1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA

34 571 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Honda
Tác giả Nhóm Thực Hiện
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 295,98 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó. Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như doanh nghiệp Honda. Qua các năm phát triển doanh nghiệp Honda đã thể hiện được vị thế của mình và luôn quan tâm tới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình không những tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Honda” để nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nội dung và cách thức triển khai Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Honda trong thời gian qua, qua đó liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp để thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam để phát triển kinh tếxã hội ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tìm hiểu một số hoạt động về thực hiện trách nhiệm xã hội của Cong ty Honda trên toàn cầu và tại Việt Nam b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua điển cứu của công ty Honda trên toàn cầu và tại Việt Nam 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp ngiên cứu tại bàn: Quan sát và sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo, tạp chí, Internet, các trang Website thành phần công ty Honda toàn cầu và tại Việt Nam. Từ đó, tiến hành tổng hợp, phân tích và đề ra một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Cơ sở lý luận và thực tiễn về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Thực trạng việc thực hiện CSR tại công ty Honda toàn cầu. Thực trạng việc thực hiện CSR tại công ty Honda Việt Nam. Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện CSR của doanh nghiệp. I. PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1 Khái niệm và bản chất 1.1.1. Khái niêm của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social Responsibility được viết tắt là CSR. Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình. Theo quan điểm của Keith Davis “TNXN là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ” Theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm CSR được Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra là đầy đủ và toàn diện. Theo đó, “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”. 1.1.2. Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Trên thực tế, chúng ta hay nhìn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ trên bề nổi, tức là các hoạt động từ thiện, các chiến dịch mang tính thiện nguyện của doanh nghiệp mà thường ít để ý đến những vấn đề khác trong nội hàm hoạt động trách nhiệm xã hội như: chế độ đối với người lao động, môi trường, chất lượng, sự an toàn trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp… Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử. Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội. Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội 1.2. Những cách tiếp cận về trách nhiệm 1.2.1. Những cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Trang 2

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

I PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 3

1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 3

1.1 Khái niệm và bản chất 3

1.2 Những cách tiếp cận về trách nhiệm 3

II TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA 6

1 Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp Honda 6

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Honda toàn cầu 6

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Honda Việt Nam 7

2 Trách nhiệm xã hội của Honda toàn cầu 8

2.1 Hoạt động giáo dục 8

2.2 Hoạt động an toàn giao thông 9

2.3 Hoạt động bảo vệ môi trường 10

2.4 Hoạt động đóng góp cho cộng đồng 10

3 Trách nhiệm xã hội của Honda tại Việt Nam 12

3.1 Trách nhiệm xã hội đối với cổ đông 12

3.2 Trách nhiệm xã hội đối với nhà cung ứng 13

Trang 3

3.3 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với công tác bảo vệ môi

trường 13

3.4 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 14

3.5 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với cộng đồng 15

3.6 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đối với người tiêu dùng 19

3.7 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiếp đối với nhà nước 20

4 Tính hiệu quả các hoạt động về trách nhiệm xã hội của Honda 20

4.1 Góp phần phát triển kinh tế 20

4.2 Góp phần phát triển xã hội 21

III HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY HONDA 22

1 Hạn chế còn tồn tại trong trách nhiệm xã hội của công ty Honda 22

2 Giải pháp nâng cao hiệu quả trách nhiệm xã hội của công ty Honda 22

2.1 Về phía chính phủ nhà nước Việt Nam 22

2.2 Về phía doanh nghiệp 23

KẾT LUẬN 25

Trang 5

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trởthành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, nhưng ởViệt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâmđúng mức Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người laođộng, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồngbức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp Từ đó, các doanh nghiệp Việt Namnhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanhnghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay Doanh nghiệp thực hiện tráchnhiệm xã hội là góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiềuđơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó.

Vì vậy, ý thức được vấn đề này các doanh nghiệp đã chú trọng tới việc đưaCSR vào hoạt động kinh doanh của mình, điển hình như doanh nghiệp Honda Qua cácnăm phát triển doanh nghiệp Honda đã thể hiện được vị thế của mình và luôn quan tâmtới việc đưa CSR vào hoạt động kinh doanh của mình không những tại Việt Nam màtrên toàn thế giới Do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp Honda” để nghiên cứu

Trang 6

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về Trách nhiệm xã hội của doanhnghiệp, nội dung và cách thức triển khai Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Hondatrong thời gian qua, qua đó liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam Từ đó, đề xuất giảipháp để thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Việt Nam để phát triển kinh tế-

xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp Tìm hiểu một số hoạt động về thực hiện trách nhiệm xãhội của Cong ty Honda trên toàn cầu và tại Việt Nam

b Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiệnTrách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua điển cứu của công ty Honda trên toàncầu và tại Việt Nam

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp ngiên cứu tại bàn: Quan sát và sử dụng dữ liệu thứ cấp

từ báo, tạp chí, Internet, các trang Website thành phần công ty Honda toàn cầu và tạiViệt Nam Từ đó, tiến hành tổng hợp, phân tích và đề ra một số giải pháp thực hiệntrách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận và thực tiễn về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Thực trạng việc thực hiện CSR tại công ty Honda toàn cầu

Thực trạng việc thực hiện CSR tại công ty Honda Việt Nam

Giải pháp thúc đẩy việc thực hiện CSR của doanh nghiệp

Trang 7

I PHÂN TÍCH CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.1 Khái niệm và bản chất

1.1.1 Khái niêm của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate SocialResponsibility được viết tắt là CSR Mỗi tổ chức, công ty, chính phủ nhìn nhận CSRdưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độphát triển của mình

Theo quan điểm của Keith Davis “TNXN là sự quan tâm và phản ứng của doanhnghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế,công nghệ”

Theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm CSR được Nhóm phát triển kinh tế tưnhân của Ngân hàng thế giới đưa ra là đầy đủ và toàn diện Theo đó, “CSR là sự camkết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua nhữngviệc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong giađình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng nhưphát triển chung của xã hội”

1.1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Trên thực tế, chúng ta hay nhìn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ trên bềnổi, tức là các hoạt động từ thiện, các chiến dịch mang tính thiện nguyện của doanhnghiệp mà thường ít để ý đến những vấn đề khác trong nội hàm hoạt động trách nhiệm

xã hội như: chế độ đối với người lao động, môi trường, chất lượng, sự an toàn trongsản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…

Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạtmột chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử Trách nhiệm xã hội lànghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội Có trách nhiệm với xãhội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tối thiểu các hậu quả tiêu cựcđối với xã hội, có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội

Trang 8

1.2 Những cách tiếp cận về trách nhiệm

1.2.1 Những cách tiếp cận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

 Tiếp cận theo mô hình kim tự tháp

Mô hình kim tự tháp của Carroll (1979) là cách tiếp cận truyền thống và phổbiến nhất trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội (CSR) (Brin và Nehme, 2019)

Theo đó, trách nhiệm xã hội (CSR) được thể hiện ở 4 khía cạnh (trách nhiệmkinh tế, pháp lý, đạo đức, từ thiện) và được biểu trưng như một kim tự tháp từ đáy làtrách nhiệm kinh tế đến đỉnh là trách nhiệm từ thiện

 Tiếp cận theo yếu tố tác động trách nhiệm xã hội

Theo cách tiếp cận này, trách nhiệm xã hội đồng nghĩa với việc doanh nghiệp

tổ chức hoạt động kinh doanh có trách nhiệm đối với người lao động, có trách nhiệmbảo vệ môi trường, trách nhiệm đóng góp cho lợi ích cộng đồng, trách nhiệm đối vớikhách hàng, nhà cung ứng

1.2.2 Vai trò trách nhiệm xã hội doanh nhân đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

Trang 9

Như chúng ta đã biết Doanh Nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ khẳngđịnh thương hiệu của mình trong xã hội Do đó, đồng hành vào sự phát triển chung củađất nước không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích cho Doanh Nghiệp, từ đó, tạo ragiá trị nhân văn, văn hóa DN cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hộinhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

 Khẳng định thương hiệu của mình trong xã hội:

Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao uy tín củadoanh nghiệp, doanh nhân từ đó doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều lợi nhuận kinh tế

Giúp tăng giá trị thương hiệu, uy tín đáng kể Uy tín giúp doanh nghiệp tăngdoanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động

 Giúp điều chỉnh hành vi chủ thể kinh doanh:

Trách nhiệm xã hội cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đónggóp cho sự phát triển kinh tế xã hội Cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạtđộng, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro, thúc đẩy cam kết với người lao động, quan hệ tốtvới chính phủ và cộng đồng, tăng năng suất,…Bên cạnh đó nếu người lao động có điềukiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện chodoanh nghiệp tiếp cận thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình

 Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:

Trách nhiệm xã hội có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăngdoanh thu Tạo cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng Giúpgiảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm

 Góp phần giảm chi phí và tăng năng suất

Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặtcác thiết bị mới Chi phí sản xuất và năng suất lao động phụ thuộc chặt chẽ vào hệthống quản lý nhân sự Một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp doanhnghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể Chế độ lương, thưởng hợp

Trang 10

lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế

và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyểndụng và đào tạo nhân viên mới Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăngnăng suất lao động

 Thu hút nguồn lao động giỏi:

Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm.Việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là tháchthức đối với các doanh nghiệp

 Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia

Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, đối với các doanhnghiệp kinh doanh quốc tế là điều hết sức quan trọng trong việc nâng cao hình ảnhquốc gia Không hẳn là những hoạt động quảng bá, từ thiện hay tài trợ nhỏ lẻ mà hoạtđộng đòi hỏi tính liên tục, cam kết lâu dài cho lợi ích của Doanh nghiệp và lợi ích vủa

Trang 11

môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa cácdoanh nghiệp với nhau Pháp luật thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành độngđược coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.

 Đạo đức

Là những chuẩn mực, quy tắc, giá trị được xã hội công nhận nhưng chưa được

cụ thể hóa thành các văn bản luật Là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp, phụ thuộcvào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có vai trò trung tâm đối với tráchnhiệm xã hội

 Từ thiện

Là những hoạt động của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự kỳ vọng, mong đợi của

xã hội, những hành vi này được thực hiện thông qua các chương trình xã hội như tàitrợ học bổng cho học sinh, sinh viên, chương trình giao lưu tặng quà cho những người

có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người khuyết tật, người già neo đơn hoặc trẻ em

mồ côi,…

II TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA

1 Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp Honda

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Honda toàn cầu

Thương hiệu Honda được sáng lập bởi Soichiro Honda Ông sinh ngày17/11/1906 tại Yamahigashi, làng Komyo (nay là Tenryu)

Giai đoạn khởi nghiệp của Honda

Năm 1946, Soichiro Honda mua lại một nhà máy cũ đã bị tàn phá bởi chiếntranh để đặt những viên gạch đầu tiên của đế chế Honda Sau khi chiến tranh kết thúc,Soichiro Honda nhận thấy thị trường đang có nhu cầu lớn về một phương tiện đi lại cóđộng cơ nhỏ, tiện lợi với giá thành rẻ Chính vì thế ông đã bắt tay ngay vào việc sảnxuất động cơ nhỏ dành cho xe đạp

Trang 12

Năm 1947, chiếc xe máy đầu tiên do Soichiro Honda chế tạo chính thức ra mắt kháchhàng Nhật Bản Mẫu xe ngay lập tức trở thành cơn sốt và bán “đắt như tôm tươi” bởinhu cầu cực kỳ lớn.

Tháng 9/1948, Soichiro Honda chính thức thành lập công ty Honda Motor vàsản phẩm đầu tiên của công ty chính là chiếc Cub huyền thoại Xe máy Club nhanhchóng thu hút được các chị em phụ nữ, đây cũng chính là mẫu xe đầu tiên của Hondađược xuất khẩu sang Mỹ

Năm 1959, Honda Motor chính thức có văn phòng tại Mỹ và sau đó là hàng loạtcác thị trường khác như Đức, Pháp, Bỉ, Anh, Australia và Canada Trong thập niên 60,Honda bỗng trở thành một hiện tượng trong ngành công nghiệp sản xuất xe máy

Honda lấn sân sang lĩnh vực sản xuất ô tô:

Năm 1960, Honda lấn sân sang sản xuất ô tô nhưng phải đến năm 1973, hãngmới cho ra mắt sản phẩm đầu tiên mang tên Civic sử dụng động cơ CVCC

Accord là sản phẩm thứ 2 ra mắt vào năm 1976 và cũng mang lại thành công vang dộicho Honda

Honda thành lập thương hiệu xe sang Acura

Năm 1984, Honda đã thành lập một thương hiệu hạng sang Acura và thị trườngđầu tiên mà Honda nhắm đến chính là Mỹ

Tính đến tháng 6/1987, thương hiệu Acura giao đến tay khách hàng Mỹ hơn 100.000

xe Vì thế Honda luôn tự hào khi nhắc đến Acura thời điểm bấy giờ

Honda ở thời điểm hiện tại

Đến thời điểm hiện tại, Honda đã có mặt tại 33 quốc gia với hơn 129 cơ sở vàkhả năng cung ứng ra thị trường 20 triệu xe bao gồm cả ô tô và xe máy Riêng vớimảng xe máy, Honda đang dẫn đầu cả thế giới

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Honda Việt Nam

Trang 13

Honda Việt Nam được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liêndoanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan)

và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sảnphẩm chính: xe máy và xe ô tô 25 năm có mặt tại Việt Nam Honda Việt Nam đãkhông ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vựcsản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam

Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượngcao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh Với khẩu

hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ và cùng mọi

người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân

và xã hội

Honda Việt Nam là công ty dẫn đầu ngành công nghiệp xe máy Việt Nam vớitổng vốn đầu tư lên hơn 400 triệu USD, sản lượng lên 1,5 triệu xe/ năm Đây là dòngsản phẩm xe máy được khách hàng yêu mến nhất với giải thưởng “tin và dùng” do độcgiả của Thời báo Kinh tế Việt Nam (2006), Hàng Việt Nam chất lượng cao trong 9năm, giải thưởng Rồng Vàng trong 6 năm liên tiếp, dẫn đầu xuất khẩu 2002-2007,vinh dự trở thành nhà sản xuất xe máy duy nhất đạt danh hiệu “Doanh nghiệp xuấtkhẩu xuất sắc 2006” và đón nhận danh hiệu doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 2007 do BộCông Thương trao tặng Đây là doanh nghiệp đi đầu trong các hoạt động An toàn giaothông và đóng góp xã hội Honda Việt Nam đã 2 lần vinh dự được UBATGT quốc giatrao tặng bằng khen vì đã có thành tích to lớn trong công tác an toàn giao thông

Tháng 3 năm 2015, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ

Kế Hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam – đánh dấu cột mốclịch sử quan trọng trong sự phát triển của công ty

Bắt đầu hoạt động kinh doanh ô tô từ năm 2006, chỉ sau hơn 1 năm, Honda ViệtNam đã xây dựng thành công nhà máy, mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bánhàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên làHonda Civic vào tháng 8 năm 2006 Không ngừng nỗ lực để đa dạng hóa sản phẩm,mẫu xe Honda CR-V tiếp tục được Honda Việt Nam giới thiệu vào tháng 12 năm 2018

và Honda City vào tháng 6 năm 2013 Ngoài những dòng xe sản xuất trong nước,

Trang 14

Honda Việt Nam còn nhập khẩu thêm các mẫu xe sedan và mẫu xe đa dụng cao cấp.Tính đến nay, Honda Việt Nam đã cung cấp cho thị trường ô tô Việt Nam 3 dòng xephục vụ cho các nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng.

2 Trách nhiệm xã hội của Honda toàn cầu

2.1 Hoạt động giáo dục

Dựa trên sứ mệnh hỗ trợ thanh thiếu niên và giáo dục khoa học, Quỹ Honda Hoa Kỳ (AHF) đã trao các khoản tài trợ với tổng trị giá hơn 1,5 triệu đô la cho 29 tổ chức phi lợi nhuận trên khắp Hoa Kỳ vào năm 2020.Ngoài ra, là một phần của cam kết

5 năm trị giá 2,5 triệu đô la, Quỹ tiếp tục hỗ trợ Sáng kiến hợp tác dành cho thanh niên

da màu STEM / STEAM của mình tại California

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, Honda tổ chức chương trình giáo dục cho trẻ em thông qua bài giảng video cho phép người học tự học bằng cách sử dụng các thiết bị máy tính bảng và TV Trong tương lai, Honda sẽ tiếp tục đẩy mạnh số hóa các chương trình nhằm nâng cao giáo dục trực tuyến Hàng năm, Honda chi tới hàng chục triệu đôla cho hoạt động giáo dục trên toàn thế giới Các hoạt động được tổ chức tại khắp nơi trên thế giới nhằm giúp mọi người có được sự hiểu biết đúng đắn và cuộc sống tốt đẹp hơn

2.2 Hoạt động an toàn giao thông

Nhằm củng cố một xã hội giao thông an toàn và thuận tiện hơn, Honda đã thànhlập Trung tâm hỗ trợ lái xe an toàn vào năm 1970 Trong đó, Honda đặc biệt ưu tiênphát triển các chương trình đào tạo lái xe Với mục tiêu giảm thiểu các vụ tai nạn nóichung và các vụ tai nạn có tỷ lệ tử vong cao nói riêng, trung tâm đã tạo ra bốn chươngtrình mới nhằm nâng cao thói quen lái xe bằng cách tăng cường sự hiểu biết của ngườilái xe Honda đã không ngừng mở rộng các hoạt động giáo dục lái xe an toàn chokhách hàng và dân cư địa phương ở các quốc gia Hiện nay, Honda đã thiết lập được

33 trung tâm lái xe an toàn trên toàn thế giới, trong đó riêng ở Nhật Bản đã có tới 8trung tâm Con số này sẽ tiếp tục được tăng lên đáng kể trong thời gian tới

Trang 15

Tập đoàn đa quốc gia Honda tiếp tục phát triển và ứng dụng những công nghệmới nhằm phòng tránh tai nạn, giảm thiểu thương tích khi xảy ra tai nạn Từ các sốliệu thống kê về tình trạng tai nạn giao thông tại Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới,Honda cho rằng để hạn chế tình trạng tai nạn giao thông gia tăng, các nhà sản xuất ô tô

và các bên có liên quan trong đó có các chính quyền địa phương cần tăng cường phốihợp để xây dựng, ban hành và thực thi các quy định về an toàn giao thông.Kết hợp vớituyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về an toàn giao thông, hàng nămHonda đã chi khoản tài chính lớn cho tuyên truyền, cổ động lái xe an toàn,cáp phát mũbảo hiểm cho các đối tượng ưu tiên

Honda tổ chức các lớp học về an toàn giao thông cho các em nhỏ bởi một trongnhững ưu tiên hàng đầu của Honda là bảo vệ trẻ em khỏi những tai nạn giao thông.Với mục đích tạo cho các em cơ hội có được những kiến thức cơ bản về an toàn trênđường phố, Honda bắt đầu chiến dịch an toàn giao thông dành cho trẻ em mẫu giáo.Chương trình được tổ chức rộng rãi khắp Nhật Bản, bắt đầu ở Tokyo vào năm 1999sau đó mở rộng ra các địa phương khác nơi Honda có nhà máy như Suzuka vàHamamatsu (2003), Kumamoto và Tochigi (2004) và không ngừng mở rộng trong cácnăm tiếp theo Chỉ tính riêng năm 2008, chương trình đã đến thăm 641 trường mầmnon và các nhà trẻ ở Nhật Bản Điều làm cho chương trình học trở nên hiệu quả đó là

sự tham gia của các nghệ sĩ Họ luôn làm cho bài học trở nên thú vị và bổ ích để thúcđẩy trí sáng tạo của trẻ thông qua các câu chuyện, bộ phim về giao thông, những bàitrắc nghiệm hài hước và cơ hội được diễn thuyết trước các bạn Với những bài học lýthuyết và thực hành về an toàn giao thông đường bộ thú vị trong chương trình An toàngiao thông đã đem lại cho các bạn nhỏ thật nhiều niềm vui

2.3 Hoạt động bảo vệ môi trường

 Thực hiện CSR là bảo vệ môi trường Ngay từ những năm 1972, để đáp ứng cácquy định quốc tế quy định về việc giới hạn khí thải NOx, Honda đã phát minh ra động

cơ CVCC là động cơ đầu tiên thỏa mãn được yêu cầu Chính điều này đã khẳng địnhnhững nỗ lực của Honda khi tiến hành CSR trong công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩmvới khí thải ít gây độc hại đổi mới môi trường Không những vậy, một mục tiêu rất táobạo mà Honda đặt ra cho tới năm 2050 đó chính là phấn đầu khí thải CO2 xuống còn

“0” để bảo vệ môi trường Để đạt được mục tiêu này cần có những nỗ lực rất lớn từ

Trang 16

Honda, đặc biệt nỗ lực trong việc thay đổi công nghệ sản xuất và thói quen tiêu dùngcủa khách hàng

 Bằng việc thực hiện giám sát chặt chẽ việc đánh giá tác động của toàn bộ quytrình sản xuất đến môi trường và xây dựng các chính sách cụ thể đề làm giảm lượngkhí thải CO2 ra môi trường Nhờ những nỗ lực của toàn hệ thống, Honda đã được đánhgiá là một trong 500 công ty hàng đầu thế giới về chất lượng khí thải ra môi trường từnăm 2013

2.4 Hoạt động đóng góp cho cộng đồng

Kể từ khi Công ty được thành lập, Honda đã tìm cách đóng góp cho xã hội và

khách hàng bằng cách tạo ra các sản phẩm và công nghệ chất lượng đồng thời tồn tạihài hòa với các cộng đồng nơi tổ chức hoạt động của mình

Hiện tại, Honda đang thực hiện các hoạt động xã hội khác nhau tại sáu khu vựchoạt động của Công ty trên toàn thế giới, nhằm mục đích chia sẻ niềm vui với mọingười trên toàn thế giới và trở thành một công ty mà xã hội mong muốn tồn tại Để cóthể chia sẻ niềm vui, Honda sẽ tiếp tục theo đuổi các hoạt động đóng góp xã hội khácnhau đồng thời giao lưu với khách hàng và người dân địa phương

Vào tháng 6 năm 2021, Honda một lần nữa tổ chức Lễ trao giải từ thiện Honda

C-card cùng với Hiệp hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và Ủy ban UNICEF Nhật Bản Nămtài chính 2021 đánh dấu năm thứ 26 Honda quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện,với tổng số tiền quyên góp cho hai tổ chức hiện nay là khoảng 990 triệu yên

Kể từ năm 1991, Honda là nhà tài trợ quốc gia cho Ride for Kids, hoạt động lâu

đời nhất, sự kiện từ thiện mô tô thành công nhất cả nước Trong hơn 35 năm, PBTF đãthúc đẩy các chương trình nghiên cứu cứu sống và hỗ trợ gia đình cho trẻ em và thanhthiếu niên bị u não, căn bệnh nguy hiểm nhất mà trẻ em phải đối mặt ở Hoa Kỳ, với tưcách là công ty dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống u não ở trẻ em

Cuộc thi Ride for Kids ảo cũng tiếp tục duy trì truyền thống của những ngườitham gia kiếm cơ hội giành được một chiếc xe máy Honda mới, với việc Honda Mỹ đãtặng tám chiếc xe máy để hỗ trợ trong năm nay Ride for Kids đóng một vai trò quan

Trang 17

trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh u não ở trẻ em, và Honda và các tay đua sẽkhông để một đại dịch ngăn cản họ hỗ trợ những đứa trẻ này

Honda đã thực hiện một nỗ lực toàn công ty để giúp cung cấp giải pháp cho

nhiều thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra, kết hợp các yếu tố về khả năng sảnxuất, thiết kế và kỹ thuật của mình trong các sáng kiến khác nhau nhằm giúp đỡ xã hội

và giải quyết tình trạng thiếu thiết bị y tế Trong phản ứng ban đầu, các công ty Honda

đã kiểm kê thiết bị bảo vệ cá nhân của họ (PPE) và tặng thiết bị cho các bệnh viện, cơ

sở y tế địa phương và những người phản ứng đầu tiên Các cơ sở của Honda ở Bắc Mỹ

đã tặng hơn 200.000 vật phẩm cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vànhững người phản ứng đầu tiên, bao gồm găng tay, tấm che mặt, khẩu trang bảo hộN95, khăn lau cồn, khẩu trang che nửa mặt và các loại đồ bảo hộ khác

Ngoài ra, Honda đã chuyển đổi các cơ sở của mình để hỗ trợ sản xuất PPE quantrọng và sử dụng các khái niệm thiết kế để giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt và nhucầu chăm sóc sức khỏe phải đối mặt với đại dịch Trang bị thêm 10 xe tải nhỏ Odysseycho Thành phố Detroit sử dụng để vận chuyển an toàn những người có khả năng bịnhiễm COVID-19, cũng như nhân viên y tế Để bảo vệ sức khỏe của người lái xe khỏi

sự lây nhiễm giọt nước trong quá trình vận chuyển, Honda Odysseys đã được trang bịthêm một thanh chắn bằng nhựa phía sau khu vực ghế ngồi phía trước, cũng như sửađổi hệ thống thông gió để duy trì chênh lệch áp suất không khí giữa khu vực ghế ngồiphía trước và phía sau

Quỹ Honda đã hợp tác với Quỹ Tuổi thơ Úc trong chiến dịch quyên góp đầu

tiên vào cuối năm Với sự giúp đỡ của các chủ sở hữu Honda, nó đã quyên góp được32.655 AUD để hỗ trợ và mua “Bộ dụng cụ chữa bệnh cho những trái tim nhỏ” cho trẻ

em cần những công cụ cá nhân hóa đặc biệt để giúp chữa lành trái tim bé bỏng củanhững người từng trải qua tổn thương thời thơ ấu Tổ chức Tuổi thơ Úc bảo vệ, hỗ trợ

và chữa lành những trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực và lạm dụng

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 08/12/2021, 15:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

• Tiếp cận theo mô hình kim tự tháp - PHÂN TÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP HONDA
i ếp cận theo mô hình kim tự tháp (Trang 6)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w