- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit[r]
Trang 1Chủ đề 2: AXIT – BAZƠ – MUỐI – HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH
Ngày soạn: 02/09/2018
Ngày dạy: 04→12/09/2018
Lớp dạy: 11A1, 11A4, 11A5
Tiết theo PPCT: 05
Số tiết: 01
I Mục tiêu của chủ đề:
1 Kiến thức:
Biết được :
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut
- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit
2 Kỹ năng:
- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể
- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh
* Trọng tâm:
- Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-re-ni-ut
- Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li
3 Thái độ:
HS có thái độ học tập tích cực, yêu thích môn học
4 Định hướng năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
II Phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: đàm thoại
- Kỹ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ
III Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1 Chuẩn bị của GV:
PHT, câu hỏi và BT đánh giá,…
2 Chuẩn bị của HS:
Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV
IV Tổ chức các hoạt động học:
1 Cấu trúc của chủ đề và mô tả các năng lực cần phát triển:
Tiết theo
PPCT
Cấu trúc nội dung của chủ đề Nội dung tích
hợp
Định hướng năng lực cần phát triển
Thời lượng
05
A Hđ khởi động
B Hđ hình thành kiến thức
I Axit
II Bazơ
III Muối
IV Hiđroxit lưỡng tính
C Hđ luyện tập
* Dặn dò
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực vận dụng
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
10 phút
15 phút
15 phút
5 phút
2 Thiết kế chi tiết từng hoạt động học:
A Hoạt động khởi động:
a Mục tiêu của hoạt động:
Trang 2Dựa vào kiến thức đã biết, tìm hiểu những kiến thức chưa biết của HS
b Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra PHT
- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành nội dung trong PHT
PHIẾU HỌC TẬP
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
1 Nêu một số ví dụ về axit, bazơ, muối mà em biết? Viết phương trình điện li của chúng?
2 Từ các ví dụ trên, hãy rút ra kết luận về đặc điểm chung của các loại hợp chất trên?
3 Hãy viết phương trình điện li của các chất sau: Zn(OH)2; Al(OH)3? Từ đó rút ra đặc điểm của các hiđroxit lưỡng tính?
c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS hoàn thành PHT
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua quan sát hoạt động của HS, GV biết được HS gặp những khó khăn gì, đã nắm được những kiến thức nào, chưa nắm được những kiến thức nào để có biện pháp hỗ trợ hợp lý
B Hoạt động hình thành kiến thức:
a Mục tiêu của hoạt động:
Biết được :
- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa
- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể
b Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV tổ chức cho các nhóm HS trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
I Axit:
Vd: HCl H+ + Cl
H2SO4 H+ + HSO4
HNO3 H+ + NO3
CH3COOH CH3COO- + H+
→ Đ/n: Theo thuyết Areniut: axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+
* Axit nhiều nấc:
Vd: H3PO4 H+
+ H2PO4
H2PO4- H+ + HPO42- axit 3 nấc
HPO42- H+ + PO4
3-II Bazơ:
Vd: NaOH Na+ + OH
KOH K+ + OH
Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH
-→ Đ/n: Theo thuyết Areniut: bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-
III Muối:
Vd: Na2SO4 2Na+ + SO4
KNO3 K+ + NO3
NH4Cl NH4+ + Cl
-→ Đ/n: Theo thuyết Areniut: muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+)
và anion gốc axit
* Phân loại:
- Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn H có khả năng phân li ra H+ Vd: NaCl,…
- Muối axit: là muối mà anion gốc axit vẫn còn H có khả năng phân li ra H+ Vd: NaHCO3,…
* Sự điện li của muối trong nước:
- Hầu hết các muối khi tan trong nước đều phân li hoàn toàn, trừ một số muối như HgCl2,
Trang 3Hg(CN)2,…
- Sự điện li của muối trung hòa:
Vd: KNO3 K+ + NO3
Na2CO3 2Na+ + CO3
K3PO4 3K+ + PO4
(NH4)2SO4 2NH4+ + SO4
2 Sự điện li của muối axit:
Vd: NaHCO3 Na+ + HCO3
HCO3- H+ + CO3
NaHS Na+ + HS
HS- H+ + S
2-IV Hiđroxit lưỡng tính:
Vd: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- (phân li kiểu bazơ)
Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- (phân li kiểu axit)
→ Đ/n: hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ
- Tất cả các hiđroxit lưỡng tính đều là chất ít tan trong nước và điện li yếu
c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS trình bày kết quả thảo luận và ghi kết luận vào vở
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua kết quả trình bày của HS, GV đánh giá được mức độ nhận thức của HS
C Hoạt động luyện tập:
a Mục tiêu của hoạt động:
HS viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối và hiđroxit thường gặp, tính nồng
độ và khối lượng các chất,…
b Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV nêu BT
- HS hoàn thành BT theo nhóm
- GV chữa BT
c Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
* Sản phẩm:
HS hoàn thành BT
Bài 1: Viết phương trình điện li của các hiđroxit sau theo 2 kiểu axit, bazơ: Al(OH)3; Cr(OH)3; Pb(OH)2; Sn(OH)2
Giải: Al(OH)3 Al3+ + 3OH
Al(OH)3 H+ + AlO2- + H2O
Pb(OH)2 Pb2+ + 2OH
Pb(OH)2 2H+ + PbO2
Sn(OH)2 Sn2+ + 2OH
Sn(OH)2 2H+ + SnO2
2-Bài 2: Tính nồng độ mol các ion có trong dd sau:
a 100 ml dd chứa 4,26 gam Al(NO3)3
b 0,2 lit dd chứa 11,7 gam NaCl
Giải:
a Al(NO3)3 Al3+ + 3NO3
4,26
213 = 0,02 mol 0,02 mol 0,06 mol
[Al3+] = 0,02
0,1 = 0,2 (M); [NO3
-] = 0,06 0,1 = 0,6 (M)
b NaCl Na+ + Cl
Trang 411,7
58,5 = 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol
[Na+] = [Cl-] = 0,2
0,2 = 1 (M)
* Đánh giá kết quả hoạt động:
Thông qua kết quả trình bày của HS, GV đánh giá được mức độ nhận thức của HS
V Câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá:
Câu 1: Nhóm ion nào dưới đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch?
A Cu2+; Cl-; Na+; OH-; NO3- B Na+; Ca2+; NO3-; Fe3+; Cl-
C Fe2+; K+; NO3-; OH-; NH4+ D NH4+; CO32-; HCO3-; OH-; Al3+
Câu 2: Theo thuyết Areniut, axit là chất
A khi tan trong nước phân li ra ion OH- B khi tan trong nước chỉ phân li ra ion H+
C khi tan trong nước phân li ra ion H+ D khi tan trong nước chỉ phân li ra ion OH- Câu 3: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
Câu 4: Nhận định nào sau đây về muối axit là đúng nhất?
C Muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh D Muối vẫn còn H có thể phân li ra cation H+. Câu 5: Dung dịch X có chứa: a mol Na+; b mol Al3+; c mol Cl- và d mol SO42- Biểu thức nào sau đây đúng?
A a + b = c + d B a + 3b = c + 2d C a + 3b = - (c + 2d) D a + 3b + c + 2d = 0 Câu 6: Dung dịch A chứa 0,23 gam ion Na+; 0,12 gam ion Mg2+; 0,355 gam ion Cl- và m gam ion
SO42- Số gam muối khan sẽ thu được khi cô cạn dung dịch A là
Câu 7: Phương trình điện li nào sau đây viết không đúng?
A Na3PO4 3Na+ + PO43- B CH3COOH CH3COO- + H+
Câu 8: Trung hòa 100 ml dung dịch KOH 1 M cần dùng V ml dung dịch HCl 1 M Giá trị của V là
VI Dặn dò:
GV dặn HS về nhà ôn tập kiến thức đã học, làm BTTN và chuẩn bị nội dung chủ đề tiếp theo