Phần mở đầu Chương I Chương II Chương HI <sHEr I MUC LUC
Nhimg khái niệm chủ yếu và quan điểm lý luận về quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng
Về phát triển xã hội Về tiến bộ xã hội Về công bằng xã hội
Quản lý sự phát triển xã hội
Những nội dung và yêu cầu quan trọng nhất trong quản lý sự phát triển xã hội
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa- những quan điểm, những chỉ tiêu và chỉ số về quản lý sự phát triển xã hội
Điểm qua một số mô hình phát triển kinh tế trên thế giới xét từ góc độ phát triển xã hội
Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, thực trạng tình hình và các quan điểm về quản lý sự phát triển xã hội trong bối cảnh đó
Những chỉ tiêu, chỉ số chủ yếu trong quản lý sự phát triển xã hội
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong quản lý sự phát triển xã hội
Những nhận thức cơ bản về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thực trạng nguồn nhân lực, việc làm và quản lý Nhà nước về giải quyết việc làm thời gian qua
Trang 2Chương IV Chương V Chương VI Kết luận Phụ lục 1H Il IL Xoá đói giảm nghèo trong quản lý sự phát triển xã hội
Những nhận thức cơ bản về xoá đói giảm nghèo trong quản lý sự phát triển xã hội
Đánh giá thực trạng đói nghèo và quản lý Nhà nước về xoá đói giảm nghèo thời gian qua
Định hướng chính sách và giải pháp đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới
Hoà nhập xã hội đối với các nhóm người yếu thế, dễ bị tốn thương và đối với phụ nữ trong quản lý sự phát triển xã hội Hoà nhập xã hội đối với một số nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương Tầm quan trọng của sự hoà nhập xã hội đối với phụ nữ
Thực trạng hoà nhập xã hội của phụ nữ và các chính sách đối với phụ nữ hiện nay
Khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm tăng cường sự hội nhập xã hội của phụ nữ
Hoà nhập xã hội đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong quản lý sự phát triển xã hội
Tầm quan trọng của vấn dé dân tộc và của việc thực hiện hoà nhập các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Thực trạng hoà nhập của đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự phát triển chung của đất nước thời gian qua
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU L DAT VAN DE
Trong những thập niên qua, trên thế giới đã có không ít công trình nghiên cứu về lý thuyết phát triển, đặc biệt là kinh tế học phát triển Hầu hết những công trình này đều nhấn mạnh đến việc phải ưu tiên tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế tự nó sẽ giúp giải quyết các vấn đề xã hội
Tuy nhiên, cuộc sống ở nhiều nước đã chứng minh sự phiến diện của các lý thuyết trên Vì vậy, từ cuối những năm 80 - đầu những năm 90 đến nay, vấn đề phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn
Đặc biệt, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội họp tại Copenhagen, Đan Mạch (3-1995) đã đánh dấu một sự chuyển biến rộng lớn về mặt nhận thức của các nhà hoạch định chính sách quốc gia đối với vấn đề cực kỳ quan trọng này
Hội nghị đã có những nhận định như:
- Nhiều cuộc khủng hoảng trên thế giới hiện nay mang nặng tính chất xã hội hơn là tính chất kinh tế
- Tại nhiều nước, kể cả các nước công nghiệp tiên tiến và các nước đang phát triển, kinh tế có khi vẫn liên tục tăng trưởng, nhưng tình trạng thất nghiệp, sự nghèo khổ, sự loại trữ xã hội (social exclusion) đối với những người yếu thế và chịu thiệt thời không những không giảm bớt mà còn trầm trọng thêm
- Nên kinh tế thị trường riêng nó đã tỏ ra không có khả năng khắc phục sự bất bình đẳng và bất công xã hội
- _ Vì vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới phải xem xét lại chiến lược và chính sách phát triển của mình, trong đó đi đôi với thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, phải đặc biệt coi trọng đến các khía cạnh xã hội (social aspects) hoặc chiều cạnh xã hội (social đimension) của phát triển
Trang 41995 đến năm 2000 và triển vọng đến năm 2010, trong đó khuyến nghị tất
cả các quốc gia cần tập trung giải quyết ba vấn đề vừa cơ bản, vừa bức xúc của phát triển xã hội theo hướng công bằng là: Ä#ở rộng việc làm, giảm nghèo và hoà nhập xã hội
Tuy vậy, Hội nghị cũng mới chỉ có thể đưa ra được một số ý tưởng chung nhất Việc thực hiện những ý tưởng đó trong điều kiện cụ thể của
mỗi nước đòi hỏi phải có sự nghiên cứu toàn diện và thấu đáo hơn,
Tại Việt Nam, cùng với quá trình thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI của Đảng (12-1986) khởi xướng, vấn đề cải tiến quản lý xã hội đã được Đảng và Nhà nước ta xem là một nhiệm vụ quan trọng ngang tầm với cải tiến quản lý kinh tế Tuy vậy, trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới, việc quản lý sự phát triển xã hội trong
điều kiện chuyển sang áp dụng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đã không được quan tâm thích đáng Đúng như Hội nghị lần thứ
sấu BCHTW Đảng khoá VH (11-1993) đã nhận xét: “Nguyên nhân của
nhiều vấn để xã hội nhức nhối hiện nay không chỉ do kinh tế kém phát
triển, mà còn do chúng ta buông lỏng lãnh đạo và quản lý, chưa quan tâm
giải quyết các vấn đề xã hội, chưa chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội"
Để khắc phục những thiếu sót đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã chú ý nhiều hơn đến những vấn đề phát triển xã hội đi (6/1996) nhấn mạnh: "Kết hợp hài hoà tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhằm tao được chuyển biến rỡ về thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội" ® Muốn vậy, phải “nang cao nang luc và hiệu quả quản lý” của Nhà nước để biến quan điểm
cơ bản đó thành hiện thực :
Trên lĩnh vực nghiên cứu, trong giai đoạn 1991-1995, một chương trình KH-CN cấp nhà nước KX.04 về "Đổi mới chính sách xã hội" đã thực hiện Nhưng chương trình KX.04 mới chỉ tập trung nghiên cứu sự chuyển đổi cơ cấu xã hội và việc đổi mới các chính sách xã hội trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN Vấn đề quản lý sự phát triển xã hội tuy ít nhiều đã được đề cập đến khía cạnh này hay khía cạnh khác, song chưa phải là mục tiêu và nội dung nghiên cứu chủ yếu, do đó cũng chưa thể có sự phân tích đầy đủ và có hệ thống
Vi thé, dé tài "Qưản lý sự phát triển xã hột trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng trong điêu kiện nên kinh tế thị trường theo định
a
® Dang Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội dại biểu toàn quốc lần thứ VI Nxb
Trang 5hướng XHCN-Lý luận, chính sách, giải pháp" (KHXH.03.06) do Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ Khoa học-Công nghệ và Môi trường đặt ra và giao cho chúng tôi nghiên cứu trong giai đoạn 1997-2000 là sự bổ sung cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng
Il PHAM VI VA MUC TIEU CUA DE TAI
Theo nghĩa rộng, phát triển xã hội là sự phát triển toàn bộ một chế độ xã hội, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của chế độ xã hội ấy Đó là đối tượng nghiên cứu của nhiều chương
trình dé tài Ở đây, trong phạm vi đề tài KHXH.03.06, phát triển xã hội
được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là những khía cạnh xã hội của sự phát triển, mà trung tâm là sự phát triển con người (với tư cách là mỗi cá nhân và cả cộng đồng)
Còn nói về quản lý sự phát triển xã hội trước hết là nói đến vai trò, chức năng của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự ấn và các công cụ khác để định hướng và điều
chỉnh sự phát triển xã hội theo những mục tiêu mà chủ thể quản lý mong muốn hướng tới
Với phạm vỉ được xác định nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài la:
1 Làm rõ những quan điểm lý luận về phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ, công bằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
2 Đánh giá thực trạng quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta, góp
phần tổng kết thực tiễn, đề xuất hệ quan điểm, cung cấp luận cứ khoa
học cho việc hoạch định những chính sách và giải pháp quản lý cơ bản nhằm thực hiện sự phát triển lành mạnh, có hiệu quả và bền vững của Việt Nam theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh
HL NỘI DƯNG NGHIÊN CUU
Trang 6- Nghiên cứu những khái niệm chủ chốt, những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý sự phát triển xã - hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng: tham khảo các lý thuyết và kinh | nghiệm quản lý sự phát triển xã hội trên thế giới
- Điều tra, nghiên cứu thực trạng quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta trong sự tác động qua lại biện chứng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nghiên cứu những chỉ báo (thể hiện ở các chỉ tiêu, chỉ số) về phát triển xã hội của thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực, nêu lên những chỉ báo về phát triển xã hội trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
- Nghiên cứu định hướng các chính sách và giải pháp quản lý sự phát triển xã hội đối với vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm - Nghiên cứu định hướng các chính sách và giải pháp quản lý sự phát triển xã hội đối với vấn đề xoá đói giảm nghèo theo chuẩn mực quốc gia có đối chiếu với chuẩn mực quốc tế
- Nghiên cứu định hướng các chính sách và giải pháp quản lý sự phát triển xã hội đối với vấn để hoà nhập cộng đồng (hay hoà nhập xã hội) của những người yếu thế, chịu nhiều rủi ro, bất hạnh, tập trung chủ yếu vào các đối tượng phụ nữ, các dan tộc thiểu số.!
1V CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ
Trong quá trình nghiên cứu, tập thể ban chủ nhiệm và các cộng tác viên của đề tài KHXH.03.06 đã cố gắng quán triệt và vận dụng những quan điểm có ý nghĩa lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội, đồng thời chú ý tham khảo, tiếp thu có lựa chọn những thành tựu mới của thế giới về những vấn đề có liên quan
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chú ý vận dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội nói chung và xã hội học nói riêng như:
' 8au một năm triển khai để tài, chúng tôi di dé nghị các cấp có thẩm quyền cho bổ
Trang 7- Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp chuyên gia;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp đối chiếu, so sánh, v.v
Cùng với việc tiến hành điều tra, nghiên cứu thực địa ở một số nơi, chúng tôi rất coi trọng khai thác kết quả điều tra trên diện rộng trong phạm vi ca nước của một số bộ ngành có liên quan như Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Dân tộc Trung ương, Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương , đồng thời tham khảo các tài liệu của một số tổ chức quốc tế hợp tác với Việt Nam trong nghiên cứu các vấn đề phát triển xã hội như ILO, UNDP, ESCAP,
V.V
V LỰC LƯỢNG THỰC HIỆN `
Đề tài KHXH.03.06 do một Ban chủ nhiệm gồm 5 người phụ trách, đó là:
- GS TS.Pham Xudn Nam, chuyên viên cao cấp Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, chủ nhiệm
- GS Bài Đình Thanh, chuyên viên cao cấp Trung tam Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, phó chủ nhiệm
- PGS TS Đỗ Minh Cương, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Uỷ viên
- TS Trần Thị Vân Anh, Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và Gia đình, Uỷ viên
- TS Mạc Văn Tiến, cần bộ Viện Khoa học lao động và các vấn để xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ viên
Từ giữa năm 1998, khi PGS TS Đỗ Minh Cường được đề bạt làm Tổng cục trưởng Tổng cục đạy nghề phải tập trung thời gian cho nhiệm vụ mới rất nặng nề, Ban chủ nhiệm đề tài đã mời TS Nguyễn Hữu Dũng, Viện trưởng mới của Viện Khoa học lao động và các vấn đề xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương bỉnh và Xã hội thay thế PGS.TS Đỗ Minh Cương phụ trách cho một nhánh đề tài
Ngoài ra, trong qúa trình triển khai, đề tài KHXH.03.06 còn thu hút
Trang 8cáo chuyên đề, hoặc tham gia toạ đàm và hội thảo khoa học VI MỘT SỐ SẲN PHẨM TRUNG GIAN
Sản phẩm trung gian của đề tài bao gồm:
- 4 tap ghi chép và sử lý kết quả điều tra xã hội học;
~ l1 tập báo cáo chuyên đề của các thành viên Ban chủ nhiệm và các cộng tác viên (xem Phụ lục); - 10 luận văn đã đăng trên các tạp chí lý luận và khoa học ở Trung
ương hoặc các kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và quốc tế Đặc biệt, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số thành viên trong ban chủ nhiệm đề tài đã được các cấp có thẩm quyền huy động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội như Chương trình quốc gia giải quyết việc làm, Chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo; đông thời viết kiến nghị về Thúc đấy tăng trưởng kinh tế đông thời thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội đối với các tầng lớp nhân dân, góp phần phục vụ tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội IX của Đảng
*
+ *
Trang 9Chương I
NHŨNG KHÁI NIỆM CHỦ YẾU VÀ QUAN ĐIỂM LÝ LUẬN VỀ
QUAN LY SU PHAT TRIEN XA HOI TREN NGUYEN TAC TIEN
BO VA CONG BANG
I VỀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Một số nhà nghiên cứu khoa học xã hội phương Tây, đặc biệt là Pháp, đã nêu rõ là khái niệm phát triển chỉ mới xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, cụ thể là những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất Từ phát triển ba lần được sử dụng trong bản báo cáo gồm 14 điểm của tổng thống My Wilson
Trong các tài liệu của Hội quốc liên năm 1919, khái niệm phát triển được sử dụng đi đôi với khái niệm không phát triển, chậm phát triển Khái niệm phát triển lúc này gắn với khái niệm văn minh Chính là với khái niệm đó, chủ nghĩa thực dân phương Tây đã tự cho mình có nhiệm vụ lịch sử (2) đem ánh sáng văn minh đến khai hoá (!) cho các dân tộc bị chúng xem là lạc hậu, đã man!
Mãi sau này, đến những năm 30, khái niệm phát triển mới gắn với kinh tế, người ta sử dụng nó gần như đồng nhất với phát triển kinh tế Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khi đã thành lập Liên hợp quốc, các chuyên gia của tổ chức quốc tế này mới bắt đầu nêu ra lý thuyết về phát triển
Diễn văn của tổng thống Mỹ Truman năm 1949 nêu trách nhiệm cuả Mỹ trong chương trình “phát triển các vùng chậm phát triển” Vào thời điểm này, ngay cả những nhà kinh tế học lỗễi lạc như Francois Perroux và Samir Amin vẫn chưa có sự phân biệt rõ TỆt giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển
Thật ra từ giữa thế kỷ XIX, sự ra đời của chủ nghĩa Mác đã đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức về khái niệm phát triển Trong thư gửi Ph.Ăngghen ngày 28-1-1863, C Mác đã chỉ ra rằng đối với chủ nghĩa duy vật lịch sử, sự phân tích đúng đắn cuộc cách mạng kỹ thuật mang ý nghĩa phát triển có tầm quan trọng hàng đầu
Trang 10Chưa bao giờ trong giới nghiên cứu khoa học thế giới cũng như trong các nhà hoạch định chính sách, vấn đề phát triển trở thành một trọng tâm được đặt lên hàng đầu như hiện nay
Năm 1987, Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (mang tên Uy ban Brundland) trong báo cáo “Tương lai của chúng ¡đ° đã nhấn mạnh "trách nhiệm của mọi người trên thế giới trong khi đáp ứng những nhu câu của thế hệ hiện tại thì không được làm ảnh hưởng đến sự thoả mấn những nhu câu của các thế hệ tương lai"
Lời kêu gọi Alma Ata năm 1987 đưa ra chiến lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho con người
Tuyên bố Rio de Janeiro năm 1992 ngay trong nguyên tắc I đã nêu rõ: “Con người được đặt vào vị trí trung tâm những sự quan tâm của chúng ta đối với sự phát triển bên vững Con người có quyền được hưởng một cuộc sống lành mạnh và sáng tạo, hài hoà với thiên nhiên”
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội họp ở Copenhagen năm 1995 tập trung vào hướng giải quyết ba vấn dé lớn của toàn cầu: tạo việc làm, giảm nghèo và hoà nhập xã hội
Hội nghị quốc tế ở Tokyo năm 1997 bàn về khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của con người
Về mặt lý luận, khái niệm phát triển vẫn còn tiếp tục là vấn đề tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách
Trong những năm gần đây, Diễn đàn của Thế giới thứ ba tập hợp hàng ngàn nhà khoa học xã hội ở châu Á, châu Phi và Mỹ la - tỉnh có trụ sở ở Dakar (Sénéga]) cũng quan tâm nghiên cứu những vấn đề phát triển của thế giới thứ ba
Quan điểm của tổ chức này có khuynh hướng tiến bộ cho rằng cần nghiên cứu vấn đề phát triển của các nước thuộc thế giới thứ ba theo một phương pháp liên ngành bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội
Phải xem xét thế giới thứ ba như là một bộ phận cấu thành của thế
giới, nhưng phải nghiên cứu thế giới (cụ thể hơn là trật tự thế giới mới)
Trang 111 Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng sâu sắc hơn với sự thâm nhập vào nhau (bao gồm cả hai mặt thống nhất và mâu thuẫn) giữa
Mỹ, Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản và sự mở rộng ra đến các nước công nghiệp mới ở Đông Á và Mỹ la - tỉnh
2 Sự bị gạt ra ngoài rìa của nền kinh tế toàn cầu đối với nhiều vùng, đặc biệt là ở châu Phi
3 Sự di chuyển trung tâm tích luỹ về phía Đông Á (Nhật Bản, các nước công nghiệp mới và Trung Quốc}
4 Su di chuyển của phương thức thao tác đối cực trên thế giới giữa các trung tâm và các ngoại vi, giữa sự khác biệt của công nghiệp và không công nghiệp với các phường thức kiểm soát cơng nghiệp hố ở các vùng ngoại vi bằng những phương tiện kinh tế (độc quyền, công nghệ và tài chính), kiểm sốt bằng thơng tin, bằng sự khai thác các tài nguyên của thế giới
Những sự nghiên cứu về phát triển phải được hội nhập vào khuôn khổ cuộc tranh luận về hệ tư tưởng (ví dụ dự kiến xây dựng mô hình xã hội nào trên quy mô quốc tế cũng như trong từng nước cần thật sự coi trọng lợi ích của nhân dân và của con người và theo một quan điểm địa lý- chính trị nhằm thực hiện những sự cân bằng giữa các thành viên của hệ thống thế giới) Những sự phân tích đó cũng phải đặt vấn đề bảo vệ môi
trường vào vị trí và vai trò hết sức quan trọng của nó
5 Sự sụp đổ của mô hình xô viết Nghiên cứu vì sao nó sụp đổ Nhưng không vì thế mà thừa nhận sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội
6 Cũng cần phải nghiên cứu những biến cố của phong trào giải phóng dân tộc với "dự án Băng đung của thế giới thứ ba" Tổng thể của dự án nói trên đề cập đến hai nội dung cơ bản cần nghiên cứu:
a) Cuộc khủng hoảng về lý thuyết và hệ tư tưởng, của sự phát triển Cho đến nay, lý thuyết và hệ tư tưởng của sự phát triển được xây dựng trên nền tảng một nền kinh tế đơn giản Trên thực tế, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế đã phát triển theo một chiều hướng phức tạp hơn trước rất nhiều Do đó, phải có một cách nhìn mới, nhận thức mới để có thể đưa ra những ý tưởng mới về lý thuyết và về hệ tư tưởng của sự phát triển
Trang 12động trong hoàn cảnh mới của thế giới Ngày nay, chủ nghĩa tư bản đã bước vào một giai đoạn mới, sau những giai đoạn 1800-1920 và giai đoạn của học thuyết Ford (1920-1970) Mỗi một giai đoạn đó được đặc trưng bằng một loại quá trình lao động (gắn với các công nghệ chủ chốt), một mô hình sản xuất và một cơ cấu phân công lao động quốc tế được đặc trưng hoá bằng các mối quan hệ giữa trung tâm và ngoại vi, bằng một mô - hình điều chỉnh tác nghiệp ở phạm vi từng quốc gia và trên toàn thế giới
Dự án phải có tính thực tế, nghĩa là:
Nó phải xuất phát từ sự phân tích các lợi ích thực tế quyết định sự chấp nhận các cải cách xã hội có lợi cho đại đa số nhân dân Thừa nhận sự tồn tại những xung đột giữa lôgích của những chiến lược cải cách tiến bộ với lôgích của tồn cầu hố kinh tế
Thừa nhận những cuộc xung đột đó cũng đòi hỗi việc quản lý chúng bằng con đường dân chủ
Để có thể trở thành hiện thực, dự án đó phải cụ thể, và muốn thế, phải được xây dựng trên cơ sở những điều kiện riêng biệt của từng nước Sự so sánh giữa các tình hình riêng biệt đó có thể đưa tới những sự khái quát có ích về mặt lý luận
Sự thừa nhận cuộc xung đột giữa những lôgích của sự bành trướng tư bản trên phạm vi toàn cầu với sự phát triển vật chất và xã hội của đại đa số nhân dân đòi hỏi phải bác bỏ tư tưởng về một thị trường có khả năng tự điều chỉnh theo lý thuyết tự do mới Lý thuyết này cho rằng nếu để cho các lực lượng của thị trường được tự do thì sẽ dẫn đến tối ưu trong các sự lựa chọn xã hội và sự thoả mãn tối đa các nhu cầu trong cuộc sống của con người Cần phải kiên quyết đấu tranh bác bỏ lý thuyết đó vì nó chỉ có thể đem lại một tình trạng phát triển què quặt làm cho xã hội thiếu ổn định và những quyền lợi cơ bản của con người không được thực hiện
Trang 13Trong vấn đề phát triển xã hội, các tiêu chí (critère) được đặt ra như thế nào để có những cơ sở khoa học nhằm đánh giá những kết quả của sự phát triển xã hội?
Có rất nhiều phương án nêu lên những nội dung của các tiêu chí xác định sự phát triển bền vững Mỗi phương án đều có những nét hợp lý : và nhược điểm Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá khái niệm phát triển bền vững Khái niệm đó chỉ mang một ý nghĩa tương đối trong một thời đại mà khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thông tin phát triển như vũ bão cũng như các biến động kinh tế lớn không thể lường trước xảy ra trong từng khu vực hoặc trên phạm vi toàn thế giới làm thay đổi nhanh chóng đời sống trong tất cả các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
Tuy nhiên, theo chúng tôi, cũng có thể khái quát thành mấy tiêu chí cơ bản nhất về phát triển xã hội:
1.Những tiêu chí phát triển về kinh tế bao gồm sự không ngừng nang cao GDP và thu nhập tính theo đầu người, phát triển các nguồn lực trong nước là chủ yếu, đồng thời tranh thủ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, thực hành quốc sách tiết kiệm, nâng cao mức sống và chất lượng sống, giảm sự cách biệt quá đáng về thu nhập và đời sống kinh tế giữa người giàu và người nghèo, giữa các miền khác nhau của đất nước
2 Những tiêu chí phát triển về xã hội bao gồm các vấn đề giáo dục, bảo vệ sức khoẻ, việc làm, nhà ở, nước sạch cho tất cả mọi người, bảo đảm xã hội, đấu tranh và khác phục các tệ nạn xã hội Trong những tiêu chí này, cần tập trung mọi nỗ lực và khả năng (chỉ đạo, kế hoạch, tài chính) vào các vấn để tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, dân số và kế hoạch hoá gia đình, giải quyết nạn mù chữ, mọi trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, nâng cao chất lượng dạy và học, tăng cường khả năng đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ trẻ em tử vong, tăng tỷ lệ tuổi thọ và khả năng bảo đảm các điều Kiện thuận lợi trong việc phòng và chữa bệnh cho mọi công dân trong xã hội, chú trọng người cao tuổi, phụ nữ và gia đình, các dân tộc thiểu số, những người có công với cách mạng, những người yếu thế, bị nhiều thiệt thòi, thiếu những điều kiện để có thể hoà nhập xã hội
3 Những tiêu chí phát triển về môi trường bao gồm các vấn dé
bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng và trồng rừng, bảo vệ nguồn nước, không khí, chống ô nhiễm môi trường đi đôi với sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích lâu dài của các thế hệ mai sau
Trang 14mở rộng dân chủ đối với nhân dân, củng cố và tăng cường hiệu lực của bộ may Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng, tăng cường vai trò và tác dung của thông tin trong đời sống xã hội hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hài hoà cá nhân và cộng đồng
5 Những tiêu chí phát triển về văn hóa Nhân tố văn hoá trong phát triển xã hội ngày, càng được thế giới quan tâm Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người của thế kỷ XXXI là con người văn hoá Văn hoá là nền tảng tỉnh thần của xã hội Trong điều kiển toàn cầu hoá nền kinh tế, bảo
vệ và phát huy bản sắc dân tộc càng đặc biệt quan trọng Cần chú trọng các mặt giáo dục về nhận thức, tư tưởng đối với chủ nghĩa xã hội, đạo đức và lối sống, xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn đổi mới của cách mạng với những đức tính yêu nước, ý chí vươn lên, lòng tự hào đân tộc, có ý thức tập thể và đoàn kết, lao động sáng tạo
6 Những tiêu chí phát triển về vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội Những tiêu chí đó phải được kết hợp đưa vào các chính sách, chương trình, dự án xã hội nhằm phát huy năng lực sáng tạo của phụ nữ trên cơ sở quan điểm bình đẳng, không chỉ trên nguyên tắc mà nhất là trên thực tế đối với nam giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (việc làm, tiền lương, điều kiện lao động, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm sức khoẻ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, tham gia hoạt động chính trị, vị thế xã hội trong bộ máy Nhà nước ở tất cả các cấp)
7 Những tiêu, chí phát triển về quốc tế bao gồm sự tiếp cận những khái niệm và quan điểm hiện đại về tiến bộ và phát triển, những quyết định của nước ta, của khu vực và thế giới về các vấn đề đời sống xã hội và môi trường, tích cực tham gia các phong trào đấu tranh bảo vệ "hoà bình, hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, thông tin, ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động khủng bố, bạo lực, xung đột vũ
trang giữa các sắc tộc, các quốc gia, các tôn giáo, tôn trọng các quyền cơ
bản của các dân tộc và của con người, đóng góp thành tựu của nước ta vào quá trình phát triển chung của nhân loại
Những tiêu chí xã hội cơ bản trên đây cần được cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu và chỉ số trong từng giai đoạn phát triển của xã hội (xem
chương ID
Trang 15phân phối công bằng cho các thành viên xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ
IL VE TIEN BỘ XÃ HỘI
Nội dung khái niệm về tiến bộ gắn với khái niệm về phát triển ' nhưng không đồng nhất với nhau Khái niệm về tiến bộ, từ khi được nêu
lên lần đầu tiên đến nay đã có một quá trình biến đổi
Người đầu tiên đề cao tiến bộ xã hội là Condorcet trong tác phẩm “Phác thảo một bức tranh lịch sử về những tiến bộ của trí tuệ con người” viết năm 1793
Thé ky XVIII là thế kỷ nở rộ của khái niệm tiến bộ Người ta nói đến tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, đặc biệt là trong khoa học, nghệ thuật Đó là thời kỳ mà những nhà bách khoa tổng kết quá trình tích luỹ các tiến bộ đã nhấn mạnh đến sự hoàn thiện của nền văn minh Theo quan điểm đó, tiến bộ trở thành một động lực nột tại tự động vận hành Tiến bộ không chỉ là phương tiện mà nhân loại sử dụng để hoàn
tất nền văn minh của mình, mà đã trở thành một mục đích tự thân Chính điều đó đã chế ngự trong hơn một thế kỷ khi các nhà kinh tế học tư sản (Adam Smith, David Ricardo, John Stuart Mill) van dụng khái niệm đó để xây dựng nên các học thuyết kinh tế, các quy luật kinh tế và các cơ chế hoạt động của chúng Đó là thời kỳ mà lòng tin ở sự tiến bộ nhập thân vào trong kinh tế một cách vững chắc nhất Tuy vậy phải đợi đến khi chủ nghĩa Mác ra đời mới có những quan điểm mới, nhận thức mới về tiến bộ
Mặc dù C.Mác không đưa ra một định nghĩa về tiến bộ, nhưng trong toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu của ông nói chung cũng như trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói riêng, chù đề tiến bộ đã có một nội dung nổi bật, toàn diện Khái niệm về tiến bộ của C.Mác là một khái niệm phức hợp (complexe), nghĩa là không có một tiến bộ liên tục theo một tuyến thẳng không đứt quãng và chi phối tổng hợp mọi khu vực của hiện thực xã hội mà là những tiến bộ trong hình thái này hoặc hình thái khác của đời sống xã hội, những tiến bộ đó không nhất thiết bảo đảm tính liên tục của tiến bộ trong tổng thể của nó Xã hội có thể tiến bộ ở mặt này, nhưng lại trì trệ hoặc thụt lùi ở mặt khác (hoặc ngược lại) trong một quá trình thể hiện rõ rệt tính mâu thuẫn của nó
Trang 16sự tiếp tục duy trì bóc lột, “một sự bóc lột công nhiên, vô si, trực tiếp, tàn
nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị” # của những phương thức sản xuất trước phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Đằng sau sự phát triển vô hạn của tư bản là sự bần cùng
hố, vơ sản hố của những người lao động :
Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy quan điểm của C.Mác phân biệt rõ tiến bộ về lực lượng sản xuất (ượng) với không tiến bộ về quan hệ xã hội (chấ?) trong xã hội tư bản, và trên cơ sở đó, C.Mác nêu lên dự kiến về chủ nghĩa cộng sản, mơ hình hồn chỉnh nhất về tiến bộ xã hội cần đạt tới Nói một cách khác, theo quan điểm của C.Mác, cái kinh tế và cái xã
hội là hai mặt mâu thuẫn của một thể thống nhất
Quan điểm đó của C.Mác đến nay vẫn giữ nguyên giá trị Cùng chung với quan điểm đó, nhà văn hoá lớn Rabindranath Tagore từ những thập kỷ đầu thế kỷ 20 đã viết: "Từ hơn một thế kỷ nay, chúng ta đã để cho cỗ xe phồn thịnh của phương Tây kéo đi, chúng ta bị ngột ngạt vì bụi của nó, bị điếc tai vì cái ồn ào của nó, chúng ta cảm thấy nhục vì sự bất lực của chúng ta Chúng ta đành phải xem cỗ xe đó là hiện thân của tiến bộ và tiến bộ là đồng nghĩa với văn minh Nếu có bao giờ đặt câu hỏi tiến bộ về cái gì, tiến bộ cho ai thì người ta sẽ cho rằng thật là lố bịch kiểu phương Đông khi tổ ra nghi ngờ về tính cách tuyệt đối của tiến bộ Thời gian gần đây, đã có một tiếng nói cất lên không những đặt ra vấn để cần xem xét lại về sự hoàn thiện của cỗ xe tư bản mà cả những đường rãnh sâu hoắm do nó để lại đằng sau" ®, Ngày nay lồi người đã sống và làm việc trong thời đại cách mạng thông tin với những kỹ thuật và công nghệ mới vô cùng phức tạp Trước tình hình đó, nhiều nhà xã hội học phương Tây
thường có khuynh hướng đồng nhất hai khái niệm hiện đại hoá và tiến bộ xã hội (Eugene Rostow, Daniel Bell ) Trên thực tế, khơng hồn toàn như vậy Những kỹ thuật và công nghệ cao đó vừa là một nhân tố năng động của hiện đại hoá nền kinh tế, vừa là một nhân tố có khả năng đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội Vấn đề cơ bản vẫn là con người sử dụng và làm chủ những thành tựu khoa học- kỹ thuật, công nghệ đó như thế nào để phục vụ cho sự phát triển toàn diện của chính bản thân mình
Khái quát lại, iến bộ xã hội là một khái niệm nói lên trình độ của một xã hội đã đạt tới, không những trong lĩnh vực sản xuất vật chất dựa trên một nên khoa học- kỹ thuật nhất định, mà còn trên cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa, tỉnh thần Tiến bộ xã hội thể hiện trên sự kết hợp tương đối thích ứng của các mối quan hệ giữa con người với con người, giảa con người với xã hội, giãa con người với thiên nhiên thông qua tác động
Trang 17thường xuyên điều chỉnh của chủ thể quản lý sự phát triển xã hội theo hướng phục vụ cuộc sống ngày càng tốt đẹp của con người
Il VE CONG BẰNG XÃ HỘI
Trong các thời đại khác nhau của lịch sử xã hội loài người, dù ở phương Đông hay phương Tây, con người đều quan tâm đến công bằng xã hội và đã có biết bao cách hiểu và giải quyết khác nhau vấn đề công bằng xã hội Có lẽ người ta chỉ thống nhất được với nhau ở một điểm: đó là tầm quan trọng của nó, nhất là trong xã hội hiện đại
Ph.Ăngghen viết: “Công lý của người Hy Lạp và người La Mã cho rằng chế độ nô lệ là công bằng Công lý của những nhà tư sản năm 1789 đồi hỏi phải thủ tiêu chế độ phong kiến mà họ coi là bất công”0)
Cuối thế kỷ XIX nhà xã hội học Pháp E.Durkheim nhận định: Các xã hội hiện đại chỉ có thể ổn định nếu tên trọng công bằng xã hội
Nhà xã hội học Mỹ Frank Scarpati nhận định mục tiêu của công bằng xã hội chỉ có thể thực hiện thông qua một chính sách làm giảm sự tập trung quyền lực về những nguồn tài nguyên kinh tế trong tay một tầng lớp ít người nắm độc quyền trong xã hội Ơng ta khơng nói rõ điều quan trọng là làm thế nào để thực hiện được chính sách đó trong lòng xã hội tư bản?
Một văn kiện do Uỷ ban kế hoạch tổng hợp của chính phủ Pháp soạn thảo tháng 11-1992 với đầu đề '“*'Công bằng xã hội trong các nên dân chứ” đánh giá tình hình như sau: “Trong xã hội chúng ta, các quan hệ xã hội đang yếu đi, gia đình ít vững chắc hơn, các cơ cấu cộng đồng yếu đi nhiều, những hệ thống tư tưởng và tôn giáo ngày càng mất ý nghĩa Khi một xã hội vận động trên cơ sở những quan hệ xã hội mạnh thì những tiêu chuẩn về công bằng xã hội được xác lập và được tin theo, tuy chúng chưa phải là hoàn chỉnh Trái lại, khi chỉ còn những quan hệ xã hội yếu và khi mọi quan hệ kinh tế bị nhão thì những nguyên tắc về công bằng xã hội chẳng còn bao nhiêu giá trị”
Trong tác phẩm “Một lý thuyết về công bằng", nhà xã hội học Mỹ John Rawls nhận xét những bất công về kinh tế và xã hội phải được tổ chức sao cho mọi người có thể chấp nhận được và chúng được gắn với những vị trí và chức năng được mở ra cho tất cả mọi người Ông ta đưa ra nguyên tắc “tối đa hoá cái tối thiểu” (nguyên tắc maximin) cho những
® C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn rập, tập 18 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.379
Trang 18người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội, xem đó như lý tưởng của xã hội công bằng và con đường tiến lên xã hội đó bằng đạo đức Nhà triết học Pháp Jacques Derrida trong tác phẩm “ Những bóng ma của Mác”, khi nêu bật những giá trị nhân văn của chủ nghĩa Mác hiện nay vẫn còn ý nghĩa, đã nhấn mạnh là không thể có công bằng xã hội chừng nào còn có quy - luật thị trường, nợ nước ngoài, sự phát triển không đều về khoa học và công nghệ, còn có bạo lực và đói nghèo, những cái đã gây nên biết bao đau khổ ghê gớm cho con người trên toàn thế giới
Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, khi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng vẫn giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề công bằng xã hội cần được nhận thức như thế nào?
Từ xa xưa, đối với người Việt Nam, công bằng bao giờ cũng được xem là một đạo lý sống của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân:
Công bằng là đạo người ta ở đời Cái ta không muốn thì người chẳng ưa
Đạo lý đó về thực chất cũng không khác gì tư tưởng của Khổng giáo (hay nói đúng hơn là chịu ảnh hưởng của Khổng giáo: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân Điều gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người khác) Đạo lý này, nếu còn có ý nghĩa thì cũng chỉ trong một phạm vi hạn hẹp và có thể dẫn đến cách ứng xử nặng về vị kỷ
Trước hết, cần khẳng định rằng không bao giờ có thể đạt tới công bằng xã hội tuyệt đối, lý tưởng, trong chừng mực mà mâu thuẫn giữa nhu
cầu của con người và khả năng đáp ứng hiện thực của xã hội còn chưa thể giải quyết được Trong khi khẩu hiệu “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” còn gặp nhiều mâu thuẫn không dễ dàng khắc phục khi thực hiện, thì chắc chắn còn rất lâu loài người mới thực hiện được khẩu hiệu “iàm theo năng lực, hưởng theo nhụ cau”
Trang 19Đến đây, chúng ta có thể khái quát: Công bằng xổ hội là một giá trị định hướng để con người thoả mãn những nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tỉnh thân trong mối quan hệ phân phối sản phẩm xã hội tương đối hợp lý giñãa các cá nhân và nhóm xã hội, phù hợp với khả năng hiện thực của những điều kiện kinh tế“xã hội nhất định Công bằng xế hội là sự bình đẳng về quyên lợi và nghĩa vụ của con người trong mọi quan hệ xế hội và - thiết chế xã hội mà cốt lõi là sự bình đẳng về kinh tế, chính trị, thông tin, pháp luật và văn hoá
Chúng ta nghiên cứu công bằng: xã hội trong những điều kiện lịch sử hiện nay của đất nước Đặc điểm của tình hình đó là trong khi những biểu hiện của chủ nghĩa bình quân, đặc quyền, đặc lợi của chế độ quan liêu, bao cấp trước đây chưa hoàn toàn mất đi thì lại xuất hiện những bất công mới của kinh tế thị trường Những cái đó đều có hại cho sự phát triển của đất nước trong quá trình đổi mới mạnh mẽ
Với đường lối đổi mới, xã hội Việt Nam đang mở ra những khả năng ngày càng lớn cho các cá nhân, các tầng lớp xã hội khác nhau phát huy những năng lực và nguồn lực vốn có hoặc ở dạng tiểm năng để vừa mưu cầu lợi ích cho mình, vừa tạo nên sức mạnh chung của cộng đồng (dân giàu, nước mạnh) dưa đất nước từng bước tiến tới hiện đại (văn minh) Như vậy, công bằng xã hội cần được hiểu theo những yêu cầu ấy Khái niệm công bằng xã hội theo chủ nghĩa bình quân đi ngược lại những yêu cầu ấy đã đành, mà cả khái niệm “mạnh được, yếu thua”, “may nhờ rủi chịu” để mặc cho mọi thứ bất cơng hồnh hành cũng không thể chấp nhận vì chúng xa lạ với chế độ xã hội chính trị của nước ta
Có người đặt vấn đề: Để đạt được sự tăng trưởng kinh tế thì tất yếu phải hy sinh công bằng xã hội, hoặc cần chấp nhận đạt tăng trưởng kinh tế trước rồi sẽ dần dần giải quyết những vấn đề xã hội sau
Lý tưởng của chủ nghĩa xã hội, bản chất của Nhà nước ta (của dân, do dân, vì dân), mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn mình không cho phép làm như vậy Vả lại, nếu làm như thế thì đồng thời, cũng triệt tiêu luôn động lực chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy một nền kinh tế thị trường "đã man”, vô chính phủ, để mặc cho các thế lực "maphia" chỉ phối không giúp gì cho sự phát triển của đất nước, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế và sớm, muộn sẽ đưa đất nước đến chỗ mất ổn định, nghèo khổ và lạc hậu
Trang 20a) Loại bất công “tự nhiên”: Tính từ “tự nhiên” ở đây bao hàm những khả năng, những năng lực khác nhau do sự cấu tạo thể chất về mặt sinh học của mỗi người cũng như những khác biệt về trình độ phát triển đo lịch sử để lại (ví như sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và miền xuôi)
Đối với loại bất công này, hướng lâu dài là dựa trên sự phát triển ngày càng cao của xã hội mà thu hẹp dần bất công, và trước mắt, cố gắng đến mức tối đa để bù đắp những thiệt thòi do những bất công nay gay ra, không để trở thành những tình huống căng thẳng và xung đột xã hội có hại cho sự phát triển chung của cộng đồng
b) Loại bất công tạm thời phải chấp nhận nếu muốn đưa đất nước lên con đường “dân giàu, nước mạnh” Chúng ta biết rằng, nói “dân giàu”, nhưng không phải mọi người đều có thể cùng một lúc giàu như nhau Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII ghi rõ “việc có một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát trién” D6 cing là tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người nói:
“Làm cho người nghèo thì đủ ăn Người đủ ăn thì khá giàu
Người giàu thì giàu thêm”, ®)
Trong một thời gian nhất định , chưa thể loại trừ tình trạng nghèo, cả tuyệt đối và tương đối Sự phân hoá giàu nghèo là không thể tránh khỏi, nhưng không thể để xảy ra tình trạng khoảng cách giàu, nghèo ngày càng tăng, “kể ăn không hết, người lần không ra”, “nước chảy chỗ trăng”, người nghèo vô phương sinh kế rhà không có một sự giúp đỡ nào có hiệu quả của cộng đồng Chúng ta chấp nhận sự làm giàu chính đáng, hợp pháp, có lợi cho sự phát triển của đất nước Đó là sự làm giàu dựa vào những năng lực và nguồn lực chính đáng Sự làm giàu này không vấp phải một hạn chế nào Tài kinh doanh, óc tổ chức, sáng kiến đều có đất phát huy đến mức cao nhất qua cạnh tranh lành mạnh
c) Loại bất công phi lý và cũng là phi pháp: Đó là tất cả những bất cơng nào hồn tồn đi ngược lại những lợi ích của sự phát triển xã hội, làm cho đời sống xã hội biến dạng và đạo đức xã hội suy đổi Trong bức tranh toàn cảnh về người giàu ở xã hội ta hiện nay, qua dư luận xã hội và các cuộc điều tra xã hội ở một số ngành và địa phương cho thấy có những mảng sáng và mảng tối
® Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII Hà Nội 1994, tr 47
Trang 21Mảng sáng là của những người làm giàu chính đáng Mảng tối là của những kẻ làm giàu phi pháp Những kẻ làm giàu phi pháp thuộc hai loại đối tượng Đối tượng thứ nhất là bọn buôn gian, bán lậu, đầu cơ, lừa đảo Đối tượng thứ hai là bọn dựa vào quyền lực để tổ chức việc trao đối, mua bán quyền lực Không nên hiểu quyền lực đây chỉ là những người có vị trí xã hội quan trọng, chức vụ cao, quyền lực lớn mà là bất cứ một cá | nhân hoặc tổ chức nào trong bộ máy của Đảng và Nhà nước từ trung ương
đến cơ sở khi thực hiện chức năng được giao tìm cách lợi dụng chức năng
đó để tự cho phếp làm trái những luật pháp, qui định của Nhà nước và bằng cách đó, thu lợi bất chính cho bản thân hoặc cho tổ chức mà họ được giao lãnh đạo hoặc quản lý Thực tế của các vụ Tamexco, Tân Trường Sanh, Epco-Minh Phụng cho thấy rõ có sự câu kết giữa hai loại đối tượng đó
Những bất công phi pháp này phải được xoá bỏ càng sớm càng tốt, càng triệt để càng, tốt
Xoá bỏ những bất công phi pháp, điều tiết những bất công tự nhiên và tam thời phải chấp nhận tuy là việc làm quan trọng, nhưng dù sao vẫn là mặt thụ động của thực hiện công bằng xã hội Mặt quan trọng hơn, mặt tích cực, chủ động của nhiệm vụ quản lý sự phát triển xã hội là phải dần dần tạo ra những điều kiện thuận lợi cho những cơ hội ngang nhau giữa các thành viên của xã hội Thực hiện những cơ hội ngang nhau không dễ, vì như trên đã nói, lịch sử để lại những bất công khơng dễ gì xố bỏ nhanh chóng
Ngày nay, mọi lý luận về phát triển đều bác bỏ cách hiểu phiến diện phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế, đều nhấn mạnh nội dung cơ bản và mục tiêu cao nhất của phát triển là phát triển con người trong một cộng đồng đầy nhân tính Hơn bao giờ hết, câu kết thúc phần II Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản lại mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc đến thế trong thời đại ngày nay: “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” ©),
Sự kết hợp, giao thoa giữa hai mặt phát triển kinh tế và công bằng xã hội là một vấn đề cực kỳ phức tạp, khó khăn Sự kết hợp đó phải được tính toán theo những điều kiện cụ thể của mỗi nước, chủ yếu là theo trình độ phát triển kinh tế, chế độ chính trị, theo những truyền thống giá trị văn hóa, lối sống, tâm lý dân tộc Ở đây, tuyệt đối không thể có mô hình có
sẵn
Trang 22Ở nước ta hiện nay những vấn đề xã hội đòi hỏi các khoản chỉ tiêu
rất lớn trong khi nguồn tài chính quốc gia như chiếc chăn còn hẹp, che được đầu này thì hở đầu kia, chưa nói đến sự thất thoát lớn dưới nhiều
hình thức
Một thực tế khác là một mặt, chủ nghĩa bao cấp vừa bình quân, vừa đặc quyền còn để lại nhiều di chứng, không những trong đời sống vật chất mà cả trong ý thức con người Mặt khác, trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, bên cạnh những yếu tố tích cực, còn không ít yếu tố tự phát, độc quyền, lũng đoạn, vô chính phủ làm cho kinh tế thị trường, tuy có kích thích tính năng động của con người trong hoạt động kinh tế, nhưng cũng tạo nên một tâm lý xã hội của lối sống hãnh tiến, buông thả, hưởng lạc, chạy theo đồng tiền một cách mù quáng và vô sỉ trong một bộ phận dân cư
Bản lĩnh và nghệ thuật của chủ thể lãnh đạo và quản lý sự phát triển xã hội chính là và trước hết là ở chỗ phát huy được những mặt tích cực của cơ chế thị trường, đồng thời dự kiến, ngăn chặn được những mặt tiêu cực của nó Sự kiện khủng hoảng tài chính-tiền tệ, của các nước Đông - Nam Á và châu Á từ giữa năm 1997 làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xã hội ở các nước đó là một bài học sâu sắc cho đất nước chúng
ta
Trang 23tính năng động mạnh mẽ nhưng cũng đầy thách thức đối với nước nào hụt hơi trong một cuộc chạy đua đường đài
Theo tư duy kinh tế mới, đầu tư cho các lĩnh vực xã hội cũng là trực
tiếp đầu tư cho kinh tế, nhất là xét theo triển vọng dài hạn Đầu tư cho cơ:
sở hạ tầng, không thể chỉ bó hẹp vào những cơ sở hạ tầng kinh tế, phải mở rộng ra những cơ sở hạ tầng xã hội mà hạt nhân cốt lõi của chúng không có gì khác là con người
Gợi ý một số giải pháp về công bằng xã hội
a) Công bằng xã hội gắn với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hố, đạo đức Cơng bằng xã hội phải được giải quyết và chỉ có thể được giải quyết gắn liền với xã hội công dân, Nhà nước pháp quyền XHCN, với chế độ dân chủ, với kinh tế và văn hoá ngày càng phát triển Xoá bỏ những đặc quyền về kinh tế là nội dung đầu tiên của việc thực hiện công bằng xã hội Mỗi công dân trước hết phải được bảo đảm sự tự chủ về đời sống kinh tế, từ sở hữu (tài sản, trí tuệ, lao động) đến nghề nghiệp và những điều nói trên được pháp luật bảo vệ
b) Công bằng xã hội đòi hỏi một chế độ dân chủ thật sự Không thể có một nhóm người hay một tổ chức nào dưới bất cứ danh nghĩa gì tự cho phép đứng trên xã hội và pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân
c) Trong các hoạt động kinh tế, phải loại bổ những thế lực và những phương thức độc quyển, lũng đoan, bảo đảm cho mọi người bình đẳng về quyền kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với xã hội
đ) Huy động các nguồn lực trong nhân dân, xã hội hoá nhiệm vụ đền ơn, đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, những người yếu thế và chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội
đ) Nhà nước có những chính sách nhằm tạo điều kiện cần thiết để giảm dần sự phát triển mất cân đối giữa các thành phố và các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng cao, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến trước đây, các tỉnh nghèo thuộc miền núi phía Bắc, miền Trung và
Trang 24e) Thực hiện chế độ đảm phụ ở những thành phố và những vùng có lợi thế kinh tế để tài trợ cho những vùng chịu hậu quả nặng về chiến tranh và thiên tai, đồng thời giảm phần đảm phụ cho các vùng đó
g) Sử dụng có hiệu quả viện trợ nhân đạo và phát triển của các - nước và các tổ chức quốc tế, nghiêm khắc xử lý tình trạng ăn bớt, ăn chặn và sử dụng sai mục đích khá phổ biến hiện nay ở các ngành, các địa phương
h) Giúp đỡ các tổ chức từ thiện hoạt động có hiệu quả và khuyến khích mọi hoạt động từ thiện, đồng thời chống việc lợi dụng hoạt động từ thiện để mưu cầu lợi riêng
¡Vấn để công bằng xã hội cũng được đặt ra trong các hoạt động đối ngoại, đặc biệt về mặt kinh tế Những ưu đãi cần thiết đối với các nhà kinh doanh nước ngồi phải đi đơi với sự kiểm tra chặt chế những hoạt động của họ, tránh những tổn thất về môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội cũng như những vi phạm pháp luật của nước ta
k) Đối với những người làm công cho các doanh nghiệp nước ngoài, cẩn có pháp luật bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ, không để cho các nhà kinh doanh nước ngoài chà đạp lên nhân
phẩm và làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của họ, coi thường pháp luật của Nhà nước Việt Nam
I QUAN LY SU PHAT TRIEN XÃ HỘI
Vấn đề quản lý sự phát triển xã hội có một tầm quan trọng đặc biệt Sự phát triển xã hội bắt đầu bằng sự quản lý xã hội Một xã hội phát triển tốt và lành mạnh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực quản lý xã hội đó C.Mác đã từng nói: “Tát cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cũng cân đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một người độc tấu vĩ câm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng" ®
Hiểu theo tư tưởng trên đây của C.Mác, có thể xem xã hội là một dàn nhạc, còn các chủ thể lãnh đạo và quản lý là những nhạc trưởng
Trang 25Sau Cách mạng tháng Mười Nga, V.LLênin đã nhiều lần nhấn mạnh nhiệm vụ quản lý xã hội và nếu không làm tốt nhiệm vụ đó thì sẽ không tiến lên được bước nào
Liên hệ với tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Việt Nam đã thực thi hàng loạt chính sách để
thay thế bộ máy quản lý xã hội của chế độ thực dân, nửa phong kiến bằng bộ máy quản lý xã hội phù hợp với tính chất Nhà nước của dân, do đân và vì dân Sau hơn 50 năm, sự nghiệp quản lý Nhà nước, quản lý xã hội không ngừng được củng cố và phát triển
Trong điều kiện lịch sử của nước ta hiện nay, vấn đề quân lý xã hội không tách rời công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện nhiệm vụ quản lý xã hội để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội nhằm mục đích.thoả mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân
Tính phức tạp của xã hội nước ta hiện nay trong thời kỳ quá độ từ một nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp chuyển sang một nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ sở khách quan của nhu cầu tất yếu quản lý xã hội một cách khoa học
Quá trình quản lý xã hội một cách khoa học là một quá trình kết hợp lý luận với thực tiễn, kết hợp những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học với hành động có trách nhiệm và sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, là một quá trình thống nhất nhiều bước của những hành động liên tục, từ việc nghiên cứu đề ra các đường lối chính trị, chiến lược đến việc đưa các đường lối, chiến lược đó vào cuộc sống bằng các biện pháp khác Quản lý xã hội một cách khoa học đặt ra những đòi hôi cao đối với chủ
thể quần lý là Nhà nước ở tất cả các cấp
Nhân tố chủ thể quản lý không thể chỉ dừng lại ở chỗ đề ra các
chính sách và tổ chức thực hiện chúng mà còn bắt buộc phải tự hoàn thiện, tức là phải không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tr tưởng, văn hoá, chuyên môn, nấm vững pháp luật, hiểu biết tâm lý xã hội, biết kịp thời thay đổi cơ cấu tổ chức, đưa ra những phương pháp lãnh đạo mới, những chính sách kích thích mới đối với hoạt động của con người trên cơ sở những dự đoán khoa học về những xu hướng phát triển của xã hội Thục chất và mục đích cuối cùng của quản lý xã hội là cải tạo xã hội và theo tư tưởng của C.Mác (Luận cương Feuerbach) khi con người cải tạo xã hội cũng đồng thời cải tạo bản thân minh
Trang 26Có nhiều nhà nghiên cứu xã hội đi sâu vào lĩnh vực này đã đưa ra những giải pháp khác nhau
Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu một phương thức góp phần
quản lý sự phát triển xã hội của nhà xã hội học Mỹ J.W.Buckley đưa ra
trong tác phẩm "Mục đích - Quá trình - Hệ thống Tác động qua lại trong - guan ly" Buckley gọi phương thức của mình là “cấu trúc G.P.S” (viết tất của các từ goal, process, systerm) Theo Buckley, “mục đích cuối cùng của bất cứ chủ thể quản lý nào trong các lĩnh vực hoạt động xã hội là đạt được mục đích đã đề ra với hiệu quả cao nhất, cái giá thấp nhất và thời gian ngắn nhất° Cấu trúc (hoặc phức hợp) G.P.S được sử dụng để chỉ rõ trong những điều kiện nào thì có thể xem là đạt được hiệu quả về mặt tác nghiệp trong quản lý xã hội
Trong cấu trúc, G (mục đích) trả lời cho câu hỏi vì sao? và giải thích nguyên nhân của hành động
P (quá trình) là một loạt những hoạt động hoặc chiến lược mà bằng cách đó, chủ thể quản lý đạt được mục đích Nó trả lời cho câu hỏi điều gì đã diễn ra? và xác định thực chất của các hoạt động
Š (hệ thống) được hiểu theo nghĩa là tổng thể những phương tiện, biện pháp được sử dụng để hoàn thành hành động Nó trả lời cho câu hỏi bằng cách nào? và miêu tả những cơ chế cho phép các hoạt động đó diễn ra Có thể diễn tả những điểm nói trên qua sơ đồ đưới đây: Sơ đồ 1 t S
Các biện pháp của hệ thống có thể tiến hành theo các bước sau đây: _ a) Xác định đường lối, quan điểm, định hướng mục tiêu và chiến
lược phát triển đất nước
b) Thiết lập các cơ cấu xã hội và thiết chế xã hội
Trang 27e) Tổ chức công tác kiểm tra và các mối liên hệ ngược Xây dựng cơ chế điều chỉnh sự phát triển xã hội
ø)Suy nghĩ, tìm kiếm các giải pháp phát triển mới, đặc biệt chú trọng xử lý “sức ỳ” của xã hội thường xảy ra trong các chặng, đường phát triển Có thể trình bày sơ đồ các biện pháp kể trên như sau: Sơ đồ 2 Nhà nước \
Các định hướng | Đường Chiến »ị Muctiêu Kế
Trang 28Khái quát lại, chúng tôi thử phác ra một khái niệm về quản lý sự phát triển xã hội:
Quản lý sự phát triển xã hội là hoạt động có ý thức và có cơ sở khoa học của chủ thể quản lý tác động vào xế hội nhằm tạo lập một cơ cấu xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế, thực hiện sự kết hợp hài hoà giảa cái kinh tế và cái xế hội, phát huy những nhân tố tích cực, kịp thời khắc phục các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng các cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội nhằm đạt tới sự đông thuận xã hội và phát triển bên vững, tạo điêu kiện cho con người phát huy hết tiền năng lao động sáng tạo trong một xã hội nhân văn hướng tới mục tiêu cao nhất là vì hạnh phúc của con người
IV NHỮNG NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU QUAN TRONG NHẤT TRONG QUẢN LÝ SỰ PHÁT TRIÊN XÃ HỘI
1 Đối với những chủ thể có thẩm quyển đưa ra các quyết định trong nhiệm vụ quản lý sự phát triển xã hội, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải hiểu biết sâu sắc và xử lý tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người
2 Vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm công bảng, tự do dân chủ và đạo lý trong xã hội Người ta thường nói nhiều về vấn đề này, nhưng thực hiện các giải pháp hữu hiệu cho nó thì không được bao nhiêu Đây là một nguy cơ nói chung của nhiều quốc gia ngày nay
3 Trong quản lý sự phát triển xã hội, cần chú trọng ba nhu cầu căn bản của xã hội: tính công bằng, tính bền vững, tính vì mọi người
4 Việc quản lý sự phát triển xã hội luôn luôn gắn với cơ cấu xã hội, vì muốn xã hội phát triển tốt, phải nắm được những nhu cầu, lợi ích, nguyện vọng của các giai cấp, các tầng lớp, các cộng đồng dân tộc, lớn hay nhỏ, đa số hay thiểu số
5 Cần đặc biệt coi trọng mối quan hệ giữa quản lý sự phát triển xã hội và pháp luật vì pháp luật là nhân tố quan trọng nhất điều chỉnh các quan hệ xã hội và là công cụ hữu hiệu đối với nhiêm vụ quản lý xã hội
Không ở đâu bằng trong lĩnh vực pháp luật, khẩu hiệu “đân biết, đân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có ý nghĩa sâu sắc và tác dụng to lớn như thế
Trang 29thuyết phục, đối thoại Có ý thức sâu sắc về dân chủ hoá bộ máy và phong cách lãnh đạo, quản lý của các tổ chức Đảng và Nhà nước từ cơ sở đến cấp cao nhất, chủ động bằng mọi biện pháp lắng nghe được tiếng nói trung thực của nhân dân
7 Cũng cố và tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước là một nhiêm vụ ' trọng tâm cấp bách vì Nhà nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong quản lý sự phát triển xã hội Ở các nước phương Tây đang có một cuộc tranh luận lớn về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường Phái " tự do mới _đại biểu cho thế lực đại tự bản tài chính lũng đoạn đưa ra khẩu hiệu; " ý nhà nước hơn, nhiêu thi trường hơn” để dễ bê thao ting Nha nước Đối với nước ta, nhìn vào hiệu lực của bộ máy nhà nước, có thể đánh giá việc quản lý sự phát triển xã hội tốt hay chưa tốt Ở đây, có hai vấn đề chính phải tập trung sức giải quyết: Một là, thực hiện cải cách hành chính nhanh hơn, tốt hơn Hai là, kiên quyết và kiên trì chống quan liêu, tham nhũng Hai vấn đề đó có mối quan hệ hữu cơ Cải cách hành chính tốt tạo ra những điều kiện để ngănchặn, giảm bớt tệ quan liêu, tham nhũng
8 Phát huy đạo đức trong quản lý sự phát triển xã hội Đấu tranh chống những hiện tượng phi đạo đức thường dễ xảy ra trong lĩnh vực này như thái độ cửa quyền, ban ơn, ăn cắp của công, tham nhũng, móc ngoặc, sách nhiễu nhân dân Cần có những biện pháp về giáo dục, tổ chức nhằm thực sự làm sống lại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong cán bộ, đẳng viên
9 Coi trọng công tác thống kê, thanh tra, kiểm tra, giấm sát Đồng thời không thể không quan tâm tới việc phát huy tác dụng của công tác thông tin, báo chí, một lực lượng xã hội hùng hậu, nhạy bén, chiếc cầu nối giữa chủ thể quản lý sự phát triển xã hội với các đối tượng khách thể của quản lý
10 Cần đặc biệt quan tâm xây dựng một lý thuyết về quản lý sự phát triển xã hội dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn ở nước ta, có tham khảo kinh ` nghiêm của nước ngồi, nhưng khơng sao chép, tập khuôn, tránh rơi vào chủ nghĩa giáo điều mới Thiếu một lý thuyết có căn cứ khoa học vững chấc thì sẽ chỉ giải quyết được những vấn đề trước mắt, không giải quyết được những vấn đề phát triển xã hội cơ bản có tính bền
Trang 30Chương II
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN - NHỮNG
QUAN ĐIỂM, NHỮNG CHỈ TIỂU VÀ CHỈ SỐ VỀ QUẢN LÝ SỰ: PHAT TRIEN XA HOI
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng có thể nói là một ý tưởng mà nhiều quốc gia trên thế giới đều muốn đạt tới Nhưng trên thực tế đây là một vấn đề không dễ thực biện Bởi lẽ để biến ý tưởng tốt đẹp đó thành hiện thực thì phải có hàng loạt điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết, trong đó việc lựa chọn mô hình kinh tế sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời đáp ứng đòi hỏi chung của thời đại, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt
Với cách đặt vấn đề như vậy, Chương II của bản báo cáo tổng hợp này có mục đích là thử điểm qua một số mô hình phát triển kinh tế xét từ góc độ phát triển xã hội trên thế giới trong những thập niên qua, từ đó suy nghĩ, phân tích về những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, đồng thời nêu ra những quan điểm, những chỉ tiêu và chỉ số chủ yếu về quản lý sự phát triển xã hội của Việt Nam hiện nay
I DIEM QUA MỘT SỐ MƠ HÌNH PHÁT TRIEN KINH TẾ
TREN THE GIGI XET TU GOC DO PHAT TRIEN XA HOL
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, vẻ đại thể trên thế giới có ba loại mô hình phát triển kinh tế khác nhau Mỗi loại mô hình thường dựa vào các lý thuyết phát triển nhất định, phản ánh bản chất của chế độ chính trị - xã hội, kết hợp với truyền thống văn hoá của một nước:
1- Mô hình phát triển nền kinh tế thị trường tự do
Tiếp theo những luận điểm nổi tiếng của các nhà kinh tế cổ điển như Adam Smith, David Ricardo trong các thế kỷ trước, từ những năm 5O - 60 của thế kỷ này ở các nước Âu - Mỹ, người ta đã lần lượt đưa ra nhiều điểm bổ sung cho lý thuyết phát triển nền kinh tế thị trường tự do như: lý thuyết “tăng rưởng cân bằng” của Nurkse; lý thuyết "cá hích lớn” của Roseinstein - Rodan; lý thuyết “các giai đoạn
tăng trưởng kinh tế” của Rostow v.v Đặc điểm của các lý thuyết này
Trang 31sự tăng trưởng, mà không chú ý thoả đáng đến các nhân tố xã hội, nhân tố con người
Có học giả như A Lewis còn ra sức chứng minh: Tại các nước đang phát triển đi theo nền kinh tế thị trường tự do, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là hai mục tiêu không thể đung hoà Nếu muốn tăng trưởng nhanh thì phải hy sinh công bằng xã hội Còn nếu dé cao công bằng xã hội thì không tăng trưởng nhanh được Như vậy, cứ theo lôgích này, thì bất bình đẳng xã hội không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là nguyên nhân của sự tăng trưởng ấy
Xét về thực chất, tất cả các lý thuyết kể trên đã luận chứng cho một loại mô hình phát triển kinh tế chủ yếu đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản và gây thiệt hại cho những người lao động
Nhưng trải qua kiểm nghiệm của thời gian, ngay tại nước theo mô hình kinh tế thị trường tự do điển hình nhất là Mỹ, một số nhà trí thức có đầu óc khách quan đã phải thừa nhận rằng: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì mục đích chạy theo lợi nhuận tối đa của các chủ tư bản đã dẫn đến hàng loạt vấn đề văn hoá, xã hội nan giải
Dựa trên kết quả điều tra xã hội học nghiêm túc vào năm 1993, W Bennett, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ (làm việc dưới thời tổng thống Reagan) đã đi đến kết luận cay đắng rằng: "Tăng trưởng (kinh tế ở Mỹ - PXN) còn có thể có một tên gọi khác là sự xuống cấp xã hội " ® Điều phát hiện mới của W Bennett là chính sự xuống cấp xã hội ở Mỹ, như tội phạm, bạo lực, gia đình tan vỡ, quan hệ tình dục bừa bãi trong thanh thiếu niên v.v lại góp phần rất đáng kể vào việc làm tăng GPP Ví dụ: Các luật sư chuyên giải quyết ly hôn có thể kiếm vài tỷ đô-la một năm Nạn cướp bóc gia tăng đã kích thích ngành công nghiệp phòng ngừa tội phạm làm ăn phát đạt với doanh thu hơn 65 tỷ đô-1a một năm Đặc biệt, đội ngũ những người mẹ vị thành niên không chồng mà có con ngày càng tăng lên đã góp phần thúc đẩy "thị trường hàng hoá cho trẻ em”, tiếp đó là "thị trường hàng hoá cho thiếu niên" ' gộp chung lại đóng góp hơn 200 tỷ đô-la trong GDP, v.v và v.v t2,
Tỏ ra chừng mực hơn so với các lý thuyết tăng trưởng kinh tế dựa trên sự bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tang, S Kuznets lai dé ra lý thuyết phát triển theo mô hình "chữ U ngược” Theo đó, trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, bất công xã hội tăng lên, đến
© Theo C Cobb, Halstead, and J Rowe : If the GDP is up why is America down ?
The Atlantic monthly October, 1995, p 65
Trang 32khi kinh tế đã đạt mức phát triển cao rồi thì nó sẽ làm cho sự bất công ấy giảm đi
Gần với luận điểm của S Kuznets, từ cuối những năm 70- đầu - những năm 8O nhiều lý thuyết gia kinh tế phương Tây lại ra sức khuyến khích các nước trên thế giới điều chỉnh nền kinh tế theo "chủ nghĩa tự do mới" Thực hiện mô hình lý thuyết này người ta đã giảm bớt vai trò của Nhà nước, nâng cao vị trí của khu vực tư nhân, giảm tỷ lệ chỉ tiêu công cộng, điều chỉnh việc phân phối thu nhập có lợi cho chủ doanh nghiệp; đồng thời mở cửa kinh tế đối ngoại tối đa, dựa chủ yếu vào nguồn đầu tư và vốn vay của nước ngoài, v.v Áp dụng các biện pháp đó, người ta hứa hẹn với quần chúng lao động đại ý rằng: Tăng trưởng kinh tế phải đi trước, công bằng xã hội sẽ theo sau, người nghèo hãy kiên tâm chờ đợi !
Căn cứ vào tài liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, R Bergeron tác giả cuốn sách "Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do" đã ước tính thời gian mà người nghèo phải chờ đợi là 31 năm : 15 năm đầu, mức sống của họ không tránh khỏi sẽ tiếp tục xấu
đi thảm hại, từ năm thứ 16 mới bắt đầu có cải thiện chút ít, và từ năm thứ 31 họ sẽ được hưởng nhiêu lợi ích hơn của sự tăng trưởng t
Nhưng thực tế đã cho thấy, trừ một vài trường hợp có những điều kiện thuận lợi riêng, tại hàng loạt nước độc lập đân tộc thuộc chau A, chau Phi, nhất là châu Mỹ la - tỉnh, việc áp dụng mô hình phát triển theo "chủ nghĩa tự do mới" mà Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế cổ vũ và tài trợ đã sớm dẫn đến mâu thuẫn và xung đột khi họ chưa thực hiện được một nửa thời gian
Louis Ignacio Silva, mét lanh tu cơng đồn Braxin đã ví tác hai mà "chủ nghĩa tự do mới” gây ra cho các nước đang phát triển giống như một cuộc chiến tranh thế giới mới Theo ông, "Cuộc chiến tranh này đã tàn phá Braxin, châu Mỹ la tỉnh và cả thế giới thứ ba Lính không chết nhưng trẻ em phải chết, không có hàng triệu người bị' thương thì có hàng triệu người thất nghiệp, người ta không phá cầu, nhưng được chứng kiến cảnh đóng cửa các nhà máy, trường học, bệnh viện, hủy diệt từng mảng nền kinh tế Đây là chiến tranh nợ nước ngoài, vũ khí chủ yếu là tiền 1ai"©
@ Richard Bergeron : Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 240
2 Dãn theo Richard Bergeron: Như trên, tr 223
Trang 332- Mô hình phát triển nền kinh tế thị tường xã hội
Sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, trước áp lực đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động, các chính phủ cánh tả mà nòng cốt là các Đảng xã hội - dân chủ đã lên cầm quyền ở nhiều nước Tây và Bắc Âu Với những mức độ khác nhau, các chính phủ này đã chủ trương chuyển từ nền kinh tế thị trường tự đo sang nền kinh tế thị trường xã hội dựa theo lý thuyết của J M Keynes, nghia là kết hợp sử dụng cơ chế kinh tế thị trường với việc thi hành một hệ thống các chính sách phúc lợi xã hội để bảo đảm sự đồng thuận xã hội cho phát triển
Điển hình của mô hình phát triển này là Nhà nước phúc lợi Thuy Điển, do Đảng xã hội - dân chủ đứng đầu liên tục trong nhiều thập ký Ngay từ năm 1932, lãnh tụ Đảng xã hội - dân chủ (tức đẳng cầm quyền) đã đưa ra khái niệm: Nhà nước là "ngôi nhà cho tất cả mọi người" Điều này sẽ đạt được thông qua việc "phd bd moi hang rao ngăn cách về xã hội và kinh tế trong nước" 0Œ}
Một hệ thống các chính sách phúc lợi rộng rãi đã được để ra, bao gồm các chế độ trợ cấp cho giáo dục, y tế, chăm sóc trẻ em, người già, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp do Nhà nước chỉ ở mức cao nhất thế giới
Để thực hiện được các chế độ nói trên, Nhà nước thi hành chính sách thuế luỹ tiến đối với thu nhập Trong nhiều năm, các nguồn thu từ thuế thu nhập đạt tới 55% GDP, một con số cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD Đối với những người có thu nhập cao nhất, tỷ lệ thuế có khi lên tới 80%
Trong điều kiện quốc tế hoá và cạnh tranh kinh tế thế giới ngày càng gay gắt, chính sách phúc lợi xã hội rộng rãi dựa trên thuế thu nhập đánh theo luỹ tiến, một mặt đẻ ra tình trạng lạm dụng các trợ cấp ' xã hội ở mức độ lớn trong dân chúng, mặt khác gây ra sự bất mãn trong các chủ doanh nghiệp giàu có Nhiều nguồn vốn đầu tư đã được chuyển ra nước ngoài
Đó là lý do giải thích tại sao nền kinh tế Thuy Điển sau thời kỳ "hoàng kim" đã dần dần rơi vào trì trệ và suy thoái kể từ cuối những
Trang 34năm 70 - đầu những năm 80 Hệ quả là Đảng xã hội - dân chủ bị gạt ra khỏi chính phủ 2 lần vào những năm 1976 - 1982 và 1991 - 1994
Khi trở lại nắm quyền năm 1994, họ buộc phải cắt giảm phúc lợi - xã hội như giảm trợ cấp thất nghiệp (từ 80% xuống 75% lương khi người lao động có việc làm), giảm trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp cho những người ốm đau, tàn tật, chỉ phí khám bệnh và phúc lợi bảo hiểm cho cha mẹ v.v Những cắt giảm này được Bộ trưởng Bộ Tài chính mới nhậm chức bảo vệ bằng lập luận rằng: "phải đỡ bỏ các bộ phận của chế độ phúc lợi xã hội nhằm cứu vãn cốt lõi của chế độ này" ®),
3- Mô hình phát triển theo nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung
quan liêu bao cấp
Khác với hai loại mô hình phát triển kể trên, ở Liên Xô và các nước XHCN trước đây, việc bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong giáo dục, y tế, việc làm, nghỉ ngơi, nhà ở và các phúc lợi xã hội khác đối với mọi người dân đều được Nhà nước bao cấp toàn bộ trên cơ sở của một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung với hai thành phần cơ bản là quốc doanh và tập thể
Trong một thời gian, mô hình này đã từng phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự bình ổn xã hội bằng các chính sách quan tâm đến mọi mặt của đời sống con người Tuy nhiên, càng về sau nó càng bộc lộ nhiều khuyết tật, mà chủ yếu là các nhu cầu về xã hội vượt quá khả năng đáp ứng của một nền kinh tế không năng động, thiếu dân chủ, kém hiệu quả, do cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ dần dần biến thành tập trung quan liêu và thực hiện chế độ phân phối bình quân
Điều đó đã kìm hãm, thậm chí làm triệt tiêu động lực của sự phát triển, khiến cho nền kinh tế Liên Xô và các nước XHCN khác lâm vào trì trệ và khủng hoảng, nhất là trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và xu hướng tồn cầu hố về kinh tế ngày càng tăng lên
Để khắc phục trì trệ và khủng hoảng, việc cải tổ, cải cách, đổi mới CNXH là đòi hỏi khách quan Nhưng ở một số nơi, người ta đã tiến hành cải tổ, cải cách trên lập trường phủ định sạch trơn mọi thành tựu đã đạt được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và quay ngoat trở lại con đường TBCN, mà trên thực tế là áp dụng một thứ CNTB sơ khai, với ảo tưởng có thể nhanh chóng đi tới phồn vinh
Trang 35Ví dụ: Ở nước Nga thời kỳ hậu xô-viết, người ta đã công khai
tuyên bố chuyển sang nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa Kết quả là 10 năm sau kể từ khi cuộc cải tổ được tiến hành, một nhà kinh tế Mỹ là Philips Hanson đã viết: "Theo ước tính của Bộ Lao động - Nga, những phú ông mới dựa vào cơ sở maphia hoặc chức quyển chiếm 4% dân số, nhóm có thu nhập trung bình chiếm 10 - 15%, tầng lớp nghèo chiếm 30 - 35%, rất nghèo 40 - 45% Da phần nhân dân
hiện nay sống thấp hơn 40% so với thời dưới chế độ cộng sản"Œ, Tuy về mức độ có khác nhau, song ở các nước thuộc Liên Xô cũ cũng như các nước Trung- Đông Âu, tình hình xã hội cũng diễn ra tương tự Tại cuộc hội thảo của những người theo Đảng của CNXH dân chủ Đức và các Đảng cánh tả Hy Lạp, Bungari tổ chức tại Béclin (10-1999), người ta đã đi đến kết luận rằng: Quá trình chuyển đổi ở các nước Trung-Đông Âu và các nước SNG trên thực tế có nghĩa là sự hồi sinh của các quan hệ thị trường TBCN, trong đó thị trường rơi vào tay các tập đoàn phương Tây và việc thiết lập các mối quan hệ xã hội tư bản với hai khía cạnh đối lập: sự tham nhũng và sự giàu có nhanh chóng của một thiểu số ít di và tình trạng thất nghiệp, nghèo đói gia tăng đè lên lưng đại đa số dân chúng ở các nước trên ®
Trải qua thể nghiệm trong thực tế, dần dần đông đảo quần chúng lao động ở những nước nói trên lại tỏ ra nuối tiếc nhiều chính sách bảo đảm công bằng xã hội đã được thực hiện trong thời kỳ còn tồn tại Nhà nước XHCN trước kia :
Từ thực tế của ba loại mô hình phát triển kinh tế nêu trên, trong những năm gần đây, càng ngày càng có thêm nhiều nhà khoa học tiến bộ, nhiều nhà hoạt động chính trị sáng suốt trên thế giới cho rằng: Phải xây dựng lại các lý thuyết và mô hình phát triển của các quốc gia sao cho tăng trưởng kinh tế không mâu thuẫn, mà gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội họp tại Copenhagen, thủ đô Đan Mạch (3-1995) đánh dấu một sự chuyển biến ` tích cực về nhận thức trong số những nhà hoạch định chính sách quốc gia đối với việc xác định mục tiêu phát triển của các nước Mục tiêu
đó không thể chỉ là chạy theo sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần, mà chính là phải nhằm phát triển xã hội, phát triển con người trong sự cân đối, hài hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, vừa an tồn, vừa bền vững; khơng chỉ có lợi cho một số ít người mà công bằng cho
© Theo Tap chi Survival, 3- 1994
Trang 36tất cả mọi người; không chỉ vì các thế hệ hôm nay mà còn vì các thế hệ mai sau
Tại Hội nghị, hàng loạt câu hỏi lớn về phát triển xã hội được đặt -
ra: Lam sao có thể có sự phát triển xã hội trong một thế giới mà ở đó người giàu thì giàu thêm, còn người nghèo thì ngày càng nghèo hơn ? Cần làm gì để giảm bớt số phận đau khổ của trên 1 tỷ người đang sống trong "những vành đai" nghèo đói, trong đó phụ nữ chiếm tới 60-70% ? Lam thế nào để ngay trong những nước công nghiệp giàu có nhất không còn cảnh hàng trăm triệu người vẫn phải sống dưới "mức nghèo khổ", một tỷ lệ đáng kể lao động thất nghiệp bị đẩy ra ngoài lề xã hội, trong đó đa số là thanh niên ?
Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng Thuy Điển Ingvar Carlsson đã nói: "Không một nước nào có thể giàu có đầy đủ mà không làm cho lao động của những người thất nghiệp được sử dụng hữu ích Không một xã hội nào được xem là thịnh vượng mà lại có thể loại trừ những người tàn tật, rủi ro Không một dân tộc nào có thể sống sót nếu không truyền cho lớp người trẻ tuổi những hy vọng và khát vọng về tương lai"€),
Hội nghị đã nhất trí thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động, theo đó từ năm 1995 đến năm 2000 và triển vọng đến năm 2010 các quốc gia trên thế giới cần tập trung giải quyết ba vấn đề ưu tiên của chiến lược phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng là: mở rộng việc làm, giảm nghèo và hoà nhập xã hội đối với những người yếu thế và chịu thiệt thòi ở mỗi nước
I ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA, THUC TRANG TINH HINH
vA CAC QUAN DIEM VE QUAN LY SỰ PHÁT TRIEN XA
HỘI TRONG BỐI CẢNH ĐÓ
1) Đặc trưng của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
nước ta
Mọi người đều biết, trong thế kỷ trước, C Mác và Ph Ảngghen - hai nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học - đã đi sâu nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, phát hiện những mâu thuẫn và quy luật vận động của nó, qua đó rút ra kết luận về sự thay thế tất yếu xã hội tư bản bằng một chế độ xã hội tiến bộ và công bằng hơn, dựa trên cơ sở của một nền kinh tế có kế hoạch do xã hội quân lý nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng
® Ingvar Carlsson : Address at the United Nations Social Summit (March 11, 1995)
Trang 37cao của mọi thành viên trong xã hội Vào thời bấy giờ, cả C Mác và
Ph Angghen đều chưa có căn cứ thực tế để dự kiến về một nền kinh tế
thị trường dưới CNXH Sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lúc đầu V I Lênin cũng chủ trương xây dựng nền kinh tế mà trong đó hàng chục triệu người sản xuất và phân phối sản phẩm theo một kế - hoạch thống nhất và ăn khớp nhịp nhàng với nhau như những bệ phận của một chiếc đồng hồ Nhưng chỉ sau mấy năm thử nghiệm, V I Lênin đã sớm thấy rõ, muốn xây dựng thành công CNXH ở nước Nga thì bên cạnh kế hoạch kinh tế vĩ mô như kế hoạch điện khí hố tồn quốc (GOELRO), chính quyền xô - viết phải phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kể cả thành phần liên doanh dưới nhiều hình thức với tư bản nước ngoài, phải học buôn bán, phải có tự do trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thơn, phải hạch tốn kinh tế,v.v
Tiếc rằng sau khi V.I[Lênin qua đời, việc sớm từ bỏ chính sách kinh tế mới (NEP) của Người để chuyển sang một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ, càng về sau càng trở thành tập trung quan liêu, đã dần dần bộc lộ nhiều khuyết tật dẫn đến trì trệ và khủng hoảng ở Liên Xô và hàng loạt nước XHCN khác trước đây rập khuôn theo mô hình kinh tế đó
Bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH từ giữa những năm 50, miền Bắc Việt Nam cũng không tránh khỏi việc lặp lại mô hình kinh tế chung ấy Tuy nhiên, trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) ngày càng trở nên quyết liệt, việc thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung lúc đó đã có tác dụng huy động mạnh mẽ sức người, sức của của hậu phương lớn miền Bắc để chỉ viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần xứng đáng vào việc hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc
Nhưng khi cả nước chuyển sang giai đoạn xây dựng trong hoà bình, thì những khuyết tật vốn có của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp ngày càng bộc lộ rõ rệt Thêm vào đó là những
hậu quả nặng nề của hơn 30 năm chiến tranh tàn phá cộng với những khuyết điểm, sai lầm chủ quan, duy ý chí trong nhiều chủ trương và - chính sách lớn, cho nên từ cuối những năm 70 nước ta đã lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế -xã hội trầm trọng
Để ra khỏi khủng hoảng, Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Trang 38sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (có thể nói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN)
Theo chủ trương này, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường với tư - cách là thành quả của nền văn minh nhân loại làm phương tiện để năng động hoá và đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế Nhưng chúng ta không chủ trương rập khuôn theo mô hình kinh tế thị trường tự do (dù theo lý thuyết của chủ nghĩa tự do cổ điển hay chủ nghĩa tự do mới), để mặc cho các quy luật khác nghiệt của thị trường điều tiết sự phát triển Chúng ta không làm theo luận điểm của A Smith cho rằng: “Hãy đẩyên cho thị trường vận hành" Bởi vì, theo ông, “ban tay vô hình" của tự do cạnh tranh trên thị trường sẽ bảo đảm cho xã hội những gì sẵn xuất ra phù hợp với nhu cầu của các thành viên của nó Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa những người tự do cạnh tranh trên thị trường, dù với động cơ vị kỷ nhất, cuối cùng cũng sẽ đưa tới kết quả là sự hài hoà xã hội ° Bản thân các nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng kinh tế ở phương Tây sau này cũng đã nhận xét: "Niềm tin của Smith vào sự hài hoà tự phát [của xã hội trong nền kinh tế thị trường tự do - PXN] đã không hề được thực tế chứng minh" Chúng ta cũng không áp dụng khẩu hiệu "¿5j trường nhiều hơn, nhà nước ít hơn" mà chủ nghĩa tự do mới nêu lên
Xuất phát từ đặc điểm của dân tộc sau hơn nửa thế kỷ tiến hành cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta chủ trương dé cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, kế hoạch, chương trình, dự án và các công cụ khác nhằm bảo đảm giữ vững định hướng XHCN của con đường phát triển đất nước vì mục tiêu đản giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn mình
Nhìn một cách tổng quát và với quan điểm phát triển, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta có những đặc trưng chủ yếu sau:
Thứ nhất: Nền kinh tế có nhiệm vụ trung tâm là xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại, tạo điều kiện thực biện thành công phương thức phát triển rút ngắn trong thời kỳ quá độ từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp, bỏ qua chế độ
1 A Smith: Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations
Dẫn theo Robert L.Heilbroner: Cdéc nha kinh té vi dai Nxb KHXH, Ha Néi 1996, tr 88
Trang 39tư bản lên CNXH ở nước ta Muốn vậy phải ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng cao trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, đồng thời Xây, dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, gắn với xây dựng và củng cố các quan hệ sản xuất mới phù hợp, không ngừng nâng cao năng suất lao động-yếu tố xét đến cùng là "quan trọng nhất, chủ yếu nhất cho thắng lợi của chế độ xã hội mới" ® mà chúng ta đang xây dựng
Thứ hai:Nền kinh tế bao gôm nhiêu thành phần cùng tôn tại, bình đẳng trước pháp luật và có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kinh tế nhà nước ngày càng giữ vai trò chủ đạo Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở các khâu then chốt, các lĩnh vực trọng yếu có ý nghĩa là đài chỉ huy của nền kinh tế quốc dân phải được thể hiện ở tính hiệu quả trong hoạt động của nó nhằm hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần khác như kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân cùng phát huy tác dụng tích cực trong nền kinh tế quốc đân
Thứ ba: Trong quá trình phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế luôn gắn liên với thực hiện công bằng xã hội Công bằng xã hội được thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mỗi người dân đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình Riêng trong lnh vực phân phối kết quả sản xuất, công bằng xã hội phải dựa trên nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác (vốn, tài sản ) vào kết quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua
phúc lợi xã hội
Thứ tu: Khác với thời kỳ trước đối mới, nên kinh tế hiện nay
không còn mang tính khép kín mà là nền kinh tế mở Tính chất "mở" của nền kinh tế thể hiện ở chiến lược phát triển hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà trong nước sản xuất có hiệu quả Thực hiện nền kinh tế mở cũng có nghĩa là đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại Phát huy nội lực là chính đi đôi với tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngồi (vốn, cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường quốc tế) để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá Chủ động tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế, từng bước hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới bằng cách phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của ta, giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình tồn cầu hố đang tăng lên
Trang 40Thứ năm: Việc xây dựng nên kinh tế được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và dưới sự quản lý của một nhà nước thật sự của dan, do dân, vì dân Sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước
đang được tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn để vươn lên ngang tầm các nhiệm vụ tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, để ra đường lối chiến
lược, xây dựng hệ thống pháp luật, ban hành các chính sách, xây dựng các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt trong thực tế nhằm khai thác triệt để mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, không ngừng cải thiện đời sống cho nhân dân Đó chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định đảm bảo giữ vững định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta
2 Thực trạng tình hình và những vấn đề đang đặt ra
Hơn !Ô năm đổi mới, chúng ta đã chuyển một bước quan trọng sang kinh tế thị trường, nhưng chưa kết thúc bước chuyển đó Do vậy, những đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCMN như trên vừa nêu vẫn đang trong quá trình hình thành, chứ chưa phải đã được thể hiện đầy đủ trong thực tế Để thấy rõ thực trạng tình hình, ở đây chúng ta cần dừng lại phân tích những thành tựu đã đạt được và những yếu kém còn lại Đặc biệt, cần nêu lên những tấc động - cả tích cực và tiêu cực - về mặt phát triển xã hội của quá trình chuyển sang áp dụng cơ chế thị trường trong thời gian qua, từ đó mà thấy rõ hơn những vấn đề đang đặt ra đối với việc quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta hiện nay
* Thành tựu:
Vượt qua nhiều khó khăn và thử thách của quá trình chuyển đổi