BO GIAO DUC VA DAO TAO HOC VIEN CHINH TRI - HANH CHINH
QUOC GIA HO CHI MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN
‘PHAM VĂN LƯƠNG
NÂNG CAO CHAT LUONG TUYEN TRUYEN VE
TAI NGUYEN BIEN CHO SINH VIEN NGANH THUY SAN 0 NUUC TA HIEN NAY
Chuyên ngành: Công tác tư tưởng Mã số : 60 31 25
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan
Các só liệu trong luận văn có cơ sở rõ rang va trung thực, các kết luận chưa được công bố trong
các công trình khác
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2009 Tác giả
Trang 4MUC LUC
CHƯƠNG!: TÀI NGUYÊN BIẾN VA SU CAN THIET PHAI NANG CAO CHAT LUQNG TUYEN TRUYEN VE TAI NGUYEN BIEN
CHO SINH VIEN NGANH THUY SAN oeccccssssssssssssssssssssssetsecssssssseesssssee 7
¡.I Tài nguyên biển cv 2H 12 neo 7
1.2 Tuyên truyền về tài nguyên biến cho sinh viên ngành thủy sản 37
1.3 Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tuyển truyền về tải nguyên
0 45
CHUONG 2: THUC TRANG CONG TAC TUYEN TRUYEN VE TAI
NGUYEN BIEN CHO SINH VIEN NGANH THUY SAN 55
2.1 Nhimg thuan loi và khó khăn trong tuyên truyền về tài nguyén bién 55
2.2.Tinh hinh tuyén truyén vé tai nguyên biển cccesseesesseesesteeseeees 67
2.3 Những vấn đề đặt ra đối với công tác tuyên truyền về tải nguyên biến
cho sinh viên ngành thủy sản 5s cv v SE EE121211 11211 Ennnnec 79
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYEN TRUYEN VE TAI NGUYEN BIỂN CHO SINH VIÊN
NGANH THUY SAN HIEN NAY csscccssssccscsessssssesssssssscsssssesesecesscoccecccsse 83 3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Dang uy, ban giám hiệu, phòng công tác chính trị, đoàn thanh niên nhà trường đối với tuyên truyền về tài nguyên 3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ giáo dục tuyển
truyền về tài nguyên biển trong các nhà trường - cs cv sen sesnsec 87
Trang 5MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển của thể giới cho thấy, tài nguyên biển và kinh tế biển
có vị trí đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia có biển Thế kỷ XXI được
các nhà chiến lược xem là “Thế ky của đại dương”, bởi cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập ký tới
Hầu hết các vấn đề mang tính toản câu có liên quan tới sự sống còn của con người trong thế giới đương đại đều liên quan chặt chẽ đến biển Việt Nam ta
năm bên bờ Tây của Biên Đông, một biến lớn, quan trọng của khu vực và thế
giới Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 thì nước ta ngày nay không chỉ có phần lục địa tương đối nhỏ hẹp “hình chữ S” ma con có cả vùng biến rộng lớn hơn 1 triệu km’, gdp hơn ba lần diện tích đất liền,
Doc bờ biên dài trên 3.260km, có hơn 100 cảng biển, 48 vụng, vịnh và trên
L12 cửa sông, cửa lạch đồ ra biển Vùng biến Việt Nam có hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km”, được phân bố chủ yếu 6
vùng biển Đông Bắc và Tây Nam với những đảo nổi tiếng giàu, đẹp và vị trí
chiến lược như Bạch Long Vĩ, Phú quốc, Thỏ Chu, Côn Son, Can Cỏ, Phú
Quý, Cát Bà, Hoàng Sa, Trường Sa Tuyến biển có 29 tỉnh, thành phó gồm:
124 huyện, thị xã với 612 xã, phường (trong đó có 12 huyện đảo, 53 xã đảo)
với khoảng 20 triệu người sống ở ven bờ và 17 vạn người sống ở các đảo Khai thác tài nguyên biên cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn,
mang tính chiến lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày cảng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta Ngày 06/5/1993 Bộ
Trang 6trién kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW vé day
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Từ
quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khoá X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
Thực hiện theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, trong hơn 20 năm đổi mới và mở cửa Việt Nam đã chú trọng khai thác tiêm năng biển, sử dụng các nguồn lực biến phục vụ tích cực cho công cuộc phát triển kinh tế Các ngành khai thác dầu khí, thủy sản, du lịch, cảng biển, dong tau.v v , trở thành những
ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế, đi đôi với đảm bảo an ninh quốc phòng Cơ cấu ngành nghề có sự thay đổi lớn Tiếp tục công cuộc đôi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải đẩy nhanh hơn
nữa tốc độ tăng trưởng nhằm tránh tình trạng tuột hậu xa hơn về kinh tế Để
bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, các lĩnh vực kinh tế liên quan đến biển và vùng ven biển phải được coi là động lực chủ yếu Tuy nhiên
nếu chỉ dừng lại như điều kiện hiện nay, chúng ta sẽ không bắt kịp xu thé
chung của thế giới, sẽ hạn chế trong việc bảo vệ và khai thác lợi thế từ biển, mà lại càng hạn chế khi mở rộng ra biển quốc tế
Sinh viên ngành thuỷ sản, là lực lượng lao động, quản lý chủ chốt của ngành thuỷ sản trong tương lai, vì vậy để khai thác hiệu quả tiềm năng thế
mạnh của tài nguyên biển, biến nó thành ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta cần
nâng cao chất lượng tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của tải nguyên biển cho mọi đối tượng trong xã hội mà đặc biệt là sinh viên
Trang 72 Tỉnh hình nghiên cứu
Tir vi thé, vai trò và tiểm lực của kinh tế biển, ngày 06/5/1993 Bộ
Chính trị ra Nghị quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt, trong đó khăng định răng phải đây mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích
quốc gia; Ngày 22/9/1997 Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đây
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá Từ
quan điểm chỉ đạo trên, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biên, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyên, biến, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh Bên cạnh đó, còn
có những đề tài, thông tin, bài viết được đề cập đến, tải nguyên và kinh tế biển
tiêu biểu :
- Trần Thị Bích Hằng, Quản lý việc khai thác và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên vùng ven biển tỉnh Thái Bình theo hướng phát triển bên vững, Luận án tiễn sĩ, Viện Kinh tế phát triển - Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, 2007
- Dương Văn Hồng, Kinh tế biển Trà Vinh, Luan văn thạc sĩ, Viện Kinh tế chính trị- Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008
- Thông tin chuyên đề số 08, ngày 25/12/2006 của Văn phòng Trung
ương Đảng cộng sản Việt Nam về chiến lược và mô hình quản lý biển của một SỐ nước
- Hồ sơ sự kiện chuyên đề của Tạp chí Cộng sản số 20, ngày 25/9/2007 - Bài viết của tiến sĩ Tạ Quang Ngọc, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Việt Nam "Để Việt Nam sớm trỏ thành một quốc gia mạnh vẻ biển và giàu lên từ biển”
Trang 8- Bién va hai dao Viét Nam, do Trung tam Thong tin công tác tư tưởng
phối hợp với Cục Chính trị Quân chung Hai quan bién soạn
- Chién lwoc bién va tam nhin phat triển mới — GS.TS Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam
- Phát huy vai trò của ngành thuỷ sản trong sự nghiệp phát triển kinh tế
biển và bảo vệ chủ quyền trên biển Việt Nam — TS Nguyễn Việt Thang, Thur trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- Chiến lược kinh tế biển: cách tiếp cận và những nội dung chính —
PGS TS Bùi Tất Thắng, Trưởng ban Tổng hợp, Viện Chiến lược và Phát triển
- Vai trò của Hội khoa học kĩ thuật biển Việt Nam với sự phát triển kinh tế biển đất mước — Nguyễn Thành Vinh, Tổng thư kí, Chánh Văn phòng Hội
Khoa học - Kĩ thuật biển Việt Nam
Có thể nói tải nguyên biển là lĩnh vực còn rất mới, các đề tài nghiên cứu và đề cập đến các khía cạnh khác nhau Tuy nhiên vẫn đề đổi mới phương
hướng, chất lượng tuyên truyền về tài nguyên biển cho sinh viên chưa được
nghiên cứu và tuyên truyền sâu rộng cho quan chúng nhân dân Đối tượng sinh viên ngành thuỷ sản lại càng ít được đề cập Do đó, cần được nghiên cứu
cơ bản và toàn diện
3 Mục đích và nhiệm vụ
3.1 Mục dích
Trên cơ sở lý luận và thực trạng tuyên truyền tài nguyên biển cho sinh
viên ngành thuỷ sản, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới phương hướng nâng cao chất lượng tuyên truyền tài nguyên biển đối với sinh viên ngành thuy sản
Trang 9- Trình bày khái quát lý luận về tài nguyên biển, những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và tài nguyên biển
- Đánh giá thực trạng tuyên truyền và phân tích những nguyên nhân
thành công, hạn chế của công tác tuyên truyền về tài nguyên biển cho sinh viên ngành thuỷ sản
- Dé xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng tuyên truyền tài
nguyên biển cho sinh viên ngành thuỷ sản
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đổi mới chất lượng tuyên truyền về tài nguyên biển trong toàn bộ hệ thống tuyên truyền ở nước ta, trong đó
luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng là sinh viên ngành thuỷ sản, 4.2 Pham vi nghiên cứu
Đôi mới tuyên truyền về tài nguyên biển cho sinh viên chuyên ngành thuỷ sản trong cả nước từ nghị quyết trung ương 4 (khoá X)về chiến lược biển
Việt Nam đến năm 2020 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
9.1, Cơ sở Jÿ luận
Việc nghiên cứu đề tài được dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hỗ Chí Minh, các quan điểm, đường
lỗi, chỉ thị, nghị quyết của Đảng cùng những bài viết tổng kết về tài nguyên và kinh tế biển Việt Nam của các nhà quản lý, của các học giả và một số công trình nghiên cứu khoa học khác
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là: phương pháp
Trang 10nguyén bién, phương pháp tổng hợp và phân tích, so sanh, kết hợp với nghiên
cứu lý luận và tong kết thực tiễn
6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Góp phân tiếp tục tuyên truyền sâu rộng tỉnh thần và nội dung chủ yếu của hội nghị trung ương lần thứ 4 của Ban Chấp Hành trung ương Đảng
(Khoá X) về chiến lược biển Việt Nam cho, đảng viên, quần chúng nhân dân đặc biệt là đối tượng sinh viên ngành thuỷ sản
- Tăng cường tuyên truyền ý nghĩa, nội dung, kết quả thực hiện các văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký với các nước láng giềng, các nước có liên quan; về quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông; đồng thời tuyên truyền kết quả hợp tác với quốc gia liên quan về biên giới, hải đảo nhằm xây dựng môi trường hòa bình hữu nghị, hợp
tác và phát triển trong xu thế hội nhập mới
- Tuyên truyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tình cảm của sinh viên
đối với các chiến sĩ biên cương hải đảo; động viên cô vũ kịp thời các lực lượng làm công tác giữ gìn trật tự an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia
7 Kết cầu luận văn
Ngoài phân mở đầu, phần kết luận, và tài liệu tham khảo, luận văn có 3
chương và 12 tiết, 120 trang
Chương! : Tài nguyên biển và sự cần thiết phải đổi mới chất lượng tuyên truyền về tài nguyên biển cho sinh viên ngành thuỷ sản
Chương 1I : Thực trạng công tác tuyên truyền về tải nguyên biển cho
sinh viên ngành thuý sản |
Trang 11CHƯƠNG!
TAI NGUYEN BIEN VA SU CAN THIET PHAI NANG CAO CHAT LUQNG TUYEN TRUYEN VE TAI NGUYEN BIEN
CHO SINH VIEN NGANH THUY SAN
1.1, Tai nguyén bién
1.1.1 Khai niém vé tai nguyén bién
Lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người gắn liền với việc khai
thác, sử dụng tải nguyên Trong quá trình phát triển của xã hội, nhận thức của con người về tài nguyên ngày càng đầy đủ hơn và sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn
Ban đầu, tài nguyên được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm các dạng vật
chất cụ thể của xã hội và của tự nhiên mả con người có thể sử dụng và chế tác
ra các vật dụng hàng ngày phục vụ cho chính cuộc sông của họ, đó là những dạng vật chất có thể nhìn thấy: như cây cối, quặng hay chim, thú Mới được hiểu là tải nguyên, còn các yếu tố không nhìn thấy được như chức năng, giá
trị sinh thái và dịch vụ của một hệ tự nhiên nào đó thì không được xếp và khái niệm trên [ 14, tr.25]
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học và công nghệ, ngày nay tài nguyên được chia làm nhiều dạng khác nhau và có nhiều phương diện khác nhau đề đánh giá tài nguyên:
- Tải nguyên theo tiêu chuẩn hóa địa lý là “tổng lượng một dạng thức sẵn có trong môi trường như đất đai, nhân lực, tư liệu sản xuất, cơ hội, khả năng, tiền vốn, dữ liệu khoa học, thông tin Được khai thác, sử dụng trong
những điều kiện xã hội, kinh tế, công nghệ nhất định” [14, tr29] Có nhiều
loại tải nguyên khác nhau như tải nguyễn thiên nhiên, tài nguyên kinh tế, tài
Trang 12thay doi theo sự biến đổi về kinh tế (vi dụ biến đổi về giá cả), về xã hội và khoa học công nghệ (ví dụ công nghệ mới có thê làm tăng số lượng tải nguyên) Phần tài nguyên có thê khai thác theo công nghệ thông dụng trong những điều kiện kinh tế và xã hội hiện thời gọi là dự trữ Những dự trữ đã
được nhận biết được chia thành loại dự trữ đã xác minh, loại có thể có và loại
có thể thu hồi; những dự trữ khác được phát hiện thì hoặc là dự trữ giả thiết hoặc là dự trữ theo lý thuyết
- Tài nguyên là mọi thành phần cúa một hệ thống xử lý thông tin cần
cho việc thực hiện các nhiệm vụ nào đó, như bộ nhớ các thiết bị vào/ra, các đơn vị xử lý, các tệp dữ liệu, chương trình v.v
Hiện nay các nhà khoa học thống nhất chia tài nguyên thành các dạng tài Sau:
- Tài nguyên có thể phục hồi: “ Là những nguồn tài nguyên thiên nhiên
sau khi được sử dụng một thời gian lại có thể phục hồi, tái tạo một cách tự
nhiên hay do con người làm giàu thêm để cho năng xuất cao hơn” [14, tr30] Tuy nhiên, việc sự dụng không hợp lý, khi mức độ hư hại hoặc khai thác vượt quá một ngưỡng nhất định, hoặc do quy luật tiến hóa của tự nhiên thì đến một lúc nào đó sẽ vượt quá khả năng tái tạo của chúng, khả năng tái sinh không còn tải nguyên có thể phục hồi sẽ trở thành tài nguyên không thể phục hỏi
như sự tuyệt chủng của một loài sinh vật, không khí sạch sẽ trở thành không
khí bị nhiễm độc, đất bị xói mòn đến tro sỏi đá, bị thoái hoá vv Đến thể kỷ
20, còn người đã tàn phá đến một nửa diện tích rừng trên Trái Đất và đã diệt chủng đến 72 loài và loại phụ động vật
Trang 13khoảng 148 triệu km Trong đó, những loại đất tốt thích hợp cho việc sản xuất
nông nghiệp, như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%, những loại đất xâu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất tài nguyên chiếm đến khoảng 40,5%, còn lại là các loại đất không phù hợp với trông trọt
như đất dốc, tầng đất mỏng,vv Tổng diện tích đất đai tư nhiên của Việt Nam
là 33 triệu ha, đứng hang thứ 58 trên thể giới, trong đó đất bồi tụ khoảng 1]
triệu ha, đất phát triển tại chỗ khoảng 22 triệu ha Đất bằng và đất ít dốc chiếm 39% Dat thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm 17% Đất cần cải
tạo như đất cát, mặn, phèn, xám bạc mẫu.v.v khoảng 20% Trong số các nhóm đất chính có 9.1% đất phù sa, 7,5% đất xám bạc màu, 5,2% đất phèn,
3,0% đất mặn, 1,4% đất cát biển, 48,5% đất feralít đỏ vàng, 11,4% đất mùn
vàng đồ trên núi, có 0,5% dat mun trên núi cao vvv Ở Việt Nam dân số
đông nên tỉ lệ đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,54 ha/ người, trong đó, diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích
đất tự nhiên
- Tài nguyên khoảng sản: là “tổng lượng khoáng sản tự nhiên ở thể rắn, lỏng, khí, có trong vỏ trai đất (lòng đất) và các bãi thải sau khi khai khoáng chứa quặng nghèo dưới hàm lượng công nghiệp tối thiểu, sau nảy do công nghệ tuyển luyện tiến bộ, có thể khai thác lại) có thể khai thác được vả sử
dụng trong nên kinh tế quốc dân” [14, tr30] Tài nguyên khoảng sản là nguồn
cung cấp nguyên liệu chính cho các quá trình sản xuất trong thế giới hiện đại, nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước
Do đặc điểm địa chất của các lục địa nên tài nguyên khoáng sản phân bồ
không đồng điều giữa các nước trên thế giới Tài ngun khốn sản khơng phải là vô tận, thậm chí đối với một só loại còn bị hạn chế, đã có nhiều dấu
hiệu cho thay một số nguồn tài nguyên có thể bị bị cạn kiệt trong vòng một
Trang 1410
- Tài nguyên không phục hồi là “những loại tài nguyên thiên nhiên có khối lượng hạn chế, mà theo tính toán của con người thì chỉ tồn tại trong đất
với lượng nhất định và khi khai thác cạn kiệt thì không còn khả năng tái tạo, do đó chỉ sử dụng một lần trong tương lai dự đoán” [14, tr29] Loại tài nguyên này gồm những nhiên liệu hóa thạch và những tài nguyên khống sản,
đơi khi gồm cả nước dưới đất, mặc dù nước và khoáng vật có thể được tái tạo
Sự phân biệt này có thể được vạch rõ tùy theo tỉ lệ thời gian Nếu một tài
nguyên chỉ được phục hồi trong một thời gian địa chất thì người ta coi như là
không phục hải
- Tài nguyên năng lượng: Là tất cả các dạng vật chất có thể sử dung dé cung cấp nhiệt nhằm duy trì các hoạt động sóng của sinh vật trên trái đất và phục vụ các hoạt động sống của con người như sưởi ấm, đun nấu, sản xuất,vv, Tài nguyên năng lượng rất đa dạng và phong phú có nhiều nguồn gốc khác
nhau như: bắt nguồn từ các nguồn tải nguyên không phục hồi ( than đá, dầu lửa, khí đốt thiên nhiên, vv), từ các tài nguyên có thể phục hỏi ( gỗ củi, các loại thực vật, phân động vật phơi khô, v.v.v.), từ các nguồn tài nguyên phục hoi( năng lượng Mặt trời, năng lượng địa nhiệt, điện năng sinh ra từ lợi dụng năng lượng các dòng chảy v.v )
- Tài nguyên nước: Là “nguồn tải nguyên thiên nhiên không lỗ trên Trái Đất, có khả năng phục hồi được, bao gom cac nguồn nước bè mặt( Biên, sông
hồ, ao ) Tài nguyên nước có thể khai thác được bằng các kĩ thuật và công
nghệ hiện có trên một lưu vực hoặc một vùng xác định” [14, tr30] trong trường hợp này, tài nguyên nước được hiểu là nguôồn nước Trên thế giới, chỉ
có 3⁄2 nước ngot( cac dang long, ran, hoi), ma 3/4 lượng nước ngọt nay
không thể có giá trị sử dụng cho thực vật, động vật và con người do năm sâu
Trang 15may, qué, hồi, cánh kiến cùng nhiều loại chim thú quý hiểm khác như tê giác, bò xám, hồ, voi, sao la, công, trĩ, gà lơi, phượng hồng,vvv Đất nước Việt Nam dài và hẹp địa hình phức tạp nên giá trị rừng về mặt phòng hộ bảo vệ chỗng thiên tai rất quan trọng Trước đây, tài nguyên rừng của Việt Nam giàu có với ty lệ che phủ 43,8% diện tích cả nước, như do khai thác bừa bãi, nên nay chỉ còn khoảng 28,6% ( 1975- 1967) và còn 18,2% ( 1993) Diện tích rừng giảm nhanh, tài nguyên rừng nhanh chóng cạn kiệt; khả năng cung cấp lâm sản và các khả năng khác của rừng giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ dân sinh Đến nay, nhờ có chính sách
phù hợp, diện tích rừng đã tăng lên: năm 2003 là 34,4%, năm 2004 là 35,8% Bên cạnh đó tài nguyên rừng còn cung cấp các loại cây thuốc quý, có hiệu quả trong chữa bệnh
- Tài nguyên thiên nhiên: là toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên ( nhiên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thê khai thác và
sử dụng trong sản xuất và đời song), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn
tại của xã hội loài người Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết,
khai thác, thi chưa được gọi là tài nguyên thiên nhiên mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên tài nguyên thiên nhiên mang tính chất xã hội, được “ xã hội hóa”[14, tr31] Như thế, nguồn tài nguyên thiên nhiên
luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội
- Tài nguyên biển là một bộ phan của tài nguyên thiên nhiên được hình thành và phân bố trong khối nước biển, trên bê mặt và trong lòng đất dưới đáy biển [15, tr24] Tài nguyên biên được phân loại dựa trên các nguyên tắc
phân loại khác nhau như : theo nguồn gốc, theo bản chất tồn tại, mức độ sử
dụng và tính chất khai thác Trong mỗi thang phân loại, người ta đều phân
Trang 1613
° Phân loại tài nguyên theo nguồn gốc có tài nguyên sinh vật( living resources) va nhom tai nguyen phi sinh vat ( non- Living resources)
° Phân loại theo bản chất tổn tại có tải nguyên tái tạo ( renewable
resources) và tài nguyên không tái tạo ( non- renewable resources)
° Theo mức độ sử dụng có tải nguyên đã khai thác ( exploitated
r€sources) và tái nguyên chưa khai thác ( non-exploitated resources)
° Theo tính chất khai thác có tải nguyên bị tiêu hao ( extractive
resources) và tài nguyên không bị tiêu hao ( non-extractive resources)
Tuy nhiên, trong thực tế, đối với tài nguyên biển thường được mô tả
theo hai nhóm chính là tài nguyên sinh vật và tải nguyên phi sinh vật Nhóm tài nguyên sinh vật bao gồm các dạng sống của thế giới hữu sinh và được chia ra : da dang sinh hoc bién, nguén lợi hải sản và tiềm năng phát triển nuôi trông mặn lợ Nhóm tài nguyên phi sinh vật bao gdm các dang vat chất của thế giới vô sinh như: dầu khí, sa khoáng ven biển, vật liệu xây dựng, bùn khoáng, quặng kim loại, các loại khoáng sản khác, năng lượng biển, tiềm năng phát triển du lịch biển, tiềm năng phát triển cảng- hàng hải và tiềm năng
vị thế [15, tr26-27]
Nhóm tài nguyên sinh vật biển : Đa dạng sinh học biển được hiểu là
tổng hợp các dạng sống trong đại dương thế giới, được nhìn nhận ở ba mức: đa dạng loài, hệ sinh thái và nguồn gen
về tong thể, số loại sinh vật phát hiện được trong đại dương trên thế giới it hơn trên lục địa, nhưng đa dạng loài động vật cao hơn, còn thực vật thì thấp hơn rất nhiều Đến năm 1990, đã phát hiện được trên 200.000 loài sinh vat bién, trong đó gần 98% là động vật đáy, chỉ có khoảng 2% là các nhóm trôi nơi và bơi lội Ngồi ra trong số trên có khoảng 180.000 loài động vật,
Trang 17dén nay chi còn có 1,75 triệu loài đã được mô tả đặt tên và chỉ phát hiện được 250.000 trong môi trường biển [ 15, tr116]
Nguồn lợi hải sản: ước tính có khoảng 200 tỷ tấn sinh vật sông trong biển và đại dương, bao gồm cá ba nhóm: sinh vat đáy, bơi lội và trôi nội Chi
tính riêng động vật biển đà có khoảng 32,5 tỷ tấn, trong khi đông vật lục địa
chưa đến 10 tỷ tấn Theo dự tính, sinh vật biển mỗi năm có thể sản xuất 135 tỷ tấn chất hữu cơ và trong điều kiên nguồn lợi không bị hủy hoại thì mỗi năm
biển có thể cung cấp khoảng 3 tỷ tấn hải sản (gấp 30 lần tong luong hai san
khai thác hàng năm hiện nay) Người ta cho rằng năng lực cung cấp lương
thực cho loài người của đại dương băng 1.000 lần sản phẩm nơng nghiệp của tồn bộ diện tích bề mặt các lục địa nếu được cảy bừa và cấy trồng 15,
trl28] Hiện nay, nguồn tai nguyên sinh vật biên của thế giới được coi la hữu hạn, đặc biệt là những loại có ý nghĩa kinh tế Theo cảnh báo của Tổ chức
Nông lương thế giới ( FAO), nhiều loại sinh vật biển có giá trị bị khai thác quá mức, vượt quá khả năng tái tạo của chúng, một số loại có nguy cơ tuyệt chủng, đặc biệt ở các nước đang phát triển Thông thường, ở các quốc gia phát triển, nguồn thu nhập từ khai thác sinh vật biển chiếm khoảng trên ]% tổng thu nhập quốc dân, nhưng ở nhiều nước đang phát triển, con số này là khoảng 5% đến 7%
Tiền năng phát triển nuôi trông thủy sản biển (nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ): Nuôi trồng thủy sản (mariculture) là một thuật ngữ không cứng nhắc, bao gồm tắt cả các kỹ thuật nuôi dưỡng sinh vật biển dưới sự kiểm soát của con người Thông thường, khái niêm nuôi trồng thủy sản biển được hiểu bao gồm nuôi thuỷ sản nước lợ và nuôi thuỷ sản biển Biển và đại dương có tiềm năng to lớn đối với nuôi trồng thủy sản, nhưng nuôi ở biển đòi hỏi phải đầu tư
nhiều, kỹ thuật cao, hiệu quả lớn và cũng rất rủi ro Bởi thế so với ngành chăn
Trang 1815
ngành “sinh sau đẻ muộn” Tuy nhiên, theo thông kê của FAO, nuôi trồng thủy sản nói chung có tốc độ tăng trưởng khá nhanh trong vòng 10 năm qua,
sản lượng nuôi trồng chủ yếu tập chung 6 Chau A, dat 98% san lượng nuôi
của thế giới Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng ni ở biển cao
nhất, ngồi ra nuôi biển còn phát triển mạnh ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản các nước Châu Âu, và Nam Mỹ
Nhóm tài nguyên phi sinh vật : Tài nguyên khoáng sản biển (gọi tắt là tải nguyên khoáng-mineral resources) được hiểu một cách khái quát là các nguyên tố, các hợp chất hóa học, các khoáng vật hoặc đá tập trung dưới dạng có thê tách chiết để nhận được một loại hàng hóa hữu dụng [ 15, tr 139]
Biển và đại dương cũng như phần đáy và lòng đất dưới biển tiềm năng chứa một nguồn tải nguyên khoáng sản to lớn như: Dầu khí, Vật liệu xây
dựng, xa khoáng, phốtphorít, sắt- mangan, bùn khoáng Trong đó xét về góc
độ kinh tế, đầu khí là nguyên khoáng chủ yếu và quan trọng nhất đối với thế giới phát triển, nhu cầu tiêu thụ và sản lượng khai thác dầu khí trên thế giới ngày cảng tăng Dầu khí bao gồm dầu mỏ và khí thiên nhiên, là hỗn hợp phức tạp của hyđrôcácbon và các hợp chất hữu cơ khác, phát sinh từ các chất hữu
cơ san sinh ra cả trên lục địa lẫn trên biển Tuy nhiên, dâu mỏ và khí thiên
nhiên phần nhiều bắt gặp ở lòng đất dưới đáy thềm lục địa và thềm lục địa Theo tính toán của các cơ quan nghiên cứu dầu mỏ Pháp, trữ lượng dầu mỏ có
thể khai thác được ở mức ngưỡng (gồm cả các khu vực biển sâu và hai cực
Nam và Bắc) đạt tới 300 tỷ tấn, trong đó dầu mỏ đại dương chiếm khoảng 135
tỷ tấn [ 15, trl44] |
Nang lwong bién: Dai duong thé giới được xem như một hệ động học
đặc trưng bởi các quá trình vật lý và các tác động tương tác, chủ yếu là sóng,
Trang 1916
động lực và quá trình tác động tương tác đã cho biển và đại dương những nguồn năng lượng sạch, dồi dào được gọi chung là năng lượng biển
Các nhà khoa học dự tính toàn bộ năng lượng biển ước đạt khoảng 152,8 kw [15, tr189] bao g6m năng lượng sóng, năng lượng thủy triều, năng
lượng dòng chảy và các dạng năng lượng khác được tạo ra từ độ chênh lệch
độ mặn, chênh lệch nhiệt độ trong nước biển hay lợi dụng nước biển làm nhiên liệu
Các dạng tài nguyên khác: Ngoài tài nguyên khoáng sản và năng lượng
biển, nhóm tài nguyên phi sinh vật còn bao gồm các dạng tài nguyên như: tiền năng phát triển du lịch biển, tiềm năng phát triển cảng — hải cảng và tiềm năng vị thé Những dạng tiềm năng này được khai thác tuy thuộc và loi thé va
trình độ phát triển của từng quốc gia có biển Khai thác các nguồn tiểm năng
này ngoài việc tạo giá trị kinh tế lớn còn góp phần thúc đây quá trình hội
nhập, tăng cường giao lưu kinh tế quốc tế, khu vực và phạm vi một quốc gia Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã nhắn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương” Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển va coi trọng việc xây dựng chiến lược biển Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biến Việt
Nam, có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú va đa dạng, ngày nay biến cảng có vai trò to
lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước.” [12, trl5] Có thể khăng định, tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển đất nước Trước hết là dầu khí với trữ lượng khoảng từ 3 đến 4 tí tấn dầu qui đổi, cùng các loại khoáng sản có giá trị khác
như than, sắt, tỉ tan, cát thuỷ tính Bên cạnh đó là nguồn lợi hải sản với chủng loại rất phong phú, đa dạng, có tổng trữ lượng khoảng từ 3 đến 4 triệu tấn
Trang 20có thể xây dựng cảng trung chuyển quốc tế; có nhiều đảo có tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp Ngoài ra, biển nước ta còn có 125 bãi biển lớn, nhỏ nông thoải, nước trong và sạch, nang 4m quanh năm, không khí trong lành với cảnh quan đẹp là điều kiện lý tưởng đề xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ
dưỡng, du lịch cao cấp Van dé đặt ra là làm sao để đánh thức tiềm năng to lớn đó của đất nước để kinh tế biển thực sự đóng vai trò quan trọng, trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cầu kinh tế đất nước [12, tr35]
Sau hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, tiềm lực kinh tế biến của đất nước ta đã không ngừng lớn mạnh, phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những đóng gop quan trọng vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá Tuy nhiên, trước một tiềm năng kinh tế lớn, bên cạnh những thuận lợi, thì với một khoảng thời gian thực tế chưa đải nên chúng ta đang phải đối
mặt với những khó khăn thách thức là tất yếu Về khách quan, một số vùng biển nước ta thường xảy ra thiên tai với cường độ lớn và tần suất cao làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ven biến cũng như trong việc khai thác tiềm năng kinh tế biển Về chủ quan, việc nhận thức về vị trí,
vai trò của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các cấp, các
ngành và nhân dân chưa day đủ Cho đến nay, chúng ta mới xây dựng chiến
lược biển cùng những chương trình phát triển cu thé dé phat huy toan dién
tiém năng tài nguyên đó Đó là bên cạnh quy mô phát triển kinh tế biển còn nhỏ bé, manh mún, chưa tương xứng với tiềm nang; thi co cau nganh, nghé
chua hop ly, moi chi phat trién trén một diện hẹp; chưa chuẩn bị đủ các điều
kiện cân thiết để đủ sức vươn ra vùng biển quốc tế Trong khai thác, đánh bắt, chế biến nguồn lợi kinh tế biển vẫn đang chủ yếu là sản xuất nhỏ; với hệ thống hạ tầng còn thiếu thốn, yếu kém, chưa đồng bộ; cùng với đang thiếu
Trang 2118
nghiên cứu khoa học công nghệ biển, các cơ sở dự báo thiên tai từ biển đang
bộc lộ những yếu kém, bất cập v.v
Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về VỊ tri, vai trò của biển chưa đầy đủ; các cơ quan quản lý nhà nước về biên chưa phát huy
tốt vai trò của mình, nhất là trong việc xây dựng chiến lược và hoạch định
chính sách; vốn đầu tư cho xây dựng kết cầu hạ tầng biển và phát triển ngành, nghề biển còn ít; công tác hợp tác quốc tế về biển còn nhiều hạn chế, trong khi tranh chấp giữa các nước liên quan đến biển Đông còn diễn ra phức tạp
Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2025, thé giới sẽ mất đi 70 triệu héc ta đất canh tác do bị ngập mặn hay bị chìm trong nước biển Do đó, những dự
án chiến lược khai thác biển, biến biển cả thành nơi phát triển nông nghiệp đang được các quốc gia và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, xây dựng Là một quốc gia có biển, đảo, Việt Nam cũng không năm ngoài nguy cơ này, nên cũng như đang hết sức quan tâm đến việc xây dựng chiến lược phát triển biển Các quan niệm trên đều có cách nhìn nhận về tài nguyên biển, đó là các yếu tố thuộc về thiên nhiên Thống nhất với cách nhìn nhận này, tác
giả cho rằng tài nguyên biến là một bộ phận tự nhiên, rất đa dang lay ra tu
biên, đại dương và hải đảo, như sinh vật biển, khoảng sản biển, năng lượng biển, nước biển, năng lượng thuỷ triều .cung cấp các loại thực phẩm, khoảng
sản và nhiều các nguyên vật liệu quý giá khác phục vụ cho sự tôn tại và phát triển của con người Tóm lại, tài nguyên biển là bao gồm tất cả các dang vat
chất và phi vật chất, hữu dụng cho quá trình tồn tại và phát triển của con
người Có thể coi tài nguyên biên là món quả vỗ cùng quy giá do thiên nhiên ban tặng cho con người, là dạng vật chất tôn tại độc lập với con người Trong
quá trình phát triển, con người lệ thuộc vào tự nhiên, do đó con người phải
Trang 22thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để phục vụ tốt cho nhu cầu tồn tại
và phát triển của xã hội
1.1.2 Vai trò, đặc điểm tài nguyên biển
- Vai trò của tài nguyên biển:
Trái Đất là một hành tỉnh có lớp nước mênh mông bao bọc chung quanh, và các châu lục chỉ như những mảng đảo lớn nhỏ, nỗi lên giữa các đại
dương xanh thăm Với tông diện tích chiếm 3⁄4 bằ mặt trái đất, biến và đại
dương có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự sinh tồn của nhân loại Con người tồn tại và phát triển nhờ sử dụng nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên
trên trái đất nhưng nguồn tài nguyên trên đất liền không phải là vô tận, với tốc độ khai thác và sự gia tăng dân số của thế giới như hiện nay thì nguồn tài
nguyên ay sẽ chóng bị cạn kiệt Biển và đại dương sẽ ngày càng trở nên quan
trọng với tư cách là nguồn năng lượng, tài nguyên khoảng sản và thức ăn cho thế giới trong tương lai [ 2, tr18 ]
+ Đổi với sự phát triển kinh tế đất nước (CNH, HPH)
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của mọi dân tộc, tài nguyên biển luôn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh, quốc phòng Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí, vai trò của tài nguyên biển lại cảng quan trọng hơn Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt đề chinh phục và khai thác biển Như chúng ta đã biết mọi sự thành công hay thất bại đều do con người mà ra, nguồn lực con
người quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia Nhưng ngoài
nguồn lực con người để phát triển kinh tế xã hội, thì yếu tố về loi thé tai nguyên là động lực quan trọng thúc đây cho sự phát triển nhanh và bền vững
Trang 23nguyên biển khá phong phú, sẽ tao điều kiện cho ngành kinh tế biển phat trién
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biến của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cùng với việc đây mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế biên cũng được tăng cường và đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ So với thời kỳ trước, kinh tế biên của Việt Nam trong giai đoạn đôi mới vừa qua đã có bước chuyền biến đáng kể Kinh tế biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước Quy mô kinh tế biển và vùng ven biến tăng lên, cơ cầu ngành, nghề có
thay đôi cùng với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn Năm 2000, GDP của kinh tế biển và vùng ven biến
bằng 47 % GDP cả nước Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng 48% GDP cả nước, trong đó, GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22% tông GDP cả nước Trong các ngành kinh tế biến, đóng góp của ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, trong đó khai thác dầu khí chiếm
64%; hải sản 14%; hàng hải (vận tải biến và dịch vụ cảng biển) hon 11%; du
lịch biển hơn 9% (số liệu 2005) [2, tr46] Các ngành kinh tế có liên quan trực
tiếp tới khai thác biến như đóng tàu, sử chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thuỷ sản, hải sản, thông tin liên lạc bước đầu phát triền, nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% kinh tế biển và 0,4% tổng GDP
cả nước) Công nghiệp tàu biên: Trình độ, năng lực đóng, sửa chữa tàu so với trước đây đã có tiễn bộ vượt bậc, hiện đại hoá một bước theo hướng tập trung
quy mô lớn, bước đầu có phân công chun mơn hố, vươn ra đóng tàu cỡ
lớn, chuyên dùng đạt chất lượng đăng kiểm quốc tế Một số doanh nghiệp đang đầu tư lớn hiện đại để đóng tàu lớn (3 - 5 vạn tấn) Liên doanh Vinashin
Trang 2421
Ngoai cac nganh nghé truyén thong, da xuat hién nhiéu ngành kinh tế biển gắn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại, ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như công nghiệp hố dâu, giao thơng vận tải biển, đánh bắt xa bờ, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn thương mại trong nước và khu vực Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước, nhất là cho xuất khẩu (dầu
khí, hải sản ) Kinh tế biển đã được chú ý hơn và các công việc vẻ biên đã làm được nhiều hơn (hoạch định biên giới trên biển, ban hành khung luật pháp, phát triển các hải đảo kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh trên biển)
Do bao hàm trong nó nhiều ngành kinh tế quan trọng nên kinh tế biển
khai thác được nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên cụ thể là:
* Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản: Đây là nghề biển truyền thong có thế mạnh của nước ta, với vùng biển có nguồn sinh vật đa dạng, phong phú, trữ lượng hải sản trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta khoảng 3,5 -
4,1 triệu tấn, hàng năm có thể khai thác 1,5 - 1,67 triệu tan, danh bat hai san đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp vả 10 vạn lao động dich vu nghé ca [4, tr.228] Số lượng tảu tăng liên tục qua các năm Những năm qua, nghề nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam tăng trưởng rất mạnh, thể hiện
diện tích nuôi trông thuỷ sản tăng lên giai đoạn 2000-2004 tăng gấp hai lần
gia! đoạn 1996-2000 Năm 1996, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ta đạt 600 ngàn ha, năm 2000 diện tích nuôi trồng là 652 ngàn ha, năm 2005 tăng lên 959.945 ha, chiếm khoảng 52% diện tích tiềm nang [15, tr6ó] Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là chuyền các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản có bước chuyển biến tích cực và đã mang lại hiệu quả kinh tế đáng kẻ:
Trang 25xuất khẩu liên tục qua các năm Từ khi đổi mới kinh tế, ngành hải sản đã trở
thành một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khâu cao đồng đều
cả đánh bắt, nuôi trông và chế biến, năm 2006 sản lượng thuy sản Việt Nam đạt 3,75 triệu tấn, trong đó có 1,75 triệu tân từ nuôi trồng (chiếm gan 47%),
gia tri kim ngach xuat khau dat 3,75 ty USD [13, tr.3]
Nghề nuôi trồng hai sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện
tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt (sản lượng nuôi trong da tăng 16%/năm) Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển
đổi mạnh trong cơ cấu kinh tế nông thôn ven biến; chất lượng và giá trị của
sản phẩm nuôi trong thuy san xuat khau ngày càng cao, nhất là tôm, đảm bảo
an ninh thực phẩm, đáp ứng nguyên liệu cho chế biến
Trước tình trạng nguồn lợi hải sản đang suy kiệt, ngư dân không chỉ
nuôi trồng thuỷ sản trên đất liền mà hiện nay mở rộng nuôi trồng thuỷ sản trên biển Thí dụ, chỉ tính riêng hình thức nuôi lồng bè, trong giai đoạn 2001-2004, tổng số lồng bè nuôi hải sản trên biển đã tăng lên hơn 1,6 lần Năm 2001, tổng số lồng bè nuôi trên biển là 23.989 chiếc, trong đó số lồng nuôi tôm hùm là
19.912 chiếc, nuôi cá biến là 4.077 chiếc Năm 2004 tổng số lỗng bè nuôi tôm, cá trên biển đã tăng lên 38.965 lồng, trong đó nuôi tôm hùm là 30.115 long, nuôi cá là 8.850 lồng Sản lượng nuôi lồng bè nước mặn năm 200] đạt 2.635 tấn, năm 2004 đạt hơn 10.000 tấn [19, tr.201 Thuỷ sản nuôi trên biển có
chất lượng và giá trị hàng hoá cao, có thị trường tiêu thụ rộng mở, được khách
hàng thế giới ưa thích Vì vậy, hải sản nuôi trên biên đóng gop quan trọng cho xuất khâu Việc phát triển nuôi trồng hải sản trên biển và hải đảo giúp các tô chức, giúp người dân có cơ hội đầu tư phát triển, góp phần điều chỉnh nghề
Trang 2623
giúp người dân có điều kiện tăng thu nhập, xoá đói, giảm nghèo, thay đổi cơ
cấu kinh tế; góp phần bảo vệ an ninh vùng biên và hải đảo
Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt
vai trò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản
phát triển Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng
tram nha may được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành Năm 2003, xuất
khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD, gấp 3,9 lần năm 1998 [2 tr.229] Năm 2006,
sản lượng thuỷ sản Việt Nam đạt 3,75 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 3,75 tỷ USD [13, tr.3] |
* Kinh tế hàng hải: Vai trò của phát triển kinh tế biển trong phát triển công nghiệp thể hiện rõ nhất là phát triển giao thông vận tải, dầu khi, điện lực và khai thác khoáng sản Phat trién giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chỉ phí vận tải thấp nhất nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất, Vì vậy, chính vận tải biển phát triển đã thúc đây thương mại các quốc gia, ngay càng trở lên có hiệu quả Phát triển vận tải biển thúc đây quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá, là động lực thúc day phat triển công nghiệp Trong sản xuất công nghiệp, chi phí cho vận tải nguyên vật liệu, hàng hoá
chiếm tỷ trọng lớn, nhất là khi phải vận chuyển xa từ quốc gia này đến quốc
gia khác, thậm chí từ châu lục này tới châu lục khác Vận tải bằng đường biến hau như không phải làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương
tiện vận tải Như đã nêu ở trên, với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có một
tiềm năng về cảng biên hết sức to lớn việt Nam đã xây dựng được đội tàu biển quốc gia với tổng trọng tải là 2.322.703 DWT [2, tr.229] (gấp 2 lần số lượng
tàu và 2,3 lần về trọng tải so với 1997, bình quân tăng 6,4% về số lượng và
11% về trọng tải/năm) Nòng cốt của đội tàu biển quốc gia là đội tàu của
Trang 27tai khoang 1.125.159 DWT, chiém khoang 50% tong trọng tải của đội tau quốc gia [2, tr.229] Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước có trên 1.000 tàu với trọng tải hơn 3,5 triệu DWT Không chỉ tăng năng lực vận tải mà còn có sự thay đổi cơ bản về cơ cau, chat lượng đội tàu, tạo thêm thị trường và trực
tiếp tham gia thị trường khu vực, khách hàng nước ngoài đã sử dụng trên 50% [19, tr.9] năng lực đội tàu của Việt Nam Để có đội tàu lớn như vay, trong những năm vừa qua Chính phủ đã đây mạnh đầu tư đưa ngành công nghiệp đóng tàu trở thành một ngành xuất khâu mũi nhọn, năm 2003 ngành đóng tàu
đã đạt danh thu tiêu thụ trong nude 251 triệu USD và 71 triệu USD từ xuất
khẩu [19, tr.15]
Ngành đóng tàu đã khai thác tốt thé mạnh về vị trí ven biển của nước ta Ngành vận tải biên còn thúc đây việc xây dựng hàng loạt cảng biên Vì thế
số lượng cảng ngày cảng tăng Cuối năm 1995 nước ta chỉ có hơn 70 cảng
biển [2 tr.229], năm 2005 Việt Nam đã có 126 cảng biển, trải dài từ Nam chí Bắc, có 4 cảng có công suất trên 10 triệu tân/năm và 14 cảng có công suất trên ¡ triệu tắn/năm, còn lại đều là cảng quy mô nhỏ, khả năng neo đậu được tàu 3.000 tấn trở xuống [7, tr.6] Khối lượng hàng hoá qua cảng tăng nhanh, năm 1991 là 17,9 triệu tấn; năm 1995 tổng năng lực thông qua là 52,40 triệu tân/năm; năm 1999 đạt 63 triệu tấn và đến hết năm 2002, tổng công suất qua cảng của
Việt Nam hơn 100 triệu tấn/năm, tốc độ tăng bình quân 17%/năm [2, tr.230] Bước đầu hiện đại hoá phương tiện xếp dỡ, qui hoạch và sắp xép lại kho bãi, xây dựng và nâng cấp thêm các cầu cảng nên năng lực xếp dỡ được nâng cao, giải phóng tàu nhanh Một số cảng đã và đang được nâng cấp và mở rộng như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn, Cần Thơ So
sánh với quốc tế, nhìn chung quy mô cảng còn nhỏ nhưng thời gian qua hệ
thống cảng biên Việt Nam đã đảm nhiệm thông qua hầu hết lượng hàng ngoại
Trang 28to W
của Lào, góp phần đưa nước ta từng bước tiếp cận và hội nhập với khu vực và thế giới Hơn 80% khối lượng hàng xuất nhập khâu được vận chuyển thông qua hệ thống cảng biển Hệ thống cảng biển phát triển, đây nhanh giao thông
biển là minh chứng rõ rệt việc kinh tế biển khai thác vị trí ven biển thuận lợi
của nước ta |
* Nghé lam mudi: B& bién dai 3.260 km, đã có 20 tỉnh thành có nghề sản xuất muối biển với tổng điện tích 15.000 ha Đã sản xuất được bình quân
800 ngàn tấn đến 1,2 triệu tan/nam [2, tr.231], tao viéc lam hon 90 nghin lao động [19, tr.29] Một số đồng muối ở miền Trung nước ta được đánh giá là
muối sạch, ngon của thế giới, có khả năng xuất khẩu với số lượng lớn muối công nghiệp và muối sạch cho tiêu dùng
* Công nghiệp dâu khí: Ngành dầu khí là một trong những ngành chủ lực của kinh tế biến, có đóng góp quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3 - 4 tỷ m dầu quy đối, trong đó 0,9 - 1,2 tỉ mỶ đầu và 2100 - 2800 tỷ mỶ khí Năm 2003 đã
thác 17,6 triệu tấn dầu thô và 2,17 tỷ mỶ khí; xuất khẩu dầu thô đạt 17, 143 triệu tấn Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn với công suất tối đa 7 tỷ mì
khí/năm đã hoàn thành vào cuối năm 2002, đưa dòng khí đầu tiên vào bờ Trong giai đoạn 2003 - 2004 cung cap 2,1 - 2,7 tỷ m” khí/năm cho các nhà
máy điện Phú Mỹ [2, tr.231] Đang triển khai xây dựng đường ống dẫn khí
Phú Mỹ - Thành phố Hồ Chí Minh với công suất khoảng 2 tỷ mỶ khí/năm,
hoàn thành vào năm 2004 nhắm mở rộng thị trường tiêu thụ khí ở miền Đông
Nam Bộ Với mức khai thác năm 2005 là 18,8 triệu tan dầu thô và 6,89 tỷ m3
khí, sản phẩm dầu thô hầu như xuất khẩu toàn bộ, kim ngạch xuất khẩu đạt
Trang 2926
1991- 2000 dat trén 11,6 ty USD [2, tr.354] dong gop quan trong cho tang trưởng và phát triển kinh tế đất nước Hoạt động kinh doanh dịch vụ dầu khí
cũng từng bước phát triển theo hướng hiện đại Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành như: dịch vụ căn cứ, dịch vụ tàu thuyền, dịch vụ sửa chữa thiết bị dầu khí, dịch vụ dung dịch khoan, vật tư, hoá phẩm
cho khoan, dịch vụ phân tích các loại mẫu, gia công chế tạo, lắp ráp các khối chân để giàn khoan, xây lắp và bảo dưỡng các công trình biến, xây lắp các đường ống dẫn dầu khí; bảo hiểm dầu khí, cung cấp lao động và dịch vụ sinh hoạt đã được xây dựng
* Du lịch biển: Vùng biển và ven biển Việt Nam tập trung tới ba phần tư khu du lịch tổng hợp và 10/17 khu du lịch chuyên để của cả nước Thời gian gần đây, nhiều địa phương có lợi thế biển đã và đang chọn mô hình phát triển du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu, giải quyết công ăn việc làm, là động lực thúc đây sự phát triển các ngành kinh tế đầu tư, thương
mại, văn hoá, xã hội Trong các ngành kinh tế biên thi ngành du lịch biển
chiếm tỷ lệ trên 9% [2, tr.46] du lịch biển đã tạo việc làm gián tiếp cho 60 vạn lao động là các dân cư ven biến [19 tr.27]
* Giá trị hệ sinh thái biển: Hiện nay, giá trị kinh tế của các hệ sinh thái
được tính là tổng số của các nguồn lợi và tài nguyên không (hoặc chưa sử dụng) gồm: Đa dạng sinh học, du lịch, nghỉ ngơi, khoa học, giáo dục, chức năng sinh thai - bao vé va bao ton Vay I ha rung ngap man cé gia bao nhiêu? Cách đây hơn 50 năm, các chuyên gia xếp đất rừng ngập mặn thuộc dạng đất hoang và giá trị đất đai không đáng kể Ngày nay, chỉ với giá trị mặt
bằng đã được các chuyên gia định giá khoảng 160 - 530 USD/ha/năm Các
nguồn lợi sử dụng và nuôi hải sản, làm du lịch đã tăng giá của rừng ngập
Trang 3027
rừng ngập mặn là phòng chống giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ đất ven sông, ven
biên và cửa sông
Bên cạnh đó rừng ngập mặn vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biến của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng giữ hoa, lá, cành rụng trên mặt bùn và phân huy tại chỗ nên bảo vệ được đất, tạo nên đất bồi ven biển, mở rộng đất liền ra biển, là nơi cư trú các loài chìm, khi, cá tạo nên hệ sinh thái phong phú và đa dạng Theo kết quả nghiên cứu của
Viện Hải dương học trong dự án “Đánh giá giá trị kinh tế - sinh thái của các
rạn san hô Đông Nam Á” (Việt Nam, Philíppin, Inđônêxia); kết quả bước đầu, giá trị tính ra đô la Mỹ trên diện tích I km” của hệ sinh thái san hô Hòn Mun tại vịnh Nha Trang (Lưu ý là chỉ tại Hòn Mun, nơi có hệ sinh thái có đa dạng sinh học san hô cao nhất Việt Nam hiện nay là 350 loài), giá trị do khai thác cá là 36,207 nghìn USD, giá trị do thu từ du lịch là 15 nghìn USD, còn giá trị
chức năng sinh thái, bảo vệ bờ là 60,145 nghìn [19, tr.10] Tổng cộng lả 111,352 nghìn USD/km” Đây là con số gây nhiều ấn tượng nhưng cũng chỉ bằng 37,9% so với tổng thu nhập từ hệ sinh thái rạn san hô ở Maricanban của Philippin (dat dén 293,796 nghin USD) Day 1a điều mà tất cá chúng ta phải suy nghĩ Giá trị chức năng sinh thái của các vùng biển sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho con người cao hơn hàng chục lần, nếu không nói đến hàng nghìn lần, so với những gì mà người dân ven biên đang nhặt nhạnh được hàng ngày như hiện nay, là những nguồn lợi, tài nguyên vô cùng quý giá
+ Đối với sự phát triển, bảo vệ môi trưởng:
Biển Việt Nam chính là nơi quần tụ nhiều loài hải sản quý, ân chứa những tiềm năng phát triển kinh tế to lớn Tài nguyên biển đa dạng là nguồn thực phẩm và là nguồn thu nhập quan trọng cho phần lớn cư dân ven biển nói riêng và phát triên kinh tế - xã hội nói chung Tuy nhiên, những năm gần đây,
Trang 3128
khai thác tài nguyên biển bừa bãi không có quy hoạch - biển đang là nơi tập
trung các chất thải từ lục địa theo sông đỗ ra, các chất thai sinh hoạt dân cư,
khu công nghiệp chưa được xử lý, các bến cảng, các phương tiện giao thông
vận tải và cả sự cô tràn dầu vẫn từng ngày đô ra biên đã gây ô nhiễm nặng
nề
Chính vi vậy, những hệ sinh thái biển và ven biển đang nhanh chóng bị xuống cấp hoặc bị biến đồi Hiện tượng phá rừng ngập mặn một cách bừa bãi để nuôi trồng thuỷ sản, phá vỡ hệ cân bằng sinh thái, làm mắt đi nhiều loài hải sản; việc đánh bắt cá bằng lưới quét mắt nhỏ, băng chất nỗ, thuốc độc đã
tiêu diệt hàng loài sinh vật biển mà theo đánh giá thì phải mất hàng chục năm
mới khôi phục lại được Thậm chí việc quai đê lấn biên ở một số vùng cửa
sông, ven bờ cũng làm thay đôi dòng chảy và có nguy cơ xói lở bờ ở các vùng khác Tình trạng ngập lụt ở các vùng ven biển do chặt phá rừng bừa bãi đề khai thác gỗ, đốt rừng đầu nguồn đã làm đảo lộn các hệ sinh thái, dẫn đến việc huỷ diệt các dải san hô, nơi sinh sống của nhiều loài thuỷ sản
Theo các tải liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, 80% tài sản vô giá
của biển Việt Nam như hệ sinh thái, thảm cỏ biển, rạn san hô đang năm trong
tình trạng rủi ro và 50% được cảnh báo là rủi ro cao, khó khắc phục
Muốn phát triển bền vững, ngoài việc phát triển kinh tế thì việc gitr gin và bảo vệ môi trường sống chung quanh cũng là một việc quan trọng và cần có những biện pháp cấp bách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại do ô nhiễm gây ra, đặc biệt đối với môi trường biển
Chính vì vậy, Việt Nam ra Luật Bảo vệ môi trường và ngày 12-5-2004,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2004/NĐ-CP quy định về
Xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhưng việc đưa nó vào
Trang 3229
hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và sự liên hệ giữa đốt, phá rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, xả rác bừa bãi với lụt lội, hạn hán, xói lở
đất còn rất hạn chế Vì vậy, cần phái có những biện pháp tuyên truyền sâu
rộng, có hướng dẫn day đủ đến người dân để họ hiểu được sự cần thiết phải
bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biến nói riêng
- Đặc điểm của tài nguyên biển
+ Đặc điểm của nhóm tài nguyên sinh vát biển: Sinh vật biển tồn tại trong các quan thé, quan xã và các hệ sinh thái, các loại sinh vật biển có thể phát tán theo các hướng khác nhau: các sinh vật trôi nôi (plankton), sinh vật bơi lội(nekton), hoặc sinh vật song đáy( benthos) Nước nói chung và biên nói
riêng là môi trường sống của sinh vật thủy sinh, giống như không khí đối với sinh vật trên cạn Sinh vật sống dưới nước càng sâu thì càng chịu được áp suất cao Nước biến là dung môi hòa tan của các chất vô cơ và một phần hữu cơ,
nó có độ mặn, độ PH khác nhau nên sinh vật sông trong đó cũng khác nhau
Trong không gian bao la của biển cả, nhiều nhóm sinh vật khác nhau sinh sống với tập tính và khả năng thích nghỉ rất khác nhau Nhiều sinh vật đáy sinh sản bằng cách đẻ trứng, nhưng khi tạo thành âu trùng thì chuyền sang dạng trôi nối một thời gian đến khi đủ lớn lại song day Dang trung gian
( ấu trùng) của chúng thường rất giầu có ở vùng nước ven bờ, trong các vùng
của sông, vùng thủy triều Các loại ấu trùng cùng với sinh vật phù du bị phát
tán khắp nơi nhờ dòng chảy của biến và đại dương Thường các sinh vật đáy
rất cần nguồn thức ăn trong vùng nước ven bờ, trong những nơi giâu ánh sang
mặt trời, chỉ trừ một số ít quan xa sinh vat day song Oo nơi có mạch nước nóng trong phạm vị giữa đại dương Đặc biệt có loại được phát hiện sông ở độ sâu chừng khoảng 8km trong hẻm vực đại dương, ở nơi sâu thăm và tối tăm đó đã
Trang 33Hệ sinh thái biển là những hệ tự nhiên trong đại dương thế giới, chúng có nhiều nét đặc trưng khác với sinh thái trên cạn: Nước biển hấp thụ ánh
sáng và sản xuất ra chất hữu cơ thông qua quang hợp nhưng chỉ giới hạn ở độ sâu không qua 200m; độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3800m, nên đa phần đại dương thiếu ánh sang; trong bién va đại dương, động vật lớn nhất là động vật ăn thịt và chuỗi thức ăn dài hơn trên lục địa Trên cạn, thực vật sản xuất là thực vật bậc cao, còn ở biên quan trọng nhất là sinh Vật cực nhỏ (
nanoplankton); sinh vật biển bị nối lên do tỷ trọng nước nên chúng đầu tư ít
năng lượng vào cấu trúc vật chất, chúng giầu chất đạm (protein), trong khi trên cạn, vật chất chiếm ưu thế là hydrat cacbon, điều này làm cho sinh vật biển có cuộc sông ngắn hơn sinh vật trên cạn; Phủ trực tiếp lên thạch quyên
của lục địa là khối không khí, còn dưới đại dương là khối nước mặn Cho nên
ôxy trong nước đại dương nghèo nàn hơn so với không khí và ham lượng của nó cũng khác phụ thuộc và nhiệt độ và độ muối; Môi trường đại dương thực
chất là môi trường thuỷ sinh (acquticenvironment), ở đó sinh vật biển phân bố theo độ sâu Tính đa dạng và mật độ lớn nhất của sinh vật biển biểu hiện ở các
tầng nước trên cùng, nơi ánh sáng cho phép tạo năng suất sơ cấp; Khác với đất liền, nơi chúng ta chỉ có thể canh tác trên bề mặt hoặc cùng lắm là đến độ
sâu 40-50cm đối với cây có củ, thì dưới biển, trong phần lớn chiều sâu của nó ( 50m sâu trở lại, là phần nước có năng suất cao), có thê nuôi trồng các loại hải sản Ngoài ra, đáy biển cũng là nơi của nhiều loại cá đáy, nhuyễn thể hai
mảnh vỏ và nhiều loài chân đốt Chúng đều là những đối tượng có thé nuôi
trồng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của con người [14, tr.112-113]
Các hệ sinh thái biển có quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau, tạo ra
Trang 34trong va lâu dài đến nguồn lợi trong vùng thảm cỏ biển vả rạn san hô dưới sâu hon [14, tr.120]
Do có sự khác nhau về mặt sinh thái dẫn đến khác biệt về cấu trúc, kiểu
và giá trị nguồn lợi sinh vật Nhiều loại sinh vật đặc hữu đối với môi trường biển không tìm thấy trên lục địa; sinh vật biên sinh động hơn và không gan bo với nơi sinh cư như các hang, ô, tô trên lục địa; tính thụ động của sinh vật biển cao, lệ thuộc vào điều kiện thủy lực của biên Đó là những đặc trưng sinh thái riêng biệt giúp chúng ta có những định hướng đúng và khai thác hợp
lý nguồn lợi sinh vật biển Trong quản lý và sử dụng cần lưu ý đến tính đa -
dang sinh thai và nơi sinh cư tự nhiên của sinh vật ( habitat), vai trò nguồn lợi
của mỗi hệ
+ Đặc điểm của nhóm tai nguyên phi sinh vat: Nhóm tài nguyên phi sinh vật bao gồm nhiều dạng vật chat trong thé giới vô sinh, mỗi dạng vật chất này có những nét đặc trưng riêng biệt:
Tài nguyên khoáng sản chủ yếu nằm ở phần đáy và lòng đất dưới đáy biển và đại dương Ở những vùng khác nhau, do cầu tạo địa chất đáy biển nên chúng có tiềm năng khoáng sản không đồng nhất Các vùng thềm và sườn lục địa được cấu trúc bởi các lớp phủ trầm tích thường đi kèm với nguồn lợi
khoáng vật của các vùng lục địa liền kề, ở đó có thể tìm thấy các mỏ mới tương tự như trên thềm lục địa Các mỏ khoáng trong lòng đất dưới đáy biển
lại măn trong các đá góc, chúng được tạo thành trong quá khứ địa chất, chúng
khác với các mỏ trên lục địa là không chỉ năm trong lòng đất mà còn bị phủ
trùm bởi một tầng nước mặt dày Vì vậy, khai thác những tài nguyên này đòi
hỏi phải có sự đầu tư lớn hơn, phức tạp hơn gấp nhiều lần so với việc khai
thác tài nguyên khoảng sản trên lục địa
Trang 35G3 2
bộ động thực vật cần để sinh trưởng trên Trái Đất Những chuyển động theo
chu kỳ của nước biển do sóng gây nên được coi như nhịp đập của biển Sóng
biển chứa đựng nguồn năng lượng vô cùng lớn, sóng biến có thể giật đồ những cần cầu trên bến cảng, làm chìm những con tàu hàng vạn tấn, hất tung
những khối bê tông nặng hàng nghìn tấn và hơn 100 năm trước có những quốc gia trên thế giới đã thí nghiệm dùng năng lượng sóng biển để phát điện(
ở Pháp, Nhật Bản), hiện nay có nhiều quốc gia khác đã chế tạo, lắp đặt trạm phát điện sóng biển (Na Ủy, Anh, Trung Quốc) Trong biển và đại dương các “ dòng sông” ( dòng hải lưu) có chiều hướng chảy với tốc độ chung tir 1-3
km/ h Các dòng chảy này có lưu lượng lớn và tốc độ ôn định nên cũng ấn chứa một nguồn năng lượng cực lớn có thể khai thác phát điện dự tính lên đến
Š tỉ Kw Ngoài ra, sự chênh lệch về độ mặn nước biển cũng có thể biến thành
điện năng cỡ 2.600 triệu kw [14, tr.194-196]
Các dạng tài nguyên phi sinh vật có thể khai thác để phát triển du lịch, hàng hải được ghi nhận như những lợi thế của quốc gia có biển, tùy thuộc và những diều kiện khác nhau về vị trí địa lý, cảnh quan vùng bờ, khí hậu
biên, điều kiện địa hình ,hải văn, văn hóa nhân văn truyền thống mỗi quốc gia ven biên có lợi thế so sanh về một số hoạt động nhất định
Tài nguyên biển được hình thành trong những điều kiện môi trường cụ thể của biển và đại dương Sự hình thành chúng có liên quan mật thiết đến cấu
trục và địa động lực đáy biển và đại dương, đến cầu trúc và động lực của khối
Trang 36G3 G2
1.1.3 Quan điểm của Đảng ta về tài nguyên biển
Trên cơ sở xác định vai trò, vị trí của tài nguyên biến Đảng ta đã xác định rõ mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm
2020 và tầm nhìn xa hơn
Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phần đấu đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biến, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu
mạnh Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh
Phần đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 — 55% tông GDP của cả nước Giải quyết tốt các vẫn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kế đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình
thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở
ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có
hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển
Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã có những định hướng chiến lược sát đúng và cụ thể về phát triển
kinh tế biển đến năm 2020 trên một số lĩnh vực quan trọng dưới đây
Vẻ kinh tế - xã hội: Đây mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển; phát triển khoa học - công nghệ biên; xây dựng kết cấu hạ tầng biến gan voi phat triển mạnh các ngành dịch vụ; xây
dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận
tải cao tốc trên biển Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây
Trang 3734
đất nước Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển gồm: khai thác, chế biến dầu khí; kinh tế hàng hải; khai thác và
chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hải đảo; xây dựng các khu
kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gan voi phat triển các khu đô thị ven biển Trước mắt, sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch
biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệp đóng tàu, phát triển những
ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển, các khu kinh tế ven biển; tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh
song trên biên, đảo và ở những vùng thường bị thiên tai
Vẻ chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Phát huy sức mạnh tổng hợp, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, vùng trời Tổ quốc Kết
hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý,
kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc gắn với thế trận an ninh nhân dân Xây dựng lực lượng vũ trang, nòng cốt là hải quân, không quân, cảnh sát biển, biên phòng, dân quân tự vệ biển mạnh, làm chỗ dựa vững chắc cho ngư dân và các thành phần kinh tế sản xuất và khai thác tài nguyên biển Sớm xây dựng chính sách đặc biệt để thu hút và khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra đảo định cư lâu dài và làm ăn dải ngày trên biên, phát triển kinh tế kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biến của Tổ quốc
Vẻ phát triển khoa học - công nghệ biển
Xây dựng tiểm lực khoa học - công nghệ biên đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, phục vụ hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Đây mạnh nghiên cứu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ứng dụng khoa
Trang 38Go Nn
cho nghiên cứu và khai thác tài nguyên biển, đáp ứng được yêu cầu giai đoạn
phát triển mới của đất nước
VỀ xây dựng kết cau ha tầng biến
Phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, xay dựng đồng bộ một số cảng đạt tiêu chuân khu vực và quốc tế, đặc biệt chú trọng các cảng nước sâu
ở cả ba miền của đất nước, tạo những của mở lớn vươn ra biên thông thương với thế giới Tăng cường đầu tư chiều sâu, cải tiến đồng bộ và hiện đại hoá cơ
sở vật chất kỹ thuật, sớm khắc phục tình trạng lạc hậu về trình độ kỹ thuật -
công nghệ các cảng; tăng nhanh năng lực bốc xếp hàng hoá, giảm thiểu tối đa
chi phí, bảo đảm có sức cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế Sớm
hoàn chỉnh khai thác có hiệu quả hệ thống sân bay ven biển, xây dựng tuyến đường ven biển và đường cao tốc Bắc - Nam trên biển v.v
Tiêm năng biển Việt Nam là một lợi thế lớn, là niềm tự hào của đất nước trong tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và trong xu thé hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới Tuy nhiên, tiểm năng đó vẫn chỉ là tiềm năng, nếu thiếu đi một chiến lược tổng thể, cùng những mục tiêu, biện pháp cụ thể Vì
vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
X) có thể nói là một công cụ dẫn đường kịp thời và đắc lực để phát huy vững
chắc và hiệu qua tiém nang do
Cung với sự chỉ đạo, lãnh dao sáng suốt của Đảng, sự điều hành, quản lý hiệu quả của nhà nước; cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa của Các cấp, các
ngành từ Trung ương đến địa phương vả toàn dân đề có thể nhanh chóng biến mục tiêu thành hiện thực Với một chiến lược biển tổng thé, đúng đắn và phù
hợp, cùng với quyết tâm cao của các cấp, các ngành và toàn dân, nhất định
Trang 3936
- Vé co ché chinh sách, ban hành các văn bán pháp luật về khai thác và
sử dụng các nguôn tài nguyên biển: Một trong những nội dung quan lý Nhà nước đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội đã được quy định trong hiểu
pháp năm 1992, trong các luật của Quốc hội, các pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ Quốc hội vả cả trong nhiều nghị định của chính phủ là ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật; giải quyết việc khiếu nại, tố cáo, xử lý các
hành vi vị phạm pháp luật Nói cách khác, Nhà nước thực hiện việc quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật [5,tr.233] Dinh
hướng của Nhà nước thực hiện thông qua chiến lược quy hoạch, mục tiêu và
chương trình phát triển vừa mang tính chất mềm dẻo, uyén chuyển, vừa đảm bảo tính tự chủ của cơ sở, đồng thời cho phép tôn trọng các quy luật khác
quan của tự nhiên
1.2 Tuyên truyn về tài nguyên biển cho sinh viên ngành thủy sản
1.2.1 Đặc điểm của sinh viên ngành thủy sản
Sinh viên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước Họ có
những phẩm chất quý báu như trẻ, khoẻ, có học thức, ham học, năng động
dám nghĩ và giám làm theo cái mới Họ thật sự là đại biểu cho sức sống của thanh niên, sức mạnh của dân tộc Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà mỗi một khối đào đạo, một chuyên môn đảo tạo khác
nhau mà sinh viên mỗi trường lại có những đặc điểm khác nhau
- Đặc điểm sinh viên ngành thủy sản là sinh viên khối kỹ thuật Họ có những đặc điểm cơ bản sau : Tuổi đời còn trẻ, thường từ 18 đến 22 dễ thay
đôi, chưa định hình rõ rệt về nhân cách, ưa các hoạt động giao tiếp, có tri thức đang được đào tạo chuyên môn Sinh viên vì thế dễ tiếp thu cái mới, thích cái
mới, thích sự tìm tòi vả sáng tạo Đây cũng là tầng lớp xưa nay vẫn khá nhạy
cảm với các vấn dé chính trị- xã hội, đôi khi cực đoan nếu không được định
Trang 40Một đặc điểm rất đáng chú ý đang xuất hiện trong những người trẻ hôm
nay, liên quan đến sự phát triển của công nghệ thông tin với tư cách là một cuộc cách mạng, đó là sự hình thành một môi trường ảo, hình thành một lối
sông ảo Đặc điểm nay chỉ biểu hiện trong giới trẻ, đặc biệt những người có tri thức như SV Hình thành một phương pháp tư duy của thời đại công nghệ thông tin: Ngôn ngữ ngắn gọn, viết bằng bàn phím thay vì cây bút, có tính lắp
ghép chính xác, hệ thông, hạn chế sự bay bồng về mặt hình tượng trực quan
Con người vì thế sống trong một mồi trường ảo, và cái hiện thực ở đây là cái
hiện thực ảo, giao tiếp ảo Về môi trường sống, SV thường theo học tập trung
tại các trường Đại học và Cao đăng (thường ở các đô thị), sinh hoạt trong một cộng đồng (trường, lớp) gồm chủ yếu là những thành viên tương đối đồng nhất về tri thức, lứa tuổi, với những quan hệ có tính chất bạn bè khá gần gũi Bên cạnh đó do đặc điểm của ngành nghề găn với môi trường sông nước, biển và các nguôn tài nguyên từ sông nước, biến nên SV ngành thủy sản có đặc
điểm riêng
Đối với SV nước ta nói chung và SV ngành thủy sản nói riêng, một thực tế là trong số họ hiện nay đang diễn ra quá trình phân hoá, với hai nguyên nhân cơ bản: Tác động của cơ chế thị trường dẫn đến khác biệt giàu nghèo; sự mở rộng quy mô đảo tạo khiến trình độ SV chênh lệch lớn ngay từ đầu vào Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy trong đó những đặc điểm tương đồng dưới đây