lan (PTT) Trước tình trạng nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm _ dầu khí giảm, các cơ sở lọc dâu xuất khẩu sản lượng dư thừa Để hỗ trợ các cơ sở

lọc đầu giảm chi phí sản xuất, Chính Phủ Thái Lan đã giảm yêu cầu tổn trữ '

1.4.5 Singapore

Mặc dù Singapore không có khai thác dầu thô, nhưng Singapore đã trở thành

một trong những trung tâm lọc dầu lớn trên thế giới Singapore có 4 cơ sở lọc dầu

với tổng công suất đến năm 1998 là 62 triệu tấn mỗi năm Nghành hạ nguồn dầu

khí của Singapore do khu vực tư nhân kiểm sóat và không hạn chế tham gia thị

trường Giá do thị trường quyết định Ngòai các cơ sở lọc dầu, những ngườu bán

lẻ độc lập cũng họat động trên thị trường singapore Chính phủ Singapore coi lọc dầu là một nghành công nghiệp chiến lược quan trọng của Singapore và đã

khuyến khích đầu tư thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng và miễn giảm thuế

1.4.6 Nhận định chung về chính sách giá xăng dâu ở các nước

- Chính sách mở rộng, khuyến khích đâu tư vào việc phát triển công nghiệp dầu -

- Can thiệp trong trường hợp cần thiết

- Giá do thị trường quyết định

Trang 18

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ TÌNH HÌNH VẬN

ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA Ở

— VIỆT NAM |

2.1 THỰC TRẠNG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ XĂNG DẦU TRONG

THỜI GIAN QUA

2.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN SỰ VẬN

ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA

Trang 19

CHUONG 2 THỰC TRANG CỦA CHÍNH SÁCH VÀ TÌNH HÌNH VẬN ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA Ở | | VIETNAM - | | 2.1 THUC TRANG CỦA CHÍNH SÁCH GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA

2.1.1 Chính sách quản lý giá xăng dầu

Việt Nam đang chuyển nên kinh tế từ mô hình kế họach hóa tập trung quan liêu

bao cấp, dựa trên chế độ công hữu tư liệu sản xuất với hai hình thức Nhà nước và tập thể, sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị

-_ trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

Trên cơ sở mô hình tổng quát trên, thời gian qua chính sách quan ly giá xăng dầu

được chuyển từ cơ chế chính sách giá đã được ấn định sẵn bởi Nhà nước sang cơ

chế chính sách giá thị trường có sự quần lý của Nhà nước Nhà nước đã thực hiện việc can thiệp vào thị trường chủ yếu bằng các chính sách, các biện pháp kinh tế

vĩ mô, giảm dần hình thức định giá trực tiếp, mở rộng quyền tự chủ về giá cho

các doanh nghiệp Đây là một thành công quan trọng nhất của công cuộc cải

cách giá xăng dâu đã đạt được cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20

Bên cạnh việc quyết định mặt bằng giá xăng dâu Nhà nước còn đưa ra chính

sách giá mang tính bảo hộ đối với khu vực công nghiệp và một số chiết khấu cho

vùng sâu, vùng xa Đồng thời Nhà nước kiểm sóat chi phí kinh doanh của các

Trang 20

thống kiểm tóan có hiệu lực pháp lý Thực hiện chế độ niêm yết giá xăng dầu đối với hệ thống bán lẻ, do đó việc quản lý Nhà nước đối với thị trường kinh

doanh xăng dầu trong nước từng bước được nâng cao

Thực hiện việc đổi mới trong chính sách giá cũng như việc hòan thiện hệ thống quần lý giá xăng dầu, Nhà nước đã từng bước điều chỉnh chính sách trên các lĩnh

=

vuc sau:

(2.1.1.1 Chính sách quản lý, điều hành giá xăng dầu:

Chính sách giá xăng dầu đươc điểu hành theo hướng tiếp tục thu hẹp hệ thống

giá do Nhà nước ấn định, chuyển mạnh sang cơ chế thị trường

Để hình thành hệ thống quản lý giá phù hợp với cơ chế thị trường, ngày 27-4-

1992 Chính Phủ đã ban hành quyết định số 137/HĐBT về quản quản lý giá Tư tưởng cơ bản của quyết định này là Nhà nước tập trung vào quy định giá bằng những hình thức thích hợp đối với một số hàng hóa dịch vụ độc quyền tối quan

trọng cho sản xuất, đời sống, những hàng hóa dịch vụ còn lại, giá cả được hình

thành theo quan hệ cung cầu; cụ thể Nhà nước định giá tối đa cho mặt hàng xăng

dầu, .giá tối thiểu bằng ngọai tệ cho dâu thô Ngòai ra Nhà nước còn quy định tỷ giá hối đóai giữa đồng Ngân hàng Việt Nam và đồng ngọai tệ

Trong những năm qua kinh tế Việt Nam đã có nhiều biến động do ảnh hưởng của

sự suy thóai kinh tế vừa qua ở châu Á Đồng tiền Việt Nam luôn nằm trong tình

trạng lạm phát cao, các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm

dầu của Việt Nam luôn nằm trong tình trạng lỗ vì phải mua xăng dầu bằng ngọai tệ (USD) và bán ra bằng đồng Việt Nam Như vậy sự ra đời của chính sách trên

vẫn còn hạn ‹ chế trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh

doanh xăng dầu, hiệu quả kinh tế đem lại cho thị trường vẫn còn chưa cao

Trang 21

2.1.1.2 Quỹ bình ổn giá

Quỹ này được hình thành từ nguồn phụ thu một phần chênh lệch giá đối với hàng

xuất nhập khẩu, từ một phần lợi nhuận siêu ngạch đối với hàng hóa được sản xuất và tiêu thụ trong nước để chỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhằm thực hiện mức dự trữ lưu thông cần

thiết đẩm bảo cung cầu hàng hóa bình thường trong nước trong trường hợp có

biến động giá lớn từ thị trường thế giới

Quỹ bình ổn giá đã chấm dứt họat động vào tháng 10-1999, nhưng về nội dung

chính sách, cơ chế điều hành thì vẫn còn được kế thừa, và được Chính phủ xem xét vận dụng trong thời gian gần đây, cho một số trường hợp bù lỗ cho Tổng

Công Ty Xăng Dầu (Petrolimex) khi đơn vị này phải thực hiện nhiệm vụ của

Chính phủ giao là luôn đảm bảo xăng dầu cho nên kinh tế quốc dân kể cả khi giá

xăng dầu thị trường ngòai nước có biến động lớn và giá nhập khẩu cao hơn giá

trần do Nhà nước quy định bán trên thị trường nội địa

2.1.1.3 Chính sách giá đối với miền múi và các Vùng sâu, vùng xa

Đây là chủ trương trợ giá, trợ cước vận chuyển cho mặt hàng xăng dầu nhằm

đảm bảo cho nhân dân sống ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc

mua được xăng dầu thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống bằng với mức giá bán

tại các thành phố và địa phương khác trong cả nước

2.1.1.4 Điều chỉnh hệ thống giá xăng dầu

Nhà nước đã điều chỉnh hệ thống giá xăng dầu trên nguyên tắc căn cứ vào chỉ

phí lưu thông hàng hóa trong nước, giá vốn hàng nhập khẩu, hao hụt, quan hệ cung cầu, biến động giá cả thị trường thế giới và trong nước, Nhà nước đã can

Trang 22

năng chịu đựng của nên kinh tế, lọai bỏ dần sự bao cấp về giá kể cả đối với quốc phòng, tạo điều kiện cạnh tranh góp phân nâng cao hiệu quá trong kinh doanh

xăng dầu

2.1.2 CƠ CHẾ GIÁ XĂNG DẦU

Như đã nói trên xăng dầu là lọai nhiên liệu có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giá cả xăng dầu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hâu hết giá

thành các sản phẩm khác trong nền kinh tế Chính vì vậy cho đến nay xăng dầu

vẫn là một trong số ít những mặt hàng do Thủ tướng quyết định giá tối đa (giá

trần)

Từ năm 1990 trở về trước, để chuyển dẫn cơ chế giá xăng dầu bao cấp sang cơ

chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ tháng 12 năm 1988 Nhà nước

áp dụng chính sách hai giá

Để khắc phục tiêu cực do cơ chế hai giá gây ra mà thực chất là xóa bỏ bao cấp

qua giá xăng dầu, từ ngày 16/2/1990 Nhà nước đã thực hiện thống nhất một mức

giá bán buôn xăng dầu (theo mức giá mềm) áp dụng cho tất cả các đối tượng sử

dụng Đến cuối quý III/1990 Nhà nước đã ban hành cơ chế giá bán buôn tối đa

xăng dầu thống nhất trong cả nước

Giá bán lẻ xăng dầu do các đơn vị kinh doanh xăng dầu quy định trên cơ sở giá bán buôn do Nhà nước quy định cộng với thặng số bán lẻ hợp lý (tối đa 9% trên

giá bán buôn) nhưng không được vượt giá thị trường tại thời điểm công bố giá

Từ 1990 đến nay, cơ chế giá bán buôn tối đa xăng dầu thống nhất trong cả nước

⁄“

Trang 23

Từ đầu tháng 5/1993 Nhà nước đã quy định giá trần tối đa bán lẻ cho 2 khu vực (khu vực I bao gồm các tỉnh Nam Bộ cũ, khu vực II gồm các tỉnh từ Bình Thuận

trở ra phía bắc, kể cả các tỉnh miễn núi và Tây Nguyên)

Đến cuối quý I/1996, Thủ tướng Chính phủ đã quy định giá bán lẻ (trừ mazut là

giá bán buôn) tối đa xăng dầu cho 2 khu vực

Đến quý II/1999 trước thực tế là giá xăng dầu giữa hai khu vực không còn

chênh lệch với sự điều tiết của thị trường do vậy giá xăng dầu lại được điều

chỉnh với cơ chế Thủ tướng Chính phủ quy định giá tối đa bán lẻ thống nhất trên

cả nước (trừ mazut dược quy định là giá bán buôn), cơ chế này được tiếp tục áp

dụng cho đến nay

Theo cơ chế hiện hành giá xăng dầu được Nhà nước qui định gia ban lẻ tối đa , các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tùy vào tình hình thực tế để qui định các mức bán cụ thể Giá trần xăng dâu được hình thành theo nguyên tắc :

Giá bán xăng dầu trước hết phải được thị trường chấp nhận, sau đó là bing (=)

Giá nhập CIF x Tỷ giá tại thời điểm qui định giá + Các khỏan thu mang tính cố

định của nhà nước như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thụ thu

(nếu có) + Phí lưu thông của ngành xăng dầu

Các khỏan thu của Nhà nước bao gồm các lọai thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt .ệ phí giao thông và phụ thu nếu có Chính sách thuế áp dụng đối với xăng dầu được phân biệt đối với từng lọai xăng dầu dùng cho các mục

đích khác nhau và mức thuế thường xuyên được điểu chỉnh Mức phí lưu thông

xăng dầu hiện nay theo quy định của Bộ Tài chính là 300 đồng/t đối với Diesel

Trang 24

Hơn nữa, giá vốn nhập khẩu của từng lọai xăng dầu cụ thể rất khác nhau Chẳng hạn giá vốn nhập khẩu đối với xăng ô tô bằng khỏang 50-70% giá bán, đối với dau hỏa khéang 80%, đối với Diesel là 75-90% và với mazut là 85-100% (có lúc

lên trên 100% trong một thời gian dài) Như vậy chênh lệch giữa giá bán với giá vốn nhập và phí lưu thông của ngành xăng dầu chính là khỏan thu của Nhà nước

thể hiện dưới các hình thức thuế, phụ thu _ | -

Xing dầu sử dụng ở Việt Nam hiện nay hầu như phải nhập khẩu tòan bộ, như

vậy theo nguyên tắc định giá trên, giá bán xăng dầu trong nước phụ thuộc nhiều

vào giá xăng dầu thị trường thế giới, tỷ giá giữa đồng VND với USD và chính sách tiêu dùng trong nước đối với xăng dầu thông qua các khỏan thu của Nhà

nước

Giá trần xăng dầu do Thủ tướng Chính phủ quy định từ cuối năm 1996 cho đến đầu năm 1999 về cơ bản là ổn định Từ cuối năm 1999 giá xăng dầu thị trường thế giới đã bắt đầu có biến động lớn và bắt đâu tăng, sau đó tăng mạnh và kéo

dài trong cả năm 2000 (giá thị trường xăng dầu thế giới năm 2000 tăng từ 46%

đến 71% so với năm 1999 và tăng so với năm 1998 từ 91% đến 131% tùy theo

từng lọai nhiên liệu) Do vậy kinh doanh xăng dẫu nước ta gặp nhiễu khó khăn

về tài chính

Trước tình hình này, để giảm bớt sự tác động của giá xăng dầu thị trường thế giới

vào giá xăng dầu trong nước.gây ảnh hưởng xấu đến họat động sản xuất trong

nước, Chính phủ đã áp dụng một số biện pháp “chia xẻ rủi ro ” thông qua việc

Nhà nước giảm một phần thu do giảm thuế nhập khẩu, ngành lưu thông xăng dầu cắt giảm phí, người tiêu dùng chịu một phần do bắt buộc phải điều chỉnh giá

lên Do đó trên thực tế giá trân do Nhà nước quy định mỗi năm một tăng và được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Trang 25

Biểu số 4: Giá bán tối đa xăng dầu do Nhà nước quy dinh giai doan 1996-2001

don vi tinh:d/l, Mazut:d/ke Ma Zut Nam Xăng 83 Diesel Dầu hỏa 1% KVI KVII | KVI KVII_ | KVI KVII_ | KVI KVII từ 1/4/1996 | 3.600 3.700 | 2.800 2.900 | 2.800 2.900 | 1.550 1.650 từ 15/9/96 3.000 4.000 | 3.000 - 3.100 | 3.000 3.100 | 1.550 1.650 t¥ 1/12/96 | 4.200 | 4.300 | 3.500 3.600 | 3.600 3.700 | 1.650 1.800 từ 4/9/99 4.300 4.300 | 3.600 3.600 | 3.700 3.700 | 1.800 | 1.800 từ 6/3/2000 4.400 | 4.400 | 3.700 3.700 | 3.800 3.800 | 1.900 1.900 từ 6/4/2000 | 4.600 4.600 | 3.800 3.800 |3.800 3.600 | 2.000 | 2.000 từ12/7/2000 | 4.800 4.800 | 3.900 3.900 | 3.800 3.600 | 2.300 2.300 từữ21/9/2000 | 5.100 5.100 | 4.000 4.000 | 3BV800 3.800 | 2.500 2.500 nam 2001 5.100 5.100 | 4.100 4.100 | 3.900 3.900 | 2.700 2.700

Nguồn: Ban Vật giá Chính Phủ

Với mặt bằng giá nêu trên, giá bán xăng dâu của Việt Nam cho tơi hiện nay gần

như đã ngang với giá của các nước trong khu vực và trên thế giới Để hiểu sâu

hơn thêm về chính sách giá xăng dầu của Nhà nước Việt Nam, chúng tham khảo

thêm giá bán xăng thông dụng ở một số thành phố Châu Á cuối năm 2000 theo

biểu dưới đây:

Trang 26

Biểu số 5: Giá bán xăng thông dụng ở một số thành phố Châu Á năm 2000

Don vị tinh: USD/lit Thành phố Giá bán xăng | Thành phố Giá bán xăng thông dụng (92 -| thông dụng (92 RON) : RON) 1 Hà Nội 0,37 - 6 Kualalumpuz 0,31

2 TP Hé Chi Minh | 0,37 7 Jacacta 0,12

3 Thượng Hải 0,35 8 Manila 0,374 |

4 Singapore 0,83 9 Yagon 0,34

5 Bangkok 0,83 10 Newdeli 0,61

Nguồn: Tổ chúc xúc tiến thương mại Nhật Bản

Do xăng dầu là mặt hàng có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giá cả của nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của kinh tế xã hội nên cơ chế quần lý giá cho

tới nay ở một mức độ nhất định vẫn do nhà nước trực tiếp quy định mức giá cụ

thể, tùy vào tình hình thực tế từng thời điểm mà mức độ can thiệp của Nhà nước

vào giá trần và thuế có khác nhau

2.2 TÁC ĐỘNG CUA CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN SỰ VẬN

ĐỘNG CỦA GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1 Chính sách tài chính

Bắt đầu từ năm 1992 Chính phủ áp dụng chính sách tài chính-tiển tệ thắt chặt, cụ

thể là chấm dứt chính sách phát hành tién tệ để bù đắp tâm hụt ngân sách Biện pháp này là một yếu tố quan trọng kiểm chế lạm phát từ 67,5% năm 1991 xuống

Trang 27

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng trong thập niên qua chi ngân sách không phải là

yếu tố chủ đạo, có tác động thuận chiều lên lạm phát Chẳng hạn từ năm 1991

đến 1993 chỉ ngân sách tăng từ 15,7% GDP lên 27,8% GDP khiến mức thâm hụt

ngần sách từ 1,92% GDP lên 5,03% GDP, song mức lạm phát lại giảm từ 67,5%

xuống còn 5,2%, Tương tự, trong giai đọan 1998-2000 khi chính phủ thực hiện

chính sách kích cầu (vốn dễ gây lạm phát) nhằm kích thích tiêu dùng khiến thâm

hụt ngân sách tăng từ 3,25% GDP lên 4,5% GDP

Xét trong tổng thể, dài hạn, việc Chính phủ nỗ lực hạn chế mức thâm hụt ngân

sách dưới mức an tòan (<5%GDP) phần nào góp phần kiểm chế mức lạm phát

dưới 2 con số trong suốt thập niên qua Chính sách tài chính này có ảnh hưởng

không nhỏ tới ngân sách của Nhà nước chỉ cho các đầu mối nhập khẩu và kinh

doanh xăng dầu, khi mà nguồn viện trợ và mua trả chậm xăng dầu từ Liên Xô cũ

không còn nữa, các công ty nhập khẩu dầu của Nhà nước phải sử dụng trực tiếp các nguồn ngọai tệ do Nhà nước phân bổ để nhập xăng dầu từ thị trường các nước như từ Singapore, Malaysia, Nhật bản, Thai Lan và một số nước có nhà

máy lọc đầu trong khu vực châu á thái bình dương

2.2.2 Chính sách tiền tệ

Bên cạnh chính sách của Nhà nước về tài chính, chính sách tiển tệ trong thời

gian này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến thị trường nhập khẩu và kinh doanh các

sản phẩm dầu

Kể từ 1992 đến 1998, song song với một số cải cách trong hệ thống tài chính,

Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoat nhung than trong

Trang 28

khấu đã có sự kết hợp một số công cụ gián tiếp có tác dụng khá hiệu quả trong

việc kiểm sóat lạm phát trong giai đọan 1992-1998

Bên cạnh đó trong giai doan này lãi suất được áp dụng có tính đến mức lạm phát

và lãi suất cho vay, nghĩa là mức lãi suất danh nghĩa thường lớn hơn mức lạm phát và lãi suất huy động thường lớn hơn lãi suất cho vay, kể cả đối với doanh

nghiệp nhà nước Cũng kể từ năm 1992, việc điều chỉnh lãi suất cho vay được

tiến hành liên tục, linh họat và bám sát thị trường, đảm bảo lãi suất thực dương

Với chính sách lãi suất như trên đã góp phần kiểm chế lạm phát, góp phần giảm

chi phi cho ngân sách do không phải bù lỗ cho các doanh nghiệp nhà nước nói

chung và các doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu khu

vực nhà nước nói riêng bởi lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất huy động từ dân

chúng đồng thời làm cho nhu cầu giả tạo về tín dụng giảm mạnh

Chính sách thu hẹp chênh lệch lãi suất (cả huy động và cho vay) giữa ngọai tỆ

và bản tệ theo hướng tăng lãi suất đối với ngọai tệ (7,5% năm 1993 lên 8,5%

năm 1994 và 9% năm 1995) và điều chỉnh lãi suất hàng tháng theo lãi suất thị trường quốc tế đã được áp dụng

Kể từ sau 1997 sự tăng trưởng của nền kinh tế bị chững lại do tác động của cuộc

khủng hỏang kinh tế ở Châu Á và những thành quả mà cải cách kinh tế từ những

năm 1991 mang lại dường như bị hạn chế bởi cuộc khủng hỏang này Từ 1999

đến nay đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng gía giảm mạnh Những biện pháp kích

câu của chính phủ từ giữa năm 1999 đến nay, qua nhiễu lần cắt giảm lãi suất

dường như chủ yếu giúp các doanh nghiệp trong nước trong đó có các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu giảm số nợ tổn đọng từ trước

Trang 29

2.2.3 Chính sách tỷ giá hối đóai

Từ cuối năm 1997, Ngân hàng Nhà nước đã nâng tỷ giá hối đóai lên (theo hướng

giảm giá đồng Việt Nam) và điều chỉnh sang chế độ tỷ giá linh hoạt hơn và biên

độ giao động lớn hơn, có thể coi là tỷ giá neo (với một rổ ngọai tệ trong đó có

đồng đô la Mỹ là chủ tệ) có điều chỉnh Chính sách tỷ giá đã tác động mạnh đến

việc nhập khẩu xăng dâu vào giai đọan này vì các doanh nghiệp Nhà nước nhập

khẩu xăng dầu bằng ngọai tệ (USD), và bán dâu vào thị trường nội địa bằng tiền đồng Việt Nam

2.2.4 Chính sách thuế

Trong thập kỷ qua một số một số loại thuế đã đánh vào giá xăng dầu, bao gồm

thuế nhập khẩu, phụ thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, và phí giao thông (sau nay đổi

thành phí xăng dầu) Một số điểm nổi bật của mức thuế suất trong thời gian vừa

qua là sự thay đổi liên tục do Chính phủ điều chỉnh mức thuế suất để duy trì với

4 a 4? + ^^ 2 Ae n,n + + ~ nw nw

mức giá trần với mục đích đối phó với sự mất ổn định của giá xăng quốc tế

Trên thực tế Việt Nam quy định mức thuế nhập khẩu tương đối thấp đối với sản phẩm dầu khí trong thời gian đầu của thập kỷ 90 Sau đó, trong hầu hết thời kỳ

này, mức thuế tăng lên và đạt đỉnh cao vào khoảng giữa năm 1998 Sau đó do

giá thế giới tăng dẫn đến giá nhập khẩu (CER) tăng, thuế và phụ thu giảm xuống

có thời điểm xuống còn 0% đối với tất cả các loại sản phẩm trừ nhiên liệu xăng

ZA1 dùng cho máy bay

Trong giại đoạn này do chính sách trợ cấp cho người tiêu dùng phần lớn sống ở nông thôn nên thuế dầu hoả và Diesel thấp hơn so với xăng Kể từ cuối 1997

Trang 30

sản phẩm dầu Do sự biến động liên tục về giá trên thị trường ngoài nước, thuế các loại sản phẩm được điểu chỉnh liên tục để phù hợp và nhằm giữ mức giá xăng dâu thị trường nội không biến động riêng đối với dầu Mazut (FO) những

năm vừa Chính phủ đã can thiệp và giữ mức thuế nhập khẩu bằng 0% trong một

thời gian dài, vì sự tăng nhanh của giá dầu trên thị trường thế giới và Nhà nước

muốn bao cấp giá nhằm giữ ổn định cho khu vực công nghiệp sử dụng loại nhiên

liệu này như điện, xi măng

23 NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỔN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH NHÀ

NƯỚC VỀ CƠ CHẾ GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN QUA

2.3.1 Những thành công:

Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, trong đó việc đổi mới và hòan thiện

chính sách Nhà nước về cơ chế giá xăng dầu được coi như mũi đột phá, những

thành công đã được thể hiện trong việc cơ chế giá được chuyển từ cơ chế giá hạch tóan sang cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của nhà nước thay thế cho cơ chế giá kế họach hóa tập trung với đặt trưng cơ bản là người bán và người mua

gặp nhau trên thị trường để xác định giá cả trên cơ sở tương quan cung cầu nhưng không được vượt gía trần do Nhà nước quy định vì đây là một trong số it

các mặt hàng độc quyền của Nhà nước

Cơ chế giá nêu trên đã tạo ra một chuyển biến bước ngoặt cho việc kinh.doanh

xăng dầu, phân bổ một cách hợp lý nguồn xăng dâu trong nước, góp phần vào việc tạo nên mức độ tăng trưởng cao trong những năm qua của nền kinh tế

¬

Nhà nước quản lý giá theo cơ chế ngăn ngừa tình trạng độc quyển tăng giá

Trang 31

các bên tham gia thị trường được giải quyết bình đẳng, góp phần vào yêu cầu

bình ổn mặt bằng giá chung theo định hướng phát triển của nền kinh tế, hạn chế tác động tự phát, tiêu cực của thị trường

Việc điều chỉnh gía xăng dâu trong những năm qua góp phần từng bước xóa bỏ

bao cấp qua giá Giá thành dần dân qua các năm được tính đúng, tính đủ chi phi,

giảm lỗ, tiến tới xóa bù lỗ và tăng thu nhập ngân sách, góp phần buộc các doanh

nghiệp phải tăng cường quản lý, cải tiến tổ chức kinh doanh, giảm chỉ phí cạnh tranh được trên thị trường

2.3.2 Những tôn tại

Môi trường pháp lý để qủan lý chỉ đạo điều hành giá còn thiếu và kém hiệu lực,

do đó chưa có đủ điều kiện để kiểm chế tính tự phát vốn có của đòn bẩy giá cả,

có lúc, có nơi đã xảy ra những cơn sốt tăng giá quá cao hoặc giá quá thấp không

hợp lý gây bất ổn định cho nền kinh tế

Tình trạng độc quyền, liên minh độc quyền, lũng đọan thị trường, cạnh tranh không lành mạnh về giá nhằm thu lợi nhuận không chính đáng làm phương hại

đến lợi ích người tiêu dùng Tình trạng thương mại bất công bằng, nhập lậu, trốn

thuế, đầu cơ, gian lận chỉ phí và giá cả chưa được Nhà nước kiểm sóat chặt chẽ

và Nhà nước chưa có cơ chế khắc phục một cách có hiệu quả

Giá xăng dầu thế giới trong những năm qua biến động với biên độ tương đối lớn, nhất là từ cuối năm 1999 do những tác động lớn về chính trị trên trường quốc tế, các vấn đề-Afganistan, I rắc, Trung cận Đông, và nhất là ảnh hưởng của cuộc tấn

Trang 32

cùng với các chính sách can thiệp của Nhà nước vào giá dầu nhiều lúc không

kịp thời, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phát triển kinh tế của đất nước

Giá trần xăng dầu Nhà nước quy định được hình thành trên cơ sở giá nhập khẩu và tỷ giá và các chính sách tài chính của Nhà nước

Trên thực tế giá xăng dầu thế giới trong những năm qua biến động với biên độ lớn, nhất là từ cuối năm 1999 Để đắm bảo ổn định mặt bằng giá, tránh những xáo trộn về giá ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng nên mặt bằng giá tương đối

én dinh trong thời gian qua do Nhà nước can thiệp thông qua các công cụ tài

chính đã làm cho hệ thống giá xăng dâu trong nước bị bóp méo, khi giá thế giới

xuống thấp, giá bán xăng dâu không được điều chỉnh xuống mà lại tăng phần thu

của Nhà nước thông qua thuế nhập khẩu và phụ thu Ngược lại khi giá thị trường

thế giới lên, giá trong nước điều chỉnh lên rất ít và Nhà nước lại phải cắt giảm

các khóan thu, thậm chí còn phải hỗ trợ tài chính trong một số trường hợp Như

vậy, dù giá thế giới lên cao hay xuống thấp, với cơ chế giá hiện hành, xét về mặt

tổng thể lợi ích chung xã hội đều bị thiệt hại Khi gía thế giới xuống thấp, lợi ích của người tiêu dùng bị thiệt hại, ngược lại khi giá thế giới lên cao thì lợi ích của

Nhà nước bị thiệt hại Giá thế giới tăng hay giảm không ảnh hưởng nhiều đến lợi

ích của các doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu do phí lưu thông không được kiểm sóat chặt chẽ

Dưới đây là một số ví dụ so sánh giữa giá nhập khẩu của một số các sản phẩm

dầu số liệu là số thực nhập của Công ty Thương Mại Dầu Khí-Petechim và giá

trần của Nhà nước theo các quy định của Ban Vật Giá Chính Phủ trong năm

Trang 34

Sơ đồ 8: Giá xăng nhập khẩu và giá trần Nhà nước quy định năm 2001 - Đơn vị tính: USD/MẺ 400 + 344.43 365.7 300) 32319 2038 320.99 293.85 sai 271.08 200 ——G NK to | —cá trần 0 + T T T3 T4 T5 T8 T7 T8 T10

Vẫn còn một số mặt hàng xăng dâu chưa được tính đúng tính đử chỉ phí nhập

khẩu và kinh doanh của các doanh nghiệp là đầu mối nhập khẩu Ví dụ như mặt

hàng dầu Mazut trong những năm qua, giá thị trường thế giới luôn ở mức cao, so

với giá trần theo quy định của Nhà nước thì việc nhập khẩu để cung cấp cho

công nghiệp điện va xi mang trong nước luôn phải ở dưới mức giá thành nhập

khẩu Do đó các công ty nhập khẩu dầu như Petrolimex, Petec, Petechim, Saigonpetro luôn phải nhập khẩu với giá trong tình trạng lỗ để cung cấp dầu cho

các khu vực công nghiệp nói trên với giá thấp hơn có lúc thấp hơn rất nhiều so với giá nhập khẩu bởi quy định giá bán tối đa của nhà nước đối với mặt hàng này nhằm ổn định sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ quá độ cũng như

đời sống của nhân dân (điện sinh hoạt, nước ) Trong một số chính sách của Nhà nước về việc quản lý các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu

vẫn còn chưa nhất quán và còn bất bình đẳng, như việc bù lỗ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dầu mazut trong thời gian qua vẫn còn là vấn để bức xúc cho

Trang 35

bù lỗ thông qua quỹ bình ổn giá trong trường hợp việc nhập khẩu, kinh doanh

dầu Mazut bị lỗ và lỗ đó, thực sự do ảnh hưởng của giá trần không được điểu

chỉnh bởi Nhà nước Hiện nay Chính phủ chỉ xem xét từng năm thông qua quỹ

hỗ trợ đặc biệt và đặc biệt chỉ riêng đối với Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam

(Petrolimex), còn các công ty đầu mối nhập khẩu khác như Saigonpetro,

Petechim, Petec tự phải cân đối lỗ lãi với các loại sản phẩm kinh doanh khác như Diesel, dầu lửa và xăng, do sự không công bằng trong chính sách bù lỗ

của Nhà nước đối với giá xăng dầu, dẫn đến những khó khăn không nhỏ cho các công ty nhập khẩu dầu không được bù lỗ như Petechim, Saigonpetro, Petec

Chính sách bảo hộ về giá đối khu vực công nghiệp năm 2001 như sau:

Sơ đồ 9: Giá nhập khẩu dầu Mazut và giá trần Nhà nước quy định năm 2001 240 ¬ 181.81 172.64 170.28 173.14 17528 180 + ` n———s_ _n—D_ nen _——~n” 66.8 158 166.86 168.76 162.14 157.72 _ 120 ¬ 137.44 140.43 60 ¬ 0 T T T T 7 T T q r ' ' '

Don vi tinh: USD/tén

Trang 36

Nguôn: Quy định về giá trần cho dầu Mazut của Ban Vật Giá Chính phủ trong

năm 2001, và gía nhập khẩu của Công ty Thương Mại dầu Khí Petechim ˆ

Về việc trên các công ty - đầu mối nhập khẩu xăng dầu, đã nhiều lần kiến nghị

với Nhà nước, yêu cầu Nhà nước xem xét lại chính sách bù lỗ cho các doanh

nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dâu, nhưng cho tới nay vấn để trên cho

Trang 37

CHUONG 3

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ XĂNG DẦU TRONG GIAI ĐỌAN TỚI

3.1 DU BAO THI TRUONG XANG DAU VIET NAM TRONG NHUNG NAM TOI

3.2 DU BAO THI TRUONG XANG DAU THẾ GIỚI

Trang 38

CHƯƠNG 3

_ ĐỰ BÁO THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH

QUAN LY XANG DAU TRONG GIAI DOAN TOL

3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Theo nhóm chuyên gia Ngân Hàng Thế Giới đang nghiên cứu về vấn để năng lượng tại Việt nam thì nhu cầu năng lượng nói chung của Việt Nam phụ thuộc

vào đà tăng trưởng kinh tế, vào tốc độ đô thị hóa nhanh (dự kiến sẽ có thêm 7- 10 triệu người sẽ sống ở các thành phố vào năm 2010) và tòan câu hóa thương

mại (điện, đường xá và bưu chính viễn thông cần đủ và hiệu quả) Ngòai ra, còn

có nhu cầu về năng lượng và dịch vụ chất lượng tốt hơn để tăng tính cạnh tranh

quốc tế

Tiêu thụ dầu khí của Việt Nam sẽ tăng từ 50,84 triệu thùng năm ¡1998 lên 117,8

triệu thùng tương đương khỏang 16 triệu tấn vào năm 2010 (tăng 2,3 lần so với năm 1998), tốc độ tăng trung bình hàng năm là 7,3%

Trên thực tế, tiêu thụ từng lọai sản phẩm dâu khí không giống nhau: Tiêu thụ

dầu diesel và mazut cho phát điện sẽ giảm với tốc độ trung bình hàng năm lần

lượt là 5,8% và 4% , được thay thế bằng việc dùng khí cho phát điện và dùng khí làm chất đốt sẽ tăng nhanh chóng với tốc độ trung bình là 12 »/% nam

¬

Trang 39

vẫn tăng với tốc độ trung bình hàng năm khỏang 9,2%, các lọai khác tăng 8,5%

(nguồn: Ngân Hàng Thế Giới-Đảm bảo năng lượng cho sự phát triển Việt Nam

năm 1999) |

Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế họach và Đầu tư thì nhu cầu

xăng dầu của Việt Nam trong những năm tới như sau:

Biểu 6: Dự báo tiêu thụ xăng đầu của Việt Nam đến 2010 (A) STT Lọai nhiên liệu 2005(triệu/tấn) 2010 (triệu/tấn) 1 Xăng ô tô 2,513 3,693

2 Xăng máy bay 0,478 0,719

3 Dau héa (KO) 0,300 0,300

4 Dau Diesel (DO) 4,494 6,106

5 Dâu mazút ŒO) _2,335 3,232 Tổng xăng dâu _ 10,120 14,050 6 Khí hóa lỏng 0,311 0,449 Sản phẩm khác 0,433 | 0,686 8 Tổng dầu khí | 10,865 15,185 Nguồn: Viện chiến lược phát triển - Bộ kế họach và đầu tư \

Trang 40

Bảng 7: Dự báo tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam đến 2010 (B) Lọaisản phẩm 2005 2010 | % triéu tan % triéu tan Xăng 25,1 | 3,059 27,3 4,665 Dầu hỏa 4 0,488 3,47 0,587 Xăng máy bay | 4,6 0,561 5,42 0,917 Dầu Diesel 47 5,732 | 45,82 7,759 Dau Mazut 14,27 1,740 11,86 2,008 Dầu nhờn 1,7 207" 1,87 0,316 Nhựa đường 2,15 262 2,59 0,438 Tổng cộng 100 12,195 100 16,935 Nguồn: Tổng Công ty dầu Khí Việt Nam (Petrovienam)

- Kết hợp kết quả dự báo của 3 tổ chức nói trên chúng tôi cho rằng tiêu thụ sản

phẩm dầu mỏ ở Việt Nam đến 2010 sẽ ở mức khỏang 16 triệu tấn, là kết quả dự

báo của Ngân Hàng Thế Giới và tốc độ tăng trung bình hàng năm tiêu thụ sản

phẩm dầu mỏ từ nay cho tới 2010 sẽ là 7,3% Về mặt cung cấp theo ý kiến chung

của các chuyên gia của các tổ chức trên thì Việt Nam trong những năm sắp tới

vẫn là một nước nhập khẩu sản phẩm dầu, dù rằng theo dự kiến của

Petrovietnam thì nhà máy lọc dầu Dung quất có thể đi vào họat động vào năm 2007 với công suất khdéang 6 triệu tấnnăm trong những năm đầu tiên đi vào họat động và theo dự báo của Viện Chiến Lược Phát Triển thì khl năng cung cấp | xăng dâu của Việt Nam vào năm 2010 như sau:

Xang O to> 3,352 triệu tấn

Xăng máy bay: 1,308 triệu tấn

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w