Bút ký phê phán một triết học phản động.” gọi tắt là “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, là sản phẩm kết hợp của tinh thần đấu tranh cách mạng và những lý luận khoa
Trang 1
NGUYỄN THỊ HỒNG MẾN
TINH THẦN LUẬN CHIẾN KHOA HỌC CỦA V.I.LÊNIN TRONG TÁC PHẨM
“CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA
KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
Trang 2
NGUYỄN THỊ HỒNG MẾN
TINH THẦN LUẬN CHIẾN KHOA HỌC CỦA V.I.LÊNIN TRONG TÁC PHẨM
“CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA
KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Triết học
Mã ngành: 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS ĐINH NGỌC THẠCH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đinh Ngọc Thạch Kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố
Người cam đoan
NGUYỄN THỊ HỒNG MẾN
Trang 4Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” 10
1.1 CƠ SỞ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” 11
1.1.1 Đặc điểm, điều kiện lịch sử nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 11
1.1.2 Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại của những người mácxít… 20
1.1.3 Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 34
1.2 MỤC ĐÍCH, KẾT CẤU VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN” 39
1.2.1 Mục đích và kết cấu của tác phẩm 39
1.2.2 Vấn đề lý luận nhận thức 46
1.2.3 Cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học 68
1.2.4 Lênin phát triển những quan điểm về triết học của Mác 78
Kết luận chương 1 84
Trang 52.1 THỰC CHẤT VÀ GIÁ TRỊ CỦA TÍNH LUẬN CHIẾN TRONG TÁC
PHẨM 88
2.1.1 Thực chất về tính luận chiến trong tác phẩm 88
2.1.2 Giá trị của tính luận chiến trong tác phẩm 110
2.2 TỪ TÍNH LUẬN CHIẾN TRONG TÁC PHẨM ĐẾN CUỘC ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 116
2.2.1 Cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch 116
2.2.2 Một số nguyên tắc đối với cuộc đấu tranh tư tưởng của Đảng 127
Kết luận chương 2 141
PHẦN KẾT LUẬN 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa Mác, triết học Mác, một hệ thống tư tưởng của C.Mác (Karl Marx, 1818 - 1883, người Đức) và Ph.Ăngghen (Friedrich Engels, 1820 -
1895, người Đức), ra đời một cách tất yếu khách quan vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phản ánh về mặt lý luận những biến đổi sâu sắc trong kinh tế, văn hóa, cơ cấu xã hội và các xung đột giai cấp tại Tây Âu
Tuy nhiên, ngay từ khi mới ra đời, với bản chất cách mạng sâu sắc, chủ nghĩa Mác đã trở thành một nỗi “ám ảnh” đối với “châu Âu cũ”, “Một bóng
ma đang ám ảnh châu Âu: bóng ma của chủ nghĩa cộng sản”, cho nên, “Tất cả những thế lực của châu Âu cũ… đều đã liên hợp lại thành một liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó” [58, 595] Vì vậy, trên diễn đàn tư tưởng, học thuyết Mác luôn phải đương đầu với những lý luận công kích từ phái Hêghen trẻ cấp tiến, chủ nghĩa Pruđông, chủ nghĩa vô chính phủ phái Bacunin, Muynbécgơ (phái Bacunin), Đuyrinh… Đặc biệt, từ năm 1890 trở về sau, chủ nghĩa Mác, nhất là với vai trò của V.I.Lênin, lại bắt đầu đấu tranh với trào lưu chống chủ nghĩa Mác ở chính trong nội bộ của chủ nghĩa Mác Người khơi mào cuộc luận chiến là Bécstanh, từng là nhà mácxít nhưng đã xét lại toàn diện chủ nghĩa Mác Từ đây, “Cuộc đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa Mác cách mạng chống chủ nghĩa xét lại hồi cuối thế kỷ XIX chỉ là bước khởi đầu của những cuộc chiến đấu cách mạng lớn lao của giai cấp vô sản đang tiến tới thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp của mình, bất chấp tất cả những sự do
dự và yếu hèn của những phần tử tiểu tư sản” [50, 30]
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Sự phát triển đó làm cho các nước tư bản chủ nghĩa, một mặt tăng thêm khả năng kinh tế, mặt khác lại biểu hiện rõ bản chất bóc lột và thống trị của mình Bởi vậy, những mâu thuẫn tất yếu trong
Trang 7lòng xã hội tư bản từng bước bộc lộ và ngày càng gay gắt, điển hình là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Từ đó, các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa ngày càng mạnh mẽ, tạo nên một phong trào thống nhất giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
vô sản, giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân ở chính quốc để chống chủ nghĩa tư bản với các hình thức và mức độ khác nhau Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa, khoa học tự nhiên trong giai đoạn này đã đạt được những thành tựu mới, đặc biệt
là vật lý học, đi sâu vào nghiên cứu thế giới vi mô Nghịch lý là những nhà khoa học giỏi về năng lực nghiên cứu lại bấp bênh về thế giới quan và phương pháp luận triết học Điều này đòi hỏi cần phải có sự khái quát về triết học duy vật biện chứng, làm cơ sở phương pháp luận cho sự phát triển của khoa học tự nhiên Trong giai đoạn “khủng hoảng về vật lý học”, Lênin đã viết một số tác phẩm triết học quan trọng, có ý nghĩa khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên, làm phát triển thêm tư tưởng thống nhất giữa triết học và khoa học tự nhiên mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng Thời
kỳ này, nhiều khuynh hướng triết học đối lập xuất hiện, tấn công vào triết học Mác Những trào lưu triết học như chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại, đội lốt đổi mới chủ nghĩa Mác, biểu hiện trong phái Mensêvích, những người Nga theo chủ nghĩa Makhơ, những người xét lại trong Quốc tế II, đều nhằm mục đích phủ nhận chủ nghĩa Mác,
và thay vào đó là các hình thức của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo
Như vậy, thực tiễn lịch sử đặt ra vấn đề cần phải đấu tranh về mặt lý luận để chống lại các khuynh hướng tư tưởng đối lập, bảo vệ và phát triển triết học Mác V.I.Lênin (Vladimir Ilich Lenin, 1870 - 1924, người Nga), Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, là người đảm nhận vai trò lịch sử đó Vì vậy, hầu hết các tác phẩm của V.I.Lênin đều có
Trang 8tính luận chiến cao, đặc biệt là tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
kinh nghiệm phê phán Bút ký phê phán một triết học phản động.” (gọi tắt là
“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”), là sản phẩm kết
hợp của tinh thần đấu tranh cách mạng và những lý luận khoa học phù hợp với yêu cầu thực tiễn lịch sử và sự phát triển của khoa học tự nhiên ở cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bằng tác phẩm được xem là bút chiến “Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đã phê phán
gay gắt thế giới quan của chủ nghĩa cơ hội, bảo vệ và phát triển triết học mácxít, giữ vững tinh thần và niềm tin cách mạng của quần chúng
“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” được xem là
một trong những tác phẩm có giá trị cao nhất về tính luận chiến, chứa đựng những chỉ dẫn hết sức cần thiết Hơn nữa, những tư tưởng của V.I.Lênin trong tác phẩm là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề triết học đã đang và sẽ được đặt ra trong một thế giới phát triển sinh động trước những phát minh mạnh mẽ của khoa học công
nghệ hiện đại Vì vậy, việc tìm hiểu “Tinh thần luận chiến khoa học của V.I.Lênin trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa lịch sử” như một sự tổng kết cần thiết về cuộc đấu
tranh nhằm bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta hiện nay
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Việc đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác được bắt đầu từ Ph.Ăngghen đến V.I.Lênin Theo đó, những nhà nghiên cứu mácxít như Đ.Benxaiđơ, James E.Mc Clellan, N.V.Kiva, J.K.Melvil, Trình Ấn Học,…
đã không ngừng tìm hiểu chủ nghĩa Mác Ở Việt Nam, khá nhiều tác giả đã nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, nhất là trên phương diện kiên định lập trường tư tưởng, trong
đó có thể kể đến một số tác giả như: Ngô Thành Dương, Nguyễn Hữu Vui,
Trang 9Nguyễn Trọng Chuẩn, Lê Hữu Tầng, Lê Doãn Tá, Trịnh Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Vũ Văn Gầu, Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên…
Việc phân tích, bày tỏ quan điểm của mình và tranh luận với người không cùng quan điểm về một vấn đề lý luận vừa nảy sinh được gọi là luận chiến, bút chiến Tính luận chiến được thể hiện trong khá nhiều tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, có thể dưới dạng luận chiến trực tiếp hoặc luận chiến gián tiếp, luận chiến toàn bộ hoặc luận chiến từng phần Một
số tác phẩm có tính luận chiến cao như: Gia đình thần thánh (C.Mác và Ph.Ăngghen), Phê phán cương lĩnh Gôta (C.Mác), Chống Đuyrinh (Ph.Ăngghen), Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống
những người dân chủ - xã hội ra sao? (V.I.Lênin), Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (V.I.Lênin)… Tất cả các tác phẩm luận chiến đều
nhằm mục đích bảo vệ và phát triển triết học Mác trong điều kiện mới
Bàn về tính luận chiến trong các tác phẩm của các nhà kinh điển C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, đã có không ít công trình nghiên cứu trực
tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến Nổi bật là công trình nghiên cứu Lịch sử chủ
nghĩa Mác của nhóm tác giả ở Viện nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin (Trung Quốc), gồm 4 tập, đã được dịch ra tiếng Việt, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2003, 2004 Bộ sách đã tổng kết toàn bộ lịch sử quá trình hình thành, đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác của những nhà mácxít Tập II viết về sự phát triển chủ nghĩa Mác trong thời
kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản độc quyền, trong đó có nội dung V.I.Lênin bảo
vệ thế giới quan mácxít trong thời kỳ cách mạng thoái trào (Chương VI) Trong chương này, từ trang 337 đến 380, nhóm tác giả trình bày khá chi tiết
về nội dung “Lênin phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa xét lại trong triết học”, thực chất bàn về tính luận chiến, thông qua tác phẩm
“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
Trang 10Ở Việt Nam, gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập
đến tính luận chiến Đáng chú ý là cuốn Triết học mácxít Quá trình hình
thành và phát triển (giai đoạn Mác - Ăngghen và Lênin) của tác giả Lê Doãn
Tá, cuốn Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin của nhóm tác giả Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (Đồng chủ biên),
cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh của tác giả Lê Minh Quân, và cuốn Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh
điển chủ nghĩa Mác - Lênin của tác giả Trần Thị Kim Cúc…
Cuốn Triết học mácxít Quá trình hình thành và phát triển (giai đoạn
Mác - Ăngghen và Lênin) của tác giả Lê Doãn Tá, do Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia xuất bản năm 1996, mặc dù không trực tiếp bàn về tính luận chiến, nhưng với cách trình bày cô đọng vấn đề cơ bản trong các tác phẩm kinh điển theo từng thời kỳ đã đem đến cho người đọc cái nhìn tổng quát, hệ
thống Với phần trình bày về tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán, trong Chương II, từ trang 79 - 96, người đọc phần nào
hiểu được nguyên nhân và thực chất của cuộc luận chiến giữa V.I.Lênin và những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga Tác phẩm được đánh giá là một kiểu mẫu về tính đảng, tính chiến đấu của triết học mácxít, đấu tranh không khoan nhượng chống chủ nghĩa xét lại và triết học duy tâm tư sản
Cuốn sách Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin, với độ dày gần 700 trang, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tái
bản năm 2008 (có sửa chữa, bổ sung, xuất bản lần thứ nhất năm 2003), là thành quả của tập thể tác giả Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch, Lê Trọng Ân, Trương Văn Chung, Vũ Văn Gầu, Trần Chí Mỹ và Vũ Tình đã dày công biên soạn Nội dung cuốn sách được trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống, nhằm cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin Với Phần II và Phần III, nhóm tác giả đã phân tích một cách toàn diện
Trang 11thực chất, ý nghĩa của các tác phẩm kinh điển của triết học mácxít, đặc biệt là
tính luận chiến thể hiện trong các tác phẩm như Gia đình thần thánh hay là
phê phán sự phê phán có tính phê phán, Chống Đuyrinh, Chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, Bút ký triết học… Trong đó, cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” được nhóm tác giả nhận
định là “tác phẩm bút chiến”, trước hết ở thái độ của V.I.Lênin đối với các
trường phái triết học đương đại, đem đến cho người đọc phương pháp đánh
giá một học thuyết, một trào lưu nhất định của triết học…
Trong cuốn Tư tưởng chính trị của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và
Hồ Chí Minh (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2009), với
Chương VII Những tác phẩm luận chiến của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin với những kẻ thù của chủ nghĩa Mác - bài học về khoa học và cách mạng, tác giả Lê Minh Quân đã giới thiệu khái quát về nguyên nhân phê phán, thực chất của cuộc luận chiến lần lượt qua nhóm các tác phẩm luận chiến của
C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin theo chuỗi sự kiện liên tiếp Đó là: Góp
phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen Lời nói đầu (Mác); Gia đình thần thánh hay là Phê phán Sự phê phán có tính chất phê phán - Chống Brunô Bauơ và đồng bọn (C.Mác và Ph.Ăngghen); Hệ tư tưởng Đức (Phê phán triết
học Đức hiện đại nhất qua các đại biểu của nó là Phơbách, B.Bauơ và Stiếcnơ
và phê phán chủ nghĩa xã hội Đức qua những nhà tiên tri khác nhau của nó)
(C.Mác và Ph.Ăngghen); Sự khốn cùng của triết học (Trả lời cuốn Triết học
của sự khốn cùng) (C.Mác); Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (C.Mác và
Ph.Ăngghen); Biện chứng của tự nhiên (Ph.Ăngghen); Phái Bacunin trong
hành động (Ph.Ăngghen); Phê phán Cương lĩnh Gôta (C.Mác); Ông E.Đuyrinh đảo lộn khoa học (Chống Đuyrinh) (Ph.Ăngghen); Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao? (V.I.Lênin); Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán
Trang 12trong cuốn sách của ông Xtơruvê về nội dung đó (V.I.Lênin, Bàn về cuốn
sách của P.Xtơruvê: Những ý kiến phê phán về sự phát triển kinh tế của nước
Nga Xanh Pêtécbua, 1894); Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (V.I.Lênin), Cách mạng vô sản và tên phản bội Cauxky (V.I.Lênin),…
Riêng tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán được tác giả đánh giá là có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn Tính
luận chiến thể hiện rõ trong việc Lênin vạch trần thực chất phản động của chủ nghĩa Makhơ, bảo vệ chủ nghĩa Mác, giải thích các vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, giải thích những thành tựu mới của khoa học
tự nhiên theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Trong cuốn Tìm hiểu di sản lý luận của các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác - Lênin (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2010), qua bài
viết “Ph.Ăngghen đấu tranh bảo vệ C.Mác và chủ nghĩa Mác” (trang 189 - 197), từ những cuộc luận chiến của Ph.Ăngghen chống Đuyrinh, Rốtbéctút, A.Mengơ, tác giả Trần Thị Kim Cúc đã trình bày một cách ngắn gọn các phương pháp luận chiến chống Đuyrinh, Rốtbéctút và A.Mengơ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc đấu tranh bảo vệ C.Mác và chủ nghĩa Mác Một vài sơ lược về tình hình nghiên cứu để thấy rằng vấn đề giữ gìn, bảo vệ và kiên định lập trường tư tưởng đã đang là vấn đề cấp thiết và nhất thiết phải có phương pháp thích hợp trên tinh thần luận chiến khoa học Tuy nhiên, cần đánh giá đúng mực các giá trị khoa học của các học thuyết khoa học, thể hiện thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học: tôn trọng khoa học và lịch sử
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là phân tích, đánh giá thực chất và giá trị của
tính luận chiến trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán, từ đó, rút ra ý nghĩa, mối liên hệ giữa tính luận chiến khoa học của
Trang 13tác phẩm với những vấn đề thực tiễn về công cuộc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định lập trường tư tưởng, xây dựng niềm tin cách mạng cho cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân Việt Nam, góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay
Từ mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trình bày cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội và tiền đề lý luận cho sự ra
đời của tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán;
- Trình bày những nội dung cơ bản của tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán;
- Phân tích, đánh giá thực chất và giá trị của tính luận chiến qua những vấn đề lớn của tác phẩm;
- Làm rõ một số vấn đề đặt ra từ tính luận chiến trong tác phẩm Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán đối với cuộc đấu tranh tư
tưởng ở Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu luận văn
Đề tài luận văn không nghiên cứu tất cả các tác phẩm thể hiện tinh
thần luận chiến khoa học của V.I.Lênin mà chỉ tập trung vào tác phẩm Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, một tác phẩm có tính luận
chiến cao và có liên hệ với các tác phẩm khác Từ đó, rút ra ý nghĩa lịch sử, những bài học về luận chiến, những vấn đề đặt ra từ tinh thần luận chiến khoa học của V.I.Lênin đối với quá trình đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn được thực hiện bởi một số phương pháp khác như: phương pháp thống nhất giữa lôgich và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương
Trang 14pháp đối chiếu so sánh…
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ nhận thức về tính luận chiến trong tác
phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, gợi mở một số
vấn đề liên quan đến thời đại ngày nay Nội dung luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, giảng dạy và phổ biến triết học Mác - Lênin
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương với 4 tiết và phần tài liệu tham khảo
Trang 15Chương 1 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG TÁC PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA
KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”
“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Bút ký phê
phán một triết học phản động” (gọi tắt là “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”), một trong những tác phẩm chủ yếu của triết học
Mác - Lênin, được V.I.Lênin viết từ tháng 2 đến tháng 10-1908 tại Giơnevơ
và Luân Đôn, với khoảng 200 tài liệu tham khảo từ nhiều nguồn, bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức phần lớn thuộc về những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, được xuất bản (2000 bản) tại Mátxcơva vào tháng 5-1909 Tác phẩm là biểu hiện sự kết hợp sâu sắc giữa tính đảng và tính khoa học Cũng như các tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen, các tác phẩm của V.I.Lênin không những được viết với tính cách là tác phẩm bút chiến phục
vụ nhiệm vụ cách mạng trước mắt, mà với tính cách là tác phẩm lý luận, các công trình nghiên cứu của V.I.Lênin còn mang tính hệ thống và tính phổ quát cao, có tác dụng định hướng lâu dài đối với sự nghiệp đấu tranh chung Tác phẩm được viết trong thời kỳ phản động (từ 1907 đến trước Cách mạng Tháng Mười 1917) do sự thất bại của cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất
1905 - 1907 gây ra Trong thời kỳ này, đời sống chính trị - xã hội của nước Nga diễn ra nhiều chuyển biến phức tạp: cuộc đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ đang bước vào thời kỳ khó khăn, thoái trào; trên diễn đàn triết học, chủ nghĩa duy tâm thần bí, chủ nghĩa Makhơ (chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán), chủ nghĩa bi quan lịch sử được dịp truyền bá, phổ biến Nhiệm vụ
mà V.I.Lênin đặt ra cho mình qua tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán” là tiếp tục hoàn thiện và phát triển triết học
Trang 16Mác, khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, tranh luận với chủ nghĩa Makhơ nhằm bảo vệ tư tưởng nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, xây dựng định nghĩa về vật chất, phát triển lý luận nhận thức
Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” ra
đời nhằm và đã giải quyết các yêu cầu về chính trị; về học thuật chống lại
“chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Makhơ, Avênariút và những người theo chủ nghĩa Makhơ (hay chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán) ở Nga như Badarốp, Bôgđanốp, Iuskêvích, Valentinốp, Tsécnốp…; và sự phát triển có tính cách mạng trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX đang đặt ra cho thực tiễn cách mạng nước Nga
1.1 CƠ SỞ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ RA ĐỜI TÁC
PHẨM “CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA KINH NGHIỆM PHÊ PHÁN”
1.1.1 Đặc điểm, điều kiện lịch sử nước Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Sự phát triển kinh tế và sự chuyển biến về mặt chính trị xã hội cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX không chỉ diễn ra ở các nước tư bản lớn trên thế giới
mà còn lôi cuốn hầu hết các nước khác ở Châu Âu, trong đó có nước Nga
Về kinh tế, cuộc cải cách nông nô năm 1861 tạo điều kiện cho chủ
nghĩa tư bản ở Nga phát triển Tư bản nước ngoài (Anh, Pháp, Đức) đầu tư mạnh mẽ vào Nga, theo đó, kinh tế công thương nghiệp phát triển, chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí, hóa dầu…; với mức độ tập trung công nghiệp rất cao, khoảng 3/4 công nhân Nga tập trung ở các thành phố lớn như Petrograd, Moskva, khu khai thác than Donetsk, khu khai thác dầu Baku Đầu thế kỷ XX, có đến 150 công ty độc quyền thao túng toàn bộ nền kinh tế Nga Tuy nhiên, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga không thể thay đổi thực tế là nước Nga vẫn là một nước sản xuất nông nghiệp với nhiều tàn dư nông nô lạc hậu về kinh tế và chính
Trang 17trị Phần lớn ruộng đất tập trung trong tay quý tộc, địa chủ; nông dân chịu sự bóc lột nặng nề, tàn bạo; năng suất sản lượng thấp, nạn mất mùa và đói kém xảy ra thường xuyên Mặc dù vậy, nước Nga vẫn tiến vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, trở thành một nước đế quốc phong kiến quân phiệt với những đặc trưng riêng có của nước Nga
Sự ra đời và phát triển của nền đại sản xuất tư bản chủ nghĩa làm cho giai cấp vô sản hiện đại xuất hiện và lớn mạnh nhanh chóng, tập trung chủ yếu trong các xí nghiệp lớn Tại đây, giai cấp vô sản Nga phải chịu mọi sự áp bức, bóc lột nặng nề do các thế lực của chế độ tư bản chủ nghĩa (chính phủ Nga hoàng, các giai cấp tư sản trong và ngoài nước) đem lại Trong những năm 1900 - 1903, trước sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, nhiều nhà máy bị đóng cửa, tình cảnh công nhân ngày càng điêu đứng: số lượng công nhân thất nghiệp tăng, tiền lương công nhân giảm trong khi ngày lao động kéo dài từ 12 đến 14 giờ và điều kiện sinh hoạt tồi tệ; từ đó, liên tục diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chính phủ Nga hoàng
Về chính trị, nước Nga còn tồn tại hầu như nguyên vẹn bộ máy cai trị
của chính quyền phong kiến Nga hoàng và giai cấp quý tộc phong kiến khống chế toàn bộ cuộc sống nước Nga Tuy nhiên, với sự mở cửa cho tư bản nước ngoài đầu tư ngày một nhiều nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, Nga hoàng buộc phải để tư bản nước ngoài nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân Kết quả, nước Nga bị lệ thuộc vào nước ngoài, là thành viên không được quyền bình đẳng trong hệ thống đế quốc Nước Nga xâm lược nhiều thuộc địa nhưng luôn bị đe dọa, địa vị không vững vàng Đế quốc Nga trở thành đồng minh của các nước phương Tây, cùng xâu xé các nước châu Á, đồng thời là dinh lũy phản động chống đối cách mạng vô sản
Do đặc điểm của nước Nga là một đế quốc phong kiến quân phiệt, nên mâu thuẫn trong nước Nga đặc biệt gay gắt và phức tạp, đó là các mâu thuẫn
Trang 18giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản; giữa địa chủ, quý tộc, tư sản với nông dân; và giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến, tuy nhiên, giai cấp
tư sản Nga thường tìm giải pháp thỏa hiệp với chính quyền Nga hoàng để ngăn ngừa phong trào công nhân
Như vậy, yêu cầu của sự phát triển tiến bộ về kinh tế, chính trị đã đòi hỏi nước Nga phải tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng sản xuất tư bản chủ nghĩa với tàn dư phong kiến nông nô lạc hậu về chính trị, kinh tế; và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản phát triển cao trong công nghiệp với hình thức chiếm hữu ruộng đất của chế độ nông nô lạc hậu
Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX trước khi cách mạng
1905 bùng nổ, yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội đã thể hiện trong phong trào đấu tranh của các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản… Từ đầu năm 1890, giai cấp công nhân Nga đã có hàng triệu người, riêng công nhân
cơ khí là 1,5 triệu Phong trào công nhân dưới ảnh hưởng của những người mácxít và tổ chức của họ bắt đầu phát triển
Nhóm mácxít đầu tiên ở nước Nga là nhóm “Giải phóng lao động” do
G.V.Plêkhanốp (Georgi Valentinovich Plekhanov, 1856 - 1916, người Nga) lãnh đạo, ra đời vào năm 1883 Nhóm này tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân nước Nga, đấu tranh chống phái dân túy, một phái cho rằng cách mạng Nga sẽ được tiến hành bằng lực lượng nông dân dưới sự lãnh đạo của trí thức mà không cần đến giai cấp công nhân, biện pháp chủ yếu là ám sát và khủng bố cá nhân Các bài báo do G.V.Plêkhanốp viết như:
“Chủ nghĩa xã hội và cuộc đấu tranh chính trị”, “Ý kiến bất đồng của chúng tôi”, “Bàn về sự phát triển của quan điểm nhất nguyên về lịch sử” và “Bàn
về vai trò của cá nhân trong lịch sử” đều là những tác phẩm chống chủ
nghĩa dân túy mạnh mẽ Tuy nhiên, G.V.Plêkhanốp đã không coi đúng mức vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng; sai lầm này là mầm mống
Trang 19đưa ông đến quan điểm mensêvích về sau Người thực sự hoàn thành nhiệm
vụ phê phán phái dân túy không phải G.V.Plêkhanốp mà là V.I.Lênin
V.I.Lênin tham gia tổ chức mácxít của N.E.Phêđôxêép ở Cadan vào năm 1888, từ đó, V.I.Lênin nghiên cứu các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Plêkhanốp và những nhà mácxít khác Năm 1893, V.I.Lênin chuyển hẳn về Pêtécbua, tại đây, V.I.Lênin đã thống nhất một số tổ chức mácxít phân tán, đồng thời tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong các thành viên của tổ chức và trong quần chúng công nhân, phê phán chủ nghĩa dân túy Năm
1894, với tác phẩm Những “người bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ - xã hội ra sao?, V.I.Lênin bước vào con đường
hoạt động cách mạng chuyên nghiệp với tư cách là nhà lý luận mácxít
Năm 1895, V.I.Lênin hợp nhất các tổ chức mácxít của công nhân ở
Pêtécbua thành Hội liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân, xây
dựng mầm mống đầu tiên của một chính đảng vô sản
Tháng 3-1898, tại Minxcơ, Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga
tuyên bố thành lập Tuy nhiên, Đại hội Đảng lần thứ I chưa vạch ra được cương lĩnh, điều lệ đảng, do đó, Đảng chưa thống nhất cả về tư tưởng lẫn tổ chức Sự chưa thống nhất trong Đảng cùng với điều kiện xã hội khó khăn và
sự o ép của cảnh sát đã đặt Đảng đứng trước nguy cơ dao động, nhiễu nhương, từ đó xuất hiện chủ nghĩa kinh tế, một chủ nghĩa cơ hội mới Chủ nghĩa kinh tế chủ trương phong trào đấu tranh công nhân tự phát, nhấn mạnh một chiều ý nghĩa và tác dụng của đấu tranh kinh tế; phủ nhận đấu tranh giai cấp và tác dụng của công tác tư tưởng và vai trò của chính đảng trong quá trình phát triển xã hội, say sưa với phong trào cải lương
Sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa kinh tế, thực chất là một biến dạng của chủ nghĩa Bécstanh tại nước Nga, đã đặt Đảng công nhân dân chủ -
xã hội vào tình thế “xám xịt” mâu thuẫn với tình hình phát triển của xã hội
Trang 20Nga Do đó, nhiệm vụ cấp bách của những người mácxít là khắc phục ảnh hưởng của chủ nghĩa kinh tế, loại trừ tình trạng nhiễu nhương, dao động trong Đảng, xây dựng lại một đảng công nhân mácxít thật sự
Năm 1899, khi còn bị lưu đày, Lênin đã liên minh với một số người trong Đảng dân chủ - xã hội viết “thư phản kháng” chống những tín đồ của phái kinh tế Năm 1900, sau khi hết hạn lưu đày, được trả tự do, Lênin lập tức lao vào cuộc đấu tranh phê phán toàn diện chủ nghĩa kinh tế
Tháng 12-1900, V.I.Lênin xuất bản tờ báo Tia lửa Ngay trong số đầu
tiên, V.I.Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách của nước Nga là phải thống nhất tất cả các lực lượng giác ngộ của giai cấp vô sản, tất cả lực lượng cách mạng của nước Nga thành một chính đảng; và chính đảng này phải lấy chủ nghĩa Mác làm cơ sở, tập trung một cách cao độ, có kỷ luật nghiêm minh, khi đó, giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân mới có thể giành được thắng lợi Bắt
đầu từ tháng 12-1900 đến tháng 2-1902, Lênin lấy tờ Tia lửa làm trận địa, lần lượt công bố các tác phẩm Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào
chúng ta, Bắt đầu từ đâu?, Mạn đàm với những người bảo vệ chủ nghĩa kinh
tế, Làm gì?, phê phán một cách toàn diện, chẳng những đập tan tư tưởng của
phái kinh tế mà còn làm rõ những vấn đề cấp bách của phong trào cách mạng Nga, nêu ra lý luận tương đối hoàn chỉnh về xây dựng chính đảng mới của giai cấp vô sản [98, 193]
Từ tháng 7 đến tháng 8-1903, tại Luân Đôn, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, được xem là đại hội thành lập Đảng, đã thông qua cương lĩnh của Đảng và khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền tư bản, thành lập chuyên chính vô sản; đồng thời, đề ra nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân Tại Đại hội này, khi thảo luận
Trang 21điều lệ đảng, trong nội bộ phái “Tia lửa” xảy ra bất đồng trong tranh luận giữa V.I.Lênin và L.Máctốp khi hai bên đưa ra hai chủ trương hoàn toàn khác nhau về vấn đề tiêu chuẩn đảng viên Kết quả, khi bầu cơ quan lãnh đạo đảng, phái của Lênin chiếm đa số trong cả hai cơ quan trung ương, do đó, được gọi là phái bônsêvích (phái đa số); và những người thuộc phái Máctốp
bị gọi là phái mensêvích (phái thiểu số cơ hội chủ nghĩa)
Trong cuộc đấu tranh chống phái mensêvích và chủ nghĩa cơ hội tại Đại hội II của Đảng dân chủ - xã hội Nga và thời gian sau đó, V.I.Lênin đã tập hợp đội ngũ những người mácxít cách mạng, xây dựng các nguyên tắc tổ chức của Đảng Cộng sản kiểu mới, khác với các đảng cải lương của Quốc tế
II Tháng 5-1904, V.I.Lênin viết cuốn “Một bước tiến, hai bước lùi” nhằm
xác định những nguyên tắc tổ chức của Đảng Bônsêvích Trong tác phẩm này, V.I.Lênin lần đầu tiên nêu rõ Đảng Bônsêvích là tổ chức lãnh đạo của giai cấp vô sản đấu tranh giành chính quyền [4, 445]
Cuộc chiến tranh đế quốc Nga - Nhật nổ ra từ ngày 8-2-1904 đến ngày 5-9-1905 nhằm tranh giành quyền kiểm soát Mãn Châu và bán đảo Triều Tiên và sự thảm bại của Nga trong cuộc chiến đã phơi bày thực trạng yếu kém của Nga hoàng, quần chúng nhân dân càng bất mãn, cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội càng trở nên trầm trọng Từ tháng 11-1904, phong trào phản chiến nổ ra khắp nơi Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình thị uy, ban đầu là công nhân của nhà máy Ptilốp ở Pêtécbua bãi công vào ngày 3-1-1905, sau được công nhân các nhà máy ở Mátxcơva
và nhiều tỉnh thành khác nhiệt liệt hưởng ứng Khắp đất nước Nga vang lên
khẩu hiệu “Đánh đổ chế độ chuyên chế”, “Đả đảo chiến tranh” Các cuộc
đấu tranh của quần chúng nhân dân đã châm ngòi lửa cách mạng năm 1905 Ngày 9-1-1905, hơn 14 vạn công nhân biểu tình thị uy với những yêu sách chính trị và kinh tế trước cung điện “Mùa Đông” ở Pêtécbua Nga
Trang 22hoàng Nicôlai II hạ lệnh bắn vào quần chúng biểu tình làm 1000 người chết
và 500 người bị thương Pêtécbua nằm trong thảm họa khủng bố, giai cấp vô sản Pêtécbua phẫn nộ, tiến hành bãi công chính trị có tính chất quần chúng
để phản đối sự tàn bạo của Nga hoàng Sự kiện ngày 9-1-1905 mở đầu cuộc cách mạng, đã tác động mãnh liệt trên toàn nước Nga, phong trào bãi công
và những tiếng hô “Chúng ta không cần Nga hoàng nữa”, “Đả đảo chế độ
chuyên chế I” vang lên sôi sục; những xáo động trong nông dân nổi lên như
gió cuốn, nhiều nơi nông dân đã tự do canh tác, chăn nuôi trên đất ruộng và đồng cỏ của địa chủ; lục quân và hải quân dao động; những cuộc khởi nghĩa
lẻ tẻ nổ ra, những phần tử trí thức dân chủ và thanh niên học sinh tích cực tham gia phong trào cách mạng; những người bônsêvích đi với công nhân, có nhiều người bị bắt và bị giết
Trong điều kiện của cao trào cách mạng, mỗi giai cấp và mỗi đảng phái cần phải vạch thảo sách lược, xác định đường lối hành động, mối quan
hệ của mình với các giai cấp và đảng phái khác, với chính phủ Nhiệm vụ này cũng được đặt ra đối với Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga Để kịp thời vạch ra đường lối sách lược của giai cấp công nhân và đảng của nó, đảng của những người bônsêvích, do V.I.Lênin đứng đầu, đã chủ động triệu tập Đại hội III Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga, tuy nhiên, phái mensêvích từ chối tham dự Đại hội họp ở Luân Đôn từ ngày 12-4 đến ngày 27-4-1905 [4, 475]
Đại hội III đã đề ra các nhiệm vụ: thành lập nước cộng hòa dân chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân, thực hiện ngày làm việc 8 giờ; đồng thời, xác định việc tổ chức lại giai cấp, đấu tranh trực tiếp chống chế độ chuyên chế gắn với khởi nghĩa vũ trang là một trong những nhiệm vụ chính và cấp thiết của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện tại Ngoài ra, Đại hội đã tính tới khả năng giành được chính quyền và phải thành lập một
Trang 23chính phủ với sự tham gia của đại biểu Đảng để đấu tranh chống lại âm mưu phản cách mạng và bảo vệ lợi ích duy nhất của giai cấp công nhân, đưa cách mạng đi lên Những nghị quyết, kế hoạch chiến lược và sách lược cách mạng
đó do Đại hội đề ra là cương lĩnh chiến đấu của Đảng trong cuộc đấu tranh đưa cách mạng dân chủ đến thắng lợi
Cũng trong khoảng thời gian này, tại Giơnevơ đã diễn ra Hội nghị của những người mensêvích Hội nghị đưa ra sách lược cải lương, cơ hội chủ nghĩa Những người mensêvích mong muốn giai cấp vô sản phải lệ thuộc vào giai cấp tư sản và trao quyền lãnh đạo cho giai cấp tư sản, buộc cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân phải phục tùng lợi ích của giai cấp tư sản Bằng sách lược của mình, phái mensêvích đã chia rẽ sự thống nhất của giai cấp công nhân, phá vỡ những nỗ lực của giai cấp công nhân trong việc đoàn kết quảng đại quần chúng nhân dân Nga trên trận tuyến cách mạng Đây thực sự là mối nguy hại lớn đối với cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho cách mạng
Tình hình đó đòi hỏi V.I.Lênin phải vạch trần sách lược cơ hội chủ nghĩa của những người mensêvích, giải thích rõ sách lược cách mạng đúng đắn của Đảng công nhân dân chủ - xã hội Nga tại Đại hội III để giác ngộ đảng viên và quần chúng công - nông, từ đó thống nhất tư tưởng và hành động của giai cấp vô sản, đảm bảo sự ủng hộ hoàn toàn của lực lượng chiến đấu của giai cấp vô sản và tất cả những người lao động đối với sách lược cách mạng của những người bônsêvích Trên cơ sở đó, từ tháng 6 đến tháng
7-1905, V.I.Lênin đã viết cuốn “Hai sách lược của Đảng công nhân xã hội
dân chủ trong cuộc cách mạng dân chủ” [4, 476] Cuốn sách có ý nghĩa lịch
sử to lớn đối với phong trào cách mạng và phong trào công nhân quốc tế Mùa hè năm 1905, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, tiến tới đình công có tính chất chính trị rộng lớn, các cuộc biểu tình diễn ra rầm rộ với hàng chục vạn người tham gia Phong trào nông dân thực hiện chiếm đất
Trang 24đai, thu hoạch mùa màng lan rộng trong các khu vực sông Vônga, miền Trung và miền Nam nước Nga Đặc biệt, phong trào đấu tranh đã lan sang binh lính, điển hình là cuộc khởi nghĩa của chiến hạm Pôtemkin thuộc hạm đội Hắc Hải nổ ra ngày 4-6-1905 ở Ôđétxa
Đầu tháng 10-1905, nổ ra tổng bãi công chính trị trên cả nước với hai triệu người tham gia Mở đầu là cuộc bãi công đường sắt làm toàn bộ tuyến đường xe lửa ngừng hoạt động Công nhân các ngành trong cả nước liền hưởng ứng, tạo nên một cao trào bãi công lớn Cao trào bãi công chính trị tháng Mười 1905 làm cho mọi sinh hoạt trong cả nước bị ngưng trệ, lực lượng Chính phủ bị tê liệt Ngày 17-10-1905, Nga hoàng Nicôlai II buộc phải tuyên
bố trả tự do cho những người bị bắt giữ, “ban bố” cho nhân dân quyền tự do thân thể bất khả xâm phạm, cho phép tự do tín ngưỡng, hội họp và thành lập các hội, tổ chức đoàn thể, tuyên bố từ nay về sau “mọi đạo luật đều sẽ không
có hiệu lực nếu chưa được Đuma quốc gia thông qua” [98, 264]
Tháng 12-1905, tại Mátxcơva nổ ra khởi nghĩa vũ trang, tiếp đó tại nhiều thành phố và địa phương như Đônetxơ, Kháccốp, bắc Cápcadơ cũng lần lượt nổ ra khởi nghĩa Cuộc khởi nghĩa ở Mátxcơva là đỉnh cao của cách mạng năm 1905 Sau khi cuộc khởi nghĩa này thất bại, tuy vẫn có những cuộc bãi công và khởi nghĩa lẻ tẻ, nhưng đều bị Chính phủ Nga hoàng đàn
áp Sự biến ngày 3-6-1907 đánh dấu cuộc cách mạng này thất bại hoàn toàn,
mở đầu thời kỳ phức tạp của cách mạng Nga Chính phủ Nga hoàng đã bội tín, xé bỏ Tuyên bố tháng 10-1905, giải tán Đuma quốc gia II và sửa đổi hiến pháp, xét xử và đưa đi đày khổ sai các đại biểu của Đảng dân chủ - xã hội Đây là cuộc đảo chính, nghĩa là thành quả cách mạng của công nhân, nông dân lại bị địa chủ và tư sản cướp mất, những kẻ phản cách mạng đã giành được thắng lợi tạm thời, đánh dấu nước Nga bước vào thời kỳ phản động nhất của ách thống trị bằng cảnh sát của P.A.Xtôlưpin [98, 316]
Trang 251.1.2 Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa xét lại của những người mácxít Nga
Hội nghị thành lập Quốc tế II họp ngày 14-7-1889, tại La Hay, là thời điểm quan trọng trong phong trào công nhân thế giới, chứng tỏ rằng giai cấp công nhân đã trưởng thành đòi hỏi hình thành một tổ chức quốc tế mới trên
cơ sở kế thừa những quan điểm từ Quốc tế I và cải biến cho phù hợp với xu thế vận động của lịch sử với mục tiêu thống nhất, sách lược linh hoạt, nhằm đảm bảo tính hoạt động sáng tạo của phong trào công nhân mỗi nước Tuy nhiên, những chuyển biến phức tạp của tình hình thế giới, sự khủng hoảng giá trị và các xung đột xã hội ở đêm trước chủ nghĩa đế quốc đã tác động không nhỏ đến phong trào công nhân Hơn nữa, sự thất bại của Công xã Paris (1871) vẫn còn ám ảnh nhiều nhà lý luận của chủ nghĩa Mác, kể cả những người đã từng đứng về Mác và Ăngghen trước đó
Trong phong trào công nhân diễn ra sự phân hóa sâu sắc, chia làm hai nhóm lớn: nhóm các nhà mácxít kiên định (Đítxơghen, Laphácgơ, Bêben, Cauxky (trước 1895); Plêkhanốp (trước 1903)), và nhóm xét lại, cơ hội, cải lương Có thể gọi các đại diện của chủ nghĩa xét lại là những người cơ hội chủ nghĩa, còn nội dung tư tưởng của chủ nghĩa xét lại mang tính cải lương Chủ nghĩa cơ hội, theo Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, là “việc làm cho chính trị và tư tưởng của phong trào công nhân thích nghi với lợi ích
và nhu cầu của tầng lớp phi vô sản” Chủ nghĩa cơ hội chủ trương “lợi dụng
cơ hội mưu cầu những lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể làm việc đúng hay sai” (theo Từ điển Tiếng Việt); có “thái độ chính trị không theo một đường lối rõ rệt”, “không có chính kiến hẳn hoi, có thể ngả bên này hay bên nọ để mưu cầu những lợi ích trước mắt” Đặc biệt, trong phong trào công nhân, chủ nghĩa cơ hội có “khuynh hướng chính trị chủ trương thỏa hiệp giai cấp, hợp tác giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản” (theo Từ điển Chính trị vắn tắt)
Trang 26Chủ nghĩa cơ hội ra đời khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, phát triển nhanh chóng trong những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Đây là một trào lưu tư tưởng chống chủ nghĩa Mác trong Đảng dân chủ - xã hội Đức, được lấy từ những hiện tượng lẻ tẻ, vụn vặt để khái quát thành lý luận
có hệ thống [98, 65] Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa cơ hội là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản và chính sách của giai cấp tư sản, là kết quả của một thời đại lịch sử nhất định Chủ nghĩa cơ hội có thể biến dạng thành chủ nghĩa xét lại, một trào lưu tư tưởng thù địch với chủ nghĩa Mác - Lênin, xuất hiện trong nội bộ phong trào công nhân và cộng sản dưới chiêu bài “phê phán”, “xem lại”, “xét lại” hoặc thậm chí phát triển học thuyết mácxít lêninnít Ông tổ của chủ nghĩa xét lại là E.Bécstanh
Sau khi Ph.Ăngghen mất (tháng 8-1895), những quan điểm lý luận của chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa cải lương ẩn náu đằng sau tư tưởng của Bécstanh (1850 - 1932) bắt đầu bộc lộ công khai Từ năm 1896 - 1898,
Bécstanh công bố trên tờ Thời mới một loạt bài có tiêu đề chung là “Những
vấn đề của chủ nghĩa xã hội”, công khai phê phán “cách giải thích truyền
thống” của chủ nghĩa Mác Luận điểm trung tâm của cụm bài này là vứt bỏ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản: chỉ có bằng cuộc cách mạng xã hội, giai cấp vô sản mới giành được thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội Năm 1900, cụm bài này được Bécstanh
bố cục là phần II “Những vấn đề của chủ nghĩa xã hội” trong cuốn Lịch sử
và lý luận về chủ nghĩa xã hội, trong đó tư tưởng trung tâm của Bécstanh
được trình bày ở bài “Lý luận về sự sụp đổ và chính sách thực dân” Bécstanh từ chỗ “hoài nghi” và “khiên cưỡng” đi tới chỗ hoàn toàn “hoài nghi” và phủ định những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác [98, 37- 41] Nhiều quan điểm lý luận của Bécstanh đã bị một số nhà lý luận mácxít trong Đảng dân chủ - xã hội Đức và của Quốc tế II phê phán nghiêm khắc
Trang 27Đặc biệt là tại Đại hội đại biểu Đảng dân chủ - xã hội Đức họp tại Stútgát từ ngày 3 đến ngày 18-10-1898, Lúcxămbua, Bêben, Txétkin đã phê phán nghiêm khắc lý luận của Bécstanh, thúc đẩy ông nhanh chóng hoàn thành
cuốn Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của Đảng dân
chủ - xã hội (xuất bản vào tháng 1-1899) Cuốn sách này là “bản tổng hợp lý
luận cơ hội chủ nghĩa của Bécstanh phát triển từ những năm 90 trở về sau, là bản tuyên bố công khai về sự đoạn tuyệt của ông ta với Đảng dân chủ - xã hội Đức và với những người mácxít trong Quốc tế II” [98, 42]
Cuốn Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và những nhiệm vụ của
Đảng dân chủ - xã hội gồm bốn chương Trong chương I “Những nguyên lý
cơ bản của chủ nghĩa Mác về chủ nghĩa xã hội”, Bécstanh phê phán “những
nguyên lý cơ bản” trong “lý luận thuần túy” của chủ nghĩa Mác, bao gồm: chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp, học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
và học thuyết về xu thế phát triển của xã hội tư bản Chương II “Phép biện
chứng của chủ nghĩa Mác và của Hêghen” và chương III “Sự phát triển kinh
tế của xã hội hiện đại” đã “xét lại” toàn diện và “phê phán” có hệ thống toàn
bộ lý luận triết học và kinh tế chính trị học Chương IV “Nhiệm vụ và năng
lực của Đảng dân chủ - xã hội” công kích mạnh mẽ lý luận chủ nghĩa xã hội
khoa học - tư tưởng chỉ đạo của Đảng dân chủ - xã hội Đức, vũ khí tư tưởng
để giai cấp công nhân Đức đưa ra sách lược đấu tranh giai cấp và đấu tranh
xã hội Trong chương kết luận “Mục đích cuối cùng là phong trào”,
Bécstanh một lần nữa tuyên bố cương lĩnh lý luận, sách lược và biện pháp đấu tranh cơ hội chủ nghĩa với mục đích cải tạo đảng theo lý luận cơ hội chủ nghĩa, thay đổi phương hướng phong trào công nhân thế giới [98, 42 - 44]
Có thể thấy, trong cuốn Những tiền đề của chủ nghĩa xã hội và những
nhiệm vụ của Đảng dân chủ - xã hội, Bécstanh tuyên bố học thuyết Mác đã
Trang 28lỗi thời; đồng thời, chứng minh rằng, mâu thuẫn giữa tư bản với vô sản có chiều hướng hòa hoãn, chủ nghĩa tư bản có thể tránh được khủng hoảng nhờ
sự xuất hiện của các tổ chức lũng đoạn; mặt khác, đối với phong trào công
nhân, chủ trương “Phong trào là tất cả, còn mục đích cuối cùng chẳng là gì
cả” [98, 61], phủ nhận quan điểm giai cấp công nhân phải làm cách mạng và
phủ nhận chuyên chính vô sản Bécstanh đã sửa đổi chủ nghĩa Mác về các mặt triết học, kinh tế chính trị học, học thuyết đấu tranh giai cấp Cuốn sách này vừa ra đời đã được những người lãnh đạo và nhiều đảng viên Đảng dân chủ - xã hội Đức quan tâm theo dõi, từ đó gây ra một cuộc luận chiến lớn trong Đảng dân chủ - xã hội Đức về lý luận và sách lược cơ hội chủ nghĩa của Bécstanh Cuộc tranh luận nhanh chóng phát triển ra ngoài biên giới nước Đức Ở Pháp, nổ ra cuộc đấu tranh của những người mácxít chống “chủ nghĩa Minlơrăng” - chủ nghĩa Bécstanh trong thực tiễn Ở Nga, nổ ra cuộc đấu tranh của những người mácxít chống “phái dân túy tự do”, “chủ nghĩa Mác hợp pháp” và “phái kinh tế” Tại Ý và Bungari nổ ra cuộc đấu tranh giữa những người mácxít với “chủ nghĩa Lôria”, và “phái mở rộng” [98, 30]
Sự xuất hiện của chủ nghĩa xét lại vào những năm cuối thế XIX đòi hỏi phong trào công nhân phải có đối sách riêng và rất cần có một lãnh tụ chỉ đạo Tuy nhiên, Đảng dân chủ - xã hội “nương nhẹ” thậm chí thỏa hiệp với những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa xét lại vì Đảng đang còn say sưa với thắng lợi đạt được trong cuộc bầu cử quốc hội Vào những năm 1898 đến
1899, một số lãnh tụ phái tả trong các đảng công nhân như: R.Lúcxămbua, V.Lípnếch, Bêben, C.Cauxky, Phôn Laphácgơ, đã lên tiếng phê phán chủ nghĩa xét lại Bécstanh, nhưng cuộc đấu tranh chưa triệt để
Những người mácxít Nga, như Plêkhanốp, V.I.Lênin, đã dẫn đầu cuộc đấu tranh chống khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa Plêkhanốp, V.I.Lênin đã sớm nhận ra tính chất nguy hại của chủ nghĩa Bécstanh Khi lý luận cơ hội
Trang 29chủ nghĩa của phái dân túy và “phái kinh tế” vừa biểu hiện chủ nghĩa Bécstanh, ngay lập tức những người mácxít Nga đã cảnh giác, phê phán nghiêm khắc, hơn nữa còn kết hợp phê phán với thực tiễn cách mạng Nga, với việc nghiên cứu những hiện tượng mới trong tiến trình lịch sử
Từ mùa hè năm 1898, Plêkhanốp công khai tuyên chiến với chủ nghĩa
Bécstanh Đầu tiên là bài “Bàn về cái gọi là sự khủng hoảng của chủ nghĩa
Mác” lần lượt được thuyết trình tại Giơnevơ và Rôma; tại đây, Plêkhanốp lên
án rằng việc rêu rao của những người xét lại Bécstanh và Crônrát Xmít cho
là chủ nghĩa Mác đã lâm vào khủng hoảng đã làm cho các nhà lý luận tư sản vui mừng quá sớm Sau khi bài lý luận “Bécstanh với chủ nghĩa duy vật”
được Cauxky cho đăng trên tạp chí Thời mới, Plêkhanốp lần lượt đăng trên các tạp chí Thời mới, Báo Công nhân Dắcden, Bình minh các bài: “Crônrát
Xmít chống Các Mác và Phriđrích Ăngghen”, “Chủ nghĩa duy vật hay là chủ nghĩa Cantơ?”, “Vì sao chúng ta phải cảm ơn ông ta?”, “Cantơ chống Cantơ, hoặc Lời trối trăng tinh thần của Bécstanh”, “Phê phán những kẻ phê phán chúng ta” Plêkhanốp phân tích và phê phán một cách toàn diện chủ nghĩa xét lại Bécstanh về triết học, kinh tế học và lý luận về chủ nghĩa xã hội, vạch
ra một cách tương đối sâu sắc thực chất và tính chất nguy hại của chủ nghĩa Bécstanh [98, 148-149] Những bài luận chiến sâu sắc của Plêkhanốp với ngôn từ dễ hiểu còn có ý nghĩa tuyên truyền triết học, kinh tế chính trị học và
lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa Mác, tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác tại nước Nga, bước đầu đẩy mạnh việc kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân Nga Chính vì vậy, các bài viết của Plêkhanốp sau khi được công bố đều thu hút đông đảo đảng viên Đảng dân chủ - xã hội và quần chúng công nhân nhiệt liệt hoan nghênh và đánh giá
cao Plêkhanốp được V.I.Lênin đánh giá, trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và
chủ nghĩa xét lại, “là người mácxít duy nhất đứng trên quan điểm chủ nghĩa
Trang 30duy vật biện chứng triệt để phê phán những luận điệu nhàm tai không thể
tưởng tượng do bọn xét lại tung ra ở đây” [50, 22] Tuy nhiên, do những
thiếu sót về phương pháp, Plêkhanốp không hoàn thành triệt để nhiệm vụ chống lại chủ nghĩa Bécstanh Người thực sự hoàn thành trọng trách lịch sử này là V.I.Lênin [98, 160-161]
V.I.Lênin đã phê phán một cách có hệ thống lý luận của chủ nghĩa Bécstanh, vạch ra tác hại to lớn của chủ nghĩa Bécstanh đối với sự nghiệp
của giai cấp công nhân Trong loạt bài Một sự phê phán không có tính chất
phê phán, Phê bình sách Cáclơ Cauxky, “Bécstanh và cương lĩnh dân chủ -
xã hội” Chống lại sự phê phán, V.I.Lênin chỉ ra rằng lý luận của Bécstanh
không có gì mới mẻ, và không thể bác bỏ được phép biện chứng duy vật
Trong tác phẩm Làm gì?, V.I.Lênin đã vạch trần mục đích thật sự của
Bécstanh núp dưới chiêu bài “tự do phê bình” để phê bình chủ nghĩa Mác
“đã cũ kỹ”, đòi hỏi “phải có một bước chuyển cương quyết từ phong trào dân chủ - xã hội cách mạng sang phong trào xã hội cải lương tư sản…, sang phê bình theo quan điểm tư sản tất cả những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác” [47, 9]; đồng thời, chỉ rõ thực chất và tính chất nguy hại của khẩu hiệu “tự do phê bình”, rằng ““Tự do phê bình” là tự do của khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa trong Đảng dân chủ - xã hội, là tự do biến Đảng dân chủ - xã hội thành một đảng dân chủ cải lương, là tự do đưa những tư tưởng tư sản và những thành phần tư sản vào trong chủ nghĩa xã hội” [47, 11]
Trong những năm đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh tư tưởng trong Quốc
tế II đã diễn ra gay gắt và phức tạp Các đại hội tập trung thảo luận các vấn đề: phương pháp giành chính quyền, vấn đề thuộc địa, vấn đề thái độ đối với cách mạng Nga 1905, chủ nghĩa quân phiệt và nguy cơ chiến tranh
Về phương pháp giành chính quyền, đa số lãnh tụ Quốc tế II tuyên
truyền con đường hòa hợp cải lương, chủ trương đấu tranh hợp pháp, coi đấu
Trang 31tranh nghị trường, tham gia chính phủ tư sản là biện pháp duy nhất và chủ yếu đem lại khả năng giành quyền thống trị cho giai cấp công nhân Hơn nữa, Cauxky cho rằng vấn đề Đảng xã hội và giai cấp công nhân có tham gia chính phủ tư sản hay không là một vấn đề sách lược, được quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể, tùy theo từng nước cụ thể, và không thể được giải quyết một cách tuyệt đối, vô điều kiện Thực ra, đa số lãnh tụ Quốc tế II chỉ đấu tranh đòi hỏi cải cách vụn vặt mà hy sinh quyền lợi lâu dài của giai cấp công nhân, lừa dối giai cấp công nhân Đa số lãnh tụ Quốc tế II đã lộ rõ lập trường đầu hàng, không dám đề ra các hình thức đấu tranh cách mạng giành lấy chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản
Về vấn đề thuộc địa, Quốc tế II buộc phải tỏ rõ thái độ của giai cấp
công nhân đối với các hành động quân sự của các nước đế quốc đang tiến hành đấu tranh xâu xé thị trường (chiến tranh Anh - Bôơ, chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha, chiến tranh trấn áp nghĩa hòa đoàn ở Trung Quốc…) Vấn đề thuộc địa được Quốc tế II đề cập nhiều trong các đại hội ở Luân Đôn (1896), Pari (1900), Stútgát (1907)
Đại hội Pari (tháng 9-1900), đã đưa ra nghị quyết đúng đắn, lên án chính sách thuộc địa của các nước đế quốc, kêu gọi đấu tranh chống lại những phiêu lưu thuộc địa, kêu gọi thành lập các đảng xã hội ở các thuộc địa
và thống nhất hành động với các đảng ấy Đại biểu của phong trào công nhân Anh đã tố cáo việc đế quốc Anh gây chiến với Bôơ (Nam Phi) Tại Đại hội Pari, bên cạnh việc thảo luận vấn đề Minlơrăng tham gia nội các, Quốc tế II còn đề cập vấn đề phương pháp và sách lược giành quyền lực xã hội của những người xã hội chủ nghĩa và vấn đề liên minh với giai cấp tư sản
Đến Đại hội Stútgát (1907), vấn đề thuộc địa trở thành vấn đề tranh luận sôi nổi nhất Các đại biểu cơ hội - xét lại là Vancôn, Pơnma, Bécstanh,
đã bênh vực chủ nghĩa thực dân và chính sách xâm lược của đế quốc Họ cho
Trang 32rằng, chế độ thuộc địa có thể tồn tại và nên tồn tại trong chế độ tư bản chủ nghĩa để “khai hóa” các nước lạc hậu Theo họ, những người xã hội cũng có thể và cần phải thực hiện “chính sách thuộc địa xã hội chủ nghĩa” Bécstanh cho rằng sự “bảo hộ của các dân tộc văn minh” đối với “các dân tộc không văn minh” là cần thiết
Rõ ràng, những người cơ hội trong Quốc tế II đã công khai thừa nhận
và ủng hộ chính sách nô dịch dân tộc của chủ nghĩa đế quốc, chống lại nguyên tắc về quyền dân tộc tự quyết, về quyền đấu tranh vì độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức Những quan điểm của lãnh tụ cơ hội xét lại Quốc
tế II hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa Mác về vấn đề thuộc địa
V.I.Lênin dẫn đầu đoàn đại biểu Đảng Bônsêvích, lần đầu tiên tham
dự Đại hội Stútgát đã kiên quyết vạch trần luận điểm về “Chính sách thuộc
địa xã hội chủ nghĩa” và vai trò “khai hóa” của chủ nghĩa tư bản áp bức
bóc lột hàng triệu nhân dân lao động các nước thuộc địa Cuộc đấu tranh về vấn đề thuộc địa tại Đại hội diễn ra gay go, quyết liệt Cuối cùng, nghị quyết lên án chính sách thuộc địa một cách đúng đắn do V.I.Lênin và những người mácxít dự thảo đã được thông qua với tỉ lệ 127 phiếu thuận và
108 phiếu chống
Trong cuộc cách mạng tư sản Nga năm 1905, giai cấp công nhân Nga, dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích, đã phát triển những hình thức đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản Cuộc cách mạng Nga năm
1905 có ảnh hưởng to lớn đến phong trào xã hội chủ nghĩa quốc tế Những vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng Nga đồng thời cũng là những vấn đề cơ bản của cách mạng thế giới, có ý nghĩa lớn cả về lý luận và thực tiễn Đó là vấn đề quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản, vấn đề liên minh công nông, vấn đề cách mạng không ngừng từ cách mạng dân chủ tư sản chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa…
Trang 33Trước những vấn đề cơ bản đó, ngay từ khi tranh luận tại Đại hội Pari, những người lãnh đạo Quốc tế II bị phân chia làm ba phái: tả, hữu, và giữa
Phái hữu (phái xét lại - cải lương công khai), đại biểu là Bécstanh, cực
lực phản đối quyền lãnh đạo của đảng vô sản và giai cấp vô sản trong cách mạng dân chủ tư sản; đồng thời, kiên quyết bác bỏ tư tưởng cách mạng dân
chủ chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa Như vậy, phái hữu phản
đối hầu như toàn bộ vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng Nga
Phái giữa, đứng đầu là Cauxky, ban đầu cho rằng sự thắng lợi của
những người xã hội chủ nghĩa có thể có được nếu như biết dựa vào quyền lợi chung của giai cấp vô sản và nông dân Đây là quan điểm tương đối đúng đắn Tuy nhiên, ngay sau khi cách mạng 1905 bùng nổ, Cauxky đã đi theo quan điểm cơ hội, cho rằng, giai cấp vô sản chỉ có thể giành được địa vị lãnh đạo tạm thời, còn muốn giành được thắng lợi hoàn toàn thì giai cấp vô sản phải biến mình thành đa số trong nhân dân V.I.Lênin trong nhiều tác phẩm
của mình đã bác bỏ luận điểm này Phái giữa giữ thái độ bàng quan trước sự
can thiệp của nước ngoài và sự trấn áp tàn bạo của Nga hoàng, song họ
chống lại hình thức bãi công chính trị của giai cấp vô sản Thực ra, phái
giữa, về bản chất là đại biểu của chủ nghĩa cơ hội dấu mặt, khoác áo mácxít
để chống lại những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác Đây cũng là tư tưởng của những phần tử công nhân quý tộc, tiểu tư sản nhằm tìm một giải pháp thứ ba thỏa hiệp về quyền lợi giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, thực chất là bảo vệ giai cấp tư sản
Phái tả, phái cách mạng, đại biểu là Rôđa Lúcxămbua, Claraxetkin,
V.I.Lênin, đã kiên quyết bảo vệ những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác, chống lại mọi trào lưu cơ hội chủ nghĩa trong phong trào công nhân
Cách mạng vô sản 1905 - 1907 ở nước Nga thất bại, Chính phủ chuyên chế Nga hoàng tước đoạt mọi thành quả của cuộc cách mạng dân
Trang 34chủ, những kẻ phản động tấn công các phong trào cách mạng, tìm mọi cách lôi kéo quần chúng xa rời cách mạng và thỏa hiệp với trật tự đương thời
Trên lĩnh vực chính trị, Đảng “Trăm đen”, một tổ chức chính trị của
bảo hoàng, địa chủ, đã công khai ca ngợi chế độ phản động đương thời, ca
ngợi “Thượng đế - Nga hoàng - Tổ quốc”, tuyên truyền những tư tưởng bi
quan trong quần chúng nhân dân
Trước sự thoái trào của cách mạng, một số phần tử trí thức là đảng viên Đảng dân chủ - xã hội và một số người trong giai cấp tư sản vốn là đồng minh của cách mạng, đã chao đảo, rời bỏ hàng ngũ cách mạng đi theo chế độ chuyên chế Nga hoàng Phái Mensêvích, vốn là cách mạng, nhưng giờ lại hoảng sợ, sa sút tinh thần Từ đó, dấy lên phong trào chống đảng, đòi thủ tiêu đảng, thủ tiêu đấu tranh chính trị, rút các đại biểu của đảng ra khỏi nghị viện, xuất hiện trào lưu cơ hội, thỏa hiệp với chế độ phản động Xtôlưpin, chống lại phong trào cách mạng Đây chính là biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội
Nhận định về tình hình này, V.I.Lênin viết: “Có tình trạng thoái chí, mất tinh thần, phân liệt, chạy dài, từ bỏ lập trường, nói chuyện dâm bôn chứ không phải chính trị nữa Xu hướng ngày càng ngả về triết học duy tâm; chủ nghĩa thần bí được dùng để che đậy tinh thần phản cách mạng” [55, 11-12] Trên lĩnh vực tư tưởng, các nhà lý luận của phái Mensêvích và chủ nghĩa cơ hội đòi phải xét lại những nguyên lý triết học của chủ nghĩa Mác, coi đây là đòn đả kích chủ yếu để thủ tiêu đảng về mặt thế giới quan và cơ sở
lý luận Họ cho rằng thất bại của cách mạng 1905 chứng tỏ học thuyết của C.Mác về cách mạng vô sản đã lỗi thời, học thuyết C.Mác về những quy luật phong trào của xã hội và của các hình thái kinh tế xã hội đã bị phá sản Thực chất, đây là chủ nghĩa xét lại Mặt khác, dưới hình thức nhân bản hóa chủ nghĩa Mác, họ đã biến học thuyết cải tạo xã hội bằng thực tiễn thành đạo đức
Trang 35học ôn hòa; từ đó xuất hiện chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của phái Makhơ (hay chủ nghĩa Makhơ)
Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán (Empirio - criticism) hay chủ nghĩa Makhơ, một trường phái triết học tư sản xuất hiện ở Áo và Đức vào thập niên 70 của thế kỷ XIX và được lưu truyền tại nhiều nước châu Âu ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, là một biến tướng của chủ nghĩa thực chứng, do giáo sư vật lý triết học duy tâm người Áo là E.Makhơ (Ernst Mach, 1838 -1916) và nhà triết học duy tâm người Thụy Sỹ R.Avênariút (Richard Avenarius, 1843 -1896) xây dựng Chủ nghĩa Makhơ là một bộ phận hợp thành của trào lưu tư tưởng mang tính quốc tế muốn phục hồi và đổi mới chủ nghĩa kinh nghiệm, vượt qua siêu hình học truyền thống Trong khi đó, chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán “phê phán kinh nghiệm” và biến kinh nghiệm thành “kinh nghiệm thuần túy”
E.Makhơ là giáo sư số học ở Trường đại học Graz (từ năm 1864) và giáo sư vật lý học ở Trường đại học Praha (từ 1867), từng hai lần làm hiệu trưởng ở trường này E.Makhơ hoạt động chủ yếu với vai trò là một nhà khoa học tự nhiên và đã để lại nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị E.Makhơ nghiên cứu rất sâu lịch sử khoa học (chủ yếu là lịch sử vật lý học) với thái độ phê phán nhằm mục đích hiểu lịch sử, hiện tại và tương lai của khoa học, từ đó góp phần thúc đẩy khoa học phát triển E.Makhơ đã đào tạo nhiều nhà khoa học danh tiếng, trong đó có A.Anhxtanh Đề xuất của Makhơ
về nguồn gốc quán tính trong tác dụng qua lại giữa các bộ phận còn lại của vật thể và vũ trụ được A.Anhxtanh thừa nhận là gợi ý dẫn đường cho thuyết tương đối Trong hoạt động học thuật, Makhơ kết hợp nghiên cứu khoa học
tự nhiên với triết học, đi tìm cơ sở triết học cho lý luận và phương pháp của khoa học tự nhiên, bởi vậy tác phẩm khoa học tự nhiên của Makhơ chứa đựng nội dung triết học phong phú Đặc biệt, thông qua bàn luận về một môn
Trang 36khoa học tự nhiên cụ thể, Makhơ đã trình bày tư tưởng triết học của mình
Trước tác chủ yếu nhất của Makhơ là “Phân tích cảm giác” (1886) và “Nhận
thức và sai lầm” (1905) Trong các tác phẩm về triết học, Makhơ trình bày
phương án giải quyết khủng hoảng trong vật lý học thông qua các khái niệm của vật lý cổ điển và những tư tưởng triết học từ Béccli đến Cantơ Thực chất Makhơ đưa chủ nghĩa duy tâm chủ quan vào môi trường khoa học Điều này chẳng những không khắc phục khủng hoảng thế giới quan trong khoa học, mà còn, theo V.I.Lênin, làm cho nó trở nên gay gắt thêm
R.Avênariút từng là nhà sinh vật học, ngữ văn học, làm giáo sư triết
học từ năm 1877 Trước tác chủ yếu của R.Avênariút là “Phê phán kinh
nghiệm thuần túy” (1888 - 1900), “Quan niệm thế giới của con người”
(1891) và “Khảo sát khái niệm đối tượng của tâm lý học” (1894 - 1895) Tạp chí “Triết học khoa học”, do R.Avênariút sáng lập, hoạt động 40 năm (kể từ
năm 1877), là nơi thúc đẩy chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán lưu truyền Mặc dù được sáng lập bởi hai nhà khoa học nhưng chủ nghĩa Makhơ
và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán rất giống nhau về quan điểm đến nỗi hai thuật ngữ này có thể được xem là một và thường thay thế cho nhau Hạt nhân
tư tưởng của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán là thuyết “Những yếu tố của thế giới” của Makhơ và thuyết “Sự phối hợp về nguyên tắc” của Avênariút Makhơ cho rằng thế giới tồn tại trong sự phối hợp của những yếu tố của cảm giác như vật chất và tinh thần, vật lý và tâm lý cho nên nhiệm vụ nghiên cứu
là phải tìm ra phương thức phối hợp của chúng R.Avênariút cho rằng cái tôi
và môi trường, yếu tố vật lý và yếu tố tâm lý, không tách rời nhau mà phối hợp với nhau về nguyên tắc Học thuyết của Avênariút về “sự phối hợp có nguyên tắc” được những nhà lý luận tiểu tư sản Nga như Bôgđanốp, Iuskêvích phổ biến rộng rãi do tính ôn hòa về thế giới quan, song lại gây nên
sự ngộ nhận chính trị đối với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân
Trang 37Sự thâm nhập của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán vào Nga thông qua con đường phổ biến tri thức khoa học và triết học sau thất bại của cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 107 đã gây ra sự phân hóa sâu sắc trong phong trào công nhân “Cơn điên Makhơ” diễn ra trên khắp nước Nga, tràn vào hàng ngũ của Đảng dân chủ - xã hội Nga, cao trào là năm 1908 Chỉ trong vòng nửa năm, có hàng loạt sách báo công kích cơ sở triết học của chủ nghĩa Mác Trong văn học, nghệ thuật, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng phi chính trị,
“nghệ thuật thuần túy” được sùng bái, những truyền thống dân chủ - cách mạng của tư tưởng xã hội Nga bị từ bỏ Các thế lực phản cách mạng ra sức bôi nhọ giai cấp công nhân và chính đảng của nó, phá bỏ những nguyên lý
của chủ nghĩa Mác Trong giới tư sản, đặc biệt là trong giới trí thức, “Thuyết
tìm thần”, một trào lưu triết học - tôn giáo phản động, được lan truyền rộng
rãi Những đại biểu của trào lưu ấy đã khẳng định rằng nhân dân Nga “đã
mất Chúa” và nhiệm vụ là phải “tìm lại Chúa” V.I.Lênin viết: “Nhiều nhà
trước tác muốn là người mácxít, năm nay đã tiến hành ở nước ta một chiến dịch thực sự đã chống lại triết học của chủ nghĩa Mác Trong vòng không đầy sáu tháng, đã có bốn tập sách ra đời, chủ yếu và hầu như là hoàn toàn nhằm công kích chủ nghĩa duy vật biện chứng Trước hết là tập luận văn của Bađarốp, Bôgđanốp, Lunátsácxki, Bécman, Ghenphônđơ, Iuskêvích, Xuvôrốp nhan đề là “Khái luận về (? Đáng lẽ phải nói: chống lại) triết học
mácxít” xuất bản ở Xanh Pêtécbua, 1908; rồi đến những quyển “Chủ nghĩa
duy vật và thuyết thực tại phê phán” của Iuskêvích; “Phép biện chứng dưới ánh sáng của nhận thức luận hiện đại” của Bécman; “Những cơ cấu triết học của chủ nghĩa Mác” của Valentinốp…; họ kêu ngạo viện ra nào là
“nhận thức luận hiện đại”, “triết học tối tân” (hoặc là “thuyết thực chứng tối tân”), “triết học của các khoa học tự nhiên hiện đại”, thậm chí cả đến “triết học của các khoa học tự nhiên thế kỷ XX” nữa Dựa vào tất cả những học
Trang 38thuyết dường như là tối tân đó, những kẻ phá hoại chủ nghĩa duy vật biện chứng ở nước ta đã không chút ngại ngùng đi đến chỗ thừa nhận ngay thuyết tín ngưỡng” [51, 19-20]
Sự phổ biến chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và chủ nghĩa xét lại triết học ở Nga đã tạo ra sự hỗn loạn về tư tưởng trong phong trào công nhân, tác động đến nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác, tổ chức của Đảng dân chủ - xã hội và sự nghiệp cách mạng Bảo vệ tính trong sạch của triết học Mác là nhiệm vụ cấp bách đặt ra trước mắt Lênin và Đảng bônsêvích trong thời kỳ cách mạng thoái trào sau thất bại của cách mạng năm 1905
Plêkhanốp là người đầu tiên phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Từ năm 1908 - 1909, Plêkhanốp viết ba bài với tiêu đề chung “Chủ nghĩa duy vật chiến đấu” gửi thư cho Bôgđanốp nhằm phê phán tư tưởng của
chủ nghĩa Makhơ do Bôgđanốp tuyên truyền trong “Thuyết kinh nghiệm
nhất nguyên” và các tác phẩm khác của ông Tuy nhiên, Plêkhanốp không
thể hoàn thành nhiệm vụ phê phán triệt để chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán Người kế tục nhiệm vụ này là V.I.Lênin
Bằng tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán”, V.I.Lênin đã phê phán thế giới quan phản động của những người cơ
hội chủ nghĩa, giữ vững tinh thần niềm tin cách mạng của quần chúng, bảo
vệ phát triển triết học mácxít trong điều kiện cách mạng mới “Cũng như vào đêm trước của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, V.I.Lênin đã bác bỏ những
lý luận dân túy - tự do chủ nghĩa và áp dụng học thuyết kinh tế của Mác vào điều kiện nước Nga, còn trong những năm cách mạng, V.I.Lênin đã đem sách lược bônsêvích duy nhất đúng đắn đối lập lại chủ nghĩa cơ hội của phái mensêvích; - vào những năm thế lực phản động thống trị, V.I.Lênin đã đánh bại việc dùng chủ nghĩa Makhơ để xét lại chủ nghĩa Mác, đã hoàn thiện một cách toàn diện triết học mácxít, đã chỉ ra rằng chỉ có triết học mácxít mới có
Trang 39thể là cơ sở lý luận cho hoạt động của đảng vô sản, cho đường lối chính trị của đảng đó” [51, IX-X]
1.1.3 Sự phát triển của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX
Ngoài lý do về học thuật và chính trị, V.I.Lênin viết tác phẩm “Chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”còn do sự phát triển có
tính cách mạng trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX
Khoa học tự nhiên, trong tiến trình phát triển từ sự chiêm ngưỡng trực tiếp (thời cổ), phân tích (thế kỷ XV - XVIII) đến tái tạo tổng hợp (thế kỷ XIX
- XX), một mặt, gắn liền với triết học tạo nên bức tranh “vật lý” của thế giới, mặt khác, liên hệ chặt chẽ với kỹ thuật, và quá trình sản xuất tạo nên lực lượng sản xuất trực tiếp Lịch sử khoa học chứng tỏ sự phát triển của sản xuất đã tạo
ra tiền đề vật chất cho phát minh khoa học “Ngay từ đầu, sự phát sinh và phát triển của các ngành khoa học đã do sản xuất quy định” [60, 695]
Sau đêm trường Trung cổ, từ giữa thế kỷ XV, ở Tây Âu đã nổ ra cuộc cách mạng xã hội, mở ra chân trời mới cho phát triển sản xuất Sự tăng trưởng của công nghiệp, những phát kiến địa lý mới qua đường biển đã làm giàu thêm kiến thức về cơ học, quang học, tạo ra nhu cầu tất yếu phải nghiên cứu và khái quát hóa khoa học Khi đó, “Công việc chủ yếu của khoa học tự nhiên là nắm vững được những tài liệu hiện có trong tay” [60, 462] Các khoa học tự nhiên như cơ học, thiên văn học, vật lý học dần dần phân ngành
để trở thành khoa học độc lập, không phụ thuộc vào triết học Các khoa học
tự nhiên nghiên cứu các khách thể khác nhau của giới tự nhiên bằng phương pháp phân tích - thực nghiệm với những kết quả cụ thể, chính xác, nhờ đó, khoa học tự nhiên có cơ sở thoát khỏi thần học và phát triển hơn trước Tuy nhiên, việc nghiên cứu các mặt riêng lẻ của tự nhiên mà bỏ qua mối liên hệ tất yếu phổ biến giữa chúng dẫn tới thói quen “xem xét những sự vật tự
Trang 40nhiên và quá trình tự nhiên trong trạng thái biệt lập của chúng, ở bên ngoài mối liên hệ to lớn chung, và do đó không xem xét chúng trong trạng thái sống mà xem xét chúng trong trạng thái chết Và khi phương pháp nhận thức
ấy được Bêcơn và Lốccơ đưa từ khoa học tự nhiên vào triết học thì nó tạo ra tính hạn chế đặc thù của những thế kỷ gần đây - tức là phương pháp tư duy siêu hình” [60, 36] Hơn nữa, sự thống trị của cơ học dẫn tới tình trạng các
sự vật, hiện tượng hữu cơ đều được nghiên cứu từ quan điểm cơ giới; và coi vật chất vận động dưới một hình thức cơ giới duy nhất Lẽ đó, chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII chủ yếu mang tính chất máy móc Như vậy, sự phát triển của khoa học tự nhiên thế kỷ XVII, XVIII căn bản là những khoa học
cụ thể, khoa học nghiên cứu các bộ phận riêng lẽ của giới tự nhiên ở trình độ thực nghiệm, dựa vào phương pháp tư duy siêu hình, máy móc
Sang thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên đã chuyển sang giai đoạn phát triển của các khoa học lý luận Sự chuyển biến của các khoa học tự nhiên đòi hỏi sự chuyển biến của phương pháp nghiên cứu từ siêu hình sang biện chứng Mặt khác, sự phát triển của khoa học tự nhiên thực nghiệm cho đến thế kỷ XIX đã tích lũy được một tài liệu khổng lồ đến mức cần phải “Sắp xếp - Ăngghen viết - những tài liệu ấy lại một cách có hệ thống và dựa vào mối liên hệ nội tại của chúng trong lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt” [60, 487] Trong điều kiện của sự phát triển khoa học tự nhiên, nhu cầu xuất hiện
tư tưởng biện chứng duy vật về tự nhiên trở nên cấp thiết Nhờ ba phát minh lớn vạch thời đại mà “quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành trên những nét cơ bản: Tất cả những gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả những
gì cố định đều biến thành mây khói, và tất cả những gì đặc biệt mà người ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần hoàn vĩnh cửu” [60, 471] Ba phát minh này có tính quyết định đối với những khái