1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác Kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam

39 379 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 353 KB

Nội dung

Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế Quốc tế, để có thể bắt nhịp với các nước phát triển đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị kỹ càng và chủ động về mọi mặt. Xây dựng một môi trườn

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC

TẠI CÔNG TY MAY MỸ HƯNG

Giáo viên hướng dẫn : THS NGUYỄN THỊ THU HÀ

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp bắt kịp với cơ chế mới và làm ăn có hiệu quả Tuy nhiên cũng không ít doanh nghiệp vẫn trong tình trạng làm ăn thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan trọng nhất là công tác tổ chức sản xuất ở các doanh nghiệp đó còn quá yếu kém và vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ Điều này đã giải thích lý do một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn…nhưng sản xuất kinh doanh không có hiệu quả Công ty may Mỹ Hưng là một doanh nghiệp nhà nước đã qua chặng đường 25 năm (1981 - 2006) hình thành và phát triển, qua nhiều giai đoạn và đã nhiều lần thay đổi cách tổ chức sản xuất Đến nay công tác tổ chức sản xuất đã ổn định và bắt đầu làm ăn có hiệu quả Tuy vậy để theo kịp với sự phát triển và kế hoạch tăng tốc của ngành Dệt may Việt Nam thì việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm Sau thời

gian thực tập tại công ty em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc”làm luận văn tốt

nghiệp của mình Kết cấu luận văn được chia thành hai chương:

Chương I: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty May Mỹ Hưng

Chương II: Một số giải pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc tai Công ty May Mỹ Hưng.

Trang 3

CHƯƠNG I

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY MAY MỸ HƯNG

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

1.Quá trình thành lập Công ty, chức năng, nhiệm vụ

1.1 Quá trình thành lập Công ty

Công ty Thương mại Mỹ Hưng là một doanh nghiệp ra đời ngày 15/12/1981 theo quyết định số 1365 - TCCB của Bộ Ngoại thương nay là Bộ Thương Mại - trong hoàn cảnh Nhà nước ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển kinh tế, khuyến khích đẩy mạnh xuất nhập khẩu Nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt chỉ tiêu phải giao nộp theo kế hoạch, xuất hiện các yêu cầu qua nghị định như trao đổi hàng Clearing.

Điểm quá trình hình thành và phát triển của Công ty từ năm 1981 đến nay, chúng ta có thể chia thành 2 giai đoạn lớn:

* Giai đoạn 1:

Thời kỳ 1991 - 1998, đất nước ta trải qua những biến đổi sâu sắc về KINH TẾ - XH do những chính sách đổi mới của Đảng, kinh tế thị trường với cách quản lý theo kinh tế tập trung và bị suy kiệt do khủng hoảng kéo dài hàng chục năm Chính sách quản lý xuất nhập khẩu lúc thoát lúc mở không đồng bộ thì khi chồng chéo không phù hợp với những diễn biến phức tạp của thị trường hàng hoá.

Hoạt động tài chính ngân hàng phát triển chậm, kinh doanh nặng lại tính quản lý bao cấp hơn là dịch vụ Thị trường biến đổi phức tạp, lạm phát liên tục tăng cao Thời kỳ này Công ty Thương mại Mỹ Hưng với tổng số vốn kinh doanh ban đầu chỉ vẻn vẹn 139.000.000đ Việt Nam (Nhà nước không cấp vốn doanh nghiệp vì cho rằng kinh doanh uỷ thác không cần

Trang 4

trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ rất ít Tổng khi đó với phương thức hoạt động hoàn toàn mới Công ty hầu như không có thị trường và chỉ có một số ít bạn hàng nước ngoài Trước tình hình đó Công ty lo tổ chức ổn định bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên Đồng thời tuỳ theo sự phát triển của thị trường Công ty được đề nghị nhận thêm các nhiệm vụ như: đổi hàng, làm ăn với Liên Xô và Đông âu, nhập hàng tiêu dùng, đầu tư vào sản xuất, xuất nhập khẩu uỷ thác gia công may mặc, tham gia cổ đông ngân hàng XNK, kinh doanh bất động sản

Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty nên cho đến năm 1993 Công ty đã tăng số vốn từ 139.000.000 đ Việt Nam lên tới số vốn khoảng 24 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2

Thời kỳ 1993 đến nay, nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở tiếp tục phát triển mạnh mẽ Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh với chính sách ủng hộ tư nhân trả lương cao đã thu hút nhiều cán bộ giỏi vào các Công ty nước ngoài Chính sách đổi mới kinh tế làm cho ngày càng nhiều đối tượng tham gia xuất nhập khẩu Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhiều khi là sự cạnh tranh không lành mạnh Các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp Nhà nước mất dần, do đó Công ty bị mất một số thị trường

Trước tình hình đó Công ty đã nhanh chóng hoàn thành việc thống nhất hai Công ty và tập trung tất cả cho sản xuất kinh doanh Công ty chủ trương đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tạo 3 mảng kinh doanh - sản xuất và dịch vụ trong đó lấy kinh doanh xuất nhập khẩu làm trọng tâm, với khả năng đoàn kết tốt nội bộ, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể sau 25 năm hình thành và phát triển.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ Công ty

a Chức năng của Công ty

Công ty Thương mại Mỹ Hưng ra đời với chức năng ban đầu:

Trang 5

+ Trực tiếp XNK hoặc nhận uỷ thác XNK mọi mặt hàng ngoài do chỉ tiêu giao nộp của địa phương, các ngành, các xí nghiệp từ Bình Trị Thiên trở ra.

+ Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh.+ Kinh doanh về cung ứng hàng hoá xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.

+ Trao đổi hàng hoá ngoài nghị định thư với các nước thuộc khu vực I

Sau khi các nước XHCN Đông âu và Liên Xô tan rã, chức năng của Công ty đã có những thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới Công ty hiện nay thực hiện các chức năng sau:

+ Trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc nhận uỷ thác XNK mọi mặt hàng ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp từ Bình Trị Thiên trở ra.

+ Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh.+ Kinh doanh về cung ứng hàng hoá xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.

+ Công ty còn thực hiện đầu tư và sản xuất

+ Công ty thực hiện mở rộng hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu, lấy đây là hoạt động mũi nhọn (mà đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng gia công may mặc).

- Mục đích kinh doanh của Công ty là nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng thu ngoại tệ và phát triển đất nước.

b Nhiệm vụ

- Tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định,

Trang 6

- Thực hiện phân phối thep lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt đời sống vật chất văn hoá và không ngừng nâng cao nghề nghiệp CBCNV.

- Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác kinh tế với các tổ chức và cá nhân nước ngoài

- Công ty phải chấp hành tốt nguyên tắc về quản lý kinh tế của Nhà nước, sử dụng tốt lực lượng lượng tốt lao động, nguồn vốn, tài sản và đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh

1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty

Hiện nay, với số vốn tới khoảng 50 tỷ đồng, số cán bộ công nhân viên là 520 người (không kể công nhân xí nghiệp) Ban giám Đốc bao gồm 4 đồng chí chỉ đạo chung trong đó là 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc Có 4 phòng chức năng bao gồm: phòng kế toán tài vụ, phòng tổng hợp hay phòng thị trường, phòng tổ chức và phòng quản trị Có 8 phòng nghiệp vụ, 1 xưởng lắp ráp, 3 cửa hàng, 2 liên doanh, 3 chi nhánh, 1 xí nghiệp may Cơ cấu tổ chức của Công ty được khái quát hoá qua sơ đồ sau:

Trang 7

GIÁM ĐỐC

Chi nhánh Đà Nẵng

Chi nhánh Hải Phòng

Liên doanh

Các phòng Nghiệp vụ

PhòngKT-TVPhòng

Quản trÞTổng hợpPhòng

PhòngTổ chức

Trang 8

2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Trang 9

II Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng dến hoạt động xuất khẩu của công ty may Mỹ Hưng

1 Đặc điểm sản phẩm và thị trường may xuất khẩu.

Hoạt động chủ yếu của công ty là gia công hàng may mặc cho nước ngoài Ngoài ra Công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa Cơ cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú Ngoài các mặt hàng truyền thống của Công ty như áo sơ mi, Jacket, đồng phục cho cơ quan thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, quần áo thể thao, váy bầu…Tuy nhiên mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các mặt hàng sản xuất Bên cạnh đó Công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực kinh doanh phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng mua bán áo và đồng phục trẻ em

87,612,4Cơ cấu theo giới tính:

+ Nam+ Nữ

5841,9

Trang 10

Cơ cấu theo trình độ:+ ĐH - Cao đẳng+ Phổ thông trung học+ Trình độ khác

42,637,616,1Cơ cấu tay nghề, bậc thợ:

+ Bậc 1+ Bậc 2+ Bậc 3+ Bậc 4

16,33930,713,9Qua số liệu trên cho thấy tổng số lao động TB năm 2004 tăng 62% so với năm 2003, năm 2005 tăng 21% so với năm 2004

Năm 2003: Số lao động trực tiếp chiếm 77,8% Số lao động gián tiếp chiếm 22,2%Năm 2004: Số lao động trực tiếp chiếm 82,2%

Số lao động gián tiếp chiếm 17,8%Năm 2005: Số lao động trực tiếp chiếm 87,6%

Số lao động gián tiếp chiếm 12,4%.

Qua số liệu chúng ta thấy số công nhân của năm sau đều cao hơn năm trước, điều đó chứng tỏ công ty ngày càng lớn mạnh, làm ăn có lãi và ngày càng được mở rộng, đồng thời chất lượng lao động được cải thiện đáng kể trong năm 2005 tăng thêm số lao động có kỹ thuật Mỗi năm khi tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, công ty tiến hành lập kế hoạch tuyển và chủ động cơ cấu lại lao động theo kế hoạch.

3 Đặc điểm quy trình công nghệ

Lãnh đạo Công ty thường xuyên định kỳ đánh giá, có biện pháp cải tiến tổ chức quản lý để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh Mục tiêu của đánh giá và cải tiến là để tạo ra năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Như việc xắp xếp và hợp lý hoá trên các dây truyền sản

Trang 11

xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại, cải tiến cơ cấu tổ chức.

Năm 2003 lãnh đạo Công ty đã thực hiện cải tiến tổ chức sản xuất tách các xí nghiệp cũ mỗi ca sản xuất thành một xí nghiệp thành viên từ đó toàn Công ty chỉ làm việc 01 ca/Ngày Cho tới nay Công ty có 7 xí nghiệp thành viên và một tổ sản xuất trực thuộc phòng kỹ thuật quản lý.

Năm 2004 Công ty đã đưa hệ thống thiết kế mẫu và các sơ đồ trên máy vi tính vào hoạt động Phòng kỹ thuật cung cấp toàn bộ mẫu sơ đồ cho các đơn vị may để cắt bán thành phẩm Song do đặc điểm các đơn đặt hàng nhỏ, mẫu mã thay đổi thường xuyên, chu kỳ sản xuất ngắn hơn nữa do mỗi đơn vị may có một tổ cắt nên thiết bị cắt, ép mếch bị phân tán nên không tận dụng hết khả năng của thiết bị Chính vì vậy tháng 9/2004 Công ty đã tập trung lại thành 3 tổ cắt giao cho phòng kỹ thuật quản lý buổi đầu mang lại hiệu quả tốt cung cấp đầy đủ kịp thời bán thành phẩm cho các xí nghiệp may, chất lượng cắt đảm bảo hơn, quản lý nguyên liệu được chặt chẽ hơn.

Năm 2005, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9002 chính vì vậy đã phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận Mọi công việc đều có sự kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu theo các qui trình, các hướng dẫn và thực hiện ghi chép theo các mẫu biểu qui định Chính vì vậy mà lãnh đạo công ty nắm chắc được khâu nào mạnh, yếu và những vấn đề còn tồn tại cần khắc phục Nhờ vậy mà năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của công ty tăng lên rõ rệt.

Mô hình sản xuất của công ty gắn liền với qui trình sản xuất theo thứ tự các bước công đoạn từ đầu vào cho đến khi sản xuất ra sản phẩm.

Trang 12

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

Việc tổ chức theo mô hình trên đã thể hiện rõ tính chất khép kín của khâu sản xuất, thể hiện rõ tính chuyên môn hoá sâu, qua đó phát huy hết khả năng của các bộ phận góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

4 Đặc điểm của nguyên vật liệu may gia công

Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mạc lên nguyên vật liệu chính là vải các loại Bên cạnh đó là các loại khuy, chỉ, khoá…phần lớn các loại nguyên liệu của công ty là từ trong nước Các loại

Trang 13

nguyên vật liệi trong nước đã dần đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và giá cả của Công ty Chính vì vậy nó đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giúp công ty ngày càng củng cố thị trường của mình và tăng lợi nhuận.

Hiệ nay công ty đang tìm cho mình hướng đi mới tập trung vào mặt hàng chủ lực, từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào bằng các thu mua ở thị trường trong nước, đem lại lưọi nhuận cao hơn gia công thuần tuý, tiến tới công tác kinh doanh thu mua nguyên liệu bán thành phẩm Vấn đề của công ty hiện nay là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu vào hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm để có đủ sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu hàng dệt may khác.

III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

1 Kim ngạch gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty.

Với đặc điểm của ngành may mặc là một ngành công nghiệp nhẹ đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, tương đối phù hợp với năng lực vận hành của người Việt Nam, thời gian đào tạo ngắn, khả năng giải quyết việc làm lớn Đây là một lĩnh vực được Nhà nước rất quan tâm nhằm thực hiện việc giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động Thêm vào đó kể từ khi Việt Nam và EU kí hiệp định buôn bán hàng dệt may vào năm 1992 ngành dệt may của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc , kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, số lượng các đơn hàng, hợp đồng gia công tăng lên một cách đáng kể Vì vậy, ngay từ đầu mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn bỡ ngõ nhưng công ty đã chú trọng tập trung đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đào tạo lực lượng lao động

Trang 14

Cũng giống như các doanh nghiệp may khác, công ty chủ yếu thực hiện hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu, Bên cạnh đó tiến hành xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty

Đơn vị: 1000USD

NămPhương Thức XK

Qua bảng trên ta thấy kim ngạch gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công ty năm 2004 đặt 664,000USD tăng 14,9% so với năm 2003 Nguyên nhân là do Công ty đã biết vận dụng các ưu thế về lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, tiếp cận và mở rộng địa bàn Sang năm 2005, kim ngạch gia công xuất khẩu tăng chậm xuống còn 10,7% so với năm 2004 Sở dĩ có sự tăng trưởng chậm này là do ảnh hưởng của việc các Công ty may trong nước ngày càng tăng dẫn tới sự cạnh tranh trong ngành may mặc nói chung ngày càng cao Các Công ty may có uy tín ngày càng nhiều, như Công ty May 10, Việt Tiến… Điều đó dẫn đến kim ngạch gia công xuất khẩu của Công ty có phần chững lại.

Qua bảng trên ta thấy phương thức xuất khẩu uỷ thác thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dao động từ 10 – 12 % Năm 2004 xuất khẩu uỷ thác thường chiếm tỷ trọng cao nhất là 12% Đây là phương thức xuất khẩu có ưu điểm là công ty không phải đầu tư vào dây chuyền sản xuất, lao động, hạn chế được rủi ro có thể xảy ra … Nhưng lợi nhuận đưa lại thường thấp Công ty chỉ thu cước phí uỷ thác xuất khẩu và bằng 1-1,5 giá tị sản phẩm Tuy

Trang 15

nhiên công ty cần tích cực thu hút khách hàng nội địa uỷ thác cho người lao động.

2 Các phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty.

Trên thực tế có nhiều phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu Mỗi phương thức sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, trình độ tay nghề của công nhân … Tuy nhiên đối với hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu thường căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu để phân loại phương thức gia công Theo tiêu thức này trong thời gian qua công ty đã tiến hành gia công nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm và gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm hay gia công “ mua đứt bán đoạn”.

Bảng 2: Kim ngạch gia công xuấtkhẩu theo phương thức gia công.

Trang 16

Ngoài phương thức gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm, công ty đã tiến hành gia công mua nguyên liệu bán thành phẩm đây là phương thức cần được đẩy mạnh bởi tính ưu việt của nó so với phương thức gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm Theo phương thức này thì doanh nghiệp sẽ được độc lập – tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh tự hạch toán chi phí để làm sao có được lợi nhuận cao nhất, không bị phụ thuộc nhiều vào phía nước ngoài… Tuy nhiên bên đặt gia công chỉ mua lại những sản phẩm theo điều kiện ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng, Công ty phải lo trang thiết bị, tự tổ chức sản xuất và giao hàng.

Khi thực hiện theo phương thức này, các doanh nghiệp sẽ mua nguyên vật liệu của đơn vị nào đó do phía nước ngoài chỉ định gia công thành phẩm và bán lại cho bên đặt gia công Mặc dù lợi ích của hoạt động gia công này mang lại lợi ích khá lớn nhưng chỉ đến năm 2004 công ty mới bắt đầu thực hiện theo phương thức này Tuy nhiên giá trị xuất khẩu còn khiêm tốn chỉ chiếm 9% tổngkim ngạch gia công xuất khẩu và trong năm 2005 tỷ trọng này đạt 9,5% bao gồm các sản phẩm áo Jacket ba lớp, áo sơ mi nữ,… được xuất khẩu sang Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong thời gian tới công ty cần cố gắng thuyết phục phía nước ngoài cho phép mua nguyên liệu phụ có sẵn ở trong nước với chất lượng cao phù hợp để tiến hành gia công nhằm nâng cao hiệu quả.

Ngoài việc căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu có thể căn cứ vào mối quan hệ gia công để phân loại cácphương thức gia công khi đó gia công bao gồm gia công trực tiếp và gia công gián tiếp Cũng trong tình hình chung của hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu ở Việt Nam, công ty chủ yếu thực hiện gia công gián tiếp điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Trang 17

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gia công

Trong thời gian qua kim ngạch gia công trực tiếp chỉ chiếm khoảng 10-13% tổng kim ngạch gia công Khi thực hiện theo phương thức này khách hàng đặt gia công sẽ trực tiếp nghiên cứ , khảo sát thăm dò thị trường, trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng và cung cấp nguyên phụ liệu mà không thông qua người thứ 3 Nếu các hãng thuộc khối EU hay thị trường có hạn ngạch thì số lượng chủng loại phải phù hợp với hạn ngạch Trong thời gian công ty chủ yếu thực hiện gia công trực tiếp cho Nhật Bản, Pháp nhưng các hãng của các nước này thường đặt hàng với số lượng không nhiều, chủng loại ít và ưu điểm của phương thức này là đơn giá thường cao hơn gia công gián tiếp.

Đối với phương thức gia công gián tiếp, khách hàng đặt gia công thường thuộc các quốc gia là trung tâm đầu mối trong ngành may mặc như Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan … Các khách hàng này sẽ nhận nguyên vật liệu từ các khách hàng đặt gia công trực tiếp, giao lại cho công ty và thu thành phẩm Theo phương thức này thì chủng loại mặt hàng ít nhưng số lượng mỗi mặt hàng nhiều, từ đó tăng năng suất lao động, tuy nhiên đơn

Trang 18

3 Thị trường và khách hàng gia công của doanh nghiệp.

Trong cơ chế thị trường khi sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, khốc liệt thì thị trường luôn là vấn đề sống còn đói với mỗi doanh nghiệp Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao để sản phẩm của doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, đặc biệt đó là sản phẩm may mặc, một sản phẩm nhạy cảm, nhu cầu thường xuyên biến động.

Trong những năm qua công ty luôn lấy tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đảm bảo đúng thời gian giao hàng, Do đó công ty đã củng cố được uy tín với khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống, đồng thời không ngừng mở rộng, tìm kiếm thị trường đảm bảo việc làm cho người lao động Sản phẩm của công ty của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước như Hàn Quốc, Đài loan, Mỹ, Pháp Đối với phương thức xuất khẩu uỷ thác, kim ngạch xuất khẩu thường biến động do phụ thuộc vào khách hàng trong nước có đặt gia công hay không và chủ yếu xuất khẩu vào thị trường EU Do đó việc nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu của công ty được xem xét dưới góc độ gia công hàng may mặc xuất khẩu.

Bảng 4: Kim ngạch gia công xuất khẩu theo khu vực thị trường.

Trang 19

khách hàng truyền thống của doanhnghiệp Khu vực thị trường này có đặc điểm là một thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, đa dạng Hàng năm EU nhập khẩu trên 20 tỷ USD quần áo các loại trong đó chỉ khoảng 10 – 15% là tiêu dùng thông thường còn 85 – 90% là sử dụng theo mốt Vì vậy hàm lượng chất xám trong sản phẩm thường cao hơn nhiều so với chất lượng tạo nên thực tế sản phẩm Những năm đầu khi mới thành lập công ty thường xuất khẩu 100% hàng may mặc vào thị trường này Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU và Pháp chiếm 55,4% tổng kim ngạch xuất khẩu, sang năm 2004, tỷ trọng giảm xuống còn 45,9% Điều này chứng tỏ sản phẩm của công ty chưa đáp ứng các đòi hỏi yêu cầu khắt khe của thị trường.

Khu vực thị trường lớn thứ hai của công ty là thị trường Châu á, là khu vực thị trường có dân số khá đông, có khoảng cách địa lý tương đối gần Việt Nam do đó thuận lợi về việc vận chuyển, giao nhận hàng hoá, tìm hiểu nhu cầu thị trường Năm 2003 là 400.000 USD, chiếm 30,3 % tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2004 đã tăng 38,5% Năm 2004 tỷ trọng thị phần của khu vực Châu á đã tăng cao Trong khu vực Châu á sản phẩm của công ty chủ yếu xuất sang Hàn Quốc, Đài Loan với các sản phẩm như áo Jacket, áo Sơmi, Jilê….

Thị trường Đông Âu là thị trường tiềm năng, có dân số tương đối lớn, còn được coi là thị trường dễ tính và trước đây là thị trường chủ yếu của nước ta Nhưng khi Liên Xô xảy ra khủng hoảng kinh tế chính trị, xuất khẩu hàng may mặc của nước ta vào thị trường này đã giảm đáng kể Và chỉ trong vài năm trở lại đây chúng ta mới đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này và Liên bang Nga đã trở thành một trong 10 nước nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất Việt Nam Sản phẩm may mặc của công ty chiếm tỷ

Ngày đăng: 19/11/2012, 16:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty - Tổ chức công tác Kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng k ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 8)
Bảng 3: Kim ngạch xuấtkhẩu hàng gia công - Tổ chức công tác Kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng 3 Kim ngạch xuấtkhẩu hàng gia công (Trang 17)
Bảng 4: Kim ngạch gia công xuấtkhẩu theo khu vực thị trường. - Tổ chức công tác Kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
Bảng 4 Kim ngạch gia công xuấtkhẩu theo khu vực thị trường (Trang 18)
Hiệu quả kinh doanh gia công của công ty được thể hiện qua bảng sau: - Tổ chức công tác Kiểm toán tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam
i ệu quả kinh doanh gia công của công ty được thể hiện qua bảng sau: (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w