1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, chỉ giải quyết khi có đủ điều kiện Pháp luật tố tụng của mỗi quốc giađều quy định điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn có sự khác nhau nhưng về cơ bản chỉáp dụng thủ tục này với những tội phạm ít nghiêm trọng, hành vi phạm tội đơn giản,rõ ràng, mức hình phạt áp dụng không cao, hậu quả pháp lý mà bị can, bị cáo phảigánh chịu không lớn và nếu có sai sót trong việc giải quyết thì hậu quả cũng dễ khắcphục.
Thứ hai, rút gọn thời hạn Một đặc trưng của thủ tục rút gọn là thời hạn tố tụngtheo thủ tục này có sự rút ngắn so với thủ tục thông thường Đối với một số vụ án
1 Theo Báo cáo số 205/TANDTC-KHXX ngày 02/10/2012 của Tòa án nhân dân tối cao
Trang 2đáp ứng các điều kiện nêu trên, việc quy định thủ tục chung để giải quyết có thể gâyra sự lãng phí không cần thiết Do vậy, pháp luật quy định một thời gian tố tụngngắn hơn thời hạn thông thường, yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ ánnhanh chóng nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống tội phạm.
Thứ ba, trình tự thủ tục đơn giản Vì thủ tục rút gọn có sự rút ngắn về thời giantố tụng nên pháp luật cho phép người tiến hành tố tụng không phải tiến hành một sốhoạt động tố tụng nhất định và vì vậy mà trình tự thủ tục trở nên đơn giản hơn
1.3 Ý nghĩa
Khi áp dụng thủ tuc rút gọn sẽ rút ngắn được đáng kể thời hạn điều tra, truy tốvà xét xử nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về xử lý tội phạm, góp phần thiết thựcvào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung Thủ tục rút gọn đã xác lập cơsở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quvết nhanh chóng một số lượnglớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản, rõràng; rút ngắn thời gian điều tra, truy tố xét xử, giúp các cơ quan tiến hành tố tụngtiết kiệm được nhân lực, tiền bạc góp phần hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm tạicác cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương.
2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về thủ tục rút gọn
Thủ tục rút gọn lần đầu tiên được quy định tại Chương XXXIV của Bộ luật Tốtụng hình sự năm 2003, gồm 07 điều (từ Điều 318 đến Điều 324).
2.1 Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Điều 318 Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 quy định: “Thủ tục rút gọn đối với việcđiều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định của Chương này,đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy địnhcủa Chương này” Như vậy, thủ tục rút gọn không được áp dụng trong tất cả các giaiđoạn của tố tụng hình sự mà chỉ áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xétxử sơ thẩm Việc không áp dụng thủ tục rút gọn đối với việc xét xử phúc thẩm đượcgiải thích là bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm đã bị kháng cáo, kháng nghị
Trang 3là đã có sự không thống nhất giữa toà án với viện kiểm sát hoặc giữa toà án vớinhững người tham gia tố tụng có quyền kháng cáo trong việc giải quyết vụ án Nhưvậy, tính chất "sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng" không còn nữa mà vụán đã trở thành phức tạp, không đảm bảo đầy đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tụcrút gọn2
2.2 Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Điều 319 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định bốn điều kiện để áp dụngthủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm, đó là: Thứ nhất,người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang Người bị bắt trong trường hợpphạm tội quả tang thường nhận tội ngay; chứng cứ tương đối đầy đủ và rõ ràng;người làm chứng, người bị hại (nếu có) cũng thường được xác định cụ thể… Đây làmột trong những điều kiện cần thiết để có thể giải quyết vụ án nhanh chóng, thuậnlợi, hiệu quả3 Thứ hai, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: là vụ án khôngcó các tình tiết phải mất thì giờ điều tra, xác minh, bị cáo đã nhận tội và trong vụ ánchỉ có một hoặc hai bị cáo… (Thông tư số 10/TATC năm 1974) Có thể hiểu phạmtội đơn giản là những vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp và dễ xácđịnh, vụ án ít bị cáo, các chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu4 Thứba, tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng Tội phạm ít nghiêm trọng cótính nguy hại không lớn cho xã hội, nếu trong trường hợp việc xử lý không chínhxác thì hậu quả cũng không đến mức nghiêm trọng so với các loại tội phạm khác vàdễ khắc phục Thứ tư, người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng Căn cước, lailịch rõ ràng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được các yếu tố vềnhân thân, gia đình, mối quan hệ xã hội… của người phạm tội một cách nhanh nhất,tạo điều kiện rút ngắn thời gian trong hoạt động tố tụng5.
2 Phan Thị Thanh Mai, Về việc áp dụng thủ tục rút gọn trong việc xét xử phúc thẩm vụ án hình sự, Tạp chí Luật Họcsố 10/2009
3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, 2004
4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công An Nhân Dân, 2004
5 Phạm Minh Tuyên, Những vướng mắc trong việc áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự và một số kiến nghị,http://hvta.toaan.gov.vn/
Trang 42.3 Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
Về việc quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, Điều 320 khoản 1 BLTTHS quyđịnh: “Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ áncó đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 của Bộ luật này, viện kiểm sát có thể raquyết định áp dụng thủ tục rút gọn…” Theo quy định này thì chỉ có Viện kiểm sát làcơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn Viện kiểmsát sẽ ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong hai trường hợp: Một là, theo đềnghị của Cơ quan điều tra Hai là, Viện kiểm sát tự ra quyết định áp dụng thủ tục rútgọn mà không cần đề nghị của Cơ quan điều tra.
Theo quy định tại Điều này thì chỉ cần có quyết định khởi tố vụ án và có đềnghị của Cơ quan điều tra hoặc không thì Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụngthủ tục rút gọn mà chưa cần có quyết định khởi tố bị can Nhưng tại Điều 320 khoản2 lại quy định “Quyết định áp dụng … kể từ khi ra quyết định áp dụng thủ tục rútgọn” Giả thiết, việc khởi tố bị can được tiến hành sau khi có quyết định của Việnkiểm sát về việc áp dụng thủ tục rút gọn, thì trong vòng 24 giờ Cơ quan điều tra phảixác minh, ra quyết định khởi tố bị can, gửi cho Viện kiểm sát phê chuẩn, giao cácquyết định tố tụng cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ theo quy địnhcủa pháp luật Quy định như vậy là chưa hợp lý Luật cũng không quy định cụ thểCơ quan điều tra hay Viện kiểm sát phải gửi cho bị can hoặc người đại diện hợppháp của họ, nên dễ xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, đối với trường hợp ngườiphạm tội không bị tạm giữ lại càng khó thực hiện hơn6.
2.4 Về thời hạn hoạt động tố tụng trong việc áp dụng thủ tục rút gọn
Theo quy định tại các Điều 321, 323, 324 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì thờihạn hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng kể từ khi khởi tố vụ án tớikhi xét xử là 30 ngày Trong đó, thời hạn điều tra là 12 ngày, thời hạn truy tố là 4ngày, thời hạn xét xử là 14 ngày Quy định về thời hạn như vậy là quá ít so với thủtục tố tụng hình sự thông thường và chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các cơ
6 Vũ Gia Lâm, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục rút gon, Tạp chí Luật Học, số 8/2009
Trang 5quan tiến hành tố tụng ngại áp dụng thủ tục này vì sợ vi phạm về thời hạn Nếu theođúng trình tự quy định tại Điều 320 BLTTHS thì thời gian từ khi khởi tố, ra quyếtđịnh áp dụng thủ tục rút gọn, gửi cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ,tiếp nhận khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) thì thời gian tối đa là 8 ngày.Vậy Cơ quan điều tra, chỉ còn có 4 ngày để tiến hành điều tra Quy định về thời hạnnhư hiện nay là quá ngắn dẫn đến có sự không tin tưởng của bị can, bị cáo vào nănglực, trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng hay các quyền lợi của họ sẽkhông được bảo đảm như khi áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự thông thường.
2.5 Thủ tục điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo thủ tục rút gọn
Khi áp dụng thủ tục rút gọn, pháp luật tố tụng hình sự không những có quyđịnh rút ngắn về thời gian tố tụng để giải quyết vụ án mà còn có quy định giản lượccác thủ tục tố tụng sao cho phù hợp với thời hạn tiến hành tố tụng đã quy định
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hồ sơ vụ án rút gọn, ngoài việc khi kếtthúc điều tra, Cơ quan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra Quyếtđịnh đề nghị truy tố, Viện kiểm sát sẽ không phải ban hành bản cáo trạng mà thayvào đó là Quyết định truy tố, các văn bản, thủ tục tố tụng giống với các vụ án đượcgiải quyết theo thủ tục chung Quy định như vậy thực chất thì chỉ rút gắn được vềmặt thời gian giải quyết vụ án, rút gắn nội dung, cấu trúc cũng như thay đổi tên gọicủa bản kết luận điều tra và bản cáo trạng còn lại các thủ tục tố tụng khác thì khôngcó gì thay đổi.
Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, các thủ tục tố tụng theo thủ tục rút gọn về cơbản giống với thủ tục tố tụng chung Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, pháp luậtkhông quy định Tòa án phải giao quyết định đưa vụ án ra xét xử cho bị cáo trước khimở phiên tòa bao lâu Điều này có thể ảnh hưởng đến việc bị cáo không có thời giannhờ luật sư, sắp xếp công việc để ra tòa (trong trường hợp tại ngoại),… làm ảnhhưởng đến quyền lợi hợp pháp của họ Ở phiên tòa xét xử sơ thẩm, vì không có bản
Trang 6cáo trạng để truy tố bị can nên thay vì đọc bản cáo trạng, đại diện Viện kiểm sát sẽđọc quyết định truy tố vị can trước Tòa khi bắt đầu phần xét hỏi.
2.6 Quy định về áp dụng biện pháp ngăn chặn trong thủ tục rút gọn
Trong thủ tục rút gọn, các biện pháp ngăn chặn đều có thể được áp dụng (trừtrường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì vụ án theo thủ tục rút gọn chỉ bắtngười trong trường hợp phạm tội quả tang) Mặc dù như vậy, nhưng do thời hạn quyđịnh cho giai đoạn điều tra bị rút ngắn, nên bị can ít có cơ hội tại ngoại mà thườngsẽ bị tạm giam để phục vụ quá trình điều tra nhanh chóng, thuận lợi Điều này ảnhhưởng không ít đến quyền lợi của bị can Căn cứ quy định tại Điều 322 Bộ luật Tốtụng hình sự, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục tạm giữ, tạm giam được áp dụng theoquy định của chung của Bộ luật này
3 So sánh quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 với quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Về cơ bản Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã sửa đổi và bổ sung hầu hết cácquy định về thủ tục rút gọn so với Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành, cụ thể:
3.1 Về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, thủ tục rút gọn được áp dụng đối vớiviệc điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, không áp dụng đối với xét xử phúc thẩm Điều455 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọnđến giai đoạn xét xử phúc thẩm Quy định này sẽ giúp cho thủ tục rút gọn được ápdụng rộng rãi hơn trong thực tiễn xét xử, thúc đẩy nhanh quá trình giải quyết án ởcấp phúc thẩm, khắc phục một phần tình trạng án tồn đọng, quá hạn ở các cấp phúcthẩm hiện nay.
3.2 Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2003, thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủbốn điều kiện Thực tế áp dụng quy định này cho thấy, nhận thức của những ngườitiến hành tố tụng về điều kiện “người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng” là chưa
Trang 7thống nhất Để khắc phục vướng mắc trên, Điều 456 BLTTHS năm 2015 đã sửa đổithay cụm từ “có căn cước, lai lịch rõ ràng” bằng cụm từ “có nơi cư trú, lý lịch rõràng” Đồng thời điều kiện thứ nhất bổ sung thêm trường hợp người đó tự thú Bộluật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định mở rộng hơn điều kiện áp dụng thủ tụcrút gọn, bổ sung thêm trường hợp người phạm tội tự thú về hành vi phạm tội củamình, đồng thời đáp ứng 3 điều kiện còn lại quy định tại Điều 456.
Do phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn được mở rộng đối với cả xét xử phúc thẩm,nên BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định mới các điều kiện áp dụng thủ tục rútgọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm (khoản 2 Điều 456)
3.3 Về thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ thủ tục rút gọn
Theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì chỉ có Viện kiểm sát là chủ thể duynhất có thẩm quyền áp dụng và hủy bỏ thủ tục này trong ba giai đoạn điều tra, truytố, xét xử Quy định như vậy dẫn đến không chủ động và không đề cao trách nhiệmcủa Cơ quan điều tra, Tòa án trong việc giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục rútgọn Nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập trên, BLTTHS năm 2015 đã quy địnhtheo hướng mở rộng thẩm quyền áp dụng, hủy bỏ thủ tục rút gọn cho cả ba chủ thể(Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án)
Điểm mới đáng chú ý là, BLTTHS năm 2015 đã quy định theo hướng bắt buộc
các chủ thể Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải ra quyết định áp dụng thủ
tục rút gọn khi vụ án có đủ điều kiện luật định, mà không quy định có tính chất tùynghi như quy định của BLTTHS hiện hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 mởrộng thời điểm áp dụng bằng việc quy định trong thời hạn 24 giờ kể từ khi vụ án cóđủ điều kiện, cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.Điều này có nghĩa là trong các giai đoạn tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử bất kỳ thờiđiểm nào, khi vụ án có đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền ở giai đoạn đó phảicó trách nhiệm áp dụng ngay thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án nhanh chóng.
Trang 8Hiệu lực của quyết định áp dụng thủ tục rút gọn đươc thực hiện từ khi ban hànhquyết định đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, trừ trường hợp bị hủy bỏ theo quy địnhtại Điều 458 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 Như vậy, quyết định áp dụngthủ tục rút gọn chỉ ban hành một lần và được thực hiện suốt ở các giai đoạn tố tụngsau Thêm vào đó, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng bổ sung các quy định vềtrách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát tính có căn cứ của các quyết địnháp dụng của Cơ quan điều tra và Tòa án.
Việc hủy bỏ quyết định áp dụng là một quy định mới so với Bộ luật Tố tụnghình sự năm 2003 Theo đó, khi có căn cứ hủy bỏ là khi vụ án không còn một trongcác điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 456 của Bộ luật này hoặcvụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ đểđiều tra bổ sung theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và giải quyết vụ ántheo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này7.
3.4 Về thời hạn tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định thời hạn tạm giam để điều tra, truytố, xét xử không được quá 16 ngày (Điều 322); thời hạn điều tra là 12 ngày kể từngày ra quyết định khởi tố vụ án BLTTHS năm 2015 đã sửa đổi theo hướng kéo dàithời hạn tạm giam tối đa để điều tra, truy tố, xét xử đến 64 ngày; trong đó thời hạntạm giam trong giai đoạn điều tra tối đa là 20 ngày, trong giai đoạn truy tố tối đa là 5ngày, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm tối đa là 17 ngày, trong giai đoạn xét xử phúcthẩm là 22 ngày.
3.5 Về điều tra và thời hạn điều tra
Để khắc phục được những vướng mắc do thời hạn điều tra theo thủ tục rút gọnđược quy định trong BLTTHS hiện hành là quá ngắn (12 ngày) kể từ ngày ra quyếtđịnh khởi tố vụ án; BLTTHS năm 2015 đã quy định kéo dài thời hạn này lên 20
7 PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (Chủ biên), Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb ChínhTrị Quốc Gia
Trang 9ngày để đảm bảo thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định Về những việc cần làmsau khi kết thúc điều tra, BLTTHS hiện hành mới chỉ quy định chung chung là, Cơquan điều tra không phải làm bản kết luận điều tra mà ra quyết định đề nghị truy tốvà gửi hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát Đến BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thểhơn những nội dung cần có trong quyết định đề nghị truy tố
3.6 Về truy tố và thời hạn truy tố
Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định thời hạn truy tố của Viện kiểm sátlà 4 ngày, đến BLTTHS năm 2015 đã quy định thời hạn này là 5 ngày, tăng 01 ngày.Đồng thời, BLTTHS năm 2015 cũng quy định cụ thể về nội dung của quyết địnhtruy tố.
3.7 Về xét xử sơ thẩm
Theo quy định của BLTTHS hiện hành thì trình tự, thủ tục xét xử không đượcgiản lược so với thủ tục tố tụng chung, Hội đồng xét xử vẫn gồm 01 Thẩm phán và02 Hội thẩm, gây lãng phí về nhân lực, vật lực đối với các cơ quan tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng Do vậy, BLTTHS năm 2015 đã quy định phiên tòa xét xử sơthẩm do 01 Thẩm phán tiến hành (Điều 463) Do đó không có thủ tục nghị án Cáctrình tự, thủ tục khác tại phiên tòa sơ thẩm được thực hiện theo thủ tục chung quyđịnh trong BLTTHS năm 2015, nhưng có điểm đáng chú ý là
Nhằm giảm bớt áp lực cho Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án, đồngthời tạo thời gian hợp lý để bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình, BLTTHSnăm 2015 đã quy định thời hạn xét xử sơ thẩm là 17 ngày, tăng 3 ngày so với quyđịnh của BLTTHS hiện hành (14 ngày) Trong tổng thời hạn xét xử sơ thẩm 17ngày, thì BLTTHS năm 2015 đã tăng thời hạn chuẩn bị xét xử từ 7 ngày lên 10ngày; còn thời hạn từ lúc Thẩm phán có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến lúc mởphiên tòa vẫn giữ nguyên là 7 ngày như quy định của BLTTHS hiện hành Việc tăngthời hạn trong giai đoạn này sẽ hạn chế được số án phải trả hồ sơ để điều tra bổsung.
Trang 103.8 Về xét xử phúc thẩm
Do phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn được mở rộng cả đối với xét xử phúc thẩm,nên BLTTHS năm 2015 đã bổ sung 2 điều luật mới (Điều 464 – chuẩn bị xét xửphúc thẩm, Điều 465 – phiên tòa xét xử phúc thẩm) Tại Điều 464 khoản 2 quy định,trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xửban hành một trong các quyết định: Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm; đình chỉ xét xửphúc thẩm vụ án Đồng thời, khoản 3 Điều luật này quy định, trong trường hợpThẩm phán ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, thì trong thời hạn 7ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án Điều 465Khoản 1 quy định, việc xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn do 01 Thẩm phán tiếnhành, nên phiên tòa xét xử phúc thẩm không có thủ tục nghị án Có thể nói, xét xửphúc thẩm theo thủ tục rút gọn với sự rút ngắn về thời gian, trình tự, thủ tục, giảm sốlượng Thẩm phán của Hội đồng xét xử đã góp phần tiết kiệm thời gian, công sức,chi phí cho quá trình giải quyết vụ án8.
KẾT LUẬN
Trên đây là phần trình bày của em Dù đã chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng do kiến thứccòn hạn chế nên bài làm của em chắc chắn còn tồn tại nhiều thiếu sót Vì vậy em rấtmong được thầy cô tận tình chỉ ra những yếu kém để em có thể rút kinh nghiệm chonhững bài tập sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2004;2 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
8 Đoàn Thị Ngọc Hải, Một số vấn đề về thủ tục rút gọn theo Quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015,moj.gov.vn