PHÒNG GD&ĐT TP PLEIKU TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HƯỚNG NGHIỆP LỚP 9 . Những căn cứ để xây dựng kế hoạch : A. Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học, căn cứ vào Chỉ thị số:3004/CT- BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, yêu cầu thực hiện đầy đủ giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nâng cao chất lượng dạy nghề, duy trì hoạt động lao động trong các nhà trường. B. Căn cứ vào kế hoạch PGD. Của phòng giáo dục & Đào tạo TP Pleiku về hướng dẫn chỉ đạo nhiệm vụ hướng nghiệp năm học: 2013 - 2014 C. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, của nhà trường 1.Tình hình kinh tế - xã hội, tập quán của địa phương: Chư HDRông là một xã khó khăn có nhiều dân số là đồng bào thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán khác nhau. Kinh tế của nhân dân địa phương chủ yếu là kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên vì vậy tỉ lệ hộ đói nghèo trong toàn xã còn cao. Các cấp chính quyền địa phương đã quan tâm tới phong trào giáo dục. Phụ huynh học sinh bước đầu đã quan tâm tới việc học tập của con em. Tuy nhiên đây là dịa bàn rộng, đi lại còn nhiều khó khăn trên địa bàn có nhiều hộ khó khăn về kinh tế , vì vậy an ninh chính trị có nhiều phức tạp còn nhiều tệ nạn xảy ra như cờ bạc, nghiện hút ảnh hưởng tới học sinh. Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm còn cao, học sinh học hết chương trình THCS Nếu không thi đỗ THPT thì chủ yếu đi làm thuê.Việc hướng học. Hướng nghiệp còn nhiều hạn chế.nhiều phụ huynh học sinh không biết cho con đi đâu, học gì? Việc hướng nghiệp của nhà trường chỉ triển khai tới học sinh mà chưa tư vấn cho phụ huynh.V 2. Tình hình nhà trường: a. Cơ sở vật chất: Tổng số phòng học hiện nay là 14 phòng có 1 phòng thư viện, 1 phòng đồ dùng TBDH, 1 văn phòng, 1 phòng đoàn đội, 2 phòng ban giám hiệu. - Tổng số bàn ghế học sinh: 84 bộ, bàn ghế văn phòng đủ phục vụ cho hội họp. Đánh giá chung: Cơ sở vật chất tạm đủ để phục vụ dạy và học ở mức tối thiểu, còn thiếu phòng học thực hành bộ môn, bàn ghế không chuẩn, chất lượng kém . * Đánh giá về điểm mạnh, yếu và hướng khắc phục. 1 * Điểm mạnh + Đa số giáo viên trẻ có trình độ: 100%, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. + Đảm bảo sự cân đối giữa các bộ môn đã có đủ giáo viên ba môn theo quy định. + Giáo viên yêu nghề có trách nhiệm, có ý thức tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. + Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống. + Điểm yếu: - Giáo viên mới ra trường, trình độ chuyên môn có song phương pháp còn hạn chế, nhiều giáo viên hết tập sự lại xin chuyển trường do đó giáo viên nòng cốt có chuyên môn giỏi còn ít. - Đa số giáo viên đi buổi nhà xa trường, đường đi lại còn khó khăn nhất là vào mùa mưa lũ, ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy. * Hướng khắc phục. - Bố trí chuyên môn hợp lý tạo điều kiện cho giáo viên đi học mà không bỏ giờ bỏ tiết. - Xây dựng nội quy, tiêu chí xếp loại thi đua rõ ràng để giáo viên có hướng phấn đấu. - Tham mưu với chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. c .Tình hình học sinh - Ưu điểm: Học sinh đều xuất thân từ nông thông nên ngoan ngoãn, lễ phép. - 1 số phụ huynh quan tâm đến học tập của con em . - Học sinh được mượn SGK, phát giấy vở phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập. * Hạn chế: - Chất lượng thực chất còn thấp (cả chất lượng mũi nhọn và đại trà) - Nhiều học sinh bị rỗng kiến thức - Đa số các em là con em nông dân nên ngoài việc học trên lớp các em phải tham gia lao động sản xuất phụ giúp gia đình nên các em ít có điều kiện học tập. Bố mẹ mải làm không quan tâm tới việc của con cái nên chất lượng học tập ngày càng giảm sút. * Hướng khắc phục. 2 - Phối kết hợp tốt với gia đình học sinh tuyên truyền tới phụ huynh học sinh hưởng ứng cuộc vận động " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". - Tạo mọi điều kiện cho con em học tập. - Đối với giáo viên phải thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quyền hạn của nhà giáo theo quy định của điều lệ nhà trường. - Đảm bảo tinh thần trách nhiệm trong tất cả các khâu giáo dục và giảng dạy. . Những nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể A. Nhiệm vụ 1. Thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. - Thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo chương trình được ban hành theo Quyết định số: 16/ 2006/ QĐ- BGD&ĐT và tài liệu hướng dẫn giáo dục hướng nghiệp của Bộ giáo dục và đào tạo có bổ sung những nội dung đặc thù của địa phương. - Làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giáo dục hướng nghiệp để phân luồng và chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn các ban học ở THPT hợp lý phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước . 2. Duy trì tốt hoạt động lao động của nhà trường: - Thường xuyên tổ chức cho học sinh tham gia lao động tu sửa làm sạch đẹp cảnh quan môi trường trong khuôn viên nhà trường. Chăm sóc cây xanh, bồn hoa cây cảnh. - Tập trung cho học sinh san sân chơi bãi tập, trồng cây bóng mát xung quanh sân thể dục, đảm bảo có bóng mát cho những năm sau. B. Chỉ tiêu - 100 % học sinh lớp 9 được giáo dục hướng nghiệp theo chương trình của bộ giáo dục, đảm bảo mỗi tháng học 1 chủ đề, mỗi chủ đề 1 tiết, 1 năm học 9 chủ đề là 9 tiết. Thông qua chương trình giáo dục hướng nghiệp: Học sinh hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề nghiệp tương lai. + Biết được một số thông tin cơ bản về định hướng phát triển kinh tế -xã hội của địa phương, đất nước, về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống giáo dục nghề nghiệp . + Biết cách tìm kiếm thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho bản thân. + Biết đánh giá năng lực bản thân, điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội để định hướng học tập và chọn nghề tương lai. 3 + 100% học sinh lớp 9 tư vấn hướng nghiệp để phân luồng tốt sau khi học hết chương trình THCS. Đảm bảo huy động trên 90% số học sinh TN THCS vào học THPT, THCN và dạy nghề, trong đó học TNCN: 5% , dạy nghề ngắn hạn là 10%, dài hạn 5% . + 100% học sinh từ lớp 6, lớp 9 sẽ tham gia lao động tu sửa cảnh quan môi trường nhà trường như vệ sinh xử lý rác thải, chăm sóc cây xanh, bồn hoa cây cảnh đảm bảo một buổi trên tuần . + Trồng 100% cây xanh xung quanh sân thể dục . . Các biện pháp: 1. Thành lập tổ tư vấn hướng nghiệp: Do hiệu trưởng phụ trách Gồm: 1. Nguyễn Thị Hương Bình - GV dạy hướng nghiệp khối lớp 9/1 2. Phạm Kim Tân - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9/2 3. Nguyễn Tuấn Cường - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9/3 4 . Nguyễn Hữu Nghị - Tổng phụ trách đội Mỗi thành viên trong tổ tư vấn hướng nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, kế hoạch sẽ được hiệu trưởng trực tiếp duyệt. - Giáo viên dạy hướng nghiệp phải có khả năng diễn đạt tốt, thường xuyên tự nghiên cứu và phải nắm vững xu thế phát triển nghề trong xây dựng hiện nay đặc biệt là những nghề ở địa phương để tư vấn chọn nghề học sinh . - Giáo viên được phân công giảng dạy môn giáo dục hướng nghiệp phải thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục hướng nghiệp của Bộ giáo dục ban hành và dạy đúng thời khoá biểu của nhà trường . Tư vấn hướng nghiệp được lồng chép trong các hoạt động và trong cả tiết dạy chính khoá, sinh hoạt lớp . Tư vấn cho cả các bậc phụ huynh học sinh trong việc hướng học hướng nghiệp cho các em. Kế hoạch cụ thể của giáo dục hướng nghiệp Tháng Tên chủ đề Nội dung 9/2013 Ý nghĩa tầm quan trọng của việc chọn nghề có cơ sở khoa học - Ý nghĩa của việc chọn nghề cơ sở khoa học của việc chọn nghề. - NN nguyên tắc của việc chọn nghề. 10/2013 Định hướng phát triển kinh tế -xã hội của đất nước và địa phương - Một số đặc điểm của quá trình phát triển kinh tế -xã hội ở nước ta trong quá trình CNH -HĐH đất nước. 11/2013 Thế giới nghề nghiệp quanh ta - Tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp. - Phân loại nghề theo đối tượng lao động. - Bản mô tả nghề 12/2013 Tìm hiểu thông tin về một số nghề phổ biến ở - Phương pháp tìm hiểu thông tin nghề. - Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở 4 địa phương địa phương 01/2014 Thông tin về thị trường lao động - Một số khái niệm về việc làm, nghề, thị trường lao động. - ĐĐ và yêu cầu của thị trường lao động ở nông thôn và thành phố trong giai đoạn hiện nay . - Một số thông tin về thị trường lao động . 02/2014 Tìm hiểu năng lực bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình. - Một số khái niệm: Năng lực, phù hợp nghề. - Tự đánh giá năng lực của bản thân theo yêu cầu của nghề . - Phát triển và bồi dưỡng năng lực . 3/2014 Hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề của trung ương và địa phương - Thông tin cơ bản về các trường THPT ở địa phương. - Thông tin cơ bản về các trường trung cấp chuyên nghiệp của trung ương và địa phương . - Thông tin cơ bản về các trường dạy nghề của TW và địa phương . - Phương pháp tìm hiểu thông tin về cơ sở đào tạo . 4/2014 Các hướng đi sau khi tốt nghiệp cơ sở - Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. - Lựa chọn hướng học tập và nghề sau khi tốt nghiệp THCS: Thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục. 5/2014 Tư vấn hướng nghiệp - Khái niệm, sự cần thiết phải tư vấn định hướng học tập và chọn nghề phù hợp với hướng thi, năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. - NN sai lầm thường mắc phải khi chọn nghề . - Quy trình tư vấn cho học sinh ChưHDrông, Ngày 1 tháng 9 năm 2013 HIỆU PHÓ MAI VĂN ÂN 5 . tiêu - 100 % học sinh lớp 9 được giáo dục hướng nghiệp theo chương trình của bộ giáo dục, đảm bảo mỗi tháng học 1 chủ đề, mỗi chủ đề 1 tiết, 1 năm học 9 chủ đề là 9 tiết. Thông qua chương trình. Thị Hương Bình - GV dạy hướng nghiệp khối lớp 9/ 1 2. Phạm Kim Tân - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9/ 2 3. Nguyễn Tuấn Cường - Giáo viên chủ nhiệm lớp 9/ 3 4 . Nguyễn Hữu Nghị - Tổng phụ trách đội Mỗi. giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh lớp 9. - Thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo chương trình được ban hành theo Quyết định số: 16/ 2006/