1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 2008

19 574 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 3,38 MB

Nội dung

Trang 1

Đề tài:

SO SANH XU HUONG LAI SUAT TIEN GUI VA LAI SUAT CHO VAY CUA CAC NHTM TAI TPHCM GIAI DOAN 2006-2008

PHAN MO DAU

Trong nên kinh tế thị trường, lãi suất giữ vị trí rất quan trọng Đó khơng những là

địn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chính

sách tiền tệ quốc gia; là công cụ thúc đây sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại; mà còn là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thơng qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Diễn biến lãi suất được đưa tin hầu như hàng ngày trên báo chí, bởi vì sự ảnh hưởng trực tiếp của nó đến đời sống của chúng ta và có những hệ quả quan trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế Đặc biệt trong hoạt động ngân hàng, khi lãi suất biến động mạnh sẽ dẫn đến rủi ro đối với hoạt động huy động và cho vay, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng Trong những năm gần đây, nhất là trong năm 2008, lãi suất đã không ngừng biến động và có chiều hướng gia tăng đột biến So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008 để có cái nhìn rõ hơn về xu hướng, nguyên nhân cũng như tác động của thực trạng lãi suất đến các thành phần kinh tế và toàn bộ nền kinh tế

Trong bài phân tích, các NHTM được chia thành ba nhóm dựa vào quy mơ và tiềm lực tái chính đề thấy được xu hướng khác biệt và sự tác động của từng nhóm đến mặt bằng lãi suất huy động và cho vay, vì mỗi nhóm ngân hàng đưa ra quyết định về chính sách lãi suất của mình là xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau Bao gồm nhóm các NHTMNN, nhóm các NHTM lớn và nhóm các NHTM nhỏ

PHÀN NỘI DUNG PHÂN TÍCH

1 Một số yếu tố tác động đến lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008

1.1 Lạm phát

Trong nền kinh tế, nguyên tắc chung là lãi suất tiết kiệm phải cao hơn lạm phát,

để đảm bảo cho lãi suất thực dương Do vậy khi lạm phát tăng cao, các ngân hàng có xu hướng tăng lãi suất huy động, nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ khách hàng Nếu không lượng tiền nhàn rỗi này có thể sẽ chạy vào các kênh đầu tư khác có suất sinh lời cao hơn

Trang 2

Khi lạm phát tăng lên, chỉ phí thực của việc vay tiền giảm xuống, trong khi lãi suất đầu vào buộc phải gia tăng, do đó lãi suất cho vay đầu ra cũng phải tăng lên để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng

1.2 Điều hành chính sách chặt tiền tệ cúa Ngân hàng Nhà nước

Khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi

suất cơ bản, bán các giây tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở, ) nhằm kiềm chế lạm phát làm cho đồng vốn trở nên khan hiếm, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng lãi suất huy động Thu nhập của hầu hết các ngân hàng hiện nay vẫn chủ yếu do hoạt động tín dụng đem lại Chính vì vậy trong bối cảnh chỉ phí bỏ ra tang hon trước các ngân hàng buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất cho Vay

Khi NHNN thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ: các ngân hàng chuyền sang tình trạng thừa vốn khả dụng, làm cho lãi suất tiền gửi giảm mạnh, trong khi đó vốn bị ứ đọng, không cho vay được, buộc lãi suất cho vay cũng hạ xuống

1.3 Quy mô, định hướng hoạt động của các ngân hàng thương mại

Để cạnh tranh với các NHTM lớn các NHTM nhỏ thường gia tăng lãi suất tiền gửi lên cao hơn Mặt khác, các NHTM nhỏ với tiềm lực tài chính yêu muốn cạnh tranh

với các NHTM lớn buộc hạ thấp điều kiện cho vay, nới lỏng điều kiện cho vay đề

đánh vào phân khúc khách hàng mà các NHTM lớn không cho vay với mức rủi ro rất cao Do đó, lãi suất cho vay của các NHTM nhỏ cũng cao hơn nhiều so với các NHTM lon

1.4 Sự phát triển của nền kinh tế

Khi nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao thì mức tiêu dùng của người dân cũng tăng lên, nhu cầu vốn cho doanh nghiệp cũng như nhu cầu đầu tư rất lớn Mà vốn vay là một trong những nguồn tài trợ quan trọng cho sản xuất cũng như tiêu dùng, theo đó lãi suất cho vay sẽ có xu hướng tăng lên Khi nhu cầu vay tăng lên quá nhanh thì các ngân hàng phải gia tăng nguồn vốn huy động và cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là tăng lãi suất tiền gửi lên

1.5 Sự phát triển của các kênh đầu tư khác

Sự phát triển sôi động cũng như mức lợi suất của các kênh đầu tư khác như vàng, bat động sản, chứng khoán sẽ ảnh hưởng lớn đến sự chuyên dịch vốn khỏi các ngân

hàng thương mại Để có thể cạnh tranh buộc các NHTM phải tăng lãi suất để thu hút vốn Mặt khác, khi các kênh đầu tư khác phát triển thì nhu cầu vay vốn đề đầu tư

Trang 3

2.1 So sánh xu hướng lãi suất tiền gửi và cho vay của các NHTM tại TPHCM giai đoạn 2006-2008

Mỗi ngân hàng đều có chiến lược hay lý do riêng khi quyết định tăng lãi suất tiền gửi Nhìn chung, các ngân hàng tăng lãi suất đều nhằm vào việc thu hút thêm lượng tiền hiện đang luân chuyển trong thị trường để phục vụ một mục đích tài chính nào đó Tùy vào nhu cầu tiền mặt của ngân hàng, của Chính phủ hay các khách hàng lớn cần vay dé mua ban, đầu tư vào dự án trọng điểm, các ngân hàng sẽ đưa ra lãi suất

thấp hay cao để thu hút dân chúng bỏ tiền vào tài khoản hoặc quỹ tiết kiệm Việc tăng

hay giảm lãi suất tiền gửi hoặc cho vay là những hoạt động thường xuyên của ngân hàng, và giúp chúng ta thấy được sức mạnh của ngành Ngân hàng cũng như của nền kinh tế, miễn là mức tăng, giảm vừa phải theo thị trường hay được NHNN giám sát và cho phép

Nhìn từ góc độ nào thì việc tăng lãi suất để huy động đều xuất phát từ nhu cầu vốn Tăng lãi suất huy động bao giờ cũng là một lựa chọn khó khăn của các NHTM, bởi vì lãi suất cho vay khơng dễ gì tăng lên tương ứng ngay lập tức Kết quả thu nhập ròng từ lãi suất sẽ giảm Thế nhưng, qua biêu đồ sau có thể thấy trong thời gian gần đây các các NHTM, nhất là các NHTMCP lại đua nhau tăng lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay VND

Biểu đồ 1: Xu hướng lãi suất huy động và cho vay bình quân bằng VND của ngành ngân hàng giai đoạn 2003-2008

20.00% 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% anny, Nguôn: Tông hợp % 11.48% —=—Lãi s động —m-Iãi s bình 9, 9.50% 9-70% a a od 6.60% + 10% 0 7.91% > NAM 2006

Trang 4

chiết khấu 4.5%/năm) Thế nhưng các ngân hàng, đặc biệt là khối NHTMCP, vẫn tăng lãi suất huy động VND (lãi suất huy động bình quân từ 7.1%/năm lên 7.6%/năm vào năm 2006) Xu hướng trên có thê được lý giải bằng 2 nguyên nhân chính sau:

+ Thứ nhất, diễn biến tăng lãi suất gắn liền với tình hình giá cả trên thị trường

Trong 6 tháng đầu năm chỉ số giá tiêu dùng của cả nước tăng 4.9%, yếu tô này tạo áp lực tăng lãi suất nhằm đảm bảo lãi suất thực dương trong mối quan hệ với lạm phát

+ Thứ hai, Lãi suất trên thị trường tiền tệ quốc tế cũng tác động mạnh đến lãi suất trong nước Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất lên 4 lần trong 9 tháng đầu năm đã ảnh hưởng nhất định đến lãi suất ngoại tệ trong nước và tạo áp lực lên lãi suất tiền đồng (tăng 0.02% - 0.9%/năm), các ngân hàng đều nhảy vào cuộc đua tranh lãi suất mặc dù tỷ lệ huy động vốn tăng trưởng mạnh hơn so với dư nợ tín dụng

về phía lãi suất cho vay, SO VOi cuối năm 2005, mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường năm 2006 có xu hướng tăng nhẹ, nhưng nhìn chung tương đối ồn định ở mức

11.2%/năm so với 11%/năm năm 2005 Có thể thấy sự gia tăng này chủ yếu là do

khối NHTMCP nhỏ với lãi suất cho vay bình quân lên tới 12.63%/năm so với bình qn tồn ngành

Bảng 1: Lãi suất huy động và cho vay bình quân năm 2006

nga Khối Khơi Khối Tồn

Chỉ tiêu NHTMNN NHTMCP NHTMCP ngành

lớn nhỏ

Lãi suất huy động bình quân 5.53% 7.41% 8.61% 7.60%

Lai suat cho vay binh quan 9.09% 10.62% 12.63% 11.20% Chênh lệch lãi suất bình quân 3.56% 3.22% 4.02% 3.60%

Nguén: Tong hop

Mặc dù huy động với lãi suất khá thấp so với nhóm các NHTMCP, nhưng chênh

lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay của nhóm NHTMNN là thấp nhất Nguyên nhân là do nhóm ngân hàng này cho vay với lãi suất thấp hơn nhiều so với

các NHTMCP Cả nhóm NHTMNN và NHTMCP lớn đều có mức chênh lệch lãi suất

Trang 5

> NAM 2007

Bảng 2: Lãi suất huy động và cho vay bình quân 2006-2007

Lãi suất huy động bình quân | Lãi suất cho vay bình quân

Chỉ tiêu Năm Năm Tăng Năm Năm Tăng

2006 2007 (giảm) 2006 2007 | (giảm) Nhóm NHTMNN 5.53% 6.57% 1.04% | 9.09% | 9.68% | 0.59% Nhém NHTMCP lớn 7.41% 7.61% 0.20% | 10.62% | 10.98% | 0.36% Nhóm NHTMCP nhỏ 8.61% 8.74% 0.13% | 12.63% | 12.71% | 0.08% Toan nganh 7.60% 7.91% 0.31% | 11.20% | 11.48% | 0.28% Nguôn: Tổng hợp

Lãi suất huy động của nhóm NHTMNN năm 2007 ở mức 6.57%, tăng 1.04% so với năm 2006, đồng thời lãi suất cho vay là 9.68%, tăng lên 0.59% so với trước đó Tiếp đến nhóm NHTMCP huy động VND với lãi suất 7.61%/năm, cao hơn so với nhóm NHTMNN, ứng với lãi suất cho vay là 10.98%/năm Đứng ở vị trí cao nhất về lãi suất huy động lẫn cho vay chính là nhóm NHTMCP nhỏ, với mức lãi suất huy động bình quân là 8.74% và mức lãi suất cho vay bình quân trong năm là 12.71%

Nhìn chung lãi suất huy động và cho vay của các NHTM trong năm 2007 đều gia tăng, lãi suất huy động có xu hướng tăng nhanh hơn lãi suất cho vay, 0.31% đối với

lãi suất huy động và 0.2% đối với lãi suất cho vay

Thực tế trong năm 2007, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhu cầu vay vốn cho đầu tư phát triển rất lớn, gây ra áp lực tăng lãi suất tiền gửi đề thu hút nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vay tăng cao Đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2007, việc tăng trưởng quá cao dư nợ tín dụng của các NHTM đã dẫn đến nhu cầu vốn gia tăng đáng kể, một số NHTMCP nhỏ có sự thiếu hụt thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phần lớn các ngân hàng tham gia trên thị trường đa phần là có quy mô nhỏ, thương hiệu chưa thực sự mạnh Ngoài ra cũng một phần do các NHTMCP nhỏ trước đó đã quá tay trong việc lấy vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn, dẫn đến khan hiếm nguồn tiền trong ngắn hạn Do đó đề tổn tại được thì phương thức hiệu quả duy nhất của nhóm NHTCMP nhỏ là công cụ tăng lãi suất được coi là hiệu quả tức thời để thu hút vốn về phía mình Điều này cũng lý giải vì sao lãi suất của nhóm NHTMCP nhỏ ln ở mức cao hơn so với nhóm NHTMCP lớn và nhóm

NHTMNN Nếu nhìn vào bảng số liệu thống kê sẽ thấy cụ thể lãi suất huy động trung

bình của nhóm NHTMCP nhỏ ở mức 8.74% trong khi nhom NHTMCP lớn là 7.61% và nhóm NHTMNN nằm ở vị trí thấp nhất 6.57%/ năm

Trang 6

cho vay kinh doanh chứng khoán xuống mức 3%, nhưng cũng khó thực hiện kịp mốc

31/12/2007 mà NHNN đã đề ra Chỉ còn cách là phải tăng tổng dư nợ, và khơng ít

ngân hàng đã tung ra chương trình tín dụng bất động sản với thời hạn cho vay dai và lãi suất ưu đãi, càng đầy cầu vốn cho khách hàng tăng mạnh

Mặt khác, lãi suất cao còn là vấn đề của lạm phát cao, theo Tổng cục Thống kê thì tỷ lệ lạm phát trong năm 2007 ở mức cao là 12.63% so với năm 2006 chỉ có 6.6% Dé tránh tình trạng lãi suất thực âm, không thể hấp dẫn người gửi tiền trong bối cảnh lạm phát tắng cao, các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động Ngoài ra, lạm phát tăng

cao khiến cho NHNN tăng cường biện pháp thắt chặt tiền tệ, cụ thể là 28/5/2007 NHNN quyết định tăng tỷ lệ DTBB lên gấp đơi so với trước đó (từ 5% lên đến 10%)

va có hiệu lực từ tháng 6/2007 Động thai nay lam tang chi phí hoạt động của các NHTM, từ đó gây sức ép tăng lãi suất lên

Về phía lãi suất cho vay, nhìn chung cũng có sự gia tăng so với năm 2006 Có hai nguyên nhân chủ yếu: một là, dưới áp lực từ việc tăng lãi suất huy động như đã phân tích trên buộc các NHTM không thể nào giữ mức lãi suất cho vay quá thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng; hai là, do sự tăng trưởng vượt bậc của nên kinh tế sau khi gia nhập WTO, nhu cầu vốn cho doanh nghiệp cũng như nhu cầu

đầu tư rất lớn do đó việc gia tăng mặt bằng lãi đôi chút cũng không thể là suy giảm

nhu câu này được

> NAM 2008

Ngược lại với năm 2007, thị trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng, thì năm 2008 sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng Trong năm này thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà khơng có người cho vay Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuồi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ Chỉ trong cé | tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần

Nhìn tổng thẻ, có thể chia ra hai giai đoạn biến động của lãi suất: — Giai đoạn I là cuộc chạy đua tăng lãi suất trong 7 tháng đầu năm ~ Giai đoạn 2 là xu hướng giảm dần trong các tháng cuối năm

Trang 7

Biểu đồ 2: Biểu đồ lãi suất huy động và cho vay bình quân 25.00% a" 20.5% 20.5% 20.5% 20.00% 13% = #8 19.0% 16.5% 16.5% 16.7% so os mg Foe ty 4% ay ° % 8% 17.2% 17: A% 17.3% 15.00% “4% - T62 125% m + ° 13.0% 10.00% | ê 114 120% 88% ÓC aot 5.00% 0.00% T T 1 1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08 Lãi suất huy động bình quân == —™=Li sut cho vay bình qn

Ngn: Tổng hợp

¢ Ở giai đoạn l, có thê nói lãi suất huy động và cho vay biến động mạnh nhất từ trước tới nay Lãi suất huy động bình quân từ mức 8.8%/năm vào thang 1, gia tăng liên tục và đạt mức 17.7%/năm vào tháng 7 Lãi suất cho vay bình quân cũng gia tăng

không kém, từ 12.6%/năm vào đầu năm lên 20.5%/năm vào tháng 7 với đỉnh điểm

cao nhất là 21%/năm vào tháng 6

Cuộc chạy đua lãi suất huy động bùng phát lúc đầu tháng 01/2008 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 02/2008 Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đây mức huy động trong dân cư lên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm Một bắt cập xảy ra trên thị trường tiền tệ là có lúc lãi suất huy động kỳ hạn ngắn hạn lại cao hơn lãi suất huy động kỳ hạn dài

Sau nhiều biện pháp của NHNN như điều chỉnh tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ ngày 01/02/2008, điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, bắt buộc các TCTD mua 20,300 tỷ đồng tín phiếu NHNN theo mức

phân bổ cụ thể từ ngày 17/3/2008 cuộc chạy đua lãi suất tưởng chừng không thấy

hồi kết thì đến ngày 19/5/2008, NHNN trở lại với cơ chế điều hành theo lãi suất cơ

bản, lãi suất cơ bản được nâng từ 8.75%/năm lên 12%/năm và lên 14%/năm (từ ngày

11/6/2008) Sau khi áp dụng cơ chế này, lãi suất cho vay đối với khách hàng được

khống chế ở mức 150% lãi suất cơ bản của NHNN Tình hình của các NHTM lúc này vẫn hết sức u ám, khi mức chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động rất thấp

không đủ bù đắp các khoản chỉ phí phát sinh Đề đối phó, các NHTM bắt dau thu phi dịch vụ tín dụng đối với các khoản vay Đến cuối tháng 6 năm 2008, các NHTM mới

Trang 8

ngừng thu tất cả các loại phí liên quan đến khoản cho vay đối với khách hang theo chỉ thị của NHNN, mức lãi suất cho vay phổ biến lúc này ở mức 20% - 21%/năm

Tuy nhiên sau đó, lãi suất huy động liên tục được đây lên cao Nhiều NHTM thay đổi lãi suất 3 đến 4 lần trong 1 tuần, và tình trạng này diễn ra ở cả những NHTMCP tốp đầu và các NHTMNN Lý giải cho hiện tượng này, nhiều NHTM cho rằng họ buộc phải thay đồi theo thị trường nhằm ngăn chặn tình trạng rút tiền ở ngân hàng có mức lãi suất thấp và gửi sang ngân hàng có mức lãi suất cao hơn Cuối cùng NHNN

đã sử dụng biện pháp điều thanh tra đến các NHTM, nhờ đó lãi suất mới bắt đầu hạ

nhiệt Tóm lại, có thê tổng kết nguyên nhân của cuộc chạy đua lãi suất này là do:

+ Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước gắn liền với

sự căng thắng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là những NHTM nhỏ, thiếu thanh khoản, đầu tư rủi ro buộc họ phải tăng lãi suất chóng mặt, con sot lãi suất này nhanh chóng kéo theo cả các ngân hàng lớn tăng lãi suất nhằm giữ khách hàng Nhiều NHTM bên cạnh việc tăng lãi suất còn đưa ra một số hình thức huy động vốn hấp dẫn khác, như: quay số dự thưởng với trị giá các giải thưởng

bằng hiện vật lên tới hàng tỷ đồng, khách hàng được rút tiền bất kỳ lúc nào có nhu

cầu nhưng được hưởng lãi suất có kỳ hạn, lãi suất luỹ tiến theo số tiền gửi, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn nhiều ngân hàng đồng loạt đây mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm

+ Lãi suất huy động tăng tất yếu dẫn đến lãi suất cho vay tăng để đảm bảo thu nhập cho ngân hàng Đây cũng là giai đoạn mà hoạt động cho vay của nhiều NHTM cầm chừng vì lãi suất cho vay phụ thuộc phần lớn vào lãi suất huy động Doanh

nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tin dụng tiêu

dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng, cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự

kiến khống chế 30%)

Một điểm đáng chú ý trong cuộc chạy đua lãi suất này là xuất phát điểm luôn là

các NHTMCP nhỏ rồi kéo theo các NHTMCP lớn và NHTMNN vào cuộc Tốc độ

Trang 9

Biểu đồ 3: Lãi suất huy động VND bình qn của các

nhóm ngân hàng giai đoạn 2006-2008 18.00%

16.00% 14.00%

12.00% ——Binh quan khéi

10.00% NHTMNN

Tả —=Binh quan khối

8.00% NHTMCP lớn

6.00% —— Binh quan khéi

NHTMCP nho

4.00% 2.00% 0.00%

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Tương tự với lãi suất huy động thì tốc độ tăng của lãi suất cho vay cũng luôn đựơc

dẫn đầu bởi các NHTMCP nhỏ:

Biểu đồ 4: Lãi suất cho vay VND bình quân cúa các nhóm NHTM giai đoạn 2006-2008

60.00% + 50.00%

40.00% —*—Binh quan khdi

, NHTMCP nhỏ

30.00% + : 4 —=—Bình quân khối

oe NHTMCP lớn

20.00% + ° 10.62% 10.98% Bình quân khối NHTIMNN

10.00% + 9.09% 9.68% 16.10%, 0.00% +

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

e_ Ngược lại, bước sang giai đoạn 2, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN và với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh, lãi suất

trên thị trường bắt đầu có đợt thối trào Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và

linh hoạt nửa đầu năm 2008 chuyền dần sang nới lỏng một cách thận trọng trong những tháng cuối năm Đi cùng với quá trình này là tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành chưa từng có của NHNN, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và biên độ tỷ giá Tính đến cuối năm, lãi suất cơ bản ở mức 8.5%/năm, lãi suất chiết khấu ở mức 7.5%, lãi suất tái cấp vốn 9.5%/năm

Trang 10

Biểu đồ 5: lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn 12 tháng năm 2008 1/1/08 1⁄2/08 19/5/08 11/6/08 21/10/08 5/11/08 21/11/08 5/12/08 22/12/08

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Gắn với những điều chỉnh này, mặt bằng lãi suất huy động có sự thay đồi lớn Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, cả lãi suất huy động va cho vay dồn dập giảm, ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng Từ đỉnh điểm bình quân 17.7%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8.6%/năm cũng là mức lãi suất thấp nhất trong năm; diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay bình quân cũng giàm từ 20.5%/năm về còn 12,5%/năm Lúc này lãi suất cho vay tối đa bằng VND của các NHTM cũng giảm tương ứng Hầu hết các NHTM đã giảm mức lãi suất này từ 0.5% -

1% so với mức tối đa theo quy định của NHNN

Báng 3: Lãi suất huy động và cho vay bình quân của các NH năm 2007 và 2008

Các Ngân hàng Lãi suất huy động bình quân Lãi suất cho vay bình quân Nam 2007 Nam 2008 Nam 2007 Nam 2008

Bình quân khối NHTMNN 6.57% 13.19% 9.68% 16.10%

Bình quân khối NHTMCP lớn 7.61% 14.23% 10.98% 17.09%

Bình quân khối NHTMCP nhỏ §.74% 15.61% 12.71% 18.39%

Binh quan nganh 7.91% 14.63% 11.48% 17.47%

Nguén: Tong hop

¢ So v6i nam 2007, lãi suất huy động bình qn tồn ngành năm 2008 là 14.63%, tăng gấp 2 lần Trong đó, nhóm NHTMCP nhỏ vẫn luôn đi đầu trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư Mức lãi suất mà ngân hàng này đưa ra bao giờ cũng cao hơn nhóm NHTMCP lớn và cách xa các NHTMNN Đặc biệt, lãi suất tiền gửi các kỳ hạn ngắn và cực ngắn luôn tồn tại với mức lãi suất cao

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay năm 2008 tăng cao trong một thời gian khá dài, đến

cuối tháng 7 mới bắt đầu hạ nhiệt dần dần Chính sách lãi suất tiền vay của các nhóm

Trang 11

ngân hàng cũng tương tự như chính sách về lãi suất tiền gửi Vì lãi suất huy động quá cao nên các NHTMCP quy mô nhỏ buộc phải nâng cao lãi suất cho vay dé bu dap chi phí, lãi suất cho vay trung bình của nhóm này trong năm 2008 là 18.39%, cao hơn mức lãi suất cho vay trung bình 17.47% của tồn ngành và 17.09% của các NHTMCP có quy mơ lớn Nhóm NHTNN vẫn là nhóm ngân hàng có mức lãi suất cho vay thấp hơn hết, lãi suất cho vay trung bình của nhóm này là 16.1%, thấp hơn lãi

suất trung bình ngành là 1.37%

Mặc dù lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng nhưng mức tăng lên của lãi suất cho vay không đủ bù đắp cho những chi phí tang vọt cho các khoản huy động và các chi phí liên quan nên chênh lệch lãi suất bình quân năm 2008 của các NHTM giảm đáng kể Nhìn vào biểu đồ sau có thể thấy chênh lệch lãi suất ngày càng bị rút ngắn:

Biểu đồ 6: Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các nhóm NHTM giai đoạn 2006-2008

4.50% 4.00% 3.50% 3.00% 2.50% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 4.02% 3.97% 3.56 33

a 2.91% 2.86% —*—Binh qn khối NHTMNN

—m—Bình qn khói

NHTMCP lớn

Binh quân khối

NHTMCP nhỏ

Năm2006 Năm2007 Nam 2008

Ngn: Tổng hợp

Đóng góp khơng nhỏ vào tình trạng này là nhóm các NHTMCP nhỏ Vì khơng thể cạnh tranh với các ngân hàng khác về uy tín nên giải pháp duy nhất của các ngân hàng này là cạnh tranh về giá Các NHTMCP nhỏ huy động tiền gửi với lãi suất cực cao nhưng không thể cũng cho vay với lãi suất cực cao (do NHNN áp trần lãi suất cho vay và do vấn để cạnh tranh) nên chênh lệch lãi suất của nhóm ngân hàng này sụt giảm lớn so với thời kỳ huy hoàng của hoạt động tín dụng vào năm 2007

Tiếp đến là nhóm NHTMCP lớn Mặc dù khơng khó khăn về thanh khoản trầm

trọng như các NHTMCP nhỏ nhưng các NH này không thể ngồi im nhìn nguồn vốn huy động của mình dần chảy ngược về các ngân hàng top nhỏ nên buộc phải tăng lãi suất theo để cạnh tranh Chi phí huy động tăng lên quá cao làm cho chênh lệch lãi suất bình quân giảm xuống

Trang 12

vị thế của mình, nhóm NHTMNN đã khơng dâng cao lãi suất huy động theo thị trường Sự "tỉnh táo" này hiện đang là lợi thế khiến cho các NHTMNN chủ động hơn với tín hiệu lãi suất mới của NHNN Ngoài ra, kề cả khi lãi suất huy động bị đầy lên

cao thì khối này vẫn có lợi thế, bởi họ có nhiều nguồn vốn huy động rẻ hơn nên khi

hạ lãi suất cho vay, khối ngân hàng này vẫn có thể bù đắp được

Khi chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay không đủ bù đắp cho những

chi chí liên quan thì điều tất yếu là hầu hết các ngân hàng đều lỗ từ hoạt động cho vay năm 2008 Tỷ lệ lãi cận biên năm 2008 của các ngân hàng khá thấp, chỉ dao động khoảng dưới 3%

Tóm lại, năm 2008 là năm ghi nhận những biến động lớn của thị trường lãi suất, một cuộc chạy đua lãi suất thực sự của các NHTM Lãi suất huy động tiền gửi tăng lên từng ngày Theo đó, lãi suất cho vay của các NHTM cũng tăng vọt Điều này đã tác động rất lớn đến sự tăng trưởng tín dụng của bản thân các ngân hàng Các doanh nghiệp cũng như các khách hàng cá nhân khó mà tiếp cận được nguồn vốn vay, không phát triển sản xuất kinh doanh Từ đó có thể rút ra rằng việc tăng lãi suất huy

động như đợt tăng lãi suất năm 2008 không phải là một giải pháp tối ưu để cạnh

tranh Các NHTM trong nước phải có những giải pháp phù hợp đề nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh và thị phần hoạt động

2.2 Nhận xét chung

Có thể nói, lãi suất trong thời gian qua có xu hướng tăng chưa phù hợp với quy luật Chủ yếu, lãi suất tăng là do tác động của lãi suất trên thị trường quốc tế, do sự cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM trong khi thị trường tiền tệ của Việt Nam chưa

phát triển Đặt biệt, những diễn biến khá phức tạp và hết sức đa dạng của lãi suất

trong năm 2008 là cơ hội cho Chính phủ, NHNN nhìn nhận lại khả năng quản lý, điều

hành nền kinh tế của mình đã thực sự đạt được hiệu quả hay chưa, nhất là trong công

tác dự báo thị trường Bên cạnh đó cịn phải nói đến năng lực quản lý, khả năng đề

kháng trước những diễn biến bắt lợi của thị trường đối với bản thân các NHTM, các thành phần kinh tế khác, họ đã thực sự làm tốt hay chưa Khi mà nên kinh tế nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, thì nhất thiết Chính phủ, NHNN cần có một hành lang pháp lý thật vững chắc, hợp lý đề điều hành nền kinh tế thật hiệu quả,

và trong đó thì luật Ngân hàng, luật các tơ chức tín dụng là rất đáng quan tâm để có

những điều chỉnh đúng đắn, kịp thời Về lâu dài, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp

Trang 13

3 Tác động của thực trạng lãi suất 3.1 Đối với hoạt động ngân hàng

Có thể nói, lãi suất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận của

hoạt động ngân hàng Trong hai năm 2006 và 2007, thị trường tài chính Việt Nam tăng trưởng rất nóng, lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân đều gia tăng Các ngân hàng day manh viéc cho vay mua bat động sản, dư nợ tín dụng tăng cao, do đó mà lợi nhuận ngân hàng kiếm được cũng không nhỏ

Năm 2008, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, lãi suất đầu vào của NHTM tăng cao

trong phần lớn thời gian của năm, cộng với chi phi cao do tý lệ dự trữ bắt buộc tăng mạnh và chỉ phí bù lỗ cho việc mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, nhưng lãi suất cho vay lại tăng chậm hơn, khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào thu hẹp làm cho lợi nhuận của các NHTM rất thấp Bảng sau cho ta thấy rõ hơn ảnh hưởng của việc lãi suất tăng cao trong năm 2008 ảnh hưởng đến kết quả hoạt

động của các ngân hàng như thế nào Hầu hết các ngân hàng đều có ROE, ROA, NIM

trong năm 2008 thấp hơn năm 2007, trong khi đó tỷ lệ chỉ phí hoạt động/thu nhập hoạt động trong năm này lại cao hơn so với hai năm trước

Bảng 4: Bảng tỷ suất sinh lời và tý lệ chỉ phí hoạt động/doanh thu hoạt động của một số ngân hàng Chỉ phí hoạt động/Doanh óc thu hoạt động 2007 2006 2007 2006 BIDV 25.01% | 17.23% 30.53% | 34.56% VCB 16.58% | 25.86% 27.60% | 25.62% STB 25.64% | 17.41% 18.43% | 22.42% TCB 22.98% | 26.76% 8.28% | 16.04% EIB 27.00% | 27.00% 21.79% | 31.30% SCB 23.19% | 19.00% 39.88% | 39.81% ABBANK 6.52% | 4.89% 34.70% | 21.89% OCEANBANK 8.74% | 5.23% 25.11% | 25.60% SOUTHERN 8.79% | 8.91% 39.01% | 35.60%

Nguon: Tong hop tte các báo cáo thường niên các ngân hàng 3.2 Đối với Doanh nghiệp

Lãi suất cho vay là một trong những yếu tố cầu thành nên chỉ phí vốn và là chỉ phí đầu vào của q trình sản xuất kinh doanh Do đó, mọi sự biến động về lãi suất cho vay trên thị trường đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay nói cách khác là tác động trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 14

chứng khoán Bên cạnh đó các doanh nghiệp khác cũng vay được vốn khá dễ dàng phục vụ nhu cầu vốn lưu động của mình

Bước sang năm 2008, lãi suất cho vay bình quân tăng cao chưa từng thấy, dao động trong khoảng 16% - 18%, rất ít doanh nghiệp có khả năng vay được với mức lãi suất thế này Do vậy mà nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn khơng lối thoát, hoạt động sản xuất kinh doanh ngừng trệ, có doanh nghiệp còn hoạt động thì sản xuất cầm chừng Và đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thua lỗ, thậm chí phá sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong năm 2008

3.3 Đối với cá nhân

Hoạt động ngân hàng Việt Nam hiện nay chủ yếu là dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Chính vì vậy khi NHNN hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 30% (tháng 4 năm 2008), điều chỉnh lãi suất cơ bản 8.75% lên 14% theo Quyết định số 1317/ QĐ- NHNN có hiệu lực ngày 11/6/2008, đã đây các NHTM lao vào cuộc đua lãi suất tiền

gửi tăng cao tác động làm tăng lãi suất cho vay, là nguyên nhân chính đây các khách hàng cá nhân ra khỏi hệ thống ngân, buộc họ phải đi vay với lãi suất cao trên thị trường cho vay khơng chính thức

Hơn nữa, lãi suất cho vay cao không những ảnh hưởng đến người dân có nhu cầu mà cịn gây khó khăn cho các món vay cũ với lãi suất thấp hơn Lãi suất biến động nhanh như vậy gây áp lực cho người đi vay khiến họ có tâm lý không ồn định đề an tâm đầu tư sản xuất

3.4 Đối với nền kinh tế

Qua phân tích những tác động của lãi suất huy động, lãi suất cho vay đối với hoạt động của các ngân hàng, doanh nghiệp, cũng như các cá nhân ta có thê thay tam quan trọng của lãi suất đối với nền hinh tế như thế nào, đặc biệt sự tăng trưởng kinh tế đối với một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay

Trong năm 2008, mặt bằng lãi suất trên thị trường tài chính nói chung tăng đột biến, nên nhiều doanh nghiệp, cá nhân không vay được vốn, buộc phải giảm quy mô sản xuất, thu nhập theo đó giảm sút Do vậy, sức chi tiêu của người dân cũng giảm,

làm cho GDP giảm, và từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước

Trang 15

pháp, những chính sách đúng đắn ồn định nền kinh tế để lãi suất khơng cịn là vấn đề nan giải mà nhiều người phải lo lắng như trong năm qua

4 Nhận định xu hướng lãi suất năm 2009

Năm 2008 được đánh giá là một năm đầy sóng gió với ngành ngân hàng, khi phải đối mặt với nhiều rủi ro và biến động khó lường của lãi suất Chặng đường năm 2009 theo dự báo của NHNN là còn nhiều cam go, thử thách phía trước Một trong những khó khăn lớn nhất của các ngân hàng trong giai đoạn đầu năm 2009 là lãi suất cho vay chỉ còn xoay quanh mức 10%/năm

Biểu đồ 7: Lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân và chênh lệch lãi suất bình quân 5 tháng đầu năm 2009

11.00% 10.00% 9.00% 9.89% 9.89% 9.95% 10.01% 10.10% 700% 8.09% 7.009 = -a- ”————nR——— › 6 tov .00% 7.15% 7.21% 7.28% Tole 5.00% 4.009 3 bos, 2.74% 2.68% 2.67% 2.44% Tóc :01% 2.00% + 1.00% 0.00% :

Thang 1 Thang 2 Thang 3 Thang 4 Thang 5

—=Lii suat cho vay binh quan —#— Lãi suất huy động bình quân —+—Chênh lệch lãi suất bình qn

Ngn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của BVSC

Nhìn chung hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước trong 3 tháng đầu năm 2009 rất ôn định biểu thị qua mức lãi suất cho vay và huy động bình quân của hệ thống các NHTM khơng có sự tăng giảm nào đáng kể

Thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ, những ngày đầu năm 2009, lãi suất cả cho vay và huy động được duy trì ở mức thấp Tình hình này sẽ giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với vốn vay ngân hàng Nhưng bên cạnh đó, các khoản vay sẽ được giám sát kỹ hơn do di chứng và bài học từ khủng hoảng 2008 đề

lại Một phần nữa là do sự ràng buộc bởi lãi suất cơ bản ở mức 7% do đó lãi suất cho

vay bằng VND của khối NHTM khơng có nhiều biến động và duy trì ở mức khá thấp, lãi suất cho vay bình quân tháng | va tháng 2 là 9.89%/năm, tháng 3 là 9.95%/nam

Đặc biệt đối với các khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo gói kích cầu của Chính phủ lãi suất chỉ cịn ở mức 4-6%/năm Mặt khác, các ngân hàng đang bị khống chế trần lãi

Trang 16

sang thu hút vốn bằng khuyến mãi Do đó, lãi suất huy động suốt quý 1 chỉ gia tăng nhẹ, lần lượt là 7.15%/năm, 7.21%/năm, 7.28%/năm tương ứng qua tháng 1, 2 va 3

Như vậy trong quý 1, tình hình huy động và cho vay không mấy khả quan, nhưng sau một thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ tháng 4 các ngân hàng thương mại bắt đầu tăng lãi suất huy động Lãi suất huy động bình quân tăng 0.29%/năm, đạt mức 7.57% /năm so với tháng 3 Có hai nguyên nhân khiến cho các ngân hàng tăng lãi suất huy động:

+ Thứ nhất, các ngân hàng đang cần tiền để chuẩn bị cho gói kích cầu thứ hai cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn của Chính phủ Do đó, các ngân hàng phải tăng lãi suất tiền gửi là nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng trong thời gian tới, khi nhu cầu tín dụng đang có dấu hiệu phục hồi Hơn thế nữa, sức ép cạnh tranh, khi có một ngân hàng tăng lãi suất, buộc các ngân hàng khác cũng phải có ngay biện pháp để giữ chân khách hàng của mình và vì thế việc tăng lãi suất huy

động là không thẻ tránh khỏi

+ Thứ hai, nguồn tiền khơng cịn chảy vào ngân hàng qua kênh lãi suất mà chuyển qua các kênh đầu tư hấp dẫn như chứng khoán, vàng

Mặc dù các ngân hàng đã đua nhau tăng lãi suất, song hiện nay chưa có bất cứ động thái nào cho thấy NHNN sẽ tăng lãi suất cơ bản Do vậy, lãi suất cho vay bình

quân tháng 4 (10.01%/năm) không tăng là mấy so với 3 tháng đầu năm 2009 Tuy

nhiên, cũng có thê các ngân hàng tăng lãi suất huy động là nhằm đón đầu việc NHNN sẽ điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tới

Đến tháng 5/2009 thì lãi suất huy động bình quân lại tiếp tục tăng, từ 7.57%/năm

vào tháng 4 lên 8.09%/năm Mặc khác, lãi suất cho vay có tăng lên đơi chút 0.09%/năm, nhưng nhìn chung vẫn được duy trì khá ồn định so với 4 tháng trước

Trang 17

Ngồi ra Chính phủ Việt Nam đang phải chịu một sức ép cực lớn khi thâm hụt ngân sách của Việt Nam được dự đoán sẽ ở mức TẤt cao trong năm 2009 là 8% trong

khi nguồn tiền để tài trợ thâm hụt vẫn chưa huy động được Liên tiếp trong 2 tháng trở lại đây các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ đều thất bại do lãi suất bỏ thầu cao

hơn nhiều lãi suất trần Chính phủ mới huy động được hơn 6000 tỷ VND trong số

hơn 50.000 tỷ VND cần huy động trong năm 2009 Nếu Chính phủ không thể huy động đủ số vốn dành cho kích cầu thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào đình trệ Nếu

Chính phủ quyết tâm huy động đủ số vốn cần thiết thì việc tăng lãi suất huy động là khó tránh khỏi

Bên cạnh đó Kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm ấn nguy cơ tình trạng lạm phát cao quay trở lại do Chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ trong thời gian qua

Ước tính, nếu tình hình kinh tế thế giới và trong nước én định, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có thể điều chỉnh tăng lên một chút so với mục tiêu trong năm nay dự kiến đạt ở mức 21 - 23% được đề ra hồi cuối năm trước Với tốc độ tăng trưởng tín dụng này, nguy cơ lạm phát không cao, tuy nhiên vẫn có khả năng xảy ra lạm phát nếu gói kích cầu nhằm sai đối tượng làm gia tăng nhập khâu thay vì chắn hưng sản xuất trong nước

Xu hướng tăng lãi suất huy động sẽ đậm nét hơn trong thời gian tới vì gói kích

thích kinh tế sẽ kéo dài tới năm 2011 và một khi lãi suất đầu vào tăng thì lãi suất đầu

ra cũng sẽ nhanh chóng tăng lên đê đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng Điều đó địi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải có những biện pháp linh hoạt đề tránh xảy ra cuộc đua lãi suất huy động như 6 tháng đầu năm 2008, gây sức ép đến lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, có như thế chương trình kích cầu của Chính phủ mới mang lại hiệu

quả

Trang 18

KÉT LUẬN

Có thể nói, trong bất kỳ bối cảnh nền kinh tế như thế nào thì lãi suất luôn là vấn

đề đáng quan tâm và mang tính thời sự nóng bỏng Lãi suất không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng mà nó tác động lên tổng thể tat cá các thành phần của nền kinh tế nói chung

Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2008, chúng ta đã chứng kiến và thấy rõ được sức mạnh ảnh hưởng của lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tài chính đối với hoạt động các ngân hàng, doanh nghiệp, cá nhân, và sự tăng trưởng của

nền kinh tế như thế nào Do vậy, nhận định và đánh giá đúng vai trò của lãi suất là

Trang 19

Ngân hàng BIDV Agribank Vietinbank MHB Vietcombank ACB Eximbank Sacombank Đông VIB Techcombank Military Bank VPBank SCB Seabank Phuong Nam Việt

Viet nam tin nghia Nam

Sai Gon Ha Nội

Phương Đông HDBank Westernbank Gia Dinh PHU LUC Nam 2008 13.17% 13.18% 13.20% 13.22% 13.61% 14.13% 13.99% 14.17% 14.34% 14.40% 14.44% 14.41% 14.38% 14.41% 15.66% 15.32% 15.43% 15.64% 15.55% 15.93% 15.20% 15.42% 16.08% 15.84% Nam 2006 8.99% 9.00% 9.15% 9.20% 9.88% 10.40% 10.51% 10.50% 10.57% 10.68% 10.85% 10.41% 11.15% 11.28% 13.10% 11.99% 12.15% 13.05% 12.21% 13.17% 11.97% 12.23% 13.25% 13.20% Nam 2007 9.61% 9.63% 9.71% 9.77% 10.32% 10.76% 10.54% 10.90% 11.06% 11.24% 11.30% 11.26% 11.18% 11.26% 13.15% 12.10% 12.23% 13.17% 12.27% 13.20% 12.12% 12.30% 13.28% 13.26% Nam 2008 16.06% 16.08% 16.09% 16.16% 16.57% 16.79% 16.77% 17.15% 17.33% 17.35% 16.80% 17.26% 17.32% 17.58% 18.60% 17.95% 18.09% 18.63% 18.27% 18.77% 17.97% 18.01% 18.81% 18.77%

Nguôn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN