1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài vận dụng quan điểm thự tiễn của triết học mác lê nin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên đại học bách khoa hà nội hiện nay

21 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 213,45 KB

Nội dung

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC********** TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài : Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viê

Trang 1

VIỆN TOÁN ỨNG DỤNG VÀ TIN HỌC

**********

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

Đề tài : Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin để xem xét

vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay.

Giáo viên hướng dẫn : Lê Văn Kiện Sinh viên thực hiện : Phạm Văn Thái 20206303

Đỗ Trung Tuyến 20206312

Vũ Thành Đạt 20206275 Giàng A Đức 20206233

Hà Nội, 6-2021

Trang 2

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

Ở bài tiểu luận này chúng tôi sẽ phân tích cách: “Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay”.

2) Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài:

Vấn đề lựa chọn ngành nghề, công việc của sinh viên vẫn luôn là một đề tài hay vàmang tính thời sự cũng như rất cấp thiết hiện nay Đã có rất nhiều bài báo trang thôngtin nói về vấn đề này, không những trong nước mà ngay cả các nước trên thế giới.Một số điển hình tiêu biểu là:

Các ngành của Đại học Bách Khoa Hà Nội: Lựa chọn nào phù hợp?

(www.edu2review.com) nói về các ngành học của Đại học Bách Khoa Hà Nội

và các cơ hội với từng ngành học

Định hướng nghề nghiệp, gợi ý những công việc “HOT” (www.timviec365.vn)nêu lên những công việc phù hợp với xu thế hiện nay của xã hội

Không những thế hàng loạt các trang web định hướng nghề nghiệp cũng nổi lênnhư một công cụ hữu ích giúp sinh viên giải quyết vấn đề về việc làm của mình( library.rit.edu, mymajors.com, myfuture.edu.eu,…)

Trang 3

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

3) Mục đích nghiên cứu của đề tài.

 Làm rõ các quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin

 Đánh giá tình hình lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học BáchKhoa Hà Nội

 Biết cách vận dụng quan điểm của Triết học Mác- Lê nin vào thực tiễncuộc sống

4) Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

 Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội nói riêng và sinh viên các trườngĐại học tại Việt Nam nói chung

5) Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

Phương pháp luận: dựa trên các nguyên lý, phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy

vật biện chứng, đồng thới tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử đểxem xét, đánh giá vấn đề

Ngoài các phương pháp luận, bài tiểu luận sử dụng các phương pháp cụ thể, chútrọng phương pháp lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê,khảo sát và tổng kết thực tiễn,…

6) Đóng góp của đề tài.

Đề tài tiểu luận góp phần phân tích, làm rõ những tác dụng của quan điểm thựctiễn của Triết học Mác- Lê nin đối với việc lựa chọn ngành nghề cho sinh viên BáchKhoa Từ đó đề ra những yêu cầu cần thiết để sinh viên có thể dễ dàng lựa chọnngành nghề phù hợp với mình, giúp ích cho quá trình học tập của sinh viên

7) Kết cấu của đề tài.

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận có kết cấugồm:

 Chương 1: Cơ sở lý luận : Quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin

Trang 4

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

 Chương 2: Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Mác- Lê nin để xem xétvấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội hiện nay

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận : Quan điểm thực tiễn của Triết học

Mác- Lê nin.

1.1.Khái niệm thực tiễn?

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của

con người nhằm cải biến thế giới khách quan

- Thực tiễn là hoạt động vật chất Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinhthần của con người đều là hoạt động thực tiễn

- Là hoạt động có mục đích Khác hoạt đông bản năng của động vật

- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giaiđoạn lịch sử nhất định

1.1.2 Tính chất, các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.

1.1.2.1 Tính chất của hoạt động thực tiễn.

Thực tiễn chỉ là những hoạt động vật chất - cảm tính của con người hay nói khác đi

là những hoạt động vật chất mà con người cảm giác được, quan sát được trực quanđược Hoạt động vật chất - cảm tính là những hoạt động mà con người phải sử dụng lựclượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào các đối tượng vật chất để biến đổi chúng;trên cơ sở đó, con người làm biến đổi thế giới khách quan và biến đổi chính bản thânmình

– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:

Trang 5

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

Thực tiễn là hoạt động chỉ diễn ra trong xã hội, với sự tham gia đông đảo của mọingười, luôn bị giới hạn bởi những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể và cũng trải qua cácgiai đoạn lịch sử phát triển cụ thể

Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dùtrình độ và các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch

sử Hoạt động đó chỉ có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội

Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó Trình độ phát triển của thựctiễn nói lên trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người

Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịchsử– xã hội

– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:

Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người Nói vậy tức là chỉ có conngười mới có hoạt động thực tiễn

Thực tiễn là hoạt động có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội để phục vụ conngười Nói tới thực tiễn là nói tới hoạt động có tính tự giác cao của con người, khác hẳnvới hoạt động bản năng, thụ động của động vật

Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên Con người phải tiếnhành lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình Để lao động hiệu quả, conngười phải chế tạo và sử dụng công cụ lao động

Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ranhững vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên Không có hoạt động thực tiễn, conngười và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được

Trang 6

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và

xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới

1.1.2.2 Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn.

a, Sản xuất vật chất.

Đây là hoạt động có sớm nhất, cơ bản và quan trọng nhất Ngay từ khi xuất hiện, conngười đã phải tiến hành sản xuất vật chất, dù là đơn giản, để đáp ứng nhu cầu tồn tại.Sản xuất vật chất biểu thị mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và làphương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội loài người Sản xuất vật chất cũng

là cơ sở cho sự tồn tại các hình thức thực tiễn khác cũng như tất cả các hoạt động sốngkhác của con người

Ví dụ về hoạt động sản xuất vật chất ta có thể thấy ở khắp mọi nơi trong cuộc sống,như trồng lúa, trồng khoai, dệt vải, sản xuất giày dép, ô tô, xe máy…

– Hoạt động sản xuất vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

– Đồng thời, dạng hoạt động này quyết định các dạng khác của hoạt động thực tiễn, là

cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người, giúp con ngườithoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật

b, Hoạt động chính trị - xã hội.

Đây là hoạt động nhằm biến đổi, cải tạo, phát triển các thiết chế xã hội, quan hệ xãhội thông qua các hoạt động như: đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấutranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, cải tạo các quan hệ chính trị - xã hội

Ví dụ về hoạt động chính trị – xã hội là:

+ Đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội

Trang 7

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

+ Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

+ Thanh niên tham gia tình nguyện giúp đồng bào vùng sâu vùng xa

c, Thực nghiệm khoa học.

Đây là hình thức hoạt động thực tiễn đặc biệt, bởi lẽ con người đã chủ động tạo ranhững điều kiện không sẵn có trong tự nhiên để tiến hành thực nghiệm khoa học theomục đích đã đề ra, và trên cơ sở đó áp dụng vào sản xuất vật chất, cải tạo chính trị - xãhội, các mối quan hệ chính trị - xã hội

Dạng hoạt động này ra đời cùng với sự xuất hiện của các ngành khoa học Trong thời

kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay (cách mạng 4.0), hoạt động thực nghiệmkhoa học ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển của xã hội

1.2 Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức

1.2.1 Thực tiễn là động lực, là cơ sở, là mục đích của quá trình nhận thức

- Đối tượng nhận thức là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ các thuộctính, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào bằng hoạt động thực tiễn Thực tiễn điểmxuất phát trực tiếp của nhận thức, nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynhhướng vận động và phát triển của nhận thức Chính con người có nhu cầu tất yếu kháchquan là phải giải thích thế giới và cải tạo thế giới nên con người tất yếu phải tác độngvào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình Sự tác động đó làm chocác sự vật, hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhaugiữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bảnchất, các quy luật vận động và phát triển của thế giới Chính từ các nhận thức có đượchình thành nên các lý thuyết khoa học

- Thế giới khách quan luôn vận động, để nhận thức kịp tiến trình vận động đó, conngười buộc phải thông qua hoạt động thực tiễn Do đó, nhận thức đòi hỏi thực tiễn nhưmột nhu cầu, động lực

Trang 8

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

- Những tri thức con người đạt được thông qua quá trình nhận thức phải áp dụng vàohiện thực và cải tạo hiện thực Hơn nữa, nhận thức của con người là nhằm phục vụ thựctiễn, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn Thật vậy, các lý thuyết khoa học đều xuất phát từ nhucầu thực tiễn và phục vụ thực tiễn Chẳng hạn, xuất phát từ nhu cầu của con người cầnphải "đo đạc diện tích và đong lường sức chứa của những cái bình, từ sự tính toán thờigian và sự chế tạo cơ khí" mà toán học đã ra đời và phát triển Hoặc sự xuất hiện họcthuyết mácxít ở những năm 40 của thế kỷ XIX cũng bắt nguồn từ hoạt động thực tiễncủa các phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản lúc bấygiờ Ngay cả những thành tựu khoa học mới đây nhất là khám phá và giải mã bản đồgien người cũng ra đời từ chính hoạt động thực tiễn, từ nhu cầu đòi hỏi phải chữa trịnhững căn bệnh nan y và từ nhu cầu tìm hiểu, khai thác những tiềm năng bí ẩn của conngười

Có thể nói, suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà lại không xuất phát

từ thực tiễn, không nhằm vào việc phục vụ, hướng dẫn thực tiễn Do đó, nếu thoát lythực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sựphát sinh, tồn tại và phát triển của mình Cũng vì thế, chủ thể nhận thức không thể cóđược những tri thức đúng đăn và sâu sắc về thế giới nếu nó xa rời thực tiễn Thực tiễn là

cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì nhờ có hoạt động thực tiễn mà cácgiác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư duy lôgích khôngngừng được củng cố và phát triển; các phương tiên nhận thức ngày càng hiện đại, có tácdụng "nối dài các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giới

1.2.2 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý

- Thực tiễn chẳng những là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức mà còn đóngvai trò là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức Điều này

có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức.Đồng thời, thực tiễn không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, phát triển và hoànthiện nhận thức C.Mác đã từng khẳng định: "Vấn đề tìm hiểu xem tr duy của con người

Trang 9

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

có thể đạt tới chân lý khách quan không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà

là một vấn đề thực tiễn Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý"

- Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóngvai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển của nhận thức mà còn là nơi nhậnthức phải luôn luôn hướng tới để thể nghiệm tính đúng đắn của mình Nhấn mạnh vaitrò đó của thực tiễn, V.I.Lênin đã cho rằng: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn, phải

là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhân thức"

1.2.3 Quán triệt quan điểm thực tiễn

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn quán triệt

quan điểm thực tiễn Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn,

dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn.Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành Nếu xa rời thựctiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng vàkinh nghiệm chủ nghĩa Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải

là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận; lý luận mà không

có thực tiễn làm cơ sở và tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của nó thì đó chỉ là lý luậnsuông Ngược lại thực tiễn mà không có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhấtđịnh sẽ biến thành thực tiễn mù quáng

Trang 10

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

Chương 2: Vận dụng quan điểm thực tiễn của Triết học Lênin để xem xét vấn đề lựa chọn ngành nghề của sinh viên Đại

Mác-học Bách Khoa Hà Nội hiện nay.

2.1.Tình hình Thị Trường lao động ở Việt Nam hiện nay.

2.1.1.Thực tế Thị Trường lao động ở Việt Nam hiện nay.

Thị trường lao động là toàn bộ những mối quan hệ được xác lập dựa trên lĩnh vựcthuê mướn lao động (Bao gồm cả những quan hệ lao động cơ bản như thuê mướn khôngcần đến việc giao kết hợp đồng lao động, sa thải lao động, tiền lương, tiền công và cáckhoản bảo hiểm xã hội)

Trong thị trường lao động theo cách hiểu trên thì thị trường lao động được hìnhthành trong bối cảnh giải phóng người lao động từ các xí nghiệp và thất nghiệp củangười lao động

Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luôn làđiểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Là bộ phận trực tiếp tham gia vào các quytrình sản xuất vì thế mà việc phát triển nguồn nhân lực cũng đóng vai trò hết sức quantrọng trong việc phát triển kinh tế của doanh nghiệp

Tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra rất nhiều hệ lụy tiêu cực trên toànthế giời cũng như Việt Nam, trong đó thị trường lao động là một trong lĩnh vực chịunhiều ảnh hưởng nặng nề nhất Chính vì vậy, việc duy trì và tăng trưởng việc làm trongbối cảnh hiện nay luôn là ưu tiên của Chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác độngxấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19 Kết quả điều tra lao động việclàm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm so với quýtrước và so với cùng kỳ năm trước Trong quý đầu năm 2021, cả nước có 9,1 triệu laođộng từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19 Tỷ lệ lao động có việc làmphi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so với quý trước và cùng kỳ năm

Trang 11

Tiểu luận Triết học Mác- Lênin.

trước Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong quý I của thị trường lao động là sự gia tăng mứcthu nhập từ công việc của người lao động so với quý trước và cùng kỳ năm trước

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2021 là 51,0 triệu người, giảm1,1 triê ̣u người so với quý trước và giảm 180,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước

So sánh với quý trước, sự sụt giảm của lực lượng lao động là xu thế thường quan sátđược trong nhiều năm kể cả những năm trước khi xảy ra đại dịch do tâm lý “tháng giêng

là tháng ăn chơi” của nhiều lao động sau kì nghỉ Tết Nguyên đán Tuy nhiên, sự bùngphát trở lại của đại dịch Covid-19 ngay trước dịp Tết Nguyên đán đã làm thay đổi xuthế tăng thường thấy so với cùng kỳ các năm trước Thông thường, theo đà tăng dân số,lực lượng lao đô ̣ng năm sau luôn tăng so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, lực lượnglao động quý I năm 2021 xuống thấp hơn cùng kỳ năm trước gần 200 nghìn người vàthấp hơn cùng kỳ khi chưa có dịch (năm 2019) khoảng 600 nghìn người

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2021 ước tính là 68,7%, giảm 1,6 điểmphần trăm so với quý trước và giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệtham gia lực lượng lao động của nữ là 62,6%, thấp hơn 12,7 điểm phần trăm so với nam(75,3%) Tỷ lê ̣ tham gia lực lượng lao động của khu vực thành thị là 66,7%, trong khi

đó tỷ lê ̣ này ở nông thôn là 69,9% Xem xét theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng laođộng ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở hầu hết các nhóm tuổi, trong đóchênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 15-24 tuổi (thành thị: 41,2%; nông thôn:48,0%) và nhóm từ 55 tuổi trở lên (thành thị: 35,0%; nông thôn: 47,9%) Điều này chothấy, người dân tại khu vực nông thôn gia nhập thị trường lao động sớm hơn và rời bỏthị trường muộn hơn khá nhiều so với khu vực thành thị; đây là đặc điểm điển hình củathị trường lao động với cơ cấu lao động tham gia ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọngcao

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên quý I năm 2021 là26,0%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và cao hơn 0,8 điểm phần trăm sovới cùng kỳ năm trước Tỷ lệ qua đào tạo của lao động giữa khu vực thành thị và nông

Ngày đăng: 16/08/2021, 05:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w