1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc - Cao đẳng Y tế Hà Nội

175 47 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Kiểm Nghiệm Thuốc
Trường học Cao đẳng Y tế Hà Nội
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 49,11 MB

Nội dung

Giáo trình Kiểm nghiệm thuốc - Cao đẳng Y tế Hà Nội Tài liệu giảng dạy dành cho Cao đẳng ngành Dược

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ HÀ NỘI

TRUONG CAO DANG Y TE HA NOI

GIAO TRINH KIEM NGHIEM THUOC

Tài liệu giáng dạy dành cho Cao đẳng ngành Dược

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHÓ HÀ NỘI

TRUONG CAO DANG Y TE HA NOI

GIAO TRINH KIEM NGHIEM THUOC

Tài liệu giáng dạy dành cho Cao đẳng ngành Dược

Trang 3

BIÊN SOẠN

TRUONG CAO DANG Y TE HA NỘI

CHU BIEN:

ThS Ma Thi Hong Nga THAM GIA BIEN SOAN:

ThS Nguyén Thi Thu Hang

ThS Nghiém Thi Minh

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Bộ môn Công nghệ dược phẩm biên soạn giáo trình Kiểm nghiệm thuốc dành cho

đối tượng Cao đẳng được với phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống, nội dung chính

xác, khoa học, cập nhật các tiễn bộ khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam

Giáo trình được cấu trúc gồm 3 chương bám sát chương trình đào tạo của nhà trường Mục tiêu của giáo trình là nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cần thiết

nhất về Kiểm nghiệm thuốc, giúp cho sinh viên sau khi học có thể thực hiện kiểm nghiệm

được một số nguyên liệu và dạng thuốc thông dụng theo tiêu chuẩn cơ sở và Dược điển

Việt Nam, đồng thời qua đó rèn luyện được tác phong làm việc khoa học, thận trọng, chính

xác, trung thực trong hoạt động nghề nghiệp khi ra trường

Để tạo thuận lợi cho việc dạy và học, trong mỗi chương chúng tôi đều trình bày mục tiêu, nội dung kiến thức Đồng thời, giáo trình có những ví dụ cụ thể về phương pháp cũng như kiểm nghiệm một số chế phẩm thuốc đang lưu hành trên thị trường, trên cơ sở đó có thể triển khai thành các bài thực hành

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng giáo trình chắc vẫn còn nhiều khiếm khuyết, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, của học sinh và các độc giả để sửa chữa, bổ sung cho giáo trình ngày càng được hoàn thiện hơn

Trang 5

Chương 1 ĐẠI CƯƠNG Mục tiêu học tập:

1 Trình bày được khái niệm về thuốc, chất lượng thuốc, thực hành tốt phòng

thí nghiệm và hệ thong tổ chức quan ly, kiém tra chat luong thuốc

2 Trinh bày được công tác tiêu chuẩn hóa của thuốc

3 Trình bày được phương pháp lấy mẫu và lưu mẫu theo quy định 4 Sử dụng được Dược điển Việt Nam

1 Đại cương về chất lượng thuốc 1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về thuốc

Theo luật Dược Việt Nam số 105/2016/QH13 ban hành 06/4/2016, có

hiệu lực từ ngày 01/01/2017 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam: Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc Còn thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc được liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chấn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể

người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cỗ truyền, vắc xin và sinh

phẩm

Trong đó, nguyên liệu làm thuốc, dược chất, dược liệu, thuốc hóa được, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm được qui định như sau:

- Nguyên liệu làm thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao

gồm dược chất, dược liệu, tá được, vỏ nang được sử dụng trong quá trình sản xuất

thuốc

- Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác đụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn

đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý

cơ thể người

- Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật,

khoáng vật, động vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc

Trang 6

công thức, độ tỉnh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả thuốc tiêm được

chiết xuất từ dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các được liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả

- Thuốc dược liệu là thuốc có thành phần từ được liệu và có tác dụng dựa trên bằng chứng khoa học, trừ thuốc cổ truyền

- Thuốc cổ truyền (bao gồm cả vị thuốc cổ truyền) là thuốc có thành phần dược liệu được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm đân gian thành chế phẩm có đạng bào chế

truyền thống hoặc hiện đại

- Vị thuốc cô truyền là được liệu được chế biến theo lý luận và phương pháp

của y học cổ truyền dùng để sản xuất thuốc cỗ truyền hoặc dùng để phòng bệnh, chữa bệnh

- Sinh phẩm (còn gọi là thuốc sinh học) là thuốc được sản xuất bằng công nghệ hoặc quá trình sinh học từ chất hoặc hỗn hợp các chất cao phân tử có nguồn

gốc sinh học bao gồm cả dẫn xuất của máu và huyết tương người

- Sinh phẩm không bao gồm kháng sinh, chất có nguồn gốc sinh học có phân tử lượng thấp có thé phân lập thành những chất tinh khiết và sinh phẩm chẩn đoán

in vitro

- Vắc xin là thuốc chứa kháng nguyên tao cho co thé khả năng đáp ứng miễn dịch được dùng với mục đích phòng bệnh, chữa bệnh

- Thuốc generic la thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với

biệt được gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc

- Biệt được gốc là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả

Thuốc lưu hành trên thị trường chiếm thị phần lớn là thuốc hóa dược, chiếm tỷ

lệ ít hơn là thuốc dược liệu và thuốc cổ truyền; còn vắc xin và sinh phẩm được sử

Trang 7

có trình độ khoa học kỹ thuật cao, tiềm lực tài chính lớn do yêu cầu nghiên cứu chuyên sâu về tổng hợp, cũng như đánh giá về chất lượng, lâm sàng, tính an toàn và hiệu quả Thuốc generic là thuốc có cùng được chất, hàm lượng, dạng bảo chế với biệt được gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc do giá thành rẻ hơn

1.1.2 Chất lượng thuốc và yêu cầu chất lượng

Chất lượng của một thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc

đó (ví dụ; có chứa đúng các thành phần theo tỷ lệ qui định, có độ tinh khiết theo yêu cầu, đóng gói có nhãn qui định, .) được thể hiện ở một mức độ phù hợp với những

yêu cầu kỹ thuật đã định trước tuỳ theo điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội, nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt các mục tiêu sau:

- Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh - Không có hoặc ít có tác dụng có hại

- Ôn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định

- Tiện dụng và dễ bảo quản

Thuốc là sản phẩm hàng hoá đặc biệt, có quan hệ trực tiếp đến sức khoẻ

cộng đồng, đến chất lượng và hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh Do đó, thuốc phải được bảo đảm chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu cho đến thành phẩm, trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối đến người sử dụng

1.1.3 Thực hành tốt phòng thí nghiệm

Để thuốc đảm bảo chất lượng, tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc các tổ chức quốc tế khác đã đưa ra bộ thực hành tốt Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt gọi là các GP hay GPs (Good Practice) về sản

xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm

sàng, nuôi trồng và thu hái được liệu Mỗi GP trình bày cụ thể về đối tượng áp

dụng, mục đích và nội dung chính để có thể thực hiện được công việc yêu cầu, kiểm

tra, giám sát, đánh giá qui trình thực hiện Các GP đó là:

- Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP - Good Manufacture Practice)

Trang 8

- Thực hành tốt phân phối thuốc (GDP - Good Distribution Practice) - Thực hành tốt nhà thuốc (GPP - Good Pharmacy Practice)

- Thực hành tốt trồng trọt và thu hái (GACP - Good Agricultural and

Collection Practice)

- Thực hành tốt lâm sàng (GCP - Good Clinical Practice)

GLP là bộ nguyên tắc qui định cho lĩnh vực kiểm nghiệm thuốc Ở Việt Nam hiện nay cho phép áp dụng 2 bộ nguyên tắc GLP, bao gồm GLP của WHO và GLP của OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) Tuy nhiên đa số các phòng kiểm nghiệm thuốc áp dụng bộ nguyên tắc GLP của WHO

1.1.3.1 Mục đích của GLP

Mục đích cơ bản của GLP là nhằm xây dựng được một đơn vị làm công tác

kiểm nghiệm đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của công tác kiểm tra chất lượng thuốc đề ra, để đảm bảo rằng kết quả các phép phân tích thu được là có tính chọn lọc cao, chính xác và đúng đắn, có tính pháp lý Đồng thời giúp cho việc tra cứu và tìm ra được nhanh chóng nguồn gốc các sai sót xảy ra khi gặp phải

1.1.3.2 Yêu cầu chung khi thiết kế phòng kiểm nghiệm theo GLP WHO

- Có đầy đủ các khu vực chức năng như: khu vực kiểm nghiệm hóa lý, vi

sinh, hóa học, phòng máy cho thiết bị phân tích, phòng cho thiết bị sinh nhiệt, kho

hóa chất, phòng lưu mẫu, phòng cần, khu vực cho tủ hút, tủ phá mẫu và các khu vực chức năng khác như: Văn phòng, phòng hồ sơ, tài liệu, khu vực thay trang phục,

- Khu vực vi sinh: Phải đảm bảo yêu cầu thử nghiệm riêng, cần thiết và tối thiểu, cần phải có các phòng thử nhiễm khuẩn, vô khuẩn (nếu có), phòng chuẩn bị

môi trường, khu vực hấp, ủ và các khu vực khác.Tất cả các phòng phải đạt cấp độ sạch phù hợp với các yêu cầu thử nghiệm

- Phòng kiểm nghiệm phải được thiết kế phù hợp với các hoạt động sẽ tiến hành tại đó Cần có đủ diện tích đề tránh lẫn lộn và nhiễm chéo Cần có đú diện tích phù hợp để bảo quản mẫu và hồ sơ

Trang 9

của các hệ thống phân tích Phòng kiểm nghiệm sinh học/ vi sinh vật hay chất phóng xạ phải cách biệt với các phòng kiểm nghiệm khác Riêng đối với phòng kiểm nghiệm vi sinh vật, hệ thống cấp khí sạch phải đảm bảo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định Phòng kiểm nghiệm dược lý phải có khu chăn nuôi súc vật thử nghiệm thiết kế đúng với các yêu cầu kỹ thuật quy định

- Phải đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ âm, ánh sáng, phù hợp với thao

tác kiểm nghiệm hoặc thiết bị kiểm nghiệm (nhiệt độ <30°C, độ âm < 75% RH) Cần bố trí các phòng có độ ẩm phù hợp cho các thiết bị nhạy cảm như Máy quang phổ hồng ngoại, máy Karl -Fisher,

- Môi trường tiến hành các thử nghiệm phải đảm bảo không làm sai lệch các kết quả hoặc gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các phép đo Phòng kiểm nghiệm phải được bảo vệ tránh các ảnh hưởng quá mức của bụi bặm, tiếng ồn, các rung động và các nhiễu điện từ

1.1.3.3 Nội dung chung của GLP

Bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP được chia thành 4 phần: - Phần 1 Quản lý và cơ sở hạ tầng gồm các nội dung: 1 Tổ chức và quản lý 2 Quản lý Chất lượng 3 Kiểm soát tài liệu 4 Hồ sơ 5 Thiết bị xử lý đữ liệu 6 Nhân sự 7 Nhà xưởng § Thiết bị, máy móc và dụng cụ 9 Hợp đồng - Phần 2 Vật liệu, máy móc, thiết bị và dụng cụ khác gồm các nội dung: 10 Thuốc thử

11 Chất đối chiếu và vật liệu đối chiếu

Trang 10

- Phần 3 Quy trình thao tác gồm các nội dung:

14 Nhận mẫu

15 Hồ sơ kiểm nghiệm

16 Thẩm định quy trình phân tích 17 Thử nghiệm

18 Đánh giá kết quả thử nghiệm 19 Phiếu kiểm nghiệm

20 Mẫu lưu

- Phần 4 An toàn gồm nội dung: 21 Các quy định chung

Những nguyên tắc này được áp dụng cho bất kỳ phòng thí nghiệm kiểm soát

chất lượng dược phẩm, có thể là quốc gia, thương mại hoặc phi chính phủ Tuy

nhiên, nó không bao gồm hướng dẫn cho những phòng thí nghiệm liên quan đến

việc kiểm tra các sản phẩm sinh học, ví dụ: vắc xin, chế phẩm máu 1.1.3.4 Các điểm chính của GLP

- Tổ chức và nhân sự: Một đơn vị làm công tác phòng kiểm nghiệm thuốc

thường được chia làm nhiều phòng kiểm nghiệm hoặc các bộ phận được chuyên

môn hóa dựa trên kỹ thuật kiểm nghiệm hoặc chia theo các đối tượng là sản phẩm được phòng kiểm nghiệm Nhân sự phải được đào tạo về chuyên môn và đủ sức khoẻ

- Cơ sở vật chất: Nơi làm việc đủ điện tích, ánh sáng, thông thoáng, sắp xếp

trật tự, phù hợp yêu cầu thí nghiệm Phòng thí nghiệm phải biệt lập; tránh bị nhiễm

bắn bởi các bộ phận khác

- Trang thiết bị: Đầy đủ trang thiết bị phù hợp với yêu cầu, được kiểm tra về

tiêu chuẩn Trang thiết bị được đặt ở vị trí thuận lợi, tiện lợi khi vận hành, vệ sinh,

bảo đưỡng Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, chuẩn hoá Có hướng dẫn sử dụng, có cá nhân chịu trách nhiệm

- Thuốc thử và chất đối chiếu: Chất đối chiếu có nguồn gốc rõ ràng, đạt yêu cầu qui định Hoá chất, thuốc thử phải đáp ứng đầy đủ theo quy định

Trang 11

điển Việt Nam hiện hành, Dược điển các nước được Bộ Y tế Việt Nam công nhận

và các Tiêu chuẩn cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt

- Thử nghiệm: Tiến hành kiểm nghiệm mẫu càng sớm càng tốt Thử nghiệm được tiến hành theo tiêu chuẩn qui định Các phép phân tích khác nhau sẽ yêu cầu về số lần thử nghiệm khác nhau Sau đây là yêu cầu số lần lặp lại tối thiểu khi thử nghiệm:

+ Khi kết quả thu được rõ ràng, tin cậy: Không cần lặp lại thử nghiệm đối với phép thử định tính dựa trên phép so màu, phan ứng kết tủa, phố hồng ngoại, phổ

tử ngoại, sắc ký lớp mỏng; thử độ tinh khiết, giới hạn tạp chất dựa trên phép so màu hoặc so độ đục, sắc ký lớp mỏng

+ Khi kết quả thu được rõ ràng, tin cậy: Luôn phải lặp lại thử nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị trung bình đối với phép thử định lượng, xác định tính chất vật lý như pH, năng suất quay cực, chỉ số khúc xạ, điểm nóng chảy

+ Khi kết quả không rõ ràng hoặc sai lệch giữa những lần lặp lại vượt ra ngoài giới hạn cho phép: Phải lặp lại thử nghiệm 02 lần nữa và do 1 kiểm nghiệm viên khác tiến hành Nếu kết quả cho bởi 2 kiểm nghiệm viên không trùng khớp thì phải

tìm hiểu nguyên nhân (thao tác của kiểm nghiệm viên, thuốc thử, chất đối chiếu,

thiết bị ) Nếu không phải vì các lý do đó thì kết quả trung bình của mỗi kiểm nghiệm viên được ghi riêng vào phiếu

- Đánh giá kết quả: Đối chiếu kết quả thu được với các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn quy định Nếu kết quả phù hợp với các yêu cầu thì ghi kết luận đạt Chỉ khi tất cả

các chỉ tiêu đều đạt thì mẫu mới được kết luận là đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quy

định Nếu có sự khác biệt giữa kết quả và mức chất lượng trong tiêu chuẩn quy định thì mẫu sẽ được làm lại bởi 1 kiểm nghiệm viên khác hay trưởng đơn vị

1.1.4 Một số khái niệm về nức độ chất lượng của thuốc

- Thuốc đạt tiêu chuẩn (thuốc đạt chất lượng) là thuốc đạt đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn đã đề ra (hay thuốc đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng trong tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký)

Trang 12

chỉ tiêu chất lượng bất kỳ trong tiêu chuẩn đã đăng ký trở lên

- Thuốc giả là thuốc được sản xuất thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Thuốc không có dược chất hoặc được liệu;

+ Có dược chất không đúng với dược chất ghi trên nhãn hoặc theo tiêu chuẩn

đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu;

+ Có được chất, được liệu nhưng không đúng hàm lượng, nồng đô hoặc khối lượng đã đăng ký lưu hành hoặc ghi trong giấy phép nhập khẩu trừ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng

+ Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ

-_ Dược liệu giả là được liệu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Khơng đúng lồi, bộ phận hoặc nguồn gốc được cơ sở kinh doanh cố ý ghi

nhãn hoặc ghi trong tài liệu kèm theo;

+ Bị cố ý trộn lẫn hoặc thay thế bằng thành phần không phải là được liệu ghi

trên nhãn; được liệu bị cố ý chiết xuất hoạt chất;

+ Được sản xuất, trình bày hoặc dán nhãn nhằm mạo danh nhà sản xuất, nước sản xuất hoặc nước xuất xứ

1.1.5 Kiểm tra chất lượng thuốc (Drug quality control)

Kiểm tra chất lượng thuốc hay kiểm nghiệm thuốc là việc sử dụng các phương

pháp phân tích: lý học, hoá học, hoá lý, sinh vật, vi sinh vật, đã qui định để xác

nhận một thuốc hay một nguyên liệu làm thuốc có đạt tiêu chuẩn qui định hay không Nói một cách cụ thể là kiểm tra chất lượng thuốc nhằm trả lời các câu hỏi:

- Có chứa đúng thành phần đã đăng ký không?

- Có đảm bảo hoạt lực hay hàm lượng đã đăng ký không? - Có đạt độ tỉnh khiết theo yêu cầu không?

- Có bị phân huỷ hay biến chất không? - Đỗ bao gói, nhãn có đúng qui cách không?

Như vậy, mục tiêu cơ bản của công tác kiểm tra chất lượng thuốc là:

Trang 13

- Phát hiện thuốc không đạt tiêu chuẩn, thuốc giả, thuốc kém phẩm chất, để xử lý và không cho phép lưu hành trên thị trường

Trong ngành Y tế đã quy định: Tắt cả các thuốc và nguyên liệu làm thuốc đều phải được kiểm nghiệm và xác định chất lượng, nếu đạt tiêu chuẩn qui định mới được đưa vào sử dụng Bởi vậy, thuốc phải được kiểm tra chất lượng một

cách nghiêm ngặt, chặt chẽ, bảo đảm cho thuốc đạt chất lượng trong mọi hoạt động

sản xuất, lưu thông phân phối, xuất nhập khẩu, quản lý và sử dụng thuốc 1.2 Hệ thống tổ chức quản lJ, kiễm tra chất lượng thuốc

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dược Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dược Ủy ban nhân dân các cấp

trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về dược tại địa phương Hệ thống tổ chức, quản lý, kiểm tra chất lượng thuốc của ngành Y tế

được chia làm 3 phần: Hệ thống quản lý chất lượng thuốc; Hệ thống kiểm tra chất

lượng thuốc; Hệ thống thanh tra Dược

1.2.1 Hệ thống quản lý chất lượng thuốc Cục quản lý Dược Việt Nam

Cục Quản lý Dược Việt Nam có tên viết tất tiếng Anh là DAV (Drug Administration of Viet Nam) Đây là cơ quan thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều

hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực dược trong phạm vi cả nước Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng thuốc, Cục thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, về quản lý chất lượng thuốc và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản pháp quy về tiêu chuẩn và chất

lượng thuốc để Bộ ban hành, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các văn bản trên;

Trang 14

- Quản lý việc đăng ký lưu hành thuốc và phê duyệt tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu và thành phẩm thuốc đăng ký Cung cấp thông tin khoa học, kỹ

thuật liên quan đến đảm bảo chất lượng thuốc

- Chỉ đạo, giám sát hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc trên toàn quốc

- Kiểm tra va cấp giấy chứng nhận; cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc” và phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc”

- Quản lý và cấp giấy phép đăng ký lưu hành thuốc và nguyên liệu làm

thuốc;

- Chỉ đạo, triển khai công tác quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc Tổ chức đánh giá và quản lý chứng chỉ GMP, GLP, GSP của các đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản được;

- Phối hợp với thanh tra Bộ Y tế thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng thuốc và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng thuốc theo thâm quyền

Cơ quan quần lý nhà nước về chất lượng thuốc ở địa phương

Sở Y tế chỉ đạo quản lý toàn diện về chất lượng của thuốc ở địa phương (thường uỷ quyền cho phòng nghiệp vụ Dược hoặc nghiệp vụ Y Dược) Đơn vị này

có nhiệm vụ:

- Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về

quản lý chất lượng thuốc tại địa phương

- Thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng thuốc

và xử lý vi phạm về chất lượng thuốc trong phạm vi địa phương 1.2.2 Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc

Hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc bao gồm cơ sở kiểm nghiệm thuốc,

nguyên liệu làm thuốc của nhà nước; cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc,

nguyên liệu làm thuốc và phòng kiểm nghiệm của cơ sở kinh đoanh được Các đơn

vị này hoạt động theo qui định của luật được trong phạm vi đăng ký theo nguyên tắc trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu

Trang 15

Cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của nhà nước về thuốc gồm:

- Ở cấp Trung ương là Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương (ở Hà Nội) và Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh Các đơn vị này có nhiệm vụ giúp Bộ Y tế quản lý chỉ đạo công tác kiểm tra chất lượng thuốc trong toàn quốc về mặt kỹ thuật, cụ thể là:

+ Tham mưu, đề xuất với Bộ Y tế về quy hoạch, phát triển hệ thống kiểm nghiệm và các biện pháp kỹ thuật để quán lý, giám sát chất lượng thuốc phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn

+ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong

lĩnh vực chuyên ngành kiểm nghiệm nhằm nâng cao chất lượng thuốc; Tham gia nghiên cứu xây dựng, thẩm định các chuyên luận Dược điển Việt Nam và tiêu chuẩn chất lượng thuốc trong nước và nước ngoài đăng ký lưu hành tại Việt Nam; Nghiên cứu triển khai phương pháp đánh giá tương đương sinh học và sinh khả

dụng của thuốc Nghiên cứu thiết lập chất chuẩn, chất đối chiếu hoá học, sinh học

và dược liệu ở cấp chuẩn phòng thí nghiệm, chuẩn quốc gia, chuẩn khu vực ASEAN;

+ Chỉ đạo, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra giám sát và đánh giá việc thực hiện chuyên môn kỹ thuật của hệ thống kiểm nghiệm trong phạm vi cả nước; Tổ

chức thực hiện các chương trình, dự án quốc gia, quốc tế về đảm bảo chất lượng thuốc và phòng chống thuốc giả tại Việt Nam;

+ Tổ chức đảo tạo lại, đào tạo nâng cao về quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho

cán bộ thuộc hệ thống kiểm nghiệm trong phạm vi cả nước;

+ Kiểm nghiệm và giám sát chất lượng thuốc: Kiểm nghiệm, xác định chất

lượng thuốc và nguyên phụ liệu làm thuốc ở tất cả các cơ sở từ khâu sản xuất, xuất

nhập khẩu, bảo quản, lưu thông, phân phối thuốc trong phạm vi cả nước; Đánh giá

tương đương sinh học- sinh khả dụng và độ an toàn của thuốc;

+ Thiết lập và cung ứng các chất chuẩn, chất đối chiếu đùng trong phân tích, kiểm nghiệm;

Trang 16

- Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc của nhà nước là Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm có một số đơn

vị là Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm Đó là cơ quan trực thuộc Sở Y tế, có nhiệm vụ về kiểm tra chất lượng thuốc như sau:

+ Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế về việc kiểm tra, giám sát và quản lý chất

lượng thuốc, mỹ phẩm được sản xuất, tồn trữ, lưu hành, sử dụng trên địa bản tỉnh

+ Kiểm nghiệm và nghiên cứu kiểm nghiệm các loại nguyên phụ liệu, bao bì, thành phẩm của thuốc, mỹ phẩm qua các khâu thu mua, sản xuất, pha chế, bảo quản, lưu hành, sử dụng đo các cơ sở, sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm gửi tới hoặc lấy mẫu trên địa bàn tỉnh dé kiểm tra và giám sát chất lượng

+ Xây dựng phương pháp kiểm nghiệm, chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật,

chuyên môn, nghiệp vụ kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm đối với các tổ chức, cá nhân

hành nghề thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn tỉnh

+ Tổ chức nghiên cứu, thâm định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp cơ sở đối với

thuốc, mỹ phẩm; tham gia xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật nhà nước về thuốc, mỹ

phẩm theo sự phân công của Bộ Y tế; hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm ở địa phương và kiểm tra,

đôn dốc thực hiện các tiêu chuẩn đó

+ Tham mưu cho Giám đốc Sở Y tế trong việc giải quyết những tranh chấp và khiếu nại về chất lượng thuốc, mỹ phẩm thuộc lĩnh vực chuyên môn kiểm nghiệm; tham gia vào việc kiểm tra thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn thuốc, mỹ

phẩm trên địa bàn tỉnh

+ Tập huấn, bồi dưỡng và tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành kiểm nghiệm; Nghiên cứu khoa học và tổ chức triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học về kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm

Hệ thống tự kiểm tra chất lượng ở các cơ sở (phòng kiểm nghiệm)

Công tác kiểm tra chất lượng thuốc được thực hiện ở tất cả các cơ sở có liên

quan tới thuốc Tuỳ theo qui mô của cơ sở sản xuất (xí nghiệp, công ty trung ương

hoặc địa phương, các cơ sở nhỏ, .), kinh doanh (công ty, cửa hàng, .) bệnh viện

Trang 17

kiểm tra chất lượng thuốc

Với các cơ sở sản xuất, bắt buộc phải có bộ phận tự kiểm tra chất lượng Bộ phận này phải có khả năng kiểm nghiệm xác định chất lượng thuốc được sản xuất ở cơ sở mình theo tiêu chuẩn đã duyệt Đồng thời, phải kiểm nghiệm, theo đõi được chất lượng của thuốc trong suốt quá trình sản xuất từ nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và lập hồ sơ theo doi từng lô sản phẩm Co sé san xuất phải chịu trách nhiệm về thuốc do cơ sở sản xuất ra

Các cơ sở bảo quản, phân phối thuốc phải có bộ phận tự kiểm nghiệm (với các công ty lớn) hoặc kiểm tra, kiểm soát để quản lý, đánh giá chất lượng thuốc, theo dõi chất lượng trong quá trình bảo quản, cung cấp hồ sơ chất lượng cho đơn vị sử dụng thuốc

Các bệnh viện, tùy theo quy mô lớn, nhỏ cũng phải có bộ phận kiểm nghiệm các thuốc tự pha chế, kiểm tra, kiểm soát chất lượng thuốc trước khi phân phối đến người sử dụng

Doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc

Luật Dược cho phép các doanh nghiệp độc lập làm dịch vụ kiểm nghiệm Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp này là làm dịch vụ phân tích, kiểm nghiệm

nguyên liệu làm thuốc, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất, thuốc thành phẩm

cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc Các đơn vị này phải hoạt động theo đúng

phạm vi đăng ký

1.2.3 Hệ thống thanh tra được

Cùng các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc, thực hiện chức năng

kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng thuốc được tổ chức từ trung ương đến địa phương 2 Công tác tiêu chuẩn hóa, xây dựng tiêu chuẩn và thâm định tiêu chuẩn đối với thuốc 2.1 Công tác xây dựng tiêu chuẩn 2.1.1 Khái niệm

Trang 18

động của xã hội (đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh) đi vào nề nếp để

đạt được hiệu quả chung có lợi nhất cho mọi người và cho xã hội

- Tiêu chuẩn: là những qui định thống nhất và hợp lý được trình bày

dưới dạng một văn bản hoặc một thể thức nhất định do một cơ quan có thẩm quyền

ban hành dé bắt buộc áp dụng cho những nơi có liên quan

Đối với thuốc, tiêu chuẩn là một văn bản khoa học kỹ thuật mang tính pháp chế trong đó qui định: qui cách, chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, đóng gói, ghi nhãn, bảo quản và các vấn đề khác liên quan đến việc đánh giá chất lượng của một thuốc (trong đó xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử là quan trọng nhất) Đây là cơ sở để các các cơ quan kiểm nghiệm (hoặc người kiểm nghiệm) tiến hành thực nghiệm, đánh giá kết quả, công bố kết quả (bằng phiếu kiểm nghiệm) đánh giá chất lượng thuốc là đạt hay không đạt và có được phép lưu hành (hoặc sử dụng) hay không

2.1.2 Đối tượng của công tác tiêu chuẩn hoá Bao gồm hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống

Trong ngành Dược, mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc đều phải tiêu chuẩn hoá

2.1.3 Các cấp tiêu chuẩn về thuốc

Có 2 cấp tiêu chuẩn là Tiêu chuẩn Dược điển và Tiêu chuẩn cơ sở

- Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hay tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được ban hành trong Dược điển Việt Nam Các chế phẩm đăng ký lưu hành có thể đăng ký theo các Dược điển tham chiếu trong phạm vi cho phép như Dược điển Quốc tế, Dược điển Mỹ (USP), Dược điển Anh (BP), Dược điển chau Au (EP)

- Tiêu chuẩn cơ sở (TC): do các cơ sở sản xuất biên soạn, có hiệu lực

trong phạm vi qui định của các cấp quản lý

Có hai loại Tiêu chuẩn cơ sở:

+ Đối với những sản phẩm lưu hành ngoài thị trường thì tiêu chuẩn phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (Cục Quản lý Dược Việt Nam) Các mức tiêu

chuẩn chất lượng không được thấp hơn các qui định trong tiêu chuẩn Dược điển

Trang 19

mức chất lượng bằng hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn Dược điền

+ Đối với các sản phẩm không lưu hành trên thị trường mà chỉ dùng trong đơn

vị (bệnh viện) thì tiêu chuẩn đo thủ trưởng đơn vị xét duyệt và ban hành

2.1.4 Công tác xây dựng tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn Việt Nam về thuốc được nhà nước ủy quyền cho Bộ Y tế, Bộ Y tế

giao cho Hội đồng Dược điển Việt Nam tổ chức biên soạn, xét duyệt và ban hành

sau khi đăng ký tại Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhà nước Việt Nam, các

tiêu chuẩn này được tập hợp trong một bộ sách gọi là Dược điển Việt Nam

Một số thuốc chưa có TCVN sẽ sử dụng TC do các cơ sở sản xuất biên soạn

và được cấp có thâm quyền duyệt

Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật

Khi xây đựng tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật cần chú ý tới việc kết hợp

giữa các loại chỉ tiêu để phản ánh hết được chất lượng của thuốc phù hợp với điều

kiện kỹ thuật, kinh tế và thực tế: các chỉ tiêu phản ánh về công dụng của thuốc (thể

hiện ở độ tinh khiết và hàm lượng) Chỉ tiêu phản ánh về mức độ tin cậy và an toàn

(độ độc, độ bền, hạn dùng, .) Tiêu chuẩn về tâm sinh lý (dạng thuốc) Chỉ tiêu về thâm mỹ (hình thức đóng gói, trình bày đẹp, bao quan, .)

Dựa trên các nội dung chính của yêu cầu kỹ thuật, căn cứ vào thực tế,

điều kiện kỹ thuật, lựa chọn ra các chỉ tiêu thích hợp, không quá nhiều hoặc quá ít nhưng nói lên đủ đặc trưng chất lượng thuốc, phù hợp với điều kiện cụ thể Sau đó phải xây dựng được mức cho các chỉ tiêu trên Mức chỉ tiêu là giá trị cụ thể hay là

khoảng giá trị mà thuốc phải đạt được

Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn về phương pháp thử Các loại qui trình về phương pháp thứ:

Trong kiểm nghiệm thuốc, các loại qui trình thử thường được chia thành 3

loại:

- Định tính: nhằm để khẳng định sự có mặt của các chất phân tích trong mẫu thử Thông thường được thực hiện bằng cách so sánh các kết quả phân tích (ví dụ như: phổ đồ, đáp ứng sắc ký, phản ứng hoá học, .) của mẫu thử với chất chuẩn

Trang 20

phần chính) có mặt trong mẫu thử

— Phép thử tạp chất: có thể là định lượng hoặc thử giới hạn tạp chất trong mẫu thử, nhưng đều nhằm mục đích phản ánh chính xác mức độ tỉnh khiết của mẫu thử

Ngoài ra, đối với mỗi đạng bào chế còn có những phép thử riêng cho dạng thuốc đó Ví dụ, phép thử độ hoà tan, độ rã đối với thuốc viên nén, viên nang; độ mịn đối với thuốc bột; độ đồng đều hàm lượng đối với hầu hết các dạng bào chế dùng đường uống và đường tiêm có chứa hoạt chất với hàm lượng nhỏ; độ vô

khuẩn, chất gây sốt, nội độc tố vi khuẩn đối với thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền, đầy

Các yêu cầu chất lượng đối với một phương pháp thứ:

Mục đích chính của việc tiêu chuẩn hoá một phương pháp thử là chọn cho được một qui trình thử hay qui trình phân tích sao cho khi áp dụng sẽ cho một kết quả gần với giá trị thực nhất Do đó, phương pháp phải có tính tiên tiến, tính

kinh tế, tính thực tế và độ an toàn cao

Tính tiên tiến của phương pháp được thể hiện ở độ chính xác (độ đúng, độ chụm/ độ lặp lại), tính đặc hiệu/ chọn lọc cao, độ nhạy, có tương quan tuyến tính

giữa đáp ứng và nồng độ chất phân tích trong khoảng nồng độ khảo sát Cụ thẻ là: - Tính chọn lọc/ đặc hiệu: khả năng đánh giá chắc chắn một chất phân tích khi có mặt các thành phần khác có thể có trong mẫu thử Thông thường các thành phần này gồm các tạp chất, sản phẩm phân huỷ, chất nền

- Độ đúng: biểu điễn sự đồng nhất giữa giá trị tìm thấy với giá trị thực hoặc giá trị đối chiếu được chấp nhận

- Độ chính xác: diễn tả sự thống nhất (mức độ phân tán) kết quả giữa một loạt phép đo trên cùng một mẫu thử Độ chính xác được đánh giá dưới dạng độ dao

động, độ lệch chuẩn hoặc hệ số độ đao động của một loạt phép đo Độ chính xác có

thể chia thành 3 cấp: độ lặp lại, độ chính xác trung gian và độ tái lặp

+ Ðộ lặp lại: diễn tả độ chính xác của một quy trình phân tích trong cùng điều

kiện thí nghiệm trong khoảng thời gian ngắn Độ lặp lại còn được gọi là độ chính xác trong cùng điều kiện định lượng

Trang 21

phòng thí nghiệm được thực hiện ở các ngày khác nhau, kiểm nghiệm viên khác

nhau và thiết bị khác nhau

+ Độ (ái lặp: diễn tả độ chính xác giữa các phòng thí nghiệm (Các nghiên cứu phối hợp giữa các phòng thí nghiệm thường được áp dụng để tiêu chuẩn hoá phương pháp)

- Giới hạn phát hiện: là lượng nhỏ nhất của chất phân tích trong mẫu thử có thể phát hiện được nhưng không nhất thiết để có thể định lượng được

- Giới hạn định lượng: là lượng nhỏ nhất của chất phân tích trong mẫu thử đề

có thể định lượng được với độ đúng và độ chính xác thích hợp

- Tính tuyến tính: diễn tả kết quả phân tích thu được tỷ lệ với nồng độ (trong khoảng nhất định) của chất phân tích trong mẫu thử

- Khoảng xác định: khoảng cách giữa nồng độ trên và dưới của chất phân tích trong mẫu thử (bao gồm cả các nồng độ này), trong khoảng nồng độ này, quy trình phân tích đã được chứng minh đáp ứng độ chính xác, độ đúng và tính tuyến tính

Tính thực tế của phương pháp thử là phương pháp phải phù hợp với điều kiện thực tế, có tính khả thi cao (phù hợp trang thiết bị, máy, kĩ thuật, hoá chất, thuốc

thử, trình độ con người, .)

Đồng thời phương pháp có tính kinh tế tức là phương pháp thử đưa ra ít tốn kém mà vẫn đáp ứng các yêu cầu nêu trên

Hơn nữa, phương pháp phải đáp ứng yêu cầu về tính an toàn nhằm đảm

bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe (ít dùng hoá chất độc hại, tránh được các

thao tác kỹ thuật phức tạp nguy hiểm, .)

2.2 Thẩm định tiêu chuẩn (thẩm định qui trình phân tích)

Quy trình phân tích chỉ ra cách tiến hành phân tích, trong đó mô tả chỉ tiết các bước cần thiết để thực hiện từng phép thử phân tích Quy trình có thể bao gồm cách pha mẫu thử, mẫu chuẩn và thuốc thử, cách sử dụng thiết bị, cách thiết lập đường chuẩn, sử dụng công thức để tính kết quả,

Thẩm định quy trình phân tích là nhằm chứng minh quy trình đó có phù hợp

với mục đích ứng dụng không

Trang 22

tích

Loại quy trình Xác định tạp chất | Định lượng: phân tích | Dinh | Dinh Thử giới | - Độ hoà tan

Các chỉ tiêu tính lượng hạn - Hàm lượng/ hoạt lực - Độ đúng - + - + - D6 chinh xac + Độ lặp lại - + “ + + Độ chính xác trung gian - +(1) - +(1) - Tính đặc hiệu (2) + + + + - Giới hạn phát hiện(LOD) - - (3) + - - Giới hạn định lượng - + - - (LOQ) - + - + - Tinh tuyén tinh = + “ + - Khoảng xác định

Dấu -: không cần phải đánh giá Dấu +: cần phải đánh giá

(1): không cần phải xem xét độ chính xác trung gian trong trường hợp đã

tiến hành kiểm tra độ tái lặp

(2) một quy trình phân tích kém đặc hiệu có thể được bổ trợ bằng một hay nhiều quy trình phân tích hỗ trợ khác

(3) có thể cần trong một số trường hợp

Mức độ thẩm định lại được yêu cầu tuỳ thuộc vào bản chất của sự thay đổi Một số thay đổi khác cũng có thẻ yêu cầu phải thẩm định lại

Trang 23

tiêu có phù hợp không? Phương pháp thử đúng hay sai? .)

- Xác định hiệu quả kinh tế của tiêu chuẩn (tiêu chuẩn có kích thích cho sản xuất, kích thích tiêu thụ) Trên cơ sở đó tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện nâng cao chất

lượng của tiêu chuẩn

- Ngăn chặn việc đưa các thuốc không đạt tiêu chuẩn ra lưu hành, sử dung Phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, phát hiện nguyên nhân vi phạm và tìm các biện pháp khắc phục

2.3.2 Các hình thức áp dụng tiêu chuẩn trong thực tế 2.3.2.1 Ap dụng tiêu chuẩn trong sản xuất

Phải thực hiện đúng các tiêu chuẩn (kỹ thuật, thủ tục, nguyên tắc và các qui định có liên quan) dé sản xuất ra thuốc đạt tiêu chuẩn Ví dụ: Phải kiểm tra xử lý nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sản xuất; kiểm tra trong quá trình sản

xuất; kiểm tra tất cả các công đoạn, 100% lô sản xuất tại cơ sở; kiểm tra thu nhận

sản phẩm,

2.3.2.2 Ap dụng tiêu chuẩn trong kiểm tra chất lượng

Phải tiễn hành thực nghiệm tất cả các chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật theo đúng phương pháp thử đã nêu để đánh giá xem thuốc có đạt tiêu chuẩn hay không đạt tiêu chuẩn

2.3.2.3 Kiểm tra áp dụng tiêu chuẩn

Công việc này được tiến hành thường xuyên ở các cơ sở hoặc ở hệ thống

kiểm tra nhà nước: Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kiểm nghiệm, thanh tra Dược, Nội dung kiém tra bao gồm:

- Kiểm tra cơ sở vật chất của công tác kiểm nghiệm: Tài liệu, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, hoá chất, thuốc thử,

- Kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và tắt cả các thuốc đang lưu hành trên thị trường

2.3.3 Sửa đối, soát xét lại tiêu chuẩn

Trang 24

3 Giới thiệu Dược điển Việt Nam

3.1 Một số nét chung về Dược điễn Việt Nam 3.1.1 Nội dung của Dược điển Việt Nam

Dược điển Việt Nam là một tài liệu bao gồm:

- Tập hợp các tiêu chuẩn nhà nước (TCVN) về thuốc (hoá dược và các chế phẩm, huyết thanh và vắc xin, dược liệu, thuốc cổ truyền) Mỗi tiêu chuẩn còn được

gọi là một chuyên luận

- Những qui định chung trong công tác kiểm nghiệm, giới thiệu các phương pháp kiểm nghiệm chung, các hoá chất, thuốc thử, thuốc chuẩn, chỉ thị, dùng để phân tích và đánh giá chất lượng thuốc

- Một số bảng tra cứu

3.1.2 Dược điển Việt Nam qua các lần xuất bản

Dược điển Việt Nam được gọi tên theo lần xuất bản (giống các nước khác),

tuân theo qui tắc lần sau phủ định lần trước đó

- Dược điển Việt Nam I: gồm 638 chuyên luận tân được và 284 chuyên luận đông dược, được xuất bản vào các năm 1972, 1977

- Dược điển Việt Nam II : gồm 357 chuyên luận tân dược, 64 chuyên

luận đông dược, và 32 chuyên luận về vac xin, được xuất bản vào các năm 1983,

1990, 1991, 1994

- Dược điển Việt Nam III: được xuất bản vào năm 2002 Gồm 342 chuyên luận hoá dược, 276 chuyên luận về dược liệu, 37 chuyên luận về chế phẩm đông dược, 47 chuyên luận chế phẩm sinh học và 500 chuyên luận về hoá chất thuốc thử

và 14 phụ lục

- Dược điển Việt Nam IV: được xuất bản vào năm 2009, có hiệu lực từ 1/1/2010 Gồm 356 chuyên luận hoá được, 260 chuyên luận về các thuốc bào chế

hóa dược, 314 chuyên luận về dược liệu, chế phẩm đông dược, 25 chuyên luận chế

phẩm sinh học (vac xin, huyết thanh) và 154 phổ hồng ngoại, và 18 phụ lục Dược điển Việt Nam IV có cả phiên bản tiếng Anh

- Dược điển Việt Nam V: được xuất bản vào năm 2017, có hiệu lực từ

Trang 25

thành phẩm hóa dược, 372 chuyên luận về được liệu và thuốc được liệu, 41 chuyên luận chế phẩm sinh học (vắc xin, sinh phẩm y tế), 8 tiêu chuẩn về bao bì và nguyên liệu làm bao bì và 137 phổ hồng ngoại của dược chất, 19 phụ lục Dược điển Việt Nam V gồm 2 tập, tập 1 trình bay qui định chung, các chuyên luận nguyên liệu và thành phẩm thuốc hóa dược; tập 2 gồm chuyên luận được liệu, thuốc từ được liệu, vắc xin, sinh phẩm, phổ hồng ngoại và các phụ lục

3.2 Một số qui định chung khi sử dụng Dược điển Việt Nam

Có nhiều qui định, đưới đây nêu tóm tắt nội dung chính của một số qui định:

1/ Khái niệm “cân chính xác” là cân tới 0,1 mg; 0,01 mg hoặc 0,001 mg

tùy theo độ nhạy của loại cân phân tích dùng để cân sao cho sai số của phép cân không quá 0,1%

Khái niệm “cân” nghĩa là phép cân được thực hiện với sai số dưới 1 %

Khái niệm “cân khoảng” là cân để lay một lượng không quá + 10 % lượng chỉ

định

Khái niệm “sấy đến khối lượng không đổi” và “nung đến khối lượng không đổi” nghĩa là hai lần cân liên tiếp không khác nhau quá 0,5 mg

Khái niệm “đã cân trước” (đối với chén nung, bình, .) nghĩa là dụng cụ được

xử lý đến khối lượng không đổi Nếu trong chuyên luận có qui định phải cân một cắn hay một tủa (sấy khô, nung, đun bốc hơi) trong những đụng cụ thì có nghĩa là

những dụng cụ này được sấy hoặc nung đến khối lượng không đổi

Khái niệm “cắn không đáng kể” hay “cắn không thể cân được” là cắn không nặng quá 0,5 mg

2/ Khi đo thể tích, nếu chữ số sau dấu thập phân là 0 hoặc tận cùng bằng 0 thì

thể tích đó phải đong, đo chính xác (ví dụ 10,0 ml hoặc 0,50 ml) Khái niệm “đong,

đo chính xác” để lấy một thể tích dung địch hay chất lỏng là phải đong đo bằng

pipet chính xác, bình định mức hay buret chuẩn

3/ Nồng độ phần trăm không có chỉ dẫn gì coi là cách biểu điễn theo % khối lượng/ thể tích (kl/t) Còn các trường hợp khác sẽ ghi cu thé

Trang 26

thé tich/ thé tich (tt/tt) ethanol (C2H«O) Ethanol khơng có chi dẫn gì khác nghĩa là ethanol tuyệt đối

5/ Về nhiệt độ: Dùng thang độ bách phân ký hiệu °C Khi không ghi cụ thể, qui ước : Nhiệt độ chuẩn 20°C Nhiệt độ thường 20 - 30°C Nước ấm 40 - 50°C Nước nóng 70 - 80°C Nước cách thuỷ 98 - 100°C Nhiệt độ phòng (thí nghiệm) 20-30°C Nhiệt độ trong thử “về zmất khối lượng do làm khô*` cho phép hiểu là: 100°C +29 Nhiệt độ nơi bảo quản : Lạnh sâu <-10°C Lanh 2-10°C Mat 10-20°C Nhiét d6 phong 20-30°C Nhiệt độ phòng có điều nhiệt 20-25°C Nong 35-40°C Rất nóng >40°C

6/ Về phương pháp: Phương pháp thử qui định trong Dược điển Việt Nam có

thể được thay thế bằng những phương pháp khác có độ đúng và độ chính xác cao

hơn Tuy nhiên khi có sự chênh lệch, nghỉ ngờ, thì chỉ kết quả thu được từ phương pháp ghi trong Dược điển là có giá trị để đưa ra kết luận cuối cùng

7/ Về hàm lượng: Nếu trong chuyên luận không ghi giới hạn trên thì có nghĩa là không được quá 101,0%

8/ Dược liệu là bộ phận đùng làm thuốc có lưu hành trên thị trường, không lẫn tạp chất

9/ "Nước" có nghĩa là nước tỉnh khiết

Trang 27

là thao tác này phải thực hiện trong vòng 30 giây sau thao tác trước đó

11/ Khi thử nghiệm hay định lượng nếu qui định mẫu thử phải so sánh với

mẫu kiểm tra trắng thì phải chuẩn bị mẫu này như mẫu thử nhưng không cho chất cần thử hay cần định lượng và phải tiến hành song song cùng điều kiện như mẫu thử Cũng tương tự như vậy khi thử nghiệm được yêu cầu tiến hành song song với

mẫu đối chiếu

12/ Các kết quả định lượng được tính đến một số lẻ thập phân cần thiết nhiều hơn yêu cầu một chữ số rồi làm tròn lên hay xuống như sau:

Nếu con số cuối cùng đã tính được là 5 đến 9 thì con số đứng trước nó được tăng thêm 1 Nếu con số cuối cùng đã tính được là đưới 5 thì con số đứng trước nó không thay đổi Các phép tính khác, ví dụ chuẩn hóa các dung địch chuẩn độ cũng tiến hành tương tự Vi du: 8,2758 lam tròn số là 8,276 1,2634 làm tròn số là 1,263

13/ Trong các chuyên luận, ở mục mô tả hoặc tính chất, thuật ngữ "trắng" có

nghĩa là trắng hoặc gần như trắng; "không màu" có nghĩa là không có màu hoặc gần như không màu; "không mùi" có nghĩa là không có mùi hoặc thực tế không có mùi

Trừ khi có các chỉ dẫn khác, cách thử màu sắc hoặc mùi được tiến hành như sau: a) Màu:

Chất rắn: Lấy 1 g chất thử cho lên trên một tờ giấy trắng hoặc mặt kính đồng hồ không màu đặt lên trên tờ giấy trắng rồi quan sát

Chất lỏng: Cho chất thử vào trong một ống nghiệm không màu, đường kính bên trong 15 mm, đặt trước một nền trắng cách ống 30 mm, nhìn ngang ống dưới ánh sáng ban ngày

b) Mùi:

Chất rắn: Trên một mặt kính đồng hồ, đường kính từ 6 cm đến 8 cm, lấy từ 0,5 ø đến 2,0 g chất thử trải thành lớp mỏng, sau 15 phút, xác định mùi bằng cảm quan

Trang 28

mùi bằng cảm quan

14/ Hỗn hợp của các chất lỏng được ghi theo ký hiệu I0 : 1, hoặc 50: 9 : 1, có nghĩa là hỗn hợp các chất đó thứ tự theo thể tích Ví du: cloroform - methanol -

amoniac (50 : 9 : 1) có nghĩa là lấy lần lượt 50 ml cloroform trộn đều với 9 ml

methanol và 1 ml amoniac thành một hỗn hợp

3.3 Cách sử dụng Dược điễn

Trong Dược điển, những phần hướng dẫn cụ thể cho kiểm nghiệm thuốc gồm:

- Các chuyên luận riêng cho thuốc hoá được, thuốc có nguồn gốc được liệu,

vắc xin và sinh phẩm (nguyên liệu và thành phẩm)

- Phổ hồng ngoại chuẩn của một số chất dùng để định tính các chất này mà không cần chất chuẩn để đo phô

- Các phụ lục là các hướng dẫn chung về yêu cầu chất lượng các dạng bào chế; các phương pháp kiểm nghiệm chung cho các thuốc hoá được, được liệu, vắc xin và sinh phẩm

Khi tiến hành kiểm nghiệm nguyên liệu hay thành phẩm thuốc trong chuyên luận Dược điền, trước hết phải chuẩn bị về trang thiết bị, hoá chất thuốc thử, chất

đối chiếu theo hướng dẫn ở phần phy luc

Ví dụ, kiểm nghiệm viên nén acid ascorbic 100 mg theo Dược điển Việt Nam

V, chuẩn bị dung dịch chuẩn độ I› 0,1 N theo hướng dẫn ở phụ lục 2.2, các thuốc thử theo phụ lục 2.1, yêu cầu về dạng bào chế thuốc viên nén phụ lục 1.20 Tiến

hành định tính, định lượng theo chỉ dẫn ở chuyên luận riêng của viên nén acid

ascorbic, thử độ rã theo phụ lục 11.6, độ đồng đều khối lượng theo phụ lục 11.3 4 Phương pháp lấy mẫu và lưu mẫu

Để kết quá kiểm nghiệm phản ánh chính xác thực trạng chất lượng của lô thuốc thì mẫu thuốc dùng trong kiểm nghiệm phải đại điện cho lô thuốc đó Dé đạt được điều này đòi hỏi phải làm tốt việc lấy mẫu và lưu mẫu kiểm nghiệm

4.1 Lấy mẫu kiểm nghiệm 4.1.1 Qui định về lay mau

Trang 29

nguyên liệu và phụ liệu làm thuốc nhất định đại diện cho thực chất tình trạng chất

lượng của lô thuốc dùng cho việc xác định chất lượng thuốc Do vậy, để kết luận về

mẫu thuốc mang tính pháp lý, cần phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các qui định

về thủ tục lấy mẫu như sau:

4.1.1.1 Đối tượng để lấy mẫu

- Với hệ thống tự kiểm tra: Là các nguyên liệu dùng làm thuốc, bao bì đóng gói, sản phẩm trung gian, sản phẩm chưa đóng gói, thành phẩm

- Với hệ thống quản lý nhà nước: Thuốc và các nguyên liệu làm thuốc đang trong quá trình lưu thông hoặc tồn trữ trong kho

4.1.1.2 Các trường hợp láy mẫu

- Trường hợp tự kiểm tra chất lượng: Phải lấy mẫu kiểm tra toàn bộ các

lô thuốc tại các cơ sở sản xuất, lưu trữ, phân phối Với các cơ sở sản xuất thuốc, yêu

cầu 100% số lô phải được kiểm tra Việc lắy mẫu do cán bộ chuyên môn của phòng

kiểm tra chất lượng sản phẩm tiến hành, có sự chứng kiến của cán bộ ở đơn vị lấy

mẫu Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào qui định chung có thể có những qui định cụ thể hơn cho phù hợp với tình hình của cơ sở

- Trường hợp kiểm tra giám sát chất lượng hoặc thanh tra: Ưu tiên lấy mẫu kiểm tra và giám sát là các thuốc chữa bệnh, có giá trị kinh tế cao, có chất lượng không ổn định và đặc biệt là có nghi ngờ về hàm lượng hoặc hiệu lực tác

dụng

Lấy mẫu để kiểm tra giám sát chất lượng của các cơ sở sản xuất (lấy 10% số lô sản xuất trong năm ) hoặc lấy theo qui định của Bộ Y tế, Sở Y tế

Lẫy mẫu để thanh tra đột xuất trong những trường hợp có thông tin về

chất lượng thuốc xấu, thuốc không an toàn, ít hiệu lực và đặc biệt là thuốc giả hay

thuốc kém phẩm chất

Việc lấy mẫu được thực hiện bởi các thanh tra viên hoặc các cán bộ có giấy uỷ nhiệm của cơ quan kiểm tra, thanh tra và có sự chứng kiến của cán bộ cơ sở

4.1.1.3 Các điều kiện cần lưu ý khi lấy mẫu

Trang 30

không đề mẫu tác động xấu đến môi trường

- Người lấy mẫu: Phải là người có chuyên môn nhất định và đáp ứng được yêu cầu của quá trình lấy mẫu

- Phải quan sát kiểm tra sơ bộ lô hàng (phân loại nếu cần), nhận xét và phải ghi vào biên bản lấy mẫu

- Dụng cụ lấy mẫu: Sạch, khô, đáp ứng yêu cầu cần lấy mẫu Một số dụng cụ thường sử dụng để lấy mẫu được trình bày ở Phụ lục 1

- Đồ đựng mẫu: Đáp ứng yêu cầu lấy mẫu (sạch, không làm hỏng mẫu, khô, có nhãn ghi chép đầy đủ, .)

- Thao tác lấy mẫu: phải thận trọng, tỷ mỉ, quan sát cần thận,

- Phương thức lấy mẫu: Người lấy mẫu phải tự tay lấy mẫu, ghi nhãn, làm biên bản, đóng gói niêm phong bảo đảm và bảo quản mẫu Đặc biệt lưu ý phải lấy chữ ký xác nhận của đơn vị được lấy mẫu

4.1.2 Tiến hành láy mẫu

4.1.2.1 Các bước thực hiện

Việc lay mau phải bảo dam cho được tính khách quan, đại diện cho được

chất lượng của thuốc cần lấy kiểm tra Vì vậy, phải tiến hành lấy mẫu theo các bước sau:

- Từ lô sản xuất lấy ra các đơn vị bao gói một cách ngẫu nhiên, cỡ mẫu ban

đầu lấy theo đúng chỉ dẫn

- Trộn đều thuốc của các mẫu ban đầu và gộp thành những mẫu riêng của

từng đơn vị bao gói

- Trộn đều các mẫu riêng thành các mẫu chung

- Tir mau chung lay ra một lượng mẫu trung bình thí nghiệm

- Từ mẫu trung bình thí nghiệm lấy ra thành các mẫu lưu và mẫu thử để kiểm nghiệm

Sau khi lấy mẫu xong, người lấy mẫu tự tay đán nhãn niêm phong, bao gói (phải có chữ kí xác nhận của người lấy mẫu và cơ sở được lấy mẫu) và biên bản lấy mẫu (cũng phải có đủ chữ kí xác nhận)

Trang 31

Lượng mẫu cần lấy

Tùy theo yêu cầu kiểm tra mà tính lượng thuốc trong mẫu phân tích cũng như trong mẫu lưu ít nhất phải đủ cho ba lần phân tích hoặc phải đủ để thực hiện các

phép thử đảm bảo thu được kết quả chính xác và tin cậy Lượng thuốc này được

tính toán trên cơ sở tiêu chuẩn phương pháp thử của sản phẩm Bình thường mỗi lô sản xuất được lấy hai mẫu (một mẫu phân tích và một mẫu lưu) Trường hợp đặc biệt, số mẫu phân tích và mẫu lưu có thể nhiều hơn hai để đủ gửi kiểm nghiệm và lưu ở nhiều nơi nếu xét thấy cần thiết Lượng mẫu của một số loại thuốc thông dụng cần lấy để kiểm nghiệm chưa bao gồm mẫu để lưu) được thực hiện theo khuyến cáo như chỉ dẫn trong bảng 2

Bảng 2 Lượng mẫu của một số loại thuốc thông dụng cần lấy để kiểm nghiệm

STT Dạng bào chế Ching loai, qui cách Số lượng

1|Thuốc viên nén, viên | I hoạt chất 80 viên nang, viên bao > 2 hoat chat 120 vién

2 | Thuốc nước > 100 ml 20 chai

10 - < 100 ml 30 chai

5-<10 ml 50 chai

<5ml 100 chai

3 | Tinh dâu Các loại 150 ml

Theo qui định của

4 | Vắc xin, sinh phẩm Các loại nhà sản xuất

Nguyên liệu quí 20g

5 | Nguyên liệu Nguyên liệu kháng sinh 50g Nguyên liệu thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất | 10 g Nguyên liệu thường 100g

Trang 32

| 8 | Chai đựng dịch truyền | Các loại 10 chai

Cách lấy mẫu

Căn cứ vào mẫu thuốc cần lấy là nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm đã đóng gói chờ xuất xưởng mà có cách lấy mẫu khác nhau:

Đấi với mẫu là nguyên liệu làm thuốc - Trường hợp một bao gói:

Sản phẩm rắn: Lấy mẫu ban đầu ở các vị trí khác nhau của thùng hàng (phía trên, giữa và đáy) rồi trộn đều các mẫu ban đầu thành mẫu riêng

Dạng lỏng hoặc bán rắn: Nếu không đồng đều thì phải trộn đều trước khi lấy

mẫu

- Trường hợp nhiều bao gói:

Số các đơn vị cần lấy mẫu tùy thuộc vào bản chất mẫu thử, nguồn cung

cấp và mục đích kiểm tra chất lượng mà lựa chọn sơ đồ lấy mẫu là n hay p

hay r

Sơ đồ n: Khi nguyên liệu là đồng nhất và từ một nguồn xác định có độ

tin cậy cao Mẫu có thể lấy từ bất kỳ phần nào trong thùng nguyên liệu (thường từ lớp trên cùng) “Sơ đồ n” dựa trên công thức n=l+ VN

Sơ đồ p: Khi nguyên liệu là đồng nhất và từ một nguồn xác định với mục tiêu chính là kiểm tra định tính “So dé p” dựa vào công thức

p=0,4x VN

So dé r: Khi nguyên liệu không đồng nhất và/hoặc từ một nguồn không

xác định, mẫu được liệu cũng được coi như nguyên liệu không đồng nhất Sơ đồ này dựa trên công thức z=1,5xVN

Trong đó, N là số đơn vị bao gói cuối cùng trong lô

Giá trị số đơn vị lấy mẫu của n, p, r có được bằng cách làm tròn lên đến số nguyên lớn nhất tiếp theo

Trang 33

Bảng 3: Các giá trị n, p hoặc r cho N đơn vị bao gói Giá trị n, p, r Giá trị N So don So dé p Sơ đầ r 2 Tới 3 Tới 25 Tới 2 3 4-6 25—56 3-4 4 7—13 57— 100 5-7 5 14-20 101 — 156 8-11 6 21-30 157 - 225 12-16 7 31-42 17-22 8 43—56 23 —28 9 57-72 29 — 36 10 73 - 90 37-44

Đối với sản phẩm rắn, sau khi tạo thành mẫu chung, dàn đều lượng mẫu chung

thành lớp phẳng hình vuông dày không quá 2 cm, chia mẫu thành 2 đường chéo, bỏ 2 phần đối điện (hình 1), trộn đều 2 phần còn lại và chia tiếp cho đến khi lượng mẫu còn lại tương ứng với 2-4 lần mẫu thử cần lấy Dé là mẫu trung bình thí nghiệm

+ Chia mẫu trung bình thí nghiệm thành các mẫu lưu và mẫu kiểm nghiệm Bỏ Bỏ

Hình 1 Sơ đồ lẫy mẫu sản phẩm là chất rắn Đối với mẫu bán thành phẩm chưa đóng gói

Trang 34

cốm hoặc là các thành phẩm thuốc phân liều như thuốc viên, thuốc tiêm chứa trong các bao gói lớn để chuyền đến cơ sở đóng lẻ, các sản phẩm thường từ một lô

sản xuất và từ nguồn xác định Mỗi lô sản xuất được lấy mẫu theo cách sau:

- Nếu lô sản phẩm chỉ có 1-2 bao gói, thì mở tất cả bao gói Nếu lô sản phẩm có từ 3 bao gói trở lên thì mở ba bao gói, mỗi bao gói lấy ít nhất một mẫu ban dau

- Trộn các mẫu ban đầu lại thành mẫu chung rồi tạo mẫu cuối cùng gồm mẫu

phân tích và mẫu lưu

Đối với mẫu thành phẩm thuốc phân liều

Từ lô sản phẩm lấy ra các đơn vị bao gói một cách ngẫu nhiên bắt kỳ Các gói được lấy ra phải độc lập với dự kiến của người lấy mẫu (không nên lựa chọn theo cảm quan lấy mẫu xấu hay mẫu tốt) Lô thuốc phải đồng nhất, hợp lý về số lượng hay khối lượng (Ví dụ không quá 500.000 viên với thuốc viên, không quá 50.000 ống với đạng ống, .)

Số bao gói trong lô lấy ra để tạo mẫu ban đầu tính theo công thức : n=0,4x JN

Trong do:

n là số bao gói lấy ra

N: số đơn vị bao gói cuối cùng trong lô (thí dụ với thuốc tiêm, các ống đóng trong hộp giấy, các hộp giấy đóng trong hòm thì đơn vị bao gói

cuối cùng là hòm)

Từ các đơn vị lắy mẫu được tập hợp lại thành mẫu chung và mẫu cuối cùng Đóng gói và dán nhãn

Sau khi lẫy mẫu và cho vào đồ đựng, người lấy mẫu đóng gói, đán nhãn và niêm phong mẫu, làm biên bản lấy mẫu Lưu ý phải có chữ ký xác nhận của cơ sở được lấy mẫu ở nhãn niêm phong và biên bản lấy mẫu

4.2 Lưu mẫu

Trang 35

- Đối với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc: mẫu

thuốc thành phẩm lưu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng; mẫu nguyên liệu là hoạt chất đùng cho sản xuất thuốc lưu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn đùng của thành phẩm sản xuất từ nguyên liệu đó;

- Đối với cơ sở kiểm nghiệm thuốc: lưu mẫu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc; hoặc 24 tháng kể từ ngày lấy mẫu đối với mẫu thuốc được lấy dé

kiểm tra chất lượng, hoặc kể từ ngày tiếp nhận đối với mẫu gửi trong các trường

hợp lấy mẫu bổ sung (mẫu không đạt chất lượng)

Khi hết thời gian lưu làm biên bản xử lí theo qui chế 5 Kiểm nghiệm thuốc theo tiêu chuẩn

Tiến hành kiểm nghiệm một mẫu thuốc đại điện cho lô thuốc theo tiêu chuẩn đã công bố (Dược điển, tiêu chuẩn cơ sở) bằng các phương pháp hoá học, lý

học, hoá lý, sinh học, để xem thuốc đó đạt hay không đạt tiêu chuẩn từ đó quyết

định xem có được phép lưu hành hoặc sử dụng hay không Để sự đánh giá này chính xác, đòi hỏi phải làm tốt thực hành phân tích, đánh giá kết quả và viết phiếu trả lời

5.1 Nhận mẫu

Bộ phận nhận mẫu của đơn vị kiểm nghiệm phải kiểm tra xem mẫu có

đáp ứng đủ các yêu cầu không (còn niêm phong không, có đủ thông tin không, .) 5.2 Kiểm nghiệm

Công việc này do bộ phận kỹ thuật thực hiện Thông thường gồm các nội

dung sau :

- Chuẩn bị tài liệu : theo Dược điển hoặc TC

- Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất, máy, đáp ứng đủ yêu cầu mà tiêu chuẩn qui định Bồ trí thí nghiệm một cách hợp lý để có đủ mẫu làm và không làm nhiễm

ban hoặc biến chất mẫu cần thử

- Tiến hành các thí nghiệm phân tích theo tiêu chuẩn

Trang 36

số liệu sau này công bé trên phiếu trả lời kết quả kiểm nghiệm (gọi là phiếu kiểm nghiệm)

5.3 Xử lý kết quả

Xử lý các số liệu thực nghiệm để quyết định xem các chỉ tiêu đã thử theo tiêu chuẩn đạt hay không đạt yêu cầu

5.3.1 Cách ghỉ dữ liệu thực nghiệm (kết quả kiểm nghiệm)

Dữ liệu thực nghiệm được ghi theo qui tắc chữ số có nghĩa

Một đữ liệu phân tích thu được từ đo lường trực tiếp hoặc tính toán gián tiếp phải được ghi theo quy tắc về chữ số có nghĩa: một con số phải được ghi sao cho

chỉ một chữ số cuối cùng là còn nghi ngờ, mọi chữ số còn lại là chắc chắn Như vậy dữ liệu phân tích phải được trình bày sao cho phản ánh được độ tin cậy của

phép đo

Để lấy đúng chữ số có nghĩa cần lưu ý 2 điểm:

- Qui tắc xác định số chữ số có nghĩa của một số đã cho - Cách lấy chữ số có nghĩa khi tính toán hoặc đo lường

3.3.2 Cách làm tròn số

Qui tắc làm tròn số thực hiện theo qui định của Dược điển Việt Nam

5.3.3 Qui tắc xác định số chữ số có nghĩa

Trong một số đã cho viết theo chữ số có nghĩa thì:

- Các chữ số khác không đều có ý nghĩa: 124,5 gồm 4 chữ số có nghĩa

Trang 37

4,3 x 0,882 = 3,7926 làm tròn thành 3,8 0200 _ 4 0,2250 phải viết là 4,00 - Đáp số của phép cộng hoặc trừ sẽ có cùng số chữ số ở bên phải của dấu thập phân có số chữ số có nghĩa ít nhất Ví dụ: 24,992 + 3,2 = 28,192 làm tròn thành 28,2 75,2490 - 0,1041 = 75,1449 giữ nguyên 75,1449 75,2490 - 0,40 = 74,8490 làm tròn thành 74,85

- Khi phép tính phải qua nhiều bước, chi làm tròn kết quả cuối cùng,

không làm tròn các bước trung gian

(3,22 - 3,034) x 5,61 làm tròn trước: 1,0651 thành 1,06 (sai),

làm tròn sau: 1,04346 thành 1,04 (đúng)

- Khi lấy logarit một số (ví dụ nồng độ H* chuyên thành sang pH, độ truyền qua T% sang độ hấp thụ) số chữ số bên phải dấu thập phân phải bằng số chữ số có nghĩa ở số ban đầu Ví dụ:

[H*]=4,9.105M — pH=5,31

[H*] = 4,98.10°M —> pH = 5,303

Ngược lại, khi chuyên từ logarit sang số tự nhiên, kết quả sẽ có số chữ số

có nghĩa bằng số chữ số sau dấu thập phân

5.3.5 Cách lấy chữ số có nghĩa lúc đo lường

Lúc cân, đo thể tích hoặc đọc dữ liệu trên máy cần lấy đúng số chữ số có nghĩa Ví dụ:

- Cân 90 mg trên cân phân tích (sai số + 0,2 mg), dữ liệu được ghi

90,0mg hoặc 0,0900g (3 chữ số có nghĩa) Nếu cân trên cân phân tích (sai số +0,01 mg), dữ liệu được ghi 90,00 mg hoặc 0,09000g (4 chữ số có nghĩa)

- Trên buret 25 ml có chia vạch đến 0,1 ml thì đựa vào đáy mặt cong của dung dịch nằm giữa 20,3 và 20,4, người đọc có thể ước lượng thêm: 20,34 hoặc

Trang 38

- Khi đo độ hấp thụ trên máy quang phổ UV-VIS thế hệ cũ chỉ có tối đa 3 chữ số có nghĩa: 0,945 hoặc 0,140 Với máy thế hệ mới có 4 chữ số có nghĩa:

0,9450 hoặc 0,1400

5.4 Viết phiếu trả lời kết quả kiểm nghiệm

Kết quả kiểm nghiệm được trả lời bằng phiếu kiểm nghiệm hay phiếu

phân tích

Phiếu kiểm nghiệm là văn bản pháp lý của các tổ chức kiểm tra chất lượng thuốc, xác nhận kết quả kiểm nghiệm theo tài liệu kỹ thuật hợp pháp của một

mẫu thuốc

Phiếu phân tích là văn bản xác nhận kết quá phân tích của một hay nhiều

tiêu chí theo tiêu chuẩn được áp dụng của một mẫu thuốc

Do vậy, sau khi hoàn thành các thí nghiệm và xử lý số liệu đánh giá kết quả, kiểm nghiệm viên phải viết vào phiếu trả lời nội bộ (chưa phải phiếu chính

thức), ký tên chịu trách nhiệm và đưa cho cán bộ phụ trách phòng duyệt lại, trước

khi đưa phòng chức năng trình lãnh đạo duyệt lần cuối, sau đó trả lời chính thức bằng phiếu kiểm nghiệm hay phiếu phân tích của cơ quan kiểm nghiệm Câu chữ viết trong phiếu kiểm nghiệm phải rõ ràng, chính xác, gọn, đầy đủ và thống nhất

Nội dung chính của một phiếu kiểm nghiệm bao gồm: 1) Tên cơ quan kiểm nghiệm

2) Số phiếu kiểm nghiệm 3) Tên mẫu kiểm nghiệm 4) Nơi sản xuất

5) Số lô, hạn dùng

6) Người và nơi gửi mẫu

7) Yêu cầu kiểm nghiệm (ghi ré nội dung, số, ngày, tháng, năm của công văn hay giấy tờ kèm theo)

8) Ngày tháng, năm nhận mẫu

9) Số đăng ký kiểm nghiệm

10) Người nhận mẫu 11) Tiêu chuẩn thử nghiệm

Trang 39

12) Tình trạng mẫu khi nhận và mở niêm phong đề kiểm nghiệm 13) Các chỉ tiêu kiểm nghiệm, các giới hạn cho phép và kết quả 14) Kết luận

15) Ngày tháng năm cấp phiếu kiểm nghiệm

16) Thủ trưởng đơn vị kiểm nghiệm ký và đóng đấu Vĩ dụ:

Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm tỉnh T nhận một mẫu kiểm nghiệm là Dung dịch thuốc nhỏ mắt Kẽm sulfat 0,5% đóng gói dung tính 10 ml của Công ty Dược phẩm H Sau khi tiến hành kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn qui định, đơn vị trả phiếu kiểm nghiệm cho người gửi mẫu được trình bày ở trang

Trang 40

Chương 2 MỘT SÓ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM CHUNG

Mục tiêu học tập:

1 Trình bày được khải niệm, cách sử dụng chất đối chiếu và một số dung dich

chuẩn độ, thuốc thử sử dụng trong kiểm nghiệm thuốc

2 Trình bày được cơ sở lý thuyết, ứng dụng của phương pháp hóa học, hóa lý, sinh học thường dùng trong kiểm nghiệm thuốc

2 Trình bày được một số kỹ thuật xử lý mẫu phục vụ phân tích Dược 1 Hóa chất và thuốc thử

1.1 Chất đối chiếu

Các dung dịch chuẩn được pha từ hóa chất tỉnh khiết, đạt tiêu chuẩn của chất đối chiếu Dược điển Việt Nam cho phép sử dụng các chất đối chiếu quốc gia Việt Nam được thiết lập, bảo quản và phân phối tại Viện Kiểm nghiệm theo sự phân

công của Bộ Y tế Những chất đối chiếu quốc tế, khu vực hay quốc gia khác được

sử dụng sẽ đo Bộ Y tế qui định

Chất đối chiếu là chất đồng nhất đã được xác định là đúng đề dùng trong

các phép thử đã được qui định về hóa học, vật lý và sinh học Trong các phép thử đó, các tính chất của chất đối chiếu được so sánh với các tính chất của chất cần thử

Chất đối chiếu phải có độ tỉnh khiết phù hợp với mục đích sử dụng (định tính, định lượng)

Cách sử dụng chất đối chiếu

Để đáp ứng mục đích sử dụng, chất đối chiếu phải được bảo quản, theo dõi và sử dụng đúng Theo qui định, thông thường chất đối chiếu được đựng trong bao bì gốc, kín, có nhãn rõ ràng, bảo quản ở nhiệt độ thấp, tránh ánh sáng và âm;

nếu cần điều kiện bảo quản đặc biệt khác thì có hướng dẫn ghi trên nhãn

Trước khi mở bao gói để đùng, chất đối chiếu cần được để một thời gian

để đạt tới nhiệt độ phòng thí nghiệm

Ngày đăng: 23/12/2021, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w