BO GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHƠ HO CHÍ MINH ~ [ \ÔN 3 TRAN LUC THANH PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH TIEN TE >
Trang 2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này “Phân tích tác động của chính sách tiên tệ đên lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là bài nghiên cứu
của chính tơi
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác
Không có sản phâm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp dé nhan bat ky bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác
Thành phố Hồ Chí Minh, 2014
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình đã luôn quan tâm ủng hộ cả vê
vật chất lẫn tinh thần để tôi được yên tâm hoàn thành luận văn này
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của tôi với PGS, TS Nguyễn Minh Hà — Trưởng
Khoa Sau Đại học đã dành nhiều thời gian chỉnh sửa, hướng dan, dong gop y kién
quý báu cho tơi để hồn thành nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những ý kiên đóng gop và sự giúp đỡ của các Anh/
Chị bạn bè đồng nghiệp đã dành cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tât cả!
TP.Hồ Chí Minh — năm 2014
Người thực hiện đề tài
Trần Lục Thành
Trang 4
TÓM TÁT
Nghiên cứu này xem xét các tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Mục đích chính của nghiên cứu là tìm ra mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại, các mối quan hệ tồn tại giữa lãi suất cho vay và các biến khác
Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Dữ
liệu gồm 12 ngân hàng thương mại từ năm 2005- 2013 với 108 quan sát
Kỹ thuật xử lý đữ liệu bảng và kiểm định Hausman được sử dụng và chọn ra mô hình REM thích hợp Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất cho vay bị tác động tích cực bởi lãi suất cơ bản của Ngân hàng Trung ương và lãi suất huy động Bên
cạnh đó, lãi suất cho vay bị tác động tiêu bởi Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và Tuôi ngân hàng
Nghiên cứu cũng chỉ rằng không có minh chứng nào của cung tiền, dự trữ
bắt buộc, chỉ phí hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng tỷ
lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng tác động đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Từ các kết quả phân tích nghiên cứu cũng đã nêu ra bài học kinh nghiệm cần thiết để các cơ quan quản lý và những nhà hoạch định chính sách có thể căn cứ vào đó để hoàn thiện các chính sách, quy định và ban quản trị các ngân hàng điều chỉnh phương thức kinh doanh, cách thức quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của mình trong giai đoạn hiện nay
Trang 5LỜI CAM ĐOAN -5252+222++v2E 22.2 .1.00710011.n1ntnPnTTTftnHR i LEST CAI 6 ii TOM TAT cecsssssscscssssssccessssesssssssseccessssssessssssseccescannssscessssesssennnsanasscensngssscennanassenenassssss iii MỤC LLỤC . - -2255225+222ttrrterttrttrrrrrrttrrtrrtrrirritrrrrtrtfrrtfrttrrtttrrteffffffrfffffffftrftf IV
DANH MỤC HÌNH VÀ BIÊU ĐỒ -rttnnntttttttthtrttrtrrtrrrrrrtn vii DANH MUC BANG .-cssssssssssssssssssesssssececeeeecesesssssssssnnnnnnnnnnnssssccssscscegeneeenessssninnes viii DANH MUC TU! VIET TAT .sssssssssssssssssecseeeeeeesessssssensnnnnnnnnnnssscsssesnnnnnneneneennnnnnssss ix
Chương 1 GIỚI THIỆU -++++t***f**tttttttttttttrtttttereetttrtrtrrrrrrr z
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu -:-++rrtrrrrrtrrrrrrtrrtrrtrrrrtrrrrrrrre 2 12_ Mục tiêu nghiên cứu -:-+++++rsrrtttttnttttttrtrtrrtrrrtrtrrrtrrrrdtrrr 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu . -+ ++rtrrttrrertttttttttttrtrtrtrrtrrtrrtrtrrertrrrre 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu -: : -:-++++trrttrrtrtttrttrtrrtrrttrtrttrtrrrtrrerrre 5
1.5 Phạm vi và Dữ liệu nghiên cứu -++trrttrttrrtrtrrtrrtrttrtrrtrtrrrtrrre 6
16 Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu .-. -+++++++rtrtrrtrtrrtrttttrtttrtrtrtrrtrtre 6
1.7 Kết cấu luận văn -+srerertrtrtrrrtrtrttrttrtrrtrtrrrrrrrrrrrrttrrtrrrrrtrrer 6
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾẾT -+++++cssSnnrttttttrtrrtettttrttrrrtrrrrrr 7
2.1 Chính sách tiền tỆ -52- 5222222 tSrrtttrrrrrrr2181nt0ntnnrnrrr 7
DLV KW Ai MiG oe eeeececceceeeesesesseseeseneeeneseeeessseeneneeneneensnsenensnnnenanensssse esse eggs e229 7
- 2.1.2 Phân loại chính sách tiền tỆ: -s+trtrrrrrttrtrrtrrttrtrtrtrtrrtrrre 9
2.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tỆ -+rrrtrerrrrrrerrtrrrrtrrrrrre 10
2.1.4 Các công cụ của chính sách tiền tỆ : <+tereererrrrrrrrrrrrrrrrere 13
2.2 Lý thuyết về quỹ có thể cho vay (Loanable Funds TheorY) -:-' 20 2.3 Chính sách tiền tệ và kênh cho vay của ngân hàng -:-:-:-:r-+rr+: 21 2.4 Chính sách tiền tệ va lãi suất cho Vay - -s+s+senenreerrrrirretrrrrrrrrerrree 23
Trang 6
2.5 Các công cụ của ngân hàng Trung ương và lãi suất cho vay của ngân hàng thương miại -« <eceosaceeeresereceekhi1036/42001265000158092+eee4RS)S2P(EMEĐhSEMEAtSrHTEOREZE 26
2.5.1 Lãi suất chiết khấu của ngân hàng Trung ương và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại . -: -: +++++tttrttrrtrrrttrtttrrttrtrtrtrrrrrtrrrtrrrrrre 27
2.5.2 Tý lệ dự trữ và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại - 28 2.5.3 Hoạt động thị trường mở và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
NT 29
2.6 Tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại -525++2+22*t#tttttttrttrrttrtttrttrtrrtrrtrdrtrdtrrttrrtrrrtrrtrdtrrdtrrrrrttrrn 31 2.7 Các nghiên cứu trước -:-+++rtertrrrtrrrrtrrtrttrttrtrtrrrrrrrrrtrrtrrtrrrrr 4I 2.8 Mô hình nghiên cứu đỀ XUẤT ị óc 0 6122222 te422164388480610643348 4933410049010 47
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU50
3.1 Quy trình nghiên cứu -: :-++++++r++t+rrtrttrttrttrttrtrtrrtrrtrrtrttrttrrtrrtrdrrr 50
3.2 Thiết kế mẫu -2+-©2+++2c+2©2Etertt22719.1 1 0nnrrrm 51
3.3_ Phương pháp thu thập đữ liệu -+rtrrrrtrrrrtrtrrrrrrrtrrrrrr 51 3.4 Phương pháp nghiên cứu -+etertrrertrtrrtrtrtrrtrtrrtrtrrtrrrrrree 51 3.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu -. -++-t+rttrtrrrrrrrrtrrtrrtrrtrrtrrrrttre 52
3.5.1 Kiểm tra dữ liệu - + ©++°+z+2+t2+ttrtttrrttrtrrrtrrrrtrirtrtrtrritrrtrrrite 52
3.5.2 Ước lượng mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết - 53
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU -+ 60
4.1 Kết quả thống kê -ccsnnrrrrreeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrriirrriee 60
4.2_ Phân tích tương quan và đa cộng tUYẾN cccccserrerrrrerrrirrrrirriirirrrire 61 4.3 Kết quả ước lượng hồi quy -+2+z++tsteeeretrrrrrtrtrtrrrrrrrrrrirrrtrrrrrrrrr 63 4.4 Giải thích các biến có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu - 66
4.4.1 Lãi suất cơ bản (Base Rate) - - ++tsetehhtterrrttrtrtrtrttrtrrrrrrrr 66 4.4.2 Lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại (Deposit Rate) 67
Trang 7
5.1 Kết luận -22-++£°+2++++2 2222221E7141 1T.11120//112.- 000000PnnTT 71
5.2 Khuyến nghị . -5-sntnnnhtnhttthttrtttrtrrtrtrrtrtrtrdtrttrrtrnttrdtrrrr 71
Trang 8Hình 2.1: Hình 2.2: Hình 2.3: Hình 2.4: Hình 2.5: Hình 2.6: Hình 2.7: Hinh 3.1:
DANH MUC HiNH VA BIEU DO
Cung tiền làm mục tiêu trung gian -: ++>++eseetrrtertrrttttrrtrrrer 13
Lãi suất làm mục tiêu trung gian - -5-++*+tttttttttttrtrttrrtrrrrrr 13
Đường cong LM — CC -+tererertrrtrtrtrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrre 22 Mối quan hệ giữa lãi suất và nguồn cung dự trữ -++ 24
Mối quan hệ giữa lãi suất và cầu tiẾn - -.«-cc<cs|isassEE112110826 c8 25
Mối quan hệ giữa lãi SưƯAI và đầu tỨ .c 2 -csc< 266524 22131952133442129/2324 25
Mối quan hệ giữa lãi suất và tổng sản phẩm quốc nội . - 26 Sơ đồ quy trình nghiên cứu . -+-+++++trtrterererertrrrrtrtrrtrrrtrrire 50
Trang 9
Bảng 3.2: Bảng thống kê các biến -ccccccnnntrtrrrrerrrtttrrrrrrrrrirrrrrrrrrrre 57 Bảng 4.1: Kết quả thống kê các biến -ssssetrirrrrrrrrrrrerrtrrrrriee 60
Bảng 4.2: Ma trận hệ SỐ tương Qua . :- 5:55: stst‡etettetertrrrrtrerrrrrrrerrtrrrrrrre 62
Bảng 4.3: Mô tả hiện tượng đa cộng THYỂH, s0 00205605546 600037L23012227<.-0/205917 63
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình . -22++:+ttrrrrttrrrrettttttttrrrrrtree 64
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman Test - -5-++>+t+tstttertrtttrreer 65 Bang 4.6: Két qua hồi quy với mô hình tác động ngẫu nhiên (Mô hình chọn) 66
Trang 10AD BR CC CPHD: CPI Cit: DR DTBB: FEM GDP IMF IS LM LR LSDV: MB MD M; MS MTTG: NHTU: NHTM: NII NIM OMO REM ROE SBV T_NH:
DANH MUC TU VIET TAT
: Aggregate Demand (Téng cau) : Base Interest Rate (Lai suat co ban)
- Commodities and Credit (Hang hoa va tin dung)
Chi phi hoat dong
- Consumer Price Index (Chi sé giá tiêu dùng)
Chính sách tiền tệ
: Deposit Rate (Lãi suất huy động)
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
: Eixed Efects Model (Mô hình tác động có định) : Gross Domestic Product (Tổng sản phâm quốc nội) : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
: Investment Equals Saving (Cân bằng thị trường hàng hóa)
: Liquidity Preference and Supply of Money (Cân bằng thị trường tiền tệ) : Lending Rate (Lãi suất cho vay)
Least Square Dummy Variables (Mô hình biến giả bình phương tối thiêu)
: Money Base (Tiền cơ sở)
: Money Demand (Duong cau tién) : Cung tiền
: Money Supply (Duong cung tién) Muc tiéu trung gian
Ngân hàng Trung ương Ngân hàng Thương mại
- Non Interest Income (Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng) : Net Interest Margins (Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng) : Open Market Operation (Nghiệp vụ thị trường mở)
: Random Effects Model (Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên) : Return on Equity (Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
: The State Bank of VietNam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Tuổi Ngân hàng
Trang 11
Chương Ï
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Lãi suất cho vay là lãi suất được tính bởi các ngân hàng khi họ tiến hành các khoản vay cho khách hàng Lãi suất này thường được thiết lập theo phương thức chi phí phát sinh của các ngân hàng sẽ được bảo đảm và lợi nhuận được tạo ra Trong kinh tế, lãi suất là phần chi trả cho các dịch vụ cung cấp vốn (Williamson, 1996)
Cho vay được xem là một trong những chức năng chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc huy động phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế bằng cách nhận tiền gửi và chuyền đổi chúng thành các khoản cho vay, đầu tư Vai trò trung gian tài chính của các NHTM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và làm tăng lợi nhuận của ngân hàng thông qua các khoản vay tạm ứng cho khách hàng
Tín dụng ngân hàng là một trong những nguồn tài chính dài hạn quan trọng nhất ở nhiều nước (Freixas và Rochet, 2008) Ở một số nước phát triển như Nhật Bản các khoản tín dụng dai han chiếm hơn 70% tổng số nợ dài hạn NHTM đóng vai tro trung gian băng cách huy động vốn với mức lãi suất từ các ngân hàng Trung ương (NHTU) và cho vay ở một mức lãi suất đối với các cá nhân và tổ chức Công chúng thường phải vay từ các NHTM để tài trợ cho các dự án và chương trình mà họ không có đủ tiền để trang trải Minh chứng ở những quốc gia gần đây cho thấy nhiều ngân hàng trong nền kinh tế các nước mới nỗi và đang phát triển rất miễn cưỡng đề mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự miễn cưỡng này là những chính sách kinh tế không ôn định của chính phủ
địa phương, pháp luật, chính sách tiền tệ
Theo Nwankwo (2000), tín dụng cấu thành tài sản thu nhập lớn nhất trong danh mục đầu tư của hầu hết các ngân hàng Điều này giải thích lý do tại sao các ngân hàng sử dụng nhiều phương pháp để định giá, giám sát và quản lý chất lượng tín dụng Theo Adedoyin và Sobodun (1991), cho vay là hoạt động trung tâm trong
Trang 12
Chương I: Giới thiệu kinh doanh ngân hàng Do đó, các chủ ngân hàng đòi hỏi những kỹ năng đáng kế và khéo léo trong công tác quản lý ngân hàng Tuy nhiên, hành vi cho vay của các ngân hàng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vô số các yếu tố trong đó có chính sách tiền té
Chính sách tiền tệ đã phát triển đáng kể trong những năm gần đây do chính phủ đôn đốc để kiểm soát lạm phát và thúc đây tăng trưởng kinh tế Trong những thập niên năm mươi và sáu mươi, chính sách tiền tệ chủ yếu dựa vào các điều khiển trực tiếp Chính phủ thường đặt ra giới hạn về số tiền mà các tô chức tài chính có thể cho vay và giới hạn các khoản thế chấp một cách hiệu quả
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô
Tác động của CS T luôn được thể hiện rõ nét, có sức mạnh tới nền kinh tế nói
chung và thị trường tài chính nói riêng so với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác trong suốt quá trình vận hành của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngăn hạn, thông qua các chỉ tiêu tiền tệ như: cung tiền, tin dung, lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái, mà mục tiêu cuối cùng của công tác điều hành CSTT là tác động đến thị
trường tiền tệ, hoạt động kinh tế và mức giá cả trong nền kinh tế Hiệu quả của CSTT vào nền kinh tế thực vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi dữ dội đặc biệt là
liên quan đến hiệu quả của việc truyền tải
Một trong những chỉ tiêu thường được nghiên cứu nhiều nhất là kênh lãi suất Lãi suất là một trong những công cụ của CSTT Trong suốt chu kỳ kinh tế, khi
NHTƯ điều chỉnh chính sách tiền tệ (lãi suất chiết khấu) lúc đó lãi suất thị trường
(lãi suất liên ngân hàng) sẽ bị ảnh hưởng Trong trường hợp này NHTM có thê chuyên chi phí gia tăng do thay đổi lãi suất thị trường sang bán lẻ (chăng hạn như lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay) Quá trình này gọi là lan truyền lãi suất (Wang va Lee, 2009; Wang va Nguyén, 2010) Su lan truyền là đầy đủ khi có sự thay đổi
bat kỳ của các công cụ chính sách tiền tệ - cung tiền, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất
sẽ truyền dẫn tức thời đến lãi suất cho vay và lãi suất huy động (Bernanke và
Blinder, 1995; C Romer và Romer, 1989) Chính vì vậy hiệu quả của CSTT phụ
thuộc vào sự thay đổi nhanh chóng trong lãi suất chính thức mà không chậm trễ
Tại Việt Nam đây là năm thứ hai liên tiếp, nền kinh tế chứng kiến những nỗ
Trang 13
lực mạnh mẽ của ngân hàng Nhà nước trong công tác điều hành chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu lớn như kiểm soát lạm phát Có thể thấy CSTT ngày càng chứng tỏ được vai trò then chốt trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô góp phần quan trọng trong việc tăng cường tính ổn định của nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước
sử dụng lãi suất thị trường tiền tệ ngắn hạn là mục tiêu hoạt động của mình, ở đó
việc thay đổi mức lãi suất ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn cho các ngân hàng và sau cùng là lãi suất huy động và lãi suất cho vay Chi phí cho vay (lãi suất) và các khoản có sẵn đề cho vay bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và chính sách tiền tệ
là một trong những các yếu tố đó
Khả năng đạt được mục tiêu lãi suất luôn đóng một vai trò quan trọng trong tính hiệu quả chính sách tiền tệ Điều này thật cần thiết để truyền đạt quan điểm
chính sách của NHTƯ (Ennis và Keister 2008) Nếu lãi suất thị trường bị sai lệch
do thời gian và không theo mục tiêu đã công bố, các NHTƯ sẽ làm suy yếu sự tín
nhiệm về quá trình điều hành CSTT Hơn nữa, khi lãi suất ngắn hạn rất nhạy cảm
với những thay đổi trong cung và cầu về thanh khoản, các sai số nhỏ trong dự báo thanh khoản ngân hàng Trung ương có thể dẫn đến biến động lớn trong lãi suất ngắn hạn Trong một môi trường như vậy các NHTU có thể gặp khó khăn để luôn
đạt được mức lãi suất mục tiêu, vì thế sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của CSTTT
Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về chính sách tiền tệ và lãi suất của ngân hàng thương mại như: Ming - Hua Liu và các tác giả (2005), Kwapil và Scharler (2009), Mojon (2000) Bondt (2002).v.v Tuy nhiên những nghiên cứu trên tập trung vào nghiên cứu tác động của chính sách tiền tệ lên lãi suất bán lẻ của ngân hàng thương mại
Nhiều thiếu sót đã được xác định trong các tài liệu hiện tại và nghiên cứu liên quan đến CSTT, nghiên cứu chỉ ra trong khi có rất nhiều nỗ lực của chính phủ dé làm ảnh hưởng đến cung tiền bằng việc thiết lập những chính sách khác nhau, vì vậy việc phân tích về tính hiệu quả của những công cụ CSTT, phụ thuộc chủ yếu vào phản ứng của các NHTM vẫn còn chưa nghiên cứu Do đó nghiên cứu này sẽ có động lực để bố sung những thiếu sót bằng cách thực hiện nghiên cứu về “Tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở
Trang 14
Chương l: Giới thiệu
Việt Nam”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Cụ thể:
¡ Xác định mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ (gồm cung tiền, lãi suất cơ bản ty lệ dự trữ bắt buộc) và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
ii Xác định mối liên hệ tồn tại giữa lãi suất cho vay và các yếu tố khác (Lãi suất huy động tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
ròng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chi phí hoạt động của ngân hàng tuổi ngân hàng) của ngân hàng thương mại
iii Gợi ý giải pháp để những người thực hiện chính sách sẽ có hướng điều chỉnh
các chính sách tiền tệ, do đó thay đổi lãi suất cho vay và ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
¡ Tác động cung tiền đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam ra sao?
ii Lãi suất cơ bản của ngân hàng Trung ương tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam như thế nào?
1i Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam như thế nào?
iv Ảnh hưởng của các biến khác (Lãi suất huy động, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ròng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động của ngân hàng, tuổi ngân hàng) đến lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam như thế nào?
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế dạng dữ liệu bảng để phân tích Nghiên cứu sử dụng thống kê suy luận để rút ra kết luận về độ tin cậy, tính tổng quát về các yêu tô tìm được Nghiên cứu sử dụng mô hình héi quy FEM va REM,
kiém dinh Hausman để chọn mô hình thích hợp
Trang 15
1.5 Phạm vi và Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được sưu tầm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV), Quy Tién té quéc tế (IME) các dữ liệu báo cáo của Việt Nam, các báo cáo tài chính
của 12 ngân hàng thương mại từ năm 2005 — 2013 với tổng số là 108 quan sát 1.6 Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu
Những phát hiện của nghiên cứu này sẽ là quan trọng đối với ngân hàng thương mại, vì ngân hàng có thể ước tính tác động của chính sách tiền tệ đến lãi
suất cho vay, từ đó hiểu được vai trò của chính mình trong việc đạt được tăng
trưởng kinh tế mong muốn cho đất nước
Nghiên cứu sẽ có ý nghĩa đối với các bên liên quan trong lĩnh vực ngân hàng trong đó có khách hàng luôn quan tâm vì sao chi phí vay đã tăng đột biến trong thời gian qua Sự hiểu biết về tác động của chính sách tiền tệ đến chi phí vay sẽ giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định đi vay
Nghiên cứu này cung cấp cho Chính phủ cách nhìn sâu sắc về chính sách tiền tệ đối với hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại Các đối tác của chính phủ với các ngân hàng để đảm bảo giá cả, lãi suất và ôn định tỷ giá, tăng cường phát triển kinh tế thông qua cung cấp tín dụng giá cả hợp lý
Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này sẽ có giá trị cho các nhà nghiên cứu, các học giả, vì nó là cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn Hơn nữa, nghiên cứu này còn đóng góp vào kho kiến thức, tài liệu tham khảo về mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và hành vi cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.7 Kết cau luận văn
Chương 1: Giới thiệu Chương này trình bày tóm tắt về vấn đề nghiên cứu, lý
do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước Chương này nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam và nghiên cứu thực nghiệm về các tác động này
Chương 3: Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Trong chương này nhằm mô ta đữ liệu sử dụng trong nghiên cứu, đồng thời nêu lên phương pháp
Trang 16
Chương I: Giới thiệu
nghiên cứu và mô hình kinh tế lượng được ứng dụng trong việc xác định các tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu Chương này tập trung vào thống kê
mô tả kết quả của đề tài từ dữ liệu của nghiên cứu va chi ra kết quả nghiên cứu về
việc xác định tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trang 17
Chương 2
CO SO LY THUYET
Trong chương này tập trung nêu lên cơ sở lý thuyết của đề tài nhằm đưa ra các giả thuyết nghiên cứu cũng như là cơ sở dé đưa ra mô hình nghiên cứu trong đề tài Chương này nêu lên một số lý thuyết và mô hình đề cập đến sự tác động của chính sách tiền tệ và một số yếu tố tác động đến lãi suất cho vay của ngân hàng
thương mại tại Việt Nam
2.1 Chính sách tiền tệ
2.1.1 Khái niệm
Chính sách tiền tệ (CSTT) đề cập đến sự kết hợp các biện pháp được thiết kế để điều chỉnh giá trị, cung tiền và chi phí vay tiền trong nền kinh tế Chính sách tiền tệ cũng được mô tả là nghệ thuật của việc kiểm soát phương hướng và hoạt động của các cơ sở tín dụng trong viỆc ồn định giá cả và tăng trưởng trong một nền kinh
té (Chowdhry, Hoffman va Schabert, 2003) Chinh sach tiền tệ hướng đến các hoạt
động của các ngân hàng Trung ương (NHTU) để điều tiết cung tiền, thông qua các
công cụ CSTT thận trọng như nghiệp vụ thị trường mở (OMO), lãi suất chiết khẩu,
dự trữ bắt buộc, kiểm soát trực tiếp của tín dụng hệ thống ngân hàng và quy định trực tiếp của lãi suất (Loayaza và Schmidt-Hebbel, 2002)
Chính sách tiền tệ bao gồm việc xây dựng, thực hiện các chính sách của
NHTƯ để đạt được mục tiêu mong muốn hoặc thiết lập các mục tiêu; các chính
sách và quyết định nhằm mục đích điều chỉnh lãi suất cho vay của ngân hàng ở những mức độ mà tại đó nhu cầu tín dụng và tăng trưởng tiền ở một mức độ phù hợp với độ co dãn của tổng cung (Loayaza và Schmidt-Hebbel, 2002) Các mục tiêu
và mục đích mà NHTƯ tìm kiếm dé đạt được thường là lạm phát thấp (thường là
mục tiêu) bảo vệ giá trị của đồng tiền, không có nạn thất nghiệp và sản lượng kinh
tế bền vững (tăng trưởng kinh tế)
V6i Faure (2003), trich boi Kimani (2013), chính sách tiền tệ bao gồm các khía cạnh tiền tệ của chính sách kinh tê nói chung về mức độ phôi hợp cao giữa
Trang 18
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
CSTT và các công cụ khác của chính sách kinh tế quốc gia Hiệu quả của CSTT va tầm quan trọng của nó ví như công cụ ổn định kinh tế thay đổi từ một nền kinh tế này đến nền kinh tế khác do sự khác biệt trong cơ cấu kinh tế, phân chia các mức độ phát triển trong thị trường tiền tệ và thị trường vốn dẫn đến mức độ phát triển
kinh tế khác nhau, những khác biệt về điều kiện kinh tế hiện hành Để đạt được sự
én định theo mong muốn trong một nền kinh tế, NHTƯ sử dụng nhiều công cụ CSTT khác nhau có thể khác nhau từ nước này sang nước khác theo sự khác biệt về
hệ thống chính trị, cơ cầu kinh tế, thủ tục theo luật định và thể chế, phát triển của thị
trường tiền tệ, thị trường vốn và các yếu tố khác Một số CSTT thường được sử dụng bao gồm: thay đổi trong tỷ lệ dự trữ những thay đổi trong tỷ lệ chiết khấu hoặc lãi suất của NHTƯ tỷ giá hối đoái và các hoạt động thị trường mở
Cơ chế lan truyền tiền tệ là cơ chế mà qua đó những thay đổi trong cung tiền ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp hộ gia đình, trung gian tài chính các nhà đầu tư và cuối cùng làm thay đổi mức độ hoạt động kinh tế, giá cả Cơ chế lan truyền được xem bao gồm những phương thức khác nhau, trong đó những cú sốc của CSTT lan truyền trong nền kinh tế (Kutter và Mosser, 2002)
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường hiện nay thực chất là nền kinh tế tiền tệ Trong đời sống kinh tế xã hội của mọi quốc gia và cả quốc tế hiện nay lĩnh vực tài chính, tiền tệ ngày càng chiếm vị trí hết sức quan trọng và nắm vai trò quyết định Do sự tác động mạnh mẽ của tiền tệ đến sự
phát triển về mọi mặt của nền kinh tế - xã hội có thể thúc đây sự phát triển, có thể
chống đỡ những ảnh hưởng tiêu cực do những biến động bất lợi trong đời sống kinh
tế thế giới, khi cần thiết NHTƯ phải thực hiện những chính sách hợp ly để thực hiện
đúng vai trò của tiền tệ Thông qua các thao tác của mình, NHTƯ có thể làm thay
đổi tiền tệ trên các mặt: lưu lượng, chi phi va gia tri Tất cả các thao tác liên quan
đến tiền của NHTƯ luôn luôn nằm trong hệ thống những ý đồ mang tính chiến lược mà người ta gọi là chính sách tiền tệ
Hay nói cách khác: Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mô, thông qua các công cụ của mình, NHTƯ chủ động thay đổi cung ứng tiền hoặc lãi suất (lãi
suất liên ngân hàng mục tiêu) nhăm đạt được các mục tiêu kinh tê - xã hội đê ra
Trang 19
Chính sách tiền tệ được thiết kế và khởi động từ NHTU, lan ra dén mọi ngóc ngach cua nền kinh tế thông qua hoạt động dây chuyền của hệ thống ngân hàng trung gian và các tổ chức tài chính trong nước (Nguyễn Văn Tiến, 2009)
Với Mishkin (2001) chính sách tiền tệ là một trong các chính sách vĩ mô, trong đó NHTƯ thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát, điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm tác động tới các mục tiêu cơ bản của nền kinh tế trên cơ sở đó đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là công ăn việc lam cao, tang
trưởng kinh tế, ổn định giá cả, ồn định lãi suất, ôn định thị trường tài chính và ồn định tỷ giá hồi đoái
Tóm lại, chính sách tiền tệ được coi là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô trong
đó NHTƯ thông qua công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối
lượng tiền cung ứng (hoặc lãi suất) căn cứ vào nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế, nhằm
đạt mục tiêu về giá cả, sản lượng và việc làm
2.1.2 Phân loại chính sách tiền tệ:
Chính sách mở rộng tiền tệ (Expansionary monetary policy)
Thực thi CSTT mở rộng là việc NHTƯ tăng thêm lượng tiền cung ứng vào nên kinh tế Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng Trong tình trạng này, CSTT mở rộng làm tăng lượng
tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, dau tu, san xuất liên tục được mở rộng, tạo công
ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp gia tăng thu nhập quốc dân, góp
phần thúc đầy nền kinh té phat trién (Mishkin, 2004, p.378)
Chinh sach that chat tién té (Tightened monetary policy)
CSTT that chat duoc thuc thi khi NHT U thu hep luong tiền cung ung, khién
cho tiền trở nên khan hiếm trong nên kinh té San xuất thiếu vốn, người mua thiếu tiền buộc phải cắt giảm chỉ tiêu và đầu tư Điều này dẫn đến tổng cầu giảm và giá cả
hạ xuống Hậu quả là sản xuất bị thu hẹp, nạn thất nghiệp tăng, thu nhập quốc dân
giảm và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế phát triển quá “nóng”, đồng nghĩa với việc lạm phát tăng nhanh (Mishkin, 2004, p.379)
Trang 20
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.1.3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), các mục tiêu của CSTT mà một nền kinh tế đặt ra vô cùng đa dạng Trong đó, mục tiêu cuối cùng của CSTT bao gồm mục tiêu ổn định giá cả mục tiêu tạo công ăn việc làm, mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mục
tiêu ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính và ôn định tỷ giá Đây là những
mục tiêu hàng đầu và dài hạn của CSTT, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và kiềm chế lạm phát
Tuy nhiên, để biết được mục tiêu cuối cùng trên có hiệu quả không, NHTƯ
thường phải mắt một khoảng thời gian Nếu kết quả thực hiện không đạt được như mục tiêu đề ra thì NHTƯ sẽ gặp khó khăn để tiến hành việc chỉnh sửa Do vậy bên
cạnh các mục tiêu cuối cùng, NHTƯ còn xác định các mục tiêu trung gian của CSTT nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu
trung gian trên, mục tiêu trung gian lại tiếp tục được chỉ tiết hóa băng những mục tiêu hoạt động Những mục tiêu này có phản ứng tức thời với những thay đổi của CSTT do NHTƯ thực hiện
Mục tiêu ôn định giá cả: Ôn định giá cả có tầm quan trọng đặc biệt trong định hướng ồn định và phát triển kinh tế vĩ mô của mỗi nền kinh tế Giá cả ồn định sẽ tăng mức độ chính xác của các dự đoán biến số vĩ mô là động lực góp phần phân phối nguồn lực xã hội một cách hiệu quả nhất, đây là lợi ích có tầm quan trọng lớn đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế trong đài hạn Giá cả ôn định cho phép thị trường tài chính hoạt động một cách hiệu quả trong việc truyền dẫn lượng vốn từ
nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt, kích thích sản xuất phát triển
Các NHTƯ thường lượng hóa mục tiêu này băng chỉ số giá tiéu dung (CPI) NHTƯ cam kết thực hiện chỉ tiêu CPI nhằm ổn định giá trị tiền tệ trong đài hạn vì tác động của CSTTT lên nền kinh tế chỉ được thể hiện trong dài hạn Tuy nhiên, việc theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả không có nghĩa với tỷ lệ lạm phát bằng không vì khi đó, nền kinh tế thường rơi vào tình trạng thiếu phát gây hậu quả nghiêm trọng hơn nền kinh tế suy thoái Hơn nữa, một mức lạm phát vừa phải, khoảng từ 1,5% đến 4%, có tác dụng bôi trơn và tác động tích cực đến nền kinh tế (Nguyễn Văn Tiến, 2009)
Trang 21
Mục tiêu tạo công ăn việc làm: Trong nên kinh tế thị trường khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra Do vậy đảm bảo công ăn việc làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến
tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp tối ưu thì nền kinh tế
phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên
Bên cạnh đó, việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm, chủ yếu phụ thuộc vào tốc
độ tăng trưởng kinh tế Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm
được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm, và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì
công ăn việc làm giảm, thất nghiệp tăng Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của việc cải tiến kỹ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm (Nguyễn Văn Tiến, 2009)
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế: Đây luôn là mục tiêu của tất cả các Chính phủ trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế là chỉ số phản ánh mức tăng lên của GDP năm nay so với GDP năm trước tính trên cơ sở cùng mức giá năm trước
Mục tiêu tăng trưởng luôn găn liền với mục tiêu tạo công ăn việc làm CSTT có thể tác động đồng thời đến hai mục tiêu này Khi cung ứng tiền tệ tăng lên, trong ngăn hạn lãi suất tín dụng giảm sẽ khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, Nhà nước và doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nhiều hơn, làm tăng sản lượng và tăng trưởng kinh tế Ngược lại khi cung tiền tệ giảm, trong ngắn hạn
lãi suất tăng sẽ hạn chế đầu tư thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước và
doanh nghiệp cần ít lao động hơn, làm cho mức sản lượng giảm, tăng trưởng kinh tế
clhâm lại
Rõ ràng sự phối hợp của hai mục tiêu ổn định và tăng trưởng là rất quan trọng
Bởi vì, không phải cùng một lúc cả hai mục tiêu đó đều có thể thực hiện được mà khêng có sự mâu thuẫn với nhau Do vậy, khi đặt ra mục tiêu cho CSTT, NHTƯ
cần phải có sự dung hòa Cụ thể là phải tùy lúc, tùy thời điểm, tùy điều kiện cụ thê
mà sắp xếp thứ tự ưu tiên Muốn vậy, NHTƯ phải luôn nắm bắt được thực tế diễn
Trang 22
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
biến của quá trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều tiết chúng khi có sự thay đôi
bằng những giải pháp thích hợp (Nguyễn Minh Kiêu, 2009)
Mục tiêu trung gian
Roberts (2012), muc tiéu trung gian (MTTG) la mot bién danh nghia lién kết các công cụ tiền tệ với mục tiêu cuối cùng của CSTT, phục vụ trong việc định hướng cho các nhà hoạch định chính sách Sự lựa chọn của một mục tiêu trung gian phụ
thuộc vào công cụ tiền tệ sử dụng trong việc thực hiện chính sách tiền tệ Nói chung các ngân hàng trung ương có thể trực tiếp quản lý công cụ tiền tệ nhằm kiểm soát việc tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại thông qua các biện pháp hành chính đề thiết lập các giới hạn về giá cả và số lượng của các hoạt động huy động và cho vay của ngân hàng (Laurens, 2005)
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), để biết các mục tiêu cuối cùng nói trên của
chính sách tiền tệ có thực hiện được không thì NHTƯ phải chờ một thời gian, ít
nhất một năm khi kết thúc năm tài chính Lúc này, nếu kết quả thực hiện không đạt
được như mục tiêu đề ra, thì sẽ là quá chậm để tiến hành bất kỳ sửa chữa nào Do vậy bên cạnh các mục tiêu cuối cùng, NHTƯ còn phải xác định các mục tiêu trung gian cua CSTT, nham dat dén muc tiéu cudi cùng Trong căn cứ mục tiêu này, việc lựa chọn một mục tiêu trung gian thích hợp là tối quan trọng, vì một sự lựa chọn
không phù hợp có thể làm suy yếu hiệu quả của một khuôn khổ chính sách tiền tệ Trong các chỉ tiêu, thì chí tiêu tổng lượng tiền cung ứng và lãi suất là các chỉ tiêu thỏa mãn các tiêu chí trên, nhưng NHTU không thể đồng thời chọn cả hai chỉ tiêu trên làm mục tiêu trung gian bởi vì nếu chọn mục tiêu tổng lượng tiền cung ứng thì phải từ bỏ mục tiêu kiểm soát lãi suất và ngược lại
Thật vậy nếu NHTƯ muốn theo đuôi mục tiêu lượng tiền cung ứng (M®) thì khi cầu tiền tệ (MD) tăng lên hoặc giảm xuống hay MD dịch sang phải hay sang trái thì
lãi suất trên thị trường sẽ được điều chỉnh lên hoặc xuống theo MD Và ngược lại,
khi NHTƯ muốn theo đuổi mục tiêu lãi suất của mình thì khi cầu tiền tệ tăng lên hay giảm xuống thì NTHƯ phải tiến hành bơm tiền vào lưu thông hoặc hút tiền ra khỏi lưu thông để duy trì được mức lãi suất theo đuổi
Trang 23Hình 2.1: Cung tiền làm MTTG Hình 2.2: Lãi suất làm MTTG Lãi a Lai | suất G MS suất (i) | MS lọ ae — lọ = ¬ sò TM | SG MD TOL mp Sane —_> ?> ?>
M, Lượng tiềnM M, LượngtiềnM
Nguôn: Nguyên Văn Ti ïến (2009) 2.1.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ :
2.1.4.1Nghiệp vụ thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTƯ mua hoặc bán các giấy tờ có giá trên
thị trường tài chính, nhằm đạt được mục tiêu điều chỉnh lượng tiền trong lưu thông Các giấy tờ có giá bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, thương phiếu Trong đó, tín phiếu kho bạc được tham gia rộng rãi nhất Các thành viên tham gia thị trường mở là các NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp Thành viên tham gia phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được cấp giấy phép tham gia thị trường mở (Mishkin, 2004)
NHTU thực hiện nghiệp vụ thị trường mở sẽ tác động đến cơ sở tiền tệ, từ đó
tác động đến cung tiền theo cơ chế sau: trong bảng tổng kết tài sản của NHTƯ, tài sản Có chủ yếu là các giấy tờ có giá của Chính phủ, tài sản Nợ chủ yếu là tiền giấy và tiền dự trữ của NHTM Vì vậy khi NHTƯ bán (hoặc mua) các chứng khoán, việc này sẽ làm giảm (hoặc tăng) dự trữ của các NHTM và các tổ chức tài chính tham gia nghiệp vụ thị trường mở, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền gửi thông qua cung ứng tín dụng của hệ thống NHTM Cụ thể, khi NHTƯ phát hành (bán) các
Trang 13
Trang 24
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
chứng khoán sẽ làm giảm MS trong nền kinh tế Tài khoản vãng lai của người mua chứng khoán được các NHTM ghi Nợ và NHTƯ sẽ ghi giảm tài khoản tiền dự trữ
của các NHTM đó Một khi tài khoản tiền gửi dự trữ của các NHTM tại NHTƯ
giảm xuống dẫn đến lượng tiền cơ sở (MB) giảm làm giảm MS một lượng băng giá
trị của sỐ chứng khoán bán ra nhân với hệ số nhân tiền Kết quả sẽ ngược lại khi
NHTƯ mua các giấy tờ có giá (Mishkin 2004)
Cơ chế tác động:
Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009) thông qua hoạt động mua, bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở, NHTU đã tác động trực tiếp đến dự trữ của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng
Nghiên cứu của Dasri (1991), các giao dịch thị trường mở của NHTUƯ có hai tác động trực tiếp cụ thê là, dự trữ của các ngân hàng và lãi suất Các nhà chức
trách có thể chọn để kiểm soát hay ảnh hưởng đến lãi suất, hoặc số lượng cơ sở dự trữ và cung tiền, nhưng họ không thể chọn được cả hai
a Về mặt lượng - Tác động vào dự trữ của hệ thống ngân hàng
Hành vi mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường mở của NHTU cé kha nang tác động ngay lập tức đến tình trạng dự trữ của các NHTM thông qua ảnh hưởng đến tiền gửi của các ngân hàng tại NHTƯ (nếu các NHTM là đối tác tham gia OMO) và tiền gửi của khách hàng tại hệ thống ngân hàng (nếu các khách hàng là
đối tác tham gia OMO)
Theo Gustavo (2009), nếu ngân hàng muốn tăng cung tiền, ngân hàng có thể mua trái phiếu chính phủ, từ đó tạo cơ sở tiền tệ mới và dự trữ ngân hàng Các quỹ
dự trữ tăng sẽ thúc giục các ngân hàng trong việc theo đuổi lợi nhuận để mở rộng cho vay và huy động vốn, từ đó tạo ra nhiều tiền hơn và cung tiền lớn hơn Nếu
ngân hàng muốn giảm cung tiền, việc bán một số cô phần của trái phiếu chính phủ
trên thị trường mở, làm giảm số dư tiền gửi ngân hàng của họ, dẫn đến việc làm mat
đi một số lượng tiền cơ sở hiện có Các ngân hàng sẽ nhận ra họ đang thiếu dự trữ sẽ giảm cho vay và tiền gửi của họ cho phù hợp Cung tiền sẽ thu hẹp lại
Trang 25
b Về mặt giá - Tác động qua lãi suất
Theo Dasri (1991), lãi suất là một trong những tác động trực tiếp từ các hoạt động thị trường mở của NHTƯ Ví dụ khi NHTU tham gia vào thị trường mở bằng cách mua trái phiếu chính phủ việc đó tạo thêm nhu cầu về trái phiếu làm giá của trái phiếu tăng dẫn đến giảm lợi nhuận trái phiếu do mối quan hệ gia tăng giữa lợi nhuận và giá cả Do vậy, việc mua trái phiếu trên thị trường mở của NHTƯ có ảnh hưởng ngay lập tức mà ở đó lợi nhuận trái phiếu chính phủ sẽ thấp hơn nếu chính
phủ không tham gia Với việc bán trên thị trường mở kết quả lãi suất cao hơn
Hành vi mua bán giấy tờ có giá của NHTƯ trên thị trường mở có thể ảnh
hưởng gián tiếp đến mức lãi suất thị trường thông qua 2 con đường sau:
Thứ nhất, khi dự trữ của ngân hàng bị ảnh hưởng sẽ tác động đến cung cầu vốn NHTƯ trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Đến lượt nó cung cầu tiền trung ương thay đổi sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tiền NHTƯ thay đổi Mức lãi suất ngắn hạn này, thơng qua dự đốn của thị trường và các hoạt động chệnh lệch giá, sẽ truyền tác động tới các mức lãi suất trung và đài hạn trên thị trường tài chính Tại
một mức lãi suất thị trường xác định tổng cầu (AD) cua nền kinh tế, do đó tốc độ
tăng trưởng kinh tế sẽ được quyết định
Thứ hai, việc mua bán giấy tờ có giá sẽ làm ảnh hưởng ngay đến quan hệ cung cầu về loại giấy tờ có giá đó trên thị trường và giá cả của nó Khi giá chứng khoán thay đổi tỷ lệ sinh lời của chúng cũng thay đổi Nếu khối lượng chứng khoán này chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch trên thị trường tài chính thì sự thay đổi tỷ lệ sinh lời của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, vì thế mà tác động đến tổng cầu (AD) và sản lượng
Khi NHTƯ bán tín phiếu kho bạc sẽ làm giảm dự trữ của hệ thống ngân hàng Điều này làm giảm cung quỹ cho vay và sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngăn hạn có xu hướng tăng lên và tác động vào làm tăng các lãi suất thị trường
Bên cạnh đó khi NHTƯ thực hiện bán tín phiếu kho bạc trên thị trường mở sẽ làm
tăng cung tín phiếu kho bạc trên thị trường, từ đó làm giảm giá của tín phiếu kho
bạc Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của tín phiếu kho bạc theo hướng
tăng lên, dẫn đến sự chuyền dịch vôn đâu tư sang tín phiêu kho bạc Đề cân băng lãi
Trang 26Chương 2: Cơ sở lý thuyết suất và hạn chế sự dịch chuyên vốn đầu tư, lãi suất thị trường sẽ tăng lên Khi lãi suất thị trường tăng lên thì hoạt động đầu tư của các chủ thể đối với nền kinh tế sẽ
giảm xuống do tỷ suất sinh lời giảm Từ đó tong cau trên thị trường giảm xuống và góp phần làm giảm sản lượng, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng
2.1.4.2 Dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi không hưởng lãi tại NHTƯ Nó được xác định bang một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tổng số dư tiền gửi tại một khoảng thời gian nào đó Mức dự trữ bắt buộc được quy định khác nhau căn cứ vào thời hạn tiền gửi, vào quy mô và tính chất hoạt động của NHTM Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo hệ số
nhân tiền gửi của các NHTM NHTƯ tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ
số nhân tiền gửi thu hẹp hoặc tăng lên Bên cạnh đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn tác động đến lãi suất cho vay của NHTM Khi tỷ lệ này tăng đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay của NHTM giảm, lượng tiền cung ứng giảm, MS giam va ngugc lai (Mishkin, 2004)
Cơ chế tác động:
a Dự trữ bắt buộc và tiềm năng tín dụng của các ngân hàng
Theo Nguyễn Thị Nhung (2011), khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi ngân hàng Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì phần chênh lệch còn lại — vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao khả năng cho vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại Bên cạnh đó mỗi tác động cấp tín dụng cho một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng — hoạt động này mở ra một nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên
chính là hệ số nhân tiền Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ
với nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể
hiện được tiềm năng tín dụng, còn thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng
Trang 27
hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế
b Dự trữ bắt buộc và lãi suất
Theo Nguyễn Thị Nhung (2011) dự trữ bắt buộc tác động lên lãi suất trên thị
trường bằng hai cách:
Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thê mở rộng hoặc thu hẹp tiềm năng tín dụng
của hệ thống ngân hàng nên lãi suất thị trường cũng vì vậy có thể giảm xuống hoặc tăng lên
Thứ hai, hiệu quả phản ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ của các ngân hàng ở NHTƯ không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kế Khi dự trữ bắt buộc tăng lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của NHTM Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị trường tín dụng
Trên thực tế hầu hết tại các nước NHTƯ không trả lãi cho khoản dự trữ bắt buộc Trong khi đó, các ngân hàng trung gian (NHTG) phải chịu một khoản chi phí
để hình thành được khoản dự trữ đó (trả lãi huy động vốn cho lượng tiền gửi để làm
khoản dự trữ này) Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng cao thì khoản chỉ phí này càng trở nên nặng nề hơn đối với các NHTG Vì thế, nó thường gặp phải những phản ứng hết sức gay gắt từ phía NHTG, họ xem đây là một thứ thuế đánh lên các ngân hàng Kết quả là các NHTG ra sức kéo dãn khoảng cách giữa lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay để tìm kiếm lợi nhuận (Nguyễn Văn Tài, 2002; Nguyễn Văn Tiến, 2009)
Đối với NHTƯ thì phản ứng này là hiệu quả gián tiếp khi NHTƯ muốn tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc để thắt chặt tiền tệ Lãi suất tín dụng tăng lên thì cầu về tín dụng sẽ giảm xuống và nguồn cung ứng tiền cũng vì thế có thể co hẹp lại
c Dự trữ bắt buộc và khối lượng tiền cung ứng
Theo Nguyễn Thị Nhung (2011), thông qua việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến tiềm năng tín dụng của các ngân hàng, nó đã làm thay đổi khối lượng tiền cung ứng Và đây cũng chính là mục tiêu của NHTƯ khi sử dụng công cụ này Khi
NHTƯ muốn thắt chặt tiền tệ thì NHTƯ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và ngược lại, khi
muốn mở rộng tiền tệ thì NHTƯ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Trang 28
Chương 2: Cơ sở lý thuyết ——— _———————
EK
tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng, thể hiện qua công thức tính hệ số tạo tiền tối đa:
Hệ số tạo tiền tối đa = 1/ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Có thể thấy răng, tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế là khá toàn diện nó tác động rất mạnh mẽ đến qui mô, khối lượng tiềm năng tín dụng và lãi suất tín dụng Và vì sự tác động mạnh mẽ này mà NHTƯ cần sử dụng công cụ này một cách thận trọng Trên thực tế cũng rất khó để chấp nhận một sự thay đổi lớn, thay đổi đột ngột về khối lượng tín dụng, khối lượng tiền tệ và lãi suất thị trường Những chấn động đó quả thực là không cần thiết trong một môi trường kinh tế đang phát triển khá ôn định Vì vậy sự thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường xuyên là việc không nên làm
2.1.4.3 Chính sách tái chiết khấu:
Chính sách tái chiết khấu là công cụ của NHTƯ trong việc thực thi CSTT bằng
cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh Khi NHTƯ cho các ngân hàng vay để kinh doanh làm tăng thêm tiền dự trữ cho hệ thống ngân hàng từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng NHTU kiểm sốt cơng cụ này chủ yếu bang cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu) Cụ thể, khi NHTƯ tăng (hoặc giảm) lãi suất tái chiết khấu làm giá cả các khoản vay tăng lên (hoặc giảm xuống) nhằm hạn chế (hoặc giúp đỡ) các NHTM vay để thực hiện hoạt động tín dụng Các NHTM sẽ tăng (hoặc giảm) lãi suất tương ứng, từ đó thu hẹp (hoặc mở rộng) tín dụng dẫn đến giảm (hoặc tăng) lượng tiền cung ứng (Mishkin, 2004)
Cơ chế tác động:
Theo Nguyễn Văn Tiến (2009), khi NHTƯ muốn mở rộng hoặc thu hẹp lượng tiền cung ứng thì NHTUƯ thay đổi lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu, qua đó ảnh hưởng đến các hoạt động đi vay của các NHTG:
Hạn mức chiết khấu: dự trữ bỗ sung cho các NHTG có thể bị thu hẹp hay được mở rộng phụ thuộc vào hạn mức chiết khấu của NHTƯ, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tạo tiền của hệ thống NHTG, làm thay đổi lượng tiền cung ứng Mặt khác, khi cung tiền thay đổi sẽ tác động đến lãi suất thị trường Cụ thể, khi có những dấu hiệu
Trang 29
phát triển quá nóng, siêu lạm phát NHTƯ muốn khắc phục điều này, nó tiến hành làm thu hẹp lượng tiền cung ứng Lúc này, một trong những biện pháp NHTƯ có
thể thực hiện là hạ hạn mức chiết khấu đối với các NHTG xuống và ngược lại khi
nền kinh tế đang trên đà suy thoái vấn đề đặt ra là phải khôi phục lại nền kinh tế, NHTƯ có thể tiến hành nâng hạn mức chiết khấu dành cho các NHTG từ đó phần nào làm tăng hệ số tạo tiền của hệ thống ngân hàng
Lãi suất chiết khấu: khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu, làm tăng chi phi di vay của NHTG để kinh doanh có lãi, NHTG phải tăng lãi suất cho vay nền kinh tế, từ
đó làm giảm nhu cầu tín dụng Ngoài ra khi lãi suất chiết khấu tăng, chi phí di vay
tăng buộc các NHTG hạn chế vay NHTƯ Để hồi phục dự trữ, các NHTG phải giảm
cung ứng tín dụng, khiến lãi suất thị trường tăng Đó là một trong những giải pháp
NHTU có thể hướng tới khi NHTU muốn thu hẹp lượng cung tiền, khi nền kinh tế
có những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng, siêu lạm phát Còn ngược lại, khi nền kinh tế đang trên đà suy thoái, thiểu phát, một trong những giải pháp NHTƯ có thể nghĩ tới là giảm lãi suất chiết khấu Lúc này, các NHTG giảm được chi phi di vay, nén NHTG có thê giảm được lãi suất cho vay, thu hút được nhu cầu vay vốn của người
dân từ đó làm nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng lên (Nguyễn Văn Tiến, 2009;
Nguyễn Văn Tài, 2002)
Trong nghiên cứu về vai trò của lãi suất chiết khấu trong chính sách tiền tệ, Gordon (1980) chỉ ra rằng, quy định lãi suất chiết khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng cung tiền Các NHTM phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và ngân hàng phải đảm bảo một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu Tỷ lệ này ngoài quy định của NHTƯ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của NHTM và dự trữ của NHTM thường lớn hơn dự trữ bắt buộc Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của NHTM giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì ngân hàng sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chỉ phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu về tiền mặt cao bắt thường:
Nếu lãi suất chiết khấu bằng hoặc thấp hơn lãi suất thị trường, các NHTM sẽ
Trang 30Chương 2: Cơ sở lý thuyết
tiếp tục cho vay đến khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm đến mức tối thiêu cho phép vì
nếu thiếu tiền mặt NHTM có thể vay từ NHTƯ mà không phải chịu bất kỳ thiệt hại
nào
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, các NHTM không thé dé cho tỷ lệ dự trữ tiền mặt giảm xuống đến mức tối thiểu cho phép, thậm chí phải dự trữ
thêm tiền mặt để tránh phải vay tiền từ NHTƯ với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường khi phát sinh nhu cầu tiền mặt bất thường từ phía khách hàng
2.2 Lý thuyết về quỹ có thể cho vay (Loanable Funds Theory)
Theo lý thuyết lãi suất quỹ khả dụng, tỷ lệ lãi suất được tính trên cơ sở cung và cầu vốn vay trên thị trường vốn Các giả thuyết về lãi suất quỹ khả dụng cho
rằng cả tiết kiệm và đầu tư là yếu tố của việc xác định tỷ lệ lãi suất trong dài hạn
trong khi lãi suất ngăn hạn được tính trên cơ sở các điều kiện tài chính hiện hành
trong nền kinh tế Việc xác định lãi suất trong trường hợp tỷ lệ lãi suất của lý thuyết quỹ khả dụng phụ thuộc vào số lượng tín dụng hiện có Số lượng tín dụng hiện có dựa vào các yếu tố như gia tăng dòng tiền ròng trong tiền gửi, số tiền tiết kiệm,
nâng cao tiền mặt và cơ hội cho sự hình thành của nguồn vốn (Bibow, 2000)
Các lãi suất danh nghĩa được xác định bởi sự tương tác giữa cung và cầu vốn vay Giữ cùng một mức cung sự gia tăng cầu về vốn vay sẽ dẫn đến sự gia tăng lãi suất và ngược lại Sự gia tăng trong nguồn cung vốn vay sẽ dẫn đến giảm lãi suất Nếu cả cung và cầu vốn vay thay đổi kết quả lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều vào độ lớn và hướng chuyền động của cung và cầu về các quỹ cho vay Nhu cầu về quỹ vay bắt nguồn từ nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, tạo ra từ việc sử dụng vốn, được cấp phát bởi quỹ vay Cầu về quỹ vay cũng được tạo ra từ Chính phủ (Bernake,
1992)
Lý thuyết về lãi suất của quỹ khả dụng có sự tương đồng với lãi suất của lý thuyết ưa thích tiền mặt với ý nghĩa là đều xác định tầm quan trọng của số dư tiền mặt và vai trò của lĩnh vực ngân hàng để đảm bảo an ninh của các quỹ đầu tư Theo
Wray (1992), tỷ lệ lãi suất khơng hồn toàn là một hiện tượng tiền tệ Nhân tố thực sự chăng hạn như hiệu quả của vốn hoặc tiết kiệm của người dân cũng đóng một vai
trò quan trọng trong việc xác định tỷ lệ lãi suất, không được xem xét bởi các lý
Trang 31
thuyết ưa thích tiền mặt của Keynes Wray cho biết thêm răng ưu tiên thanh khoản
không phải là yếu tố duy nhất chỉ phối tỷ lệ lãi suất Có một số yếu tố khác ảnh
hưởng đến lãi suất bằng tác động đến cung và cầu nguồn vốn đầu tư Lý thuyết thanh khoản không giải thích sự tồn tại của lãi suất khác nhau trên thị trường cùng một lúc Ông cho rằng Keynes bỏ qua tiết kiệm hoặc chờ đợi mức ý nghĩa hoặc nguồn vốn có thể đầu tư Thuyết thanh khoản mà không gồm tiết kiệm là vô nghĩa Lý thuyết của Keynes chỉ giải thích lãi suất ngắn hạn và không nói về tỷ lệ lãi suất trong dài hạn
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, lý thuyết này được sử dụng để giải thích về lãi suất và sự chuyên động của lãi suất trong thị trường tài chính như là kết quả của cung và cầu đối với các ngân quỹ có thể tạo nên nợ vay Hộ gia đình trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp chính phủ, tất cả là cung và cầu của các ngân quỹ có thể tạo nên nợ vay Khi NHTƯ gia tăng cung cấp tiền cho nền kinh tế, điều này sẽ trực tiếp gia tăng nhu cầu cung cấp ngân quỹ sẵn sàng cho vay, kết quả dẫn đến lãi suất thấp Khi tài sản vốn chủ sở hữu gia tăng, các nhà cung cấp ngân quỹ ít muốn đầu tư và trì hoãn tiêu dùng trong khi đó các nhu cầu về ngân quỹ có khuynh hướng vay nhiều hơn Kết quả sẽ làm cho lãi suất cao hơn
2.3 Chính sách tiền tệ và kênh cho vay của ngân hàng
Theo Ahtik (2012) chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua ba kênh: (1) kênh lãi suất truyền thống: (2) các kênh giá tài sản và (3) các kênh tín dụng bao gồm bảng cân đối kế toán, kênh cho vay ngân hàng và kênh vốn ngân hàng
Khi chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm giá trị tài sản của các công ty, thông tin bất đối xứng tăng và các ngân hàng trở nên e ngại cho vay (kênh bảng cân
đối hoặc kênh mở rộng tín dụng) Bên cạnh đó, chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm
dự trữ của các ngân hàng, do đó tiền gửi và khả năng tiếp cận các nguồn phi tiền gửi, mà kết quả là làm giảm số lượng các khoản vay ngân hàng có sẵn, nhân tố hình thành kênh cho vay ngân hàng (Mishkin, 2006; Ahtik, 2010b) Nếu vốn của ngân hàng giảm xuống (xảy ra khi lãi suất tăng khiến lợi nhuận và giá trị vốn ngân hàng giảm), ngân hàng phải bô sung cho bảng cân đôi tài khoản của mình đê đáp ứng các
Trang 32
Chương 2: Cơ sở lý thuyết tiêu chuẩn khả năng thanh toán hoặc bằng cách phát hành cổ phiếu mới hoặc băng cách giảm số lượng dư nợ cho vay (Peek, Rosengren, 1995; Heuvel, 2002) Khả năng sau đó là làm giảm đầu tư và sản lượng
Khả năng ảnh hưởng của các NHTƯ đến nguồn cung vốn vay ngân hàng,
được mô tả theo Bernanke và Blinder (1998) Mô hình của họ được dựa trên mô hình cân bang trên thị trường hàng hóa, tiền tệ (IS — LM) va bao gom ba loai tai san:
tiền, trái phiếu và các khoản vay, trong khi mô hình gốc IS - LM chỉ tách biệt tiền và trái phiếu Trong mô hình Bernanke và Blinder, người đi vay lựa chọn giữa các khoản vay và trái phiếu theo lãi suất của nó Đường cong LM của mô hình giống như trong tiêu chuẩn mô hình IS- LM, trong khi đường cong IS chuẩn trong mô hình thay đổi được gọi là đường cong CC (hàng hoá và tín dụng) Tương tự như IS đường cong đó có độ dốc âm, nhưng không giống như IS, nó cũng được dịch
chuyền bởi chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến dự trữ ngân hàng (R), tiền gửi và tiền
cho vay
Sự tồn tại của kênh tín dụng làm cho CSTT hiệu quả hơn mô hình thông thường IS- LM bởi vì CSTT ảnh hưởng cả đường cong LM - CC NHTUƯ tác động đến nhu cầu của các ngân hàng về khoản dự trữ và sẵn sàng cấp vốn vay bằng cách sử dụng công cụ CSTT, chăng hạn như chính sách thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các quỹ giao dịch dự phòng (Freixas và Rochet, 1999) Do đó, khi NHTƯ thực hiện chính sách thắt chặt, lãi suất cơ bản tăng dẫn đến lãi suất cho vay tăng và ngược lại Hình 2.3: Đường cong LM- CC KA Lu Cc y
Nguon: Bernanke va Blinder (1988) Phản ứng của các ngân hàng đối với việc thắt chặt CSTT chủ yếu phụ thuộc vào cấu trúc của bảng cân đối kế toán (Stein, 1998) Các ngân hàng có chất lượng
Trang 33
tài sản thấp hơn phải đối mặt với sự bất đối xứng thông tin cao hơn và được yêu cầu phải thanh toán doanh thu cao hơn cho khoản đầu tư phi tiền gửi Do đó, ngân hàng giữ một số lượng chứng khoán phòng ngừa có thể bị giảm đi trong trường hợp chính sách thắt chặt tiền tệ Một phản ứng khác có thể là giảm dư nợ cho vay Các phản ứng riêng biệt của các ngân hàng với các đặc tính khác nhau đối với thay đổi trong chính sách tiền tệ có thể giúp ngân hàng xác định những thay đổi trong cung cho vay của ngân hàng
Giá trị của các lý thuyết của cả Bernanke và Blinder và Stein có thể còn nghi
vấn, nhưng, như lập luận trong Ahtik (2010b), có thể vẫn giữ ý nghĩa của lý thuyết
này, mặc dù thực tế răng tác động của NHTƯ với tiền gửi ngân hàng hiện nay là khá hạn chế Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của các khoản tiền gửi và lãi suất tiền gửi, có kết quả tương tự như trong một mô hình truyền thống: huy động tiền gửi càng cao sẽ gây trở ngại cho hoạt động cho vay Các ngân hàng thường gặp khó khăn trong việc đáp ứng được các quỹ trên thị trường tài chính khi tiền gửi tháo chạy sau việc thắt chặt chính sách tiền tệ (Stein, 1998) Tuy nhiên, như đã giải thích ở Ahtik (2010b), những khó khăn này không nhất thiết có liên quan đến sự tháo chạy của tiền gửi Chính sách tiền tệ cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản ngân hàng mà không gồm số lượng tiền gửi Vì vậy, chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp vốn vay ngân hàng
2.4 Chính sách tiền tệ và lãi suất cho vay
Lãi suất ngắn hạn là một công cụ mà NHTƯ sử dụng để thực hiện CSTT Hiệu
quả của CSTT, tuy nhiên phụ thuộc rất nhiều vào cách thức nhà quản lý quyết định chính sách và cách thức các thành phần tham gia thị trường áp dụng chính sách đó vào trong nền kinh tế Ở nhiều quốc gia, các thông báo chính sách NHTƯ đi chung với cam kết công khai, rõ ràng liên quan đến yêu cầu của môi trường kinh tế Điều này nhằm mục đích chỉ dẫn những người tham gia thị trường tốt hơn và nâng cao
hiểu biết về chính sách tiền tệ Mặc dù NHTƯ tuyên bố về việc quyết định chính
sách, tuy nhiên NHTƯ không tiết lộ nhiều lý do thực sự phía sau đó Các nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện để cung cấp bằng chứng cho thấy các nhà nghiên cứu CSTT thiết lập các lãi suất chính sách theo một quy tắc cụ thể mà qua
Trang 34
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
đó chỉ định các trọng số giá trị hiện tại và / hoặc các giá trị quá khứ của tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng sản lượng Nói cách khác, để thực hiện chính sách tiền tệ NHTƯ thường xác định một mức lãi suất mong muốn khi hoạt động thị trường mở có thể được ứng dụng để thay đổi dự trữ ngân hàng với lãi suất mục tiêu Trong chính sách tiền tệ mở rộng, NHTUƯ tăng nguồn cung dự trữ (từ S; đến Sa), do đó lãi suất giảm (từ y; đến y¡) như mô tả trong hình 2.4 Ngược lại trong chính sách thắt chặt tiền tệ nguồn cung dự trữ giảm (từ Š; đến S,) lam tang lãi suat (tir y> đến va)
(Mcconnell, Brue, va Flynn, 2009)
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa lãi suất và nguồn cung dự trữ Lãi suât 4 S] 92 83 y3 y2 yl D —_—> Nguồn cung dự trữ
Nguôn: Mcconnell, Brue, va Flynn, 2009
Hình 2.5 minh họa cụ thể mối quan hệ giữa cung tiền và lãi suất Bằng cách
thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất thực giảm từ y đến y; hoặc yị Lãi
suất giảm sẽ kích thích đầu tư Trong hình 2.6 băng cách giảm lãi suất thực từ ya dé
va sô lượng tăng đâu tư từ Xịi dén Xj
Trang 35
Hình 2.5: Mối quan hệ giữa lãi suat, câu tiên Lãi suât A SỊ 32 83 y3 2 VỊ “4 con co Dmonev
Xị Xe Xã Cung câu tiên
Neuon: Mcconnell, Brue, va Flynn, 2009
Hình 2.6: Mối quan hệ giữa lãi suất, đầu tư Lãi suất A y3 y2 wal Dinvestment _ ?> Đâu tư XII X12 X13
Neguon: Mcconnell, Brue, va Flynn, 2009
Ảnh hưởng của ba mức lãi suất thực tế (y¡ yz ys) và mức độ tương ứng của
đầu tư theo nhu cầu tổng hợp (AD) được minh họa trong hình 2.7 AD), AD2, ADs
có liên quan đến mức độ đầu tư (x¡¡ xịz Xị:) Hình 2.7 cũng mô tả các mức giá
tương ứng của từng tỷ lệ lãi suất Do đó, mức giá của p pa ps là liên quan đến lãi suất thực của y¡, y¿ Y3 Có thể kết luận, bằng cách giảm lãi suất (thông qua chính sách tiền tệ mở rộng) tăng sản phâm quốc nội thực sự là kết quả của việc tăng nhu cầu tổng hợp và đầu tư, có thể suy ra từ hình 3 và 4 (Mcconnell, Brue, va Flynn, 2009)
Trang 36Chương 2: Cơ sở lý thuyết C7 7ï ————————— Hình 2.7: Mối quan hệ giữa lãi suât và tổng sản phâm quôc nội Mức giá + D3 Lessee W2 — acc nh Ap(Xa) P2 | X⁄⁄< =====r Apo(X12) Pl Api(X11) X11] GDP Nguôn: Mcconnell, Brue, va Flynn, 2009 XI12 XIl3 2.5_ Các công cụ của ngân hàng Trung ương và lãi suất cho vay của ngần hàng thương mại
Có nhiều nghiên cứu về hoạt động cho vay của nhiều NHTM Một số nghiên cứu cân nhắc về yếu tố chính để các ngân hàng sẵn sàng mở rộng tín dụng cho một số khu vực của nền kinh tế, trong khi một số nghiên cứu về ảnh hưởng của gia hạn tín dụng đối với năng suất và sản lượng Hầu hết các nghiên cứu trước đó đã thừa nhận rằng rất hợp lý để các ngân hàng có một số nguyên tắc cơ bản cho vay hoặc kiểm tra hoạt động cho vay của họ Có nhiều nghiên cứu về hành vi cho vay của ngân hàng cho thấy tác động của chính sách tiền đối với hành vi cho vay là mạnh mẽ hơn trong các ngân hàng có bảng cân đối ít thanh khoản Tương ứng với chính sách thắt chặt, tiền gửi giao dịch ngân hàng sẽ giảm ngay lập tức, sau đó tổng dư nợ ngân hàng suy giảm, nhưng chỉ sau một độ trễ đáng kể trong hai hoặc ba quý Sau đó, các ngân hàng vẫn cho vay mặc dù đang đối điện với sự suy giảm tiền gửi bang việc bán chứng khoán va phat hành tài khoả ản nợ được quản lý như tiền gửi có kỳ hạn và vay Euro (Bernanke và Blinder, 2002; Gertler và Gilchrist, 2003) Cuối
cùng, sự suy giảm cho vay cũng đồng thời với sự suy giảm trong hoạt động kinh tế được đo băng giá trị sản xuất công nghiép (Romer va Romer, 2000) Morris va Sellen (2005) luu y rằng ngân hàng cho vay giảm khi chính sách thắt chặt, độ trễ
thời gian tồn tại khá lâu
Trang 37
Tuy nhiên có bằng chứng mâu thuẫn nhau về tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ và cho vay của ngân hàng Gertler và Gilchrist (2003) đã tiến hành một nghiên cứu đặc biệt về cách thức cho vay kinh doanh của ngân hàng khi đáp ứng chính sách thắt chặt Nghiên cứu của họ cho thấy rằng việc cho vay không giảm khi
chính sách được thắt chặt Họ kết luận rằng toàn bộ suy giảm trong tổng dư nợ đến
từ việc giảm cho vay tiêu dùng và bất động sản
Trái ngược với nghiên cứu Gertler và Gilchrist (2003) Kashyap và Stein (2000) chứng minh rằng việc cho vay tương ứng khi chính sách là thắt chặt, cả cho Vay Và vay vốn kinh doanh tại các ngân hàng nhỏ giảm có bảng cân đối tài khoản ít tính lỏng, trong khi các khoản vay tại các ngân hàng lớn không bị ảnh hưởng Sự khác biệt tương ứng của ngân hàng nhỏ cho thấy ngân hàng nhỏ ít tiếp cận với nguồn tài trợ thay thế hơn là ngân hàng lớn và như vậy ít tránh khỏi việc suy giảm huy động tiền gửi Vì vậy, nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của lãi suất NHTƯ, tỷ lệ dự trữ tiền mặt (dự trữ bắt buộc) hoạt động thị trường mở đối với hoạt động cho vay của NHTM tại Việt Nam
Amidu (2006) lưu ý rằng chính sách tiền tệ hoạt động thông qua kênh tín dụng không những chỉ có phụ thuộc vào vay ngân hàng, mà chính sách tiền tệ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến sự sẵn sàng để cho vay của các ngân hàng Đề xác định liệu chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến ngân hàng cho vay, một số nghiên cứu đã xem xét cách các ngân hàng điều chỉnh danh mục đầu tư của họ trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ trong khi các nghiên cứu khác đã xem xét những thay đổi về giá và phi giá cho
vay (Romer và Romer, 2000; Bernake & Blinder, 2002; Gertler & Gilchrist, 2003)
2.5.1 Lãi suất chiết khấu của ngân hàng Trung ương và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
Theo Chowdhry (1986), (trích bởi Articles, 2013), lai suat chiết khấu của
NHTƯ đo lường mức thay đổi giá của NHTƯ trong việc hỗ trợ tài chính cho hệ
thống ngân hàng khi có xuất hiện tình trạng thiếu thanh khoản Nói cách khác, đó là
lãi suất NHTƯ áp dụng cho các NHTM vay khi NHTM có nhu cầu vay bất thường Khái niệm này cũng áp dụng đối với hoạt động chiết khấu tín phiếu của NHTƯ khi các NHTM sử dụng chiết khấu tín phiếu, chăng hạn như, tín phiếu kho bạc, chứng
Trang 38
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
chỉ quỹ, thương phiếu và kỳ phiếu trong thời gian ngăn hạn tại các NHTƯ Lãi suất cho vay của NHTM được liên kết chặt chẽ với các loại này: lãi suất chiết khấu gây giảm lãi suất cho vay của NHTM và ngược lại Việc áp dụng lãi suất chiết khấu giúp kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông Ví dụ, nếu nền kinh tế chịu áp lực lạm phát, NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu dẫn đến các NHTM vay từ NHTƯ với chi phí rất cao Do đó, các NHTM, lần lượt tăng lãi suất cho vay Ảnh hưởng của việc tăng lãi suất cho vay của NHTM là việc giảm nhu cầu vay vốn, mặc dù đường cầu co dan theo lai suất Điều này, có ảnh hưởng, nguyên nhân đầu tư bị thu hẹp, việc làm thu nhập và mức giá chung đều bị suy giảm
2.5.2 Tỷ lệ dự trữ và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại
Cobbinah (2011) tỷ lệ dự trữ (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc) là tỷ lệ giữa số lượng
phương tiện thanh toán cần khống chế (bị “vơ hiệu hố” về mặt thanh toán) trên
tổng số tiền gửi nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán và khả năng tín dụng của các NHTM
Các dự trữ bắt buộc thông thường là hình thức tiền mặt được lưu trữ hoặc
tiền gửi tại NHTƯ Đôi khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc được sử dụng như công cụ CSTT,
ảnh hưởng đến huy động vốn quốc gia và lãi suất từ việc thay đổi nguồn quỹ sẵn có để các ngân hàng cho vay NHTƯ phương Tây ít khi thay đổi các yêu cầu dự trữ bởi vì nó sẽ gây ra vấn đề thanh khoản cho các ngân hàng ngay lập tức với dự trữ vượt mức thấp; NHTƯ thích sử dụng nghiệp vụ thị trường mở hơn (mua và bán trái
phiếu chính phủ phát hành) đề thực hiện chính sách tiền tệ (Chodechai, 2004)
Trong ngân hàng, dự trữ vượt mức là khoản dự trữ ngân hàng vượt mức dự trữ bắt buộc được quy định bởi NHTƯ Đó là khoản dự trữ tiền mặt nhiều hơn số lượng được yêu cầu Việc năm giữ dự trữ vượt mức là chi phí cơ hội nếu lãi suất điều chỉnh rủi ro cao hơn được thu về khi đưa vào quỹ
Trong hoạt động tín dụng và thanh toán, các NHTM có khả năng biến những
khoản tiền gửi ban đầu thành những khoản tiền gửi mới cho cả hệ thống, khả năng
sinh ra bội số tín dụng, tức là khả năng tạo tiền Để khống chế khả năng này, NHTƯ buộc các NHTM phải trích một phần tiền huy động được theo một tỷ lệ quy định
gửi vào NHTƯ không được hưởng lãi Do đó cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ
Trang 39
bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của
các NHTM
Yêu cầu dự trữ có thể được sử dụng như là công cụ của chính sách tiền tệ bởi vì khi NHTƯ nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho vay và khả năng thanh toán của các ngân hàng bị thu hẹp (do số nhân tiền tệ giảm) khối lượng tín dụng trong nền kinh tế giảm (cung tiền giảm) dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm Ngược lại nếu NHTƯ hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc tức là tăng khả năng tạo tiền thì cung về tín dụng của các NHTM cũng tăng lên, khối lượng tín dụng và khối lượng thanh toán có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng khối lượng tiền Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá
2.5.3 Hoạt động thị trường mở và lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại Cũng theo Cobbinah (2011), hoạt động thị trường mở (OMO) là hoạt động của NHTƯ khi mua hoặc bán trái phiếu chính phủ và tín phiếu trên thị trường mở NHTƯ sử dụng công cụ này như là phương tiện cơ bản của việc thực hiện CSTT Mục đích chủ yếu của nghiệp vụ thị trường mở là để kiểm soát lãi suất ngắn hạn và cung tiền cơ sở trong nền kinh tế, và do đó gián tiếp kiểm soát tổng cung tiền Điều này liên quan đến việc đáp ứng nhu cầu của tiền cơ sở theo mức lãi suất mục tiêu bang cách mua và bán chứng khoán chính phủ, hoặc các công cụ tài chính khác
Các mục tiêu tiền tệ, như lạm phát lãi suất, hoặc tỷ giá hối đoái, được sử dụng cho
việc định hướng hoạt động này Dự trữ liên bang đã sử dụng thị trường mở để điều chỉnh cung dự trữ để giữ lãi suất quỹ liên bang gần với lãi suất mục tiêu đo liên bang thiết lập
Qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ chủ động phát hành tiền trung ương vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu thông băng cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động trước hết đến khối lượng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của các NHTM và các tổ chức tài chính, hạn chế tiềm năng tín dụng và thanh toán của các ngân hàng này, qua đó điều khiển khối lượng tiền trong thị
trường tiền tệ Trong nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ điều khiển cả khối lượng tiền
tệ và lãi suât tín dụng thông qua “giá cả” mua và bán trái phiêu Khi có sai lâm
Trang 40
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
trong lúc tiễn hành nghiệp vụ thị trường mở như cung tiền tệ tăng hoặc giảm quá nhanh, NHTƯ có thê lập tức đảo ngược lại băng cách bán trái phiếu hoặc mua trái phiếu và ngược lại
Hoạt động thị trường mở là công cụ cơ bản có ảnh hưởng đầy đủ đến tín dụng và tiền tệ Thông qua nghiệp vụ thị trường mở, NHTƯ ảnh hưởng trực tiếp đến cung tiền trong nền kinh tế Khi NHTƯ mua chứng khoán làm tăng cung tiền Tín phiếu kho bạc là ít rủi ro nhất và được sử dụng như công cụ khi chính phủ tăng tiền bằng cách tín phiếu ra cơng chúng Ngồi ra còn sử dụng các thỏa ước mua lai “Repo”
Tóm lại, một số lý thuyết trên đây đã chỉ ra rằng tác động của chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của ngân hàng thông qua các công cụ lãi suất
NHTƯ, hoạt động thị trường mở và tỷ lệ dự trữ bắt buộc Trong nghiên cứu này, các tác động chính sách tiền tệ đến lãi suất cho vay của NHTM sẽ được nghiên cứu
thực nghiệm trong trường hợp ở Việt Nam Các tác động như sau:
Hoạt động thị trường mở là việc mua và bán chứng khoán chính phủ (Trái phiếu kho bạc và tín phiếu) của NHTƯ trong thị trường tiền tệ để đạt mức độ tương ứng của tiền trong lưu thông Khi NHTƯ bán chứng khoán, nó làm suy giảm cung tiền trong nền kinh tế Việc bán chứng khoán trên thị trường mở của NHTU co xu hướng gia tang lãi suất chứng khoán của Chính phủ Điều này làm giảm lượng dự trữ trong hệ thống ngân hàng: vì có dự trữ lượng tiền ít hơn các ngân hàng ít tiền cho vay hơn và như vậy sẽ có xu hướng tăng lãi suất cho vay
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ tiền gửi của NHTM được yêu cầu gửi tại NHTƯ
Khi dự trữ bắt buộc được tăng lên sẽ làm giảm số lượng tiền cho vay của NHTM và
giảm cung tiền Khi đó lãi suất sẽ bị ảnh hưởng
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTƯ cho vay dự trữ đến các NHTM, trước
hết là để ngân hàng đáp ứng yêu cầu dự trữ của họ NHTƯ kiểm sốt cơng cụ này chủ yếu bằng cách tác động đến giá cả khoản vay (lãi suất cho vay tái chiết khấu) Khi NHTƯ tăng (hoặc giảm) lãi suất tái chiết khấu làm giá cả các khoản vay tăng lên (hoặc giảm xuống) nhằm hạn chế (hoặc giúp đỡ) các NHTM vay để thực hiện