1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

V i LÊNIN PHÁT TRIỂN LUẬN điểm THỨ NHẤT của vấn đề cơ bản của TRIẾT học mác TRONG tác PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY vật và CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” ý NGHĨA đối với CUỘC đấu TRANH TRÊN LĨNH vự

27 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 154,5 KB
File đính kèm VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC.rar (32 KB)

Nội dung

Đây là một trong những tác phẩm quan trọng trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, được viết dưới dạng luận chiến, chủ yếu sử dụng các phương pháp so sánh và đối chiếu, thể hiện nhất quán tính đảng, đánh dấu sự phát triển mới về chất của triết học Mácxít trong giai đoạn V.I. Lênin; đồng thời, tác phẩm này còn có ý nghĩa vạch thời đại trong giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc và đóng vai trò là cơ sở lý luận cho một đảng chính trị kiểu mới của giai cấp vô sản. Mặt khác, với nội dung phong phú, được trình bày rất rõ nét, phổ thông và bài bản, nên tác phẩm còn thể hiện rõ tính chất khoa học, có giá trị nhập môn; vì thế, việc học tập, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa MácLênin nói chung, triết học MácLênin nói riêng của chúng ta, không thể không nghiên cứu tác phẩm quan trọng này.

1 V.I LÊNIN PHÁT TRIỂN LUẬN ĐIỂM THỨ NHẤT CỦA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY -I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” CỦA V.I LÊNIN Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã được V.I Lênin viết trong khoảng 9 tháng, từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1908 tại Giơnevơ (Thuỵ Sĩ) và Luân Đôn (Anh), được xuất bản lần đầu tiên tại Matxcơva (Nga) vào tháng 5 năm 1909 với số lượng 2.000 bản Để có được công trình này, V.I Lênin đã thu thập và nghiên cứu hàng trăm tài liệu thuộc các lĩnh vực khoa học, nhất là vật lý học, được in bằng các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức; đặc biệt, Người đã đọc lại các tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, “Biện chứng của tự nhiên” và các tác phẩm triết học khác của C Mác và Ph Ăng-ghen, cũng như các tác phẩm của G.V Plêkhanốp, Ph Mêrinh, I Đitxơgen và những nhà triết học khác Đây là một trong những tác phẩm quan trọng trong hệ thống kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, được viết dưới dạng luận chiến, chủ yếu sử dụng các phương pháp so sánh và đối chiếu, thể hiện nhất quán tính đảng, đánh dấu sự phát triển mới về chất của triết học Mác-xít trong giai đoạn V.I Lênin; đồng thời, tác phẩm này còn có ý nghĩa vạch thời đại trong giai đoạn phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc và đóng vai trò là cơ sở lý luận cho một đảng chính trị kiểu mới của giai cấp vô sản Mặt khác, với nội dung phong phú, được trình bày rất rõ nét, phổ thông và bài bản, nên tác phẩm còn thể hiện rõ tính chất khoa học, có giá trị nhập môn; vì thế, việc học tập, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung, triết học Mác-Lênin nói riêng của chúng ta, không thể không nghiên cứu tác phẩm quan trọng này 2 Tác phẩm được in bằng tiếng Việt Nam trong bộ sách Lênin toàn tập, tập 18, do Nhà xuất bản Tiến bộ Mátxcơva phát hành năm 1980 Ngoài phần lời tựa, chú thích và các bản chỉ dẫn, nội dung chính của tác phẩm được in từ trang 01 đến trang 449 trong tập sách này 1 Hoàn cảnh ra đời và mục đích của tác phẩm V.I Lênin viết tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” trong bối cảnh lịch sử hết sức đặc biệt là: Vào những năm đầu thế kỷ XX, cách mạng tư sản trên phạm vi toàn thế giới cơ bản đã hoàn thành, chủ nghĩa tư bản đã phát triển sang giai đoạn tột cùng là chủ nghĩa đế quốc và đã bộc lộ rõ nguyên hình thông qua bản chất phản động của nó Các giá trị chân chính của nhân loại như “tự do”, “bình đẳng”, “bác ái” vốn được chủ nghĩa tư bản gương cao trong giai đoạn đầu phát triển, lúc này đã bị chúng ngang nhiên chà đạp và tước bỏ Sau khi C Mác và Ph Ăng-ghen mất, các học giả phương Tây và bọn cơ hội đã tìm mọi cách đưa ra nhiều học thuyết phản động hòng phủ định chủ nghĩa Mác, bênh vực cho quyền lợi phi nhân tính của giai cấp tư sản Một trong những học thuyết phản động tiêu biểu lúc bấy giờ là “Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” do E Ma-khơ và R A-vê-na-ri-út tạo ra(1) Đó là thứ học thuyết triết học duy tâm chủ quan, phục hồi lại quan điểm của G Béc-cơ-li và Đ Hi-um; thế nhưng, C Cau-xky - một trong những lãnh tụ của Đảng Dân chủ - xã (1) Eng-xtơ Ma-khơ (1838-1916) - nhà vật lý học và là nhà triết học người Áo, một trong những người tạo ra chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; đã từng giảng dạy toán học và vật lý học tại các trường đại học tổng hợp ở Grát-xơ và Pra-ha, từ năm 1895 đến năm 1901 là giáo sư triết học của trường đại học tổng hợp Viên E Ma-khơ đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị về khoa học tự nhiên và đã góp phần đào tạo nên nhiều nhà khoa học nổi tiếng, trong đó có An-be Anhxtanh, người đã phát minh ra thuyết tương đối Các tác phẩm về triết học của E Ma-khơ sở dĩ được người đọc lúc bấy giờ đón nhận vì ông đã trình bày phương án giải quyết khủng hoảng trong vật lý học thông qua các khái niệm của vật lý cổ điển và những tư tưởng triết học thời trước, từ G Béc-cơ-ly đến I Can-tơ Thực chất là ông ta đã đưa chủ nghĩa duy tâm chủ quan vào môi trường khoa học, điều này chẳng những không khắc phục được cuộc khủng hoảng về thế giới quan trong khoa học mà còn - theo V.I Lênin, làm cho nó trở nên gay gắt thêm Ri-sa A-vê-na-ri-út (1843-1896) - nhà triết học tư sản Đức, một trong những người tạo ra chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán; từ năm 1877 là giáo sư trường đại học tổng hợp Xuy-rích Năm 1876, trong tác phẩm “Triết học với tính cách là quan niệm về thế giới theo nguyên tắc ít tốn công sức nhất” ông ta đã trình bày những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Học thuyết của R A-vê-na-ri-út về “Sự phối hợp có nguyên tắc” (không chủ thể, không khách thể) đã được những nhà lý luận tiểu tư sản Nga phổ biến rộng rãi do tính ôn hoà về thế giới quan, song lại gây nên sự ngộ nhận chính trị đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân 3 hội Đức và của Quốc tế II, về sau trở thành kẻ phản bội chủ nghĩa Mác, nhà tư tưởng của chủ nghĩa phái giữa (chủ nghĩa Cau-xky) lại cho rằng có thể bổ sung lý luận của chủ nghĩa Mác bằng nhận thức luận của E Ma-khơ (!) Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX cũng là thời kỳ mà khoa học tự nhiên đã có những bước phát triển mới và sâu sắc, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý học đã xuất hiện nhiều phát minh quan trọng, như: năm 1895, Rơn-ghen phát hiện ra tia “X”; năm 1896, Béc-cơ-ren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ; năm 1897, Tôm-xơn phát hiện ra điện tử; năm 1898, một số nhà khoa học phát hiện ra các chất phóng xạ mạnh là Plodi và Radi; trong những năm 1905-1906, Anh-xtanh phát hiện ra thuyết tương đối… Sự kiện này đã được V.I Lênin gọi là “cuộc cách mạng vật lý học” vì nó đã xoá bỏ về cơ bản những quan niệm cổ truyền mang tính chất siêu hình trước đó khi xem xét thế giới vật chất Thế nhưng, trước những phát minh khoa học có tính chất biến đổi quá đột ngột như vậy, nhiều nhà khoa học tự nhiên “giỏi về khoa học nhưng kém cỏi về triết học”, do khủng hoảng về thế giới quan vì chịu ảnh hưởng của “thuyết duy năng” (còn gọi là “thuyết năng lượng”), nên đã tán đồng sự luận giải mang tính chất duy tâm chủ quan của E Ma-khơ; vì thế, họ đã “trượt dài” từ chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình, đến chủ nghĩa tương đối, hoài nghi, rồi sa xuống vũng bùn của chủ nghĩa duy tâm Riêng đối với nước Nga, vào thời kỳ này đã trở thành một nước đế quốc non yếu và là nơi tập trung tất cả những mâu thuẫn gay gắt nhất của thời đại Năm 1903, Đảng Dân chủ - xã hội Nga đã tách thành hai đảng là Bôn-sê-vích (đa số) và Men-sê-vích (thiểu số) Sau thất bại tạm thời của cuộc cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907), do Đảng Bôn-sê-vích Nga lãnh đạo, chính phủ chuyên chế Nga hoàng đã thực hiện chiến dịch khủng bố trắng, thẳng tay đàn áp vô cùng tàn bạo những người cách mạng, tước đoạt mọi thành quả mà cuộc cách mạng dân chủ thu được Bọn phản động tìm mọi cách lôi kéo quần chúng, làm cho họ xa rời lý tưởng cách mạng, không tin tưởng vào tương lai của cách mạng và thoả hiệp với trật tự xã hội hiện tại Tiêu biểu là Đảng “Trăm đen” - một tổ chức chính trị của bọn bảo hoàng, địa chủ đã công khai ca ngợi chế độ phản động đương thời, ca ngợi 4 “Thượng đế - Nga hoàng - Tổ quốc”, ra sức tuyên truyền những tư tưởng bi quan trong quần chúng nhân dân Trong bối cảnh ấy, những tư tưởng thần bí, tôn giáo, bi quan dưới mọi màu sắc không những được phục hồi mà còn nảy nở thêm và lan tràn nhanh chóng như một thứ bệnh dịch Nguy hại hơn nữa, sự thoái trào của cách mạng không những đã đem lại cơ hội cho bọn phản động mở cuộc tiến công trực diện vào triết học Mác, mà còn làm cho bộ tham mưu của giai cấp công nhân Nga bị phân hoá sâu sắc Một số phần tử trí thức là đảng viên Đảng Bôn-sê-vích Nga như A Bô-gđa-nốp, V Ba-da-rốp, A.V Lu-na-tsac-xki… và một số người trong giai cấp tư sản vốn từng là đồng minh của cách mạng đã chao đảo, rời bỏ hàng ngũ cách mạng, đi theo chế độ chuyên chế Nga hoàng Bọn Men-sê-vích cũng từng có tinh thần cách mạng thì nay đã sa sút, mất tinh thần, hoảng sợ Những diễn biến bất lợi nêu trên đã làm dấy lên phong trào chống đảng, đòi thủ tiêu đảng, thủ tiêu đấu tranh chính trị, hùa theo trào lưu cơ hội, thoả hiệp với chế độ phản động Xtô-lư-pin, chống lại phong trào cách mạng Nhận định về tình hình đó, V.I Lênin viết: “Có tình trạng thoái chí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập trường, nói chuyên dâm bôn chứ không phải chính trị nữa Xu hướng ngày càng ngã về triết học duy tâm, chủ nghĩa thần bí được dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng”(1) Trên lĩnh vực tư tưởng, bọn cơ hội theo chủ nghĩa Ma-khơ ở Nga đã lớn tiếng đòi xét lại những nguyên lý triết học của chủ nghĩa Mác, coi đây là đòn đả kích chủ yếu để thủ tiêu đảng về mặt thế giới quan và cơ sở lý luận Chúng cho rằng thất bại của cách mạng Nga trong những năm 1905-1907 đã chứng tỏ học thuyết Mác về cách mạng vô sản là sai lầm và đã bị phá sản hoàn toàn Chiếm địa vị thống trị trong triết học thời gian này là những hình thức chủ nghĩa duy tâm phản động nhất, phủ định tính quy luật trong quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội, phủ định khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người Cũng vào thời điểm này, trong giới trí thức tư sản còn lan truyền rộng rãi “thuyết tìm thần”, một trào lưu triết học - tôn giáo phản động Những đại biểu của trào lưu ấy đã khẳng định rằng, (1) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1978, t41, tr.11-12 5 nhân dân Nga “đã mất Chúa” và có nhiệm vụ là phải “tìm lại Chúa” Trên thực tế, chỉ trong vòng chưa đầy sáu tháng của năm 1908, ở nước Nga đã xuất hiện bốn tập sách có nội dung công kích chủ nghĩa duy vật biện chứng… Thực trạng đó đã chứng tỏ, đây là thời kỳ chủ nghĩa Mác bị các thế lực thù địch phản động liên tục công kích từ nhiều phía Mặc dù giữa chúng còn có những quan điểm về chính trị khác nhau rõ rệt, nhưng lại có chung quan điểm là “cùng thù ghét chủ nghĩa duy vật biện chứng”(1), nên chúng luôn tìm mọi cách để liên kết với nhau nhằm chống lại chủ nghĩa Mác một cách tinh vi thông qua việc giải thích lại chủ nghĩa Mác; đúng như V.I Lênin đã nhận xét: “Nhiều nhà trước tác muốn là người Mác-xít, năm nay đã tiến hành ở nước ta một chiến dịch thật sự chống lại triết học của chủ nghĩa Mác… Trên thực tế, như thế là hoàn toàn rời bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức chủ nghĩa Mác”(2) Như vậy, lịch sử đã đòi hỏi V.I Lênin phải tiến hành một cuộc luận chiến để chống lại âm mưu đen tối của các thế lực thù địch phản động trên nhiều phương diện của lĩnh vực chính trị - tư tưởng, nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng Việc tiến hành cuộc luận chiến này, như V.I Lênin đã khẳng định: “ chẳng những vì đây là một nghĩa vụ văn học mà còn là một nghĩa vụ chính trị thật sự nữa”(3) Những nghĩa vụ đó đã được V.I Lênin hoàn thành một cách xuất sắc thông qua tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” - một tác phẩm mẫu mực cho việc khái quát về mặt triết học những thành tựu mới nhất trong vật lý học, chỉ ra thực chất cuộc khủng hoảng trong khoa học tự nhiên, vạch ra phương pháp thoát khỏi sự khủng hoảng đó bằng con đường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, góp phần làm giàu thêm chủ nghĩa duy vật Mác-xít trên cả hai phương diện: nội dung và phương pháp Tóm lại, thông qua việc tranh luận với quan điểm của E Ma-khơ và những người theo chủ nghĩa Ma-khơ trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, vạch ra thực trạng diễn biến tư tưởng của xã hội lúc ấy, V.I Lênin đã bảo vệ và (1) (2) (3) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.9 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.9-10 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.XII 6 phát triển thành công các giá trị về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác, Người đã tiếp tục cụ thể hoá và hoàn thiện những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chứng minh tính đúng đắn của nó trong điều kiện bùng nổ xã hội và khám phá khoa học, trong điều kiện liên minh giữa triết học và khoa học tự nhiên cần được lý giải một cách hợp lý để phát huy tác dụng tích cực đối với sự phát triển của cả hai lĩnh vực khoa học này 2 Kết cấu và những tư tưởng cơ bản của tác phẩm Trong bản tiếng Việt của bộ sách V.I Lênin toàn tập, tập 18, do Nhà xuất bản Tiến bộ, Mát-xcơ-va phát hành năm 1980, được in theo bản dịch của Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội thì, ngoài phần lời tựa, mười câu hỏi dành cho báo cáo viên, phần thay lời mở đầu, bổ sung và kết luận, nội dung chính của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiêm phê phán” gồm có 6 chương với 39 mục (tiết) Về phần Lời tựa, sau khi điểm tên một loạt tác giả cùng các tập luận văn của họ và chỉ ra âm mưu, thủ đoạn của họ đã chống phá chủ nghĩa Mác như thế nào; V.I Lênin đã tự xác định cho mình nhiệm vụ là: “Tìm xem những kẻ đã đưa ra, dưới chiêu bài chủ nghĩa Mác, những cái vô cùng hỗn độn, hồ đồ và phản động, đã lầm đường, lạc lối ở chỗ nào”(1) Trong phần Mười câu hỏi dành cho báo cáo viên, V.I Lênin yêu cầu báo cáo viên phải đứng vững trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán - thứ chủ nghĩa cố tình nặn ra cái gọi là “đường lối thứ ba”, dung hoà giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà thực chất “hoàn toàn chỉ là phục vụ cho bọn tín ngưỡng chủ nghĩa trong cuộc đấu tranh của chúng chống chủ nghĩa duy vật nói chung và chống chủ nghĩa duy vật lịch sử nói riêng”(2) Phần Thay lời mở đầu với cách đặt vấn đề cho tiêu đề Vào năm 1908, một số người “Mác-xít” và vào năm 1710, một số nhà duy tâm đã bác bỏ chủ nghĩa duy vật như thế nào, V.I Lênin đã chỉ rõ sự giống nhau hoàn toàn về bản chất chống (1) (2) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.11 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr445 7 chủ nghĩa duy vật của những nhà triết học đương thời ở Nga “đội lốt Mác-xít” theo chủ nghĩa Ma-khơ với chủ nghĩa duy tâm chủ quan của G Béc-cơ-li vào năm 1710 trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Trong Chương I với tựa đề: “Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng I”, V.I Lênin vạch ra sự đối lập của chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong việc giải thích luận điểm thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học, nghĩa là về tính có trước của một trong hai thực thể vật chất và tinh thần; đồng thời, Người phê phán và bác bỏ quan niệm của phái Makhơ khi cho rằng, cảm giác (còn được gọi là “yếu tố”) là cái có trước, rằng các quan niệm của họ là hoàn toàn mâu thuẫn với những kết luận đẫ được kiểm chứng trong lịch sử khoa học tự nhiên Chương II với tựa đề: “Lý luận nhận thức của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và của chủ nghĩa duy vật biện chứng II”, V.I Lênin đã xem xét các vấn đề về nhận thức, trả lời câu hỏi “con người có thể nhận thức được thế giới không; nếu có, thì nhận thức như thế nào?”; thông qua đó, Người phân tích kỹ tính chất nhị nguyên trong quan niệm của I Can-tơ và đi đến kết luận: E Ma-khơ và môn phái của ông ta đã bắt đầu từ triết học I Can-tơ, nhưng đã không phát triển theo hướng duy vật mà đã đi lùi về phái theo thuyết “bất khả tri” (thuyết “không thể biết”) của G Béc-cơ-li và Đ Hi-um (phủ nhận khả năng và nội dung khách quan trong nhận thức của con người) Cũng trong chương này, V.I Lênin đã nêu lên những kết luận quan trọng làm nền tảng cho lý luận nhận thức duy vật và trình bày định nghĩa kinh điển của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất Ở Chương III với tựa đề: “Lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán III”, V.I Lênin đã tập trung phê phán tính chất duy tâm chủ quan của phái Ma-khơ xung quanh các vấn đề về vật chất, các mối liên hệ và các hình thức tồn tại của nó, nhất là quan niệm của phái này cho rằng “yếu tố” (cảm giác) là cái có trước, là nền tảng xuất phát của tất cả những vấn đề nói trên; thông qua đó, Người đã xác lập nên lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng 8 Chương IV với tựa đề: “Những nhà triết học duy tâm, bạn chiến đấu và kẻ kế thừa chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I Lênin đã nêu rõ khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và mối liên hệ của nó với các khuynh hướng triết học phương Tây đương đại Thông qua đó, Người “điểm mặt, chỉ tên” những biến tướng của nó ở Nga như: Thuyết kinh nghiêm ký hiệu, Thuyết kinh nghiệm nhất nguyên, Thuyết thực tại ngây thơ… Cũng ở chương này, V.I Lênin đã đưa ra những quan điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật rằng, giới tự nhiên là vốn có, tồn tại từ lâu, trước khi có con người và là cơ sở hình thành nên con người, ý thức là đặc trưng phản ánh của bộ óc con người Chương V với tựa đề: “Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học”, V.I Lênin đã phân tích thực chất và vai trò của “cuộc cách mạng vật lý học” cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; phê phán “chủ nghĩa duy tâm vật lý học” (chủ nghĩa Ma-khơ), chỉ ra mối liên hệ của triết học Ma-khơ với các phát minh mới nhất trong vật lý học, những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thế giới quan trong khoa học nói chung và trong vật lý học nói riêng, chỉ ra con đường thoát khỏi cuộc khủng hoảng đó Trên cơ sở này, V.I Lênin đã phát triển, làm giàu thêm lý luận nhận thức Mác-xít về chân lý khách quan, về tính tuyệt đối và tương đối của chân lý, về quan hệ giữa lý luận và thực tiễn Chương VI với tựa đề: “Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa duy vật lịch sử”, V.I Lênin đã phê phán chủ nghĩa duy tâm của quan của phái Ma-khơ trong lĩnh vực xã hội, phát triển và làm giàu thêm học thuyết duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác; đồng thời, Người đã nêu lên những kết luận, phương pháp luận để tập trung làm sáng tỏ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và một lần nữa nhấn mạnh tính đảng trong triết học, chỉ rõ thực chất của “con đường thứ ba” trong triết học phương Tây đương đại Trong phần Kết luận, với mấy dòng cô đọng trong hai trang, V.I Lênin đã phê phán tính chất sai lầm, thoái bộ của chủ nghĩa Ma-khơ; đồng thời, Người nêu lên bốn quan điểm quan trọng, định hướng cho việc nhận diện và đánh giá thực chất chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán 9 Tóm lại, nội dung tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của V.I Lênin đề cập đến nhiều tư tưởng cơ bản của triết học, có ý nghĩa đặc biệt to lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện chủ nghĩa duy vật biện chứng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm triết học, nhằm bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật triết học Mác-xít, cũng như bảo vệ và phát triển lý luận duy vật biện chứng về nhận thức trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX II V.I LÊNIN PHÁT TRIỂN LUẬN ĐIỂM THỨ NHẤT CỦA VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” 1 V.I Lênin phát triển học thuyết về vật chất Cuộc tranh luận của V.I Lênin với chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán xoay quanh luận điểm thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học được Người trình bày trong Chương I của tác phẩm Sở dĩ V.I Lênin đề cập vấn đề này vì theo Người, sự đối lập trước tiên giữa chủ nghĩa Ma-khơ với chủ nghĩa duy vật là ở việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, vật chất và ý thức, tinh thần và giới tự nhiên Vì thế, trước tiên phải trang bị cho khoa học một màn giáo đầu về thế giới quan và phương pháp luận để họ lấy đó làm cơ sở, tiền đề cho việc đi sâu nghiên cứu các vấn đề khác đạt hiệu quả cao hơn; đồng thời, tiếp tục phát triển luận điểm này lên tầm cao mới vì trước đó C Mác và Ph Ăng-ghen chỉ đưa ra những vấn đề căn bản chứ chưa đưa ra những khái niệm cụ thể do điều kiện lúc bấy giờ Điều dễ dàng nhận thấy là, thế giới quan duy tâm của E Ma-khơ và những người theo chủ nghĩa của ông ta bộc lộ rõ ràng trong cách hiểu về đối tượng của nhận thức, do chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của G Béc-cơ-li (trước đó, khi mở một cuộc luận chiến với những người duy vật, G Béc-cơ-li đã nêu lên quan điểm của mình, một quan điểm mà V.I Lênin gọi một cách mỉa mai là “danh ngôn”, quan điểm đó như sau: “Tôi hoàn toàn không quan niệm được rằng người ta có thể nói đến tồn tại tuyệt đối của những vật mà không nghĩ rằng có người nào đó tri 10 giác được chúng Tồn tại có nghĩa là bị tri giác”)(1) Như vậy, E Ma-khơ đã đứng trên lập trường duy tâm chủ quan để xem xét vấn đề vật chất, ông ta xem thế giới vật chất như là “các yếu tố của thế giới”, mà trên thực tế là tổ hợp của các cảm giác Các yếu tố đó là màu, sắc, mùi, vị; còn toàn bộ thế giới khách quan sinh động thì dường như không phải là đối tượng trực tiếp của nhận thức Thực ra, trong suy nghĩ của mình, E Ma-khơ không muốn dừng lại ở cái “vật chất nói chung”, mà muốn đi tới tận cùng của “các yếu tố” tác động lên cảm giác của con người V.I Lênin đặt vấn đề: Không lẽ “các yếu tố”, theo cách hiểu của Ma-khơ, là cái quyết định? Mà nếu vậy thì quyết định cái gì? Người viết: “Toàn bộ lý luận của Ma-khơ và A-vê-na-ri-út - cái lý luận coi trái đất là một phức hợp cảm giác (“vật thể là những phức hợp cảm giác”) hay là một “phức hợp yếu tố, trong đó cái tâm lý đồng nhất với cái vật lý”, hay là “một vế đối lập mà vế trung tâm của nó thì không bao giờ có thể bằng số không” - chỉ là một chủ nghĩa ngu dân triết học, tức là chủ nghĩa duy tâm chủ quan được phát triển đến chỗ vô lý”(1) Mặc dù phái Ma-khơ đứng trên lập trường duy tâm chủ quan để xem xét vấn đề vật chất như đã nêu trên, song lại thích tuyên bố rằng: họ là những nhà triết học hoàn toàn tin vào sự chứng thực của các giác quan của con người và coi thế giới thực sự đúng như nó biểu hiện ra với con người, trên thực tế là không phải như vậy Về vấn đề này, V.I Lênin chỉ rõ: “Phái Ma-khơ thực ra chỉ là những kẻ chủ quan và bất khả tri, vì họ không tin tưởng đầy đủ vào sự chứng thực của các giác quan của chúng ta và họ áp dụng thuyết cảm giác không được triệt để Họ không thừa nhận rằng thực tại khách quan, độc lập đối với con người, là nguồn gốc các cảm giác của chúng ta Họ không coi các cảm giác là hình ảnh đúng đắn của thực tại khách quan đó, như vậy là họ mâu thuẫn trực tiếp với khoa học tự nhiên và mở cửa đón chủ nghĩa tín ngưỡng”(2) Ngược lại với những người theo quan điểm chủ nghĩa duy tâm chủ quan khi xem xét vấn đề vật chất là những người duy vật, V.I Lênin chỉ rõ: “Đối với người (1) (1) (2) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.16 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.85 (3) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.150 13 (chính thành tựu của vật lý học hiện đại thời gian gần đây đã bổ sung vào cách hiểu này nội dung mới, làm cho nó sâu sắc và phong phú hơn) - Khẳng định dứt khoát rằng, nói đến vật chất là nói đến thực tại tồn tại bên ngoài chúng ta và không lệ thuộc vào cảm giác của chúng ta - Chỉ ra vật chất được đem đến cho chúng ta trong cảm giác, các cảm giác là nguồn gốc của nhận thức - Qua cách hiểu về vật chất, V.I Lênin đi đến kết luận rằng con người có thể nhận thức được thế giới, qua đó đề cao tính năng động, sáng tạo của con người và chống lại thuyết bất khả tri - Việc thừa nhận tính có trước của vật chất đã hàm chứa các yếu tố lịch sử, bởi lẽ cách hiểu như thế có nghĩa là, trong lịch sử phát triển của giới tự nhiên, vật chất tồn tại trước ý thức con người, rằng trong quá trình phát triển của giới tự nhiên đã dần hình thành bộ não con người, cơ quan của tư duy, là hình thức, hay nấc thang được tổ chức cao của vật chất Cũng theo V.I Lênin, vật chất có thuộc tính cố hữu là vận động, vận động của vật chất diễn ra trong không gian và thời gian Điều đó là hoàn toàn khách quan Người nhấn mạnh: “Thừa nhận sự tồn tại của thực tại khách quan, nghĩa là của vật chất đang vận động, không lệ thuộc vào ý thức của chúng ta, chủ nghĩa duy vật tất nhiên cũng phải thừa nhận tính thực tại khách quan của không gian và thời gian”, và: “Cũng như sự vật hay vật thể không phải là những hiện tượng giản đơn, không phải là những phức hợp cảm giác, mà là những thực tại khách quan, tác động vào giác quan chúng ta, không gian và thời gian cũng là những hình thức khách quan và thực tại của tồn tại chứ không phải là những hình thức giản đơn của hiện tượng”(1) Trên cơ sở lập luận đó, V.I Lênin khẳng định: “Trong thế giới, không có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu ngoài không gian và thời gian”(2) Từ nội dung khẳng định một cách dứt khoát như vậy, Người luận giải: “Tính khả biến của những quan niệm của con người về (1) (2) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.209 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.209-210 14 không gian và thời gian không hề bác bỏ tính thực tại khách quan của không gian và thời gian, cũng giống như tính khả biến của những tri thức khoa học về kết cấu của vật chất và về hình thức vận động của vật chất không hề bác bỏ tính thực tại khách quan của thế giới bên ngoài”(3) Phê phán E Ma-khơ và những người theo chủ nghĩa Ma-khơ đã không chịu thừa nhận tính thực tại khách quan của không gian và thời gian, bằng cách dẫn lại lời giảng giải của Ph Ăng-ghen đối với O Đuy-rinh trước đó rằng “Những hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian và một tồn tại ở ngoài thời gian cũng cực kỳ vô lý như một tồn tại ở ngoài không gian” (4), V.I Lênin đã khẳng định một cách chắc chắn: “Về lý luận, phủ định tính thực tại khách quan của không gian và thời gian là hồ đồ về triết học, và trong thực tiễn, là đầu hàng chủ nghĩa tín ngưỡng hoặc là thú nhận mình bất lực trước chủ nghĩa đó”(1) Để chứng minh cho nội dung khẳng định đó, V.I Lênin cho rằng, cũng giống như những người theo phái Ma-khơ đương thời, trước đây O Đuy-rinh vì đã: “Không thừa nhận tính thực tại khách quan của không gian và thời gian hay ít ra cũng là không thừa nhận tính thực tại đó một cách rõ ràng và minh bạch” Cũng theo V.I Lênin, chính vì thế mà ông ta: “Tất nhiên, chứ không phải tình cờ đã rơi tuột đến tận những “nguyên nhân cuối cùng” và những “cái đẩy đầu tiên”, vì ông ta đã tự tước mất của mình cái tiêu chuẩn khách quan ngăn cản không cho vượt ra khỏi giới hạn của thời gian và không gian” Trên cơ sở đó, Người lập luận: “Nếu thời gian và không gian chỉ là những khái niệm thôi, thì loài người đã tạo ra những khái niệm đó, ắt có quyền thoát ra khỏi giới hạn của những khái niệm đó” (2) và nhận xét: “Nhà tương đối chủ nghĩa Ma-khơ chỉ đóng khung trong việc xem xét khái niệm thời gian trong những quan hệ khác nhau mà thôi! Và ngài dẫm chân tại chỗ hệt như Đuy-rinh vậy…Học thuyết về không gian và thời gian được gắn liền chặt chẽ với cách giải đáp vấn đề cơ bản của nhận thức luận: cảm giác của chúng (3) (4) (1) (2) V.I V.I V.I V.I Lênin: Lênin: Lênin: Lênin: Toàn Toàn Toàn Toàn tập, tập, tập, tập, tiếng tiếng tiếng tiếng Việt, Việt, Việt, Việt, Nxb Nxb Nxb Nxb tiến tiến tiến tiến bộ, bộ, bộ, bộ, Mátxcơva, Mátxcơva, Mátxcơva, Mátxcơva, 1980, 1980, 1980, 1980, t18, t18, t18, t18, tr.210 tr.211 tr.212 tr.212 15 ta là hình ảnh của vật thể và sự vật, hay vật thể là những phức hợp cảm giác của chúng ta? Ma-khơ chỉ lẫn lộn giữa hai cách giải đáp ấy mà thôi”(3) Nhằm nêu bật phương thức tòn tại của vật chất và phê phán những nhà khoa học đứng trên lập trường tự phát, siêu hình đã hoang mang, dao động, hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng trước những phát minh dồn dập của khoa học tự nhiên thời kỳ này; V.I Lênin chỉ rõ: “Khoa học tự nhiên không nghi ngờ gì rằng vật chất mà nó nghiên cứu chỉ tồn tại trong không gian ba chiều thôi, và do đó, những phần tử của vật chất đó, dù nhỏ bé đến mức ta không nhìn thấy được, cũng vẫn tồn tại “một cách tất yếu” trong cái không gian ba chiều đó Trong khoảng hơn ba chục năm, kể từ 1872 trở đi (năm 1872 là thời điểm khoa học tự nhiên đã tìm tòi và sơ bộ phát hiện thấy nguyên tử của điện, tức điện tử, trong không gian ba chiều), khoảng thời gian mà khoa học đạt được những thành tựu vô cùng to lớn trong vấn đề kết cấu của vật chất, quan điểm duy vật về không gian và thời gian vẫn “vô hại”, nghĩa là vẫn phù hợp với khoa học tự nhiên như trước, còn quan điểm ngược lại của Ma-khơ và đồng bọn lại là một sự đầu hàng “có hại” trước chủ nghĩa tín ngưỡng”(1) Tiếp tục phê phán Ma-khơ và những nhà triết học Nga theo chủ nghĩa Ma-khơ đã tỏ ra lúng túng, dao động khi họ chống lại chủ nghĩa duy tâm của những nhà thần học và những người theo thuyết thông linh, bằng cách nhận định rằng “chỉ có không gian ba chiều mới là không gian hiện thực, nhưng lại không thừa nhận không gian và thời gian là thực tại khách quan”, V.I Lênin vạch rõ: “Như vậy nghĩa là khi ngài cần tách khỏi những người theo thuyết thông linh thì ngài bèn dùng cái phương pháp mượn ngầm chủ nghĩa duy vật Vì những người duy vật, thừa nhận thế giới hiện thực, vật chất mà ta cảm biết được, là một thực tại khách quan, nên có quyền kết luận rằng bất kỳ những điều tưởng tượng nào của con người, không kể mục đích của những điều tưởng tượng đó là như thế nào, cũng đều không hiện thực, nếu chúng vượt khỏi giới hạn của thời gian và không gian”(2) (3) (1) (2) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.214 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.217 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.218 16 Không ngoài mục đích vạch trần bản chất của những nhà triết học theo quan niệm của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đương thời, thông qua việc so sánh những người theo chủ nghĩa Ma-khơ ở Nga và ở Anh, với những đại diện tiêu biểu là V Ba-da-rốp và C Piếc-xơn; V.I Lênin cho rằng “người theo phái Ma-khơ ở Anh, đã được hoàn toàn xác định” vì “đó là chủ nghĩa duy tâm thẳng thắn và công khai”, khi Người trích dẫn lại quan điểm của C Piếc-xơn là: “Chúng ta không thể khẳng định rằng không gian và thời gian có một sự tồn tại hiện thực; không gian và thời gian không tồn tại trong sự vật, mà tồn tại trong phương thức của chúng ta cảm biết sự vật”(3) Ngược lại, cũng theo sự so sánh của V.I Lênin, những người theo chủ nghĩa Ma-khơ ở Nga lại “ngây thơ tin rằng học thuyết Ma-khơ đem lại một cách giải quyết “mới” cho vấn đề không gian và thời gian” (4) Từ sự so sánh đó, Người chỉ trích: “Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật, các ngài phủ nhận tính thực tại khách quan của “hiện thực”, nhưng đến khi cần chống lại chủ nghĩa duy tâm triệt để, công khai và gan dạ đến cùng thì các ngài lại lén lút du nhập tính thực tại khách quan đó trở lại”(1) Theo V.I Lênin, nguyên nhân dẫn đến những quan điểm sai lầm của những người tạo ra chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là do họ đã dung hoà, kết hợp vô nguyên tắc quan điểm của những nhà triết học duy tâm trước đó; đồng thời, Người đã chỉ ra sự vô lý khi họ cứ khăng khăng cho rằng quan điểm của mình là “mới” nhưng thật ra là đã “cũ rích”, hơn thế nữa, sự vô lý đó còn thể hiện rõ hơn khi họ tự nhận định rằng quan điểm của họ không giống với quan điểm của những người theo chủ nghĩa kinh nghiệm tượng trưng Để làm rõ vấn đề này, V.I Lênin dẫn chứng: “Thật thế, khi Ri-lơ và La-a-xơ chỉnh lý Can-tơ theo tinh thần của Hi-um, còn Ma-khơ và A-vê-na-ri-út lại chỉnh lý Hi-um theo tinh thần của Béc-cơ-li, như thế há chẳng phải họ là cùng một giuộc với nhau hay sao?” (2) Từ đó, V.I Lênin đi đến kết luận: “Cần phải vạch ra rằng sự kết hợp, về thực chất có tính chất chiết trung, Can-tơ với Hi-um hoặc Hi-um với Béc-cơ-li là có thể thực hiện được, có thể (3) (4) (1) (2) V.I V.I V.I V.I Lênin: Lênin: Lênin: Lênin: Toàn Toàn Toàn Toàn tập, tập, tập, tập, tiếng tiếng tiếng tiếng Việt, Việt, Việt, Việt, Nxb Nxb Nxb Nxb tiến tiến tiến tiến bộ, bộ, bộ, bộ, Mátxcơva, Mátxcơva, Mátxcơva, Mátxcơva, 1980, 1980, 1980, 1980, t18, t18, t18, t18, tr.219 tr.220 tr.218 tr.250 17 nói là với những tỷ lệ khác nhau, khi thì đặc biệt nhấn mạnh nhân tố này, khi thì nhấn mạnh nhân tố khác của sự hỗn hợp”(3) Tóm lại, thông qua việc đấu tranh chống lại quan điểm sai trái của E Ma-khơ và những người theo chủ nghĩa của ông ta, vạch trần bản chất phản động trong triết học của họ… V.I Lênin, với trí tuệ thiên tài của mình đã đúc kết toàn bộ những thành tựu khoa học (cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) mà nhân loại đã đạt được trong tiến trình lịch sử, bảo vệ và phát triển thành công những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng của triết học Mác; đặc biệt, Người đã thành công trong việc phát triển sáng tạo học thuyết về vật chất, thông qua việc nêu lên được định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù nền tảng này của chủ nghĩa duy vật, giá trị khoa học của định nghĩa ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị, bởi chưa một nhà triết học nào từ đó đến nay vượt qua được tính bền vững của nó 1 V.I Lênin phát triển học thuyết về ý thức Song song với việc phát triển học thuyết về vật chất, học thuyết về ý thức cùng với học thuyết về vật chất, một trong hai học thuyết nền tảng của chủ nghĩa duy vật cũng được V.I Lênin tập trung giải quyết và phát triển trong tác phẩm này Người đã khởi thảo ra học thuyết về phản ánh và lần đầu tiên đưa ra mối quan hệ giữa cảm giác, ý thức, cũng như sự phản ánh của bộ não con người Trước tiên, thông qua việc trích dẫn lại quan điểm của Ph Ăng-ghen đã nêu trong tác phẩm “Lút-vích Phoi-ơ-bắc” là: “thế giới vật chất, mà chúng ta cảm biết được bằng giác quan, mà bản thân chúng ta cũng thuộc vào đó, là thế giới duy nhất hiện thực”, thêm nữa: “ý thức và tư duy của chúng ta, xem ra tựa hồ như là siêu cảm giác, đều chỉ là sản phẩm của một khí quan vật chất, của một khí quan nhục thể là bộ óc mà thôi Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi” (1) Bằng cách đó, V.I Lênin đã chứng minh chức năng của bộ não người là phản ánh và ý thức chính là kết quả của sự phản ánh hiện thực vào bộ não của con người (3) (1) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.251 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.97-98 18 Đối lập hoàn toàn với quan điểm duy vật nêu trên là quan điểm duy tâm của những nhà triết học tạo ra và đi theo chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đương thời Đối với học thuyết sai trái R A-vê-na-ri-út về chức năng phản ánh của bộ óc người, V.I Lênin nhận xét: “R A-vê-na-ri-út không những bác bỏ luận điểm duy vật, mà còn xây dựng cả một “lý luận” để bác bỏ chính luận điểm ấy” Bằng chứng rõ ràng nhất là ông ta đã nói: “Óc của chúng ta không phải là nơi ở, là trụ sở của tư duy, là kẻ sáng tạo ra tư duy, cũng không phải là công cụ hoặc khí quan của tư duy, là kẻ chứa đựng tư duy hoặc là cơ chất… của tư duy Cảm giác không phải là chức năng tâm lý của óc”(2) Trên cơ sở dẫn chứng và nhận xét đó, V.I Lênin khẳng định: “Như vậy là theo R A-vê-na-ri-út, óc không phải là khí quan của tư tưởng, tư tưởng không phải là chức năng của óc” Người viết tiếp và khuyên rằng: “Chúng ta hãy đọc Ăng-ghen và chúng ta sẽ thấy ngay những công thức rõ ràng duy vật, hoàn toàn ngược lại Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ăng-ghen viết: “Tư duy và ý thức là những sản phẩm của óc con người” Ý kiến đó được nhắc đi, nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm ấy” “Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần chỉ là sản phẩm cao cấp của vật chất mà thôi”(1) Với nội dung và cách lập luận nhằm mục đích phê phán chủ nghĩa duy tâm chủ quan như đã nêu trên, V.I Lênin chỉ rõ học thuyết của R A-vê-na-ri-út là: “Một sự hồ đồ, nó lén lút duy vật biện chứng nhập cái mớ hỗn độn duy tâm chủ nghĩa trái với khoa học tự nhiên, là khoa học vốn kiên quyết chủ trương rằng tư tưởng là một chức năng của óc, rằng cảm giác, tức là hình ảnh của thế giới bên ngoài, tồn tại trong chúng ta, do tác động của vật vào các giác quan của chúng ta gây nên… tinh thần không tồn tại độc lập đối với thể xác, tinh thần là cái có sau, là chức năng của óc, là phản ánh của thế giới bên ngoài” và rằng, R A-vê-na-ri-út không có cách nào khác ngoài việc tạo ra sự hỗn hợp hồ đồ chủ nghĩa duy vật với (2) (1) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.97 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.97-98 19 chủ nghĩa duy tâm”, mà theo Bô-gđa-nốp và những người cùng cánh với ông ta thì đó lại là một “chân lý ở ngoài chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm”(2) Cũng với tinh thần đấu tranh đó, khi phê phán luận điểm về nguồn gốc của nhận thức của Bô-gđa-nốp - một người tự nhận mình là người Mác-xít, không chịu tự nhận là người theo phái Ma-khơ, nhưng thực ra quan điểm của ông ta đã bắt nguồn từ chính những nền móng của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, vì ông ta đã thừa nhận “trên đời chỉ có cảm giác” (theo quan điểm của A-vê-na-ri-út) và “vật thể là những phức hợp cảm giác” (theo quan điểm của Ma-khơ); V.I Lênin đã thẳng thắn chỉ rõ, nếu theo quan niệm của Bô-gđa-nốp: “Thì rõ ràng là chúng ta đang đứng trước một chủ nghĩa chủ quan triết học không thể không dẫn đến chỗ phủ định chân lý khách quan… Như vậy là họ đứng trên quan điểm của thuyết kinh nghiệm (mọi hiểu biết đều do kinh nghiệm mà ra) hay của thuyết cảm giác (mọi hiểu biết đều từ cảm giác mà ra) Nhưng quan điểm này không hề xoá bỏ sự khác nhau giữa những khuynh hướng triết học cơ bản là chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, mà trái lại, nó dẫn đến chỗ khác nhau ấy, dù người ta có trang sức cho nó bằng một từ ngữ “mới” (“yếu tố”) như thế nào đi nữa Cả người duy ngã, tức là người duy tâm chủ quan, cũng như người duy vật đều có thể cho cảm giác là nguồn gốc sản sinh ra các hiểu biết của chúng ta”(1) Từ đó, V.I Lênin lập luận: “Tất cả các hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ các cảm giác, tri giác Đúng Nhưng thử hỏi, thực tại khách quan có “thuộc về tri giác” không? Nếu trả lời là có thì anh là người duy vật Nếu trả lời là không thì anh là không triệt để và tất nhiên anh sẽ đi đến chủ nghĩa chủ quan, đến thuyết bất khả tri, - dù anh có phủ định tính có thể nhận thức được vật tự nó, phủ định tính khách quan của thời gian, của không gian và của tính nhân quả (như Can-tơ), hoặc là không thừa nhận đến cả cái ý niệm về vật tự nó (như Hi-um), thì cũng vẫn thế thôi Tính không triệt để của chủ nghĩa kinh nghiệm của anh, trong trường hợp này, sẽ là ở chỗ anh phủ định nội dung khách quan của kinh nghiệm, chân lý khách quan trong nhận thức kinh nghiệm”(2) (2) (1) (2) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.101 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.146-147 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.148 20 Nhận xét một cách tổng quát quan điểm của những nhà triết học theo chủ nghĩa Ma-khơ ở Nga, V.I Lênin chỉ rõ: “Đó không phải là một triết học mà là một mớ những từ được ghép hổ lốn lại với nhau mà thôi” Người hóm hỉnh so sánh: “Đối với chuột thì không có con thú nào mạnh hơn mèo Đối với phái Ma-khơ ở Nga thì không có nhà duy vật nào mạnh hơn Plê-kha-nốp… Vì phái Ma-khơ đều sợ thừa nhận chân lý Họ đấu tranh chống chủ nghĩa duy vật, nhưng lại giả làm như chỉ đấu tranh chống Plê-kha-nốp thôi: đó là một thủ đoạn khiếp nhược và vô nguyên tắc”(3) Tóm lại, quá trình phê phán nhận thức luận duy tâm của Ma-khơ và những người theo chủ nghĩa Ma-khơ, đồng thời phát triển học thuyết về ý thức của triết học Mác, V.I Lênin đã nêu ra một tiên đoán khoa học chính xác, dẫn đến sự ra đời của học thuyết phản ánh mang tên ông- đó là tiên đoán về đặc tính phản ánh của mọi dạng vật chất Học thuyết này không những làm phong phú thêm nhận thức luận duy vật biện chứng mà còn có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại 3 V.I Lênin phát triển học thuyết về mối quan hệ vật chất, ý thức Xét một cách tổng thể, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, hay thuyết duy ngã, theo V.I Lênin, là ở chỗ họ không xem xét mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong lịch sử phát triển lâu dài của thế giới vật chất, của toàn bộ vũ trụ Để chứng minh cho điều này, V.I Lênin đã dẫn ra quan điểm của E Ma-khơ: “Đối với chúng tôi, vật chất không phải là cái có trước Nói cho đúng ra, cái có trước ấy chính là những yếu tố (mà người ta thường gọi là cảm giác theo một ý nghĩa xác định nào đó)” Theo V.I Lênin: “Vậy là chỗ khác nhau giữa chủ nghĩa duy vật và “chủ nghĩa duy tâm Ma-khơ” trong vần đề này chung quy là như sau đây Chủ nghĩa duy vật hoàn toàn nhất trí với khoa học tự nhiên, coi vật chất là cái có trước, coi ý thức, tư duy, cảm giác là cái có sau, vì cảm giác, trong hình thái rõ rệt của nó, chỉ gắn liền với những hình thái cao của vật chất (vật chất hữu cơ), và người ta chỉ (3) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.96 21 có thể giả định là “trên nền móng của bản thân lâu đài vật chất” có sự tồn tại của một năng lực giống như cảm giác”(1) Chủ nghĩa duy vật thể hiện quan điểm ngược lại với chủ nghĩa duy tâm, đồng thời vạch ra những hạn chế của nó Theo V.I Lênin thì: “Vật chất gây nên cảm giác bằng cách tác động vào giác quan của chúng ta Cảm giác phụ thuộc vào óc, thần kinh, võng mạc… nghĩa là vào vật chất được tổ chức theo một cách thức nhất định Sự tồn tại của vật chất không lệ thuộc vào cảm giác Vật chất là cái có trước Cảm giác, tư tưởng, ý thức là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức theo một cách thức đặc biệt”(2) và: “Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế giới bên ngoài; và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái phản ánh, nhưng cái bị phản ánh tồn tại một cách độc lập đối với cái phản ánh”(3) Thông qua khẳng định quan điểm của mình và chỉ ra hạn chế của chủ nghĩa duy tâm, V.I Lênin dẫn chứng: “Các nhà khoa học tự nhiên khẳng định một cách tích cực rằng trái đất đã từng tồn tại trong một trạng thái chưa có và cũng không thể có loài người hay bất cứ một sinh vật nào nói chung cả Vật chất hữu cơ là một hiện tượng về sau mới có, là kết quả của một sự phát triển lâu dài”(1) Cũng với tinh thần đó, khi phê phán quan diểm của C Piếc-xơn, một người Anh theo phái E Ma-khơ, V.I Lênin đã nhận xét: “Piếc-xơn đã mất hết bình tĩnh khi ông ta công kích khái niệm vật chất, coi như một cái gì tồn tại độc lập đối với tri giác cảm tính của chúng ta… Khi lặp lại tất cả những luận cứ của Béc-cơ-li, Piếc-xơn tuyên bố vật chất là hư vô… Piếc-xơn đã đi đến một sự lẫn lộn không thể tha thứ được! Vật chất chỉ là những nhóm tri giác cảm tính; đó là tiền đề của ông ta; đó là triết học của ông ta Như thế có nghĩa là cảm giác và tư tưởng đều là những cái có trước, còn vật chất là cái có sau” Người dứt khoát khẳng định: (1) (2) (3) (1) V.I V.I V.I V.I Lênin: Lênin: Lênin: Lênin: Toàn Toàn Toàn Toàn tập, tập, tập, tập, tiếng tiếng tiếng tiếng Việt, Việt, Việt, Việt, Nxb Nxb Nxb Nxb tiến tiến tiến tiến bộ, bộ, bộ, bộ, Mátxcơva, Mátxcơva, Mátxcơva, Mátxcơva, 1980, 1980, 1980, 1980, t18, t18, t18, t18, tr.43 tr.56 tr.74 tr.81 22 “Không, không có vật chất và thậm chí hình như không có hệ thần kinh thì không có ý thức! Nói một cách khác, ý thức và cảm giác là cái có sau”(2) Sau khi chỉ ra việc Ba-da-rốp đã “sửa chữa Ăng-ghen”, V.I Lênin nêu vấn đề và nhận xét: “Vậy đâu là chỗ khác nhau giữa quan điểm của người bất khả tri, như Ăng-ghen đã trình bày, và quan điểm của Ma-khơ? Phải chăng sự khác nhau là ở cái danh từ “mới”, tức là danh từ “yếu tố”? Nhưng thật là hoàn toàn trẻ con nếu cho rằng thuật ngữ có thể thay đổi được đường lối triết học; rằng cảm giác được gọi là “yếu tố” thì không còn là cảm giác nữa”và: “Đáng lẽ phải vứt bỏ cái quan điểm cơ bản nửa vời của các ngài đi thì các ngài chỉ sửa chữa chút đỉnh và thay đổi thuật ngữ, các ngài chỉ mới giết chết một con rệp thôi!”(3) Bằng cách dẫn lại quan điểm của Ph Ăng-ghen khi Người đã từng công khai và kiên quyết bác bỏ những lý lẽ của thuyết bất khả tri, V.I Lênin nhấn mạnh: “Như vậy là ở đây, lý luận duy vật, lý luận cho rằng tư tưởng là phản ánh của đối tượng, đã được trình bày hết sức rõ ràng: sự vật tồn tại ở ngoài chúng ta Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các vật đó Chúng ta dựa vào thực tiễn mà kiểm tra các hình ảnh ấy và phân biệt những hình ảnh đúng với hình ảnh sai” (4) Tiếp theo đó, V.I Lênin dẫn chứng việc L Phoi-ơ-bắc đã “đập đúng chỗ hiểm” của những nhà triết học duy tâm khi họ cho rằng biểu tượng cảm tính cũng chính là hiện thực ở ngoài chúng ta và họ chỉ đứng trên phương diện lý luận mà đặt và giải quyết vấn đề về tính khách quan và tính chủ quan, tính hiện thực hay tính không hiện thực của thế giới, Người khẳng định: “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức…, quan điểm đó tất nhiên dẫn đến chủ nghĩa duy vật” và đi đến kết luận: “Từ ý kiến của những người Mác-xít cho rằng lý luận của Mác là chân lý khách quan, người ta chỉ có thể rút ra một kết luận duy nhất là: đi theo con đường mà lý luận của Mác vạch ra thì chúng ta ngày càng đi đến gần chân lý khách quan (tuy không bao giờ có thể nắm hết (2) (3) (4) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.104 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.124-125 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr126 23 được); nếu đi theo bất cứ con đường nào khác, chúng ta chỉ có thể đi đến sự lẫn lộn và dối trá”(1) Thông qua việc vạch trần thủ đoạn của những nhà triết học theo chủ nghĩa Ma-khơ (người thì công khai, kẻ thì che giấu) đã tìm mọi cách thay đổi đường lối triết học cơ bản của chủ nghĩa duy vật (từ tồn tại đến tư duy, từ vật chất đến cảm giác) bằng một đường lối đối lập là chủ nghĩa duy tâm, V.I Lênin cho rằng: “Việc họ phủ nhận vật chất là cái cách rất cũ thường được dùng để giải quyết những vấn đề của lý luận về nhận thức bằng cách phủ nhận nguồn gốc bên ngoài, khách quan của cảm giác của chúng ta” Người tiếp tục khẳng định: “Việc thừa nhận đường lối triết học mà các nhà duy tâm và bất khả tri phủ nhận thì trái lại được diễn đạt bằng những định nghĩa sau đây: vật chất là cái tác động vào giác quan của chúng ta, thì gây ra cảm giác; vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác…” Tiếp theo đó, V.I Lênin phê phán Bô-gđa-nốp tìm cách “phớt lờ một cách hèn nhát” quan điểm của Ph Ăng-ghen khi rằng, khuynh hướng của chủ nghĩa nhất nguyên khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là: “Đối với khuynh hướng này trong triết học thì vật chất là cái có trước và tinh thần là cái có sau, còn đối với khuynh hướng kia thì ngược lại” Người chỉ rõ: “Về thực chất, không thể đem lại cho hai khái niệm nhận thức này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái niệm đó, cái nào được coi là có trước”(2) V.I Lênin lý giải bằng cách đặt vấn đề và trả lời khi thông qua cách định nghĩa các phạm trù nền tảng của chủ nghĩa duy vật để xác định mối quan hệ của chúng, Người viết: “Thế nào là đưa ra một định nghĩa? Điều đó trước hết có nghĩa là đem một khái niệm nào đó quy vào một khái niệm khác rộng hơn… Bây giờ thử hỏi trong những khái niệm mà lý luận nhận thức có thể sử dụng, có những khái niệm nào rộng hơn những khái niệm: tồn tại và tư duy, vật chất và cảm giác, cái vật lý và cái tâm lý, hay không? Không có Đó là những khái niệm rộng đến cùng cực, rộng nhất, mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được (trừ khi có những sự thay đổi luôn luôn có thể xảy ra về mặt thuật ngữ) Chỉ có bịp bợm (1) (2) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.167-168 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.171 24 hay ngu xuẩn đến cực độ mới có thể đòi hỏi cho hai “loạt” khái niệm rộng đến cùng cực đó, một “định nghĩa” nào khác, ngoài “sự lặp lại giản đơn”: cái này hay cái kia phải được coi là có trước” (1) Tiếp theo đó, Người phê phán ba lập luận tiêu biểu của những người sáng lập và theo chủ nghĩa Ma-khơ về vật chất và kết luận: “Quy lại là: những nhà triết học đó đi từ cái tâm lý, hay từ cái tôi, đến cái vật lý hay hoàn cảnh, như đi từ vế trung tâm đến vế đối lập - hoặc đi từ cảm giác đến vật chất, - hay đi từ tri giác cảm tính đến vật chất… Chỉ cần đặt vấn đề cho rõ là có thể hiểu được rằng phái Ma-khơ đã rơi vào chỗ hết sức vô lý biết chừng nào, khi họ đòi hỏi những người duy vật phải đưa ra mọt định nghĩa về vật chất mà không được nhắc lại rằng vật chất, giới tự nhiên, tồn tại, cái vật lý đều là cái có trước, còn tinh thần, ý thức, cảm giác, cái tâm lý là cái có sau”(2) Vấn đề nhấn mạnh ở đây là, khi xem xét mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, dường như V.I Lênin cảm thấy quan điểm của ông có nguy cơ bị tầm thường hoá bởi những nhà triết học phi Mác-xít, bằng cách họ đem đối lập một cách siêu hình hai phạm trù này với nhau; vì thế, trong tác phẩm, Người viết: “Đương nhiên, sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước và cái gì là cái có sau? Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”(3) Nội dung nhấn mạnh này không những đưa chủ nghĩa duy vật Mác-xít vượt qua chủ nghĩa duy vật trực quan trước đó, màv còn ngăn ngừa được những sai lầm sau này trong việc giải thích những vấn đề cơ bản của triết học Tóm lại, thông qua cuộc đấu tranh với quan điểm duy tâm chủ quan của Makhơ và những người theo chủ nghĩa của ông ta, V.I Lênin không những phát triển học thuyết về vật chất, ý thức - hai học thuyết nền tảng của chủ nghĩa duy vật, mà còn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng Như vậy, thông qua tác phẩm kinh điển này, V.I Lênin đã bảo vệ và phát triển nhiều vấn đề cơ bản của triết học (1) (2) (3) V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr 171-172 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.172 V.I Lênin: Toàn tập, tiếng Việt, Nxb tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t18, tr.173 25 Mác, trong đó có việc phát triển luận điểm thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học này một cách trọn vẹn III Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TRONG LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Từ vấn đề nghiên cứu trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” cho thấy rằng: V.I Lênin đã có công lao to lớn trong việc tiếp tục phát triển triết học Mác-xít, đã giải đáp đúng đắn vấn đề cơ bản trong triết học mà lịch sử đang đặt ra lúc đó, đã khái quát trên phương diện triết học những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên; đồng thời, Người đã phê phán toàn diện triết học duy tâm tư sản phản động và chủ nghĩa xét lại trong triết học Chính vì thế, đây là một trong những tác phẩm kiểu mẫu về tính đảng trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù của chủ nghĩa Mác dưới mọi hình thức, tính đảng ấy đã được kết hợp hữu cơ với tinh thần cách mạng nồng nhiệt và tính khoa học sâu sắc Cũng thông qua nghiên cứu vấn đề này đã chứng tỏ rằng, những tư tưởng và những vấn đề dược V.I Lênin trình bày trong tác phẩm là hết sức phong phú Theo sự vận động của thực tiễn, những nội dung đó cần được kế thừa và phát triển cho phù hợp Mặt khác, tác phẩm đã trang bị cho những người Mác-xít một thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cũng như một bài học quý giá, một sự mẫu mực về sự cần thiết phải tiếp tục mài sắc hơn nữa vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân để tiến hành đấu tranh có hiệu quả mọi âm mưu xét lại, phủ định và bài xích chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng; chống lại những quan điểm duy tâm và siêu hình, tiếp tục bảo vệ và phát triển những nguyên lý cơ bản của triết học Mác lên tầm cao mới, nhất là mỗi khi khoa học có được những phát minh mới có khả năng làm thay đổi và đặt ra yêu cầu phải bổ sung những nhận thức đã có Từ những vấn đề nêu trên, theo tôi có thể rút ra một số nội dung có ý nghĩa phương pháp luận để vận dụng vào cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng lý luận ở nước ta hiện nay như sau: 26 Một là, phải thường xuyên rèn luyện bản lĩnh, kiên định lập trường duy vật biện chứng, nhất là những lúc có nhiều tình huống khó khăn phức tạp, thì mới có khả năng đấu tranh, bảo vệ và phát triển thành công chủ nghĩa Mác Thực tiễn cho thấy rằng, V.I Lênin viết tác phẩm này để thực hiện mục đích đó vào thời điểm diễn ra nối cảnh lịch sử không kém phần cam go; ngày nay, chúng ta đấu tranh, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện chủ nghĩa xã hội lâm vào tình trạng thoái trào, cán cân ưu thế tạm thời nghiêng về chủ nghĩa tư bản, đây là thời cơ thuận lợi cho các nhà triết học phi mác-xít tấn công trực diện chủ nghĩa Mác trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng lý luận Vì thế, nếu không rèn luyện bản lĩnh cách mạng, kiên định lập trường duy vật biện chứng, mài sắc ý chí chiến đấu… thì chúng ta không thể đấu tranh, bảo vệ và phát triển thắng lợi chủ nghĩa Mác trong điều kiện như thế Hai là, phải tích cực học tập, chiếm lĩnh tri thức, đặc biệt là phải nắm bắt những thành tựu mới của khoa học một cách nhanh chóng và phải biết khái quát nó để bổ sung, phát triển lý luận Để có được tác phẩm bất hủ, có ý nghĩa lịch sử như “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I Lênin đã phải dày công sưu tầm và nghiên cứu đến hàng trăm tài liệu thuộc các lĩnh vực khoa học, nhờ vậy, Người mới có được cơ sở vững chắc để luận chiến thành công với quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, mà những người sáng lập và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa đó phần lớn là những nhà trí thức, ít nhiều đã có những đóng góp nhất định cho khoa học Trước tình hình khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, nếu chúng ta không làm tốt điều này, không tích cực nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác… thì sẽ khó thực hiện được yêu cầu bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong giai đoạn hiện nay Ba là, phải tích cực lao vào hoạt động thực tiễn với việc phát huy cao độ tính năng động chủ quan Kịp thời đúc kết thực tiễn, bổ sung lý luận, không được để cho lý luận lạc hậu so với thực tiễn Có như vậy, chúng ta mới đấu tranh thắng lợi trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đang thực hiện chiến lược “Diễn biến 27 hoà bình”, đẩy mạnh chống phá ta trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, đồng thời bảo vệ và phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác, như V.I Lênin đã làm trước đây Bốn là, phải xây dựng tinh thần kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái thù địch Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, không được bỏ sót hoặc xem nhẹ việc củng cố trận địa chính trị tư tưởng Tăng cường công tác giáo dục, làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự giữ vai trò thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội ta… Làm tốt những điều này sẽ tạo nên một thế trận vững chắc trên lĩnh vực tư tưởng lý luận, và như vậy, kẻ thù không thể thực hiện được âm mưu đen tối của chúng Là học viên đào tạo sau đại học, đang học tập và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Học viện chính trị quân sự; bản thân tôi tự nhận thấy trách nhiệm của mình phải cùng với đồng chí đồng đội thực sự giữ vai trò tiên phong trong việc đấu tranh, bảo vệ và phát triển hệ tư tưởng và chủ trương, đường lối của Đảng ta, nhất là trong giai đoạn hiện nay Từ đó, tôi xác định trách nhiệm của mình là phải phấn đấu học tập, tích cực nghiên cứu khoa học, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động khác, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái và các tệ nạn xã hội, thường xuyên cảnh giác, giữ vững tư cách của người đảng viên… góp phần cùng với toàn Đảng, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đại hội X của Đảng đã đề ra./ ... ? ?I? ??M THỨ NHẤT CỦA V? ??N ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY V? ??T V? ? CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” V. I Lênin phát triển học thuyết v? ??t chất Cuộc tranh luận V. I Lênin v? ? ?i chủ. .. Béc -cơ- li v? ?o năm 1710 việc gi? ?i v? ??n đề triết học Trong Chương I v? ? ?i tựa đề: “Lý luận nhận thức chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán chủ nghĩa v? ??t biện chứng I? ??, V. I Lênin v? ??ch đ? ?i lập chủ nghĩa v? ??t chủ nghĩa. .. việc phát triển luận ? ?i? ??m thứ v? ??n đề triết học cách trọn v? ??n III Ý NGHĨA CỦA V? ??N ĐỀ NGHIÊN CỨU Đ? ?I V? ? ?I CUỘC ĐẤU TRANH TRONG LĨNH V? ??C TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Từ v? ??n đề nghiên cứu tác phẩm

Ngày đăng: 23/12/2021, 22:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w