1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố tác động đến chi tiêu giáo dục các nhóm hộ gia đình ở việt nam giai đoạn 2006 2012

110 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 9,05 MB

Nội dung

Trang 1

Ys ~ | TP Hồ Chí Minh, Năm 2014 :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

: TRUONG DAI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

CAOXUANHAI _ a

CAC NHAN TO TAC DONG DEN CHI TIEU GIAO DUC CUA CAC NHOM HO GIA DINH O VIET

"NAM GIAI DOAN 2006 - 2012 :

Chuyén nganh : Kinh tế học Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01 TRƯỜNG ĐẠI HỌ( MẲ TP.HCM THƯ VIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC `

Người hướng dẫn khoa học:

TS Lê Hồ Phong Linh

Trang 2

TÓM TẮT

Luận văn này được thực hiện để phân tích các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012, trong đó

tập trung vào hai nhóm 1 và nhóm 5 Từ đó, kiến nghị một số chính sách để nâng

cao chỉ tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình ở Việt Nam

Số liệu thứ cấp lấy từ dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006 và 2012 Luận văn tiên hành trích lọc sô liệu riêng của hai nhóm hộ cho từng năm và tiến hành hồi quy theo hai phương pháp OLS va WLS, trong đó chủ yếu phân tích - kết quả theo phương pháp WLS Các mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và kết quả cho thấy các nhân tố tác động và mức độ tác động của các nhân tố đó

đến chỉ tiêu cho giáo dục của hai nhóm hộ là khác nhau

Các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của nhóm 1 trong giai đoạn 2006-2012, bao gồm: Khoảng cách thu nhập, số trẻ trong độ tuổi từ 1-5, số trẻ trong độ tuổi từ 11-17, số trẻ trong độ tuổi từ 18-22, tổng số giờ làm việc của trẻ, hộ thuộc điện nghèo, dân tộc Kinh, trình độ học vấn của chủ hộ, lãnh đạo, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long Đối với nhóm 5, các nhân tố có tác động đến chi tiêu

cho giáo dục, bao gồm: Khoảng cách thu nhập, số trẻ trong độ tuổi từ 1-5, số trẻ

trong độ tuổi từ 11-17, số trẻ trong độ tuôi từ 18-22, trình độ học vấn của chủ hộ,

trợ cấp cho giáo dục, thành thị, Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long

Với kết quả phân tích, để nâng cao chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia

“đình Việt Nam, luận văn kiến nghị Chính phủ cần ưu tiên nguồn lực và ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu SỐ, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn Bên cạnh đó, chính quyền địa phương ở các tỉnh cần đây mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị đạy học ở các địa 'bàn khó khăn của tỉnh Đồng thời, đây mạnh phát triển kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao trợ cấp giáo dục cho hộ nghèo

Tuỳ còn tôn tại nhiều hạn chê nhất định, kết quả nghiên cứu vấn là tài liệu có giá trị tham khảo cho những người quan tâm đên vẫn đề giáo dục, các nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác nghiên cứu

Trang 3

MỤC LỤC

- LỜI CAM ĐOAN cssernrtrrrrerrrrrrrrrrrrririrrtree Series LỜI CẢM ƠN cssnrnierrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrerrrrdtrrrirrrlrrrrirrriirl iÏ

TÓM TẤT 2tt121.1 1.1mmmrrie ¬ iil

MỤC LỤC -2222t2+2SS2tt 22222 tttttrrirtrrrrrrtrrtrritrrrririrrriltritriirrriii iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIỆT TẮTT ccsccccsrerrerrrrirreriie vii

DANH MỤC CÁC BẢNG -cesseeerrerrerrrrrrree m viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ . -+++++trrttrrtrrrrtrtrrrtrrrrrrrtrrre Ìx CHƯƠNG 1 TÔNG QUAN NGHIÊN CỨU -+-+csnttrntnhteerrrrrrrtre save

11 Vấn đềnghiên cứu enseeeereererrrrrrrrrrrrrrerrerrerrroonl

91.2, Mục tiêu nghiên cứu ecesrrtrrrtrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrrriee vecsasesseesseeeens 2

13 Câu hỏi nghiên cứu - Thu Heereereeeree ¬ a 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 22cccerrrreerrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrriiiir 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu . -++eretertrrrrtrrrrttrtrtrtrrtrrrrrrtrrrrrtrrtrrrrenel 3

1.5 Bố cục đềtài -eerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrriirrrrrrirrrrrtntrrrrrirlrnliiirn 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT . -cc:-c55ssscntrerrtertrtrtetrtrrrrrrtrrtrrrrriiiin 5

2.1 Các khái niệm . -cecereeererrrertrtrtrrtrrrrtrrrrrrrrtrtrsrtrrrrrrrrrrnrrrr 5

2.2 Cơ sở lý thuyết -ccerrrrrerrererrrrrrrrrrtrriirrrirrirrrrrrrrmrriiriire 6

2.2.1 Ly thuyết vốn con người -+srterterrtertrrrtrrttrrtrtrrtrrrrrrrrrrri 6

22.2 Kinh tế học hộ gia đình -ceeeeeerreerrrrerrrrrrrirrrirrirrrrririe 7

2.2.3 Chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình -eeerereerterertrrrrrrrrre 9 223.1 Mô hình Working”s Engel -. -eeererrrrrrrtrrrrrree Vy ve wD 2.2.3.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ereeeererererrrrrrrrrrreer 9 2.2.4 Mối quan hệ giữa nguồn lực gia đình và chỉ tiêu cho giáo dục của hộ 10 2.3 Cac nghiên cứu tFƯỚC -s+eserrterrterrtrrrtrttrrrrrttrttrrtrrrtrrtrrrrrnrtnrrr 13

2.3.1 Mô hình của Glewwe và Patrinos (1999) no assbaacacicnelie 13

2.3.2 Mô hình nghiên cứu Tilak (2002) cccerreeerrreeeerirrrrrrrirriird 15

2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Dang (2007) . -+ ga nga 17 2.3.4: Mô hình nghiên cứu của Qian và Smyth (2010) -ceceee 19

2.3.5 Mô hình nghiên cứu của Vu mm

Trang 4

2.3.6 Mô hình nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) -++*+ 22

2.4 Tóm tắt chương 2 —sccccccaveeasacusavasnsaesesnvacsneassseseasssenecusslbosveneesecseneceessonsases 26 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 27

3.1 Thiết kế nghiên cứu -eererrrreerrrrrrrrrrtrtrrrrrrtrrrrrrrirrrr 27

3.1.1 Xác định các biến đưa vào mô hình -+rrretrttterrrrtrtrrrtttre 27

3.1.2 Đo lường các in ảaả 34

3.1.3 Mô hình nghiên cứu để xuất . -cceeererrttrrrrtrrtrrrrrrrrrtrrrrrirr 39 3.2 Dữ liệu nghiên cứu -cc-cccrreeeetrrrrrrrrrrrrrtrttrrrrrrirr series 40 -

3.2.1 Dữ liệu - đc g1 89 1t 0709040107714 vesaeeess 40 3.2 2 Phương pháp trích thông tin từ bộ dữ liệu VHLSS " 41

' 3.3 Phương pháp nghiên cứu -rereererrtrrtrrterterrtrrree _— 42

3.4 Tóm tắt chương 3 `

CHUONG 4 ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC YEU TO TAC ĐỘNG DEN CHI TIEU CHO

GIAO DUC CUA CAC NHOM HO GIA ĐÌNH eeeeeerrrrrereeeeđể

4.1 Thực trạng chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam

giai đoạn 2006-20 12 -ccsrerrerrrrrrrrrrrrrrrrrrerrdtitrrrrrrrrrrrrrttrrrrrtrrttrnrttrr 44

4.1.1 Chỉ cho giáo dục, đào tạo của các nhóm hộ gia đình Việt Nam 44 4.1.2 Chỉ cho giáo dục, đào tạo của các nhóm hộ gia đình chia theo khoản Hi cc cccessesesssescescccscsscsessssesescesescesessseenesansesensesscsessensansnenssesssessens scan gees eee ees 45

4.1.3 Chi giáo dục, đào tạo của các nhóm hộ gia đình chia theo loại trường

na 1 hành 4T -

4.2 Đặc điểm các biến trong mô hình nghiên cứu eeereeerree 48

4.2.1 Đặc điểm các biến trong mô hình nghiên cứu năm 2006 . - 48

4.2.1.1 Chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình năm 2006 .48-

4.2.1.2 Đặc điểm các nhóm hộ gia đình năm 2006 -+s++eở 49

42.13 Đặc điểm chủ hộ của các nhóm hộ gia đình nam 2006 .49 4.2.1.4 Chính sách trợ cấp giáo dục -eeeee casssonnbanssnnggeneensnssoe 50

4.2.1.5 Đặc điểm địa lý ¬ ¬

Trang 5

4.2.2.5 Đặc điểm địa lý ` 52

4.3 Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu bằng phương pháp OLS 52 4.4 Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu bằng phương pháp WLS 52 4.4.1 Kết quả hồi quy bằng phương pháp WLS ¬———

4.4.2 Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu -: che 54

4.4.2.1 Kiểm định hệ số hồi QUY . -+ ++-ttrrttrrttrrttrttrrttrttrrtrrrtrrtrrrtrnr 34-

4.4.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ee-eeererrrttrrrrreer 37 4.4.2.3 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến cccccecrrrrttrrtrirrirrrrrrrrrrr 57

4.4.3 Thảo luận kết quả -+stertrrtertrrtertrrtrtrtrrtrttrttrttrttntrttrrtf11771777 58 4.4.3.1 Cac nhan tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của nhóm | trong giai ˆ đoạn 2006-2012 -.-eersreeertrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrirtrrirrei 58 4.43.2 Cac nhan té tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của nhóm 5 trong giai đoạn 2006-20122 -e +trrrrerrrrrrrrrtrrtrtttrrrtrrrrrrrrrrrrttrrtlntttfttfffff1777 60 4.4.3.3 Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố giữa hai nhóm hộ 62 4.5 Tóm tắt chương 4 -eeerrerertrtrrtrrtrtrtrrrre _ mm 63- CHƯƠNG 5 KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 11 51 Kếtluận -eerrseererrerrrretrrtrtrrrtrtreh "— 64 5.2 Gợi ý chính sách -ererrrrerrrrrrtrrrrrtrrrrrrrntrririi 65

5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theO ceerrrrrrrrrrrrree 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -sneeeerrrrrreeee-OB

PHỤ LỤC A: Các kỹ thuật hồi quy được áp dụng -eeeeeerrreerrrrrrre c 72

PHỤC LỤC B: Đặc điểm các biến trong mô hình nghiên cứu -eeeeeeeee 16-

PHỤ LỤC C: Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu bằng phương pháp OLS veces 84

PHỤ LỤC D: Kết quả hồi quy mô hình WLS -reerrreerrreerern " 98

vi

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT

BLUE —: Ước lượng không chệch tuyến tỉnh tốt nhất (Best Linear

Unbiased Estimator) |

OLS : Bình phương bé nhất thông thường (Ordinary Least Squares) WLS : Bình phương nhỏ nhất có trọng số (Weighted Least Squares)

VHLSS : Dữ liệu khảo sát mức sông hộ gia đình

Trang 7

DANH MỤC CÁC BANG

Bang 2.1: Tom tat cac nghiên cứu frước -: ¬ 25

Bảng 3.1: Mô tả tóm tắt đặc điểm các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chỉ tiêu

cho giáo đục cccnnnnnnnhhthttrtttttữttttttttttttt2717177777727177221217 38

Bảng 3.2 Cách trích lọc số liệu từ dữ liệu VHILSS ` 42

Bảng 4.1: Chỉ cho giáo dục, đào tạo bình quân Ì nhân khẩu 1 tháng của các nhóm

hộ gia đình Việt Nam -creeernrrrrrrrtrtrrrrrrrtmttrtdnttr077770 44

- Bảng 4.2:Tỷ trọng chỉ tiêu cho giáo dục, đào tạo trong chỉ tiêu cho đời sống của các nhóm hộ gia đình -: -«e-2+ttttrttrrtrtrrrrrrrtrtrrrrrrrtrrtrttrtttdttttfttf1777777777717 45

Bang 4.3: Chi cho giao dục, đào tạo binh quan 1 người đi học trong 12 tháng chia

theo khoản chỉ của nhóm Ì -eeererrrerrrree t4 22 8312.121 tr trrrtrrrftrrrrrrrtr 46

Bảng 4.4: Chỉ cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng chia theo khoản chi của nhóm 5 - TU ng 10 56g18 1117120177772 47 Bảng 4.5: Chỉ cho giáo dục, đào tạo bình quân 1 người đi học trong 12 tháng chia theo loại trường học của hai nhóm hộ -***t**** v2 118 tr.rtrtrsrtrrtrtrtrf 48 Bang 4.6: Chi tiêu cho giáo dục của hộ phân theo nhóm thu nhập năm 2006 48 Bang 4.7: Chi tiêu cho giáo dục của hộ phân theo nhóm thu nhập năm 2012 50

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỎ THỊ

Sơ đồ 2.1: Các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ - 12

Sơ đề 3.1: Các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ -xe+ 33

Trang 9

CHUONG 1

TONG QUAN NGHIEN CỨU

Nội dung chương tổng quan nghiên cứu sẽ giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đổi tượng, phạm vi nghiên cứu, đồng thời bỗ cục của luận văn được trình bày ở cuối chương

Li Vấn đềnghiên cứu

Phát triển giáo dục và đầu tư vào vốn con người luôn là don bay quan trong cho su phat triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia Ở góc độ vĩ mô, đầu tư cho giáo dục giúp nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển ổn định của mỗi quốc gia Ở góc độ vi mô, đầu tư cho giáo dục là con đường quan trọng để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu Giáo dục còn giúp hộ gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội Vì lẽ đó, đầu tư cho giáo

dục có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, đặc biệt là

các quốc gia đang phát triển như Việt Nam

Với truyền thống hiếu học từ xa xưa, người Việt Nam đánh giá rat cao tam quan trọng của giáo dục Các hộ gia đình có xu hướng dành một phần ngân sách đáng kế cho việc học của con em mình Báo cáo quốc gia về phát triển con người (2011, trang ©

104) “Chỉ tiêu từ hộ gia đình đã tăng mạnh đối với tất cả các vùng, các nhóm kinh tế- xã hội và ước tính chiếm tới 50% chỉ tiêu chung cho giáo dục ở Việt Nam, tùy vào cấp học Chi tiêu công chiếm phần lớn trong chỉ tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học cơ

sở, trong khi chỉ từ khu vực từ nhân chiếm hơn một nửa chỉ tiêu cho cấp đại học” Qua hơn 20 nắm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, thu nhập của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể, chỉ tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình cũng tăng lên Theo Tổng cục thống kê (2012), chỉ tiêu bình quân người/tháng đã tăng từ 511 nghìn đồng năm 2006 lên đến 1603 nghìn đồng vào năm 2012 Trong đó, chỉ tiêu cho giáo dục bình quân người/tháng năm 2006 là 30 nghìn đồng thì đến năm 2012 con số này đạt được 89 nghìn đồng Qua đó, _ có thể thay khi thu nhập của người dân Việt Nam tăng lên thì chỉ tiêu cho giáo dục của hộ cũng có xu hướng tăng theo Tuy nhiên, tỷ trọng chỉ tiêu cho giáo duc trong chi tiêu

Trang 10

cho đời sống của hộ lại có xu hướng giảm Cụ thé, ty trong nam 2006 là

6,4% thì đến

_ năm 2012 con số này giảm xuống còn 5,9% (Tổng cục thống kê, 2012) Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo - dục Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chênh lệch bằng cấp giữa các nhóm thu nhập; giữa nam và nữ; giữa thành thị và nông thôn ngày càng tăng Theo Tổng cục

thống kê Việt Nam (2012) tỷ lệ người không có bằng cấp hoặc

chưa bao giờ đến

trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của nhóm hộ nghèo nhất năm 2006

cao hon’ 3,6

lần so với nhóm hộ giàu nhất; của nữ giới cao hơn 1,6 lần so với nam

giới; của nông

thon cao hon 1,7 lần so với thành thị Còn trong năm 2012, tỷ lệ không

có bằng cấp

hoặc chưa bao giờ đến trường của dân số từ 15 tuổi trở lên của nhóm

hộ nghèo nhất

cao hơn 4,6 lần so với nhóm hộ giàu nhất; của nữ giới cao gan 1,6 lần

so với của nam

giới; của nông thôn cao hơn 1,9 lần so với thành thị Câu hỏi đặt ra: Phải

chăng có sự

khác biệt trong chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt

Nam trong thời

gian qua? Đâu là nhân tố đã đóng góp và cận trở chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam? Phải chăng có sự thay đổi mức độ tác động của các nhân tố đó đến chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình Việt Nam qua các nám Đề có thể làm sáng tỏ các câu hỏi trên, tôi thực hiện đề tài: “Các nhân tô tác động dén chi u cho gido dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012” làm đề tài nghiên cứu |

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình

ở Việt Nam

'trong giai đoạn 2006-2012 Tập trung chủ yếu vào nhóm 1 và nhóm 5

Trang 11

1

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng chỉ tiêu cho giáo dục của nhóm 1 và nhóm 5 ở Việt Nam trong giai

đoạn 2006-2012 như thế nào?

Những.nhân tố nào tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của nhóm 1 và nhóm 5 6 Việt Nam?

Mức độ tác động của các nhân tô đó đến chỉ tiêu cho giáo dục của hai nhóm hộ gia đình ở Việt Nam như thế nào? Mức độ tác động của các các nhân tô đó đã thay đôi -

như thế nào giữa hai mốc thời gian là 2006 và 2012?

Mức độ tác động của các nhân tố đó khác nhau như thê nào giữa nhóm 1 so với nhóm 5?

Những gợi ý về chính sách nào có thể được đưa ra? 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

.4,1, Đôi tượng nghiên cứu

Các nhân tố về đặc điểm hộ, đặc điêm chủ hộ, chính sách trợ cấp và đặc điêm địa ly tác động đến chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam trong giai

đoạn 2006-2012

1.4.2 Pham vi nghién citu

Các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam, trong đó tập trung vào nhóm 20% nghèo nhất và nhóm 20% giàu nhất theo ngũ phân vị, sau đây gọi là nhóm 1 và nhóm 5 Nghiên

cứu chỉ tập trung cho 2 nhóm hộ này vì đây là hai nhóm hộ có sự chênh lệch về thu nhập cao nhật, sự khác biệt về chỉ tiêu cho giáo dục của hộ có sự khác biệt đáng kê

Đề tài sử dụng kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2006 và

2012 Các phân tích chỉ giới hạn trong giai đoạn 2006-2012 1.5 Bố cục đề tài

Đề tài được chia thành 5 chương, cụ thể như sau:

~ Chương i: Tổng quan nghiên cứu

Trình bày sự cân thiệt của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,

đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước có liên quan Các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Cơ sở lý thuyết gồm

có: Lý thuyết vốn con người, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình, mối quan hệ.giữa nguồn lực gia đình và chi tiêu cho giáo dục của hộ, kinh tế học hộ gia đình Các nghiên cứu trước có liên quan: Nghiên cứu Glewwe và Patrinos (1999); Tilak (2002); Dang (2007); Qian và Smyth (2010); Vu (2012); Tran Thanh Son (2012)

Chuong 3: Phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu

Nội dung của chương tập trung vào việc xác định mô hình nghiên cứu và các biến trong mô hình từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước, nguồn đữ liệu và các di liệu có liên quan Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích cụ thể để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra cũng được xác định trong chương này

Chương 4: Đặc điểm và các yếu tổ tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của các

nhóm hộ gia đình

Nội dung của chương đánh giá sơ lược thực trạng chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình ở Việt Nam giai đoạn 2006-2012, trong đó tập trung vào nhóm Í và nhóm 5

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYET x

Chương 2 sẽ trình bày tóm lược các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày tổng quan cơ sở ly thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan đến chỉ tiêu cho giáo đục của hộ

2.1 Các khái niệm + Liộ gia đình |

Theo số tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chỉ Thời gian 12 tháng qua tính từ thời điểm tiến hành cuộc phỏng vẫn trở về trước

as Chu hd

Theo số tay khảo sát mức sống hệ gia đình (2012), chủ hộ là người có vai trò điều hành, quản lý gia đình, giữ vị trí chủ yếu, quyết định những công việc của hộ Thông thường (nhưng không nhất thiết) chủ hộ là người thường có thu nhập cao nhất trong hộ, năm được tất cả các hoạt động kinh tế và nghề nghiệp của các thành viên khác của hộ Đa số chủ hộ theo khái niệm trên trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu, nhưng có trường hợp chủ hộ trong cuộc khảo sát này khác với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu

dk Chỉ tiêu cho giáo dục của hộ

Được hiểu là số tiền của hộ gia đình dành cho giáo dục của các thành viên trong "hộ trong 12 tháng qua

Theo số tay khảo sát mức sống hộ gia đình (2012), chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Am

bao gồm các khoản cơ bản sau:

Trang 14

(Giấy bút, cặp, vớ, ); Học thêm cho môn học thuộc chương trình quy định; Chi giáo

dục khác (Lệ phí thi, đi lại, trọ, bảo hiểm than thé hoc sinh, sinh viên, ) |

_ + Chi phi cho gido duc dao tao khac trong 12 thang qua (cac bằng ngoại ngữ, đánh máy tốc ký, cắt tóc làm đầu, trang điểm, ): | ,

2.2 Cơ sở lý thuyết

2.2.1 Lý thuyết vốn con người

Theo lý thuyết vốn con người, các khoản đầu tư cho giáo dục nhìn chung không dựa vào những người hưởng lợi đầu tiên là trẻ em mà dựa vào những người chăm sóc chúng Quyết định của cha mẹ về việc học tập của trẻ em xuất phát từ hiệu quả của cả 2 phía, đó là lợi ích riêng của trẻ và lợi ích mang lại cho cha mẹ Lý thuyết cho rằng cha mẹ sẽ đầu tư thời gian như là đầu vào trực tiếp, tiền chỉ là đầu vào gián tiếp và các nguồn lực khác trong giáo dục của con cái họ bởi vì họ nhận được những lợi ích khi làm như vậy, và đó cũng là một việc đầu tư sẽ mang lại lợi ích trong tương lai Cha mẹ sẽ đầu tư vào việc học của con cái đến một mức độ mà ở đó đường lợi ích biên và

đường chỉ phí biên của việc đầu tư bằng nhau (Becker, 1981; Becker và Tomes, 1976) Becker và Tomes (1976) đã tìm thấy rằng cha mẹ có xu hướng đầu tư cho giáo

dục của trẻ có nhiều năng lực hơn là các em có ít năng lực Điều này có nghĩa là những đứa trẻ học tập tốt ở trường được ưu tiên hơn trong việc đưa ra quyết định đầu tư cho giáo dục của cha mẹ Lý thuyết cũng mặc nhiên cho rằng nguồn lực của một đứa trẻ phụ thuộc vào sự di truyền từ cha mẹ Becker và Tomes (1976) tranh luận rằng sự đi truyền từ cha mẹ đến con cái sẽ giảm đến mức trung bình Do đó họ tranh luận: “Trẻ em với cha mẹ được thiên phú tốt có xu hướng có năng lực trung bình nhưng nhỏ hơn so với năng lực trung bình của cha mẹ chúng, trong khi trẻ em có cha mẹ được thiên phú ít cũng có xu hướng có nguồn lực trung bình nhưng lớn hơn so với ¡ cha mẹ

chúng” (Becker và Tomes, 1986, p9) 4

Do đó, lý thuyết vốn con người cho rắng sự đâu tư vào giáo dục trẻ em có liên

quan đến các đặc điểm của cha mẹ, các đặc điểm và tính chât của trẻ em và sở thích

của cha mẹ (Becker, 1981; Becker và Tomes, 1976; Hanushek, 1992) Trong khuôn khổ lý thuyết vốn con người, những nghiên cứu khác lại giải thích

rằng có sự phân biệt giới tính liên quan đến đầu tư của cha mẹ trong giáo dục của trẻ

(Aoerman + và ‘King, | 1998; Pasqua, 2005; Ycuh, 2006) Đây là một t phần trong lý -

Trang 15

| thuyết vốn con người với lý do cha mẹ sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc học của các bé trai nhiều hơn các bé gái Có 4 nguyên nhân được đúc kết trong các nghiền cứu trên Đầu tiên, con gái sẽ nhận ít học phí nếu chỉ: phí (trực tiếp và gián tiếp) của các bé gái cao hơn so với các bé trai Điều này được xem là hợp lý nếu xem xét chỉ phí co ho của một bé gái đang học có thể cao hơn một bé trai khi bé gái ấy có thể giúp đỡ trong việc chăm sóc em ít tuôi hơn trong gia đình hoặc lấy củi và nước (Pasqua, 2005; Gertler và Glewwe, 1990) Thứ hai, viéc dau tu trong giáo dục của một bé gái sẽ Ít hơn một bé trai nếu như lợi nhuận từ bé gái thấp hơn Lợi nhuận từ việc học của bé gái có thé thấp hơn như là kết quả của phân biệt giới tính trong thị trường lao động Nghiên cứu của Kingdon (2005) chỉ ra rõ sự phân biệt giới tính trong lợi nhuận từ việc học ở Ấn Độ Thứ ba, sẽ có một sự thiên vị đối với các bé trai so với các bé gái nếu sự kỳ vọng về việc chu cấp của các bé trai cho bố mẹ khi về già sẽ cao hơn so với các bé gái Điều này hoàn toàn phù hợp dưới chế độ phụ quyền nơi mà người phụ nữ phải rời khỏi gia đình của mình khi họ kết hôn và trở thành một thành viên bên nhà chồng Cuối cùng, bé gái sẽ bị đối xử bất công hơn các bé trai nếu cha mẹ có xu hướng ưu tiên giáo dục của các bé trai Có nghĩa là sẽ có sự thiên vị giới tính đối với các bé gái, nếu cha mẹ có

nhiều lợi ích từ việc học của các bé trai

2.2.2 Kinh tế học hộ gia đình

Một vài nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã xem xét cách thức hộ gia đình: phân phối các nguồn lực (Becker, 1964; 1965) đã mở rộng mô hình tân cỗ điển về cầu tiêu thụ của gia đình Trong mô hình này, hàm hữu dụng được tối đa hóa là hàm hữu dụng chung, theo đó tắt cả thành viên trong hộ gia đình ban đầu đều có một mức hữu dụng tối đa như nhau Thu nhập được phân phối theo phương thức tỷ lệ thay thế biên giữa bất kỳ hai hàng hóa tiêu dùng nào là như nhau đối với từng thành viên Tất cả các nguồn lực có được của từng thành viên ban đầu được gộp chung lại, sau đó mới tái phân phối cho từng thành viên theo một nguyên tắc chung Theo mô hình cia Becker, sở thích của từng các nhân là sở thích chung của hộ gia đình Tuy nhiên, trên thực tế sở thích của từng thành viên có thể khác nhau, hơn nữa, các nguồn lực được phân phối hướng về những hàng hóa cho nên sẽ khác với mong muốn của từng thành vién trong

hộ gia đình

Trang 16

Một vài nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia, cho thấy việc gộp chung nguồn 'lực của từng thành viên để tái phân phối lại cho từng thành viên phy t thuộc vào người kiểm soát các nguồn lực Chủ hộ thường là người kiểm soát các nguồn lực, các đặc:

điểm của chủ hộ: Giáo dục, giới tính, thu nhập và công việc có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ

Nghiên cứu thực nghiệm của Tansel và Bircan (2006) phát hiện ra rằng trình độ giáo dục của cha mẹ có tác động đến chi tiêu cho học thêm của con cái ở Thổ Nhĩ Kỳ Ribar (1993) đã tìm thấy trong một mô hình quyết định chung là trình độ học vấn của

cha mẹ tăng lên, việc hoàn thành trung học của trẻ em tăng lên

Tuổi của cha mẹ có thể ảnh hướng đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Với tuổi tác, cha mẹ sẽ có kinh nghiệm hơn và hiểu được lợi ích và lợi nhuận thu về trong việc đầu tư giáo dục Nghiên cứu thực nghiệm của Mauldin và cộng sự (2001) ở Mỹ chỉ ra rằng khi cha mẹ lớn tuổi chi tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học càng nhiều Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của Donkoh và Amikuzuno (2011) ở Ghana lại chứng minh điều ngược lại Nghiên cứu cho thấy rằng xác suất chỉ tiêu cho giáo dục của hộ nhiều

hơn khi chủ hộ còn trẻ và giảm đi khi chủ hộ về già

Tình trạng việc làm của cha mẹ cũng có thê liên quan đến chỉ phí giáo dục của trẻ em Thậm chí sau khi đã kiểm soát được thu nhập, tình trạng việc làm có thể ảnh hưởng đến nhận thức của cha mẹ lên mỗi quan hệ giữa việc đầu tư nguồn nhân lực và lợi nhuận thu về của họ Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng có mối quan hệ đáng kể, tích cực giữa việc làm của mẹ, đặc biệt trong khoảng thời gian con là thiếu niên và _ hoàn thành trung học (Haveman va cộng sự, 1991; Ribar, 1993)

Tình trạng hôn nhân của cha mẹ cũng có thể liên quan đến chỉ tiêu giáo dục cho trẻ em Cha mẹ đơn thân với một nguồn thu nhập duy nhất có thể mong muốn chỉ tiêu ít hơn cho việc học của con Nghiên cứu thực nghiệm của Ribar (1993) đã tìm ra rằng trưởng thành trong một gia đình cha mẹ đơn thân có tác động tiêu cực đến việc hoàn thành trung học của trẻ Điều thú vị là lớn lên trong một gia đình có bố dượng hoặc mẹ kế giúp cho trẻ em n hoành thành việc học tốt hơn là gia đình cha mẹ đơn thân

ˆ Các kết quả khác cho thấy nó cũng phụ thuộc vào hành vị của gia đình được do bằng lượng tiền chỉ tiêu cho hàng hóa và dịch vụ Sự gia tăng thu nhập của gia đình có

Trang 17

thể có liên quan đến việc chỉ tiêu nhiều hơn cho giáo dục của con cái (Tansel và

Bircan, 2006) a

Tuy nhiên, trong trường hợp hộ gia đình quyết định theo số đông, tức là mỗi

thành viên trong hộ hành động như một cá nhân với một hàm hữu dụng riêng Samuelson (1956) đưa ra một trong những mô hình đơn giản nhất về tiêu dùng của hộ gia đình, theo đó thu nhập của hộ gia đình luôn được chia thành những tỷ lệ cụ thể cho trước cho các thành viên trong hộ Mỗi thành viên chọn cho mình lượng tiền tiêu dùng để tối đa hóa hữu dụng trong giới hạn ngân sách được cấp

Từ những lý thuyết thảo luận ở trên, có thể thấy rằng kết cấu hộ gia đình có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho giáo dục, tức là, số lượng trẻ em trong hộ gia đình Hơn

nữa, không chỉ kết cấu hộ gia đình mà các đặc điểm cá nhân của những thành viên

trong hộ như chủ hộ cũng có thể ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ 2.23 Chỉ tiểu cho giáo dục của hộ gia đình

223.1 Mô hình Working”s Engel Kingđdon (2005) ước tính đường cong Engel cho mặt hàng giáo dục, sau đó sử

dụng các đặc điểm kỹ thuật Working — Leser để cho phép nó phi tuyến tính trong hình dạng của đường cong Engel Mô hình Working’ s Engel duge Kingdon (2005) trinh bay nhu sau:

5, = a + Bin(x;/n,)+y Inn; + {2 10; cz ny} +yz tu, (2.1)

Trong do: x; la tổng chỉ tiêu của hộ gia dinh i, s; là ngân sách dành cho giáo dục của hộ gia đình ¡, m; là quy mô hộ gia đình, z¿ là một véc tơ của các đặc điểm khác của hộ gia đình như: Đẳng cấp, tôn giáo, trình độ học vấn và nghề nghiệp của chủ hộ, u,; 1a sai sd, Tu; là số lượng thành viên của hộ ¡ phân theo độ tuổi — giới tính j j Trong

.nghiên cứu của Kingdon (2005) có 7 nhóm tuổi theo phân theo từng giới tính nam và + nữ: 0-4, 5-9, 10-14, 15-19, 20-24, 25-60, >60

2.2.3.2 Lý thuyết hành vi người tiêu dùng ~ Theo Mas-Colell và cộng sự (1995), nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng trong lý

thuyết hành vỉ người tiêu dùng phải thỏa mãn hai điều kiện: - Tap hop hang hóa phải nằm trên đường ngân sách

Trang 18

- Tap hợp hàng hóa phải mang lại mức hữu dụng cao nhất cho cá nhân

Dựa trên nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng, quyết định của hộ gia a đình khi lựa chọn hàng hóa là giảo dục dựa trên tối đa hóa sự thỏa mãn trong giới hạn ngân sách Qua phương trình, một hộ gia đình tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách:

U=f(E,M,9) st IF PEE +M (2.2) Trong đó: E là nhu cầu giáo dục, M là nhu cầu các hàng hóa khác, 9 là tham số xác định các hình thức chức năng lợi ích và thị hiếu của hộ gia đình, Pg là giá cho giáo dục, giá của hàng hóa khác (Py) bang 1 không ảnh hưởng đến phương trình Mô hình

tối đa hóa lựa chọn của hộ gia đình với điều kiện ràng buộc đầu tiên: |

Sau khi thay thé diéu kién rang budc dau tién vao phuong trinh duong ngân sách,

mức tiêu thụ tối ưu giáo dục E* là một hàm theo thu nhập I, giá của giáo dục Pe và

tham số Ô:

E' =2 (1, Pe, 6) (2.4)

Khi giá được giả định là ổn định, mức tiêu thụ tối ưu giáo dục E” là một hàm

theo thu nhập I và tham số 0:

E`= g( 6| Pr) (2.5 `

Cuối cùng, ta xác định chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình EXPz băng cách

^ of 8 ns ’ aA As * A 2 2 gta

” nhân giá của giáo dục Pz với mức tiéu thu toi uu E Ket qua, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình cũng là một hàm theo thu nhập I và tham số 6 theo giá ôn định:

EXPp= Pz E” =Pz ø (1, 6| Pg) = @ Œ, 6| Ps) (2.6)

2.2.4 Mối quan hệ giữa nguon lực gia đình và chỉ tiêu cho giáo dục của hộ

Trang 19

hộ gia đình, cha mẹ khơng thể dự đốn được lợi nhuận thu lại ở tương lai trong viéc đến trường của con em họ, chính vì vậy họ sẽ quan tâm đến nhu cầu sống còn của hộ hơn là mạo hiểm đầu tư cho giáo dục của con cái Trong trường hợp này, khi thị trường lao động địa phương cung cấp cơ hội kiếm thêm thu nhập, việc phân bổ trẻ em _ vào các hoạt động sản xuất tại nhà hoặc trong thị trường lao động là một chiến lược

tồn tại phổ biến đối với các gia đình nghèo Nghiên cứu thực nghiệm của HIH và Duncan (1987) phat hiện ra rằng mức thu nhập của gia đình có liên quan đến giáo dục và sự nghiệp đạt được của con cái Trong một nghiên cứu thăm đò các yếu to anh - hưởng đến việc hoàn thành trung học của Haveman, Wolfe, và Spaulding (1991) phát hiện ra rằng trẻ em ít có khả năng tốt nghiệp cao khi họ là những người nghèo Tuy nhiên, một lập luận được hỗ trợ bởi phát hiện gần đây là một số lượng đáng, kể các trẻ em không tham gia vào bất cứ hoạt động sản xuất nào nhưng vẫn không đi học (Fuller và cộng sự, 1995)

Liên quan chặt chẽ đến nguồn lực của gia đình là thành phần gia đình, nó có thê cải thiện hay ngăn chặn giới hạn các nguồn lực trong gia đình Ủng hộ lập luận này là giả thuyết nguồn lực pha loãng, trong đó nhẫn mạnh rằng số lượng trẻ em trong một gia đình có mối tương quan nghịch với cơ hội giáo dục của trẻ em Mô hình nay gia thuyết rằng nguồn lực của cha mẹ như thời gian, năng lượng và tiền bạc là hữu hạn và các nguồn lực đó được chia nhỏ hơn nếu thêm trẻ em Do đó, số lượng anh chị em càng lớn, số tiền đầu tư vào việc học của mỗi cá nhân càng nhỏ Những nghiên cứu thực nghiệm khác nhau ở các nước liên tục khẳng định cho mối quan hệ nghịch đảo giữa số lượng anh chị em và việc giáo dục của trẻ (Haveman và cộng sự, 1991; Ribar, 1993; Lillard va Willis, 1994; Parish va Willis, 1993) Haveman và cộng sự (1991) sau khi kiểm soát các yếu tố khác, tìm thấy rang số lượng anh chị em trong gia đình lớn có tác động tiêu cực vào khả năng hoàn thành trung học của trẻ Ribar (1993) phát hiện rằng có càng nhiều anh chị em thì trình độ học vẫn của trẻ sẽ giảm Nguyên nhân, khi tăng một trẻ em sẽ tăng tong chi phi giáo dục của hộ nhưng lại làm giảm chỉ phí giáo dục tính trên.1 trẻ Tuy nhiên, nghiên cứu của Chernichovsky (1985) & Botswana da bác bỏ quan điểm này với hai lập luận thuyết phục Đầu tiên, ông ta phát] hiện rằng số

lượng trẻ em ở độ tuổi đi học trong một hộ gia đình càng lớn thì càng làm tăng khả - năng được đến trường của trẻ Thứ hai, việc xem xét các thế hệ trong gia đình cho thấy

Trang 20

rằng gia đình có thé cai thiện mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và khả năng đến trường của trẻ Với việc có ông bà sống chung trong cùng gia đình, trẻ em có nhiều kha nang đến trường hơn là gia đình chỉ có hai thế hệ (Chernichovsky, 1985) Sự mở rộng của gia đình có thể là nguồn hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho con em đến trường Thể hiện trong quan điểm pha loãng nguồn lực là lập luận rằng kích thước gia đình không xác định việc trẻ em tham gia đến trường nhưng thứ tự sinh và vị trí của

đứa trẻ trong gia đình ảnh hưởng đến cơ hội học tập của họ Nghiên cứu Parish và Willis (1993) lập luận rằng: “Một số lượng lớn trẻ em trong gia đình có thể dẫn đến khơng pha lỗng tất cả nguồn lực nhưng để cải thiện cơ hội học tập cho các trẻ sinh sau Một khi họ bắt đầu làm việc, người sinh trước sẽ tiếp tục gửi và mang về những nguồn lực cho gia dinh” (Parish va Willis, 1993, PP 868-869)

Sau đây là sơ đồ tóm tắt các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ trên cơ sở các lý thuyết trên # dé So dé 2.1: Cac nhan t6 tac dong dén chi tiêu cho giáo dục của hộ

Đặc điểm hộ: Thu nhập của hộ, tổng

chỉ tiêu của hộ, quy mô hộ, số lượng

trẻ trong từng độ tuôi, người cao tudi

Trang 21

23 Các nghiên cứu trước

23.1 Mô hình của Glewwe va Patrinos (1 999)

Dé tai nghién cứu của Glewwe va Patrinos: “Vai trò của khu vực tư nhân trong

giáo dục ở Việt Nam: Băng chứng từ điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam”

Glewwe và Patrinos (1999) sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống dân cư 1992- 1993 Glewwe và Patrinos sử dụng mô hình hồi quy bội và lấy log của biến phụ thuộc (tổng chỉ tiêu cho giáo dục của mỗi học sinh) để nghiên cứu các nhân tố tác động đến chi tiêu cho giáo dục của mỗi học sinh ở ba cấp học: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phô thông Kết quả hồi quy ở từng cấp học như sau:

dk- Đối với cấp tiểu học

‘Trinh độ học vấn của cha và mẹ có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của trẻ nhưng mức độ tác động không cao Khi trình độ học vấn của cha và mẹ tăng lên, chi tiêu cho giáo dục của trẻ cũng tăng tương ứng là 1,5% và 1,2% Chỉ tiêu bình quân đầu người của hộ tác động lớn đến chi tiêu cho giáo dục của trẻ, hệ số hồi quy cho thấy khi chi tiêu bình quân đầu người tăng lên 1% thì chỉ tiêu cho giáo dục tăng 63% với mức ý nghĩa 1%

Có sự phân biệt giới tính như số tiền chỉ cho các bé gái ít hơn 5% so với các bé trai Các gia đình ở thành thị chỉ tiêu cho giáo dục nhiều hơn 58% so với nông thôn Các biến trong khu vực cho thấy xu hướng chỉ cho giáo dục tăng từ miền Bắc vào miền Nam Các hộ gia đình người Hoa chỉ tiêu cho giáo dục nhiều hơn các nhóm dân ˆ tộc khác (khoảng 30% so với dân tộc Kinh), một số dân tộc thiểu số chỉ tiêu ít hơn cho giáo dục so với Kinh như: Khome, Mường, Hˆmong, khác Việt Nam Nguyên nhân theo Glewwe và Patrinos là do các nhóm dân tộc này tập trung ở nơi có mức học phí và các khoản liên quan đến trường học thấp, làm cho chí phí cho giáo dục ở các khu vực này thấp Có rất ít sự khác biệt trong tôn giáo của các hộ gia đình chỉ tiêu cho giáo - dục, ngoại trừ các hộ là Phật giáo Quy mô hộ gia đình cũng có tác động nhưng không

đáng kể đến chỉ tiêu hộ gia đình Đối với loại trường, không có khác biệt trong chỉ tiêu

cho giáo dục của học trẻ đang theo học trường bán công so với trường công, tuy nhiên,

có sự khác biệt nhỏ giữa trường tư so với trường công

`

Trang 22

dd: Đối với cấp trung học cơ sở

Đối với cấp trung học kết quả tìm thấy tương tự như ở cấp độ tiêu học Trình độ học vấn của mẹ có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục, còn của cha thì không Chỉ tiêu bình quân đầu người có tác động đáng kể đến chỉ tiêu cho giáo dục nhưng tỷ lệ giảm hơn so với ở cấp tiêu học Có sự phân biệt giới tính trong chỉ tiêu cho giáo dục, khi chỉ tiêu cho các bé gái ít hơn 8% so với các bé trai Các cư dân thành thị chỉ tiêu cho giáo dục nhiều hơn các cư dân nông thôn (trên 47%) Các biến trong khu vực cho thấy xu: hướng chi cho giáo dục tăng từ miền Bắc vào miền Nam Trong biến đân tộc, loại trừ

Hoa và Mường là có sự khác biệt so với Kinh, còn khác dân tộc khác không có sự

khác biệt trong chỉ tiêu cho giáo duc so với Kinh Không có sự khác biệt trong chi tiêu giáo dục của hộ thuộc các tôn giáo khác nhau Không giống như ở cấp tiểu học, loại trường có ảnh hưởng rõ rệt đến chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục đối với cấp trung học cơ sở Nếu như trường bán công có chỉ phí cao gần 40% so với trường công thì trường

tư thục cao gần 2 lần so với trường công 4) Đối với cấp trung học phổ thông

Cuối cùng, đối với cấp trung học phổ thông, trình độ học van của cha mẹ không còn có tác động như ở các cấp thấp hơn Chỉ tiêu bình quân đầu người của hộ, các hộ gia đình ở thành thị và các hộ gia đình ở khu vực phía Nam vẫn có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Không có khác biệt về tôn giáo và dân tộc của các hộ gia-

đình chi tiêu cho giáo dục Ở cấp độ này, trường bán công có chi phí đắt hơn 40% so „

với trường công và không có sự khác biệt giữa trường tư và trường công

Tóm lại: Nghiên cứu đề nghị và nghiên cứu Glewwe và Patrinos cùng sử dung dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình, tuy nhiên bộ dữ liệu của nghiên cứu đề nghị là 2 cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình 2006 và 2012 Chính vì vậy, nghiên cứu đề nghị tiến hành hồi quy chỉ tiêu cho giáo duc của các nhóm hộ cho 2 năm riêng biệt (2006, 2012) nhằm đánh giá mức độ thay đổi của các nhân +6 tac dong dén chi tiêu cho giáo - dục của các nhóm hộ Về phương pháp, cả hai nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy bội bằng việc lay log của bién phụ thuộc dé tiến hành hồi quy Ngoài các nhân tố

đã có sẵn từ nghiên cứu này, nghiên cứu đề nghị đưa thêm một số biến trong đặc điểm - hộ; đặc điểm về chủ hộ và nhân tố mới là chính sách trợ cấp vào mô hình hồi quy

Trang 23

2.3.2 Mô hình nghiên cứu Tilak (2002)

Đề tài nghiên cứu của Tilak: “Các nhân tố quyết định đến chỉ tiêu của hộ gia

đình cho giáo dục .ở vùng nông thôn Ẩn Độ”

Tilak (2002) sử dụng đữ liệu thu thập được trong khảo sát phát triển con người ở Án Độ (HDỊJ) thực hiện bởi hội đồng quốc gia về nghiên cứu kinh tế ứng dụng

(NCAER) vào nấm 1994 Nghiên cứu sử dụng mô hình tuyến tính logarit với phương -: pháp xử lý số liệu là phương pháp bình phương tối thiéu (OLS) dé phan tich cac nhan tố tác động đến chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục của mỗi học sinh

Các nhóm nhân tố được đưa vào mô hình để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục của mỗi học sinh: Đặc điểm hộ gia đình; Đặc điểm liên quan đến trường học; Đặc điểm phát triển kinh tế; Đặc điểm cá nhân Kết quả hồi quy như sau:

dè Đặc điểm hộ gia đình

Thu nhập hộ gia đình, quy mô hộ, trình độ học vấn của chủ hộ là yếu tố quyết định quan trọng trong chỉ tiêu cho giáo dục Thu nhập tăng, hộ gia đình có xu hướng

chỉ tiêu nhiều hơn cho giáo dục Trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định chỉ tiêu cho giáo dục Giáo dục lam tang nhận thức về những lợi

ích của việc đi học, khi trình độ học vấn của người đứng đầu tăng, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ cũng tăng với mức ý nghĩa 1% Khi gánh nặng nhân khẩu của hộ gia đình (quy mô hộ gia đình) tăng lên, các hộ gia đình có thể không có khả năng chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục

Đẳng cấp và tôn giáo cũng có tác động, nhưng có một vài trường hợp ngoại lệ

giữa các nhóm dân cư và ở các bang Địa vị xã hội được thê hiện trong biến giả Dang cap (bang-1 nếu không theo bộ lạc, băng 0 nếu theo bộ lạc) Kết quả cho thấy hộ gia đình không theo bộ lạc có chỉ tiêu cho giáo dục nhiều hơn hộ theo bộ lạc Đối với các biến giả được giới thiệu về tôn giáo, ngoại trừ biến giả hồi giáo không có ý nghĩa thống kê, tất cả các biến khác có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thay chi tiêu cho gio duc sé cao hon nếu đó là người Sikh và it nhất nêu là người hồi giáo Tà

Trang 24

Nghề nghiệp của chủ hộ là một hệ thống biến giả (10 biến giả) Kết quả cho

thấy chỉ một số nghề nghiệp (lao động nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp, nghệ nhân, tổ chức kinh doanh thương mại) là có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ

ek Đặc điểm liên quan đến trường học

Trong đặc điểm liên quan đến trường học, các biến: Loại trường, sự tồn tại của trường học trong dân cư, bữa ăn, đồng phục miễn phí, dụng cụ học tập miễn phí, cấp học có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục

Loại hình trường học mà trẻ theo học: trường công, trường do chính phủ hỗ trợ hoặc trường tư nhân là một trong những yếu tố quyết định quan trọng nhất của chỉ tiêu của hộ gia đình cho giáo dục Chỉ tiêu trong các trường tư thục là cao nhất, tiếp theo là các trường được chính phủ hỗ trợ và theo thứ tự đó là các trường công lập Sự tồn tại của trường học (tiêu học hoặc trung học) trong dân cư làm giảm chỉ phí cho giáo dục Ngoài ra, chỉ tiêu cho giáo dục của trẻ ở bậc tiểu học sẽ cao hơn các cấp học khác

Ba biến ưu đãi trong trường học đều có mối quan hệ với chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục Cung cấp các bữa ăn giữa ngày, cung cấp sách giáo khoa và văn phòng phẩm miễn phí, cung cấp đồng phục miễn phí làm giảm nhu cầu chỉ tiêu hộ gia đình

cho giáo dục

_ sk Đặc điểm phái triên kinh tê

Trong đặc điểm phát triển kinh tế chỉ có biến chỉ số phát triển làng có tác động tích cực đến chỉ tiêu cho giáo dục Chỉ số này phản ánh mức độ phát triển của làng về

_ các tiện nghi phục vụ Chỉ số càng cao, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình càng tăng

dk Đặc điểm cá nhân

Trong đặc điểm cá nhân, giới tính của đứa trẻ cũng có ó tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Chỉ tiêu cho giáo dục của bé trai sẽ cao hơn 1% so với bé gái

Tóm lại: Phạm vi của nghiên cứu Tilak (2002) chỉ xem xét ở phạm vi khu vực nông thôn Ấn Độ thì nghiên cứu đề nghị lại xem xét cả 2 khu vực nông thôn và thành | thị của Việt Nam Bên cạnh đó, nghiên cứu đề nghị tiến hành hồi quy chỉ tiêu cho giáo

dục của các nhóm hộ cho 2 năm riêng biệt t 006, 2012) nhằm đánh giá mức độ thay |

Trang 25

đổi của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ So với các đặc điểm sẵn có trong nghiên cứu này, nghiên cứu đề nghị đã đưa thêm đặc điêm về địa lý và chính sách trợ cấp cho giáo dục vào mô hình nghiên cứu

2.3.3 Mô hình nghiên cứu của Dang (2007)

Đề tài nghiên cứu của Dang: “Các yếu !Ỗ quyết định việc học thêm và tác động của các lớp học thêm ở Việt Nam"

Dang (2007) sử dụng dữ liệu khảo sát mức sống dân cư 1997-1998 và 1992- 1993 Để ước lượng chỉ tiêu hộ gia đình cho các lớp học thêm, nghiên cứu sử dụng mô

hình Tobit để tiến hành hồi quy Phương pháp để ước lượng mô hình Tobit là phương phap maximum likelihood (MLE)

Với các nhóm nhân tố được đưa vào mô hình đê xác định các yêu tô ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho việc học thêm ở cấp độ tiêu học và trung học cơ sở: Đặc điêm cá nhân và hộ gia đình; Đặc diém của trường học và cộng đông; Đặc điểm khu vực Kết quả hôi quy như sau:

d: Đặc điểm cá nhân và hộ gia đình

Các biến có tác động là: Chi tiêu bình quân đầu người, tuôi của học sinh, trình độ học vấn của cha, trình độ học vân của mẹ, lớp trước khi cuôi câp, dân tộc thiêu sô

Mối quan tâm của hộ gia đình về thành tích học của học sinh trong suốt quá trình học ở các lớp cuối cấp có tác động lớn đến chỉ tiêu cho dạy thêm Một năm gần đến năm cuối cấp mang lại sự gia tăng 30% trong chỉ tiêu cho lớp học kèm tại trường cấp tiểu học và tăng 66% ở cấp trung học cơ sở

Tuổi của học sinh có quan hệ nghịch biến đến chỉ tiêu cho dạy thêm và thành

tích học tập của học sinh ở cấp tiểu học và trung học cơ sở Theo Dang (2007), học sinh lớn tuổi ít có khả năng tham gia lớp dạy kèm riêng và ít có khả năng để hoàn thành tốt việc học trong trường so với học sinh trẻ tuổi hơn Một lý đo có thể xảy ra bên cạnh các kết quả thu thập được là các học sinh lớn tuổi hơn có mối quan tâm khác ngoài lo lắng về việc học, ví dụ tìm kiếm thu nhập để hỗ trợ gia đình họ Ngoài ra, -

Trang 26

Trình độ học vấn của mẹ có tác động đáng kể lên chỉ phí học thêm của trẻ ở bậc

tiểu học, nhưng không có tác động lên chỉ phí học thêm của trẻ ở cấp trung học cơ sở Ngược lại, trình độ học vẫn của cha lại ảnh hưởng không đáng kế ở bậc tiểu học, nhưng ảnh hưởng đáng kể ở bậc trung học cơ sỞ Cụ thể, chỉ tiêu cho dạy thêm ở bậc trung học cơ sở sẽ tăng 5% khi trình độ học vấn của bố tăng thêm 1 năm và chỉ tiêu cho dạy thêm ở cấp tiểu học sẽ tăng 3% khi trình độ học vấn của mẹ tăng thêm 1 nam

Dang (2007) cũng chỉ ra rằng một số ít học sinh người dân tộc thiểu số chỉ trả ít cho dạy thêm tại bậc tiểu học (khoảng 32%) Tuy nhiên, không có sự khác biệt ở bậc trung học cơ SỞ

ck Dac điểm trường học và cộng động

Các biến có tác động là: giáo viên có trình độ, trường học có điện

Trình độ giáo viên tiểu học càng cao sẽ làm giảm bớt chỉ tiêu cho việc dạy _

thêm (58%), điều này không xảy ra ở bậc trung học cơ SỞ Ngoài ra, các hộ gia đình chỉ nhiều hơn cho dạy thêm ở cấp trung học cơ sở khi trường học có điện Dang (2007) cho rằng có lẽ điện cho phép các giáo viên mở các lớp học thêm vào ban đêm

d¿ Đặc điểm khu vực

Là đặc điểm quan trọng trong việc định đoạt chỉ tiêu cho dạy thêm ở bậc tiểu học so với trung học cơ SỞ Dang (2007) lập luận rằng sống trong một thành phố hay gần khu trung tâm chỉ tiêu cho đạy thêm nhiều hơn là khu vực khác (42%), nhưng chỉ

ở cấp tiểu học Có lẽ đối với các hộ gia đình nông thôn, một khi họ quyết định gửi con

họ học ở trường với cấp độ cao hơn, họ sẵn sàng đầu tư nhiều hơn Vào tương lai của con họ, vì vậy không có sự khác biệt trong học thêm ở cấp trung học cơ sở Ngoài ra, | yéu t6 vung miền cũng có tác động rõ rệt hơn ở cấp độ tiểu học Kết quả cho thấy chỉ tiêu cho dạy thêm của 6 vùng đều thấp hơn so với Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng chỉ ở cấp tiểu học

Tóm lại: Nghiên cứu đề nghị và nghiên cứu Dang (2007) cùng sử dụng dữ liệu diéu tra muc sống, hộ gia đình, tuy nhiên bộ dữ liệu của nghiên cứu đè nghị là 2 cuộc si

khảo sát mức sống hộ gia đình 2006 và 2012 Chính vì vậy, nghiên cứu đề nghị tiền hành hồi quy chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ cho 2 năm riêng biệt (2006, 2012) Đối ¡tượng nghiên cú cứu của ủa nghiên cứu đề nghị cũng rộng hơn, đó lài các nhân tố

Trang 27

tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ gia đình, so với nghiên cứu Dang (2007) chỉ xem xét các nhân tố tác động đến chỉ tiêu của hộ gia đình cho học thêm Về phương pháp, trong khi nghiên cứu này sử dụng mô hình Tobit để hồi quy thì nghiên cứu đề nghị tiền hành lấy log của biến phụ thuộc nhưng sử dụng mô hình hồi quy bội Ngoài các nhân tố: Đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm chủ hộ, đặc điểm khu vực đã có

sẵn từ nghiên cứu này, nghiên cứu đề nghị đưa thêm nhân tố mới là chính sách trợ cấp vào mô hình hồi quy

2.3.4 Mô hình nghiên cứu của Qian ya Smyth (2010)

Nghiên cứu của Qian và Smyth: “Chi tiêu cho giáo dục ở vùng thành thị Trung Quốc: tác động của thu nhập, đặc điểm gia đình và như câu học tập trong nước và

ngoài nước” -

Qian and Smyth (2010) da sir dung dữ liệu điều tra từ 32 thành phố được lựa

chọn trên toàn Trung Quốc năm 2003, số quan sắt của mẫu nghiên cứu khá lớn (gần 11.000 quan sát) Để ước lượng chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục, nhóm tác giả sử dụng mô hình Tobit để xử lý dữ liệu qua đó tối ưu được kết quả phân tích Nghiên cứu đã tách biệt được rõ ràng như cầu và chi phí cho giáo dục trong nước và di du hoc nước ngoài

Các nhân tố được đưa vào mô hình: Thu nhập hộ gia đình (phân theo 5 nhóm thu nhập, trình độ học vấn của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ, số lượng học sinh của gia đình ở các cấp độ (mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học), cư đân ven biển, người mẹ độc thân, người cha độc thân

Kết quả cho thấy thu nhập của hộ gia đình vẫn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc học của con cái Trong đó, có sự khác biệt trong chỉ tiêu cho giáo dục của nhóm 4 và nhóm 5 so với nhóm I, chi tiêu cho giáo dục của hai nhóm này đều cao hơn

so với nhóm Ì

Có một tác động tích cực và quan trọng của trình độ học vấn và nghệ nghiệp của cha mẹ Họ phát hiện ra rằng các hộ gia đình có các bà mẹ học hết phổ thông hay đại học trở lên, các bà mẹ làm công nhân va dịch vụ, cha đang làm trong những, nơi

chuyên nghiệp, có khả năng chỉ tiêu nhiều hơn cho giáo dục

whe

Trang 28

Số lượng trẻ em trong gia đình cũng dự đoán mức độ chi cho giáo dục cao hơn Số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học lam tang chi tiêu cho giáo dục của hộ, số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non lại có tác động ngược lại

Tình trạng hôn nhân của người cha cũng có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Những người cha độc thân có xu hướng chi tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia đình có cha và mẹ với mức ý nghĩa 10%

Ngồi ra, kết quả mơ hình hồi quy chỉ tiêu cho giáo dục ở nước ngoài của các hộ gia đình cũng chỉ rằng các hộ gia đình có thu nhập cao nhất ở khu vực ven biển với cha mẹ là những cán bộ, những nhà chuyên môn có nhiều khả năng gửi con cái của họ ra nước ngoài du học

Tóm lại: Cả hai nghiên cứu đều xem xét các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho

giáo dục ở phạm vi một quốc gia, tuy nhiên so với nghiên cứu Qian and Smyth (2010) chỉ xem xét ở phạm vi khu vực thành thị thì nghiên cứu đề nghị lại xem xét cả 2 khu vực nông thôn và thành thị của Bên cạnh đó, nghiên cứu đè nghị tiến hành hồi quy chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ cho 2 năm riêng biệt (2006, 2012) Ca hai nghién cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, nếu như nghiên cứu này sử dụng mô hình Tobit thì nghiên cứu đề nghị lấy log của biến phụ thuộc và sử dụng mô hình hồi quy bội So với các đặc điểm sẵn có trong nghiên cứu Qian and Smyth (2010), nghiên cứu đề nghị đã đưa thêm đặc điểm về địa lý và chính sách trợ cấp cho giáo dục vào mô hình nghiên cứu

2.3.5 Mô hình nghiên cứu của Vu (2012)

Nghiên cứu của Vu: “Các yếu tô tác động đến chỉ tiêu cho giáo duc & Viét Nam”

Vu (2012) sử dụng đữ liệu cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2006

Tương tự như Qian và Smyth (2010), nghiên cứu chỉ xem xét các hộ gia đình có con trong độ tuổi 22 trở xuống, có 4.578 hộ thỏa mãn điều kiện trên Đề ước lượng chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục, nghiên cứu sử dụng mô hình Tobit để xử ly dữ liệu qua đó tối ưu được kết quả phân tích

Với các đặc điểm của hộ và đặc điểm của chủ hộ được đưa vào mô hình, kết

quả mô hình hồi quy như sau:

Trang 29

_ Thu nhập hộ gia đình có tác động đáng kể đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia

đình, ảnh hưởng của các nhóm thu nhập là khác nhau chứng tỏ có sự khác biệt đối với chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm Trong đó, nhóm thu nhập thứ Š chỉ tiêu nhiều nhất cho giáo dục của con cái, nhiều hơn 59% so với nhóm thứ 4, không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm thu nhập thứ ba và thứ tư

- _ Về nghề nghiệp chủ hộ, các biến nghề nghiệp đều có tác động tích cực đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Chủ hộ gia đình là cán bộ, chuyên môn bậc cao, chuyên môn

bậc trung và bậc thấp dành 123%, 104%, 99% và 118% tương ứng so với chủ hộ là

công nhân Phát hiện thú vị trong nghiên cứu là các chủ hộ không nam trong lực lượng lao động chỉ tiêu cao nhất cho giáo đục của hộ, các hộ gia đình này chỉ tiêu cho giáo dục nhiều hơn 1,65 lần so với hộ có chủ hộ là công nhân Nguyên nhân theo Vu là do hơn một nửa số chủ hộ không nằm trong lực lượng lao động là người thất nghiệp, nghỉ hưu, tự làm chủ hoặc sinh viên

- Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Trình độ học vấn cao nhất của chủ hộ là trung học cơ sở, đại học và trên đại học chi tiêu nhiều hơn khoảng 2,2 lần so với chủ hộ không có

bằng cấp Chủ hộ với bằng cấp cao nhất là trung học phổ thông chỉ tiêu nhiều nhất cho

giáo dục

- Số lượng trẻ em trong gia đình cũng dự đoán mức độ chi cho giáo dục cao hơn Số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chỉ tiêu cho giáo dục của hộ tương ứng 136% và 60% Tuy nhiên, sự gia tăng số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non và đại học lại có tác động ngược lại

- _ Vụ (2012) cũng thấy rằng chủ hộ là nam hay người đứng đầu của hộ đã kết hôn

hoặc ly đị không có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Tuy nhiên, hộ gia đình

có chủ hộ ly thân hoặc góa dành ít hơn chỉ tiêu cho giáo dục so với chủ hộ độc thân

- _ Ngoài ra, Vu cũng phát hiện ra các hộ gia đình ở miền Bắc và Nam chỉ tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia đình ở miền Trung Theo Vu (2012), nguyên nhân xuất phát từ yếu tố văn hóa khi các hộ gia đình ở miền Trung ở Việt Nam thường đành một

khoản đầu tư lớn cho giáo dục của con cái |

Tom lai: Trong khi nghiên cứu Vu (2012) sử dung ¢ dữ liệu khảo sát mức sống hộ -_gia đình 2006 để tiến hành hồi quy chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ thì nghiên

Trang 30

cứu đề nghị tiến hành hồi quy chi tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ cho 2 năm riêng biệt (2006, 2012) Cả hai nghiên cứu đều sử dụng phương pháp "nghiên cứu định lượng, nếu như nghiên cứu Vu sử dụng mô hình Tobit thì nghiên cứu đề nghị lấy log của biến phụ thuộc và sử dụng mô hình hồi quy bội So với các đặc điểm sẵn có trong nghiên cứu Vu, nghiên cứu đề nghị đã đưa thêm các biến mới trong đặc điểm hộ, đặc điểm chủ hộ và chính sách trợ cấp cho giáo dục vào mô hình nghiên cứu

2.3.6 Mô hình nghiên cứu của Tì van Thanh Sơn (2012)

Đề tài nghiên cứu của Trần Thanh Sơn: “Các nhân tổ ảnh hưởng đến chỉ tiêu của hộ gia đình cho giáo dục: Nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bồ”

_ Trần Thanh Sơn (2012) sử dụng dữ liệu cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2008 Mô hình duoc xay dựng đựa trên kết hợp giữa mô hình Tilak và viéc

đánh giá dạng phân phối dữ liệu của từng biến cũng như mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc qua đồ thị phân tán Dạng hàm của từng biến được chọn khi có dạng đồ thị gần với phân phối chuẩn nhất kết hợp với phán đoán dạng hàm từ đồ thị phân tán Phương pháp định lượng để xử lý số liệu được sử dụng là phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS)

Các nhóm nhân tổ được đưa vào mô hình để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu của hộ gia đình cho giáo dục ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm: Đặc điểm chung của hộ gia đình; Đặc điểm của chủ hộ; Chính sách trợ cấp giáo dục Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy:

+ Đặc điểm chung của hộ gia đình

Các biến có tác động rõ rệt là tổng chỉ tiêu của a hộ gia đình, nơi sinh sống Biến quy mô hộ gia đình không có tác động

Đầu tiên, tông chỉ tiêu của hộ gia đình là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chỉ tiêu cho giáo dục với mức ý nghĩa cao (1%) Rõ ràng khi tổng khả năng chỉ trả của các thành viên tròng hộ gia đình tăng lên hoặc giảm xuống thì kèm theo đó sự quan tâm và _ mức chỉ tiêu của họ dành cho một nhu cầu thiết yếu như giáo dục cũng tăng hoặc giảm | theo Phan tich néu ro khi téng chi tiéu của hộ gia đình tăng (giảm) 1% thì chỉ tiêu cho _giáo dục của hộ tăng (giảm) 88,87% Trần Thanh Sơn nhận định giáo dục thực sự là _ một loại hàng hóa thiết yếu, nhận được sự quan tâm rõ rệt của người dân -

Trang 31

Một nhân tố khác cũng có tác động lớn đến chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục đó

chính là nơi sinh sống của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy với hai gia đình có đặc điểm giống nhau từ tổng chỉ tiêu, trình độ học vấn chủ hộ, đến trợ cấp giáo dục được hưởng nhưng khác nhau ở nơi sinh sống thì hộ gia đình ở thành thị có mức chỉ cho giáo dục cao hơn hộ gia đình ở nông thôn đến gần 33% Trần Thanh Sơn lý giải có nhiều nguyên nhân làm cho mức chênh lệch khá lớn Người dân ở vùng nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông nghiệp và quan niệm từ lâu đời là người fa cần nhiều sức mạnh cơ bắp hơn là trình độ học vẫn cao Ở nông thôn chủ yếu tồn tại loại hình trường công lập với các chi phi đầu vào khá thấp, ít các cơ sở giáo dục tư thục hoặc cơ sở đào tạo kỹ năng Ngoài ra, ngay cả trong hệ thống giáo dục công lập, mức học phí của cùng cấp học ở vùng thành thị cũng cao hơn ở vùng nông thôn

d¿ Đặc điểm của chủ hộ

Nghiên cứu này nhận định rằng, người đóng vai trò chủ hộ gia đình ở vùng Đông Nam Bộ không đơn thuận là đại điện cho hộ về mặt pháp lý mà còn ảnh hưởng đến các quyết định chung của hộ trong đó có chỉ tiêu cho giáo dục Nghiên cứu cho - thấy trình độ học vấn của chủ hộ được thể hiện thông qua số năm đi học có tương quan dương với chỉ tiêu của hộ gia đình cho giáo dục Theo Trần Thanh Sơn nhận định, có 2 lý do giải thích cho tác động trên Thứ nhất, nếu là người được đưa ra quyết định chỉ tiêu cho các thành viên thì chủ hộ có trình độ cao sẽ ưu tiên cho giáo dục Thứ hai, trong trường hợp chủ hộ không trực tiếp quyết định các khoản chỉ tiêu của những thành viên trong hộ thì họ vẫn có thể dùng sự ảnh hưởng bằng vai trò của mình hoặc thông qua các kiến thức, kinh nghiệm mà họ tích lũy được để tác động lên các thành viên khác, khuyến khích họ nên đầu tư nhiều hơn cho việc học hành Kết quả

cũng cho thấy các biến khác liên quan đến chủ hộ: tudi, dân tộc, giới tính không ảnh - hưởng đến chỉ tiêu cho _giáo dục của hộ gia đình Theo Trần Thanh Sơn (2012), điều

này xuất phát từ đặc thù riêng của bộ dữ liệu nghiên cứu cho vùng Đông Nam Bộ năm 2008

ae Chinh sách trợ cấp cho giáo dục

Ngoài ra, kêt quả nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố chính sách liên quan đến Sang, ảnh hưởng không nhỏ đến SỐ tiễn chi cho giáo dục của hộ Cụ thể trong

Trang 32

học bổng khuyến học, khuyến tài hoặc chỉ hỗ trợ giáo dục Theo Trần Thanh Sơn

(2012), sự gia tăng của chi tiêu hộ gia đình cho giáo dục khi họ được tăng trợ cấp giáo dục là một xu hướng tích cực cần phát huy trong bối cảnh Việt Nam nói chung và vùng Đông Nam Bộ nói riêng khi vẫn còn nhiều người phải bỏ học do thiếu sự hỗ trợ

tài chính cần thiết từ gia đình và cộng đồng

Tom lại: Cả 2 nghiên cứu cùng sử dụng đữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình, tuy nhiên bộ dữ liệu của nghiên cứu đề nghị là 2 cuộc điều tra (2006, 2012) Chính vì vậy, nghiên cứu đề nghị tiến hành hồi quy chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm hộ cho 2 năm riêng biệt (2006, 2012) Về phạm vi nghiên cứu, nếu như nghiên cứu Tran Thanh Sơn tiến hành phân tích trong phạm vi một vùng (Đông Nam Bộ) thì nghiên cứu đề nghị tiến hành phân tích trong phạm vị rộng hơn là ở Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu Trần Thanh Sơn chỉ xem xét chỉ tiêu cho giáo dục của hộ gia đình ở Đông Nam Bộ, thì nghiên cứu đề nghị tiến hành xem xét chỉ tiêu cho giáo dục của các nhóm

_ hộ gia đình ở Việt Nam Về mô hình, cả hai nghiên cứu đều sử dụng mô hình hồi quy

bội bằng việc lấy log của biến phụ thuộc để tiến hành hồi quy Nghiên cứu đề nghị

ngoài kế thừa các đặc điểm về hộ, đặc điểm chủ hộ, chính sách trợ cấp đã có sẵn ở

nghiên cứu Trần Thanh Sơn, còn mở rộng thêm các biên trong từng đặc điểm

Trang 33

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước Tác giả

Nghiên cứu Các bién/nhém biến có ý nghĩa Glewwe | Vai trò của khu vực tư |- Trình độ học vân của cha và mẹ

và nhân trong giáo dục ở Việt | - Chi tiêu bình quân đầu người '| Patrinos | Nam: Bảng chứng từ điều |- Giới tính của trẻ

(1999) | tra mức sông hộ gia đình |- Nơi sinh sống

Việt Nam - Vùng miền sinh sống

- Dân tộc

-_ Loại trường của trẻ

Tilak | Các nhân tế quyết định |- Thu nhập của hộ (2002) | đến chỉ tiêu hộ gia đình |- Quy mô hộ

cho giáo dục ở vùng nông | - Trình độ của chủ hộ thôn Ấn Độ -_ Bậc học của người đi học

-_ Loại hình trường đang theo học - Gidi tinh của trẻ

- Sự tồn tại của trường học trong khu dân cư - Uu đãi về bữa ăn, đồng phục, văn phòng

phẩm,

-_ Chỉ sô phát triển làng

Dang | Các yêu tố quyết định học | - Chi tiêu bình quân đâu người (2007) | thêm và tác động của các | - Tuổi của học sinh

lớp học thêm ở Việt Nam |- Trình độ học vấn của cha - Trinh dd hoc vấn của mẹ - Lớp trước khi cuối cấp - Dân tộc thiểu số -_ Giáo viên có trình độ - Trường học có điện

- Khu vuc va vung miền sinh sống Qian | Chi tiêu cho giáo dục ở|- Thu nhập của hộ gia đình

và vùng thành thị Trung|- Trình độ học vấn của mẹ Smyth Quốc: Tác động của thu |- Nghề nghiệp của cha mẹ

(2010) | nhập, đặc điểm gia đình và | - Số lượng trẻ em trong gia đình (mầm non, nhu cầu học tập trong nước tiểu học, trung học)

và ngoài nƯỚC ` - Tình trạng hôn nhân của cha Vụ Các yêu tố tác động đến |- Thu nhập hộ gia đình

(2012) | chi tiêu cho giáo dục ở |- Nghè nghiệp của chủ hộ

| Việt Nam - Trinh độ học vấn của chủ hộ

- SỐ lượng trẻ em trong, gia đình (mầm non, tiểu học, trung học và đại học)

- Tinh trang hon nhân của chủ hộ -_ Vung miền sinh sống

Trần | Các nhân tô ảnh hưởng |- Tông chỉ tiêu của hộ gia đình Thanh | đến chi tiêu của hộ gia |- Nơi sinh sống của hộ

Sơn | đình cho giáo dục: Nghiên | - Trình độ học vấn của chủ hộ:

Trang 34

4 Tom tắt chương 2 Chương 2 trình bày tóm tắt các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, chỉ tiêu cho piáO dục của hộ Bên cạnh đó, chương 2 cũng trình bày cơ sở lý thuyết gồm: Lý thuyết

vốn con người, kinh tế học hộ gia đình, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ,

mối quan hệ giữa

nguồn lực gia đình và chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Ngoài ra, chương 2 còn trình bày các nghiên cứu trước có liên quan đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Qua tổng hợp cơ sở lý thuyết và kết quả của các ngiên cứu trước cho thấy: các đặc điểm về hộ, đặc

điểm về chủ hộ, chính sách trợ cấp, đặc điểm địa lý có ảnh hưởng đến

chi tiêu cho

giáo đục của các hộ gia đình

Trang 35

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KE NGHIÊN CỨU

_Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu, đưa ra mô _ hình nghiên cứu cho đề tài Mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở ly thuyét va cdc nghién cứu trước có liên quan đã dugc tr ình bày ở chương 2 Đẳng thời trong chương này _ cũng trình bày dữ liệu nghiên cứu, cách thức trích lọc và quy trình xử lý sô ' liệu

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Xác định các biến đưa vào mô hình

Trên cơ sở lý thuyét va cac nghiên cứu trước có liên quan, mô hình nghiên cứu - đề nghị gồm có 4 nhóm nhân tố tác động: Đặc điểm hộ gia đình; Đặc điểm chủ hộ; Chính sách trợ cấp giáo dục; Đặc điểm địa lý

d& Đặc điểm hộ gia đình

Chỉ tiêu cho giáo dục phụ thuộc vào thu nhập của hộ gia đình Các nghiên cửu cia Tilak (2002), Qian va Smyth (2010), Vu (2012) khi đề cập đến các nhân tô ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho giáo dục đã khẳng định ngay nhân tô thu nhập là yếu tố được quan tâm hàng đầu Tilak (2002) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho | giáo dục của hộ gia đình ở nông thôn Án Độ đã nhận định rằng thu nhập của hộ gia đình càng cao thì mức chỉ tiêu cho giáo dục của hộ cũng tắng theo Nghiên cứu của Qian và Smyth (2010) ở vùng thành thị Trung Quốc cũng chỉ ra điều tương tự Nghiên cứu Vu (2012) chỉ ra rằng các hộ thuộc nhóm hộ giàu nhất có chỉ tiêu nhiều nhất cho giáo dục so với các nhóm hộ còn lại Tóm lại, qua các nghiên cứu trước có thể nhận thấy thu nhập của hộ càng cao thì hộ chỉ tiêu càng nhiều cho giáo dục Tuy nhiên, với việc phân tích riêng cho từng nhóm hộ, việc đưa biến thu nhập bình quân sẽ không hợp lý Nguyên nhân là trong các nghiên cứu trước khi xem xét cho từng nhóm thu nhập, các tác giả không đưa biến thu nhập của từng nhóm hộ vào mô hình để nghiên

cứu Bên cạnh đó, nghiên cứu đã sử dụng biến thu nhập bình quân để phân tô thành 5

nhóm thu nhập theo ngõ phân vị, việc đưa lại biến thu nhập bình quân sẽ không phản ánh rõ ràng ảnh" hưởng của yếu tố thu nhập lên chỉ tiêu cho giáo đục của hộ Chính vì

Trang 36

thu nhập bình quân của hộ so với thu nhập bình quân trung bình của các hộ gia đình - Việt Nam trong dữ liệu

Quy mô hộ gia đình ảnh hướng đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ, điều này được chứng mỉnh qua nghiên cứu của Tilak (2002) Chi phí bỏ ra cho giáo dục của một gia đình có 1 đứa con và gia đình có 2 đứa con có thể khác nhau Tuy nhiên, nghiên cứu Tilak (2002) đã chỉ ra rằng, quy mô hộ có tác động tiêu cực đến chỉ tiêu cho giáo dục ở Ấn Độ, khi quy mô hộ càng lớn chỉ tiêu cho giáo dục của hộ càng giảm Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cũng đưa biến quy mô vào mô hình nhưng không có ý

nghĩa thống kê Tuy nhiên, nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) chỉ nghiên cứu ở

phạm vi vùng Đông Nam Bộ, khác với nghiên cứu này ở phạm vi của Việt Nam Chính vì vậy, nghiên cứu quyết định chọn biến quy mô hộ gia đình làm biến độc lập đưa vào mô hình

Trong đặc điểm của hộ gia đình, số lượng trẻ em trong từng độ tuổi cũng là yếu tố tác động đến chỉ tiêu của hộ gia đình cho giáo dục (Qian và Smyth, 2010; Vu, 2012) Nghiên cứu của Qian va Smyth (2010) ở Trung Quốc chỉ ra rằng số lượng trẻ em trong gia đình cũng dự đoán mức độ chỉ cho giáo dục cao hơn, số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chỉ tiêu cho giáo dục của hộ, số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non lại có tác động ngược lại Nghiên cứu Vu (2012) ở Việt Nam cũng cho thấy số lượng trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học làm tăng chỉ tiêu cho giáo dục của hộ, số lượng trẻ em trong độ tuổi mầm non và đại học có tác động ngược lại Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào mô hình: Số trẻ trong độ tuổi từ 1 — 5, số trẻ trong độ tudi từ 6 — 10, số trẻ trong độ tuổi từ 11 — 17 và số trẻ trong độ tuổi ttr 18 — 22

Trang 37

hai thế hệ Chernichovsky (1985) lập luận rằng sự mở rộng của gia đình có thê là

nguồn hỗ trợ vật chất, tạo điều kiện cho con em đến trường Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào mô hình biến số lượng người cao tuổi trong hộ để xem xét Theo luật người cao tuổi (2009), người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên

Ngoài ra các đặc điểm về: Tổng số giờ lao động của trẻ, hộ thuộc điện nghèo, hộ có vay vốn cũng có ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Schultz (1993) lập luận rằng cha mẹ nhận thức được lợi ích của giáo dục cho tương lai của con cái họ nhưng mong muốn đóng góp vào việc học của con cái có thể hạn chế bởi nguồn lực có giới hạn của hộ Mô hình kinh tế hộ gia đình cũng lập luận rằng cha mẹ với thu nhập thấp hoặc cha mẹ có nhiều con phải cân nhắc giữa phúc lợi ở tương lai và nhu cầu trước mắt của hộ gia đình, trong trường hợp này khi thị trường lao động địa phương cung cấp cơ hội kiếm thêm thu nhập, việc phân bổ trẻ em vào các hoạt động sản xuất tại nhà hoặc trong thị trường lao động là chiến lược phô biến với các gia đình nghèo Nghiên cứu thực nghiệm Haveman, Wolfe, và Spaulding (1991) cũng phát hiện rằng trẻ em ít có kha nang tốt nghiệp cao khi họ là những người nghèo Bên cạnh đó, khi hộ gia đình nghèo được vay vốn họ sẽ có nhiều cơ hội cho con cái đi học Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào các biến tổng số giờ lao động của trẻ trong độ tuổi 6-22, hộ thuộc diện nghèo và hộ có vay vôn đề xem xét

Ngoài các đặc điểm chung của hộ gia đình thì những đặc điểm của chủ hộ cũng có thể có tác động quan trọng lên các quyết định của hộ gia đình

dì Đặc điểm chủ hộ

Độ tuổi của chủ hộ là một nhân tố đáng quan tâm Nghiên cứu thực nghiệm của Mauldin và cộng sự (2001) chỉ ra rằng tuổi của cha mẹ càng cao thì chỉ tiêu cho giáo dục tiểu học và trung học cảng nhiều Trần Thanh Sơn (2012) trong nghiên cứu ở Việt Nam lập luận rằng chủ hộ có tuổi đời càng cao là những nguoi từng trải trong cuộc _

sống, họ hiểu điều gì thực sự là cần thiết cho sự phát triển bền vững và gia tăng vốn con người cho gia đình, họ sẽ khuyến khích các thành viên khác chỉ tiêu nhiều hơn cho giáo dục Chính vì vậy, nghiên cứu đưa biến tuổi của chủ hộ vào mô hình đề nghiên cứu

Trang 38

Trên bản đồ thế giới, Việt Nam với hình chữ § đặc trưng, một đất nước không

lớn, nhưng là một quốc gia khá đông dân và có nhiều dân tộc Mỗi một đân tộc lại có: những đặc điểm riêng biệt về: Văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, kinh tế, Chính vì

vậy, chỉ tiêu cho giáo dục của họ cũng có những điểm khác nhau Nghiên cứu Glewwe và Patrinos (1999) ở Việt Nam phát hiện ra rằng, các hộ gia đình người Hoa chi tra

nhiều hơn bất kỳ nhóm dân tộc nào khác (cao hơn mức chỉ tương ứng của người Kinh khoảng 35%) Bên cạnh đó, một nghiên cứu của Dang (2007) cũng ở Việt Nam đã chứng minh rằng học sinh dân tộc thiểu số chi tiêu ít hơn vào việc học thêm, nhưng chỉ ở cấp tiểu học Vì vậy, nghiên cứu đưa vào biến giả dân tộc Kinh vào mô hình để

nghiên cứu

Theo quan niém cua nền văn hóa Á Đông, nhất là nền văn hóa Việt Nam, người đàn ông là trụ cột của gia đình, là người xem trọng sự nghiệp, mong muốn được thể hiện mình trong xã hội Vì vậy, họ hiểu được tầm quan trọng của giáo dục đối với bản thân mình và con cái mình, một khi họ đóng vai trò là chủ hộ, họ sẽ mong muốn đầu

tư thật tốt cho giáo dục của con cái mình, từ đó dẫn đến chỉ tiêu nhiều hơn cho giáo

dục của hộ Chính vì vây, nghiên cứu đưa biến giả giới tính của chủ hộ vào mô hình để

xem xét xem có sự khác biệt trong chỉ tiêu cho giáo dục của các hộ khi chủ hộ là nam

so với chủ hộ là nữ hay không

Một yếu tố khác là tình trạng hôn nhân của chủ hộ cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Nghiên cứu Qian và Smyth ở Trung Quốc (2010) chỉ ra rằng tình trạng hôn nhân của người cha cũng có tác động đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Những người cha độc thân có xu hướng chỉ tiêu cho giáo dục ít hơn so với những gia đình có cả cha và mẹ Nghiên cứu Vu (2012) ở Việt Nam lại chỉ ra rằng

không có sự khác biệt về chỉ tiêu cho giáo dục của hộ có chủ hộ đã kết hôn so với chủ

hộ độc thân, bên cạnh đó, hộ gia đình có chủ hộ ly thân hoặc góa dành ít hơn chỉ tiêu cho giáo dục so với chủ hộ độc thân Chính vì vậy, nghiên cứu đưa biến giả chủ hộ đã kết hôn vào mô hình nghiên cứu

Trang 39

Qua các nghiên cứu của Glewwe và Patrinos (1999), Tilak (2002), Dang (2007), Qian v va Smyth (2010), Vu (2012), Trần Thanh Son (2012) chi ra rằng có tác động của yếu tố trình độ học vấn của chủ hộ theo hướng tích cực đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Với trình độ cao, người chủ hộ nhận thức được tâm quan trọng của giáo - dục với mình cũng sẽ có tác động đến các thành viên trong hộ, chỉ tiêu cho giáo dục của hộ cũng sẽ tăng lên Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào mô hình biến: Trình độ học vấn của chủ hộ để xem xét xem yếu tố này có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục

Công việc của chủ hộ cũng có thể liên quan đến chi phí giáo dục của trẻ em -_ Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy răng có mối quan hệ đáng kể, tích cực giữa việc làm của mẹ, đặc biệt trong khoảng thời gian con là thiếu niên và hoàn thành trung học (Haveman và cộng sự, 1991; Ribar, 1993) Nghiên cứu thực nghiêm của Vu (2012) ở Việt Nam cũng chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa công việc của chủ hộ với chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Thực tế ở nước ta với mức thu nhập trung bình so với thế giới, đôi với những chủ hộ không có việc làm sẽ tác động rất lớn đến khả năng đi học và chỉ tiêu cho giáo dục của con cái Đối với họ, việc đáp ứng những nhu cầu thứ yếu hàng ngày như: Ăn, ở quan trọng hơn nhiều những nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái như: vui chơi, học tập, Kết quả đứa trẻ phải nghỉ học để phụ giúp gia đình, còn nếu như được đi học, một số chỉ tiêu cho giáo dục sẽ bị giảm bớt Chính vì vậy, nghiên cứu đưa vào 6 biến giả công việc để xem xét xem có sự tác động của yếu tế công việc của chủ hộ đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ

Ngoài các nhân tố về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ, không thể không nhắc đến các tác động từ bên ngoài, đó là các chính sách trợ cấp cho giáo dục

| dd Chính sách trợ cấp giáo dục

Trằn-Thanh Sơn (2012) trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rang các hộ gia đình được trợ cấp giáo dục thì chỉ tiêu của hộ gia đình đó cho giáo dục tăng cao hơn các hộ không được trợ cấp Qua đây, chúng ta có thể kỳ vọng nếu gia đình nhận được các khoản trợ cấp càng nhiêu thi càng làm tăng chỉ tiêu cho giáo dục của con em "

mình

Trang 40

Ngoài các nhân tố về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ, các chính sách trợ câp

_cho giáo dục, đặc điêm địa lý sinh sông của hộ gia đình cũng có thể ảnh hưởng đên chỉ

-

tiêu cho giáo dục uk Dac diém dia lý

| Đầu tiên, yếu tố nơi sinh sống của hộ có tác động đến chỉ tiêu của hộ cho giáo _ dục Glewwe va Patrinos (1999), Dang (2007), Qian va Smyth (2010) va Tran Thanh

|

Sơn (2012) đã chứng minh rằng các hộ gia đình sống ở thành thị sẵn sàng chỉ tiêu cho

_ giáo dục nhiều hơn các hộ gia đình ở vùng khác Trần Thanh Sơn (2012) lập luận rằng ở nông thôn Việt Nam, nơi mà điều kiện vật chất, cơ sở hạ tang cho giao duc con nhiéu han chế, đời sống người dân còn thấp, việc chỉ tiêu cho giáo dục còn gặp rất

nhiều khó khăn Ngược lại ở vùng thành thị, với nhiều loại hình trường lớp đa đạng,

việc học thêm, dạy thêm cũng phổ biến hơn; học phí và các lệ phí khác cũng đặt hơn ở

nông thôn Như vậy, với những khác biệt trên có thể dẫn đến việc hộ gia đình ở thành

thị phải chỉ nhiều tiền hơn đành cho giáo dục so với các hộ gia đình ở nông thôn Cuối cùng, yếu tố vùng miền cũng có tác động đến chỉ tiêu cho giáo dục của hộ Nghiên cứu Glewwe và Patrinos (1999) ở Việt Nam chỉ ra rằng chỉ phí giáo dục có xu hướng tăng từ Bắc vào Nam Nghiên cứu của Dang (2007) ở Việt Nam cũng cho thấy sự khác biệt trong chỉ tiêu cho giáo dục giữa các vùng miền với nhau, trong

đó chỉ tiêu cho giáo dục của 6 vùng: Miền núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long thấp hơn so với vùng so sánh (đồng bằng Bắc Bộ) Nghiên cứu thực nghiệm Vu (2012) phát hiện ra : rằng các hộ gia đình ở miền Bắc và miền Nam chỉ tiêu cho giáo dục ít hơn các hộ gia

đình ở miền Trung

Sau đây là tổng hợp các nhân tố tác động đến chỉ tiêu cho giáo duc của hộ gia đình được đưa vào nghiên cứu:

ftw 3 XI — t-gmBEr higagemiennn arama bat a sami agent epee tems mei = 79 mm `

.—

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w