1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC

98 1,2K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của Đề tài Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong đó có kiểm toá

Trang 1

phần mở đầuChơng i lý LUậN CHUNG Về THủ TụC SOáT XéT TRONG QUY TRìNH KIểM TOáNBáO CáO TàI CHíNH do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện1.1Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.1 ý nghĩa và mục tiêu của các thủ tục soát xét 4

1.1.2 Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện các thủ tục soát xét 7

1.1.3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 8

1.1.4 Phân loại thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 17

1.2Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập 22

1.2.1 Soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 22

1.2.2 Soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 24

1.2.3 Soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán 25

1.3Kinh nghiệm về các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại một số công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam 29

CHƯƠNG 2THủ TụC SOáT XéT TRONG QUY TRìNH KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH TạICÔNG TY KIểM TOáN Và TƯ VấN TàI CHíNH QUốC Tế- IFC2.1 Công ty Kiểm toán và T vấn tài chính quốc tế với thủ tục soát xét 37

2.1.1 Hoạt động của Công ty IFC với thủ tục soát xét 37

2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của IFC với thủ tục soát xét 39

2.2Thực trạng thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 40

2.2.1 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC với thủ tục soát xét 40

2.2.2 Quy định về thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán 48

Trang 2

tài chính tại Công ty IFC 59

2.3Đánh giá khái quát thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC 65

CHƯƠNG 3

Phơng hớng và GIảI PHáP HOàN THIệN THủ TụC SOáT XéT TRONG QUYTRìNH KIểM TOáN BáO CáO TàI CHíNH TạI CÔNG TY KIểM TOáN Và TƯ

VấN TàI CHíNH QUốC Tế-IFC

3.1Định hớng phát triển của IFC và sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán 703.2Phơng hớng hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán

báo cáo tài chính tại Công ty IFC 713.3Các giải pháp hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán

báo cáo tài chính tại Công ty IFC 73

3.3.1 Hoàn thiện các thủ tục soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 733.3.2 Hoàn thiện các thủ tục soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 783.3.3 Hoàn thiện các thủ tục soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và

lập báo cáo 823.3.4 Xây dựng thủ tục soát xét bổ sung đối với công việc kiểm toán báo cáo tài

chính tại các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc 84

3.3.5 Xây dựng thủ tục soát xét soát xét chất lợng hàng năm đối với kiểm toánbáo cáo tài chính 86

3.4Điều kiện thực hiện các giải pháp trên 88

KếT LUậN 93

Trang 3

1 ACCA : Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh 2 BCTC : Báo cáo tài chính

3 IAS : Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế

4 IFC : Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế5 PwC : Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt nam6 TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

7 VACPA : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam 8 VAS : Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

Trang 4

TRANGI CÁC BẢNG

Bảng số 2.1: Mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 44Bảng số 2.2: Bản phê duyệt tiếp tục thực hiện cung cấp dịch vụ cho

khách hàng của Công ty IFC

Bảng số 2.4: Mẫu bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét và phát hành báo cáo

II.SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Ba giai đoạn trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 8

Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại Công ty IFC với thủ tục soát xét 39Sơ đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự cho một cuộc kiểm toán 41

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của Đề tài

Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế ViệtNam đã từng bước hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực trong đó có kiểmtoán Sự phát triển của nền kinh tế là tiền đề cho sự phát triển của kiểm toán đồngthời kiểm toán cũng góp phần vào việc lành mạnh hoá thông tin tài chính, thúc đẩynền kinh tế phát triển Vì vậy có thể nói kiểm toán, đặc biệt kiểm toán độc lập pháttriển là một xu thế tất yếu của nền kinh tế hoạt động theo quy luật của nền kinh tếthị trường Trong xu thế đó, số lượng các công ty kiểm toán độc lập được thành lậpvà hoạt động tại Việt Nam liên tục tăng nhanh trong thời gian gần đây Số lượngkiểm toán viên cấp quốc gia (CPA) và cấp quốc tế cũng tăng nhanh tương ứng Cácloại hình kiểm toán, đặc biệt kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng được mở rộng

Để các cuộc kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán tài chính đạt được hiệu quả caođồng thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý của các công ty kiểm toán thì các thủ tụcsoát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính là các thủ tục hết sức quan trọng.Tuy nhiên, do vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tế của một số công ty kiểm toán cònhạn chế nên không phải công ty kiểm toán nào cũng thực hiện được một cách đầy đủvà hợp lý các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán.

Bằng kinh nghiệm làm việc thực tế tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chínhquốc tế-IFC, tôi nhận thấy việc hệ thống hoá và cụ thể hoá vấn đề xây dựng và thựchiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán tại Công ty nhằm phục vụ cho côngviệc kiểm toán hàng ngày của Công ty, cung cấp tài liệu đào tạo nội bộ trong Côngty là hết sức cần thiết.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện thủtục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán vàTư vấn tài chính Quốc tế- IFC” làm đề tài Luận văn thạc sỹ của mình.

2.Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bảnvề các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính trong các công tykiểm toán độc lập.

Trang 6

Trên cơ sở đó, Tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các thủ tục soátxét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty kiểm toán và Tư vấn tàichính Quốc tế -IFC, đảm bảo các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đềuđược thực hiện theo chuẩn mực nghề nghiệp, giảm thiểu rủi ro kiểm toán qua đógiúp Công ty nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, duy trì và nâng cao danh tiếngcủa Công ty trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam.

3.Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Vấn đềđược nghiên cứu được đặt trong mối quan hệ biện chứng với các sự vật hiện tượngliên quan và được nghiên cứu trên quan điểm lịch sử cụ thể Bên cạnh đó, Luận vănsử dụng các phương pháp kỹ thuật chủ yếu trong nghiên cứu khoa học như phươngpháp điều tra, quan sát, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, kiểm chứng, so sánh, đốichiếu.

4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Đề tài: Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo

cáo tài chính

Phạm vi nghiên cứu của Đề tài: Đề tài chỉ nghiên cứu thủ tục soát xét trong phạm

vi quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chínhquốc tế-IFC đồng thời tìm hiểu kinh nghiệm tại một số công ty kiểm toán độc lậpkhác tại Việt Nam

5.Đóng góp của Luận văn

Đề tài khái quát hoá các vấn đề lý luận cơ bản về thủ tục soát xét, thủ tục quantrọng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Đồng thời trên cơ sở tham khảo thủtục, yêu cầu, kinh nghiệm của các Công ty kiểm toán có uy tín khác đang hoạt động tạiViệt Nam, Tác giả đưa ra các ý kiến kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện các thủ tục soátxét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC, phù hợp với quy mô,đặc điểm của Công ty Ngoài ra, đây cũng là tài liệu đào tạo nội bộ cho Công ty, là tàiliệu tham khảo cho các cá nhân và cơ quan quan tâm đến vấn đề này.

Trang 7

6.Tên và kết cấu của Luận văn

Với tên gọi “Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báocáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế- IFC”, ngoài

phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn gồm có ba phần chính sau:

Chương 1: Lý luận chung về thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài

chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

Chương 2: Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty

Kiểm toán và Tư vấn tài chính quốc tế- IFC

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình

kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn chính quốc tế-IFC.

Trang 8

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC SOÁT XÉT TRONG QUY TRÌNH KIỂMTOÁN BÁO CÁO

TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

1.1Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 1.1.1 Ý nghĩa và mục tiêu của các thủ tục soát xét

Từ “soát xét” được dịch bắt nguồn từ từ gốc tiếng Anh “review” Theo từđiển Lạc Việt soát xét, trong mỗi lĩnh vực cụ thể, có thể được sử dụng trong các ngữcảnh khác nhau Theo nghĩa pháp lý, soát xét là “sự xem lại, sự cân nhắc, sự suytính lại (một bản án…) [3] Dùng trong phê bình, soát xét là “sự phê bình, bài phêbình (về một cuốn sách…) [3] Soát xét là có thể là “sự ôn tập lại (bài đã học)” [3].Trong tiếng Việt, “soát” nghĩa là “xem kỹ để có gì không đúng hoặc không bìnhthường thì sửa, xử lý” [8], “soát xét” nghĩa là “soát kỹ, tỷ mỉ, kỹ lưỡng” [8]

Thuật ngữ soát xét được sử dụng nhiều trong kiểm toán, đặc biệt là kiểm toánbáo cáo tài chính Soát xét trong kiểm toán được hiểu là việc các nhân viên kiểmtoán ở cấp bậc cao hơn xem xét lại công việc của các nhân viên kiểm toán ở cấp bậcthấp hơn mình nhằm đánh giá công việc đó đã được thực hiện theo đúng kế hoạch,các công việc được thực hiện và kết quả được lưu lại hồ sơ đầy đủ, các vấn đề trọngyếu phát sinh trong cuộc kiểm toán đã được xử lý hoặc trình bày rõ trên ý kiến kiểmtoán, mục tiêu của các thủ tục kiểm toán đã đạt được và các kết luận kiểm toán đưara là phù hợp với kết quả công việc thực hiện bởi các kiểm toán viên Các thủ tụcsoát xét được thực hiện nhằm kiểm soát chất lượng kiểm toán nói riêng cũng nhưphục vụ cho công tác quản lý (nắm lấy, điều hành) nói chung của các công ty kiểmtoán độc lập.

Ý nghĩa của các thủ tục soát xét

Hoạt động kiểm toán, đặc biệt kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động có rủiro cao, kết quả của kiểm toán báo cáo tài chính được nhiều người quan tâm và cácquyết định quan trọng của họ nhiều khi hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả kiểm toán.Vì vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán vừa là yêu cầu, đòi hỏi về

Trang 9

mặt pháp lý đồng thời cũng xuất phát từ chính nhu cầu của các công ty kiểm toán làtự bảo vệ mình khỏi các rủi ro kiện tụng, tạo lập và duy trì hình ảnh của công ty.

Theo quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220-Kiểm soát chấtlượng hoạt động kiểm toán, “Công ty kiểm toán phải xây dựng và thực hiện cácchính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng để đảm bảo tất cả các cuộc kiểm toánđều được tiến hành phù hợp với Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mựckiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận nhằm không ngừng nâng cao chấtlượng của các cuộc kiểm toán” [2] Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượngcủa các công ty khác nhau có thể khác nhau song về cơ bản các chính sách sau đượckết hợp áp dụng:

 Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp ; Kỹ năng và năng lực chuyên môn ;

 Giao việc;

 Hướng dẫn và giám sát; Tham khảo ý kiến;

 Duy trì và chấp nhận khách hàng; Kiểm tra.

Để thực hiện các chính sách trên, các công ty xây dựng các thủ tục thích hợptrong đó thủ tục soát xét là thủ tục thường được các công ty áp dụng, nhất là trongviệc thực hiện các chính sách: hướng dẫn và giám sát, duy trì và chấp nhận kháchhàng, kiểm tra.

Như vậy, để thực hiện chuẩn mực “kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”đồng thời cũng xuất phát từ chính nhu cầu thực tế về việc kiểm soát chất lượng củacác công ty kiểm toán độc lập nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán, nâng cao chất lượngdịch vụ, nâng cao vị thế của công ty trong thị trường kiểm toán thì các công ty cầnxây dựng và thực hiện các thủ tục soát xét thích hợp trong quy trình trình kiểm toán.

Mục tiêu của các thủ tục soát xét

Các mục tiêu chung của thủ tục soát xét bao gồm:

 Đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực nghềnghiệp (chuẩn mực kiểm toán quốc tế, quốc gia và công ty), các quy định

Trang 10

pháp lý có liên quan nhằm tránh rủi ro cho các công ty kiểm toán trong việcgặp phải các vụ kiện tụng;

 Đưa ra các báo cáo của kiểm toán viên phù hợp trong từng trường hợp; Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và các dịch vụ kèm

theo, nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán báo cáotài chính;

 Đánh giá và phát triển nhân viên kiểm toán Qua thủ tục soát xét có thể xácđịnh và đào tạo thêm các nhân viên tiềm năng để có thể đảm nhiệm các vị trícao hơn;

 Củng cố và nâng cao uy tín và danh tiếng của công ty kiểm toán trong thịtrường kiểm toán tại nội địa và thế giới.

Để đạt được các mục tiêu chung trên, các thủ tục soát xét cần được thực hiện đểđảm bảo các mục tiêu cụ thể sau:

 Kế hoạch kiểm toán được lập một cách phù hợp, được thực hiện một cáchđầy đủ và đúng đắn;

 Cuộc kiểm toán được thực hiện theo đúng các chính sách của công ty và cácquy định pháp lý của từng nước;

 Các rủi ro kiểm toán nói chung, rủi ro chi tiết đã được xác định cho các tàikhoản và các rủi ro tiềm tàng được xác định;

 Các công việc kiểm toán đã thực hiện được thể hiện rõ trên giấy tờ làm việclà cơ sở đầy đủ cho các ý kiến kiểm toán trên báo cáo của kiểm toán viên; Tất cả các giải trình cần thiết đã được thu thập;

 Các số liệu kiểm toán trên báo cáo tài chính phù hợp với số liệu trình bàytrên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên và số liệu kế toán tại đơn vị;

 Báo cáo tài chính được lập theo đúng chuẩn mực kế toán được áp dụng; Các nội dung trên báo cáo của kiểm toán viên được trình bày một cách rõ

ràng, tuân thủ theo các chuẩn mực kiểm toán trong nước và quốc tế và phùhợp với từng cuộc kiểm toán;

 Báo cáo của kiểm toán viên đã được thảo luận đầy đủ với tất cả các cấp lãnhđạo liên quan;

Trang 11

 Các vấn đề quan trọng nảy sinh trong quá trình kiểm toán đã được nêu lêncho hội đồng quản trị, ban giám đốc của khách hàng xem xét

1.1.2Nguyên tắc, yêu cầu thực hiện các thủ tục soát xét

Để đạt được các mục tiêu của của kiểm toán nói chung cũng như mục tiêucủa thủ tục soát xét nói riêng, các thủ tục soát xét cần được thực hiện theo cácnguyên tắc và đáp ứng các yêu cầu sau :

Nguyên tắc thực hiện thủ tục soát xét

 Các thủ tục soát xét được phân quyền thực hiện theo cấp độ soát xét (thànhviên ban giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên chính…);

 Việc thực hiện các thủ tục soát xét được thực hiện trên nguyên tắc trọng yếu,các nội dung kiểm toán có rủi ro cao, có ảnh hưởng trọng yếu đến thông tintrình bày trên báo cáo tài chính được kiểm toán cần được tập trung soát xét; Các thủ tục soát xét được thực hiện cần có kết quả cụ thể bao gồm sự phù

hợp và đầy đủ của các thủ tục kiểm toán đã được thực hiện, các kết luậnkiểm toán cũng như kết quả cuối cùng của cuộc kiểm toán là báo cáo kiểmtoán, các vấn đề phát sinh cần hoàn thiện, các kinh nghiệm cần thiết cho cáccuộc kiểm toán sau Kết quả của việc soát xét được thể hiện trên bảng tổnghợp kết quả soát xét;

 Kết quả soát xét phải được thể hiện trên các giấy tờ làm việc (chữ ký của ngườisoát xét trên giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên khác đã được soát xét, cácbản soát xét tổng hợp với đầy đủ nội dung và được ký bởi người soát xét); Các tài liệu liên quan đến việc soát xét phải được lưu lại hồ sơ kiểm toán, là

minh chứng cho việc soát xét đã được thực hiện;

 Kết quả soát xét phải được thảo luận và được các thành viên tham gia kiểmtoán đồng ý Tất cả các bất đồng cần được thống nhất giải quyết trước khiđưa ra kết quả soát xét cuối cùng;

 Kết quả soát xét cần được xử lý đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả.Yêu cầu đối với thủ tục soát xét :

Trang 12

 Các thủ tục soát xét ở từng mức độ khác nhau phải được thực hiện bởi thànhviên ban giám đốc, chủ nhiệm kiểm toán, kiểm toán viên có kinh nghiệm vànăng lực phù hợp Tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và phức tạp của từng cuộckiểm toán báo cáo tài chính cụ thể mà các thủ tục soát xét cần được thực hiệnbởi các cấp bậc phù hợp;

 Thủ tục soát xét thực hiện bởi các cấp bậc khác nhau theo đúng trách nhiệmcủa mình, không bỏ qua công đoạn soát xét nào (ví dụ: Hồ sơ kiểm toán đãđược chủ nhiệm kiểm toán soát xét thì thành viên ban giám đốc vẫn phải soátxét, không thể bỏ qua việc soát xét của bất cứ cấp bậc nào nếu việc soát xétcủa cấp bậc đó là cần thiết);

 Thủ tục soát xét cần được thực hiện với tất cả các nội dung, thông tin liênquan đến cơ sở dẫn liệu mà kiểm toán viên phải dựa vào đó để đưa ý kiến

1.1.3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Mỗi cuộc kiểm toán cần được thực hiện theo một quy trình khoa học nhằmthu thập được đầy dủ các bằng chứng kiểm toán cần thiết với chi phí và thời gianhợp lý, giảm thiểu rủi ro kiểm toán, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp cũngnhư các quy định pháp lý có liên quan Mặc dù mỗi công ty có thể xây dựng chomình hệ thống quy trình kỹ thuật, thủ tục kiểm toán với tên gọi, mức độ chi tiếtkhác nhau song đều phải thể hiện được các công việc cần thực hiện và phải đảm bảotuân theo chuẩn mực kiểm toán

Nhìn chung, quy trình kiểm toán thường được thực hiện qua ba giai đoạn cơbản: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán, giai đoạn kếtthúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán.

Sơ đồ 1.1 Ba giai đoạn trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Giai đoạn ILập kế hoạch kiểm toán

Giai đoạn IIThực hiện kiểm toán

Giai đoạn III

Kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

Trang 13

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Theo quy định tại Chuẩn mực Kiểm toánViệt Nam số 300-Lập kế hoạch kiểm toán: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập chomọi cuộc kiểm toán Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằmđảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gianlận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn; và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thànhđúng thời hạn Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việccho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về côngviệc kiểm toán” [2].

Như vậy, việc lập kế hoạch kiểm toán là yêu cầu bắt buộc đã được quy địnhtrong chuẩn mực kiểm toán, song đồng thời thực tế, kế hoạch kiểm toán là thực sựcần thiết trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm giúp cho việc thực hiện cuộc kiểm toánđược thuận lợi, hiệu quả

Kế hoạch kiểm toán cũng có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhauthành kế hoạch kiểm toán tổng thể, kế hoạch kiểm toán chi tiết hoặc theo Chuẩnmực Kiểm toán Việt nam số 300-Lập kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm toán gồmkế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán.

“Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phươngpháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết vềtình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán” [2]

“Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược vàphương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của cácthủ tục kiểm toán Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để cóthể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời giandự kiến” [2].

Trang 14

Chương trình kiểm toán: Là những hướng dẫn cụ thể cho kiểm toán viên vàtrợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán thực hiện công việc được phâncông Các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên chỉ cần thực hiện đầy đủ chươngtrình kiểm toán là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình Chương trình kiểm toán còn làphương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán vì các côngviệc chi tiết khi hoàn thành đều được tham chiếu lên chương trình kiểm toán Mỗichương trình kiểm toán đều chỉ dẫn cụ thể mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nộidung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tínhcần thiết cho từng phần hành Chương trình kiểm toán thường do kiểm toán viênchính của cuộc kiểm toán lập và được soát xét, hỗ trợ bởi các cấp quản lý cao hơn.Trong một số công ty kiểm toán, một phần việc soát có thể được thực hiện bởi sự hỗtrợ của phần mềm máy tính.

Kế hoạch kiểm toán phải được lập với đầy đủ các nội dung cơ bản theo quyđịnh của mỗi công ty đồng thời đối với từng khách hàng cụ thể, kế hoạch kiểm toánđược chi tiết bổ sung thông tin phù hợp Việc lập kế hoạch kiểm toán có thể đượcthực hiện với sự hỗ trợ của hệ thống tin học nhằm tiết kiệm thời gian đồng thời kếtquả xử lý được thống nhất chính xác hơn Các kiểm toán viên tham gia thực hiệnkiểm toán phải hiểu rõ, tuân thủ theo kế hoạch kiểm toán đã được lập và phê duyệt.Trong trường hợp có sự thay đổi trong kế hoạch kiểm toán do thực tế công việc phátsinh thì kế hoạch kiểm toán có thể được sửa đổi song kế hoạch sửa đổi phải đượcphê duyệt bởi những người có trách nhiệm liên quan trước khi thực hiện.

Lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc cơ bản như mô tả trong sơđồ dưới đây:

Sơ đồ 1.2 Lập kế hoạch kiểm toán

Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán

Thu thập thông tin cơ sở

Thực hiện các thủ tục phân tích

Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro kiểm toán

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Soạn thảo chương trình kiểm toán

Trang 15

Trong bước chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán, công ty kiểm toán thực hiệnđánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng,lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán.

Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, trong bước thu thập thông tin cơ sở,kiểm toán viên thực hiện thu thập thông tin về ngành nghề, hoạt động kinh doanhcủa khách hàng, nhận diện các bên liên quan, xem xét lại hồ sơ kiểm toán của cácnăm trước (nếu có), thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng: giấyphép thành lập, điều lệ công ty, các báo cáo tài chính năm hiện hành, báo cáo kiểmtoán, quyết toán thuế năm trước, biên bản họp hội đồng quản trị, ban giám đốc…

Trên cơ sở các thông tin có được, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục phântích phù hợp nhằm thu thập hiểu biết về nội dung báo cáo tài chính, các biến độngquan trọng, tăng cường sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánhgiá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng, khả năng các sai sót trên báo cáo…Bước tiếp theo, kiểm toán đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Đây là công việcrất quan trọng trong kế hoạch kiểm toán Kiểm toán viên cần đưa ra ước lượng banđầu về mức độ trọng yếu và phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho cáckhoản mục Đây là chỉ số tương đối và mỗi công ty kiểm toán có hướng dẫn riêngcụ thể về việc xác định chỉ số này Kiểm toán viên cũng thực hiện đánh giá rủi rokiểm toán nhằm xây dựng các thủ tục kiểm toán cụ thể trong chương trình kiểmtoán một cách phù hợp.

Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát: Đây là cũnglà công việc rất quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán, làm cơ sở để xác định

Trang 16

phạm vi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong quá trìnhkiểm toán

Chương trình kiểm toán: Thiết kế chương trình kiểm toán là thiết kế các trắcnghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiệm trực tiếp các số dư cho từngchu kỳ nghiệp vụ và các khoản mục trên báo cáo tài chính, trợ giúp các kiểm toánviên trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán: Đây là giai đoạn thu thập, đánh giá, phân tíchcác bằng chứng, thông tin, dữ liệu kiểm toán nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tínhtrung thực và hợp lý của đối tượng kiểm toán

Việc thực hiện kiểm toán là quá trình triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toánđã đề ra Bằng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán phù hợp, các kiểm toán viênthực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết choviệc đưa ra ý kiến kiểm toán Việc thực hiện kiểm toán cần tuân thủ theo đúng kếhoạch, chương trình đã được xây dựng Đồng thời, kế hoạch kiểm toán cũng có thểđược sửa đổi bổ sung cho phù hợp trong quá trình thực hiện kiểm toán, nghĩa là kếhoạch kiểm toán được triển khai một cách linh hoạt nhằm đạt được kết quả caonhất Tuy nhiên, tất cả các thay đổi trong kế hoạch kiểm toán cần được giải trìnhđầy đủ và chứng minh được sự hợp lý của sự thay đổi, tuyệt đối không được tuỳtiện sửa đổi kế hoạch kiểm toán trong quá trình thực hiện Các thủ tục kiểm toánđược thực hiện trong quá trình này gồm:

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát -test of

control): Mức độ thực hiện thử nghiệm kiểm soát đã được xác định trong quá trìnhlập kế hoạch kiểm toán Tuỳ thuộc vào việc đánh giá có tin tưởng vào hệ thốngkiểm soát nội bộ hay không và có rủi ro chi tiết được phát hiện hay không thửnghiệm kiểm soát được thực hiện ở các mức độ khác nhau Nếu không tin tưởngvào hệ thống kiểm soát nội bộ thì không thực hiện thử nghiệm kiểm soát hoặc thựchiện ở mức độ thấp, nếu tin tưởng hệ thống kiểm soát nội bộ thì thực hiện thửnghiệm kiểm soát ở mức độ cao hơn Trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ đượctin học hoá với mức độ cao thì cần xem xét sử dụng các chuyên gia trong lĩnh vựcnày để đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Các thử nghiệm kiểm soát

Trang 17

được thực hiện nhằm có được đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thốngkiểm soát nội bộ trên các phương diện:

 Thiết kế: Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho có đủ khảnăng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;

 Thực hiện: Hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cáchhữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.

Các bước thực hiện và kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát, các bằngchứng thu thập được cần được thể hiện đầy đủ trên các giấy tờ làm việc của kiểmtoán viên.

Các phương pháp kỹ thuật sử dụng trong việc thực hiện thử nghiệm kiểm soátbao gồm: phỏng vấn, kiểm tra các tài liệu, quan sát, thực hiện lại trong đó phươngpháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất là phỏng vấn Việc phỏng vấn có thểđược thực hiện với các cá nhân trực tiếp tham gia vào việc kiểm soát nội bộ đồngthời có thể phỏng vấn các cá nhân không trực tiếp tham gia vào quy trình kiểm soátnội bộ nhưng họ ở vị trí có thể đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ có đangđược thực hiện tốt hay không Nhìn chung, việc thực hiện thử nghiệm cơ bản tuỳthuộc vào các yếu tố sau:

 Bản chất của hoạt động kiểm soát, kiểm soát thực hiện thủ công hay được lậptrình sẵn;

 Sự sẵn có của các bằng chứng về việc hệ thống kiểm soát nội bộ được tuânthủ đầy đủ và hữu hiệu;

 Hiệu quả của mỗi phương pháp kỹ thuật sử dụng trong thực hiện thử nghiệmcơ bản;

 Năng lực của các cá nhân trong hệ thống kiểm soát nội bộ; Giai đoạn thực hiện kiểm tra;

 Việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài;

 Các quy định và môi trường pháp lý tương ứng.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản là các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên

thực hiện nhằm đạt được độ tin cậy chi tiết.

Trang 18

Độ tin cậy chi tiết là độ tin cậy mà kiểm toán viên đạt được thông qua việcthực hiện các thủ tục đã được thiết lập nhằm phát hiện các sai sót tiềm tàng (nếu có)nhưng không được phát hiện bởi các thủ tục kiểm soát của khách hàng.

Thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích chi tiết và thủ tục kiểm tra chi tiếtđến chứng từ

Phân tích chi tiết là việc so sánh số liệu của khách hàng với số ước tính củakiểm toán viên từ các nguồn dữ liệu độc lập nhằm khẳng định số liệu của kháchhàng không có sai sót trọng yếu Các bước thực hiện:

 Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra; Xây dựng mô hình ước tính;

 Xác định chênh lệch tối đa có thể chấp nhận được (Threshold); Xác định chênh lệch cần kiểm tra;

 Kiểm tra chênh lệch trọng yếu; Đánh giá kết quả kiểm tra.

Kiểm tra chi tiết đến chứng từ (gọi tắt là kiểm tra chi tiết) là việc kiểm tra cácbằng chứng chứng minh cho số liệu trong tổng thể nhằm xem xét tổng thể đượckiểm tra có sai sót trọng yếu hay không Các bước thực hiện:

 Xác định số dư và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra; Lựa chọn phương pháp kiểm tra thích hợp;

 Xác định số mẫu cần kiểm tra; Chọn mẫu;

 Kiểm tra các mẫu đã chọn; Đánh giá kết quả kiểm tra.

Mức độ thực hiện các thử nghiệm này cũng được xác định cụ thể trong kếhoạch kiểm toán và có quan hệ mật thiết với các thử nghiệm kiểm soát trên Nếu cácthử nghiệm kiểm soát không được thực hiện hoặc được thực hiện ở mức độ thấp thìthử nghiệm cơ bản được thực hiện ở mức độ tập trung, cao hơn và ngược lại nếu thửnghiệm kiểm soát được thực hiện đầy đủ thì thử nghiệm cơ bản chỉ thực hiện ở mứcđộ cơ bản

Các thử nghiệm cơ bản được thực hiện ở mức độ chi tiết theo từng tài khoản,nghiệp vụ Tuỳ thuộc vào bản chất của các tài khoản, nghiệp vụ mà lựa chọn thực

Trang 19

hiện thủ tục phân tích chi tiết hay thủ tục kiểm tra chi tiết hoặc kết hợp cả hai thủtục này.

Các phương pháp kỹ thuật thường được sử dụng trong quá trình thực hiệncác thủ tục này để thu thập bằng chứng kiểm toán gồm phương pháp kiểm toánchứng từ (kiểm toán các cân đối kế toán, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) vàkiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, điều tra, thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn).

Các công việc được kiểm toán viên thực hiện trong quá trình này được thểhiện đầy đủ trên các giấy tờ làm việc, là bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việcđưa ra các ý kiến về báo cáo tài chính trên báo cáo của kiểm toán viên

Giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo: Trên cơ sở kết quả thực hiệnkiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các bằng chứng, dữ liệu kiểm toánđã được thu thập và đánh giá được tiếp tục phân tích đánh giá để đưa ra kết luậntổng hợp về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trong yếu của báo cáotài chính Kết luận đó được trình bày trên Báo cáo của kiểm toán viên.

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo trong kiểm toán báo cáotài chính, các công việc chủ yếu được thực hiện bao gồm:

Xem xét tính liên tục hoạt động của đơn vị được kiểm toán: Một đơn vị

được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được(ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý địnhhoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy môhoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy địnhhiện hành Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanhnghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bìnhthường trong tương lai gần trừ khi doanh nghiệp có ý định giải thể hoặc bịbuộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động củamình Trường hợp có các vấn đề không chắc chắn trọng yếu nào liên quan tớicác sự kiện có thể gây ra nghi ngờ đáng kể về khả năng tiếp tục hoạt động,thì các vấn đề không chắc chắn này phải được trình bày trên báo cáo tàichính Trường hợp báo cáo tài chính không được lập dựa trên cơ sở hoạtđộng liên tục thì đơn vị phải trình bày cơ sở áp dụng trong việc lập báo cáo

Trang 20

tài chính cùng các lý do đơn vị không được đánh giá là có khả năng hoạtđộng liên tục.

Kiểm tra các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán: Là các

sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính bao gồmnhững sự kiện có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính đã phát sinh trong khoảngthời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính để kiểm toán đếnngày ký báo báo cáo kiểm toán và những sự kiện được phát hiện sau ngày kýbáo cáo kiểm toán Các sự kiện trên gồm hai loại: những sự kiện cung cấpthêm bằng chứng về các sự việc đã tồn tại vào ngày khoá sổ kế toán lập báocáo tài chính và những sự kiện cung cấp dấu hiệu về các sự việc đã phát sinhtiếp sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính Kiểm toán viên cần xemxét các sự kiện trên để có các điều chỉnh hợp lý về số liệu báo cáo tài chínhcũng như các nội dung cần thiết khác phải trình bày trên báo cáo tài chính. Thu thập các giải trình của ban giám đốc và các giải trình có liên quan

khác: Kiểm toán viên phải thu thập bằng chứng về việc giám đốc đơn vị

được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bàybáo cáo tài chính trung thực, hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kếtoán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt báo cáo tài chính.Kiểm toán viên thu thập bằng chứng nói trên trong các biên bản họp hộiđồng quản trị (hoặc ban giám đốc) liên quan đến vấn đề này, hoặc bằng cáchyêu cầu giám đốc cung cấp bản giải trình, bản báo cáo của giám đốc hoặcbáo cáo tài chính đã được giám đốc ký duyệt.

Phân tích, đánh giá khái quát báo cáo tài chính: Các kiểm toán viên thực

hiện phân tích báo cáo tài chính sau kiểm toán nhằm chứng minh sự hiểu biếtmột cách đầy đủ về tình hình kinh doanh và lĩnh vực hoạt động của kháchhàng, xem xét các biến động lớn, bất thường đã được giải thích đầy đủ vàtrình bày phù hợp với chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận Nếuphát hiện vẫn còn có những nghi ngờ về số dư tài khoản hoặc thông tin nàotrên báo cáo tài chính thì sẽ xem xét giải thích và nếu cần thiết thì để thựchiện các thủ tục kiểm toán bổ sung nhằm đạt được sự đảm bảo hợp lý chonhững nghi ngờ đó

Trang 21

Lập bản tổng hợp kết quả kiểm toán, bảng tổng hợp ảnh hưởng của cácbút toán không điều chỉnh: Đây là cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng của

các vấn đề phát sinh đối với báo cáo kiểm toán, là căn cứ để đưa ra ý kiếnkiểm toán và các vấn đề nêu trên thư quản lý.

Lập báo cáo kiểm toán: Báo cáo kiểm toán được lập bởi kiểm toán viên

chính, dưới dự giám sát của chủ nhiệm kiểm toán Kiểm toán viên chính khilập xong báo cáo phải thực hiện soát xét lại báo cáo của mình đã lập Bản dựthảo báo cáo sau đó có thể được soát xét bởi một kiểm toán viên khác cótrình độ chuyên môn phù hợp, độc lập với cuộc kiểm toán đang thực hiện.Sau đó việc soát xét được thực hiện bởi các cấp soát xét cao hơn (chủ nhiệmkiểm toán hoặc ban giám đốc) Trong một số trường hợp, báo cáo còn đượcsoát xét bởi các chuyên gia

Ngoài ra, sau khi kết thúc kiểm toán và báo cáo đã được phát hành, cần tiếptục thực hiện theo dõi sau cuộc kiểm toán, thu thập ý kiến phản hồi của khách hàngnhằm mục đích đánh giá sự phù hợp của kết quả cuộc kiểm toán cũng như tạo lậpcơ sở cho các cuộc kiểm toán sau được thực hiện tốt hơn.

Đây là quy trình chung cho các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính Tuy nhiên,việc phân chia các giai đoạn chỉ mang tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào đặc điểmcụ thể của từng cuộc kiểm toán, quy trình trên được cụ thể hoá với các nội dung chitiết có thể khác nhau và các nội dung công việc thực hiện trong mỗi giai đoạn có thểcó sự kế tiếp nhau, không nhất thiết phải kết thúc giai đoạn này mới chuyển sanggiai đoạn sau của quy trình kiểm toán

1.1.4 Phân loại thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

Thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính có thể đượcphân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: theo nội dung soát xét, theo hình thức soátxét, theo đối tượng soát xét, theo cấp bậc soát xét, theo quy trình kiểm toán Cụ thểcác cách phân loại như sau:

Phân loại thủ tục soát xét theo nội dung soát xét

Theo nội dung soát xét, thủ tục soát xét gồm soát xét chi tiết và soát xét tổng hợp

Soát xét chi tiết là việc soát xét toàn bộ giấy tờ làm việc của kiểm toán viên

và được thực hiện bởi người khác với người lập giấy tờ làm việc được soát xét.

Trang 22

Người thực hiện soát xét chi tiết thực hiện việc soát xét giấy tờ làm việc của kiểmtoán viên ở cấp bậc thấp hơn mình Thông thường, kiểm toán viên chính là ngườithực hiện soát xét chi tiết công việc của các kiểm toán viên khác và trợ lý kiểm toánviên trong cuộc kiểm toán đồng thời có thể phân công cho kiểm toán viên cấp dướithực hiện soát xét giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán viên Cần đảm bảo tất cảgiấy tờ làm việc đều được soát xét, các công việc cần thiết đã được thực hiện vàtrình bày đầy đủ trên các giấy tờ làm việc Thủ tục soát xét này nên được thực hiệnngay tại văn phòng của khách hàng, nhờ đó có thể kịp thời phát hiện kịp thời các saisót, bổ sung các thủ tục kiểm toán phù hợp cho các vấn đề phát sinh trong quá trìnhkiểm toán Đồng thời, việc thực hiện soát xét chi tiết một cách thường xuyên cũnglà cách thức đào tạo nhân viên trong công việc một cách hiệu quả Việc thực hiệnsoát xét chi tiết được thực hiện trước khi kết thúc việc lập báo cáo kiểm toán dựthảo và kết quả soát xét chi tiết là cơ sở để việc thực hiện soát xét tiếp theo đượcthực hiện có hiệu quả hơn.

Soát xét tổng hợp là việc soát xét có trọng tâm, thường chỉ chú trọng vào các

khoản mục, tài khoản có vấn đề trọng yếu phát sinh, đặc biệt vùng có các rủi ro chitiết đã phát hiện, soát xét sự đầy đủ của các thủ tục soát xét thực hiện bởi các cấpbậc nhân viên và thường được thực hiện bởi cấp soát xét cao (chủ nhiệm kiểm toán,thành viên ban giám đốc) Khi thực hiện soát xét tổng hợp, không nhất thiết phảisoát xét toàn bộ giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Việc soát xét tổng hợp phảiđược thực hiện đầy đủ trước khi phát hành báo cáo kiểm toán.

Phân loại thủ tục soát xét theo hình thức soát xét

Theo hình thức soát xét, thủ tục soát xét gồm soát xét nội bộ và soát xét từ bênngoài Soát xét nội bộ là việc soát xét do chính công ty kiểm toán thực hiện kiểm toánsoát xét công việc của mình Tất nhiên, trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, công tykiểm toán có thể bố trí các bộ phận, các cá nhân khác trong công ty độc lập với nhómkiểm toán thực hiện soát xét công việc của nhóm kiểm toán Như vậy, các cá nhânthực hiện soát xét đều là các thành viên trong nội bộ công ty, không phân biệt có độclập với nhóm kiểm toán hay không Còn soát xét từ bên ngoài là việc soát xét đượcthực hiện bởi tổ chức, cá nhân không chịu ảnh hưởng bởi sự quản lý của công ty kiểm

Trang 23

toán Đó có thể là các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp, các công ty kiểm toán khác, cácchuyên gia

Phân loại thủ tục soát xét theo đối tượng soát xét

Tuỳ theo từng nhóm khách hàng, các thủ tục soát xét được quy định khácnhau với yêu cầu về việc soát xét khác nhau Có thể phân loại hai nhóm khách hàngchính:

Thứ nhất: Nhóm khách hàng được đánh giá có rủi ro kiểm toán ở mức độtrung bình hoặc thấp, các khách hàng đã được công ty kiểm toán nhiều năm, có quymô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh ít đặc thù…

Thứ hai: Nhóm khách hàng được đánh giá có rủi ro kiểm toán cao hơn trungbình Thông thường, đây là các khách hàng có quy mô lớn, có nhiều đơn vị phụthuộc hoặc công ty con hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau, tính chất hoạt độngkinh doanh phức tạp như các tổng công ty lớn, công ty đa quốc gia, các ngân hàng,công ty tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, các cuộckiểm toán cho nhiều năm.

Đối với nhóm khách hàng thứ nhất, nhóm kiểm toán tham gia cuộc kiểm toánthường là nhóm nhỏ, thời gian thực hiện kiểm toán ngắn và mức độ tham gia củacác cấp bậc cao như thành viên của ban giám đốc là ít Thủ tục soát xét trong quytrình kiểm toán báo cáo tài chính của các khách hàng này đơn giản hơn Việc thựchiện soát xét chủ yếu do kiểm toán viên- trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, chủnhiệm kiểm toán soát xét công việc của trưởng nhóm Về cơ bản, thành viên bangiám đốc phụ trách khách hàng chỉ kiểm tra lại sự đầy đủ và thích hợp của các bảngtổng hợp kết quả soát xét, báo cáo kiểm toán mà không cần thực hiện soát xét chitiết.

Đối với nhóm khách hàng thứ hai, tuỳ theo mức độ rủi ro cụ thể của từngcuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ gồm nhiều người có kinh nghiệm hơn, đảmnhận các phần công việc trọng yếu Việc soát xét vẫn theo nguyên tắc cấp trên soátxét giấy tờ làm việc của nhân viên ở cấp bậc dưới mình Ngoài ra, có thể có thêmviệc soát xét của các chuyên gia trong các lĩnh vực cụ thể, có sự soát xét của thànhviên ban giám đốc kiểm soát chất lượng (là người không trực tiếp tham gia phụtrách khách hàng đó, thực hiện soát xét hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán trước

Trang 24

khi phát hành) Việc soát xét của thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàngcũng được thực hiện chi tiết hơn trong cả ba giai đoạn của quy trình kiểm toán.

Phân loại thủ tục soát xét theo cấp bậc soát xét

Soát xét của kiểm toán viên chính: (trưởng nhóm kiểm toán) và soát xét của

kiểm toán viên khác: Kiểm toán viên chính chịu trách nhiệm soát xét toàn bộ giấy tờlàm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán màmình phụ trách Kiểm toán viên chính có thể phân công cho kiểm toán viên kháctrong nhóm kiểm toán soát xét một phần hoặc toàn bộ giấy tờ làm việc của trợ lýkiểm toán viên Nhìn chung, công việc soát xét của cấp bậc này thường được thựchiện ngay tại khách hàng và thực hiện thường xuyên trong thời gian thực hiện kiểmtoán (ví dụ soát xét hàng ngày) Việc soát xét tập trung vào việc đánh giá công việccủa người được soát xét đã được thực hiện theo đúng theo chương trình kiểm toánđã xây dựng, các bằng chứng kiểm toán thu được là thích hợp và đầy đủ đối với cáccơ sở dẫn liệu của mỗi phần hành kiểm toán, giấy tờ làm việc được trình bày rõràng, theo đúng quy định của công ty (có đầy đủ thông tin về người lập, ngày lập,nội dung công việc thực hiện, cách thức thực hiện, kết luận, tham chiếu…) Ngườithực hiện soát xét phải ký trên các giấy tờ làm việc đã soát xét, thể hiện việc soátxét đã được thực hiện đầy đủ.

Soát xét của chủ nhiệm kiểm toán: Chủ nhiệm kiểm toán thực hiện soát xét

các công việc được thực hiện bởi kiểm toán viên chính bao gồm soát xét kế hoạchkiểm toán, soát xét các phần hành kiểm toán do kiểm toán viên chính thực hiện, soátxét các công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo như:đánh giá tính liên tục hoạt động của khách hàng, sự kiện sau ngày khoá sổ, tổng hợpkết quả kiểm toán, báo cáo kiểm toán và thư quản lý Ngoài ra, tuỳ thuộc vào mứcđộ trọng yếu và rủi ro của các khoản mục được kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán cầnthực hiện soát xét lần hai đối với giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên khác vàtrợ lý kiểm toán viên.

Soát xét của các chuyên gia (nếu có): Trong trường hợp cần thiết, một số

cuộc kiểm toán cần có sự soát xét của các chuyên gia trong các lĩnh vực đặc thùngoài lĩnh vực kiểm toán Ví dụ: lĩnh vực thuế, pháp luật, định giá tài sản… khi trên

Trang 25

báo cáo tài chính được kiểm toán có thông tin liên quan đến các lĩnh vực trên và cácthông tin đó là trọng yếu, có tính chất phức tạp, có rủi ro kiểm toán cao.

Soát xét của thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng kiểm toán (nếucó): Đối với các cuộc kiểm toán có quy mô lớn, địa bàn rộng, kiểm toán nhiều năm,

cuộc kiểm toán được đánh giá là có độ rủi ro cao, cuộc kiểm toán cho các công tyniêm yết hoặc các công ty hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù như hàng không,ngân hàng, bảo hiểm… thì hồ sơ kiểm toán cần được soát xét bởi thành viên bangiám đốc kiểm soát chất lượng kiểm toán Đây là thành viên ban giám đốc hoàntoàn độc lập với nhóm kiểm toán và thực hiện soát xét toàn bộ hồ sơ kiểm toán.Thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng kiểm toán không nhất thiết phải soátxét toàn bộ tài liệu trong hồ sơ kiểm toán mà có thể chỉ thực hiện soát xét các phầnhành được đánh giá là có rủi ro cao và có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tàichính, soát xét sự đầy đủ và thích hợp của các bằng chứng kiểm toán, sự phù hợpcủa kết luận kiểm toán với kế hoạch kiểm toán, với kết quả của các công việc thựchiện, soát xét báo cáo kiểm toán.

Soát xét của thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng: Tất cả các

cuộc kiểm toán đều phải được một thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàngphụ trách và thành viên đó là một trong hai người ký báo cáo kiểm toán Vì vậy,thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng có trách nhiệm soát xét đối với tất cảcác cuộc kiểm toán do mình phụ trách, cụ thể kế hoạch kiểm toán phải được thànhviên ban giám đốc phụ trách khách hàng soát xét, phê duyệt trước khi thực hiệnkiểm toán tại khách hàng, báo cáo kiểm toán phải được thành viên ban giám đốcsoát xét, phê duyệt trước khi phát hành Tuỳ thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể,mức độ thực hiện soát xét của cấp bậc này có thể khác nhau Ví dụ, với những cuộckiểm toán quy mô nhỏ, đã kiểm toán nhiều năm và rủi ro thấp thì thành viên bangiám đốc phụ trách khách hàng có thể chỉ soát xét tổng hợp kết quả kiểm toán, báocáo kiểm toán và thư quản lý Với các khách hàng có quy mô lớn, rủi ro cao hoặckiểm toán năm đầu tiên… thì mức độ soát xét có thể chi tiết hơn.

Như vậy, trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, việc soát xét được thực hiện bởinhiều cấp bậc soát xét khác nhau với công việc soát xét và trách nhiệm soát xét của

Trang 26

mỗi cấp bậc khác nhau là khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm, tính chất phứctạp của từng cuộc kiểm toán cụ thể.

3.2 Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại cáccông ty kiểm toán độc lập

Trong mỗi giai đoạn của quy trình kiểm toán, các thủ tục soát xét được thựchiện bởi các cấp bậc khác nhau, thời gian soát xét khác nhau và nội dung soát xét làkhác nhau

1.2.1 Soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Do kế hoạch kiểm toán gồm nhiều nội dung và yêu cầu đối với kế hoạchkiểm toán là rất cao nên kế hoạch kiểm toán cần được soát xét một cách đầy đủ,thận trọng trước khi tiến hành kiểm toán để đảm bảo kế hoạch kiểm toán có thểđược thực hiện khả thi và hiệu quả

Kế hoạch kiểm toán phải được soát xét đầy đủ và được thành viên ban giámđốc phụ trách khách hàng phê duyệt trước khi thực hiện kiểm toán.

Tuỳ theo đặc điểm về của từng cuộc kiểm toán cụ thể về mặt rủi ro, tính chấtphức tạp, thời gian kiểm toán…, kế hoạch kiểm toán được soát xét bởi các cấp bậckhác nhau song về cơ bản kế hoạch kiểm toán phải được chủ nhiệm kiểm toán, giámđốc phụ trách trực tiếp khách hàng soát xét Ngoài ra, có thể cần có sự soát xét củacác chuyên gia, của thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng thực hiện soátxét đối với các cuộc kiểm toán phức tạp, có rủi ro cao.

Thủ tục soát xét trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính làviệc đánh giá sự đầy đủ và phù hợp của các nội dung cơ bản sau trong kế hoạchkiểm toán:

 Đảm bảo kế hoạch kiểm toán được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp,các quy định pháp lý có liên quan, các hướng dẫn thực hiện kiểm toán củacông ty kiểm toán;

 Sự đầy đủ của các quy định pháp lý có ảnh hưởng trọng yếu đến mục tiêukiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể;

 Sự phù hợp của các thủ tục phân tích báo cáo tài chính trước khi thực hiệnkiểm toán;

 Mục tiêu và phạm vi của cuộc kiểm toán.;

Trang 27

 Các nguồn lực hỗ trợ thực hiện cuộc kiểm toán như các phương tiện thôngtin đại chúng, các phát hiện của kiểm toán viên nội bộ, các kết luận thanh tra,kiểm tra của các tổ chức quản lý khác đối với khách thể kiểm toán;

 Các vấn đề trọng yếu cần tập trung xử lý được phát hiện trong quá trình lậpkế hoạch kiểm toán;

 Đảm bảo tất cả các nhân viên kiểm toán đều hiểu rõ kế hoạch kiểm toán, hiểurõ phần hành công việc được phân công và đảm bảo không có bất đồng về lợiích nào khiến cho kiểm toán viên thực hiện công việc kiểm toán được phâncông một cách không khách quan, chính xác;

 Hướng xử lý các vấn đề phát sinh từ các cuộc kiểm toán trước;

 Tìm hiểu về hệ thống kế toán, tài chính và các phòng ban chức năng liênquan khác của khách thể kiểm toán;

 Xác định các nhân tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách thểkiểm toán;

 Sử dụng các thủ tục phân tích phù hợp;

 Xác định và phân tích các chỉ tiêu liên quan và số liệu so sánh;

 Từ các dữ liệu thu thập được, dự báo, đánh giá các xu hướng vận động củathông tin;

 Xác định phương pháp chọn mẫu và tổng thể; Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát;

 Xác định mức độ trọng yếu trong quá trình lập kế hoạch và mức độ sai sót cóthể chấp nhận được;

 Xác định mức độ tin cậy kiểm toán;

 Vấn đề lựa chọn các nhà tư vấn/ chuyên gia phù hợp;

 Lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch thời gian nhân sự thực hiện kiểm toán; Xử lý các vấn đề nảy sinh trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán;

 Kế hoạch kiểm toán đã được soát xét bởi cấp quản lý phù hợp (nếu có); Các thủ tục khác được đề cập đến trong kế hoạch kiểm toán;

Người thực hiện soát xét phải ký và ghi rõ ngày tháng trên kế hoạch kiểm toán đãthực hiện soát xét Kết quả soát xét bởi mỗi cấp bậc soát xét được thể hiện trên bảng

Trang 28

tổng hợp kết quả soát xét và phải được các cấp bậc nhân viên xử lý đầy đủ trước khitrình cấp bậc cao hơn soát xét.

1.2.2 Soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Các thủ tục soát xét trong trong giai đoạn thực hiện kiểm toán được thực hiệnthường xuyên trong quá trình kiểm toán, có thể là cuối mỗi ngày làm việc hoặc cáchmột hai ngày soát xét một lần, thực hiện soát xét ngay tại khách hàng chứ không chỉkhi đã kết thúc làm việc tại khách hàng Người thực hiện soát xét chủ yếu trong giaiđoạn thực hiện kiểm toán là kiểm toán viên chính- trưởng nhóm kiểm toán Trongmột số trường hợp cần thiết, chủ nhiệm kiểm toán có thể cùng nhóm kiểm toán làmviệc trực tiếp tại khách hàng và thực hiện soát xét giấy tờ làm việc của các kiểmtoán viên.

Tất cả các giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viênphải được ít nhất một người ở cấp bậc cao hơn soát xét và ký trên giấy tờ làm việcđã được soát xét đó Người thực hiện soát xét cũng phải lập bảng tổng hợp kết quảsoát xét của mình và theo dõi việc xử lý kết quả soát xét của các nhân viên có giấytờ làm việc được soát xét.

Việc soát xét trong giai đoạn thực hiện kiểm toán này tập trung vào các nộidung cơ bản sau:

 Công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, cáchướng dẫn về thực hành kiểm toán và các quy định của công ty;

 Sự hiểu biết và vận dụng các thuật và thủ tục kiểm toán của các kiểm toánviên bao gồm: quan sát, điều tra, phỏng vấn, thu thập bằng chứng kiểm toán; Công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch đã được lập và phê

Trang 29

kiểm toán Trường hợp có sự thay đổi thì có sự giải thích đầy đủ cho việc sửdụng nhân viên không đúng kế hoạch xây dựng;

 Các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán được sử dụng phù hợp nhằm đạt được mụctiêu kiểm toán và đưa ra các bằng chứng thuyết phục;

 Các kỹ thuật máy tính, tin học được sử dụng phù hợp, làm tăng hiệu quảcuộc kiểm toán;

 Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện đầy đủ, phù hợp;

 Các thủ tục phân tích phù hợp được sử dụng, các dữ liệu sử dụng phân tíchđều được được xem xét đầy đủ về tính thực tế, tính độc lập và chất lượng; Phương pháp chọn mẫu được sử dụng phù hợp với các hướng dẫn thực hành

kiểm toán;

 Tất cả các thủ tục kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh đều liên quan đến mụctiêu kiểm toán Việc mở rộng các thủ tục kiểm toán đều có lý do phù hợp vàđều phải có kết luận đầy đủ cho các công việc đã thực hiện;

 Thủ tục kiểm toán được thiết lập và thực hiện đều mang đến các bằng chứngđầy đủ và thích hợp cho các kết luận kiểm toán;

 Có sự điều tra đầy đủ đối với các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiệnkiểm toán;

 Các giấy tờ làm việc liên quan đến: đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thủtục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết được lập và lưu giữ đầy đủ, đượctham chiếu và soát xét theo đúng quy định;

 Công việc của các chuyên gia đều được giám sát đầy đủ; Các bản soát xét (nếu có) đều được thực hiện đầy đủ;

 Đánh giá sự phù hợp của các thủ tục khác được sử dụng trong quy trình thựchiện kiểm toán.

1.2.3 Soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán

Các công việc trong giai đoạn kết thúc kiểm toán và công bố báo cáo kiểmtoán chủ yếu được thực hiện bởi kiểm toán viên chính Vì vậy, toàn bộ công việctrong giai đoạn này được soát xét chi tiết bởi chủ nhiệm kiểm toán Đối với cáccuộc kiểm toán phức tạp, rủi ro cao thì có thể chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp làtrưởng nhóm kiểm toán và trực tiếp thực hiện một số công việc trong giai đoạn này.

Trang 30

Khi đó, thành viên ban giám đốc sẽ là người soát xét công việc của trưởng nhóm.Thông thường, việc soát xét được thực hiện tại văn phòng công ty kiểm toán, khinhóm kiểm toán đã kết thúc thời gian làm việc tại khách hàng Cũng có thể chủnhiệm kiểm toán/thành viên ban giám đốc soát xét ngay tại khách hàng trong ngàylàm việc cuối nếu cần thiết Sau khi chủ nhiệm kiểm toán đã thực hiện soát xét đầyđủ theo đúng trách nhiệm của mình, thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàngvà thành viên ban giám đốc kiểm soát chất lượng (nếu có) sẽ tiếp tục thực hiện soátxét theo trách nhiệm của mình.

Nội dung soát xét trong giai đoạn này là xem xét các vấn đề cơ bản sau: Báo cáo được lập theo đúng chuẩn mực nghề nghiệp, các chính sách, hướng

dẫn thực hiện công việc của công ty và các tổ chức nghề nghiệp liên quan; Hình thức và nội dung của báo cáo phù hợp với các thủ tục đã được thiết lập

(tiêu đề, chữ ký, ngày tháng, mục tiêu và phạm vi, cơ sở pháp lý);

 Các thuật ngữ trong báo cáo là dễ hiểu đối với người sử dụng Các thuật ngữkỹ thuật được giải thích đầy đủ;

 Tất cả phát hiện trong quá trình kiểm toán đều được đánh giá trên cơ sở trọngyếu, bất thường và là sai sót;

 Tất cả các sai sót, các nghiệp vụ bất thường đều được phát hiện, trình bàytrên giấy tờ và có hướng xử lý hoặc được ghi chép lại để xin ý kiến xử lý củacấp quản lý cao hơn;

 Báo cáo kiểm toán phải bao quát được tất cả các nội dung phản ánh mục tiêucủa cuộc kiểm toán, trường hợp không phản ánh đầy đủ tất cả các nội dungđó phải có sự giải thích đầy đủ, rõ ràng về sự không đầy đủ đó;

 Các kết luận trên báo cáo kiểm toán được minh chứng bởi các bằng chứngkiểm toán đầy đủ và thích hợp;

 Chỉ trình bày các vấn đề trọng yếu trên báo cáo kiểm toán;

 Báo cáo được hoàn thành đúng thời gian, do các kiểm toán viên có trình độchuyên môn phù hợp thực hiện;

 Thư quản lý được chuyển đến khách hàng đúng thời gian;

 Các sự kiện sau ngày khoá sổ được xem xét và trình bày thích hợp trên báocáo kiểm toán;

Trang 31

 Các gian lận được thông báo đến các cấp có thẩm quyền phù hợp;

 Hồ sơ kiểm toán chung được cập nhật đầy đủ kết quả kiểm toán của nămđang xem xét;

 Các thủ tục kiểm toán khác được thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểmtoán và lập báo cáo cũng được xem xét đầy đủ.

Sau khi dự thảo báo cáo tài chính đã được nội bộ công ty kiểm toán thực hiệnsoát xét đầy đủ theo đúng quy trình, dự thảo báo cáo được chuyển cho khách hàngxem xét và đưa ra ý kiến về báo cáo Trường hợp khách hàng có những ý kiếnkhông thoả mãn với dự thảo báo cáo kiểm toán thì các bất đồng cần được xử lý kịpthời bởi các cấp soát xét có thẩm quyền để báo cáo có thể được phát hành Kết quảcuối cùng về việc xử lý các vấn đề phát sinh trên đều phải được trình bày đầy đủtrên giấy tờ làm việc và báo cáo trước khi phát hành phải được phê duyệt đồng ýphát hành bởi người chịu trách nhiệm cao nhất đối với cuộc kiểm toán (thành viênban giám đốc).

Cũng giống như việc soát xét ở các giai đoạn trên, người thực hiện soát xéttrong giai đoạn này cũng phải ký và ghi rõ ngày tháng soát xét trên các tài liệu thựchiện soát xét, lập bảng tổng hợp kết quả soát xét, theo dõi việc xử lý kết quả soát xétvà các tài liệu soát xét đều được lưu hồ sơ kiểm toán đầy đủ.

Khi báo cáo đã được phát hành thì có thể coi như quy trình kiểm toán báocáo tài chính đã kết thúc Tuy nhiên, để các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính manglại hiệu quả cao, chất lượng của mỗi cuộc kiểm toán sau được nâng lên so với cáccuộc kiểm toán trước thì công ty kiểm toán vẫn cần thực hiện một số thủ tục soátxét sau cuộc kiểm toán Việc soát xét sau cuộc kiểm toán có thể được thực hiệndưới các hình thức sau:

 Soát xét nội bộ: Việc soát xét được thực hiện bởi các chuyên gia, bộ phậnđộc lập hoàn toàn với cuộc kiểm toán Các cá nhân, bộ phận này sẽ xem xétđánh giá hình thức, nội dung, chất lượng của cuộc kiểm toán đã được thựchiện, đưa ra các vấn đề cần rút kinh nghiệm, cần hoàn thiện để các cuộc kiểmtoán sau được hiệu quả hơn;

 Soát xét từ bên ngoài: Một cuộc kiểm toán cụ thể có thể được soát xét bởi các tổ chức,chuyên gia từ bên ngoài như các công ty kiểm toán liên kết, hội nghề nghiệp;

Trang 32

 Các phản hồi từ phía khách hàng: soát xét các đánh giá, góp ý của kháchhàng về cuộc kiểm toán nói chung và báo cáo kiểm toán nói riêng, về cácdịch vụ gia tăng đối với khách hàng là cơ sở để các công ty kiểm toán đánhgiá được kết quả công việc của mình.

 Soát xét bởi nhóm thực hiện kiểm toán: Kết thúc cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toáncùng thực hiện thảo luận, tự đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân củacác tồn tại trong cuộc kiểm toán nhằm rút ra các bài học cho tương lai.

Trong các loại soát xét sau kiểm toán trên thì việc soát xét nội bộ hàng nămđược thực hiện bởi chính công ty kiểm toán là quan trọng nhất Khi thực hiện soátxét nội bộ hàng năm, một số nội dung cơ bản sau được chú trọng:

Thứ nhất: Lựa chọn các hồ sơ kiểm toán từ danh sách khách hàng của côngty để thực hiện soát xét trên cơ sở một số tiêu chuẩn như:

 Độ lớn của hồ sơ (dựa trên cơ sở thời gian thực hiện, phí kiểm toán);

 Lĩnh vực hoạt động của khách hàng (sản xuất, thương mại, dịch vụ, ngânhàng tài chính); loại hình hoạt động của khách hàng (doanh nghiệp nhà nước,công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài);

 Bộ phận thực hiện;

 Khách hàng mới; khách hàng mất.

Thứ hai: Lựa chọn nhân sự tham gia soát xét: Việc soát xét phải được thựchiện bởi nhóm soát xét phù hợp Trưởng nhóm thực hiện soát xét phải ít nhất ở cấpbậc chủ nhiệm kiểm toán và phải là người có kinh nghiệm kiểm toán đã được khẳngđịnh Các thành viên khác gồm các chủ nhiệm kiểm toán và các kiểm toán viên cókiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc đảm nhiệm Số lượngthành viên tuỳ thuộc vào số lượng hồ sơ được lựa chọn để thực hiện soát xét, loại hồsơ, tính độc lập của các thành viên dự kiến sẽ lựa chọn đối với hồ sơ được kiểm tra.

Thứ ba: Lập kế hoạch soát xét bao gồm kế hoạch về thời gian, nhân sự thựchiện soát xét đối với từng hồ sơ cụ thể, xây dựng chương trình thực hiện thủ tục soátxét Nhìn chung, việc soát xét sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng bản câu hỏiđánh giá về cuộc kiểm toán báo cáo tài chính đã được xây dựng chung của công tyvà có thể sửa đổi bổ sung cho phù hợp với từng hồ sơ soát xét.

Trang 33

Thứ tư: Thực hiện soát xét các hồ sơ cụ thể trên cơ sở kế hoạch và chươngtrình đã được xây dựng trong giai đoạn lập kế hoạch soát xét Việc soát xét cần tậptrung vào soát xét sự phù hợp của báo cáo của kiểm toán viên, các bằng chứng kiểmtoán Trong quá trình soát xét, các vấn đề phát sinh cần được trao đổi ngay vớingười trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện cuộc kiểm toán để có thể có được kếtluận phù hợp và thống nhất phục vụ cho việc lập báo cáo tổng hợp về kết quả soátxét.

Thứ năm: Tổng hợp kết quả soát xét và lập báo cáo soát xét Báo cáo soát xétcần nêu rõ các vấn đề phát sinh, hướng xử lý Hướng xử lý phải mang tính chất xâydựng, cụ thể, khả thi và hiệu quả về mặt chi phí

Thực hiện soát xét sau kiểm toán thường xuyên là việc làm cần thiết tronghoạt động của mỗi công ty kiểm toán độc lập Đặc biệt trong điều kiện các công tykiểm toán ở Việt Nam phần lớn là các công ty có quy mô nhỏ, kinh nghiệm kiểmtoán còn hạn chế trong khi các Hãng kiểm toán lớn trên thế giới đã có bề dày kinhnghiệm hàng trăm năm thì việc thực hiện soát xét sau kiểm toán chính là sự tự nhìnnhận đánh giá chất lượng kiểm toán của mình nhằm không ngừng nâng cao chấtlượng kiểm toán, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.3Kinh nghiệm về các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáotài chính tại một số công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Thủ tục soát xét là thủ tục bắt buộc phải thực hiện trong kiểm toán báo cáotài chính Vì vậy, các công ty kiểm toán đều có các hướng dẫn và thực hiện thủ tụcsoát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặcđiểm về kinh nghiệm, quy mô, đối tượng khách hàng chính… các công ty có cácquy định và thực hiện các thủ tục này có khác nhau Trên cơ sở các kinh nghiệm cóđược khi làm việc tại công ty kiểm toán khác, các tài liệu thu thập được liên quanđến việc thực hiện soát xét từ các công ty cũng như các kiến thức có được từ việctìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các kiểm toán viên của một số công ty kiểm toánđộc lập đang hoạt động tại Việt Nam, Tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm vềviệc thực hiện các thủ tục soát xét tại một số công ty kiểm toán độc lập tại ViệtNam

Trang 34

Trước hết, qua tìm hiểu tại một Hãng kiểm toán lớn có danh tiếng đượckhẳng định trên toàn thế giới hoạt động tại Việt Nam, cụ thể là tại Công ty TNHHPricewaterhouse Coopers Việt nam (PwC) có thể thấy rằng các quy định về việcthực hiện soát xét trong quy trình kiểm toán được xây dựng đầy đủ, phù hợp vàđược phổ biến đào tạo cho các cấp bậc nhân viên trong công ty Việc thực hiện cácthủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán được thực hiện rất khoa học, nghiêm túcvà hiệu quả trong cả ba giai đoạn của quy trình Pricewaterhouse Coopers là mộttrong bốn Hãng kiểm toán toàn cầu hàng đầu trên thế giới với số lượng nhân viênkhoảng 130.000 người làm việc tại 148 quốc gia Công ty thực hiện nhiều nhómdịch vụ khác nhau trong đó kiểm toán báo cáo tài chính là dịch vụ chủ chốt tạo nêndanh tiếng của Hãng Tại Việt Nam, Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việtnam (PwC) được thành lập ngày 14/05/1994 Đến nay, Công ty có khoảng trên 250nhân viên làm việc tại hai văn phòng của Công ty là văn phòng Hà Nội và vănphòng thành phố Hồ Chí Minh Về mặt nghiệp vụ, các nhân viên trong Công tyđược chia thành các cấp bậc từ cao xuống thấp gồm : Chủ phần hùn (partner), giámđốc bộ phận (director), chủ nhiệm kiểm toán cao cấp (senior manager), chủ nhiệmkiểm toán (manager), kiểm toán viên cao cấp (super senior), kiểm toán viên (senior)và trợ lý kiểm toán viên (assistant) Các khách hàng của Công ty chủ yếu là cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn, các ngân hàng

Là Hãng kiểm toán lớn có danh tiếng trên thế giới với bề dày kinh nghiệm,PwC đã xây dựng được phương pháp tiếp cận kiểm toán của riêng Hãng trong đóviệc soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được quy định, hướng dẫnvà thực hiện hiệu quả

Trong một nhóm kiểm toán báo cáo tài chính thường gồm: trưởng nhóm(team leader), chủ nhiệm nhóm (team manager), các thành viên (team member).Tuỳ theo mức độ rủi ro và tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán mà từng trưởngnhóm, chủ nhiệm nhóm, các thành viên trong nhóm có thể là các giám đốc bộ phận,chủ nhiệm kiểm toán cao cấp, kiểm toán viên Một chủ nhiệm kiểm toán có thể làtrưởng nhóm ở cuộc kiểm toán này nhưng lại là thành viên trong nhóm kiểm toánkhác Căn cứ vào cơ cấu của mỗi nhóm kiểm toán, việc soát xét được phân công cụthể theo nguyên tắc nhân viên ở cấp bậc cao hơn soát xét giấy tờ làm việc của nhân

Trang 35

viên ở cấp bậc thấp hơn một bậc đồng giấy tờ làm việc của họ được nhân viên ở cấpbậc cao hơn một bậc soát xét Ngoài ra, đối với các vấn đề phức tạp đòi hỏi cần cósự cân nhắc, đánh giá của các cấp bậc cao hơn thì vấn đề đó cũng được tổng hợp lạivà được các kiểm toán viên ở cấp bậc cao hơn người thực hiện soát xét trực tiếpsoát xét Như vậy, cũng giống như quy trình chung của việc soát xét, tuỳ theo mứcđộ rủi ro của mỗi cuộc kiểm toán mà việc soát xét được thực hiện bởi nhiều cấp bậcvới mức độ tập trung soát xét khác nhau trong cả ba giai đoạn của quá trình kiểmtoán: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán, trong đó kế hoạch kiểmtoán được soát xét và chấp nhận bởi chủ phần hùn trước khi thực hiện kiểm toán tạikhách hàng được thực hiện rất nghiêm túc Việc soát xét giấy tờ làm việc của cáckiểm toán viên trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ngay tại khách hàng cũng đượcthực thường xuyên, đảm bảo cuộc kiểm toán thu thập được đầy đủ các bằng chứngcần thiết để đưa ra kết luận kiểm toán Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, để đảmbảo công việc soát xét đã được thực hiện đầy đủ, báo cáo kiểm toán chỉ được chủphần hùn ký và phát hành khi bản tổng hợp soát xét (checklist) đã được hoàn thànhtheo đúng quy định của Công ty Ngoài ra, để kiểm soát việc thực hiện soát xét củakiểm toán viên ở cấp bậc dưới, người thực hiện soát xét ở cấp bậc trên có thể căn cứvào thời gian thực hiện soát xét ghi trên giấy tờ làm việc, đôi khi có thể soát xét lạiđể đánh giá công việc soát xét

Do việc soát xét được thực hiện ngay ở từng giai đoạn trong quy trình kiểmtoán báo cáo tài chính và được thực hiện đồng bộ bởi nhiều cấp bậc kiểm toán viênkhác nhau và các giấy tờ làm việc phần lớn đều được thực hiện trên phần mềm(electronic file) nên nhìn chung việc soát xét tại Công ty được thực hiện một cáchnghiêm túc, hiệu quả và không mất nhiều thời gian Đây chính là điểm khác biệt,thể hiện tác phong làm việc chuyên nghiệp của một Hãng kiểm toán lớn mà cáccông ty kiểm toán trong nước trong đó có IFC cần tham khảo, học hỏi kinh nghiệm Còn tại các công ty kiểm toán trong nước và là doanh nghiệp nhà nước, cụthể, tại Công ty Kiểm toán Việt Nam TNHH Vaco Thành viên hãng Delloite TouchTomatsu, các thủ tục soát xét cũng đã được chú trọng xây dựng và thực hiện Đây làmột Công ty TNHH một thành viên với phần vốn chủ sở hữu là của nhà nước do Bộtài chính quản lý, đồng thời Công ty cũng là thành viên của hãng Delloite Touch

Trang 36

Tomatsu (DTT), một hãng kiểm toán lớn có phạm vi toàn cầu Công ty là một trongnhững công ty kiểm toán trong nước được thành lập đầu tiên (năm 1991) và đãkhẳng định được là một trong những công ty kiểm toán trong nước có vị trí hàngđầu tại Việt Nam Công ty có quy mô tương đối lớn với trụ sở chính tại Hà Nội vàcác văn phòng tại Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh Tổng số nhân viênCông ty khoảng trên 400 người trong đó số lượng kiểm toán đăng ký hành nghềkhoảng trên 100 người Khách hàng của Công ty rất đa dạng trong đó có rất nhiềucác khách hàng với quy mô lớn, tính chất hoạt động phức tạp như các tổng công tylớn của nhà nước, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty niêm yết trên thị trườngchứng khoán Các phương pháp tiếp cận kiểm toán, các quy trình kỹ thuật kiểm toáncủa Vaco đều thực hiện theo các quy định, hướng dẫn của DTT, dưới sự giám sátcủa DTT Các đặc điểm cơ bản trên của Công ty có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiếtkế và thực hiện các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tạiCông ty.

Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được quyđịnh, được đào tạo cho nhân viên đầy đủ và được thực hiện tương đối nghiêm túcnhư sau:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Đối với các cuộc kiểm toán thông thường (rủi ro kiểm toán được đánh giá ởmức trung bình, khách hàng có quy mô vừa và nhỏ, tính chất hoạt động ít phức tạp),kế hoạch kiểm toán được lập bởi kiểm toán viên chính (trưởng nhóm kiểm toán) vàđược chủ nhiệm kiểm toán (trưởng, phó phòng) soát xét trước khi thực hiện kiểmtoán tại khách hàng.

Đối với các cuộc kiểm toán có rủi ro kiểm toán cao hơn mức trung bình, quymô lớn, hoạt động phức tạp như các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, công tyniêm yết trên thị trường chứng khoán, dự án lớn, kế hoạch kiểm toán sau khi đượcchủ nhiệm kiểm toán soát xét phải được thành viên ban giám đốc kiểm soát chấtlượng soát xét, thành viên ban giám đốc phụ trách khách hàng phê duyệt trước khithực hiện kiểm toán

Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Trang 37

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các trưởng nhóm thường xuyên thựchiện soát xét giấy tờ làm việc của các thành viên khác trong nhóm, chủ nhiệm kiểmtoán giám sát cuộc kiểm toán một cách thường xuyên và đồng thời soát xét giấy tờlàm việc của kiểm toán viên chính

Đối với các cuộc kiểm toán lớn hoặc có rủi ro trên mức trung bình đã đề cậpở trên, chủ nhiệm kiểm toán có thể đồng thời là trưởng đoàn kiểm toán (bao gồmnhiều nhóm kiểm toán) trực tiếp tham gia công việc kiểm toán tại khách hàng vàviệc soát xét công việc của các thành viên khác trong nhóm kiểm toán được thựchiện trực tiếp bởi chủ nhiệm kiểm toán (đôi khi, các phần đơn giản do các trợ lýkiểm toán viên thực hiện thì việc soát xét có thể giao cho kiểm toán viên khác) Cácvấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm toán và soát xét được xử lý kịp thờivà tham khảo, trao đổi với thành viên ban giám đốc khi cần thiết

Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Vì việc soát xét được thực hiện một cách liên tục ngay tại khách hàng, việctrao đổi thông tin được thực hiện thường xuyên nên khi kết thúc kiểm toán, hồ sơkiểm toán đã được hoàn thiện và soát xét đầy đủ bởi các chủ nhiệm kiểm toán vàcác kiểm toán viên khác Hồ sơ kiểm toán sau đó được trình ban giám đốc/bộ phậnphụ trách soát xét chất lượng (nếu có yêu cầu) soát xét lần cuối trước khi báo cáochính thức được phát hành.

Hàng năm, khi kết thúc mỗi mùa kiểm toán, Công ty cũng thực hiện lựa chọnmột số khách hàng để thực hiện soát xét chất lượng hàng năm nhằm tổng kết đánhgiá chất lượng kiểm toán nói chung của Công ty cũng như có phương hướng đểnâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán trong năm tiếp theo.

Có thể thấy rằng, tại Công ty Vaco, việc soát xét trong quy trình kiểm toánbáo cáo tài chính đã được quy định chặt chẽ và thực hiện tương đối nghiêm túc Cácquy định về việc thực thực hiện soát xét tại Vaco cũng đang được IFC vận dụngnhiều Tuy vậy, đôi khi do áp lực về mặt thời gian, báo cáo kiểm toán được ưu tiênhoàn thiện số một nên việc thực hiện soát xét khác chưa được thực hiện đầy đủ theođúng quy trình, báo cáo phát hành trước khi hồ sơ kiểm toán được hoàn thiện Việchoàn thiện sau này chỉ còn mang tính chất hình thức Tuy nhiên, Công ty cũng hếtsức hạn chế các trường hợp như vậy và thành viên Ban giám đốc phụ trách khách

Trang 38

hàng là người quyết định trong vấn đề này Khi thành viên Ban giám đốc buộc việcthực hiện soát xét phải được thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình của Công ty mớiđồng ý ký và phát hành báo cáo kiểm toán thì các kiểm toán viên sẽ phải cố gắngthực hiện đầy đủ các thủ tục soát xét (dù sẽ phải làm thêm giờ) trước khi phát hànhbáo cáo Như vậy điều quan trọng là tất cả các thành viên thuộc mọi cấp bậc phảinghiêm túc, luôn làm việc theo nguyên tắc là thực hiện đúng các quy trình mà Côngty đã đưa ra trong mọi điều kiện

Tại một công ty kiểm toán có quy mô nhỏ, do các kiểm toán viên có kinh

nghiệm thành lập và hoạt động, cụ thể, tại Công ty Hợp danh Kiểm toán CPA Việt

Nam, các thủ tục soát xét được thực hiện chưa đầy đủ khoa học, mặc dù Công ty đãcó hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các thủ tục soát xét Đây là Công ty kiểmtoán với quy mô nhỏ, được thành lập năm 2002 bởi các kiểm toán viên Việt Nam đãcó nhiều kinh nghiệm công tác tại các công ty kiểm toán khác Tổng số nhân viênchuyên nghiệp của Công ty khoảng trên 40 người trong đó số lượng kiểm toán viênđăng ký hành nghề tại Việt Nam là khoảng 10 người Các khách hàng của Công tychủ yếu là các công ty có quy mô vừa và nhỏ Các đặc điểm trên cũng có ảnh hưởnglớn đến việc thiết kế và thực hiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáotài chính.

Tại Công ty CPA Việt Nam, thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báocáo tài chính đã được Công ty xây dựng, tóm tắt như sau:

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Kiểm toán viên chính (trưởng nhóm kiểm toán) là người lập kế hoạch kiểmtoán cho khách hàng do mình phụ trách Kế hoạch phải được lập đầy đủ theo đúngcác nội dung theo quy định của Công ty và trình Ban giám đốc soát xét Công việckiểm toán chỉ được thực hiện khi kế hoạch đã được soát xét và phê duyệt bởi thànhviên ban giám đốc.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệmsoát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viên trongnhóm Việc soát xét được thực hiện thường xuyên trong quá trình kiểm toán

Trang 39

(thường vào cuối mỗi ngày làm việc, ngay tại khách hàng) và phải ký trên các giấytờ làm việc đã soát xét

Giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán viên chính thực soát xét đánh giá các sựkiện sau ngày khoá sổ, đánh giá khả năng liên tục hoạt động, tổng hợp kết quả kiểmtoán, đánh giá ảnh hưởng của các bút toán không điều chỉnh, lập dự thảo báo cáokiểm toán Toàn bộ hồ sơ kiểm toán sau đó được chuyển cho ban giám đốc soát xét.

Ban giám đốc soát xét toàn bộ các công việc đã được thực hiện bởi kiểm toánviên chính, đưa ra các yêu cầu sửa đổi bổ sung đối với các thủ tục kiểm toán đã thựchiện và báo cáo kiểm toán đã lập Báo cáo sau khi được ban giám đốc soát xét đầyđủ, được khách hàng chấp nhận sẽ được phát hành chính thức.

Các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công tylà tương đối phù hợp với đặc điểm tổ chức và hoạt động của Công ty Tuy nhiên, dohạn chế về mặt thời gian cụ thể trong mỗi cuộc kiểm toán, do hạn chế về mặtchuyên môn của một số nhân viên kiểm toán, các chương trình kiểm toán được xâydựng còn mang tính chất hình thức, không sửa đổi cho từng khách hàng cụ thể nênviệc tuân thủ các quy định trên còn nhiều khi chưa được thể hiện đầy đủ: đôi khi kếhoạch kiểm toán chưa được soát xét bởi ban giám đốc trước khi thực hiện kiểmtoán, việc soát xét giấy tờ làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán viêncũng chưa được thực hiện nghiêm túc Soát xét chủ yếu tập trung khi kết thúc cuộckiểm toán và lập báo cáo và cũng chỉ tập trung vào báo cáo kiểm toán là chính

Như vậy, về cơ bản, các quy định về các thủ tục soát xét tại các công ty kiểmtoán khác nhau cũng không có nhiều sự khác biệt Nhìn chung, theo quy định củacác công ty, việc soát xét phải được thực hiện bởi ba cấp soát xét Các thủ tục soátxét được thực hiện theo từng bước của quy trình kiểm toán từ giai đoạn lập kếhoạch đến giai đoạn kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo, được thực hiệnthường xuyên, cả tại khách hàng và tại văn phòng công ty nhằm đảm bảo cuộc kiểmtoán được thực hiện theo đúng chuẩn mực kiểm toán, giảm thiểu rủi ro kiểm toán, ýkiến kiểm toán đưa ra là phù hợp và việc kiểm toán được thực hiện một cách hiệuquả Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là vấn đề thực hiện các thủ tục soát xét Cáccông ty lớn thường thực hiện tốt và hiệu quả thủ tục soát xét theo đúng quy định.

Trang 40

Còn tại công ty nhỏ còn có nhiều bước soát xét chưa được thực hiện theo đúnghướng dẫn do việc quản lý về thời gian cũng như cách làm việc chưa chuyên nghiệpđược như các công ty lớn Đây là vấn đề chung trong các công ty kiểm toán có quymô nhỏ và chưa có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập Để theokịp xu thế phát triển của nền kinh tế nói chung, để có thể cạnh tranh được với cáccông ty kiểm toán nước ngoài trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay, cáccông ty kiểm toán Việt Nam nói chung, đặc biệt các công ty kiểm toán vừa và nhỏtrong đó có IFC cần khắc phục các tồn tại đó để đưa hoạt động kiểm toán theohướng ngày càng chuyên nghiệp hơn, nâng cao chất lượng của kiểm toán, chấtlượng của báo cáo tài chính đã được kiểm toán, nâng cao năng lực quản lý nói riêngcũng như nâng cao danh tiếng của công ty nói chung trên thị trường kiểm toán tạiViệt Nam.

Ngày đăng: 19/11/2012, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2.1 Mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên - Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC
Bảng s ố 2.1 Mẫu giấy tờ làm việc của kiểm toán viên (Trang 49)
BIÊN BẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG - Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC
BIÊN BẢN PHÊ DUYỆT TIẾP TỤC CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG (Trang 51)
Loại hình kinh doanh Môi trường kinh doanh - Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC
o ại hình kinh doanh Môi trường kinh doanh (Trang 52)
Bảng số 2.4 Mẫu bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét và phát hành báo cáo - Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC
Bảng s ố 2.4 Mẫu bản phê chuẩn đối với việc lập, soát xét và phát hành báo cáo (Trang 59)
2.2.3 Tình hình áp dụng các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC - Hoàn thiện thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính Quốc tế- IFC
2.2.3 Tình hình áp dụng các thủ tục soát xét trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty IFC (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w