1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả dạy và học môn giáo dục công dân ở một số trường trung học phổ thông thuộc quận cầu giấy hà nội

83 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 8,95 MB

Nội dung

Trang 1

tH 9940015 Ñ

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC

ĐỀ TÀI: ,

NANG CAO HIEU QUA DAY VA HOG

MON GIAO DUC CONG DAN 0 MOT SO TRUONG

TRUNG HOC PHO THONG THUOC QUAN CAU GIAY HA NOI

Trang 2

LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1 Phạm Thị Huyền Ngân 2 Bùi Thị Phong Huyễn 3 Nguyễn Thị Lương 4 Trân Thị Lan Lớp : Giáo dục chính trị - K26

Khoa : Tâm lý - Giáo dục

Trang 3

DANH MUC CAC TU VIET TAT CNXH.: ĐHSPHN GDCD GD- ĐT NXB NXBGD NXBDHSP : SGK THPT THPTDL XHCN : Chủ nghĩa xã hội

: Đại học Sư phạm Hà Nội

: Giáo dục công dân

Trang 4

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng XHCN, giáo dục

và đào tạo đã được chúng ta xây dựng là quốc sách hàng đầu để nâng cao

dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Ở bậc phổ thông nước ta hiện

nay, giáo dục ngoài mục tiêu trang bị cho người học những trị thức hiểu biết

của loài người, còn hướng tới mục tiêu hình thành ở người học ý thức công

dân, hoàn thiện nhân cách con người, giúp các em định hướng đúng đăn về thế giới, về con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn Môn GDCD được xem là một trong những môn quan trọng nhất để

thực hiện mục tiêu này GDCD có ý nghĩa trong việc định hướng cho tương lai phát triển của đất nước, giáo dục bồi đưỡng cho học sinh những chuẩn

mực đạo đức, hình thành nhân cách và những hiểu biết về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mỗi công dân, trang bị cho học sinh những hiểu biết lí luận chính tri - xã hội cần thiết mà người công dân phải có để họ ứng xử với nhà nước, cộng đồng xung quanh và xã hội phù hợp với các chuẩn mực giá trị xã hội

Nói tóm lại, môn GDCD ở bậc phổ thông có vai trò hết sức quan trọng Nó góp phần đào tạo cho đất nước những con người hiện đại cả về

mặt đạo đức lẫn mặt tài năng, trí tuệ và óc sáng tạo, những người hiền tài và

chính trực cho sự nghiệp đây mạnh CNH-HĐH nhằm mục tiêu dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bang, dân chủ văn minh

Dù có tầm quan trọng như vậy nhưng GDCD từ xưa thường được coi là môn học phụ Người học sinh trên ghế nhà trường chỉ chăm lo cho tương

lai nghề nghiệp của mình mà rất ít dành thời gian chuẩn bị cho mình những kiến thức đạo đức, những hiểu biết lí luận chính trị xã hội

Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy còn mỏng, chưa chuyên sâu, trang thiết bị dạy học còn rất hạn chế, vẫn áp dụng phương pháp

dạy học cũ, lí luận chưa đi đôi với thực tiễn Vì thế, chất lượng dạy và học

Trang 5

Xuất phát từ thực trạng trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCD trong các trường THPT thuộc quận Cầu Giấy- Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2008

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng hiệu quả dạy và học môn GDCD để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn học này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ 1: làm sáng tỏ một số cơ sở lí luận về hiệu quả học dạy và

học môn GDCD trong trường phố thông

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu thực trạng hiệu quả học tập môn GDCD trong

một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy- Hà Nội

Nhiệm vụ 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn GDCD trong một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy-Hà Nội

4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hiệu quả dạy và học môn GDCD ở một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy-Hà Nội

5 Khách thể nghiên cứu

Giáo viên và học sinh trường THPT

6 Phạm vi nghiên cứu

Tiến hành nghiên cứu ở một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy-

Hà Nội Với 511 học sinh và 15 thầy cô giáo

7 Giá thuyết nghiên cứu

Hiện nay hiệu quả dạy và học GDCD ở một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy — Hà Nội là chưa tốt, thực trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu tìm hiểu đúng nguyên nhân của thực trạng đó, chúng ta

có thể xây dựng được một số biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả

Trang 6

§ Phương pháp nghiên cứu

&.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến hiệu quả dạy và học môn GDCD nhằm xây dựng cơ sở cho việc nghiên

cứu lý luận của đề tài

Nghiên cứu các công trình khoa học, các tài liệu có liên quan về

nội dung và phương pháp dạy học GDCD &.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.2.1 Phương pháp điều tra giáo đục - Điều tra cơ bản trong giáo dục

Xem xét kết quả học tập qua bảng điểm, phiếu điều tra dé biết

được hiệu quả học tập môn GDCD nhăm đánh giá một cách chính xác và đầy đủ, xem xét thực trạng hiệu quả học tập môn GDCTD

- Trưng cầu ý kiến

Thăm dò ý kiến của học sinh thông bảng hỏi bao gồm các câu hỏi đóng, câu hỏi mở Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi dùng phương pháp này làm phương pháp chủ yếu

- Phương pháp nghiên cứu sư phạm

Thông qua vở phi, vở bài tập, bài kiểm tra, giáo án của giáo viên

từ đó bỗ xung cho phương pháp chính

- Phương pháp quan sát

Tiến hành quan sát học sinh trong quá trình học sinh học tập trên lớp và khi học sinh làm bài kiểm tra, để đánh giá ý thức thái độ của học sinh đối với môn học

Tiến hành quan sát giờ dạy trên lớp của giáo viên 8.2.2 Lấy ý kiến chuyên gia

Trang 7

8.2.3 Phương pháp trò chuyện

Trò chuyện với học sinh, giáo viên để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng

đến hiệu quả dạy và học môn GDCD, trên cơ sở đó đề ra biện pháp thích

hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học của bộ mơn

Š.3 Phương pháp tốn học

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu đã điều tra

và thực nghiệm

9 Tình hình nghiên cứu

Trước đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, dưới đây, chúng

tôi sẽ đưa ra một số đề tài có liên quan đến nội dung của đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu:

-"Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD lớp

10 ở trường THPT Đông Sơn 1 tỉnh Thanh Hoá"- Trần Thị Hồng,

ĐHSPNN, 2006

-"Tích cực hoá phương pháp thuyết trình trong dạy học phần: "Công dân

với kinh tế" môn GDCD ở trường THPT Thuận Thành số 2 tỉnh Bắc Ninh"-

Khúc Tuấn Nam, ĐHSPHN, 2006

-"Một số biện pháp nâng cao hiệu quá kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD ở trường THPT"- Ông Thị Hải, ĐHSPHN, 2007

-"Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn GDCD phần:

"Công dân với các vấn đề chính trị-xã hội" ở trường THPT Đinh Tiên

Hoàng- Ninh Bình"- Phạm Thị Minh Phúc, ĐHSPHN, 2007

-"Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy học phần "Một số vấn đề cơ bản xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay" môn GDCD lớp 12 ở trường THPT Tuần Giáo- Điện Biên", Nguyễn Quang Lâm, ĐHSPHN, 2007

-"Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạy học phần

"Công dân với kinh tế" môn GDCD ở trường THPT Châu Thành, Bà Rịa-

Vũng Tàu", Nguyễn Nghĩa Cường, ĐHSPHN, 2007

Các đề tài trên đều nghiên cứu về môn GDCD, nhưng mỗi đề tài chỉ

Trang 8

đi sâu nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCD ở một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy-Hà Nội”

Đề tài có ý nghĩa bố sung vào cơ sở lý luận cho hoạt động giảng dạy các bộ môn nói chung và môn GDCD nói riêng, mang lại cách nhìn chính xác hơn, hoàn thiện hơn, đúng đắn hơn về tầm quan trọng của

môn GDCD Đồng thời, giúp chúng ta hiểu sâu rộng hơn về sự trong

sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài đã nêu ra một số giải pháp và kiến nghị hữu hiệu nhất góp

phần nâng cao hiệu quả của môn học trong thực tiễn để có thế áp dụng một cách có hiệu quả vào công tác giảng dạy của từng giáo viên, làm cho hiệu quả dạy học của giáo viên đặc biệt là giáo viên GDCD cao hơn

Đề tài cũng tích cực đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn này trong các trường THPT, trước hết là trong nhận thức

của mọi người về môn vị trí và tầm quan trọng của môn GDCD, từ đó

Trang 9

PHẢN NỘI DUNG

CHUONG 1: MON GIAO DUC CONG DAN VA TAM QUAN TRONG CUA NO TRONG TRUONG TRUNG HOC PHO THONG

1.1 Dạy và học môn GDCD

1.1.1 VỊ trí và tầm quan trong

- Nền giáo dục XHCN ở nước ta có mục đích là đào tạo ra những con người mới, phát triển toàn diện hài hòa các mặt : Đức-Trí-Thể-Mỹ-Kỹ, phẩm chất của người lao động mới

Cùng với các môn học khác, GDCD cũng nhăm vào mục đích đó Môn GDCD là môn khoa học xã hội trong trường THPT, trực tiếp giáo dục

tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong, chuẩn mực của người lao động mới Đồng thời, trang bị những kiến thức lý luận có hệ thống của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng năng lực và phương pháp luận khoa học trong thực tiến

- Tầm quan trọng của môn GDCD

GDCD trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học, về hệ thống giá trị đạo đức,

pháp luật, thé chế chính trị, phương hướng phát triển kinh tế xã hội, nhiệm

vụ bảo vệ tổ quốc Từ đó nâng cao trách nhiệm công dân của mỗi học sinh,

xác định vị trí của bản thân với tư cách là chủ thể của sự phát triển cá nhân, xã hội và tự nhiên

Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, hiện nay việc dạy và học môn GDCD chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.Trên thực tế, có nhiều trường đã xem nhẹ môn này, thậm chí một số trường chuyên và trường dân

lập đã bỏ môn này ra khỏi chương trình giảng dạy

Trên cơ sở thực trạng dạy và học môn GDCD và tầm quan trọng của

nó hiện nay, chúng ta cần phải đổi mới nội dung phương pháp, hình thức tô

chức dạy học môn GDCD nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với cơ chế thị trường, thực hiện thành công sự nghiệp

Trang 10

1.1.2 Quá trình dạy học môn GDCD giúp cho người học nhận thức

được tri thức loài người, phát huy năng lực thực hành của họ

Dạy học là hoạt động chung của người dạy và người học, hai hoạt -_ động này song song tồn tại và phát triển trong cùng một quá trình thống

nhất Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, truyền tái những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của thế hệ _

trước cho thế hệ sau Đồng thời giáo dục còn trang bị cho mỗi người phương

pháp học tập dé thích ứng được với một xã hội học tập thường xuyên, học

tập suốt đời

* Ý nghĩa của quá trình dạy học môn GDCD

Dạy học là con đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trước hết dạy là con đường thuận lợi nhất giúp học sinh trong khoảng thời gian ngắn nhất

có thể nắm vững được một khối lượng tri thức với chất lượng cần thiết Quá trình dạy học môn GDCD được tiến hành một cách có tô chức, có kế hoạch

với nội dung dạy học bao gồm hệ thống những tri thức và hệ thống những kỹ

năng, kỹ xảo tương ứng, với các hình thức tổ chức dạy học đa dạng Với sự

lãnh đạo điều khiển linh hoạt của thầy giáo, học sinh dễ dàng và nhanh

chóng năm được hệ thống những chân lý khoa học mà biết bao thế hệ các

nhà khoa học phải trải qua hàng thế kỷ mới phát hiện và tổng kết được

Dạy và học môn GDCD nói riêng và các môn học khác nói chung còn là con đường quan trọng bậc nhất giúp học sinh phát huy một cách có hệ thống năng lực hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo

Như vậy trong quá trình dạy học có sự tương tác cần thiết giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó học sinh năm nhanh chóng và có hiệu quả những tri

thức khoa học cần thiết Những hệ thống tri thức khoa học này được năm vững trên cơ sở học sinh tiến hành các thao tác hoạt động trí tuệ, đặc biệt là

thao tác tư đuy Đồng thời các thao tác hoạt động trí tuệ, thông qua đó lại

được phát triển và hoàn thiện thêm một bước

Dạy học môn GDCD còn là một trong những con đường chủ yếu góp

phần giáo dục cho học sinh thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách

Trang 11

trình học tập môn học này, học sinh có thể nắm vững có hiệu quả hệ thống những tri thức khoa học cần thiết, chính những tri thức khoa học lại này giúp học sinh dần dần nắm được bản chất của thế giới, của tự nhiên - xã hội và

bản thân mình Những tri thức đó giúp học sinh có quan điểm và đặc biệt là có hành động đúng đắn trong mối quan hệ với tự nhiên-xã hội và với bản

thân mình |

Từ đó chúng ta có thể coi quá trình dạy và học môn GDCD là một trong những hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường được

thực hiện bởi các chủ thể nhất định là thầy và trò

* Giáo viên GDCD phải được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn và

nghiệp vụ

Dạy học là một vấn đề bao gồm nhiều mặt, thầy giáo là người có vai

trò đa diện, là người hướng dẫn học sinh trong cuộc hành trình học hỏi

Người thầy giáo phải có kinh nghiêm hiểu biết về “lộ trình” và về “du khách”, đồng thời đặt mục tiêu và giới hạn của việc “du hành” tùy thuộc theo khả năng của học sinh Thầy giáo xác định con đường phải theo, làm cho mọi khía cạnh của cuộc hành trình có ý nghĩa hơn và cũng trong quá trình này thầy giáo còn đánh giá các bước tiến cùng với sự cộng tác của “du

khách” đồng hành

Cũng như các môn khoa học khác, người giáo viên GDCD phải được

trang bị đầy đủ và từng bước hoàn thiện về chuyên môn của mình Họ phải

là những người biết tìm tòi học hỏi, bởi họ không chỉ là người dạy mà còn là người học Học từ sách vở, từ cuộc sống và ngay cả với học sinh của mình

Đặc biệt đối với môn GDCD thì người thầy giáo muốn giáo dục được

người khác, trước hết phải tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt, phải có tỉnh thần

học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời, học tập không có bậc thang cuối cung, nhat 1a trong giai doan đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo

Trang 12

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên GDCD năm vững nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của bộ môn và biết vận dụng một cách sáng tạo vào

từng bài học lý thuyết cũng như thực hành sẽ là điều kiện quan trọng nhất để đem lại hiệu quả cao cho công tác giảng dạy

Không những người giáo viên GDCD phải trau đồi đầy đủ và hoàn thiện tri thức cho bản thân để truyền thụ cho học sinh, mà họ còn phải hiểu và nắm được thông tin ngược từ học sinh, để kip thoi chi dao, tô chức, điều khiển quá trình dạy học nhằm đạt hiệu quá tối ưu nhất

Trong quá trình dạy học môn GDCD, việc luôn luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực và sử dụng phương pháp đó một cách hợp lý sẽ là một công cụ giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên đạt hiệu quả

Phương pháp nào là tối ưu nhất để truyền tải nội dung dạy học cho

người học? Phương tiện nào là tốt nhất?.Chỉ khi người giáo viên trả lời tốt những câu hỏi này, họ mới có được những phương pháp dạy học phù hợp với bộ môn để đạt được hiệu quả tốt nhất

Có thể hiểu phương pháp dạy học là những con đường, cách thức tiến

hành hoạt động dạy học Người giáo viên GDCD hiểu và nắm vững các phương pháp học tích cực đồng thời áp dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả

vào giảng dạy mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ của mình

* Lòng yêu nghề, sự nhiệt tình và tính sáng tạo là rất cần thiết đối với giáo vién day GDCD

GDCD là một bộ môn lý luận tương đối khó trong trường THPT, muốn học sinh nắm bắt được đầy đủ kiến thức và có hứng thú trong học tập thì người giáo viên cần phái có lòng say mê nghề nghiệp, sự nhiệt tình trong

giảng dạy Thầy giáo mở ra một chân trời mênh mông cho học sinh Thầy

nhìn thấy tiềm năng đa dạng của họ như những con người thầy tin tưởng

vào những khả năng vĩ đại của con người Thầy giáo cảm thấy hứng thú với

ý nghĩ rằng: nghề đạy học ở khía cạnh tích cực nhất của nó luôn luôn chủ

yếu là việc phát hiện, bộc lộ và phát triển những gì tiềm tàng trong con

người học sinh Vì vậy, có lẽ bốn phận có ý nghĩa nhất của người giáo viên

Trang 13

theo đúng nghĩa là người có trí tưởng tượng linh hoạt, sự cao cả của cảm xúc, cảm thông và yêu thương con người, sự khôn ngoan trong việc đánh giá

tâm tính, khả năng đặt kế hoạch, sức mạnh của lòng trung thành, sự chịu

đựng, sự năm bắt nhạy bén và nhanh chóng các nhân tố không chế các tình huống phức tạp Để có được những yếu tố trên thì họ phải có lòng yêu nghề, sự nhiệt tình và tính sáng tạo trong giáng dạy, đồng thời luôn luôn là tắm

gương sáng cho học sinh noi theo

Trong quá trình truyền tải kiến thức muốn đạt được hiệu quả cao nhất

người giáo viên luôn luôn phải tích cực, chủ động, sáng tạo, biết kết hợp lý

luận và thực tiễn Họ không những chỉ là người sáng tạo mà còn là người kích thích sự sáng tạo của học sinh, từ đó giúp cho quá trình dạy học đạt

được mục đích tối ưu

1.1.3 Tỉnh tích cực, tính tự lực nhận thức và tính sang tạo trong học tập môn GDCD

* Tính tích cực học tập

Theo quan niệm mới hiện nay thì học sinh giữ vai trò chủ thể của

nhận thức còn thầy giáo chỉ là người điều khiển nhận thức Tính tự giác,

tích cực của học sinh xuất phát từ nhận thức nhiệm vụ, yêu cầu của học tập: “học cái gì ?”, “học để làm gì ?” Do đó đã đưa tới tính tự giác, tích cực

trong học tập

Trong quá trình học tập, lĩnh hội tri thức GDCD, tính tự giác, tích

cực học tập là điều kiện quan trọng để ghi nhớ, lĩnh hội tri thức vì không

thể có ai học thay mình Tính tự giác của học sinh sẽ dẫn đến sự say mê,

hào hứng trong học tập, đó là điều kiện đề họ tiếp thu những tri thức khó Với tư cách là chủ thể trong quá trình giáo dục, học sinh tiếp nhận các tác động giáo dục một cách có chọn lọc thông qua lăng kính chủ quan

của mình và tự vận động biến các tác động, yêu cầu giáo dục từ bên ngoài

thành nhu cầu được giáo dục bên trong của bản thân Trong quá trình này

các em đã thực hiện được vai trò tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo của mình Đó là việc các em tự ý thức được nhiệm vụ và trách nhiệm trong học tập, từ đó cố gắng hết sức mình, không bị động, phụ thuộc hoàn toàn

Trang 14

vào giáo viên Như nhà bác học Êđisơn đã từng nói: “ Thiên tài gồm một phần trăm cảm hứng và chín chín phần trăm là mồ hôi”

* Tính tự lực nhận thức

Học sinh luôn luôn phát huy tính độc lập của tư duy, tự lực suy nghĩ

trong học tập Điều đó được thể hiện ở nhu cầu đọc thêm sách báo mở mang

kiến thức và phát huy khả năng vận dụng thực tiễn Dạy học luôn lấy hoạt động

của người học làm trung tâm, còn trong quá trình học tập thì tính tự lực nhận

thức là động cơ bên trong của học sinh Vì vậy, giáo viên cần khai thác tối đa

tiềm năng của các em Đặc biệt đối với môn GDCD đó là việc rất cần thiết

Trong khi có sự tác động từ phía giáo viên và nhiều yếu tố khác, muốn học tốt môn này, học sinh cần phải tự tạo cho mình khả năng và điều kiện

chủ động sáng tạo trong hoạt động học tập, tích cực tìm tòi để tìm ra những

chân lý và giải quyết mọi vấn đề trong học tập Tức là quá trình học sinh thu nhận, khám phá, tái tạo lại, cấu trúc lại thế giới xung quanh, qua đó hình thành

và phát triển chính bản thân mình, mà trước hết là các kiến thức về thế giới, các

khả năng và phương pháp hành động cũng như những giá trị cuộc sống khác Người học phải có “cái tôi” của riêng mình

* Tính sáng tạo

Trong quá trình lĩnh hội kiến thức, học sinh không tiếp thu một cách

máy móc, rập khuôn mà cần phải tư duy sáng tạo, vận dụng một cách linh hoạt

vào các vấn đề của thực tiễn Khi học môn GDCD học sinh luôn đóng vai trò

quan trọng thể hiện ở chỗ: họ nhận thức được mục đích, ý nghĩa của quá trình học tập, đây là điều kiện khác biệt giữa hoạt động tự giác của con người so với hoạt động theo bản năng của con vật chỉ có con người mới ý thức được việc làm của mình và mới xác định được trước mục đích hoạt động của mình

Học môn GDCD học sinh cũng phải biết phát huy có hiệu quả tính tích

cực, độc lập, sáng tạo của mình, biết đôi mới phương pháp học tập, gan hoc di đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn

Như vậy, muốn năm bắt được trọn vẹn tri thức khoa học, người học sinh

luôn luôn phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn tính tự giác, tích cực, tinh

tự lực nhận thức và tính sáng tạo thì mới đạt được hiệu quả cao trong học tập

môn GDCD

Trang 15

1.1.4 Mỗi quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học môn GDCD

Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học là quan hệ chuyển

giao thông tin của thầy giáo và sự tiếp nhận thông tin của học sinh Sau khi đã xử lý đầy đủ, chính xác các thông tin, người giáo viên thực hiện chuyển giao thông tin phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh Sự phù hợp đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố |

Đối với giáo viên dạy GDCD, các yếu tố tác động đến thông tin mà ~ hoe sinh tiếp nhận là: tư thế, tác phong lên lớp, tâm lý, giọng nói, lời nói đi

đôi với việc làm cả trên lớp và trong cuộc sống, phương pháp giảng bài, sự

hiểu biết về khả năng nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý và hoàn cảnh sống của học sinh Đó là những yêu cầu mà giáo viên GDCD phải có Từ đó,

đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức có tác dụng đưa học sinh vào tình huống

có vấn đề, kích thích tư duy của các em, giúp các em đưa ra nhiệm vụ học _ tập cho mình Đồng thời giáo viên cũng thu nhận những tín hiệu ngược từ học sinh để giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học và giáo viên cũng tự điều chỉnh hoạt động dạy của chính mình Cuối cùng giáo viên phân tích

đánh giá kết quả học tập của cả học sinh và của cả mình

Đối với học sinh, các yếu tố ảnh hưởng tới sự tiếp nhận thông tỉn của

các em là: năng lực nhận thức, nhu cầu, tâm lý tình cảm, điều kiện học

tập giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, có nhu cầu giải

quyết nhiệm vụ, biến các nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyết nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của giáo viên ở các mức độ khác nhau

Để mối quan hệ này đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải có

phương pháp giảng bài tốt, luôn luôn có lòng nhiệt tình, say mê, tính sáng

tạo tích cực đáp ứng nhu cầu và năng lực nhận thức của học sinh nhằm kích thích tính hứng thú học tập của họ đồng thời học sinh phải tích cực chủ

động xây dựng cho bản thân tiếp nhận thông tin nhanh nhạy, chắc chăn, luôn

tạo ra cho mình sự khát khao tri thức khoa học mới

Trang 16

1.2 Hiệu quả dạy và học môn GDCD 1.2.1 Khái niệm hiệu quả

Theo từ điển tiếng việt phổ thông: “Hiệu quả là kết quả đích thực”

“Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự

vật, hiện tượng bao gồm hiệu quả về kinh tế, xã hội, đời sống, phát triển

nhận thức ” (Từ điển tiếng việt hiện đại)

Qua các khái niệm trên ta có thể hiểu một cách khái quát nhất là: Hiệu quả là kết quả đích thực của các hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hiệu quả về kinh tế, xã hội, đời sống, giáo dục, nhận thức

1.2.2 Môn GDCD trong trường THPT

- GDCD được xem là một trong những nội dung quan trọng được sắp

sếp từ bậc tiêu học đến đại học Mặc dù đưới những góc độ và tên gọi khác

nhau, nhưng nhìn chung GDCD có nhiệm vụ: giáo đục, bồi dưỡng cho học sinh những chuẩn mực đạo đức của người công dân, phản ánh những mỗi

quan hệ đạo đức đối với lao động, công việc, đối với người khác, đối với bản

thân, với nhà nước và với xã hội; những chuẩn mực và phương pháp mà người công dân phải tuân thủ bao gồm: các chuân mực về quyên lợi và nghĩa

vụ công dân và cả những chuẩn mực về nguyên tắc ứng xử của mỗi công

dân.( Theo từ điển bách khoa Việt Nam )

- Mục đích môn học

GDCD là một môn khoa học thuộc khoa học xã hội, góp phần đào tạo

thế hệ thanh niên trở thành những người lao động mới, hình thành cho họ

những phẩm chất và năng lực, nhân cách của người công dân tương lai Đó là những phẩm chất về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống mới, động cơ,

hoài bão, niềm tin và các hành vi tốt đẹp của con người mới, các tri thức khoa học của nó trực tiếp gắn liền với việc hình thành thế giới quan khoa

học một cách tương đối có hệ thống (qua tri thức của triết học, đạo đức,

pháp luật, mỹ học ) GDCD bồi dưỡng lý tưởng, khả năng hoạt động tham gia vào các phong trào cách mạng của đất nước, có ý thức và tỉnh thần trách nhiệm cao của công dân đôi với nhân dân và tô quốc, hiệu đúng đăn đường

Trang 17

lỗi chính sách cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đổi

mới hiện nay Nói tóm lại, tri thức khoa học của GDCD bao gồm khối lượng

lớn bao quát toàn bộ đời sống xã hội, nó gắn liền với con người, Góp phần hình thành ở người học thế giới quan khoa học, nhân sinh quan mới một

cách đúng đắn

- Nhiệm vụ của môn GDCTD

GDCD bao gồm nhiều trí thức khoa học riêng rẽ Vì vậy, nhiệm vụ

của GDCD cũng được xác định cụ thể theo từng khoa học riêng:

+ Triết học: Hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp tư duy

biện chứng, xây dựng nhân sinh quan mới trong hiện thực

+ Kinh tế chính trị: xây dựng phương pháp tư duy khoa học về các quan điểm kinh tế của chủ nghĩa xã hội, gắn liền với quan điểm kinh tế của

Đảng cộng sản Việt Nam

+ Đạo đức: Hình thành cho học sinh những quan niệm đạo đức mới ( thông qua các khái niệm đạo đức ), qua đó rèn luyện ý thức đạo đức và hành

vi đạo đức

+ Pháp luật: Xây dựng ý thức pháp luật và hành vi pháp luật phù hợp

với cuộc sống hiện thực

+ Mỹ học: Quan điểm về cái đẹp trong cuộc sống Xây dựng chuẩn mực về cái đẹp của con người mới XHCN

Tất cả các lĩnh vực tri thức khoa học riêng rẽ đó đều tổng hợp lại,

nhằm mục đích hình thành người lao động mới về mặt phẩm chất và nhân cách

- Nội dung, chương trình môn học

Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và chức năng của môn GDCD Bộ giáo dục và đào tạo đã vạch ra cầu trúc nội dung môn học theo một hệ thống nhất định bao gồm: Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghiã xã hội, pháp luật, đạo đức

Trong đó cấu trúc chương trình GDCD ở THPT là:

+ Lớp 10: Học triết học và đạo đức

Trang 18

+ Lớp 11: Chương trình học là tổng hợp tri thức về thời đại, về xã hội, trong đó chủ đạo là: các quan điểm về kinh tế của CNTB, XHCN và các

quan niệm về đạo đức

+ Lớp 12: Học về pháp luật và các đường lối của Đảng ta về cách

mạng XHCN

1.2.3 Các tiêu chỉ đánh giá hiệu quả dạy và học môn GDCD * Tri thức

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên truyền thụ cho học sinh những tri thức, kinh nghiệm của mình về phương pháp học, cách xử lý các vấn đề trong thực tiễn, cách tra cứu tài liệu giúp cho học sinh có phương pháp học tập đúng đắn và vận dụng một cách linh hoạt vào cuộc sống

- Về lý luận: Đó là lượng tri thức mà học sinh năm được trong quá

trình giảng dạy của giáo viên

Tiêu chí biểu đánh giá quả dạy và học môn GDCD thê hiện rõ nét ở

việc học sinh nắm được lượng kiến thức ít hay nhiều Nếu hiểu sai vấn đề thì hiệu quả học tập sẽ kém Việc nắm vững lý thuyết hay không sẽ ảnh hưởng

lớn tới quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh

- Về thực hành: Là việc áp dụng lý thuyết đã được học vào thực tiễn

Hiệu quả học tập môn GDCD của học sinh không chỉ thể hiện ở việc năm vững các kiến thức trên lớp mà phần nhiều còn thê hiện ở việc học sinh

áp dụng kiến thức đó vào thực tiễn Tức là lý thuyết phải luôn gắn với thực

hành Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất trong học tập thì hai yếu tố này

không được tách rời nhau, Lý thuyết không được xa rời thực tiễn, ngược lại

thực tiễn phải dựa trên cơ sở của lý thuyết Hiểu đúng lý thuyết sẽ là điều

kiện, tiền đề để vận dụng đúng, có hiệu quả vào hoạt động thực tiễn Kết quả đạt được trong thực tiễn chính là biểu hiện kiến thức mà các em nắm bắt,

tiếp thu được trên lớp

- Đánh giá: Để kiểm tra hiệu quả dạy và học môn GDCD, một trong

những hình thức được sử dụng phố biến và thường xuyên nhất đó là thông

qua các bài kiểm tra, qua ý thức phát biểu xây dựng bài, các cuộc thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi môn GDCD Kết quả mà học sinh đạt được trong

Trang 19

quá trình dạy học là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá mọi hoạt động dạy

học có đạt được mục đích hay không! Kết quả học tập được thể hiện ở mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định hay ở mức độ mà

người học đạt được trong tương quan chung với những người cùng học Dù hiểu theo nghĩa nào thì đánh giá kết quả học tập cũng phản ánh hiệu quả học

tập mà học sinh đạt được sau một quá trình học tập

Như vậy, đánh giá kết quả học tập của học sinh là đánh giá mức độ

hoàn thành các mục tiêu đề ra cho học sinh trong một giai đoạn học tập, các

mục tiêu này thể hiện ở từng môn học nói chung, môn GDCD nói riêng Đánh giá kết quả học tập là xác định mức độ năm được kiến thức, kỹ năng, - kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra kiểm tra đánh giá

kết quả học tập của học sinh cũng là một trong những tiêu chí thể hiện chất

lượng và hiệu quả dạy học của giáo viên Bên cạnh đó để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên còn căn cứ vào các hình thức như: Kiểm tra giáo án của giáo viên, các buổi dự giờ

Có thể biết mức độ lĩnh hội của học sinh được xem xét qua việc học

sinh nghe giảng, hiểu bài, Từ đó năm vững, ghi nhớ trên cơ sở những kiến thức đã học, tiếp theo là tiến hành phân tích tổng hợp để có thể vận dụng

linh hoạt vào thực tiễn nhằm đạt hiệu quả cao nhất Thầy cô luôn là người

hướng dẫn cho học sinh biết cách học tốt và con đường nắm bắt đầy đủ các

tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Còn học sinh, nếu thực hiện

tốt được quy trình này thì chắc chắn là kết quả học tập của họ nhất định sẽ

đạt được như mong muốn

* Kỹ năng

Theo từ điển tiếng việt phố thông, kỹ năng “Là khả năng ứng dụng tri

thức khoa học vào thực tế” ,

Như vậy, kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách

thức, phương pháp ) để giải quyết một nhiệm vụ mỚI Bất cứ kỹ năng nào cũng phải dựa trên cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết đó là kiến thức Bởi vì, học sinh muốn thực hiện được kỹ năng của mình trọng thực tế thì phải hiểu được mục đích, biết cách thức đi đên kêt quả và hiêu những điêu kiện cân

Trang 20

ˆ thiết để triển khai các cách thức đó Trong thực tế, dạy học nói chung và dạy

học môn GDCD nói riêng, học sinh trường gặp khó khăn khi vận dụng kiến

thức vào việc giải quyết các bài tập cụ thể, chính là do kiến thức không chắc

chăn, khái niệm trở nên “ chết cứng ” và không biến thành cơ sở của kỹ

'năng Muốn kiến thức là cơ sở của kỹ : năng thì kiến thức đó phải phản ánh

đầy đủ thuộc tính của bản chất, được thử thách trong thực tiễn và tồn tại trong ý thức với tư cách là công cụ của hành động Vì vậy, việc giáo dục dé

hình thành kỹ năng cho học sinh trong nhà trường là rất cần thiết đối với các em Nhưng muốn hình thành kỹ năng khi học môn GDCD thì cần phải giúp các học sinh biết tìm tòi để nhận xét ra các yếu tố đã cho, yếu tố phải tìm và mối quan hệ giữa chúng, giúp học sinh hình thành một mô hình khái quát dé

giải quyết các tình huống trong học tập, xác lập mỗi liên quan giữa các tình huống và kiến thức tương xứng

* Thái độ học tập của học sinh

Đối với học sinh muốn học tốt môn GDCD thì trước hết phải có ý thức xây dựng bài, có thái độ nghiêm túc trong học tập, chuyên cần, chủ động tìm kiếm các tài liệu từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho việc học tập của mình Học sinh cần có lòng khao khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê trong học tập Quá trình giải quyết nhiệm vụ học

tập phải có những nỗ lực bên trong, đôi khi có cả sự đầu tranh với chính bản thân mình để hoàn thành mục đích học tập Nếu có nhu cầu học thực sự thì học sinh sẽ có thái độ tốt đối với môn học GDCD là môn học vừa “ khô

và khó”, bởi vậy việc tiếp thu kiến thức là không dễ, nếu không có một thái

độ nghiêm túc trong học tập, không biến tư tưởng “phải học” trở thành “ nhu

cầu” của mình thì chắc chắn lượng kiến thức mà các em tiếp thu được sẽ rất ít và mơ hồ Chỉ khi nào học sinh tự ý thức được tầm quan trọng của môn

học cũng như có thái độ đúng đắn và nghiêm túc đối với bộ môn này thì mới

có thể giúp cho quá trình dạy và học đạt kết quả tốt nhất

12.4 Các nhân tô tác động đến hiệu quả dạy và học môn GDCD

- Chương trình chi tiết môn GDCD trong trường THPT

Trang 21

Kế hoạch dạy học là do nhà nước ban hành, trong đó quy định các

môn học, trình tự dạy các môn học, qua từng năm học, việc tô chức năm học

(số tuần thực học, số tuần lao động và nghỉ, chế độ học tập hàng tuần, hàng

ngày) Số lượng các môn học và số tiết học dành cho mỗi môn học là khác

nhau, do vậy nó có ảnh hưởng to lớn và quyết định tới hiệu quả của quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh

- Sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác

Sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác dùng chung trong các trường học sẽ do nhà nước quy định

Nếu chương trình dạy học quy định phạm vi dạy học của các môn học thì sách giáo khoa có nhiệm vụ trình bày nội dung của môn học một cách rõ ràng, cụ thể và chỉ tiết với cấu trúc xác định Sách giáo khoa là hình thái vật chất của môn học, của nội dung học vẫn mà môn học thể hiện

Sách giáo khoa trình bày những nội dung cơ bản, những thông tin cần

thiết, vừa sức đối với học sinh và theo một hệ thống chặt chẽ Chức năng của

sách giáo khoa là giúp học sinh lĩnh hội, củng cố, đào sâu những tri thức tiếp thu được trên lớp, phát triển năng lực trí tuệ và giáo dục các phẩm chất nhân

cách cho học sinh Mặt khác, sách giáo khoa cũng là cơ sở để giáo viên dựa

vào đó xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học dé tổ

chức tốt công tác dạy học của mình

Ngoài sách giáo khoa, ở nhà trường phổ thông còn có những sách và

các tài liệu tham khảo khác dành cho giáo viên và học sinh như: Sách hướng dẫn giảng dạy, sách tra cứu, các loại từ điển, sách bài tập, những bản đồ địa lý và lịch sử, sách dùng cho các giờ ngoại khoá Các tài liệu học tập này

giúp học sinh mở rộng, bổ sung, đào sâu kiến thức phù hợp với trình độ và

hứng thú của mình

Trong quá trình học tập, học sinh phải luôn kết hợp học ở sách giáo

khoa và các tài liệu tham khảo khác nhằm củng có kiến thức một cách đầy đủ

- Yếu tố người học trong viẹc lĩnh hội kiến thức môn GDCD

Người học là người mà với năng lực cá nhân của mình tham gia vào

một quá trình dé thu lượm một tri thức mới

Trang 22

Người học là người tìm cách học và tìm cách hiểu nhằm thu hút về

phía mình đối tượng tri thức và chiếm lấy làm sở hữu Từ đó người học từng

bước tiếp thu và tổ chức quá trình tiếp thu một cách độc lập, sáng tạo các hệ

thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhằm hình thành năng lực và thái độ đúng, tạo ra động lực của việc học và hình thành nhân cách của bản thân Vai trò

chú động, tích cực năng động của người học trong quá trình học tập có tính

chất quyết định đối với sự phát triển trí tuệ, lĩnh hội kiến thức và từng bước hoàn thiện nhân cách của bản thân mà không ai có thể thay thế được Do vậy

học sinh muốn đạt hiệu quả cao trong học tập phải biết phát huy tính tự giác,

tích cực, độc lập của mình, thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn liền

với thực tiến

- Yếu tố người dạy đối với việc truyền tải các kiến thức của môn GDCD

Người dạy là người bằng kiến thức , kinh nghiệm của mình chịu trách

nhiệm hướng dẫn người học Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt,

giúp đỡ, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích Do đó có thể nói vai trò người dạy là giúp đỡ người học học và hiểu Người dạy phục vụ người học

Giáo viên GDCD cũng phải đảm bảo những yêu cầu, mục đích như | vậy, họ phải được trang bị cả về chuyên môn và nghiệp vụ, có lòng yêu

nghé, nhiét tinh, say mé va tinh sang tao cao, quan tam dén hoc sinh, hiéu tâm lý học sinh, tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập khác

nhau ( nội khoá, ngoại khoá )

- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn GDCD

Cơ sở vật chất là cái đảm bảo nâng cao hiệu quả dạy và học, bao gồm

các yếu tố như nhà trường, lớp học, trang thiết bị dạy và học( bàn phế, bảng,

các thiết bị khác ) :

Trường lớp là yếu tố “cần” trong toàn bộ quá trình dạy và học song

yếu tố quyết định trình độ hoạt động dạy và học không chỉ là ở chỗ dạy và

học cái gì mà còn là dạy cái đó băng phương pháp và phương tiện nào Theo

nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là thiết bị nhằm đạt được mục đích đạy học đã đặt ra Theo nghĩa rộng: Phương tiện dạy học là toàn bộ sự vật hiện tượng

Trang 23

trong thời gian tham gia và quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay

điều kiện để giáo viên và học viên sử dụng làm khâu trung gian tác động vào

đối tượng dạy học

Một vật nào đó được coi là phương pháp dạy học khi và chỉ khi

nó được đặt trong mối quan hệ giữa nó với đối tượng dạy Tức là giáo

viên hay học sinh dùng làm công cụ là khâu trung gian để tác động đến

đối tượng dạy học

Phương tiện đạy học có chức năng khơi dậy, dẫn truyền và làm

tăng sức mạnh tác động của giáo viên và học sinh tới đối tượng dạy và

học nhưng một phương tiện có thể trở thành phương tiện dạy học khi và chỉ khi người giáo viên và học viên biết cách sử dụng nó

Trên thực tế, có các phương tiện dạy của giáo viên và phương

tiện học của học sinh, hai loại phương tiện này vừa độc lập vừa phụ

thuộc lẫn nhau và quan hệ chuyên hoá cho nhau

Nói tóm lại, phương tiện dạy học là tập hợp những đối tượng vật

chất và tinh thần được giáo viên sử dụng để điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, còn đối với học sinh nó là nguồn tri thức trực quan

sinh động, là công cụ để rèn luyện kỹ năng kỹ xảo

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC MÔN GDCD Ở

MOT SO TRUONG THPT THUOC QUAN CAU GIAY - HA NOI

2.1 Thue trang mén GDCD trong trwong THPT hién nay

Ở cấp học phổ thông, môn GDCD là một trong những môn học cơ

bản, góp phần tạo nên nội đung giáo dục toàn diện Việc hình thành và giáo

dục thế giới quan, phương pháp luận khoa học, đạo đức, thâm mỹ cho học

sinh là do tất cả các môn học, các hình thức giáo dục của nhà trường thực hiện Song về cơ bản chỉ có môn GDCD mới có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức theo một hệ thống toàn điện về thế giới quan, nhân

sinh quan

GDCD mới có thể giúp cho học sinh hiểu được quy luật phát triển tắt yếu khách quan của xã hội loài người, giúp cho các em nhận thức được đúng đắn, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, có ý thức và tỉnh thần

trách nhiệm cao đối với nhân dân, đất nước, gia đình xã hội và với chính bản

thân các em Hiểu đúng đăn các đường lối chính sách cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn đổi mới Đồng thời đây cũng là môn học kích thích mạnh mẽ sự phát triển năng lực, trí tuệ, tư duy chung như: khả

năng phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng sự linh hoạt độc lập sáng tạo

Như vậy GDCD là một môn học rất quan trọng nhưng từ trước tới nay chưa được quan tâm đúng mức Thực trạng trên cho thấy đối với môn học này học sinh “thờ ơ”, giáo viên thì “ngậm ngùi” Vì vậy, việc dạy và học

môn GDCD còn nhiều bất cập mà chúng ta phải điều chỉnh dé hoàn thiện và

nâng cao chất lượng đào tạo cho môn học

Từ thực tế khảo sát và nghiên cứu ở một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy — Hà Nội, cho thấy thực trạng xung quanh môn học này là:

2.1.1 Lãnh đạo và quản lý

“ Bí quyết của giáo dục là rèn luyện cho các em một tâm hồn dễ dàng,

tích cực, tự do, ngăn cản được điều mà các em muôn làm, ngược lại đây

Trang 25

được các em làm những việc chúng không muốn ” — ( Komensky — nhà lý luận giao dục Nga)

Quản lý nhà nước về giáo dục đảo tạo mang tính chính trị cao, vì nó gắn liền với đường lối và chính sách của Đảng, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời gắn liền và phù hợp với sự phát triển của thế giới

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giáo dục cho học sinh có ý thức công dân có ý nghĩa cực kỳ to lớn Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ nhất đã xác định: “ Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn,

lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí vươn lên vì tương lai của bản

thân và tiền đồ của đất nước Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và

phương tiện hiện đại vào quá trình đào tạo ”

Nhận rõ được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình và tầm quan trọng của giáo dục, hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đôi mới và phát triển giáo dục Để thực hiện được những chủ trương, chính sách đó thì vai trò

lãnh đạo của các cấp quản lý là rất cần thiết Chỉ thị số 30/1998/CT - Bộ giáo dục

và đào tạo, ngày 20/5/1998 về việc bồi đưỡng và đạo tạo giáo viên GDCD các trường THCS, THPT' của bộ trưởng bộ giáo dục đã nêu rõ: “Tích cực chuẩn bị các

điều kiện để đưa môn GDCD là môn thi tốt nghiệp THCS, THPT” Từ đó đến nay đã mười năm ( 1998 ~ 2008 ) nhưng trong chương trình giáo dục và đào tạo ở THPT, môn GDCD chưa có được vị trí xứng đáng so với tầm quan trọng của nó

Các cấp lãnh đạo nhiều khi còn chưa thực sự quan tâm tới việc đào tạo, sử dụng và

bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên GDCD Theo điều tra, giáo viên GDCD chỉ được đi học lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên là 1 —

2 lần/kỳ

Đội ngũ giáo viên GDCD hiện nay chưa được quan tâm đào tạo đúng mức,

đội ngũ này rất đa dạng, được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau ( từ các trường như: trường Đáng và các trường đại học, cao đẳng khác, từ các khoa cơ bản khác chuyên sang ) Do vậy trình độ chuyên môn không đồng đều, nghiệp vụ sư phạm khơng hồn tồn đảm bảo Hơn nữa, đội ngũ các nhà nghiên cứu đôi với môn

Trang 26

GDCD còn rất ít, họ cần phải được chú trọng hơn nữa, bồi dưỡng đào tạo để trở

thành những chuyên gia có tri thức sâu và rộng cả về chuyên môn lẫn nghiệp vụ

Ở phạm vi hẹp hơn, nhà trường là cơ quan trực tiếp quản lý việc giảng

dạy Nhà trường là môi trường giáo dục đặc biệt quan trọng đối với người

học trong quá trình lĩnh hội tri thức khoa học Việc phân bổ thời gian biểu, cũng như phân công đạy môn GDCD là yếu tế ảnh hưởng tới hiệu quả dạy

và học môn khoa học này

Trên thực tế ở nhiều trường đã quan tâm tới việc sắp xếp thời gian biểu hợp lý và đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, có chuyên môn, nghiệp vụ tốt dé giảng dạy đã gây hứng thú và nâng cao hiệu quả học tập, lĩnh hội những tri thức

thiết thực của GDCD cho học sinh Bên cạnh đó, không ít trường còn xem nhẹ

môn học này Lý đo lớn nhất là GDCD không phải là môn thi tốt nghiệp và đại

học nên chỉ được coi là môn học phụ ,

Nhiều trường đã sắp xếp, lồng ghép giáo viên giảng dạy kiêm nhiệm, trái chuyên môn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dạy và học môn GDCD Tại trường THPTDL Nguyễn Binh Khiêm với 45 lớp thì có 7 giáo viên GDCD, trong đó chỉ có 2 giáo viên được đào tạo đúng chuyên ngành, 5 giáo viên còn lại từ các môn văn, sử chuyển sang

Việc giáo viên kiêm nhiệm đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm cho nội dung kiến thức không đảm bảo, phương pháp dạy khô cứng, giờ học nhàm chán, coi thường môn học, tình trạng bỏ tiết, hiện tượng ngủ trong giờ học

Việc bố trí phân bổ thời gian dạy học môn GDCD còn quá ít so với các

môn học cơ bản khác Mỗi tuần môn GDCD chỉ được bố trí một tiết, dẫn đến việc

dạy và học sẽ khó có thể đảm bảo chất lượng do nội dung quá nhiều mà thời gian lại quá ít

Theo điều tra, chúng tôi đưa ra bảng kế hoạch dạy và học dưới đây

của Bộ giáo dục và đào tạo qua một số môn cho các trường THPT năm

2007 — 2008 như sau:

Trang 28

Từ bảng kế hoạch dạy học trên đây cho ta thấy sự chênh lệch về thời

lượng giảng dạy, số tiết giữa môn GDCD với một số môn khác như văn,

toán là rất lớn Nếu số tiết GDCD của một tuần chỉ có một tiết, thì mỗi môn như văn, toán, tiếng anh lại có 4 tiết trên một tuần, tức là về số tiết gấp

4 lần môn GDCD GDCD chỉ chiếm 20% so với mơn tốn chiếm 80% trong tổng số 100% của hai bộ môn này (175 tiết/năm)

Từ đây ta thấy rằng GDCD trong trường THPT chưa được quan tâm ở

tất cả các khối lớp Chính vì vậy việc dạy và học sẽ khó có thể đảm bảo chất

lượng, trong khi nội dung kiến thức khá nhiều và khó nhưng thời gian lại quá ngắn Điều này cũng làm cho giáo viên hạn chế nhiều trong việc sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị hiện đại, phương pháp dạy học đóng vai, thảo luận

nhóm vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng môn học 2.1.2 Dạy học môn GDCD

Thực tiễn cho thấy cách dạy chỉ đạo cách học Ngược lại, thói quen _ học tập của trò có ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được Có

trường hợp thì giáo viên hăng hái áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng thất bại vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học tập thụ động

Vì vậy, giáo viên phải kiên trì cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp đến cao Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy và hoạt động học thì mới thành công

Muốn nâng cao hiệu quả dạy và học môn GDCD thì chất lượng của đội ngũ giáo viên có vai trò vô cùng quan trọng Nhưng hiện nay việc dạy học môn GDCD vẫn còn nhiều điều bất cập Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra

một số thực trạng đã khảo sát và nghiên cứu được về việc giảng dạy môn

GDCD

Trang 29

* Số lượng giáo viên giảng dạy GDCD trong trường THPT

Trong quá trình giáo dục, học sinh giữ vai trò chủ đạo, còn giáo viên chỉ là người hướng dẫn giúp các em năm vững được những tri thức khoa

học Việc dạy học của giáo viên có đảm bảo được hay không lại thuộc vào

cả hai yếu tố: số lượng và chất lượng giảng dạy của họ Tuy nhiên, đội ngũ

giáo viên giảng dạy GDCD hiện nay còn mỏng, hầu hết là giáo viên giảng

đạy trái ngành, có trình độ chuyên môn không đồng đều, nghiệp vụ sư phạm

khơng hồn tồn đảm bảo

Khi được hỏi về vấn đề này, thầy Dương Văn B giáo viên GDCD

trường THPTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết “Hiện nay trường chúng tôi cả ba khối gồm 45 lớp với 7 giáo viên GDCD Vẫn có 45 lớp như vậy nhưng giáo viên đạy toán có gần 30 người, môn văn cũng vậy Nói chung sỐ

lượng giáo viên GDCD ở trường tôi còn rất ít Trong 7 giáo viên GDCD thì chỉ có 3 giáo viên được đào tạo đúng chuyên môn, còn lại là giáo viên từ các môn khác sang dạy” Như vậy, có thể thấy số lượng giáo viên dạy bộ môn

này còn ít và hầu như là không được đào tạo một cách chuyên sâu, điều đó

ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của bộ môn

Qua số liệu trên, có thé thay so với các môn học khác khi mà có rất

nhiều giáo viên giảng dạy thì môn GDCD lại có quá ít Rõ ràng ở đây có sự phân biệt đối xử hoàn toàn khác nhau giữa môn GDCD và các bộ môn khác, môn GDCD chỉ được coi là môn học phụ Đối với những giáo viên được đào tạo chính quy khi bước vào trường giảng dạy GDCD, họ cảm thấy thực sự “thất vọng” với sự phân biệt này Chính giáo viên GDCD do nhiều yếu tố

mà cũng tự tạo cho mình cảm giác chán nản, tự tí Cô Vũ Thị Thanh Nga

(Tổ phương pháp giảng dạy môn GDCD Khoa Giáo Dục Chính Trị Trường

Đại học sư phạm Hà Nội) cho biết: “Giáo viên của môn GDCD không được

coi trọng như những môn học khác một phần cũng do phía họ không thoải mái, tự tin khi đứng cùng các giáo viên bộ môn khác Chúng tôi thường xuyên đưa sinh viên của khoa đi thực tập nên nhận thấy rằng các em không

mạnh dạn bằng các sinh viên khoa khác, đặc biệt trong các cuộc họp, hội

nghị .nhiều khi còn rụt rè không dám phát biểu ý kiến.”

Trang 30

Vậy thì với số lượng đã hạn chế cộng với tâm lý chung của giáo viên

GDCD (rut ré, tu ti ) sẽ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ học tập

của học sinh đối với môn học cũng như với hiệu quả dạy và học bộ

môn Việc lấy lại vị trí của GDCD có phải là việc trong nay mai? * Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên GDCD

- Về chuyên môn

Hiện nay, đội ngũ giáo viên GDCD được đào tạo từ nhiều nguồn khác

nhau: trường Đảng và các trường đại học khác ( khoa giáo dục chính trị

trường Đại học sư phạm 1, khoa giáo dục công dân trường Đại học sư phạm 2, khoa giáo dục chính trị trường Đại học sư phạm Tây Bắc, Thái nguyên )

Phần lớn công việc sau khi ra trường của các sinh viên ở những

trường này là giáo viên GDCD tương lai, tuy nhiên sự xác định này chỉ mang tính chất bắt buộc của chuyên ngành quy định, thực tế cho thấy nhiều sinh viên ra trường ít có người có tư tưởng muốn làm giáo viên GDCD mà

hy vọng sẽ tìm cho mình những công việc phù hợp có sử dụng năng lực thực

tế trong chuyên ngành mà sinh viên đã lựa chọn và theo học Chỉ khi họ

chưa tìm được cho mình những hướng đi khác, với tư tưởng “an phận” mới chấp nhận theo nghề giáo Khi được chúng tôi phỏng vắn, tiến sĩ Vũ Thị

Kim Dung - Phó chủ nhiệm khoa Giáo Dục Chính Trị trường Đại học sư phạm Hà Nội cho biết: “Khoa chúng tôi có mục tiêu chính là đào tao sinh

viên ra trường dạy môn GDCD ở các trường THPT trong cả nước Tuy

nhiên, qua quá trình đào tạo cho thấy nhiều sinh viên khá giỏi sau khi ra

trường các em chủ yếu về các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường

Đảng, các phòng tuyên giáo giảng dạy lý luận chính trị, số còn lại là các _em đi dạy GDCD và theo các hướng khác” Như vậy, có thê thấy những sinh viên giỏi thường không về đạy GDCD ở các trường phổ thông, đây là một

thực trạng làm cho giáo viên GDCD không đạt được chất lượng như mong

muốn Nếu những sinh viên giỏi này về giảng dạy GDCD cộng với được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và nhiều yếu tố khác thì chắc chắn rằng bộ

môn GDCD sẽ được “cải thiện” hơn rất nhiều

Trang 31

Một thực tế nữa cho thấy thời gian lên lớp của giáo viên tương đối ngắn, họ chỉ có thể tuyển thụ những tri thức cơ bản nhất, chứ không thê đào sâu và mở rộng tri thức cho học sinh cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng, kỹ xảo Với thời lượng 45phút/tuần thì giáo viên chỉ truyền tải được những kiến thức tinh giảm trong sách giáo khoa cho học sinh mà không mở rộng hơn

được

Chúng tôi phỏng vấn Thạc sĩ Dương Thuý Nga (tổ phó tổ phương

pháp giảng dạy môn GDCD Khoa Giáo Dục Chính Trị Trường Đại học sư phạm Hà Nội) thì cô cho biết: “Một tuần học sinh chỉ được học 45 phút môn

GDCD, vì vậy yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên dạy GDCD là phải có chuyên môn sâu rộng, có kỹ năng sư phạm tốt thì mới truyền đạt được những kiến thức cơ bản đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức

sinh động từ thực tế cuộc sống.”

Đối với những giáo viên có chuyên môn vững thì những tri thức khái quát và trừu tượng của bộ môn họ phải biết phân chia thời gian thật hợp lý để vừa có thé truyền tải cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, lại vừa có

thể mở rộng và nâng cao kiến thức, giúp học sinh có thể lĩnh hội được một cách đầy đủ và hiệu quả nhất Còn ngược lại, một số giáo viên có chuyên

môn chưa vững hay giáo viên từ các bộ môn khác sang dạy thì họ chỉ đơn

thuần là để hoàn thành chương trình Hầu hết giáo viên GDCD khi được hỏi

thì họ chỉ lắc đầu “dạy thì đạy thế thôi, học sinh có chịu học đâu”

Việc giảng dạy môn GDCD đời hỏi giáo viên phải năm vững nhiệm

vụ, yêu cầu, nguyên tắc cơ bản giảng dạy bộ môn và biết vận dụng sáng tạo

những bài học lý thuyết, thực hành Tuy nhiên một số giáo viên đã quên hệ

thống các nguyên tắc này, vì vậy khi liên hệ thực tiễn, người giáo viên còn

rất lúng túng

Giáo viên quan tâm chưa đúng mức đến những thông tin thời sự,

chính trị - xã hội diễn ra hàng ngày nên sự định hướng phân tích thực tiễn chưa có tính thuyết phục cao

Như vậy có thể thấy chuyên môn của giáo viên là rất cần thiết, ảnh

hưởng trực tiếp tới chất lượng giờ dạy, người giáo viên không chỉ có nghiệp

Trang 32

vụ tốt mà phải có chuyên môn vững vàng Chỉ khi kết hợp tốt hai yếu

tố này thì mới đảm bảo được tính thống nhất và hiệu quả trong quá

trình giảng dạy - Nghiệp vụ

Bồi dưỡng nghiệp vụ là yếu tố không thể thiếu đối với giáo viên nói chung và giáo viên GDCD nói riêng Bồi dưỡng và đào tạo nghiệp vụ thê hiện ở mức độ chuyên sâu, hình thành thái độ, kỹ năng, kỹ xảo cho người

giáo viên Tuy nhiên thực tế cho thấy yếu tố này còn chưa được đảm bảo

theo yêu cầu đặt ra đã ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học

Để đảm bảo cho việc dạy tốt, giáo viên phải nắm bắt được khả năng nhận thức và tâm lý của học sinh, tức là phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh Nhưng với thời gian lên lớp hạn chế (một tiết/

tuần), họ lại cũng không phải là giáo viên chủ nhiệm vì thế họ không

thể chú ý tới toàn bộ những đặc điểm riêng của từng học sinh mà chỉ có thể quan tâm đến những đặc điểm chung nhất của tập thể học sinh Do

vậy nhiều giáo viên mặc dù có nghiệp vụ vững vàng và được bồi dưỡng

thường xuyên cũng không có điều kiện để phát huy một cách đây đủ và

hiệu quả

Việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy cho giáo viên

GDCD còn là vấn đề bức thiết, trong khi các mơn như văn, tốn số

lần được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là 3 — 4 lần/ kỳ, còn GDCD chỉ là 1 — 2 lần/kỳ

Dưới đây là số liệu điều tra của chúng tôi về việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên hàng năm có 20% giáo viên trả lời là nhà trường thường xuyên bồi đưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên

GDCD, 73.3% trả lời là rất ít khi, 6.7% là không bao giờ, được thể hiện

rõ hơn qua biêu đô sau:

Trang 33

Biểu đồ 1: Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

cho giáo viên GDCD ở một số trường THPT quận Cầu Giấy- Hà Nội 6% R§ Thường xuyên R Rất ít khi B Không bao giờ Ti _

Về nghiệp vụ giảng dạy, phương pháp giảng day cua giao vién GDCD

còn nhiều hạn chế, biểu hiện: |

Một số giáo viên môn GDCD ở cấp THPT còn rất lúng túng trong

quan niệm về việc phát triển năng lực thực hành khi học sinh học môn

GDCD

Trong qua trình triển khai bài giảng, họ lại tập trung chủ yếu ở việc

truyền thụ, kiểm tra đáng giá việc nắm vững kiến thức lý thuyết mà chưa có

sự liên hệ thực tiễn cho học sinh Mô hình chương trình này, cách giảng đạy

này đã tồn tại hàng nghìn năm, định hình nhiều giá trị lịch sử, nhưng những

điều bất cập cũng đang dần dần bộc lộ: Quá tái về kiến thức, truyền thụ một

chiều, kiến thức nặng về lý thuyết cũng như những quan niệm chưa đúng về

phát triển năng lực thực hành cho học sinh qua việc dạy và học môn GDCD Nén có không ít giáo viên không chú trọng, thậm chí có giáo viên

còn bỏ qua mục tiêu này, nếu có thực hiện thì hiệu qua rat thấp, làm cho tính

năng động, tự chủ, sáng tạo của học sinh bị hạn chế, không đáp ứng được

nhu cầu, các tình huống sống và làm việc của học sinh

Theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, giáo viên không chỉ có

vai trò là người truyền đạt kiến thức mà còn trở thành người thiết kế, tổ chức

Trang 34

hướng dẫn các hoạt động độc lập theo hướng nhỏ để học sinh tự lực chiếm

lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ

theo yêu cầu của chương trình Do đó để đánh giá hiệu quả của bài học

không những ở nội đung bài giảng mà còn do cách truyền đạt của giáo viên

và hoạt động nhận thức của học sinh Như vậy, bên cạnh việc bảo đảm nội

dung kiến thức, phương pháp giảng dạy của người giáo viên và trình độ

nhận thức của học sinh là yếu tố nâng cao chất lượng đạy và học môn

GDCD ở trường THPT hiện nay Thông thường giáo viên chủ yếu sử dụng các thao tác như: giảng giải, phân tích : Giảng giải thuyết trình là việc trình

bày của giáo viên về một nội đung kiến thức, một vấn đề vẻ kinh tế, văn hoá,

chính trị, xã hội nhằm nâng cao trình độ nhận thức của học sinh THPT,

tạo điều kiện cho các em tự học, nhớ lâu Tuy nhiên, người giáo viên lại quá

lạm dụng việc giảng giải, thuyết trình làm cho giờ học nặng nề, khô khan Theo số liệu thống kê được, chúng tôi đã đưa ra biểu đồ sau:

Biến đồ 2: Phương pháp giảng dạy của giáo viên môn GDCD

(một số trường THPT quận Cầu Giấy- Hà Nội) 6.7% @ Thay doc-trd chép @ Thuyét trinh [Vắn đáp Giải thích, minh hoa

Biểu đồ trên cho thấy có tới 60% giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, chỉ có 33.3% giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, giải thích, minh hoạ, và thậm chí vẫn còn có một bộ phận thầy cô sử dụng phương pháp thầy đọc- trò chép, với 6.7%.Qua đó cho thấy các phương pháp day học tích cực vẫn chưa được phổ biến, một vấn đề đặt ra là “phương pháp

cũ liệu có thể đảm bảo được hiệu quả?!”

Phương pháp giảng dạy mỗi bài học tuỳ thuộc vào trình độ và khả năng sư phạm cửa từng giáo viên Cùng một bài học mỗi giáo viên sẽ có

Trang 35

cách giảng đạy và cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích làm

thế nào để bài giảng đạt kết quả cao nhất,

Nếu mỗi giáo viên đều có những suy nghĩ, trăn trở để có những giờ

giảng GDCD chất lượng, hiệu quả, mang lại ý nghĩa thiết thực cho học sỉnh,

thực sự hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tham g1a bài giảng của giáo viên thì giờ

học không còn là “phải học” mà trở thành nhu cầu đối với các em Như vậy,

chắc chắn “hình ảnh” của môn học sẽ được cải thiện rất nhiều 2.1.3 Thực trạng học môn GDCD

GDCD có vai trò to lớn trong việc đào tạo nguồn lực con người mới XHCN có thể lực tốt, chuyên môn giỏi, có đạo đức và tâm hôn trong sáng,

giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Do vậy có thể thấy đây là một môn học mang tính chất tổng hợp của nhiều khoa học, có nội dung phong

phú và đa dạng Tuy nhiên, bên cạnh đó tri thức GDCD còn mang tính lý luận cao, “khô khan” và “khó học” Đó là do tri thức của GDCD là tổng hợp

của các khái niệm, phạm trù, nguyên lý của triết học, kinh tế chính trị học,

chủ nghĩa xã hội khoa học Muốn học sinh nắm vững được các tri thức đó thì

các em phải có nhiều yếu tố như: yếu tố bẩm sinh, sự tác động tổng hợp của gia đình, nhà trường, xã hội Việc học sinh học tốt môn này hay không có ảnh hưởng không nhỏ tới định hướng phát triển của tương lai đất nước Dưới đây nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về thực trạng học tập môn GDCD của học sinh tại một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy — Hà Nội Từ đó thấy được tình hình học tập của bộ môn nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu nâng cao

hiệu quả dạy và học

* Thái độ của người học

Môn GDCD ở trường THPT giữ vị trí và nhiệm vụ quan trọng trong việc

đào tạo và giáo đục thế hệ trẻ Tuy nhiên, thực tế cho thấy học sinh phô thông rất

ít chú ý đến môn học này Họ chỉ coi môn GDCD là môn học chính trị thuần tuý trong trường THPT Từ đó, họ không hiểu đúng đắn về tri thức khoa học của

môn GDCD, nỗi bật là trí thức khoa học về thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn Thể hiện rõ nhất trong

việc coi GDCD chỉ là môn học bố trợ, môn học phụ trong hệ thống các môn học của trường THPT Cho đến nay, quan niệm này vẫn tổn tại vững chắc trong các cấp lãnh đạo quản lý, trong xã hội, trong suy nghĩ của chính giáo viên, phụ

huynh học sinh và bản thân học sinh

Trang 36

Đối với học sinh thì chỉ khi nào xác định được mục đích học tập thì mới

có thể lựa chọn chính xác nghề nghiệp và mới tạo ra cho mình cơ hội việc làm khi ra trường Đó cũng chính là mục đích phân đấu trong suốt cuộc đời của mỗi

cơn người Khi đã xác định được mục đích như vậy, phần lớn học sinh chỉ chú ý

đến các môn học đề thi đầu vào của các trường đại học, cao đẳng Điều đó lý giải

vì sao các môn học như: toán, lý, hoá, sinh, sứ, địa Giáo viên đâu có cần đốc

thúc, đâu có cần nhắc nhở học sinh vẫn cứ lao vào “tầm sư học đạo?” Họ cho

rằng những chuẩn mực đạo đức của người công đân thì rèn luyện sau cũng chưa

muộn Nhưng những người hoc sinh đó đâu có biết rằng để có được những tiêu

chí làm người ấy không thể có sau ngày một ngày hai, càng không thể muốn là có được ngay, mà cần phải có một quá trình khổ luyện một cách có ý thức của

chính bản thân mình

Qua quá trình điều tra, tại trường THPTDL Nguyễn Binh Khiêm, chúng tôi thu được kết quá như sau:

Biểu đồ 3: Thái độ của học sinh đối với môn GDCD (trường THPTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm) 20.3% 12.2% LIMôn học chính Môn học phụ RMôn học không thiết thực) 67.5%

Qua biểu đỗ trên ta thấy chỉ có 12,2% học sinh cho rằng GDCD là

môn học chính; có tới 67,5% học sinh cho rang đây là môn học phụ và 20,3% học sinh cho rằng GDCD là môn học không thiết thực Như vậy, có

thể thấy có quá ít học sinh coi GDCD là môn học chính, đây là suy nghĩ rất sai lầm của học sinh, các em không thấy được GDCD là cơ sở, nền tảng để trang bị cho mình những tri thức khoa học, cung cấp những kiến thức phổ thông, cơ bản và vững chắc về sự phát triển của xã hội Đồng thời, giúp các

em định hướng đúng đắn về thế giới, về con đường đi lên CNXH mà Đảng,

Trang 37

Bác Hỗ và nhân dân ta đã lựa chọn, có thái độ, hành vi tích cực hơn, tự giác hơn trong trách nhiệm với bản thân gia đình và xã hội

Như vậy, phần lớn các em đều coi GDCD là môn học phụ và không

thiết thực, vì vậy đành thời gian rất ít cho môn học này Thực trạng cho thấy răng các em học môn GDCD chỉ là để đối phó chứ không hề cảm thấy thích thú gì Đó là do nhiều yếu tố từ phía người dạy, từ bộ môn, từ người học, tao

nên nhận thức sai lầm Trong các giờ giảng dạy môn GDCD, có rất ít học

sinh thực sự chú ý vào bài giảng, các em hoặc là làm việc khác, hoặc là có

nghe mà không có hiểu Qua đự giờ cho thấy, giáo viên thì cố giảng cho hết giờ, học sinh thì cũng bắt buộc phải ngồi nghe cho xong tiết học

Qua điều tra thực tế chúng tôi cũng thu được số liệu cụ thể tại trường Chuyên- ĐHSPHN, cụ thể như sau:

Biểu đồ 4: Mức độ chú ý nghe giáng của học sinh

trong giờ học GDCD (Trường Chuyên - ĐHSPHN) 9 z 4.4% E Rất chú ý achay OKh6ng cha y; 37.8%

Như vậy là tỷ lệ học sinh không chú ý đã chiếm hơn một nửa, những

học sinh này khi mà giáo viên giảng trên lớp thì họ làm gì? Có trường hợp các em ngồi nói chuyện, cũng có trường hợp mang sách vở môn khác ra học Còn những học sinh chú ý khi được hỏi thì chỉ là những câu trả lời

ngắn gọn “em có nghe nhưng không có hiểu”, “có chú ý đấy nhưng chẳng cần hiểu để làm gì” Đây có thể nói là một thực trạng đáng buôn đối với môn

học và cũng là một điều cánh tỉnh cho một nền giáo dục Một môn học trang

bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về sự phát triển hài hoà của đức — trí

- thể - mỹ - kỹ và những cơ sở bước đầu về phẩm chất và năng lực cần thiết

Trang 38

cho người lao động mới lại không được coi trọng, không được học sinh tiếp nhận một cách chủ động và tích cực

Thái độ học tập môn GDCD được thể hiện rõ nét ở cảm nhận của học

sinh có thích môn học này hay không? Muốn có sự hứng thú, Say mê trong

quá trình học một môn học nào đó thì cần người học sinh phải hiểu biết về

_ nó, từ đó tích cực tìm tòi tiếp thu những tri thức mới lạ, còn ngược lại nếu

không hiểu thì rất đễ dẫn đến sự chán nản, không yêu thích môn học GDCD

là một môn khoa học tương đối khó, muốn hiểu được những tri thức cơ bản

của nó thì phải tích cực học tập, tích cực nghiên cứu Tuy nhiên, như kết quả

điều tra thu được ở trên thì có thé thấy hầu hết các em học sinh đều cho rằng

đây là môn học phụ, môn học không thiết thực, từ đó dẫn đến thái độ học

không nghiêm túc, các em không thích học môn này Dưới đây, chúng tôi sẽ

đưa ra kết quả nghiên cứu về mức độ hứng thú của học sinh về môn học GDCD như sau: Biểu đồ 5: Mức độ hứng thú của học sinh đối với môn GDCD (Trường THPT Chuyên- ĐHSPHN) 0 : 6.7% lR Rất thích Thích LI Bình thường 44.4% [Không thích

Có quá ít học sinh yêu thích môn GDCD (6.7%), phần nhiều là các em

không thích, điều này cho thấy việc đạy và học môn GDCD sẽ rất khó khăn

khi mà học sinh không sẵn sàng tiếp thu kiến thức, không có sự say mê học

hỏi, không có sự tự giác trong học tập

Qua việc nghiên cứu mức độ hứng thú của học sinh đối với môn

GDCD và sự chú ý học tập môn học này, chứng tó học sinh có thái độ không

Trang 39

tích cực,tự giác, thường chỉ là đối phó cho xong Thậm chí giáo viên “ dễ ”

thì chỉ cần học đối phó một lần là được

* Thực trạng về phương pháp học môn GDCD

Trong tất cả các phương pháp học tập, từ phương pháp cũ (thầy đọc trò chép) đến phương pháp dạy học tích cực đang được phổ biến hiện nay thì vai trò của học sinh vẫn là nhân tố quyết định hiệu quả học tập của họ

Ngày nay, người ta nhân mạnh mặt hoạt động trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo sự chuyên biến từ học tập thụ động sang hoc tap chu dong, dat van dé tăng cường tự học ngay trong trường phô thông, không chỉ tự học ở nhà, khi lên lớp mà còn tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tri thức thì đòi hỏi người thầy giáo cũng như học sinh cân phải có những phương pháp dạy và học thật tốt, làm sao cho có sự năm bắt nhanh nhạy và kịp thời các tri thức đó Nhưng khi tìm hiểu về thực trạng phương pháp học môn GDCD chúng tôi nhận thay còn rất nhiều vấn đề bất cập phải bàn đến đó là: Học sinh học tập môn này một cách rất thụ động và không có phương pháp học tập đúng đắn và tích

cực Qua tìm hiểu thực tế môn học GDCD với 4 trường ở quận Cầu Giấy

nhóm nghiên cứu chúng tôi được biết: Phần lớn các em đều học môn này

theo SGK hoặc theo vở ghi của thầy cô trên lớp, chỉ một phần nhỏ là học

theo tài liệu tham khảo kết hợp với sách, vớ Có thể thấy rõ hơn qua bảng

sau:

Bang 2: Phương pháp học môn GDCD của học sinh (một số trường THPT thuộc quận Cầu Giấy- Hà Nội) ` Sách giáo |.„.„ ,.| Tàiliệu |Kết hợp cả 3 Trường khoa V6 ghi tham khảo| cach hoc THPTDL Hermann Gmeiner 51.8 18.9 14 279 THPT Chuyén-DHSPHN 46.7 37.8 4.4 11.1 THETDL Nguyễn Bính | xo | 2+; Khiêm 12 25.4 THPT Câu Giấy 52.2 32.6 3.3 11.9

Như vậy, theo số liệu trên cho chúng ta thấy tý lệ học sinh học theo vở ghi và sách giáo khoa chiếm rất lớn với hơn 50% còn các em học theo tài

Trang 40

liệu tham khảo thì tỷ lệ rất hạn chế, trường THPTDL Hermanr Gmeiner chỉ

có 1.4%, trường Chuyên- ĐHSPHN là 4.4%, trường THPTDL Nguyễn Binh

Khiêm là 1.2% Các em học kết hợp cả 3 cách cũng chiếm tắt ít, đặc biệt là

trường Chuyên- ĐHSPHN với 11.1% Thực trạng trên cho thấy cách học

môn GDCD của học sinh rất thụ động, các em đơn giản chỉ là lên lớp nghe

cô giáo giảng bài rồi về nhà là “quẳng” sách vớ, học thì cũng chỉ học theo

những gì chép được trên lớp hoặc học trong sách giáo khoa Điều đó, kết

hợp với nhiều yếu tố khác sẽ đẫn đến việc đạy môn GDCD không có hiệu

quả Bên cạnh đó có một điều đáng nói là khi được hỏi về phương pháp học

tập hiện nay thì hầu hêt các em đều thích giảng dạy môn GDCD theo

phương pháp thảo luận nhóm, cụ thể như sau:

Biểu đồ 6: Mức độ hứng thú của học sinh đối với các phương

pháp học tập môn GDCD (Trường THPTDL Hermann Gmeiner) 60.9% Thầy đọc ~ trò chép l Thảo luận nhóm Hý Kiến khác 15.6%

Có 60.9% học sinh thích học theo phương pháp thảo luận nhóm, chỉ có 15.6% chọn phương pháp thầy đọc - trò chép, còn lại là các phương pháp

khác Khi được phỏng vấn hầu hết các em đều trả lời: muốn học theo

phương pháp thảo luận nhóm Đây là phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh, giúp cho giờ học không bị căng thắng, không

chỉ có thây cô trên bục giảng thuyết trình mà còn có sự tham gia sôi nổi của

học sinh, như vậy bài học mới phát huy được hiệu quá của nó Từ số liệu

Ngày đăng: 24/11/2021, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w