hấm nhuần sâu sắc vai trò nghiên cứu tư tưởng chính trị để phát triển và hoàn thiện tư duy lý luận, ngay từ khi khởi xướng đường lối đổi mới ở Việt Nam, Bộ Chính tri Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết số 01 – NQTW ngày 28 – 03 – 1992 về công tác lý luận, trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến việc yêu cầu đổi mới và nâng cao công tác tư tưởng lý luận. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Tư tưởng chính trị Phương Đông – điển hình tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ cổ trung đại” làm đề tài nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tác giả thực hiện đề tài cố gắng tìm lời giải đáp thỏa đáng cho những câu hỏi nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, điều kiện, tiên đề hình thành và phát triển tư tưởng chính trị
Phương Đông cổ trung đại như thế nào?
Thứ hai, tính chất và đặc điểm của tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ trung đại như thế nào?
Thứ ba, đánh giá về tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ ra sao?
Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng chính trị Phương Đông rất đặc sắc, phong phú, tương đối hệ thống trên nhiều khía cạnh và được các nhà nghiên cứu khai thác ở nhiều mặt như quan niệm chính trị, quyền lực chính trị, quyền lực xã hội, phương pháp cai trị, … Tư tưởng chính trị Phương Đông đã được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, với các ý kiến trao đổi ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau:
Tác phẩm của Trần Đình Hượu với Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông, (Nxb ĐHQG, HN 2001), tác giả qua những trang sách đã tập trung phân tích tư tưởng Nho gia và Lão trang và tầm ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam hiện đại
Tác phẩm của Cao Xuân Huy với Tư tưởng Phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, (Nxb VH, HN.1995), là kết quả thể hiện công phu và qua quá
8 trình nghiền ngẫm của tác giả về tư tưởng Phương Đông có những kiến giải minh triết và sâu sắc
Tác phẩm của Nguyễn Tuấn Triết (chủ biên), Đỗ Hương Giang, Phan Thị Thùy Trâm với Hành trình nghiên cứu chính trị học (2006 – 2010), (Nxb KHXH, Tp HCM 2011), tác giả đã làm rõ một số khái niệm về chính trị học và cung cấp thông tin và nhiệm vụ cơ bản của chính trị học nói chung và chính trị học Việt Nam nói riêng
Tác phẩm của Dương Xuân Ngọc (chủ biên), Lưu Văn An, Phạm Ngọc Thanh, Nguyễn Văn Vĩnh, Mai Đình Chiến, Nguyễn Văn Luật với Lịch sử tư tưởng chính trị, (Nxb CTQG, HN 2001),tác giả đã phân tích một cách có hệ thống những hiện tượng, quá trình chính trị đã và đang xảy ra ở cả Phương Đông và Phương Tây Ngoài ra tác phẩm còn phân tích lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam
Tác phẩm của Doãn Chính (chủ biên) với Lịch sử triết học Phương Đông, (Nxb CTQG, HN 2015), tác phẩm nổi bật với những nội dung giúp người đọc hiểu biết một cách toàn diện, sâu sắc và hệ thống triết học Phương Đông, trong đó có tư tưởng triết học Việt Nam Ngoài ra, tác phẩm còn bổ sung một số nội dung trong phần triết học Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại và hoàn thiện thêm phần triết học Việt Nam thời kỳ Bắc thuốc
Tác phẩm của Nguyễn Hữu Khiển với Phân tích triết học: những vấn đề cơ bản về chính trị và khoa học chính trị, (Nxb LLCT, HN.2006), tác phẩm này dựa theo phương pháp phân tích triết học để nghiên cứu chính trị với tinh thần là một hình thái ý thức xã hội Ngoài ra, tác phẩm còn tập trung phân tích tư tưởng chính trị và mối quan hệ với thực tiễn xã hội
Qua các công trình nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả to lớn, giá trị khoa học nhất định về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, xét về phương diện chính trị học Phương Đông vẫn chưa có một công trình nghiên cứu hệ thống những tư tưởng chính trị Phương Đông, đặc biệt so sánh tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ cổ trung đại.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tiếp cận từ góc độ khoa học chính trị nên trong tiểu luận này phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp so sánh – đối chiếu Ngoài ra tôi còn kết hợp sử dụng kết hợp các phương pháp khác như: phương pháp liên ngành chính trị học – lịch sử, chính trị học – xã hội …
Những đóng góp mới của đề tài
Về ý nghĩa lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa lý luận về tư tưởng chính trị Phương Đông mà điển hình là chính trị Trung Quốc và Ấn Độ cổ trung đại Ngoài ra, nghiên cứu cũng có thể tìm ra những điểm chung của tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ cổ trung đại
Về ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiểu biết về tư tưởng chính trị Phương Đông và tầm ảnh hướng của tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ đến Việt Nam.
Dự kiến cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương, 5 tiết
Chương 1: Những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành và phát triển tư tưởng chính trị Phương Đông – điển hình tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ trung đại
Chương 2: Một số nội dung và đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị Phương Đông – điển hình tư tưởng chính trị Trung Quốc và Ấn Độ thời cổ trung đại
Những điều kiện kinh tế - xã hội hình thành tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ
cổ trung đại Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á Thời cổ- trung đại, Ấn Độ còn bao gồm cả Pakítxtan, Bănglađét và Nepan ngày nay Nước Ấn Độ rộng lớn với điều kiện địa lý tự nhiên hết sức phong phú và đa dạng; với dãy núi Vinaya vắt ngang Ấn
14 Độ có thể chia thành hai miền Bắc, Nam rõ rệt Miền Bắc có hai dòng sông lớn: sông Hằng (Gange) và sông Ấn (India) Tên nước Ấn Độ được gọi theo tên con sông này Cư dân Ấn Độ gồm hai chủng tộc chính: người Đravida chủ yếu cư trú ở miền Nam, người Arian (Arya) chủ yếu cư trú ở miền Bắc Ngoài ra còn nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả rập Đặc điểm nổi bật về điều kiện kinh tế- xã hội Ấn Độ cổ- trung đại là sự tồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình công xã nông thôn với chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất Đặc điểm này đã làm cho sự phát triển của lịch sử Ấn Độ trở nên không mạch lạc như lịch sử các nước châu Âu, Ấn Độ thực sự không có quan hệ chiếm hữu nô lệ giống như kiểu Hy - La, cung không có quan hệ phong kiến giống như Tây Âu; nó lẽ chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chủ yếu, cũng chưa bao giơ trở thành móng nổ như ở Tây Âu phong kiến
Xã hội Ấn Độ là xã hội nô lệ mang nặng tính chất gia trương Đúng như
C Mác đã nhận xét: "cũng như nhân dán tất cả các nước phương Đông, nhân dân Ấn Độ trao cho chính phủ trung ương chăm lo những công trình công cộng lớn, những công trình đó là điều kiện cơ bản của nền nông nghiệp và thương nghiệp của họ, mặt khác, dân cư Ấn Độ, rải rác ở khắp lãnh thổ của đất nước, sống tập trung trong những trung tâm nhỏ nhờ vào mối liên hệ có tính chất gia trưởng giữa lao động nông nghiệp và lao động thủ công nghiệp, - cả hai tình hình, từ những thời kỳ xa xưa nhất, đã đẻ ra một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ công xã nông thôn, chế độ này đã đem lại cho mỗi đơn vị bé nhỏ ấy cái tổ chức độc lập và cuộc sống biệt lập của nó"?
Chính do chưa có sự phát triển mạch lạc nên quan hệ đẳng cấp của cơ cấu xã hội - giai cấp ở Ấn Độ cũng trở nên phức tạp Trong xã hội Ấn Độ cổ - trung
15 đại tồn tại rất dài dẳng 4 đẳng cấp: tăng lữ (brahma), quí tộc (kshatriya), bình dân tự do (vaishya) và cùng đinh nô lệ - tiện nổ (shudra)
Ngoài sự phân biệt về đẳng cấp, xã hội Ấn Độ còn có sự phân biệt về chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo Sự phân biệt này mang tính truyền thống, trở thành tập tục lâu đời với người dân Ấn Độ, có ảnh hưởng tới những quan hệ trong cuộc sống đòi hỏi mọi người phải tốn trong
Trên cơ sở hiện thực xã hội đó, nền văn hóa Án Độ đã hình thành và phát triển Người Ấn Độ cổ đại có tri thức, kinh nghiệm phong phú về thiên văn, sáng tạo ra lịch pháp, giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, đã biết quả đất tự xoay quanh trục của nó Ngoài ra, toán học cũng xuất hiện sớm Người Ấn Độ cổ đại đã phát minh ra số thập phân, tính được trị số (pi), biết đại số, biết lượng giác, biết phép khai căn, giải phương trình bậc 2, 3 Về y học, ở đây cũng xuất hiện những danh y nổi tiếng với phương pháp chữa trị nan y và y thuật: châm cứu, chủng đậu, ngoại khoa
Nét nổi bật của văn hóa Ấn Độ cổ - trung đại là thường mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh và có yếu tố thần bí Có thể khái quát lịch sử phát triển văn hóa Ấn Độ thành 3 thời kỳ chủ yếu:
- Thời kỳ văn minh sông Ấn (từ giữa thiên niên kỷ III đến giữa thiên niên kỷ II trước Công nguyên) hay còn gọi là nền văn hóa Harappa, khởi đầu cho nền văn hóa Ấn Độ Lịch sử phát triển thời kỳ này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ, song dựa trên các tài liệu khảo cổ học, có thể suy đoán rằng, thời kỳ này đã có nhà nước, có chữ viết Chủ nhân của nền văn minh này, theo giả thuyết, là người Dravida
- Thời kỳ văn minh Vêđa (giữa thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII trước Công nguyên) Trong thời kỳ này, lịch sử Ấn ó dược phản ánh trong tập Vexa nên gọi là thời kỳ Visa Véda vốn là những tác phẩm văn học gồm 4 tập: Rig Veta, Xama Veda, Ataisa Veda và Yagisa Veda Thời kỳ này người Arian (nghĩa là người cao quí) xâm nhập từ Trung Á vào Ấn Độ, chủ yếu ở lưu vực sông Hằng Trong giai đoạn đầu của thời kỳ Vâđa, người Arian đang sống trong giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thủy, đến khoảng cuối thiên niên kỷ II trước Công nguyên, họ mới tiến vào xã hội có nhà nước Chính trong thời kỳ này, ở Ấn Độ đã xuất hiện hai vấn đề có ảnh hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp vácna (varna) và đạo Bàlamôn
- Thời kỳ hình thành các quốc gia Ấn Độ (từ thế kỷ VI đến thế kỷ I trước Công nguyên): là thời kỳ có những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng Bắt đầu từ thế kỷ VI trước Công nguyên, đã có sử sách ghi chép về tình hình chính trị Ấn Độ Thời đó, Bắc Ấn Độ đã có nhiều quốc gia theo chính thể đế chế hoặc cộng hòa nhỏ, độc lập hoặc phụ thuộc Đấu tranh giai cấp phát triển Sức sản xuất cũng phát triển ở lưu vực sông Hằng Thời kỳ này, Ba Tư và sau đó là Hy Lạp đã nối liền Ấn Độ với thế giới Địa Trung Hải Bọn quí tộc Ấn Độ cần hàng hóa để trao đổi nên đã ra sức bóc lột Thợ thủ công và thương nhân tập trung quanh các vương quốc mạnh Thành thị phát triển Cuối thế kỷ IV trước Công nguyên, hình thành đế quốc Maurya ở vương triều Chandragupta Đây là thời kỳ trị thức khoa học phát triển mạnh, hình thành các trường phái triết học - chính trị - tôn giáo lớn Ở Ấn Độ, không những triết học mà cả những tư tưởng chính trị cũng chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tôn giáo Tuy nhiên, tôn giáo Ấn Độ có xu hướng
"hướng nội" chứ không phải "hướng ngoại" như tôn giáo phương Tây Bởi vậy, xu hướng lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự giải thoát là xu hướng nổi trội, có ảnh hưởng đến nội dung, tính chất của quan điểm chính trị, mà đặc điểm quan trọng của các tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ - trung đại là thừa nhận và khẳng định hệ thống phân chia đẳng cấp varna; là sự bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ được phản ánh trong hệ tư tưởng chính trị- tôn giáo của đạo Bàlamôn Arthasaxtra, đạo Phật và trong luận thuyết chính trị Đây là những nét đặc thù của tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ - trung đại
Tóm lại, những điều kiện, tiền đề về lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội Trung Quốc và Ấn Độ có một vị trí to lớn Việc tìm hiểu trên góp phần làm rõ tư tưởng chính trị Phương Đông nói chung và đặc biệt những trào lưu tư tưởng chính trị cơ bản của hai quốc gia này
Từ những điều kiện kinh tế - xã hội, những tiền đề lý luận và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng chính trị Phương Đông – điển hình chính trị Trung Quốc và Ấn Độ cổ trung đại có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất: chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội ở Ấn Độ là hết sức đặc biệt
Nó không chỉ được giáo lý Bàlamôn biện hộ mà còn được pháp luật của nhà nước bảo vệ Ngoài ra những điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa và khoa học Ấn Độ
Thứ hai: nếu Phương Đông là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại thì Trung Quốc là những trung tâm văn hóa cổ xưa, rực rỡ và phong phú nhất của nền văn minh ấy Trong đó điều kiện tiền đề kinh tế - xã hội của Trung Quốc góp phần rất lớn ảnh hưởng đến tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ trung đại
Tư tưởng chính trị Trung Quốc cổ trung đại
Người sáng lập ra phái Đạo gia là Lão Tử Lão Tử (580 - 500 trước Công nguyên, người làng Khúc Nhân, huyện Khổ, nước Sở; họ Lý, tên Nhĩ, tự là Bá Dương, tên thường gọi là Đam, từng làm quan sử giữ kho sách cho nhà Chu Lão Tử là nhà triết học có những đóng góp quan trọng cho tư tưởng Trung Quốc thời kỳ cổ đại Tác phẩm Đạo đức kinh của ông còn được lưu hành đến ngày nay
Trong Đạo đức kinh, Lão Tử bàn về chính trị không nhiều, nhưng tương đối có hệ thống Ông nêu ra lý luận triết học "đạo pháp tự nhiên", vận dụng nhuần nhuyễn và nhất quán triết học đó để lý giải lĩnh vực chính trị
Bao trùm tư tưởng cai trị xã hội của Lão Tử là chủ trương "vô vị nhi trị", nghĩa là để cho xã hội tự nhiên như vốn có, không can thiệp bằng bất cứ cách nào, xã hội sẽ được ổn định Chủ trương "vô vị nhi trị" đối lập với "hữu vi"
"Hữu vi" nghĩa là sự can thiệp vào đời sống xã hội, làm mất tính tự nhiên vốn có của nó, sẽ làm xã hội rối loạn, càng can thiệp sâu càng rối loạn
Tư tưởng chính trị trong học thuyết của Lão Tử là một hệ thống lý thuyết xuất hiện sớm trong lịch sử Trung Quốc, từ khi có sự phân chia thành giai cấp và có nhà nước Quan điểm của ông chống lại giai cấp thống trị tàn bạo, ức hiếp quần chúng, làm trái với đạo tự nhiên Nhưng quan điểm của ông lại có nhiều ảo tưởng như: về phương pháp cai trị, nhà nước lý tưởng, khuyên con
20 người bằng lòng với nghèo khổ, ngu dốt để có thanh thản Chính vì vậy nên học thuyết của ông có nhiều tiêu cực hơn là tích cực
Hệ tư tưởng chính trị Nho gia được thể hiện một cách cơ bản, có hệ thống trong tư tưởng của người khởi xướng - Khổng Tử Những nhà Nho tiếp theo, xuất phát từ đó mà cụ thể hoá và phát triển thêm theo một số hướng khác nhau (tiêu biểu là Mạnh Tử và Tuân Tử) Bộ sách Tứ thư gồm Luận ngữ, Đại học, Trung dung và Mạnh Tử là những tác phẩm kinh điển của hệ tư tưởng Nho giáo
Hệ tư tưởng Nho giáo, thừa nhận sự thống trị của giai cấp phong kiến, đứng đầu là thiên tử, có sự phân chia đẳng cấp xã hội: người lao động chỉ là hạng tiểu nhân, hèn kém; tầng lớp trên là hạng quân tử, cao sang Chính vì cốt lõi tự tưởng đó, hệ tư tưởng Nho gia được giai cấp phong kiến Trung Quốc, qua các thời đại sử dụng làm tư tưởng thống trị
Học thuyết của Khổng Tử (551 – 478 TCN) được gọi là học thuyết chính trị - đạo đức Những vấn đề cơ bản của chính trị như: quyền lực, bang giao, phẩm chất của người cai trị đều được ông luận giải từ đạo đức.Khái niệm ông dùng để nói về cai trị là "chính", như "vị chính", "vấn chính" Ông quan niệm lĩnh vực cai trị, người cai trị lấy sự ngay thẳng, giữ lòng tin làm chuẩn mực Ông chủ trương không dùng pháp luật hà khắc để cai trị: "Cai trị mà cứng rắn quá, hình phạt hà khắc quá thì dân sợ mà theo, chứ không biết xấu hổ" (Vi chính-Luận ngữ).Cai trị bằng đạo “nhân”: dạo "nhân" là chuẩn mực ứng xử giữa người với người, là một giá trị đạo đức xã hội Khổng Tử định nghĩa về
"nhân" theo nhiều nội dung khác nhau:
- Tự thắng mình, thực hiện lễ là làm dạo nhân (Nhan Uyên - Luận ngữ)
- Điều mình không muốn thì đừng thực hiện ở người khác (Nhan Uyên- Luận ngữ)
- Cung, khoan, tín, mẫn, huệ (Dương hoá - Luận ngữ) (nghĩa là: cung kính, khoan dung, giữ lòng tin, chăm chỉ, lòng tốt) Đạo "nhân" là phương pháp cai trị, được Khổng Tử tiếp cận từ quan niệm về phẩm chất người cai trị, nếu theo điều "nhân" sẽ tập hợp được dân và dễ sai khiến dân Người cai trị phải có đức "nhân", phải thực hiện "nhân" bằng các phẩm chất như thương người, thanh liêm, tiết kiệm trong chi dùng Thông qua người cai trị làm gương, dân chúng sẽ noi theo: "Bề trên thích lễ, thì dân cung kính, bề trên thích tín thì dân không dám nói sai" (Tử lý - Luận ngữ) "Người cai trị thanh liêm, không tham dục thì dù có thưởng dân cũng không ăn trộm" (Nhan uyên Luận ngữ)
Khổng Tử khẳng định: chỉ khi nào thu phục được lòng dân thì mới có quốc gia hưng thịnh Chủ trương dùng "lỗ", "nhân", "chính danh", nêu gương và noi theo đều nhằm mục đích thu phục lòng dân Ngoài ra, Khổng Tử còn nêu những vấn đề khác có liên quan đến việc cai trị như xây dựng hình mẫu con người lý tưởng, người quân tử ; phương pháp rèn luyện đạo đức con người, giáo hoá dân
Phải thấy rằng, lý tưởng chính trị của Khổng Tử có giá trị nhân đạo cao Nhưng trong thực tế, tư tưởng đó không phù hợp với bản chất chế độ phong kiến, trừ nội dung ông coi trọng quan hệ rường cột của chính thể phong kiến với những quan hệ cốt lõi: vua - tôi, cha - con, chồng- vợ Và cũng vì ông không lý giải đúng quan hệ giai cấp và sự vận động xã hội nên suốt một đời hoạt động
Mạnh Tử (372 – 289 TCN) về quyền lực chính trị, ông ít bàn đến cách thức tổ chức thể chế chính trị mà thường bàn nhiều về phương pháp cai trị Ông thường lên án "bá đạo" (cai trị bằng bạo lực, làm bá chủ chư hầu), ca ngợi và lựa chọn "vương đạo" để cai trị (cai trị bằng đạo đức) Ông chủ trương theo các đời vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ Mạnh Tử lý giải nguồn gốc quyền lực mang tính duy tâm thần bí với ba yếu tố: ý trời - lòng dân - nhân đức có quan hệ với nhau Trong mối quan hệ quyền lực ý trời - lòng dân - nhân đức, Mạnh
Tử lập luận: muốn giành, giữ ngôi thiên tử, thì phải nhân đức; nhân đức mới được lòng dân; được lòng dân sẽ thuận ý trời Do đó, ông bàn nhiều về vua nhân đức, với những yêu cầu cụ thể về phẩm chất đạo đức, phương pháp cai trị để thu phục lòng dân Muốn vậy, trước hết phải hiểu dân Mạnh Tử cho rằng, con người vốn có tính thiện, đều có nhân, lễ, trí, nghĩa, nguồn gốc từ cái tâm vốn có lương tri, lương năng
Một vấn đề lớn trong tư tưởng chính trị của Mạnh Tử là tư tưởng dân chủ sơ khai Bằng cách diễn đạt cụ thể ông nêu ra các khía cạnh khác nhau của dân chủ trong lĩnh vực chính trị Trước hết là quan hệ giữa giữa cua và bề tôi Trong xã hội phong kiến vốn lấy chữ "trung" làm tiêu chuẩn cho các mối quan hệ Quan niệm về vua - nước - dân được ông xếp theo thứ tự quan trọng: dân quí nhất, xã tắc thứ hai, vua là nhẹ nhất Trong điều kiện chế độ quân chủ, những quan niệm dân chủ của Mạnh Tử đưa ra dẫu không thực hiện được, nhưng đó là những quan niệm tiến bộ Những nhà nho tiền bối hoặc các môn đệ sau này chưa ai nêu được những nội dung dân chủ xác đáng như vậy
Nhìn chung, học thuyết của Mạnh Tử đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của lĩnh vực chính trị như: quyền lực phong kiến, quan hệ cai trị, và bị cai trị,
Tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ trung đại
2.2.1 Đạo Bàlamôn Đạo Bàlamôn hình thành vào nửa đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên Trong thời kỳ này- thời kỳ Vêđa - ở ở Ấn Độ đã xuất hiện một chế độ xã hội đặc biệt gọi là chế độ vácna, còn gọi là chế độ "chủng tính", đẳng cấp Chế độ vácna dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, dòng họ, nghề nghiệp, tôn giáo Chế độ vácna hình thành trong quá trình người Arian chinh phục và thống trị người bản địa Đravida, trong quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quí tộc và thường dân Arian
Di sản quan trọng nhất về tư tưởng chính trị Bàlamôn giáo là Bộ luật Manu Trong Bộ luật này, nhà nước, chính quyền vua chúa chuyên chế và sự bất công về chính trị- xã hội được thần thánh hóa Trong xã hội tồn tại nhiều đẳng cấp, tựu chung có thể qui thành bốn loại, sắp xếp theo thứ tự trên dưới như sau:
- Đẳng cấp Brahman: là những tăng lữ, tu sĩ Bàlamôn
- Đẳng cấp Kshatriya: là tầng lớp quí tộc, vương công, võ sĩ
- Đẳng cấp Vaishya: là giới bình dân, gồm những người làm ruộng công xã, thợ thủ công và thương nhân
- Đẳng cấp Shudra: gồm đại bộ phận thổ dân Đravida, những kẻ tiện dân, tôi tớ và nô lệ Ngoài ra còn đẳng cấp Paria - những người cùng định, hạ đẳng, đáng nguyền rủa nhất của xã hội Chế độ chính trị đẳng cấp được Bộ luật Manu qui định rõ ràng như sau:
- Brahman đẳng cấp cao quí nhất, có trách nhiệm nghiên cứu và giảng dạy kinh Vêđa, lo việc tế tự, dâng lễ vật cho thần Họ nắm giữ độc quyền tri thức nên có quyền uy tối cao
- Ashtrivia có trách nhiệm học kinh Vêđa, trong coi việc nước, duy trì trật tự xã hội, ai cai trị và bảo vệ dân, dâng lễ vật cho thần
- Vaishya có nhiệm vụ lao động sản xuất nhằm cung cấp mọi thứ cần thiết cho xã hội, phải nộp thuế, phục vụ lao dịch binh dịch
- K'shudra có bổn phận phục vụ cho ba đẳng cấp trên, không được kêu ca, óan thán
Thực chất tư tưởng chính trị Bàlamôn giáo là một thứ lý luận nhằm bào chữa cho tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Nó là một thứ giáo lý nhằm mục đích thủ tiêu đấu tranh giai cấp, ngăn ngừa mọi sự phản kháng chế độ áp bức, bóc lột, duy trì trật tự xã hội đương thời Giáo lý của nó ra sức thuyết phục mọi người tin rằng, những nỗi đau khổ ở trên đời này chỉ là tạm thời và không đáng quan tâm, vì cuộc đời này là huyền ảo Chỉ có Brahman, đấng tối cao là có thật Nếu người ta bị khổ sở thì đó là vì kiếp trước người ta mắc nhiều tội lỗi, vi phạm luật Brahman do thân bạn Người bị áp bức chỉ có thể hy vọng ở kiếp sau sẽ ở đầu thai vào một vácna cao hơn, bằng cách thực hiện đúng luật Dharma, nghĩa là phải ra
30 sức làm việc, không kêu ca, biết an phận, biết nhẫn nhục Đó là thuyết luận hội (kim) của đạo Bàlamôn, mà sau này đạo Phật đã tiếp thu
Tóm lại, tư tưởng chính trị mang tính tôn giáo Balamôn đã phục vụ đắc lực cho chế độ đẳng cấp, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, thủ tiêu đấu tranh giai cấp, ngăn ngừa mọi sự phản kháng nhằm duy trì trật tự xã hội Chế độ chính trị đẳng cấp vácna được qui định bởi Bộ luật Manu thực sự là một chế độ hết sức bất công, tàn bạo Nó kìm hãm sự phát triển xã hội Ấn Độ thời cổ đại Tàn dư của nó còn rơi rớt mãi về sau Trải qua nhiều lần sửa đổi, dạo Bàlamôn đã chuyển dần thành đạo Hindu (Ấn Độ giáo), từng thịnh hành trong thời phong kiến và vẫn tồn tại cho đến ngày nay
2.2.2 Luận thuyết chính trị Arthasaxtra
Lịch sử tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ đại, tư tưởng chính trị trong cuốn Arthasaxtra có vị trí rất quan trọng, vì nó là cuốn chuyên khảo tập trung bàn về những vấn đề quyền lực nhà nước và quản lý xã hội Cuốn sách này được coi là của vị bộ trưởng thông thái Cautile, sống vào thế kỷ IV trước Công nguyên Đây là bộ sưu tập những lời khuyên khác nhau dành cho nhà vua về quản lý nhà nước, quản lý xã hội Cơ sở của cuốn sách là các sách giáo khoa chính trị khác nhau do các nhà tư tưởng chính trị tiền bối soạn thảo Vì vậy, cuốn sách này dựa trên truyền thống phong phú của hệ tư tưởng chính trị cổ Ấn Độ
Arthasaxtra đưa ra những phương pháp khác nhau trong việc quản lý nhằm bảo đảm sự yên bình" của đất nước Những biện pháp tổ chức và sử dụng do thám chống "phản loạn" được chú trọng Tuy nhiên, nhằm giảm bớt và chấm dứt những cuộc nổi dậy của quần chúng nhân dân, nên trong cuốn sách có viết: nhà vua buộc
31 những người nô lệ, người làm thuê và người thân thích nhất thiết phải có hành vi đúng đắn
Về đối ngoại, chiến tranh và hòa bình cũng được Cautile quan tâm, trong đó ông nói rõ rằng, mục đích của chiến tranh là nhằm chiếm đoạt tài sản, của cải, đất đai của quốc gia khác
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, kêu gọi sự thống nhất những kẻ nô dịch chống lại người lao động, Cautile đã đưa ra luận thuyết về sự ưu việt của chính sách "lợi ích" đối với "trách nhiệm tôn giáo" Vì thế, Arthasaxtra có một bước tiến so với những tư tưởng chính trị của Bàlamôn giáo kêu gọi chính trị phục vụ quyền lực của tôn giáo
Bàlamôn giáo với tư tưởng khủng định những đặc quyền đẳng cấp đã bị phê phán kịch liệt từ phía quân chúng lao khổ Sự gia tăng bóc lột nô lệ, sự phá sản và nó dịch nông dân đã làm nảy sinh và làm tăng sức chống đối tư tưởng thống trị Bàlamôn giáo Vào giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều giáo phái khác nhau Sự ra đời của các tôn giáo khác nhau có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhận xã hội thể hiện sự phản ứng của quần chúng lao khổ đối với xã hội, mà đáng chú ý là tư tưởng đòi sự bình đẳng giữa mọi người, không phụ thuộc vào đẳng cấp
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên, người sáng lập là Xithata Gotama Siddharta Gautama) (khoảng 563-483 trước Công nguyên), hiệu là Xakya Muni (Cakya Muni), tức Thích ca Mâu ni, con vua Kapilavastu ở miền rừng núi phía Nam Himalaya
Phật giáo là một thứ giáo lý thoát ly thực tế cuộc sống, phủ định đấu tranh giai cấp Tuy vậy, xét trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ thì về khách quan, đạo Phật cũng có mặt tích cực của nó, vì nó chủ trương sự "bình đẳng giữa chúng sinh", mở đường giải thoát cho tất cả người bị đè nén, tức là phản đối chế độ chủng tính đường thời So với đạo Bàlamôn chủ trương bạo lực và tăng cường sự cách biệt chủng tính, thì có thể nói, đạo Phật là một sự tiến bộ đáng kể Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặt tiền bộ này rất hạn chế vì nói chung đạo Phật không chủ trương xóa bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội, thái độ đối với áp bức giai cấp vẫn là nhẫn nhục, hòa hoãn, phục tùng Bởi vậy, về sau, khi giai cấp quí tộc chủ nô đã phát triển mạnh mẽ, đi đến xây dựng nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của họ thì đạo Phật trở thành chỗ dựa cho vương quyền và biến thành công cụ áp bức tinh thần của giai cấp chủ nô thống trị ở Ấn Độ cổ đại
Mặc dù vậy, số tín đồ Phật giáo trên thế giới hiện nay vẫn tồn tại và tăng trưởng lên tới khoảng 500 triệu người Điều đó chứng tỏ đạo Phật có những yếu tố tích cực của nó Vấn đề đặt ra hiện nay là phải nghiên cứu nó để chắt lọc những yếu tố hợp lý của nó, có định hướng đúng cho Phật sư, góp phần vì sự phát triển của xã hội hiện đại.