4z 4
HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN KHOA TUYEN TRUYEN
QUAN LY CAC VAN DE DAN TOC VA TON GIAO O VIET NAM HIEN NAY
(BAI GIANG LUU HANH NOI BOQ)
Trang 2
Chủ nhiệm đề tài:
PGS, TS Hoàng Quốc Bảo
Tập thể tác giả: |
1 PGS, TS Hoàng Quốc Bảo
2 PGS, TS Ngô Hữu Thảo 3 TS Trịnh Quang Cảnh 4 TS Đỗ Ngọc Hạnh
Trang 3Phan 1
DAN TOC
Trang 4Chương 1
CHU NGHĨA MÁC-LÊNIN
VÀ TU TUONG HO CHi MINH VE VAN BE DAN TỘC 1.1 CHU NGHIA MAC - LENIN VE VAN DE DAN TOC
1.1.1 Khái niệm dân tộc và dân tộc - tộc người
- Khái niệm về dân tộc được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, dân tộc là một cộng đồng người thống nhất, có chung một nhà
nước, một lãnh thổ, có chung một nền kinh tế, một chế độ chắnh trị - xã hội, có ngôn
ngữ và văn hoá chung, thống nhất Theo nghĩa hẹp, dân tộc là chỉ một tộc người cụ thể Vắ dụ: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, chắnh là quốc gia đa tộc người,
gồm 54 tộc người, ngoài tộc người Kinh chiếm đa số, còn có 53 tộc người thiểu số khac: Tay, Nung, HỖmong, Bana, Êđê
Khi nói dân tộc - quốc gia là nói theo nghĩa rộng, đồng nghĩa với quốc gia - dân tộc Irong trường hợp này, dân tộc có thể là một tộc người, là dân tộc đơn nhất (như Nhật
Bán, Triều Tiên) mà cũng có thể là nhiều tộc người, là dân tộc đa tộc người (như Việt Nam
và hầu hết các nước khác) Khi nói Dân tộc - tộc người là nói theo nghĩa hẹp; tộc người trong quốc gia - dân tộc có nhiều tộc người hợp thành là một thành phần trong cơ cầu của đân tộc - quốc gia đó Mỗi tộc người là một chủ thể bình đăng (thiểu số cũng như đa số)
như mọi chủ thể khác, cùng sinh sống, cùng có chung chế độ chắnh trị, Nhà nước, luật
pháp, kinh tế, văn hoá nhưng lại có văn hoá tộc người riêng của mình (ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, lối sống)
- Khái niệm về dân tộc - tộc người Dân tộc hay còn gọi là Quốc gia - dân tộc
và dân tộc - quốc gia (nation) là một cộng đồng chắnh trị - xã hội được chỉ đạo bởi
một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, có một tên gọi, một ngôn ngữ
hành chắnh (trừ trường hợp cá biệt), một sinh hoạt kinh tế chung, với những biểu
tượng văn hoá chung, tạo nên một tắnh cách dân tộc
Tộc người hay dân tộc - tộc người (ethnic) 14 mét cong đồng mang tắnh tộc người, có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt), được liên kết
với nhau băng những giá trị sinh hoạt văn hoá tạo thành tắnh cách tộc người, có
Trang 51.1.2 Một số vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề dân tộc 1.1.2.1 Sự hình thành và phát triển của dân tộc
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét vấn đề dân tộc trên quan
điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Là một hiện tượng lịch sử xã hội phức tạp, sự hình thành và phát triển dân tộc có căn nguyên sâu xa từ sự vận động của sản xuất, của kinh tế đồng thời chịu sự tác động chỉ phối trực tiếp của nhân tố chắnh trị, tức là
của giai cấp và Nhà nước trong việc tổ chức nên đời sông xã hội của các cộng đồng người Dân tộc ra đời và phát triển như thế nào, điều ấy còn gắn liền với truyền thống lịch sử và văn hoá (kể cả đời sống tắn ngưỡng, tôn giáo) của từng dân tộc
Mỗi cộng đồng dân tộc cũng như cộng đồng tộc người có lịch sử hình thành
và phát triển không giống nhau, không đồng thời và nhất loạt như nhau
Dân tộc gắn liền với Nhà nước, tức là dân tộc đã định hình thành quốc gia - dân tộc, nhà nước dân tộc từ rất xa xưa trong lịch sử chứ không phải chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản, nhà nước tư sản ra đời mới có dân tộc Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự thiết lập nhà nước tư sản với quyền
thống trị của glai cấp tư sản trong nhà nước đó chỉ nói lên sự ra đời của dân tộc tư sản
(đúng hơn là dân tộc trong điều kiện thống trị tư bản chủ nghĩa với sở hữu tư sản, ý thức hệ tư sản, quyền thống trị chắnh trị và nhà nước của giai cấp tư sản) mà thôi
Trong chủ ựghĩa tư bản, giai cấp tư sản vì mục đắch tìm kiếm và mở rộng không ngừng lợi nhuận của mình đã thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, xâm chiếm thuộc địa, mở rộng thị trường để bóc lột và nô dịch các dân
tộc khác, làm cho các dân tộc mất độc lập chủ quyền và tự đo, bị các thế lực của chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc thống trị
_ Chủ nghĩa tư bản đã làm gay gắt thêm tình trạng bất công xã hội và bất bình đẳng giữa các dân tộc
Những mâu thuẫn đối kháng về giai cấp (giữa tư sản và vô sản) đi liền với mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với các dân tộc bị áp bức, các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa Nó tất yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Các cuộc cách mạng vô sản trong thế ký XIX và XX vừa qua nhằm thực hiện mục tiêu giải phóng giai cấp và dân tộc đã trở thành những bước ngoặt trong lịch sử
Trang 6Do đó, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người Dân tộc có các hình thức cộng đồng khác nhau trong lịch sử từ thấp đến cao, từ thị tộc và bộ lạc đến các bộ tộc và đến khi xuất hiện giai cấp và nhà nước thì
xuất hiện dân tộc
1.1.2.2 Quan hệ giữa dân tộc và giai cấp
Mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp được thể hiện trên những phương diện chủ yếu sau đây:
- Giai cấp nằm trong quốc gia - dân tộc, tồn tại trong quốc gia - dân tộc Song Nhà nước luôn mang bản chất giai cấp, thuộc về một giai cấp nhất định, giai cấp nào nắm quyển lực Nhà nước thì nó cũng dùng quyền lực Nhà nước đó để thực hiện và bảo vệ lợi ắch của mình Để làm được điều đó nó phải nhân danh lợi ắch của toàn xã hội và trên thực tế, giai cap thống trị muốn duy trì được quyền lực và lợi ắch của mình thì tất yếu cũng phải thực hiện những lợi ắch nào đó của xã hội, của dân
tộc Trên phương diện lợi ắch, giai cấp và dân tộc vừa có mặt thống nhất lại vừa có
mặt mâu thuẫn, thậm chắ có khi xung đột gay gắt Trước CNXH, các giai cấp thống trị (Phong kiến và Tư sản) trong nhiều trường hợp đã từng phản bội lợi ắch dân tộc chỉ vì quyền lợi của nó
Mác và Ăng-ghen đã chỉ rõ, trong chế độ phong kiến, giai cấp địa chủ phong kiến với quyển lực tập trung trong tay nhà vua là đại diện cho lợi ắch dân tộc, đại diện cho xu hướng tập trung, nó chống lại những xu hướng cát cứ, phân tán, biệt lập và khép kắn ở các địa phương
Cũng như vậy, giai cấp tư sản khi còn có vai trò tiến bộ, nó là đại điện cho
lợi ắch của dân tộc tư sản khi dân tộc tư sản đáp ứng được nhu cầu phát triển của
chủ nghĩa tư bản Còn khi giai cấp tư sản đã trở nên lỗi thời và phản động thì mâu
thuẫn với lợi ắch đân tộc của chắnh nó
Trường hợp bất lực và nhu nhược của giai cấp tư sản Phổ vào những năm giữa thé ky XIX, giai cấp tư sản Pháp năm 1871 là những vắ dụ điền hình
- Chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất thống nhất với lợi ắch của nhân dân lao động và do đó thống nhất với lợi ắch của dân tộc
Trang 7lợi ắch riêng với nghĩa là tư hữu, do đó nó có tắnh cách mạng triệt để, nó phan dau dén cùng cho lợi ắch của dân tộc và xã hội, hơn thế nữa nó còn thực hiện mục tiêu lịch sử là giải phóng cho toàn bộ xã hội lồi người, xố bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ mọi căn
nguyên sinh ra bóc lột, áp bức và nô dịch con người do chủ nghĩa tư bản gây ra dé xây dựng xã hội tương lai cộng sản chủ nghĩa Chỉ có giai cấp công nhân mới là đại biểu chân chắnh cho sự thống nhất lợi ắch giai cấp, dân tộc và nhân loại
Mác và Ăng-ghen đã từng nhận định, một dân tộc đi áp bức dân tộc khác thì bản thân dân tộc đó cũng không có tự do Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăng-ghen còn nhắn mạnh rằng, hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng
dân tộc này nô dịch dân tộc khác sẽ mất theo
- Lênin luôn xem xét vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, coi vấn đề dân tộc là một bộ phận khăng khắt của tiến trình cách mạng đó Theo Lênin, xét trên lập trường chắnh trị quan điểm giai cấp của giai cấp công nhân,
thì vấn đề dân tộc là vấn đề bộ phận, phụ thuộc vào vấn đề giai cấp
- Chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét việc giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân Cần phải chống lại khuynh hướng tuyệt đối hoá
vấn đề dân tộc, xem nhẹ vấn đề giai cấp, đặt dân tộc lên trên giai cấp, rơi vào chủ
nghĩa dân tộc cực đoan, biệt phái, đồng thời cũng chống lại xu hướng coi nhẹ vấn đề dân tộc, chỉ thấy giai cấp mà không thấy dân tộc, đó là thái độ hư vô dân tộc
- Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc cần được nhận thức và giải quyết đúng đắn trên cả phương diện lý luận và thực tiễn
Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc sẽ góp phần quyết định vào thắng lợi của đấu tranh giai cấp trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
Vấn đề dân tộc phụ thuộc vào vấn đề giai cấp Vì sao lại như vậy? Bởi vì dân
tộc chỉ xuất hiện khi trình độ kinh tế - xã hội đã phát triển tới một mức nào đó Do biến đổi của cơ sở kinh tế - xã hội mà dân tộc xuất hiện Đây là căn nguyên sâu xa Dĩ nhiên, dân tộc xuất hiện còn được quy định bởi những biến đổi của nhân tố tộc người Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng Song biến đổi của các tộc người, xét
đến cùng chỉ là hệ quả về mặt xã hội - lịch sử của biến đổi kinh tế - sản xuất, nhất là biến đổi về chế độ sở hữu Nó dẫn tới một giai cấp nắm quyền sở hữu tư liệu sản
Trang 8Mặt khác, phong trào dân tộc, đấu tranh dân tộc luôn chịu sự tác động và
quyết định bởi đấu tranh giai cấp
Xét trong phạm vi một quốc gia - dân tộc cũng như quan hệ giữa các quốc gia - dân tộc trong khu vực, quốc tế và thế giới, mâu thuẫn giữa các dân tộc thường không tách rời mâu thuẫn giai cấp mà luôn gắn với mâu thuẫn giai cấp Phong trào
dân tộc, đấu tranh giải phóng dân tộc chẳng những không tách rời đấu tranh giai cấp
mà còn chịu sự chỉ phối bởi các cuộc đấu tranh giai cấp trong phạm vi dân tộc, quốc tế và thế giới
Lịch sử đấu tranh giai cấp ở châu Âu, trong thế kỷ XIX, ở nước Nga cuối thế ký XIX và trong thế kỷ XX cũng như cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc, các cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc chống ách áp bức, bóc lột
của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa để quốc, chủ nghĩa thực đân (cũ và mới) suốt từ thế kỷ XX cho tới nay đều cho thấy rõ điều đó
Có hàng loạt nhân tố tác động vào vẫn đề dân tộc, quan hệ dân tộc, mâu thuẫn và xung đột dân tộc, các khuynh hướng phát triển dân tộc, từ kinh tế đến chắnh tri, tt
ngôn ngữ văn hoá, tâm lý, ý thức, tôn giáo nhưng nổi bật nhất và có sức chỉ phối mạnh mẽ, quyết định nhất vẫn là kinh tế và chắnh trị trong tắnh xác định của chế độ xã hội, nhà nước với ảnh hưởng chỉ phối của giai cấp nắm quyên thống trị
Trong khi xem xét vấn đề dân tộc dưới lăng kắnh giai cấp không nên xem mối quan hệ tác động giữa giai cấp và dân tộc là tác động một chiều Vấn dé dân tộc không chỉ do giai cấp chi phối mà bản thân nó cũng tác động trở lại đối với giai cấp chứ nó
khơng hồn tồn thụ động Mặc dù dân tộc xuất hiện trên cơ sở sự chắn muôi của kinh
tế - xã hội, của giai cấp và đấu tranh giai cấp (nhất là ở trình độ đấu tranh chắnh trị giành quyền lực) nhưng nếu các nhân tố tộc người, ý thức dân tộc, ý thức tộc người, tâm ly dân tộc, tâm lý tộc người (thể hiện ở tình cảm, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, văn hóa ) chưa chắn muồi thì cộng đồng dân tộc cũng chưa thê xuất hiện
Cũng như vậy, nếu đặc trưng về ý thức độc lập chủ quyền của dân tộc và đặc trưng về văn hóa tộc người mà không được bồi đắp, gìn giữ, để cho suy giảm, hoặc mắt đi thì sự tồn tại của dân tộc và tộc người cũng suy giảm theo, thậm chắ có thé mat
Trang 9Chắnh trị của giai cấp cầm quyền nếu không tắnh đến những đặc trưng dân
tộc, tộc người, những giá trị thuộc về truyền thống lịch sử, sức sống, bản sắc của
dân tộc và từng tộc người thì cũng không thể giải quyết được vấn đề đân tộc theo lập trường, quan điểm của mình
Sự xuất hiện và phát triển của dân tộc có những quy luật nội tại riêng của nó Phát triển từ thị tộc - bộ lạc tới bộ tộc và dân tộc là biểu hiện của quy luật nội tại ấy trong từng nước, từng dân tộc và quốc gia - dân tộc
Vẫn đề dân tộc và giai cấp ở những nước, những vùng, những quốc gia dân
tộc khác nhau là rất khác nhau
Trong khi ở châu Âu và phương Tây đã diễn ra sự phân hóa giai cấp sâu sắc, đấu tranh giai cấp ở vùng địa chắnh trị này là nổi bật Ở phương Đông, châu Á, trong đó có Việt Nam và các nước như Việt Nam đang bị mất chủ quyền, rơi vào
tay của thế lực thực dân xâm lược và đô hộ lại nỗi trội ở mâu thuẫn giữa dân tộc với
các thế lực xâm lược bên ngồi chứ khơng phải là mâu thuẫn giai cấp, do trình độ phát triển kinh tế ở đây chưa có sự phân hóa giai cấp rõ rệt Trong bối cảnh thời đại mới sau Cách mạng tháng Mười, việc giải quyết vấn đề dân tộc đã vượt qua những hạn chế của ý thức hệ, thế giới quan phong kiến, tư sản và chỉ có thể giải quyết thành công vấn đề dân tộc theo ý thức hệ, theo lập trường, quan điểm của giai cấp
công nhân Tắt yếu phải gắn giải phóng dân tộc với phát triển dân tộc, do đó độc lập
dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, quá độ tới chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 1.1.2.3 Hai xu hướng khách quan trong sự phát triển dân tộc và mỗi quan hệ giữa các dân tộc Đây là những xu hướng khách quan trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản khi đã hình thành dân tộc tư sản
Trang 10của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh của tình cảm dân tộc mà đến một lúc nào đó, các
cộng đồng đó muốn tách ra để tự khẳng định tắnh độc lập và tự quyết định của
mình Đó là tự quyết định về vận mệnh của mình, về chế độ chắnh trị và con đường
phát triển riêng của dân tộc mình
Biểu hiện trên thực tế của xu hướng này là phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc, sự phụ thuộc và lệ thuộc dân tộc khác, hướng tới thành lập các quốc gia-dân tộc độc lập Xu hướng này trở nên rất mạnh ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản Hiện nay, xu hướng này vẫn đang diễn ra
Cùng với xu hướng tách ra khỏi cộng đồng chung để hình thành các cộng
đồng độc lập, trong phong trào dân tộc còn có một xu hướng khác, ngược lại, đó là sự liên hiệp, sự gan kết các dân tộc, các quốc gia hoặc các dân tộc - tộc người trong
một quốc gia lại với nhau
Sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học - công nghệ, giao lưu kinh tẾ, văn hoá làm xuất hiện nhu cầu xoá bỏ các hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, tạo
nên mối quan hệ quốc gia, quốc tế rộng lớn hơn, đặc biệt ở giai đoạn chủ nghĩa tư
bản trở thành chủ nghĩa để quốc
Nếu xu hướng thứ nhất là hiện tượng phân ly thì xu hướng thứ hai là hội nhập, các dân tộc ngày càng xắch lại gần nhau Cả hai xu hướng đó tuy khác nhau
nhưng có một vài điểm chung: đó là vì lợi ắch của dân tộc, trước hết là lợi ắch kinh
tế và chắnh trị, là mục đắch trực tiếp cũng như mục đắch lâu dài, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc
Lênin đã từng viết: ỘTrong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, có hai xu hướng lịch sử trong vẫn đề dân tộc Xu hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của đời
sống dân tộc và của các phong trào dân tộc, cuộc đấu tranh chống mọi ách áp bức
dân tộc, việc thiết lập các quốc gia dân tộc Xu hướng thứ hai là việc phát triển và tăng cường mọi thứ quan hệ dân tộc, việc xoá bỏ những hàng rào ngăn cách các dân tộc và việc thiết lập sự thống nhất quốc tế của tư bản, của đời sống kinh tế nói chung, của chắnh trị, của khoa họcỢỢ
Dù là những xu hướng khách quan nhưng trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, việc thực hiện hai xu hướng này thường gặp những cản trở lớn
Trang 11
Chủ nghĩa đế quốc mở rộng xâm chiếm thuộc địa, duy tri ách áp bức bóc lột, khai thác nguyên vật liệu và sức lao động đã dùng chiến tranh và bạo lực để biến hầu hết các dân tộc nhỏ và lạc hậu thành thuộc địa và phụ thuộc Do đó nguyện vọng của các dân tộc được sống trong độc lập, tự do thường bị ngăn cản và xoá bỏ bởi ách thống trị của chủ nghĩa để quốc Để thực hiện xu hướng độc lập và khăng định chủ quyền, các dân tộc phải trải qua các cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp Xu hướng các dân tộc xắch lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng lại bị các thế lực dé quốc chủ nghĩa lợi dụng để thành lập những khối liên hiệp nhằm duy trì ach áp bức, bóc lột đối với các dân tộc đó
Lý luận cũng như thực tiễn đã cho thấy, để thực hiện hai xu hướng nêu trên một cách đúng đắn, lành mạnh thì chỉ có thể tìm thấy điều kiện giải quyết trong chủ nghĩa xã hội
Trong các nước xã hội chủ nghĩa việc thực hiện hai xu hướng phát triển dan
tộc đều nhằm đi tới mục đắch tắch cực: các dân tộc tự nỗ lực dé phat trién, đạt tới
trình độ phát triển phổn vinh về kinh tế, độc lập chủ quyền về chắnh trị và phát triển
văn hoá theo bản sắc, truyền thống của mình Thực hiện hợp tác, đoàn kết, đồng
thuận để cùng phát triển |
1.2 TU TUONG HO CHi MINH VE VAN DE DAN TOC VA CON DUONG
PHAT TRIEN CUA CAC DAN TOC VIET NAM
1.2.1 Tư tưởng Hồ Chắ Minh về vấn đề dân tộc 1.2.1.1 Dân tộc Việt Nam
Là một nhà cách mạng, thấm nhuần phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, am hiểu sâu sắc thực tiễn quá trình hình hành và phát triển của dân tộc
Việt Nam, Hồ Chắ Minh không dập theo tiêu chắ khái niệm dân tộc tư sản để vận dụng xem xét vấn đề dân tộc ở nước ta Người luôn khẳng định: Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc Các dân tộc trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau, trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp Đồng thời, Người cũng khẳng định một sự
thật lịch sử không thé phủ nhận: ỘNước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổiỢ Như vậy ở đây cần
làm rõ hai khái niệm: Ộdân tộcỢ và Ộtộc ngườiỢ để hiểu chắnh xác luận điểm nói trên
Trang 12Dân tộc (Nation) và tộc người (Ethme) là những khái niệm có mối liên hệ mật thiết với nhau, tuy thống nhất nhưng không đồng nhất:
Khi nói Ộnước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộcỢ hay Ộnước ta có 54 dân tộcỢ thì cần hiểu Ộdân tộcỢ ở đây là chỉ một dân tộc cụ thể, hay một tộc người như
dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Bana, Êđê Như vậy khái niệm dân
tộc mà Hồ Chắ Minh dùng trong trường hợp này đồng nhất với tộc người (Ethnie) Khi nói ỘNước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là mộtỢ thì Ộdân tộcỢ ở đây có nghĩa là quốc gia - dân tộc (Nation), như dân tộc Trung Hoa, dân tộc Pháp, dân
tộc Ý, dân tộc Việt Nam
1.2.1.2 Dân tộc đa số và dân tộc thiểu số
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, người Việt (còn gọi là dân tộc Kinh) có
số dân đông nhất gọi là đán độc đa số, và có trên 50 dân tộc có số dân ắt hơn số dân của dân tộc Việt, gọi là các đán tộc thiểu số Theo cách gọi thông thường, dân tộc
đa số là dân tộc đông người, còn dân tộc thiểu số là dân tộc ắt người Gọi là Ộắt ngườiỢ cũng chỉ là tương đối trong một tương quan nhất định Vắ dụ dân tộc Tày so với dân tộc Việt (Kinh) thì dân tộc Tày là dân tộc ắt người, nhưng dân tộc Tày so
với dân tộc Pa Thén thì dân tộc Tày lại là dân tộc đông người Vì vậy để thống nhất cách gọi, các văn bản của Đảng và Nhà nước ta đã chắnh thức gọi dân tộc Việt
(Kinh) là dân tộc đa số, còn các dân tộc khác là dân tộc thiểu số Quy định này phù hợp với cách nói và cách viết trước đây của Hồ Chắ Minh Vắ dụ ngày 18/10/1961
trong ỘBài nói chuyện tại hội nghị tổng kết cuộc vận động hợp tác hoá nông nghiệp,
phát triển sản xuất Ợ, Người đã nói ỘPhải tăng cường đoàn kết dân tộc Các dân tộc thiểu số đoàn kết với dân tộc đa sốỢ
1.2.1.3 Quan hệ dân tộc
- Phạm trù quan hệ dân tộc cần được hiểu là sự liên hệ tương tác bao gồm sự
gan bó, ảnh hưởng lẫn nhau, giúp đỡ, tương trợ, hợp tác, sự cần thiết qua lại, tác
động hữu cơ với nhau và có cả mầm mống của sự bất đồng, tiềm ấn những mâu thuẫn và xung đột
- Quan hệ dân tộc được xem xét trên nhiều bình diện không chỉ trong nội bộ quốc
gia với những quan hệ tộc người hợp thành quốc gia - dân tộc Việt Nam mà còn là quan hệ giữa nước ta với những quốc gia khác biểu hiện thành quan hệ giữa nhà nước Việt
Trang 13Do đó, giải quyết mối quan hệ dân tộc - tộc người không chỉ ảnh hưởng trong phạm vi nước ta mà còn có thể mở rộng tới những nước khác, nhất là những nước láng giềng như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia
Cần đặc biệt lưu ý cách giải quyết quan hệ dân tộc của Hồ Chắ Minh Nhiều lần Người nói rằng có đoàn kết dân tộc thì mới đoàn kết được quốc tế
Ở đây, chúng ta giới hạn vấn đề chỉ xem xét mối quan hệ dân tộc - tộc người
trong phạm vi trong nước Chủ tịch Hồ Chắ Minh nghiêm khắc nhắc nhở cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc rằng tuyệt nhiên không được kỳ thị dân tộc, tư
tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, tự kiêu và tự ti Phải thân ái, đoàn kết, kắnh trọng, tin cậy và giúp nhau giữa các dân tộc
Về mặt nhận thức, cán bộ, đảng viên không được chỉ thấy mặt khó khăn, phức tạp trong quá trình giải quyết vấn đề dân tộc, trong quan hệ dân tộc mà còn thấy mặt thuận
lợi, mặt tốt đẹp trong quá trình giao thoa và tiếp biến văn hoá, sự cộng sinh và hỗ trợ
lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển trong một quốc gia đa dân tộc như nước ta Hồ
Chắ Minh đã khăng định: Nước ta có nhiều dân tộc, đây là điểm tốt Điểm tốt cơ bản nhất đã được lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định, Người nói: ỘĐồng bào
Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Êđê, Xê đăng hay Ba na và các dân tộc khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhauỢ! Đồng thời, Người tiếp tục khẳng định: ỘCác dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹpỢỢ
1.2.2 Tư tưởng Hồ Chắ Minh về dân tộc và con đường phát triển của các dân tộc Việt nam
1.2.2.1 Các dân tộc Việt Nam hình thành, phát triển trong một quả trình lich sử lâu dài và đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển
Các dân tộc ở Việt Nam đều là anh em trong đại gia đình chung là Tổ quốc Việt Nam Các dân tộc đều cư trú trong một lãnh thổ quốc gia có chủ quyên Họ sống
! Hồ Chắ Minh toàn tập (2000), Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Plâycu, Tập 4, Nxb Chắnh
trị quốc gia, Hà Nội, Tr 217
? HCM toàn tập (2000)Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt
Trang 14xen kẽ, tụ cư, lập nghiệp từ bao đời nay gắn bó máu thịt với nhau, sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau; tình dân tộc, nghĩa đồng bào được phản ánh vào từng gia đình và tổ chức cuộc sống cộng đồng ở các thôn, bản, buôn, làng Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đã là quốc gia đa dân tộc
Một điểm nỗi bật trong sự phát triển giữa các dân tộc Việt Nam đó là sự đoàn
kết gắn bó giữa các dân tộc, sự tiếp đón và hoà nhập đã mau chóng cố kết với nhau như anh em ruột thịt, như những người con cùng chung một bọc (đồng bào) Các dân tộc thiểu số một khi định cư ở nước ta đều xem đây là Tổ quốc của mình; và luôn có ý thức xây dựng, củng cố quốc gia Việt Nam độc lập thống nhất
Các dân tộc thiểu số ở nước ta, có những dân tộc có cùng chung nguồn gốc
lịch sử, điều này được thể hiện qua các nhóm ngôn ngữ dân tộc, hoặc một số dân
tộc không cùng nguồn gốc lịch sử, song lại thống nhất do cùng chung cơ tầng văn hoá Nam Á
Mặc dù thời gian hội nhập vào đời sống quốc gia - dân tộc khác nhau nhưng một khi xem Việt Nam là Tổ quốc của mình thì tat cả các dân tộc đều cùng chung một vận mệnh lịch sử, đều gắn bó máu thịt với nước Việt Nam từ khi ra đời và trải qua các thời kỳ phát triển cho đến nay
Trong lịch sử dựng nước, g1ữ nước, người Kinh (Việt với cương vi là dân tộc đa số đã giữ vai trò cực kỳ quan trọng là hạt nhân trùng tâm, tập hợp và phát huy sức mạnh tông hợp của tất cả các dân tộc anh em Nhờ sự tương hỗ, hợp tác, găn bó giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số mà Tổ quốc Việt Nam ta ngày càng hùng mạnh, có vị thế địa chắnh trị, kinh tế, văn hoá vẻ vang được loài người tiến bộ khâm phục và ca ngợi
Đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển bên vững là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử quan hệ dân tộc và con đường phát triễn của các dân tộc ở
Việt Nam
Trang 15Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vuỖ
Không những thế, Người còn mượn lời người xưa để chỉ rõ: "không sợ thiếu, chỉ sợ không công băng Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên"Ợ Như vậy, dù giàu hay nghèo thì công bằng cũng vẫn là mắt xắch quan trọng nhất của đoàn kết dân tộc
Theo Hồ Chắ Minh, nguyên tắc công bằng xã hội giữa các dân tộc hoàn toàn găn chặt chẽ với việc đảm bảo quyền lợi của các dân tộc, không phân biệt đa số hay
thiểu số được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế, chắnh trị, văn
hoá - xã hội
Thực chất bình đăng dân tộc ở nước ta là các tộc người cùng chung lưng đấu cật thực hiện mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, xây dựng
một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Bình đăng giữa các dân tộc ở nước ta được xây dựng trên cơ sở quyền con người mà Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã long trọng tuyên bố: ỘTất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền mà không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc Người ta sinh ra tự do và bình đắng về quyền lợi và phải luôn được
tự do, bình đẳng về quyền lợi Đó là những lẽ phải không ai chối cãi đượcỢ
Bình đẳng về chắnh trị giữa các dân tộc phải được thể hiện ở sự bình ding vé
quyền làm chủ đất nước Mọi công dân không vi phạm pháp luật đều có quyền ứng cử và đề cử để tham gia vào các cơ quan quyền lực nhà nước
Binh dang về kinh tế theo Hồ Chắ Minh là nền tảng tạo cơ sở vật chất cho ` A bình đẳng trên các lĩnh vực khác Trong quốc gia đa tộc người, sự yếu kém về - trình độ kinh tế của một tộc người không chỉ cản trở sự phát triển của bản thân dân tộc ấy mà còn là lực cản phát triển chung của cả cộng đồng Do vậy, từng bước tạo sự phát triển đồng đều giữa các dân tộc là nhiệm vụ quan trọng Theo Hồ Chắ
Minh, sự bình đẳng kinh tế giữa các tộc người phụ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên
của từng dân tộc và có sự giúp đỡ của các tộc người khác, nhất là các tộc người có trình độ phát triển cao hơn
! HCM toàn tập (2000)Báo cáo về dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I nước Việt
Nam dân chú cộng hòa, Tập 9, Nxb Chắnh trị quốc gia, Ha Néi, Tr 587
? Hồ Chắ Minh Toàn tập Nxb Chắnh trị Quốc gia, Hà Nội 1996, Tập 12, tr 185
Trang 16Sự bình đẳng về văn hoá giữa các tộc người: đó là sự tôn trọng những bản sắc văn hoá, phong tục tập quán của các tộc người Sự bình đăng là sự tạo điều kiện để văn hoá của các tộc người phát triển hài hoà trong sự phát triển chung của văn hoá đa tộc người, từ đó góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã chỉ rõ: muốn có sự bình đẳng về kinh tế, chắnh trị, văn hoá - xã hội thì đặc biệt phải quan tâm đến tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức công bằng, bình đăng giữa các dân tộc:
Ộ Dân tộc bình đẳng: Chắnh phủ sẽ bác bỏ hết những điều hủ tệ cũ, bao nhiêu
bất bình (sự không bình đẳng) trước sẽ sửa chữa đi Chắnh phủ sẽ gắng sức giúp đỡ cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt:
a Về kinh tế, sẽ mở mang nông nghiệp cho các dân tộc được hưởng
b Về văn hoá, Chắnh phủ sẽ chú ý trình độ học thức cho các dân tộcỢ
Như vậy, dé thực hiện sự công bằng, bình đắng giữa các dân tộc, khắc phục sự khác biệt giữa các dân tộc, giữa miền ngược với miền xuôi phải xoá bỏ các thành kiến hẹp hòi cũ, tăng cường sự đoàn kết giúp đỡ nhau giữa các dân tộc; từ đó, khắc
phục từng bước sự phát triển chênh lệch giữa các đân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để
các dân tộc còn ở trình độ lạc hậu bằng sự nỗ lực của chắnh mình cùng với sự giúp đỡ của các dân tộc anh em phát triển nhanh trên con đường tiến bộ phôn vinh
Chủ tịch Hồ Chắ Minh luôn luôn phê phán những biểu hiện dân tộc lớn xem
thường dân tộc nhỏ hoặc tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cục bộ, tự ti dân tộc Để khăng định sự công bằng, binh đẳng giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số trên đất
nước ta, Người nói: "Các dân tộc xoá bỏ xắch mắch do để quốc và phong kiến gây ra, cùng nhau đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vuỢ,
Để phát triển kinh tế phải chú ý đến đặc điểm của từng vùng miền và có sự phân bố lại dân cư Miền núi có nhiều thế mạnh lâm sản, cây ăn quả chăn nuôi, khai khoáng nhưng lại kém về giao thông và trình độ văn hoá, đân cư lại quá thưa thớt ỘHiện nay, có hàng chục vạn đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế miền núi Đồng bào miền núi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miền xuôi Và đồng bào miền xuôi phải đoàn kết giúp đỡ đồng bào miễn núi Đó là hai phắa, là chắnh sách dân tộc của ĐảngỢ Mọi người phải đoàn kết, các dân tộc phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội
Trang 17
Hồ Chắ Minh đã chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất bình đẳng dân tộc có thể từ những nhân tố khách quan (sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển đo lịch sử để lại; do điều kiện địa lý tự nhiên, khắ hậu không đồng đều giữa
các vùng) và thường là từ những tác nhân chắnh trị - xã hội do lịch sử để lại và cả
những thiếu sót bất cập trong việc đề ra và thực hiện những chắnh sách hiện hành Ngày nay, nước ta đang phát triển hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự bất bình đẳng giữa các tộc người trong một quốc gia đa dân tộc khơng phải hồn toàn bị thủ tiêu, mà nó có thể còn tồn tại dưới những biểu hiện khác như: sự phân hoá giàu nghèo, sự kỳ thị tộc người, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự t¡ dân tộc
Do vậy, bình dang, công bằng, tôn trọng trong quan hệ dân tộc không chỉ dựa
trên tắnh pháp lý, mà còn phải được coi trọng về cả mặt tư tưởng nhận thức chắnh
- trị, coi đó là nhu cầu phát triển khách quan của cả dân tộc đa số và đân tộc thiểu số Chủ tịch Hồ Chắ Minh khẳng định: muốn bình đẳng, đoàn kết, tương trợ dé cung
phát triển phải được bắt nguồn từ sự nối tiếp truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam Truyền thống này đã được phát triển thành chủ nghĩa nhân văn,
nhân đạo Việt Nam: |
Bầu ơi thương lấy bắ cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hay: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người chung một nước phải thương nhau cùng
Sự tương trợ hay tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc phải được thể hiện trong
phạm vi cả nước và trong phạm vi từng vùng dân tộc; thực hiện trên tất cả các lĩnh
vực bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, bằng sức người, sức của và cả việc
làm trọn nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc và Nhà nước Trên lĩnh vực này, sự
giúp đỡ của Nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện sự đầu tư tập trung có trọng điểm phù hợp với nhu cầu phát triển, phong tục tập quán của từng địa phương, từng dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi để các tộc người thiểu số chậm phát triển vươn lên, tiến kịp trình độ phát triển chung của cả
nước Trên đất nước ta, sự công bằng, bình đẳng, hợp tác, tương trợ và tôn trọng
Trang 18cơ không tách rời nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia, chúng hỗ trợ lẫn nhau dé hướng tới mục tiêu cuối cùng là làm cho các dân tộc dù lớn hay nhỏ sống trên lãnh
thô Việt Nam đều có Cuộc sống 4m no, tự do, hạnh phúc; cùng tiến bộ vững chắc và đạt tới sự công bằng, bình đẳng thực sự về mọi mặt Do đó, không thé coi trong mat
này, xem nhẹ mặt kia Muốn có sự công bằng, bình đẳng giữa các tộc người thì không có con đường nào khác là các tộc người phải đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ, tương trợ, tôn trọng lẫn nhau; vượt qua khó khăn, từng bước xoá bỏ
cách biệt về vật chất, tinh thần giữa các tộc người tiến tới trình độ phát triển
chung, tương đối đồng đều về mọi mặt Cơ sở quan trọng để thực hiện điều đó là: đường lối, chắnh sách nhất quán của Đảng, pháp luật Nhà nước về vấn
đề dân tộc
122.2 Tư tưởng Hồ Chi Minh về chắnh sách dân tộc và chiến lược đại đoàn kết dân tộc
a - Tư tưởng Hồ Chắ Minh về chắnh sách dân tộc
Như trên đã khẳng định: Việt Nam là một quốc gia thống nhất bao gồm nhiều dân tộc, hình thành sớm trong lịch sử Đó là một cộng đồng người đã cố
kết lâu đời với nhau trên lãnh thổ Việt Nam để cùng nhau đấu tranh chinh phục
thiên nhiên và chống kẻ thù xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Nước ta có 54 thành phân dân tộc anh em Các thành phân dân tộc Việt Nam đã
chung lưng, hợp lực, tạo lập nên truyền thống đoàn kết, yêu thương gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, no đói có nhau Từ khi có Đảng, truyền thống ấy được nhân lên gấp bội và
trở thành sức mạnh vô địch nhắn chìm bè lũ bán nước, Cướp nước để đưa các dân tộc nước ta tiễn lên con đường độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội
Ngay từ lúc đi tìm đường cứu nước, trong tác phâm ỘBản án chế độ thực dân
PhápỢ, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã khẳng định: "Nước Việt Nam là một nước có
chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một tiếng
nói"! Năm 1946 trong Thư gửi Đại hội các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Người căn
đặn: "Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê đê, Xê Đăng hay
Bana và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột
thịt, chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau."Ợ
Trang 19
Các dân tộc ở nước ta dù đông người hay ắt người nhưng dân tộc nào cũng đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước và bảo vệ Tổ quốc, cùng đoàn kết gắn bó với nhau vì sự nghiệp chung Suốt trường kỳ lịch sử trong các thành phần dân tộc trên đất nước Việt Nam chưa bao giờ xuất hiện chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, không bao giờ có hiện tượng biệt lập mà xu thé tat yếu ngày càng đoàn kết hoà hợp Nhân dân các
dân tộc ta hiểu sâu sắc các bắ quyết để vượt qua mọi gian nan, thử thách nhiều khi có
tắnh chất còn mất của giống nòi là tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" Đoàn kết là chiến thăng, là thành công Đó là bài học lớn nhất
của lịch sử dân tộc Việt Nam ta mà bất cứ ai, bất cứ dân tộc nào nếu muốn tồn tại và
phát triển đều phải ghi nhớ, giữ gìn và phát huy Đoàn kết là di sản tỉnh thần vô cùng quý báu của tổ tiên ta để lại được Chủ tịch Hồ Chắ Minh phát huy cao độ, trong bài phát biểu với đồng bào và cán bộ tỉnh Hà Giang, Người chỉ rõ: ỘTắt cả các dân tộc, bất kỳ to hay nhỏ, đều phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em
một nhàỢ},
Theo Hồ Chắ Minh, xuất phát của việc nghiên cứu chắnh sách dân tộc chắnh là
từ thực tiễn của cộng đồng đa dân tộc, đa tộc người ở nước ta Thực tiễn đó đòi hỏi phải xem xét vấn đề dân tộc và chắnh sách đân tộc trên các bình diện lịch sử và hiện
tại của dân tộc Việt Nam
Người còn chỉ rõ: giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là phải xuất phát từ mục tiêu cách mạng, nhiệm vụ chiến lược cách mạng trong từng giai đoạn nhất định Theo Người, sẽ không thể giải quyết được vấn đề dân tộc một cách đúng đắn và có
hiệu quả nếu không căn cứ vào đường lối chung và nhiệm vụ cách mạng đặt ra
Chủ tịch Hồ Chắ Minh rất coi trọng việc xây dựng một Nhà nước dân chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân Người nói: "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là tat cả đồng bào các dân tộc đều là người chủ nước nhà"
Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ chắnh sách của Đảng và Nhà nước ta Đảm bảo để ngày càng xây dựng và phát triển chế độ dân chủ, đảm bảo dân chủ thực tế cho tất cả mọi người đân
Trang 20dan, bao nhiêu quyền hành cũng thuộc về dân, quyền hành, lực lượng đều ở trong dân - Dân có quyền làm chủ, đồng thời có nghĩa vụ, trách nhiệm của người chủ Không có dân tham gia thì Đảng và Chắnh phủ không có lực lượng Không có Đảng và Chắnh phủ thì không có người đứng ra tô chức, hướng dẫn hoạt động nhằm phát huy mọi tài trắ và sáng kiến của nhân dân dé phục vụ dân, chăm lo cuộc sống và phát triển sức đân
Mọi đường lối, chủ trương và chắnh sách đề ra chỉ cốt nhằm vào mục đắch đó từ phát triển kinh tế - văn hoá đến củng cố chế độ chắnh trị và phát triển xã hội lành mạch, tiến
bộ, công bằng và văn minh, làm cho người dân được hưởng quyền dân chủ mà họ xứng đáng được hưởng
b- Tự tưởng Hồ Chắ Minh về chiến lược đại đoàn kết dân tộc
Trong Bài nói chuyện tại Hội nghị Cán bộ miền núi ngày 01/9/1962, Hồ Chắ Minh đã khẳng định: " chắnh sách của Đảng và Chắnh phủ ta đối với miền núi là rất đúng đắn Trong chắnh sách có hai điều quan trọng nhất là: Đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào" L,
Van dé dai đoàn kết dân tộc đã được Chủ tịch Hồ Chắ Minh quán triệt rất nhiều
trong các bài nói và viết của Người Người coi thực hiện chắnh sách dân tộc chắnh là
đảm bảo thực sự cho đại đoàn kết dân tộc Do vậy, nó đã được quán triệt trong toàn
bộ đường lối, chắnh sách của Đảng, Nhà nước ta từ trước đến nay mang một nội dung lý luận và thực tiễn sâu sắc Đó là sự vận dụng trung thành và sáng táo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn nước ta; đó cũng là sự phát huy đến cao độ những truyền thống tốt đẹp nhất của đân tộc Việt Nam
Đoàn kết là bản chất của nhân dân lao động nước ta, nó được phát huy đến cao
độ trong thời đại Hồ Chắ Minh Do cuộc sống đòi hỏi con người đã mang sẵn trong mình tắnh tập thể, lao động và dựa vào thành quả lao động chung mà sống - đó là đặc điểm chỉ có ở người lao động Cùng với sự phát triển khổng lồ của lực lượng sản xuất trong xã hội tư bản, sự tha hoá của con người, chia rẽ con người cũng phát triển đến cực điểm Sự áp bức nô dịch con người là hậu quả tất nhiên của mọi xã hội có bóc lột và áp bức giai cấp Sự áp bức của dân tộc này đối với dân tộc khác chắng qua chỉ là sự thể hiện cái căn nguyên sâu xa đó Các nhà kinh điển của chủ nghĩa cộng sản khoa học cũng khẳng định rằng: Ả⁄ôf đân tộc đi áp bức một dân tộc khác
Trang 21thì bản thân dân tộc đó cũng không có tự do Khẩu hiệu nỗi tiếng của Mác-Ănghen nêu ra chỉ đường cho dân tộc đấu tranh tự giải phóng "khơng xố bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ bị xoá bỏ Khi nào sự đối kháng giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa, thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo"!,
Hỗ Chắ Minh đã phát triển tư tưởng nói trên, Người khẳng định: Đại đoàn kết
dân tộc là cội nguồn, là sức sống mãnh liệt của nhân dân ta, là bắ quyết thành công của dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước "Đồng bào ta phải đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, tăng gia sản xuất để mọi người được cơm no áo ấm ỢỢ Người khăng định, chỉ bằng sức mạnh đoàn kết toàn dân mới chiến thắng kẻ thù: "Cần phải đoàn kết, cần phải hợp tác cùng nhau xây dựng nhân dân, dân chủ chuyên
chắnh để đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc thành công"Ỷ Đó là bài học lớn
Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã dày công giáo dục cho toàn Dang, toan dan ta
Từ buổi đầu đựng nước cho tới ngày nay truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được bồi đắp và phát huy Hồ Chắ Minh khẳng định: người chủ tự nhiên
và muôn thuở của đất nước Việt Nam là dân tộc Việt Nam Dân tộc Việt Nam gồm nhiều dân tộc hợp lại; có dân tộc đông người, có dân tộc ắt người, có miền núi và
miễn xuôi Trong quá trình chung sống đã sớm hoà hợp, gắn bó các dân tộc đó với nhau trong một cộng đồng thống nhất và góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá chung Tuy trình độ phát triển có sự chênh lệch nhau, hoặc nhiều, hoặc ắt là đo điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử nhưng từ ngàn xưa các dân tộc đã biết đùm bọc nhau, đồng cam cộng khổ, đoàn kết nhất trắ Bằng mồ hôi, xương máu của mình các dân tộc nước ta đã đoàn kết và cùng nhau xây đắp nên Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu đẹp
Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã chỉ rõ: vấn đề đại đoàn kết toàn dân là nhiệm vụ có
tắnh chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, đoàn kết dân tộc để cứu nước giành độc lập tự do Đoàn kết mọi lực lượng, không ngừng củng có khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở khối công nông liên minh do
Đảng lãnh đạo Người khang định: " Đoàn kết là lực lượng mạnh nhất của chúng
Trang 22
ta, ching ta phai doan két rong rai, chat ché"! va "Doan két chặt chẽ lực lượng trong
nước và ngoài nước, chúng ta khắc phục được mọi khó khăn một cách thắng lợi"? Nếu đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng cơ bản trong đồng bào các dân tộc chắnh là đáp ứng yêu cầu tự do, dân chủ của nhân dân lao động Cần tăng cường
khối đại đoàn kết toàn dân tộc một cách vững chắc, tranh thủ được rộng rãi các tầng
lớp trong đồng bào các dân tộc thì cách mạng thành công Đồng thời, đoàn kết cần đi liền với giáo dục tuyên truyền, đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn kết Hồ Chủ tịch luôn nhắc nhở mọi người cần phải khắc phục nhược điểm trong việc hoạch định chắnh sách, tuyên truyền chắnh sách và chấp hành chắnh sách
Trong cuộc đấu tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thù, Chủ tịch Hồ Chắ Minh chỉ
rõ: một trong những âm mưu phá hoại của chúng là: phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đó là một âm mưu hành động thâm độc quỷ quyệt nhất Do vậy, chúng ta phải đấu tranh lâu dài và gian khổ
Từ trước đến nay, các thế lực thù địch vẫn không ngừng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc của chúng ta bằng nhiều thủ đoạn, kắch động chia rẽ dân tộc nuôi dưỡng tư tưởng hẹp hòi nhằm chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân của cộng đồng
dân tộc Việt Nam Kẻ thù tìm mọi mánh khoẻ khoét sâu vào khó khăn của chúng ta,
mua chuộc cán bộ, kắch động chia rẽ giữa quần chúng và cán bộ, đặc biệt ở vùng
đồng bào các dân tộc thiểu số Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã căn đặn phải: "Đoàn kết thành một khối như ruột thịt " và "Đoàn kết rộng rãi và lâu dài, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố Trong chắnh sách đoàn kết cần phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc Phải lấy công tác mà củng cố đoàn kết Phải lấy đoàn kết mà đây mạnh công tác"Ý
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đoàn kết đân tộc có nội đung mới là đoàn kết để làm chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đoàn kết để cùng nhau xây dựng chế độ mới, đoàn kết cùng nhau xây dựng nền văn hoá mới và con người mới, thực hiện bình đẳng mọi mặt giúp các dân tộc anh em trong nước
Chủ tịch Hồ Chắ Minh khẳng định rằng: chủ nghĩa xã hội là nguyện vọng tha
thiết của nhân dân các thành phần dân tộc Việt Nam ta Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới
Trang 23
là sự đảm bảo vững chắc cho độc lập tự do của Tổ quốc, là sức mạnh làm nên sự phát triển toàn điện nhất, nhanh chóng nhất, rực rỡ nhất, đạt tới đỉnh cao nhất của cả
dân tộc Việt Nam Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới làm cho khối đại đoàn kết dân tộc
được củng cố vững chắc hơn, sâu sắc hơn không có thể nào chia cắt được
1.2.2.3 Tư tưởng Hồ Chắ Minh về phát triển kinh tế - văn hoá ở vùng dân rz
A tộc thiểu số
Phát triển kinh tế - văn hoá ở vùng dân tộc thiểu số được Hồ Chắ Minh đặc biệt
coi trong va coi đó là một bộ phận hợp thành của toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Tư tưởng xuyên suốt của Người về xây dựng và phát triển miền núi là làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chắnh trị, văn hoá, xã hội
Trên cơ sở xem xét cụ thể tình hình, đánh giá thực trạng của miền núi về tài nguyên, cư dân, con người và xã hội trong tiễn trình lịch sử, Hồ Chắ Minh đã chỉ rõ vị trắ, vai trò và tiềm năng của miễn núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Người chỉ rõ:
miên núi nước ta chiêm một vị trắ quan trọng đôi với quôc phòng, đôi với kinh tê # A 2
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta sống chủ yếu dọc theo tuyến biến giới Việt Nam với các nước; là cửa ngõ và đầu mối để phát triển kinh tế, giao lưu và tiếp biến văn hoá, xây dựng tình hữu nghị và hợp tác về mọi mặt Lợi thế này nếu tận dụng triệt để và hợp lý sẽ thúc đây sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế, văn hoá nhằm cải thiện đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số
Tuy nhiên, Chủ tịch Hồ Chắ Minh luôn nhắc nhở chúng ta phải quan tâm sát sao đến những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số Do điều kiện tự nhiên, địa lý
cách trở về giao thông liên lạc, lại thêm sự áp bức bóc lột của bọn đế quốc và phong kiến nên trình độ phát triển kinh tế- văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số còn
nhiều khó khăn, vẫn tồn tại những hủ tục, mê tắn dị đoan Người nói rằng: ỘNgày
nay đồng bảo rẻo cao được tự đo, bình đẳng không bị áp bức bóc lột như trước kia Nhưng đời sống vật chất và văn hoá chưa được nâng cao mấy" Vì vậy, Hồ Chắ Minh yêu câu: ỘĐồng bào các nơi khác, nhất là cán bộ từ khu đến huyện cần phải ra sức giúp đỡ đồng bào rẻo cao nhiều hơn nữaỢ? Bởi lẽ, theo Người, làm cách mạng
là giành độc lập dân tộc, mà độc lập rôi mà dân cứ đói rét, chỉ một bộ phận người
Trang 24
được hưởng hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì Bởi vậy, đồng bào, cán bộ cần chú ý giúp đỡ đồng bào rẻo cao vì ở đấy làm ăn khó nhọc hơn, văn hoá cũng chậm phát triển hơn và Người yêu cầu Đảng và Chắnh phủ phải có chắnh sách phát
triển kinh tế - văn hoá, tìm ra những biện pháp và bước đi thắch hợp để phát triển toàn diện, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, để đồng bào ai cũng được học
hành, ai cũng được làm chủ đất nước
- Nhiệm vụ và yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số
Phát triển kinh tế - văn hoá ở miền núi phải nằm trong tông thể quy hoạch của kinh tế cả nước Nó có yêu cầu chung và cụ thể trong từng thời kỳ Nhưng với những đặc điểm của miền núi, vùng dân tộc thiểu số ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã chỉ ra yêu cầu chung của phát triển kinh tế - văn hoá là: tăng cường đoàn kết và nâng cao đời sống đồng bào Theo Người, phải lấy nông nghiệp làm khâu đột phá tạo điều kiện và tiền đề phát triển công nghiệp hố sau này Trong nơng nghiệp cần phải tiến hành đồng bộ, kết hợp giữa các khâu phát triển hợp tác xã, tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Người nhận định: " Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm làm cho đồng bào địa phương khá hơn cả về vật chất lẫn tỉnh thần Sản
xuất phải toàn diện "! Tuỳ vào điều kiện của từng địa phương, nền nông nghiệp
miền núi phải được tỗổ chức trên cơ sở phản ánh đúng đặc thù, trình độ canh tác, tập
quán sản xuất mà phát triển cây lương thực, cây ăn quả hay cây công nghiệp Trong quá trình xây dựng phát triển nền kinh tế miền núi, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, Chủ tịch Hồ Chắ Minh rất coi trọng việc cải tiễn và áp dụng khoa học
kỹ thuật vào các ngành nông, lâm nghiệp, cải tiến công cụ, chống xói mòn Đây mạnh ngành chăn nuôi, nghề rừng và phát triển cây công nghiệp Kết hợp chặt chẽ công nghiệp địa phương, thủ công nghiệp và sản xuất chế biến
Mặt khác, Người nhắn mạnh đến việc phát triển giao thông, mở mang đường xá đến từng bản làng các dân tộc thiểu số sinh sống Bởi miền núi nước ta đo địa hình hiểm trở từ ngàn xưa, việc đi lại, giao thông gặp muôn vàn khó khăn Để nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần có đường giao thông thuận lợi Bên cạnh đó, phải xây dựng được những cơ sở y tê, mạng điện đên cho đông bào miên
Trang 25núi Điều đó sẽ mang lại hiệu quả phát triển kinh tế, đáp ứng những vấn đề xã hội, phát triển văn hoá, nang cao dan tri
Giải quyết được những vấn đề trên ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm
vụ khó khăn, lâu dài nhưng kết quả đạt được như thế nào chắnh là thước đo sự
phát triển kinh tế - xã hội; thước đo việc thực hiện chắnh sách đân tộc "bình đăng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộỢ của Nhà nước ta
Việc phát triển văn hoá ở miền núi, Hồ Chắ Minh đặc biệt nhắn mạnh sự nghiệp giáo dục, theo Người đó là một nhu cầu cần thiết, bức bách nhằm khắc phục sự lạc
hậu, chậm trễ của miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Do hậu quả của chế độ
thực dân phong kiến để lại dưới thời thực dân Pháp thống trị, số đông nhân dân
không được đi học, không biết chit , do vậy nay nước ta đã độc lập, dân ta được tu
do thì cần phải thanh toán cho hết nạn mù chữ Đó cũng chắnh là một giải pháp để
kinh tế, chắnh trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau Có như
vậy, đời sống văn hoá mới không ngừng được nâng cao, con em các dân tộc mới có điều kiện được tiếp cận với nền văn hoá khoa học kỹ thuật tiên tiến Đồng thời thông qua đó nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có trình độ khoa học kỹ thuật cũng như trình độ quản lý, đáp ứng yêu câù của công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - văn hoá miền núi
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, Hồ Chắ Minh rất coi trọng việc xây dựng các trường học tập trung học phô thông nội trú, vừa học vừa làm và Người khuyến khắch: ỘLoại trường đó rất tốt, cần giúp cho những trường đó phát triển đúng hướng, những tỉnh chưa có phải cố gắng mở những trường như thếỢ Mặt khác, phải đào tạo được một đội ngũ thầy cô giáo vững về chuyên môn, thực sự thương yêu học sinh là con em các dân tộc thiểu số Đội ngũ cán bộ này cần được hưởng một chắnh sách đãi ngộ xứng đáng và được tạo điều kiện tốt để phát huy năng lực và nhiệt tình trong công tác - có nhý vậy thì công tác văn hóa mới đến được với đồng bào các vùng sâu, vùng xa
- Bản sắc văn hoá dân tộc ta thể hiện rất đa dạng, xuyên suốt và thắm
đượm vào toàn bộ đời sống xã hội Nó có mặt ở khắp nơi trong văn hoá vật
Trang 26tách biệt, cô lập mà là một thành tố góp vào sự thống nhất của chỉnh thể văn
hoá dân tộc Việt Nam
Phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số phải mang tắnh bền vững, hài hoà, là điều kiện để phát triển văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Do vậy, Chủ tịch Hồ Chắ Minh cho rằng: mỗi dân tộc phải chăm lo và Ộchú ý phát huy cốt cách dân
tộcỢ Việc bảo lưu và phát triển văn hoá của từng dân tộc là một mục tiêu quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá miền núi, điều này có quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng, phát triển kinh tế - chắnh trị - an ninh quốc phòng của cả nước Người luôn luôn căn dặn phải chăm lo đến đời sống tỉnh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và nhấn mạnh cơng tác văn hố xã hội ở miền núi phải khẩn trương, tắch cực
Theo Người, cán bộ, chiến sĩ công tác ở vùng dân tộc thiểu số phải tôn trọng phong tục tập quán, tắn ngưỡng của bà con Nếu để cho đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ; chúng ta không hiểu đồng bào cần gì, muốn gì; văn hố truyền
thống khơng được bảo tồn, mai một dần; khoa học - kỹ thuật thấp kém là làm nghèo nàn nền văn hoá dân tộc Việt Nam
Đồng bảo các dân tộc thiểu số có những truyền thống văn hoá quý báu cần giữ
gìn và phát triển, song mặt khác hiện vẫn tồn tại những hủ tục và mê tắn Bác
thường nhắc nhở: Vệ sinh còn kém, lấy vợ chồng quá sớm Những hủ tục khác như cúng bái, ma chay còn nhiều Có nơi nuôi gà, nuôi lợn được bao nhiêu giết dé
cúng gần hết Đó là hiện tượng xã hội tiêu cực, nhưng đã bám rễ, ăn sâu vào lỗi
sống, nếp nghĩ của bà con, trở thành phong tục tập quán lâu đời cần phải cải tạo, làm dần dần, bền bỉ chứ không thể chủ quan nóng vội
1.2.2.4 Tư tưởng Hè Chắ Minh về chắnh sách cán bộ dân tộc thiểu số
Trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng lâu dài, gian khổ của nhân dân ta có sự đóng góp đáng kế của đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số Nhận thức sâu sắc
tình hình thực tế và tầm quan trọng chiến lược của miền núi, vùng dân tộc thiểu số, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã luôn coi trọng việc thực hiện chắnh sách cán bộ,
Người xác định đây là một trong những nguồn lực của sự phát triển vùng dân tộc
Trang 27- Tiêu chuẩn cán bộ dân tộc thiếu số
Theo Hồ Chắ Minh, xây dựng một đội ngũ cán bộ vùng đân tộc thiểu số đủ tiêu
chuẩn là trách nhiệm của toàn xã hội Bên cạnh những yêu cầu chung của người cán
bộ cách mạng thì theo Người, đội ngũ cán bộ ở vùng dân tộc thiểu số cần phải quan
tâm đến các tiêu chuẩn như sau:
Một là, người cán bộ phải có đạo đức cách mạng Đây là yêu cầu đầu tiên, là điểm xuất phát vì đạo đức là gốc của người cán bộ Ộkhông có gốc thì cây héoỢ Điều này càng đặc biệt quan trọng khi mà đồng bào dân tộc thiểu số thường
cảm nhận một cách trực quan, trực tiếp về cách mạng thông qua người cán bộ
cụ thể sinh sống và làm việc ở bản làng mình
Hai là, người cán bộ phải tuyệt đối trung thành với cách mạng Sở dĩ như vậy, vì cán bộ hoạt động ở vùng núi, biên giới cán bộ vùng dân tộc thiểu số phải đối phó thường xuyên với mọi thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù và phỉa chịu đựng những khó khăn thiếu thốn Do vậy, tiêu chuẩn trung thành với cách mạng là điều thiết yếu của cán bộ nói chung và đối với vùng dân tộc thiểu số nói riêng
Ba là, người cán bộ phải gắn bó mật thiết với dân, một lòng một dạ phục vụ
nhân dân, kắnh trọng dân, được dân yêu, phục và tắn theo Điều này sẽ giúp cho việc thắt chặt mối quan hệ giữa Đảng, chắnh quyền, đoàn thé với nhân dân
Bốn là, người cán bộ phải có năng lực, trình độ hiểu biết nhất định để giải thắch
cho đồng bào dân tộc thiểu số hiểu, hướng dẫn họ thực hiện các nhiệm vụ ở địa
phương
Năm ià, người cán bộ phải có phong cách phong tác tốt, năng lực lãnh đạo thắch
ứng với điều kiện của địa bàn và trình độ cư dân vùng mình công tác - Đào tạo, bôi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số
Chủ tịch Hồ Chắ Minh trong suốt cuộc đời hoạt động và lãnh đạo cách mạng của
mình luôn luôn quan tâm đến công tác đào tao, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ người dân tộc thiểu số nói riêng Người đã đắch thân đào tạo bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ của Đảng và Nhà nước Ngay từ những năm 1925 - 1926, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã thành lập trường Tuyên truyền và mở những lớp huấn luyện cán bộ đầu tiên ở nước ngoài làm hạt nhân cho phong trào cách mạng và chuẩn việc cho việc thành lập Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, trong số những cán bộ đó có một số là người
Trang 28Đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số, Hồ Chắ Minh luôn
căn dặn và yêu cầu làm công tác cán bộ phải đứng vững trên quan điểm của giai cấp công nhân mà biểu hiện cụ thể là nắm vững đường lối, chắnh sách của Đảng, phải có đạo đức cách mạng Chắnh trị, tư tưởng đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân là lĩnh vực được Hồ Chắ Minh đặc biệt quan tâm trong việc đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc nói riêng Là công dân trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cán bộ dân tộc phải nắm vững lý luận cách mạng, nắm đường lối cách mạng chung và chắnh sách dân tộc của Đảng
Theo Chủ tịch Hồ Chắ Minh, cán bộ vùng dân tộc thiểu số có hai bộ phận cấu thành: cán bộ tại chỗ - cán bộ địa phương là con em của đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ ở nơi khác đến - từ xuôi lên, cán bộ dân tộc Kinh Người luôn luôn nhắc nhở: cách mạng là sự nghiệp của quan chúng nhân dân, đối với vùng dân tộc là cán bộ người dân tộc thiểu số - lực lượng tại chỗ Nếu coi nhẹ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này sẽ không thể đưa miền núi, vùng dân tộc tiến lên một cách vững chắc Cán bộ từ nơi khác đến có thể giúp đỡ chứ không nên và không thể làm thay cán bộ người dân tộc thiểu số Vì chắnh họ là người hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng cũng như phong tục tập quán của dân tộc mình Còn cán bộ ở xuôi lên phải yên tâm công tác, tắch cực công tác để làm gương cho nhân dân địa phương
Người phân tắch rõ ưu điểm và khuyết điểm của cán bộ người dân tộc thiểu số | cũng như cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số Do đó, để đảm bảo hiệu quả công tác, tất yếu phải kết hợp hài hoà giữa cán bộ dân tộc thiểu số với cán bộ miền xuôi lên công tác ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số
+ Đào fạo, bồi dưỡng cán bộ phải thiết thực, cụ thể và thường xuyên
Chủ tịch Hồ Chắ Minh rất chú ý đến việc giáo dục trình độ lý luận về chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời đi đôi với việc trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng Song, Người luôn nhắc nhở là lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học phải gắn liền với làm Đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vùng dân tộc, Người lưu ý là phải thiết thực, cụ thể, ngắn gọn, tránh nói tràng giang đại hải, học nhưng không hiểu
Hồ Chắ Minh chủ trương đào tạo, huấn luyện cán bộ dân tộc thiểu số gắn với bố
Trang 29là con em của đồng bào dân tộc thiểu số Người nói, đào tạo cán bộ người dân tộc là
để sử dụng họ Muốn sử dụng được tốt thì phải giao cho họ những nhiệm vụ cụ thê trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đề bạt, cất nhắc và giao cho họ những nhiệm vụ khó hơn nếu họ thể hiện phẩm chất và năng lực tốt
Để sử dụng có kết quả phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và có kế
hoạch; cần quan tâm bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ dân tộc thiểu số Người rất nghiêm
khắc phê bình biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự t¡ dân tộc, tắnh cục bộ địa phương trong công tác cán bộ
Hồ Chắ Minh hết sức coi trọng vai trò của cán bộ nữ, Người phê bình những địa phương, những cơ quan, đơn vị chưa coi trọng việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ nữ người dân tộc thiểu số Trong Hội nghị truyên giáo miền núi năm 1963, khi biết trong số 200 đại biểu chỉ có 5 phụ nữ, trong 5 phụ nữ không có
phụ nữ dân tộc thiểu số, Người nói: ỘIrong mọi mặt hoạt động cách mạng, phụ nữ
các dân tộc thiểu số đều có đóng góp lớn lao, một cuộc họp như thế này mà quên mắt vai trò của phụ nữ, thì chắc chắn ở các địa phương các chú cũng quên mat vai trd phu niỖ Nam 1964, Nguoi ra chỉ thị ỘĐảng uỷ các cấp ở miền núi phải ra sức phát triển Đảng viên và đoàn viên nữ, cần phải đào tạo và giúp đỡ cán bộ phụ nữ các dân tộc Đó là nhiệm vụ mà Trung ương và Bác giao cho các đồng chắ phải làm cho tốtỢ
+ Đào tạo, bôi dưỡng cán bộ trước hết phải nâng cao trình độ văn hoá, phải coi trọng công tác giáo đục
Theo Chủ tịch Hồ Chắ Minh, xây dựng một đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đủ tiêu chuẩn là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là Đảng và Chắnh phủ phải luôn quan tâm chăm lo tới công tác cán bộ vùng dân tộc; có chủ trương, chắnh sách ưu
tiên, khuyến khắch trong đào tạo, bồi dưỡng và cất nhắc cán bộ vùng dân tộc thiểu
số Chú trọng đào tạo cho từng dân tộc có những cán bộ vững vàng về chắnh trị và am hiểu về chuyên môn là điều mà Chủ tịch Hồ Chắ Minh hằng quan tâm Chắnh đội ngũ cán bộ này đã gắn bó chặt chẽ với đồng bào, với quê hương; phấn đấu thực hiện đường lối, chắnh sách của Đảng và Nhà nước nên đã làm thay đổi sâu sắc mọi mặt trong đời sông kinh tê, văn hoá, xã hội ở vùng đông bào dân tộc thiêu sô
Trang 30
Trong dao tao, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, Hồ Chắ Minh đề cao việc học văn hoá, khoa học kỹ thuật và nâng cao tổ chức chỉ đạo thực hiện Theo Người, học văn hoá là để xây đựng chủ nghĩa xã hội, để làm kinh tế, chắnh trị, văn hoá Hồ Chắ
Minh rất coi trọng thực chất công tác đào tạo cũng như thực chất giá trị của người được đào tạo Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý người dân tộc thiểu
số được đặc biệt chú ý nâng cao trình độ văn hoá, đây mạnh việc giáo dục lý luận chắnh trị, kiến thức về khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, kiến thức về quản lý; cần bố trắ
các đồng chắ cán bộ người dân tộc phù hợp với năng lực, sở trường của anh chị em Khéo léo kết hợp sự hợp tác giữa cán bộ người Kinh và cán bộ dân tộc dé bỗ sung
cho nhau trong quá trình thực hiện công việc Do đó, việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số có chất lượng, có trình độ và năng lực
là việc làm thường xuyên để có nguồn bổ sung bố trắ phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng
+ Phải xây dựng loại trường phù hợp với các vùng dân tộc và miền múi
Trong Hội nghị tuyên giáo miền núi năm 1963, Chủ tịch Hồ Chắ Minh nói:
ỘHiện nay có hơn 30 trường thanh thiếu niên dân tộc vừa học vừa làm để đào tạo cán bộ địa phương vừa có văn hoá, vừa có kỹ thuật, vừa lao động giỏi Loại trường
đó rất tốt, cần giúp cho những trường đó phát triển đúng phương hướng đây là trường học để đào tạo cán bộ Bây giờ nhiều tỉnh đã có, những tỉnh chưa có phải
cố găng mở những trường như thếỢ!, Trong bài nói chuyện với cán bộ và học sinh
trường Sư phạm miền núi Nghệ An năm1961, Người nói: ỘThế nào là học tập tốt? Học tập tốt là chắnh trị, văn hoá đều gắn liền với lao động sản xuất, không được đông dài
Mục đắch học dé lam kinh tế, chắnh trị, văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với
nhau Học để làm gì nữa? để xây dựng chủ nghĩa xã hộiỢ
Thực hiện điều mong muốn của Chủ tịch Hồ Chắ Minh đối với đồng bào các dân tộc, lo đào tạo tốt cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số Đảng và Nhà nước ta đã chú
trọng việc đây mạnh giáo dục phố thông, xây dựng mạng lưới trường đào tạo đặc
biệt cho cán bộ người dân tộc như việc kiện toàn hệ thống trường học, các chương trình được chú ý sao cho sát trình độ và nhiệm vụ chắnh trị ở vùng dân tộc Trong
' HCM, Sdd, Tập 11, Tr 132, 133
Trang 31nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chắnh sách thiết thực nhằm nâng cao trình độ văn hố, thơng tin, đây mạnh phong trào văn hoá quần chúng; đây
mạnh công tác giáo dục, coi việc đào tạo đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số là việc làm cấp bách Đồng thời có những chắnh sách ưu tiên cụ thể để tạo điều kiện cho con em các dân tộc được học tập tại các trường đại học, cao đăng, trung cấp,
đưa đi đào tạo học tập tại nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của cách mạng trong giai đoạn hiện nay và để tiếp tục thực hiện thật tốt mong muốn của Chủ
tịch Hồ Chắ Minh |
Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới thì đội ngũ cán bộ vùng dân tộc vẫn còn thiếu và yếu:
- Một là, số cán bộ khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội có trình độ học vấn cao
còn hạn chế Một số cán bộ cấp cơ sở vùng dân tộc do trình độ yếu, chưa năng động, nhạy cảm nên kém tiếp thu và hạn chế việc chuyển tải những chủ trương, chắnh sách của Đảng và Nhà nước xuống cơ sở
- Hai là, cán bộ chủ chốt cấp xã, phường như bắ thư, chủ tịch, phó chủ tịch, chủ
nhiệm HTX nông nghiệp do trình độ hạn chế nên lúng túng trong việc tô chức,
chỉ đạo, quản lý kinh tế |
- Ba là, do đặc điểm của từng vùng, từng miền khác nhau nên việc bồ trắ cán bộ
gặp nhiều khó khăn, song chắnh sách cán bộ đặc biệt ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đúng mức Cán bộ vùng sâu vùng xa thì ngại đi đào tạo, học tập bồi dưỡng: còn bản thân một số cán bộ chủ chốt cấp xã, phường thì không thắch làm công tác Đảng, muốn làm công tác chắnh quyên Tình trạng lãng phắ nhiều cán bộ đã được đào tạo rất phổ biến
- Bốn là, về công tác; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế Việc lựa chọn cán bộ theo từng chức danh để đưa đi đào tạo còn nhiều bất cập
Năm là, hiện nay, ở vùng dân tộc số lượng cán bộ công tác trong ngành tài chắnh, ngân hàng, kinh tế đối ngoại, giáo viên tiêu học, cán bộ y tế cơ sở, cán bộ lâm nghiệp là người dân tộc thiểu số rất ắt và hạn chế về trình độ
Trang 32Một là, đổi mới nhận thức của các cấp, các ngành về công tác cán bộ vùng
dân tộc trong tình hình mới nhăm nhanh chóng xây dựng một chiến lược về
công tác cán bộ dân tộc thiểu số cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội các dân tộc trong chiến lược chung của Đảng và Nhà nước
Hai là, phải thường xuyên điều tra, rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số; xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ; xác định nguồn tuyển chọn cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo số và chất lượng
Ba là, đa đạng hóa các loại hình đào tạo và đổi mới phương thức đào tạo cán bộ ở vùng dân tộc cho thắch hợp Phải luôn đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo
hướng cập nhật, hiện đại; phù hợp với chức danh cán bộ và từng địa bàn vùng dân tộc thiểu số
Bốn là, đào tạo cán bộ phải gắn với quy hoạch cán bộ; đồng thời phải kết hợp với sử dụng cán bộ và đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng quản lý cán bộ vùng dân
tộc thiểu số
Năm là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vùng dân tộc thiểu số phải gắn liền với quá trình tự rèn luyện, tu đưỡng phấn đấu của mỗi cán bộ
Chắnh sách cán bộ vùng dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng được Đảng
và Nhà nước chú trọng, quan tâm Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ ở vùng dân tộc
là vấn đề khó, phức tạp bởi mỗi con người có những hoàn cảnh khác nhau với
những đặc điểm thể chất, tâm lý khác nhau Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là một vấn đề khoa học, phải có chủ trương, biện pháp để tạo ra được một
Trang 33Chương 2
QUAN DIEM, DUONG LOI, CHINH SACH CUA DANG VA NHÀ NƯỚC
VIET NAM VE VAN DE DAN TOC
2.1 BAC DIEM CO BAN CUA CONG DONG CAC DAN TOC VIET NAM 2.1.1 Các dân tộc ở Việt Nam có tỷ lệ số dân không đều và sống xen kế với
nhau
Theo thống kê đân số năm 2009, ở Việt Nam, trong số 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm đa số với 86,2% Còn 53 dân tộc chỉ chiếm 13,8%, được gợi là các dân tộc
thiểu số Giữa các dân tộc thiểu số, tỷ lệ số dân cũng rất khác nhau: |
Hiện có năm dân tộc (Tày, Thái, Mường, Khơ me, Hồmông) có số dân trên l triệu người; Có ba dân tộc (Hoa, Nùng, Dao) có số dân từ 60 vạn tới dưới l1 triệu người; Có 10 dân tộc (G1a rai, Ê đê, Hrê, Ba na, Sán chay, Chăm, Cơ ho, Xơ đăng, Sán diu, Mnông) có số dân từ 10 vạn tới 50 vạn người; Có 19 dân tộc có số dân từ 10.000
người tới 10 vạn người; Có 11 dân tộc có số đân từ 1.000 người tới 10.000 người;
Có dân tộc có số dân đưới 1.000 người
Tắnh chất cư trú của các dân tộc ở nước fa rất phân tán và xen kẽ, được thể hiện
như sau:
- Cư dân của một dân tộc cư trú ở nhiều tỉnh
- Trên địa bàn một tỉnh, huyện, xã và tới thôn bản có nhiều thành phần dân tộc
Hiện nay, trên địa bàn một tỉnh có hàng chục thành phần dân tộc cùng chung sống (các tỉnh ở Tây Nguyên; các tỉnh miền núi phắa Bắc) Có nhiều dân tộc cư dân sống phân tán ở nhiều tỉnh (người Mường cư trú ở 7 tỉnh; người Tày ở 11 tỉnh; người Thái ở 8 tỉnh; người Chăm ở 7 tỉnh; người Hmông ở 12 tỉnh; người Dao ở l7 tỉnh )
Sự cư trú phân tán, xen kẽ của cư dân các dân tộc đã tạo điều kiện để các dân
tộc giao lưu về văn hóa, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc, nhưng cũng làm nảy sinh vấn đề trong quan hệ giữa dân tộc này với dân tộc khác Nguyên nhân là do trình độ phát triển còn chưa đều nhau, phong tục tập quán có sự khác biệt
Trang 342.1.2 Các dân tộc phân bố trên địa bàn rộng lớn, có vị trắ quan trọng về chắnh trị, kinh tế và quốc phòng
Ở Việt Nam, dân tộc đa số (dân tộc Kinh) sống chủ yếu ở đồng bằng, các dân
tộc thiểu số sống chủ yếu ở vùng biên giới, miền núi Đây là khu vực rộng lớn,
chiếm tới 2/3 diện tắch của cả nước, và có vị trắ quan trọng về nhiều mặt
- Về chắnh trị Việt Nam có đường biên giới trên đất liền chung với Trung
Quốc, Lào, Campuchia, với chiều dài khoảng 4.000 km Dọc theo đường biên giới có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống Các dân tộc ở đây đều có đồng tộc thuộc các nước láng giềng ở bên kia biên giới Đặc điểm này chỉ phối, tác động trực tiếp,
nhiều mặt tới vấn đề về chắnh trị, kinh tế và quốc phòng của đất nước
- Về kinh tế Ở miền núi, địa bàn có chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất đai, rừng, nguồn nước Điều kiện khắ hậu ở đây có thể phát triển các loại cây dược liệu, cây công nghiệp
Dọc tuyến biên giới nước ta có nhiều cửa khẩu thông thương với các nước láng giềng Đây là điều kiện rất tốt để giao lưu về kinh tế
- Về quốc phòng Biên giới, vùng miễn núi từ bao đời đã là phên dậu của quốc gia Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi đã từng là căn cứ cách mạng như ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Nam Bộ, Đồng Tháp Mười Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, vùng núi, vùng biên gidi - noi cu trú đông đồng bào dân tộc thiểu số có vị trắ rất quan trọng trong an ninh, quốc phòng
2.1.3 Các dân tộc ở nước ta có lịch sử găn bó lâu đời trong đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng cộng đồng dân tộc thống nhất
Sự gan bó giữa các dân tộc ở nước ta được thê hiện ở những điểm như sau: - Một số dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử Chẳng hạn như: nhóm Việt Mường Người Việt, người Mường có cùng nguồn gốc là người Việt Cổ - Lạc Việt, chủ nhân
của nên văn hóa Đông Sơn Quá trình tách nhóm Việt - Mường thành các dân tộc đã diễn ra vào cuối thiên niên kỷ I, đầu thiên niên kỷ II sau Công nguyên
- Các dân tộc gắn bó, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất Trong điều kiện
tự nhiên khắc nghiệt, các dân tộc đã hòa hợp, dựa vào nhau, giúp đỡ nhau để vượt qua hiểm họa của thiên tai như bão lũ, hạn hán
Trang 35- Các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Nhân dân ta phải liên tục chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc; đấu tranh chống các thế lực đế quốc như Pháp, Nhật, Mỹ Trong hoàn
cảnh cụ thể, sự đoàn kết, gan bó giữa các dân tộc đã trở thành yếu tố truyền thống,
tạo được sức mạnh to lớn giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua được những hiểm họa thiên tai và chiến tranh
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đạt đoàn kết các dân tộc là chắnh sách
đúng đắn để tạo ra sức mạnh tông hợp trong xây dựng và phát triển đất nước
2.1.4 Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không
đều nhau
Sự phát triển không đều về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là tình trạng phổ
biến ở các quốc gia đa dân tộc Ở Việt Nam, tình trạng phát triển không đều về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc được thể hiện như sau: |
- Về xã hội
Các dân tộc ở vùng đồng bằng (Kinh, Chăm, Khơ me): Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, đồng thời sớm được tiếp thu các yếu tổ văn minh, hiện đại, nên có đời
sống văn hóa - xã hội tương đối phát triển Một số dân tộc ở Tây Nguyên, miền núi vùng cao phắa bắc và Trung bộ còn chịu ảnh hưởng tàn dư của thời kỳ phong kiến sơ kỳ Phần lớn các dân tộc thiểu số còn chịu ảnh hướng tàn dư của thời kỳ tiền phong kiến
- VỀ kinhtế
Một số dân tộc còn sống dựa vào săn băn, hái lượm (dựa vào nguồn thức ăn tự
nhiên) Hầu hết các dân tộc đã có các loại hình kinh tế sản xuất như sản xuất nương rẫy, làm ruộng nước Sự phát triển kinh tế không đều nhau giữa các vùng, giữa các
dân tộc là do nguyên nhân lịch sử để lại (chiến tranh, chắnh sách của chế độ cũ); mặt khác do hoàn cảnh, điều kiện sống tự nhiên chỉ phối
2.1.5 Sắc thái văn hóa các dân tộc ở nước ta rất phong phú, đa dạng
Văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện tự
Trang 36- VỀ ngôn ngữ
Có các dòng ngôn ngữ như sau:
Một là, đòng Nam Á có các nhóm: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường: có các dân tộc Việt (Kinh), Mường, Thỏ, Chứt
Hai là, nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ me: có các dân tộc Khơ me, Ba na, Xơ đăng, Cơ ho, Hrê, Mnông, Xtiêng, Bru - Vân kiều, Cơ tu, Giẻ - Triêng, Mạ, Khơ mú, Tà ôi, Chơ ro, Kháng, Xinh mun, Mảng, Brâu, Ở đu, Rơ măm
Ba là, nhóm ngôn ngữ Tày - Thái: có các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao
Lan - Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bồ Y
Bốn là, nhóm ngôn ngữ HẼmông - Dao: có các dân tộc Hmông, Dao, Pà thẻn Dòng Nam Đảo (Malayô - Polinêxia): có các dân tộc Chăm, Chu ru, Gia rai, Ê đê, Raglai
Năm là, dòng Hán - Tạng Nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma: có các dân tộc Hà
nhì, La hủ, Phù lá, Lô lô, Cống, Si la Nhóm ngôn ngữ Hán: có các dân tộc Hoa,
Ngái, Sán Dìu
Ngoài ra còn có một số ngôn ngữ khác được gọi là Kađai, gồm các dân tộc La
chắ, Cơ Lao, La ha, Pu péo
- Về nhà cửa
Có nhiều loại, như: Nhà sàn: của các dân tộc Tày, Thái, Mường, Dao Nhà dài:
của một số đân tộc ở Tây Nguyên Nhà rông: của một số dân tộc ở Tây Nguyên
Nhà đất: phổ biến ở một số dân tộc: Kinh, HẼmông
- Về trang phục Áo dài của người Kinh Váy của người Hồmông Quần áo của người Tày khác với người Thái, người Dao, người Gựa rai, Ê đê
- Về làng bản Mỗi dân tộc có hình thái tổ chức làng bản riêng, được thể hiện như:
+ Làng của người Kinh thường từ vài chục đến hàng trăm gia đình Mỗi làng có các dòng họ khác nhau Nhiều làng hợp lại thành một xã (một xã có thể gồm hai, ba, năm làng)
Trang 37+ Buôn của người Ê đê có từ vài chục tới vài trăm nóc nhà Mỗi buôn có địa
vực riêng
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Trong quá trình phát triển, xu thế chủ đạo, hợp quy luật là các dân tộc hòa hợp, thống nhất, đoàn kết, tương trợ nhau để cùng phát triển Những đặc điểm trên là cơ sở thực tiễn trong việc định ra chắnh sách cho phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn của cách mạng nước ta
2.2 NHUNG VAN ĐÈ CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH DÂN TOC CUA DANG CONG SAN VIET NAM
2.2.1 Quan điểm, đường lối, chú trương và chắnh sách dân tộc của Đảng ta trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc
2.2.1.1 Trong thời kỳ đấu tranh giành chắnh quyền cách mạng 1930 -1945
Việt Nam là một quốc gia dân tộc, có nhiều cộng đồng tộc người (ethni), ngoài dân tộc Kinh, còn có nhiều dân tộc thiểu số, tập trung ở các miền rừng núi rộng lớn
chiếm hơn 40% diện tắch toàn quốc, nhất là ở miền thượng du Bắc Bộ và Tây Nguyên, Trung Bộ Trong trường kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước, ý thức cộng đồng quốc gia dân tộc (nation) đã sớm hình thành, ngày càng củng cố và phát triển
Từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước Việt Nam, sử dụng bọn phong kiến phản động để thống trị và bóc lột đồng bảo các dân tộc Chắnh sách của chúng là đánh sưu cao, thuế nặng, duy trì những hình thức bóc lột phong kiến, chia rẽ các
dân tộc này với dân tộc khác, chia rẽ các dân tộc thiểu số với dân tộc Kinh; đầu độc các dân tộc bằng thuốc phiện, rượu, v.v Tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều bị áp
bức về chắnh trị, bóc lột về kinh tế, kìm hãm về văn hóa Trong khi đó, trình độ phát triển giữa các dân tộc vốn không đều nhau Kinh tế miền rừng núi là kinh tế tự nhiên, có tắnh chất tự cung tự cấp Lối canh tác còn thô sơ, dụng cụ thiếu thốn, tiêu
công nghệ và thương mại chưa phát triển; còn nhiều tập quán lạc hậu Hiện tượng
mê tắn, đị đoan vẫn tồn tại trong nhân dân Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam đã đã sử dụng các vũ khắ tư tưởng phong kiến và tư sản, đoàn kết và anh đũng đấu tranh chống chủ nghĩa thực đân với tinh thần Ộngười trước ngã, người sau đứng dậyỢ, nhưng rốt cuộc đều thất bại
Trang 38thoát khỏi "nhà tù của các dân tộc" Cách mạng tháng Mười đã nêu tắm gương sáng
về sự giải phóng dân tộc bị áp bức, đã "mở ra trước mắt họ (hời đại cách mạng
chống để quốc, thời đại giải phóng dân tộc",
Trong lòng chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành nên
những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam với với thực dân Pháp và tay sai phản động Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng và đấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tắnh chat, da dang về nội dung và hình thức Trái lại, sự xung đột, đấu tranh về quyền lợi riêng của mỗi giai cấp trong nội bộ dân tộc được giảm thiểu và không quyết liệt như cuộc đấu tranh dân tộc Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ vấn để này, rằng: "Cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu Điều đó không thể chối cãi được" Nguyễn Ái Quốc nhận
thay độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của tất cả các dân tộc ở thuộc địa Năm 1919,
Người gửi tới Hội nghị Vecxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm, đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân đân Việt Nam Để đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thành công, Người chủ trương thực hiện chắnh sách đại đoàn kết dân tộc, coi
tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều là Ộcon đân nước ViệtỢ, Ộcon Rồng cháu TiênỢ,
không phân biệt dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, người tắn ngưỡng với người không tắn ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Đường lối, quan điểm giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng thể hiện trong Chánh cương văn tắt, Sách
lược văn tắt, Điều lệ tóm tắt, hướng nhân dân các dân tộc vào cuộc đấu tranh Ộlàm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự doỢ
Từ tháng 10-1930, với Luận cương chắnh trị của Đảng Cộng sản Đông Duong (Du án cương lĩnh), nguyên tắc cơ bản của Đảng là bảo đảm quyền dân tộc tự quyết, quyền bình đẳng giữa các dân tộc Tuy nhiên van đề dân tộc nói chung từ lúc này được giải quyết trên tồn Đơng Dương
Trong Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (6-1932), quan điểm, đường lối dân tộc của Đảng thê hiện qua việc xác định ỘNhững yêu cầu của các dân tộc thiêu sô ở Đông DươngỢ Đảng cho rắng:
Trang 39
Từ lúc Đông Dương bị chiếm cit, dé quéc chi nghia van thi hanh chinh sdch chia ré va duy trì lòng ác cảm của dân tộc này đối với dân tộc khác Đế quốc chủ nghĩa chiếm đoạt đất đai của các dân tộc ở miễn núi không chịu quy phục Đế quốc dã man bắn giết đàn áp thắng tay, có bịt mắt bưng tai họ lại Các dân tộc nhỏ yếu ở
Đông Dương dốt nát chậm chễ, không phải vì bản tánh của họ, mà chắnh vì chắnh
sách dã man của để quốc Đảng kêu gọi các dân tộc thiểu số đồng đấy lên:
- Đánh đỗ chắnh sách chia rẽ, chắnh sách gây oán sinh thù của đế quốc chủ nghĩa!
- Chống sự cướp đất và cướp rừng
- Bỏ hết các lệ làm công sưu và công ắch cho bọn phong kiến lớn và nhỏ Đánh đuổi hết các bọn phong kiến và bọn tù trưởng đã bán mình làm tôi tớ cho dé quốc Bầu ra những ủy ban nông danỖ
z A Đại hội lần thứ I của Đảng (3-1935) ra nghị quyết về công tác đân tộc thiểu số Đại hội nhắn mạnh: ỘMột điều thắng lợi cho cộng sản chủ nghĩa nữa là: công nông các dân tộc thiểu số chẳng những đã vào hàng ngũ Đảng Cộng sản và các đoàn thé
cách mạng khác do Đảng chỉ đạo mà thôi, mà họ đã giữ một địa vị rất quan trọng
trong các cơ quan chỉ đạo từ hạ cấp cho tới thượng cấp (như Xứ uỷ người Lào, người
Thổ) Đại hội chắc chắn rằng ở các xứ và các miền dân tộc thiểu số đã có điều kiện
khách quan sẵn sàng cho sự phát triển cách mạng vận động, Đảng Cộng sản cần tổ chức công nông thêm vào hàng ngũ tranh đấu để nâng cao điều kiện chủ quan và để làm cho quá trình phát triển cách mạng ấy mau tới trình độ cao rộng thêmỢ
Đại hội tiếp tục khẳng định khẩu hiệu Ộcho các dân tộc được quyền tự quyếtỢ đã đề xướng năm 1932 trong Chương trình hành động của Đảng và đã được Quốc tế Cộng sản hoàn toàn đồng ý Đại hội yêu cầu các đảng bộ giải thắch cho quần chúng lao động Việt Nam và các dân tộc thiểu số ý nghĩa quan trọng của khẩu hiệu
Ộquyền dân tộc tự quyếtỢ và tầm quan trọng của sự liên hợp các dân tộc với nhau để
chống đế quốc xâm lược Đại hội khăng định:
Ộa) Đảng Cộng sản thừa nhận cho các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn Đảng chống chế độ thuộc địa, chống hết các hình thức trực tiếp và gián tiếp đem dân tộc này đàn áp và bóc lột dân tộc khác
Trang 40
b) Sau khi đánh đỗ được ách đề quốc Pháp ra khỏi xứ Đông Dương rồi, các dân tộc có quyền tự quyết, nghĩa là tuỳ theo ý chắ của họ, họ muốn theo Liên bang Cộng hồ Xơviết Đơng Dương, hoặc muốn lập ra nhà nước độc lập, muốn theo chắnh thể nào cũng được, chắnh phủ Xôyviết công nông binh Đông Dương quyết không can thiệp và ngăn trở
c) Đảng Cộng sản quyết không bao giờ chủ trương bắt buộc các dân tộc hồn tồn thốt ly Liên bang Cộng hoà Xôviết Đông Dương Trái lại phải luôn luôn giải thắch cho các dân tộc sự cần thiết và lợi ắch liên hợp đệ huynh các dân tộc ở Đông Dương với nhau để củng cố chắnh quyền Xôyiết, tăng lực lượng cách mạng, chống
các quân thù giai cấp, hợp tác kiến thiết kinh tế Xôviết, dự bị chuyền biến cuộc cách
mạng tư sản dân quyền sang cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa để kiến thiết xã hội chủ nghĩa (là bước đầu của cộng sản chủ nghĩa)
d) Sự liên hợp đệ huynh phải lấy nguyên tắc chân thật, tự do và bình đẳng cách
mạng mà làm căn bản, nghĩa là mọi dân tộc có quyền tự do vào hay ra Liên bang Cộng hoà Xô-viết, chớ các dân tộc mạnh không được dùng võ lực ép các dân tộc
yếu vào, ra Các dân tộc vào liên bang được hưởng quyền lợi và chịu trách nhiệm
như nhau Mỗi dân tộc trong liên bang lại có quyền tự trị, nghĩa là được giải quyết
lay van dé dia phuong chi quan hé đến dân tộc mình, được dùng tiếng mẹ đẻ của
mình trong sinh hoạt chắnh trị, kinh tế và văn hóa của mình, được lấy rành người trong dân tộc mà quản lý lấy các cơ quan chắnh trị và kinh tếỢ,
Đại hội lần thứ nhất của Đảng (3-1935) khẳng định lực lượng cách mạng của
các dân tộc thiểu số rất to lớn lớn ỘCuộc dân tộc giải phóng của họ là một bộ phận
quan trọng trong cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dương, bộ phận của cuộc thế giới cách mạngỢ Việc xem thường công tác trong các dân tộc thiểu số Ộlà một lầm lỗi chắnh trị rất to lớnỢ, làm cho Mặt trận phản đế yếu đuối, ngăn trở cuộc cách mạng Đông Dương mau thành công Đại hội bắt buộc các đảng bộ phải thực
hiện những nhiệm vụ như sau:
Ộ1, Các đảng bộ cần đem các bản chương trình của Đảng, của Quốc tế Cộng sản, của Tổng Công hội đỏ Đông Dương và Liên hợp Công hội thợ nông nghiệp và của Thanh niên Cộng sản Đồn phơ biên và thi hành trong các dân tộc thiêu sô