1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế hoạch hướng nghiệp trải nghiệm_Một ngày làm nông dân

6 141 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Ngày Làm Nông Dân
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông
Chuyên ngành Nông Nghiệp
Thể loại Kế Hoạch Hướng Nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Tp. HCM
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 39,12 KB

Nội dung

1.Mục tiêu: a)Nhận thức: -Nhận biết được đặc điểm, điều kiện, môi trường làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. -Xác định được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động khi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. b)Kỹ năng: -Thu thập được những thông tin cần thiết về lao động nông nghiệp. -Phân tích được vai trò và tầm quan trọng của các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp c)Thái độ -Hình thành thái độ tích cực, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân -Tự tin, quyết đoán trong việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp

Trang 1

CHỦ ĐỀ: MỘT NGÀY LÀM NÔNG DÂN

1. Mục tiêu:

a) Nhận thức:

- Nhận biết được đặc điểm, điều kiện, môi trường làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp

- Xác định được các yêu cầu về phẩm chất, năng lực cần có của người lao động khi hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

b) Kỹ năng:

- Thu thập được những thông tin cần thiết về lao động nông nghiệp

- Phân tích được vai trò và tầm quan trọng của các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp

c) Thái độ

- Hình thành thái độ tích cực, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân

- Tự tin, quyết đoán trong việc quyết định lựa chọn nghề nghiệp

2. Nội dung trọng tâm và hình thức hoạt động

a) Nội dung trọng tâm

- Đặc điểm, điều kiện, môi trường, tính chất của ngành nghề nông nghiệp?

- Lao động nông nghiệp? (yêu cầu năng lực và phẩm chất của ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp)

- Vai trò và tầm quan trọng của ngành nghề nông nghiệp trong đời sống hiện nay

b) Hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức hoạt động

- Nghề nông:

+ Hình thức:

• Thể nghiệm tương tác (tọa đàm)

• Khám phá (thực tế)

+ Phương pháp: thuyết trình, giải quyết vấn đề

- Lao động nghề nghiệp

+ Hình thức: Khám phá (thực tế, tham quan)

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan

- Vai trò và tầm quan trọng

+ Hình thức: Cống hiến (thực hành lao động)

+ Phương pháp: thực hành, giải quyết vấn đề

3. Chuẩn bị

- Thời gian: 6h30- 12h ngày 17 tháng 3 năm 2020

- Địa điểm: Cơ sở trồng và sản xuất nông phẩm theo mô hình Vietgap tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc ở xã Xuân Thới Sơn, Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Tp HCM

a) Giáo viên

- Nghiên cứu kỹ nội dung chủ đề 7 trong sách giáo viên và các tài liệu có liên quan

- Xin phép lãnh đạo nhà trường về kế hoạch tham quan về ngày giờ tham quan, mục đích buổi tham quan, nêu thuận lợi khó khăn để cơ sở tham quan tạo điều kiện giúp đỡ

Trang 2

- Lập danh sách các thành viên trong đoàn, địa chỉ, số điện thoại

- Có sự thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh và nhà trường về kế hoạch tham quan

- Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi tham quan như giấy giới thiệu của nhà trường, giấy cam kết của cha mẹ học sinh và nhà trường về chuyến tham quan, kế hoạch làm việc, mẫu phiếu điều tra cho học sinh, mẫu bản thu hoạch sau buổi tham quan, máy ảnh, camera,…

- Chuẩn bị hoa và quà tặng cho cơ sở tham quan

b) Học sinh

- Tìm hiểu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của buổi tham quan

- Xin phép gia đình

- Phân tích được kế hoạch, thời gian của buổi tham quan, địa điểm tập trung, cách tổ chức đi, địa điểm tập kết và một số thông tin khác về buổi tham quan

- Xác định được nội quy của buổi tham quan

- Chuẩn bị mẫu phiếu thu hoạch dưới sự hướng dẫn của giáo viên, lớp trưởng chuẩn bị lời cảm ơn

- Chuẩn bị các đồ dùng cá nhân.

4. Tiến trình hoạt động

Hoạt động/Thời

Hoạt động 1: Tổ

chức lớp đến địa

điểm tham quan

(Từ 6h30-7h)

Học sinh đến địa điểm tập kết

Tập hợp toàn lớp để nắm sỉ số, phổ biến nội quy tham quan,

- Lớp trưởng

- Giáo viên

Hoạt động 2:

“Lớp ơi mình đi

đâu thế?”

(Từ 8h-8h30)

Cách thức:

Gặp gỡ, lắng nghe giới thiệu về tình hình hoạt động hiện tại của cơ sở: một

số nét khái quát về cơ sở, các sản phẩm

mà cơ sở đang tham gia sản xuất, kế hoạch phát triển của cơ sở; công việc, lương và phụ cấp cho công nhân, chế

độ đãi ngộ với công nhân

Trả lời một số thắc mắc của học sinh (nếu có), phổ biến nội quy thi tham quan cơ sở

Nội dung:

Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về ngành nghể thuộc lĩnh vực nông nghiệp Kích thích tinh thần hứng thú học hỏi, tìm hiểu và khám phá kiến thức về nông nghiệp

Chủ cơ sở trao đổi với đoàn (ông Nguyễn Văn Ngọc)

Hoạt động 3:

Tiến hành tham

Cách thức:

Học sinh chia thành 5 nhóm:

Đại diện chủ nông trại (ông Nguyễn Văn

Trang 3

quan cơ sở

“Khám phá”

(Từ 8h30-9h30)

Xuất phát, mỗi nhóm nhận 1 mật thư chứa đựng câu hỏi Trả lời câu hỏi, nhóm có được các từ khóa (về môi trường, điều kiện, tính chất ngành nghề nông nghiệp như: đất, nước, cần cù, ) Các nhóm được giải mật thư trong quá trình di chuyển đến từng khu vực theo trình tự tham quan (gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, xử lí và trưng bày sản phẩm) dưới sự hướng dẫn của đại diện

cơ sở Các em có thể trao đổi trực tiếp những thắc mắc của mình ở từng quá trình với những người ở nông trại

Quay về điểm tập kết với từ khóa nhóm giải được từ mật thư và thông tin mỗi nhóm tích lũy được trong quá trình tham quan Đại diện mỗi nhóm trình bày về ý nghĩa của từ khóa đó trong lĩnh vực nông nghiệp

Nội dung:

Tạo cơ hội cho các em tìm hiểu, thu thập các thông tin cần thiết cho bản thân những điều cơ bản về ngành nghề nông nghiệp

Kích thích sự sáng tạo, tự tin bày tỏ quan điểm, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm của học sinh

Ngọc), những người công nhân, giáo viên

và học sinh

Hoạt động 4:

“Tôi là bác nông

dân”

(Từ 9h30-11h)

Cách thức:

Hoạt động “Tôi là bác nông dân”

Mỗi nhóm tiến hành gieo trồng hạt cà chua trên một luống đất quy định Sau

đó, chạy đến khu vực trồng cà chua để thu hoạch 5kg cà chua chín mang về xưởng sản xuất Nhóm nào thực hiện đúng quy trình gieo trồng hạt cà chua

và thu hoạch đủ số kg cà chua chín theo yêu cầu mang về trước sẽ là đội chiến thắng

Kết thúc hoạt động, đoàn tham quan giao lưu với chủ cơ sở nông trại và các công nhân trong cơ sở Mỗi nhóm sẽ đại diện nêu cảm nhận sau khi được trải nghiệm hoạt động trên Học sinh sẽ

Các em học sinh, giáo viên và chủ cơ sở nông trại (ông Nguyễn Văn Ngọc)

- Lớp trưởng

- Giáo viên

Trang 4

được nêu những vấn đề còn thắc mắc, những điều mình quan tâm về ngành nghề trồng nông phẩm của cơ sở để chủ

cơ sở giải đáp

Lớp trưởng phát biểu cảm tưởng, cảm

ơn cơ sở đã tạo điều kiện cho lớp tham quan

Giáo viên tặng hoa, cảm ơn cơ sở nông trại của ông Ngọc đã tạo điều kiện cho đoàn trong buổi tham quan

Nội dung:

Thông qua hoạt động trên, các em học sinh được trải nghiệm bản thân trở thành một “bác nông dân” thật sự, phần nào đó các em sẽ tự nhận thấy được những yêu cầu phẩm chất, năng lực cần

có để theo đuổi ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Rèn luyện kỹ năng đứng đám đông, tự tin, thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng đối với người lao động cũng như những sản phẩm mà họ đã tạo ra trong quá trình lao động

Hoạt động 5: Kết

thúc buổi tham

quan

(Từ 11h-11h15)

Học sinh hoàn thành phiếu thu hoạch Đánh giá buổi tham quan, nhận xét, đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức tham quan, tinh thần thái độ của nhóm,

cá nhân trong buổi tham quan Kiểm tra danh sách sỉ số học sinh trước khi về lại trường

- Học sinh

- Giáo viên

- Lớp trưởng

Hoạt động 6: Chấm phiếu thu hoạch của học sinh.Trên cơ sở này giáo viên xin nhà trường

một buổi để tổ chức thảo luận về môi trường học tập tương lai của các em

Giáo viên

Trang 5

Phiếu thu hoạch

Trường:………

Họ và tên học sinh:………

Lớp………

1. Tên cơ sở tham quan:………

2. Chủ cơ sở nông trại:………

3. Đối tượng lao động của nghề nông:………

4. Nội dung lao động:………

5. Công cụ lao động:………

6. Điều kiện lao động:………

7. Các sản phẩm lao động:………

8. Năng suất lao động:………

9. Lương và phụ cấp………

10. Những yêu cầu (phẩm chất và năng lực) cần có:………

11. Vai trò và tầm quan trọng của ngành nghề nông nghiệp trong đời sống: ………

Ngày đăng: 05/01/2022, 08:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w