Từ trang 176 - 179, tác giả đã viết về sự "thiếu bao dung" của báo chí, trong đó trích dẫn nhiều ví dụ cho thấy sự vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" như việc phóng đại sự thật về đời
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn "Vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán
vô tội" trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay", học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn đến PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang đã nhiệt tình truyền dạy kinh nghiệm, định hướng và chỉ bảo cho học viên thực hiện luận văn
Học viên xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo là giảng viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đặc biệt là thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy học viên trong quá trình theo học Các thầy, cô giáo đã tuyền đạt tri thức, kinh nghiệm và hướng dẫn học viên trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo của các báo Tuổi Trẻ Online, Pháp luật Việt Nam điện tử, VnExpress, luật sư Đoàn Công Thiện - chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Kiên Giang và các bạn đồng nghiệp ở các báo, đài đã đã giúp giúp học viên hoàn thành luận văn này
Luận văn "Vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay" là sản phẩm nghiên cứu khoa học đầu tiên của học viên nên mặc dù đã cố gắng, nhưng do trình độ và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết Do đó, học viên chân thành mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, những đồng nghiệp để luận luận này được hoàn chỉnh hơn và đó cũng là những kinh nghiệm để học viên có thể triển khai những công trình nghiên cứu sau này
Học viên xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Thy Lệ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay" là công trình do tôi tự nghiên cứu Luận văn được hoàn thành dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn của PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn khoa học,
có cơ sở rỏ ràng và trung thực; kết luận của luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác
Tác giả luận văn
Nguyễn Thy Lệ
Trang 4MỤC LỤC
Trang
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGUYÊN
1.2 Vai trò của việc tuân thủ nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo
chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng 18 1.3 Nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong Luật tố tụng
Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VI PHẠM NGUYÊN TẮC "SUY
2.1 Giới thiệu về các tờ báo thuộc diện khảo sát 45 2.2 Khảo sát vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên Báo
Pháp luật Việt Nam điện tử, Tuổi Trẻ Online, VnExpress từ
2.3 Những đánh giá khái quát về nguyên nhân vi phạm nguyên tắc
"suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử 78
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC TRONG VIỆC ÁP DỤNG
NGUYÊN TẮC "SUY ĐOÁN VÔ TỘI" TRÊN BÁO MẠNG
3.2 Một số giải pháp nâng cao ý thức trong việc áp dụng nguyên tắc
"suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử 94
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT : Cơ quan điều tra
HLPL : Hiệu lực pháp luật TTHS : Tố tụng hình sự TT-TT : Thông tin Truyền thông VKS : Viện kiểm sát
XHCN : Xã hội Chủ nghĩa
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang Biểu đồ 2.1: Số lượng xuất hiện các bài báo có biểu hiện vi phạm
nguyên tắc "suy đoán vô tội" 53 Biểu đồ 2.2: Đưa tin thiếu chính xác, không trung thực, khách quan,
quy kết tội danh, luận tội khi chưa có bản án kết tội
Biểu đồ 2.3: Sử dụng các lời lẽ, ngôn ngữ, hình ảnh miệt thị đối với
người bị quy kết có tội và gia đình của họ 69 Biểu đồ 2.4: Tưởng tượng để tự dựng lại diễn biến câu chuyện, vụ
án, miêu tả chi tiết tình tiết với những ngôn ngữ, hình
Trang 7
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" là một trong những nguyên tắc cơ bản, được
áp dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại, thể hiện sự tôn trọng nhân phẩm, danh dự hay những giá trị cao quý khác của con người Nó như một sự khẳng định về tư cách công dân của con người trong xã hội dựa trên quan điểm
"mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội"
Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 hay Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hiệp quốc Ở Việt Nam, nguyên tắc suy đoán vô tội được chúng ta cam kết thực hiện thông qua sự kiện Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 24/9/1982 Đây cũng
là nền tảng để nguyên tắc này được có mặt trong Hiến pháp năm 1992 - bản Hiến pháp của Việt Nam trong thời kỳ đầu của tiến trình đổi mới, dù trước đó
ý tưởng của nguyên tắc suy đoán vô tội đã từng xuất hiện trong những văn bản dưới luật Tuy nhiên, điểm hạn chế trong quy định ở điều 72 tại bản Hiến pháp năm 1992 chính là việc chúng ta đã đồng nhất khái niệm quyền con người nằm trong quyền công dân do Nhà nước quy định Chúng ta chưa thừa nhận quyền con người với những quyền cơ bản như quyền được sống, được
ăn, mặc, ở, quyền được coi là không có tội khi chưa bị Tòa án xét xử tuyên bằng một bản án kết tội…, đó là những quyền cơ bản của con người phải được tôn trọng, bảo vệ mà không phụ thuộc vào bất cứ quy định của một thể chế chính trị hay một nhà nước nào Vì thế, khi Hiến pháp 2013 được ban hành, cả quyền con người và quyền công dân đều được đề cập trong Hiến pháp và được đưa lên chương II Điều đó cho thấy sự quan tâm, chú trọng của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này
Từ đạo luật gốc là Hiến pháp, chúng ta đã ban hành những văn bản khác nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân Và nguyên
Trang 8tắc "suy đoán vô tội" luôn có mặt trong những văn bản đó với yêu cầu tất cả các chủ thể, trước hết là các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hình sự phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của công dân, sau đó là là những cơ quan, tổ chức, báo chí, truyền thông cũng phải đối xử và tôn trọng
họ khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật Còn khi họ đã có bản
án kết tội đã có hiệu lực pháp luật, thì Nhà nước đã quy định các quyền và nghĩa vụ của họ với tư cách là người đã bị kết án
Đó là những nguyên tắc mang tính luật định, nhưng trong thực tế, nhìn ở góc độ báo chí thì nguyên tắc này có nơi, có lúc chưa được tôn trọng Chúng ta đều biết rằng, báo chí truyền thông luôn có vị trí, vai trò khá đặc biệt trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân Những người làm báo Việt Nam tác nghiệp dựa trên những quy định về pháp luật và những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Và cho dù chức năng của báo chí là đem lại thông tin, giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ hay giải trí…thì việc bảo vệ các giá trị cao quý của con người cũng luôn phải được hướng tới
Trong những năm qua, báo chí nước ta đã góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh, phòng và chống các loại tội phạm Nhờ có báo chí mà nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước đến được với người dân và cũng nhờ báo chí
mà một số vụ việc tiêu cực bị phanh phui, phát hiện Báo chí cũng là một
"kênh" theo dõi, giám sát việc thực thi pháp luật Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay, khi hệ thống báo điện tử, truyền hình internet và mạng xã hội phát triển mạnh mẽ thì việc "chạy đua" để có nhiều tin bài hấp dẫn, độc quyền, mới lạ luôn được nhiều báo áp dụng, đặc biệt
là ở thể loại báo mạng điện tử Cũng vì lý do này mà trên báo mạng điện tử đôi khi đã có sự xuất hiện của những bài báo có vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" Nguyên nhân của sự vi phạm có thể được nhìn nhận từ những góc
độ như:
Trang 9- Do nhà báo chưa thận trọng trong việc đưa tin, nóng vội mang đến những tin tức chưa được thẩm định kỹ càng, gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của các bên liên quan
- Nhà báo chưa ý thức được nhiệm vụ của mình trong quá trình tác nghiệp nên tự bản thân đưa ra những kết luận không có lợi cho những người liên quan
- Nhà báo có mong muốn đáp ứng yêu cầu của dư luận nên luôn hướng
về phía buộc tội, chứ không phải gỡ tội và tự tạo ra những kết luận có thể oan sai, nhưng lại khiến dư luận hài lòng…
Từ việc nhận thức những nguyên nhân trên cũng như từ thực tế phát
triển của báo mạng điện tử tại Việt Nam, học viên đã lựa chọn đề tài "Vấn đề vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trên báo mạng điện tử Việt Nam hiên nay"
cho luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong quá trình khảo sát, tìm hiểu tài liệu để nghiên cứu về đề tài, học viên nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu cụ thể về nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên các loại hình báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử Nguyên tắc này được đề cập nhiều trong các hệ thống văn bản pháp luật, cũng như những bài nghiên cứu của chuyên ngành luật, nhưng trong lĩnh vực báo chí lại hết sức mới mẻ Qua tham khảo, học viên xin được nêu ra đây một số tài liệu tham khảo có liên quan:
* Nhóm thứ nhất: Hệ thống văn bản pháp luật
- "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992" là văn
bản pháp luật có giá trị cao nhất đã đề cập tới nguyên tắc "suy đoán vô tội" tại điều 72, thuộc chương V quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đây là lần đầu tiên chúng ta đưa ra nguyên tắc này ở Hiến pháp
- "Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013" là bản
Hiến pháp hiện hành, trong đó cũng có ghi nhận về nguyên tắc "suy đoán vô
Trang 10tội" ở điều 31, chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
- "Bộ luật Tố tụng hình sự 1988" là bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của
nước ta tiếp thu tư tưởng tiến bộ về nguyên tắc "suy đoán vô tội", nó được thể hiện qua điều 10 với quy định: "Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu
hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật"
- "Bộ luật Tố tụng hình sự 2003" là văn bản quy định trình tự, thủ tục
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa
vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội Bộ luật này đã chế hóa quy định tại điều 72 của Hiến pháp 1992 qua quy định tại điều
9 (Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật)
- "Bộ luật Tố tụng hình sự 2015" là bộ luật thay thế cho Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003, trong đó có quy định tại điều 13 về "suy đoán vô tội" và nguyên tắc này đã trở thành "tên gọi" của một điều luật
- "Luật Báo chí 1989 và Luật báo chí sửa đổi bổ sung 1999" là văn bản
được ban hành nhằm bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự
do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình (2 luật này có hiệu lực đến ngày 31/12/2016)
- "Luật Báo chí 2016" thay thế "Luật Báo chí 1989" và "Luật báo chí sửa đổi bổ sung 1999" từ ngày 1/1/2017 Luật này quy định về quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt
Trang 11động báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí
* Nhóm thứ hai: Sách, giáo trình:
- Cuốn sách "Nhà báo bí quyết và kỹ năng nghề nghiệp" do 2 tác giả
Nguyễn Văn Dững - Hoàng Anh biên dịch (Nxb Lao động, Hà Nội 1998) đã
đề cập tới công việc của người biên tập, những phẩm chất cần có của nhà báo, qua đó đưa ra những kinh nghiệm, những bài học cho công tác biên tập báo chí Tuy cuốn sách này đã không đề cập nhiều tới việc biên tập cho báo mạng điện tử nhưng những nguyên tắc chung về công tác biên tập vẫn luôn có giá trị với người làm báo
- Cuốn sách chuyên khảo "Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo" của tác
giả Nguyễn Thị Trường Giang (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011) không chỉ đưa ra những nghiên cứu mang tính lý luận về đạo đức nghề báo
mà còn có những khảo sát từ thực tiễn của cuộc sống để nêu ra những biểu hiện vi phạm về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Một trong những biểu hiện
đó là sự thiếu tính nhân văn, vô cảm, dẫn tới sự vi phạm nguyên tắc "suy đoán
vô tội" Từ trang 176 - 179, tác giả đã viết về sự "thiếu bao dung" của báo chí, trong đó trích dẫn nhiều ví dụ cho thấy sự vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" như việc phóng đại sự thật về đời tư, nhân phẩm của ông Nguyễn Việt Tiến khiến gia đình ông phải gửi đơn tới một số cơ quan quản lý báo chí hay việc "Một số nhà báo có tư tưởng "phang cho một đòn chết tươi" khi liên tục cho đăng tải những bài viết liên quan tới thông tin cá nhân, gia đình của
"người đang bị coi là có tội"
- Cuốn sách "Báo chí và dư luận xã hội" của tác giả Nguyễn Văn Dững
(Nxb Lao động, Hà Nội 2011) đã phân tích rõ mối quan hệ tác động của báo chí và dư luận xã hội, trong đó báo chí có vai trò định hướng dư luận xã hội Qua những phân tích từ trang 301 - 333, tác giả đã cho thấy báo chí có vai trò định định hướng dư luận xã hội, nếu tờ báo có định hướng tốt thì sẽ cho ra
Trang 12những sản phẩm báo chí mang tính nhân văn, ngược lại nếu tờ báo chỉ quan tâm tới lượng view, mong muốn chạy đua về thông tin thì sẽ có thể mắc sai lầm trong việc thông tin (như đưa thông tin chưa kiểm chứng hay đưa tin mà không có phân tích, bình luận để công chúng thấy được sự đúng sai…)
- Cuốn sách "Cơ sở lý luận báo chí" của tác giả Nguyễn Văn Dững
(Nxb Lao động, Hà Nội 2013) đã đem tới những lý luận nền tảng về báo chí truyền thông Với 9 chương, tác giả đã nêu ra những quan niệm về báo chí, tổng quan về các loại hình báo chí (trong đó có loại hình báo mạng điện tử), những chức năng của báo chí, lao động báo chí, công chúng báo chí và các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí
- Cuốn sách "Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản" của nhiều tác giả (Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội 2013) là tài liệu
tham khảo dành cho các phóng viên, biên tập viên trong đó có tập hợp một số bài viết với nội dung về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội của nhà báo, các loại hình báo chí, cơ sở lý luận báo chí Tuy không phải là một cuốn sách chuyên sâu về lĩnh vực báo mạng điện tử, nhưng nó cũng cung cấp một góc nhìn khác của nhiều chuyên gia đang làm công tác giảng dạy và nghiên cứu báo chí
- Cuốn sách "Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản" của tác giả
Nguyễn Thị Trường Giang (Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2014)
đã đưa đến một cái nhìn tổng quan về lý luận chung của báo mạng điện tử, từ lịch sử ra đời cho tới quá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử trên thế giới và ở Việt Nam Cuốn sách cũng cung cấp thêm thông tin về một
số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay (mô hình tổ chức, bộ máy tòa soạn và quy trình sản xuất của báo mạng điện tử), trong đó có 2 tờ báo mạng điện tử mà học viên tham gia khảo sát là VnExpress và Tuoitre Online
- Sách chuyên khảo "Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử" do TS
Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2014)
Trang 13là cuốn sách đầu tiên đề cập tới đặc trưng, phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử một cách hệ thống, bài bản và quy mô nhất Cuốn sách không chỉ cung cấp về lý thuyết mà còn mang tới những kỹ năng thực hành cho từng thể loại khác nhau trong sáng tạo tác phẩm báo chí Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Đức Dũng khi viết về thể loại điều tra cũng nêu ra việc "các luận cứ trong bài viết phải tiêu biểu, các bằng chứng phải có độ tin cậy", không thể vì vội vàng, chưa cẩn trọng, chưa chặt chẽ mà đưa thông tin sai sót, ảnh hưởng tới uy tín của cá nhân, tổ chức như bài báo "700.000 USD để có được dự án" đăng trên báo T.T ngày 30/6/2005 (trích dẫn trang 326 - 327 trong sách)
- Cuốn sách "100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới" của tác
giả Nguyễn Thị Trường Giang (Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2014) là một tập hợp về các bản quy tắc đạo đức của nghề báo trên thế giới, trong đó có những quy tắc đã thể hiện rõ nguyên tắc "suy đoán vô tội", bảo vệ quyền con người Tại điều 6, bản Những nguyên tắc quốc tế về đạo đức nghề báo đã quy định: Tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá con người (trang 19) Đề cập tới trách nhiệm xã hội của nhà báo khi đưa tin về vụ án, tội phạm thì một số bản quy tắc đạo đức ở 1 số quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Băng La Đét cũng đều thống nhất: nếu báo chí đã đưa tin về một vụ viêc thì nên tiếp tục theo dõi để đưa tin về các diễn biến của vụ việc ở các giai đoạn tiếp theo và công bố phán quyết cuối cùng của Tòa án về vụ việc (nếu có) Ở Việt Nam, tránh mọi hành động lăng mạ công dân, không sử dụng những từ mang tính chất kết tội nghi phạm như "hung thủ", ‘tên tội phạm", "kẻ thủ ác"…trước khi tòa án xét xử và đưa ra phán quyết chính
thức và có hiệu lực (trang 32)
* Nhóm thứ ba: Một số luận án, luận văn, bài báo khoa học
- Bài viết "Nguyên tắc suy đoán vô tội" của tác giả Nguyễn Thái Phúc
(Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11, 2006) đã đưa ra cội nguồn lịch sử của
Trang 14nguyên tắc "suy đoán vô tội" và những quan điểm của giới nghiên cứu ở Liên
xô cũ về nguyên tắc này Tác giả cũng đưa ra quan điểm của mình về mối quan hệ giữa nguyên tắc "suy đoán vô tội" với quyền tự do ngôn luận của các
cơ quan thông tin đại chúng như việc chụp ảnh bị cáo ở Tòa án, cách nhà báo gọi những người đang bị buộc tội như thế nào
- Luận án Tiến sỹ "Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam hiện nay"
của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (Học viện Báo chí Tuyên Truyền, 2010)
đã đề cập tới thực trạng đạo đức của nhà báo Việt Nam, trong đó có nêu ra các biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo như: chạy theo thông tin tiêu cực, xa rời nguyên tắc khách quan, chân thật của báo chí gây nên những tổn hại về danh dự, nhân phẩm cá nhân Đó là một biểu hiện của việc vi phạm quyền con người
Trong luận án này cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo Theo khảo sát của tác giả thì nguyên nhân chính là
do "thiếu bản lĩnh chính trị vững vàng"; "thu nhập thấp"; "thiếu kiến thức cơ bản về báo chí"; "bị sức ép về tính nhanh nhạy của thông tin"; "hành lang pháp lý còn lỏng lẻo"…Đây cũng là những thông tin tham khảo có giá trị đối với học viên trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình khi nhìn nhận nguyên nhân dưới góc độ của các nhà báo và công chúng
- Luận án Tiến sĩ "Nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật tố tụng hình
sự Việt Nam" của tác giả Nguyễn Thành Long (Đại học quốc gia Hà Nội, Hà
Nội, 2010) đã đưa ra một hệ thống cơ sở lý luận về nguyên tắc suy đoán vô tội trong Luật Tố tụng Hình sự, dù không liên quan tới lĩnh vực báo chí, nhưng Luận án này lại làm sáng tỏ những vấn đề "cốt lõi" của nguyên tắc này như khái niệm, nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc "suy đoán vô tội"
- Luận văn Thạc sỹ "Vấn đề vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam qua các tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử" của tác giả Phạm
Huy Kiên (Học viện Báo chí Tuyên truyền, Hà Nội, 2014) đã đưa ra những khảo sát, phân tích của tác giả đối với những bài báo vi phạm đạo đức nghề
Trang 15nghiệp trên 3 tờ báo mạng điện tử là Dantri.com.vn; Nongnghiep.vn và Nguoiduatin.vn trong thời gian từ 1/2013 đến 5/2014 Từ trang 47 - trang 49 tác giả có nêu một vài tác phẩm báo chí mà người làm báo khi chưa có kết luận của cơ quan điều tra và cũng chưa khẳng định sự việc đó có thật hay không nhưng đã giật tin, cho đăng ảnh của nhân vật, gây bức xúc và làm ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của nhân vật Với luận văn này, học viên có thể tham khảo cách tác giả thực hiện việc khảo sát về những bài viết vi phạm đạo đức nghề nghiệp trên những tờ báo mạng điện tử
- Luận văn Thạc sỹ "Những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay"của tác giả Nguyễn Thị Lan
Hương (Học viện Báo chí Tuyên Truyền, Cần Thơ, 2015) đã có một hướng đi mới trong việc nghiên cứu đề tài khi đưa ra khá nhiều số liệu khảo sát, từ việc khảo sát thái độ của công chúng đối với những biểu hiện thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo, cho tới sự quan tâm của công chúng về trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử hay những nội dung biểu hiệu thiếu trách nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử Trên cơ sở những khảo sát và phân tích, tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm xã hội của người làm báo mạng điện tử
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Trang 16- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: làm rõ các khái niệm công cụ, nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội", những yêu cầu khi vận dụng nguyên tắc này trên báo chí
- Khảo sát thực trạng vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử
- Từ kết quả khảo sát, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Vấn đề vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo mạng điện tử
số lượng người truy cập nhiều như tờ Tuổi Trẻ Online hay VnExpress, nhưng những tin tức về lĩnh vực pháp luật cũng được nhiều bạn đọc quan tâm
Tuổi Trẻ Online là ấn phẩm báo mạng điện tử của báo Tuổi trẻ, có địa chỉ là www.tuoitre.vn Đây là tờ báo mạng điện tử có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và là một trong những địa chỉ được truy cập nhiều nhất tại Việt Nam Năm 2008, Tuổi Trẻ Online được chính thức cấp phép hoạt động báo mạng điện tử tiếng Việt, tiếng Anh, hoạt động độc lập và tổ chức nội dung riêng như một tờ báo
Trang 17VnExpress chính thức xuất hiện trên Internet vào ngày 26/2/2001 và đến ngày 25/11/2002, VnExpress đã chính thức trở thành tờ báo mạng điện tử độc lập đầu tiên của Việt Nam với địa chỉ truy cập là www.vnexpress.vn Đúng như tên gọi của mình, VnExpress cung cấp thông tin nhanh nhạy, kịp thời và luôn tạo được cảm giác mới mẻ cho độc giả mỗi lần truy cập Chuyên mục phong phú, hấp dẫn, giao diện ấn tượng, tương tác đa chiều đó là các yếu tố để VnExpress luôn dẫn đầu về số lượng người truy cập
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên hệ thống các quy định của pháp luật của Việt Nam - từ Hiến pháp cho tới những luật liên quan như Luật tố tụng Hình sự, Luật báo chí và những văn bản dưới luật Ngoài ra còn có những văn bản mang tính quốc tế như Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của Liên hiệp quốc
Bên cạnh đó là những lý luận mang tính nền tảng của báo chí, đặc biệt
là thể loại báo mạng điện tử
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, học viên có sử dụng kết hợp một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng
nhằm thu thập, nghiên cứu, kế thừa những tài liệu đã được các tác giả công bố nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài này Trên cơ sở đó, sử dụng để so sánh, minh họa cho các kết quả khảo sát của mình, khẳng định những đóng góp mới của luận văn mình thực hiện
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Dùng để thống kê tài
liệu, con số, dữ liệu có được trong quá trình khảo sát Từ đó đánh giá và rút
ra những luận điểm khoa học, đề xuất những giải pháp cần thiết nhằm hạn chế việc vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong hoạt động báo chí
Trang 18- Phương pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích các tác phẩm báo
chí trên 3 tờ báo mạng điện tử (Pháp luật Việt Nam điện tử, Tuổi Trẻ Online, VnExpress) trong khoảng thời gian từ 6/2016 - 6/2017 nhằm rút ra những biểu hiện của việc vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội"
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Dùng để phỏng vấn các chuyên gia, nhà
nghiên cứu báo chí, nhà báo viết về lĩnh vực này trên những tờ báo mạng điện
tử thuộc diện khảo sát
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài "Vấn đề phi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay" sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nguyên tắc đạo đức của nhà báo Đây là một nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong nền khoa học pháp lý hiện đại, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không
"liên quan" gì tới các nhà báo Thực tế đã cho thấy, nguyên tắc này không chỉ ràng buộc cơ quan điều tra hay tòa án mà nó còn ràng buộc những người khác, đặc biêt là báo chí và dư luận bởi chỉ một chút "sơ sẩy" báo chí cũng có thể xâm phạm quyền con người Vì vậy, học viên hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm một phần lý luận vào lý thuyết pháp luật và đạo đức nhà báo
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Mặc dù đây là một đề tài được nghiên cứu ở một góc độ hẹp (chỉ ở một thể loại báo chí) nhưng lại là thể loại báo chí hiện có đông đảo công chúng quan tâm và có sự tác động mạnh mẽ trong đời sống xã hội Nếu luận văn nghiên cứu thành công, kết quả sẽ sẽ là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn với những giải pháp có liên quan đến nguyên tắc "suy đoán vô tội" trên báo chí, nhằm nâng cao đạo đức của người làm báo
Ngoài ra, việc nghiên cứu đề tài này cũng là cơ hội để học viên tổng hợp, vận dụng các kiến thức đã học đặc biệt là thời gian học Cao học chuyên
Trang 19ngành Báo chí tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền để luận giải vấn đề nghiên cứu
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nguyên tắc « suy đoán
vô tội » trong báo mạng điện tử
Chương 2: Thực trạng vấn đề vi phạm nguyên tắc « suy đoán vô tội » trên báo mạng điện tử hiện nay
Chương 3: Giải phàp nâng cao ý thức trong việc áp dụng nguyên tắc
«suy đoán vô tội» trên báo mạng điện tử
Trang 20Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC
"SUY ĐOÁN VÔ TỘI" TRONG BÁO CHÍ
1.1 Khái niệm
1.1.1 Nguyên tắc "Suy đoán vô tội"
Từ "presume" trong tiếng Anh dịch sang tiếng Việt mang hai nghĩa khác nhau: 1) Suy đoán (dự đoán) và 2) Giả định Vì vậy, trong khoa học Luật tố tụng hình sự (TTHS), nguyên tắc "presumption of innocence" có hai tên gọi khác nhau: Nguyên tắc "suy đoán vô tội" và nguyên tắc "giả định vô tội" [17]
"Suy đoán vô tội" hay "giả định vô tội" là một trong những nguyên tắc
cơ bản, được ứng dụng rộng rãi trong nền khoa học pháp lý hiện đại Nội dung cốt lõi của nguyên tắc cho rằng mọi nghi can đều vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội
Nguyên tắc này được áp dụng trong các cáo buộc của phiên tòa hình sự Các bằng chứng cáo buộc mà bên công tố hoặc viện kiểm sát (VKS) đưa ra phải đủ khả năng thuyết phục hội đồng xét xử về tính chân thật của cáo buộc
Bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng minh mình vô tội Việc tìm bằng chứng
đủ khả năng thuyết phục người bị buộc tội là vô tội thuộc về bên công tố
Nguyên tắc suy đoán vô tội: Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của TTHS, "Suy đoán vô tội" được thừa nhận không chỉ trong pháp luật quốc tế
mà cả trong pháp luật của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" được quy định tại khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 thể hiện ở yêu cầu người bị buộc tội phải được coi là vô tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục do luật định và được xác định bằng một bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (HLPL) Yêu cầu này dựa trên các giá trị công bằng, bình đẳng và là một bảo
Trang 21đảm quan trọng và hữu hiệu đối với việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS
"Suy đoán vô tội" đối lập với "suy đoán có tội" "Suy đoán có tội" là một khuynh hướng diễn ra phổ biến trong hoạt động tư pháp, nó xâm phạm nghiêm trọng nguyên tắc "suy đoán vô tội" được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng oan sai trong các vụ án hình sự [51, tr.26]
"Suy đoán vô tội" luôn giữ vai trò định hướng quan trọng và chi phối không chỉ đối với các giai đoạn của quá trình TTHS (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) mà cả đối với giai đoạn tiền tố tụng (trường hợp bắt giữ người bị tình nghi phạm tội) và thi hành án hình sự (trường hợp bản án kết tội của Tòa án
đã có HLPL bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm) đồng thời tác động mạnh
mẽ đối với quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật
Theo Từ điển Luật học, thì "suy đoán vô tội" là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng của TTHS, theo đó bị can, bị cáo được coi là vô tội, không phải chịu trách nhiệm hình sự khi lỗi của người đó chưa được chứng minh theo trình tự luật định và chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL [56, tr.678]
Kể cả khi đã có bản án kết tội, thì người bị kết án cũng chỉ bị coi là có tội khi phán quyết này có HLPL Vì vậy, khi chưa có bản án kết tội của Tòa
án có HLPL thì các chủ thể tố tụng (cơ quan điều tra/CQĐT, VKS, Tòa án) không được coi người bị buộc tội là có tội Yêu cầu này nhằm ngăn chặn mọi
sự quy kết vội vã và định kiến đối với người bị buộc tội do tâm lý chủ quan,
sự tùy tiện, tắc trách của người có thẩm quyền có thể dẫn đến làm oan người
vô tội Như vậy, có thể thấy rằng "suy đoán vô tội" không chỉ là một nguyên tắc cơ bản và quan trọng của Luật TTHS mà còn là quyền cơ bản của người bị buộc tội
Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm sau: Nguyên tắc "suy đoán
vô tội" là một nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự Việt Nam, theo đó
Trang 22một người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi tội phạm của họ được chứng minh theo trình tự, thủ tục luật định và có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án
1.1.2 Báo mạng điện tử
* Khái niệm
Báo mạng điện tử còn có các tên gọi khác là: báo điện tử, báo mạng, báo trực tuyến, báo online Sau đây là một số khái niệm thông dụng về Báo mạng điện tử:
Báo điện tử là tên gọi chỉ về một hệ thống thông tin kết nối con người
và thông tin toàn cầu qua hệ thống máy tính [50, tr.7]
Báo điện tử là một siêu kênh thông tin toàn cầu, cho phép liên kết con người lại bằng kênh thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích lũy của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán [44, tr.208]
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet" [21, tr.53]
Dù còn nhiều khái niệm khác nhau về Báo mạng điện tử, nhưng những định nghĩa về nó đều dựa trên một cơ sở nhất định về kỹ thuật, phương thức chuyển tải, hình thức phát hành Nhìn chung, các định nghĩa đều hướng đến các thông tin cơ bản sau: báo mạng điện tử là loại hình báo chí phát hành trên mạng Internet, sử dụng công nghệ world wide web, dành cho công chúng sử dụng Internet Vì vậy, có thể hiểu khái niệm Báo mạng điện tử như sau: Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí chuyển tải thông tin đến công chúng qua hệ thống mạng máy tính kết nối toàn cầu
* Đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử
Tính đa phương tiện
Thuật ngữ "đa phương tiện" - "Multimedia" xuất hiện lần đầu tiên trong tiếng Anh vào năm 1965, được dùng để miêu tả một buổi biểu diễn kết hợp
Trang 23giữa nhạc rock, chiếu bóng, ánh sáng và trình diễn nghệ thuật Sau đó, cụm từ này được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau và trở nên phổ biến
Trong lĩnh vực truyền thông, Patrick Gabbin định nghĩa thuật ngữ Đa phương tiện như sau: "Truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp liền của dữ liệu văn bản chữ, các loại hình ảnh và âm thanh trong môi trường thông tin số hóa riêng lẻ" [21, tr.105]
Tony Cawkell định nghĩa thuật ngữ đa phương tiện trong cuốn Multimedia handbook: "Truyền thông đa phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hoặc nhiều dạng truyền thông…" [21, tr.105]
Từ các định nghĩa trên, khái niệm đa phương tiện trên báo mạng điện tử
có thể được tổng hợp như sau:
Đa phương tiện trên báo mạng điện tử là việc sử dụng nhiều loại phương tiện để thực hiện và sáng tạo một sản phẩm báo chí Một sản phẩm báo chí được coi là sản phẩm đa phương tiện khi nó tích hợp nhiều trong số các phương tiện chuyển tải thông tin sau: Văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, đồ họa, âm thanh, video và các chương trình tương tác [21, tr.106]
Từ khái niệm trên, có thể thấy rằng, cho đến nay, báo mạng điện tử là loại hình báo chí tích hợp được nhiều phương thức chuyển tải nội dung nhất
Sự kết hợp không chỉ dừng lại trên một tờ báo mạng mà ngay trong một tác phẩm báo mạng điện tử
Tính tức thời và phi định kỳ
Sự ra đời của báo mạng điện tử đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin trước đây của một bộ phận công chúng Trước đây độc giả phải chờ đến một thời điểm nhất định trong ngày, thường là buổi sáng, để tiếp cận các thông tin thời sự qua báo in, hoặc những thời gian cụ thể để theo dõi tin tức trên truyền hình hay qua đài phát thanh Với sự ra đời và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, báo mạng điện tử có thể đáp
Trang 24ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày chỉ qua một cái click chuột
Đặc biệt, với báo mạng điện tử, việc cập nhật nhanh các sự kiện, vấn đề thời sự mà không tốn nhiều chi phí và không bị gián đoạn các nội dung khác như trên truyền hình hay phát thanh Với bất kỳ không gian địa lý, hoàn cảnh xã hội, thời gian diễn ra sự kiện như thế nào, chỉ cần một máy tính hoặc điện thoại thông minh có nối mạng, phóng viên có thể cập nhật tin, bài gần như ngay sau khi sự kiện được diễn ra Không những vậy, những thông tin tiếp theo về sự kiện tiếp tục được cập nhật trong thời gian nhanh nhất còn giúp độc giả theo dõi được tiến trình phát triển của sự kiện, tạo nên bức tranh toàn cảnh khá cụ thể
Tính tương tác
Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông, "tương tác là "sự tác động qua lại lẫn nhau" (thiết bị hay chương trình máy tính) có sự trao đổi thông tin qua lại liên tục giữa máy với người" [1, tr.995]
Từ định nghĩa trên, có thể thấy báo mạng điện tử có tính tương tác rất cao nhờ khả năng cho phép công chúng cùng tham gia vào nội dung thông tin của báo như phản hồi tin tức, cung cấp thông tin, liên hệ với chuyên gia, với những độc giả khác hay với chính những người làm báo Tương tác có tác động rất quan trọng trong hoạt động báo chí và đây là một thế mạnh của báo điện tử Nhờ tính tức thời và phi định kỳ của báo điện tử, một sự kiện, vấn đề nóng đăng tải trên báo mạng điện tử sẽ được công chúng tiếp nhận và chia sẻ tình cảm, cung cấp thêm thông tin gần như tức thời qua phần "Ý kiến bạn đọc" ở cuối mỗi bài viết Tính tương tác giúp độc giả có cái nhìn khách quan hơn, giúp báo mạng điện tử gần gũi và liên kết chặt chẽ hơn với độc giả
1.2 Vai trò của việc tuân thủ nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng
1.2.1 Góp phần xác định sự thật khách quan
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong tố tụng hình sự đòi hỏi hoạt động đánh giá chứng cứ phải toàn diện và đầy đủ, phải bám sát vào các vấn đề cần
Trang 25phải chứng minh Nguyên tắc suy đoán không phạm tội đến nay được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự của Liên hợp quốc năm 1966 đều khẳng định: "Bất kỳ người bị buộc tội nào đều có quyền suy đoán là không phạm tội cho đến khi lỗi của người đó được xác định theo một trình tự do pháp luật quy định bằng phiên tòa xét xử công khai của Tòa án với sự bảo đảm đầy đủ khả năng bào chữa của người đó"
Ở Việt Nam, nguyên tắc "suy đoán vô tội" được thể hiện ở Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1 Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2 Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do
cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3 Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của
bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4 Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" xác định sự thật khách quan trong tố tụng hình sự được thể hiện rõ ở Điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự 2003: Xác định sự thật của vụ án: "Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định
vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự của bị can, bị cáo."
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, tố tụng, những người tham gia công tác điều ta, những nguời có quyền công tố, những người tham gia xét xử đôi khi chưa thực sự khách quan và toàn diện (nguyên nhân có thể từ khách quan hoặc chủ
Trang 26quan) Từ đó dẫn đến phán quyết không đúng người đúng tội Lúc này, báo chí phải thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án để mang lại sự công bằng cho mọi nguời Bằng kinh nghiệm và bản lĩnh của mình, nhà báo sẽ dễ dàng nhận ra "vấn đề" trong một vụ án có "vấn đề" mà nguyên nhân đến từ những nguời có trách nhiệm trong điều tra, xét xử vụ án Và một nhà báo có kiến thức, bản lĩnh, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp sẽ dễ dàng tìm ra sự thật khách quan của vụ án
Thực tế trong thời gian qua, báo chí đã góp phần đưa ra ánh sáng nhiều
vụ án oan, sai Khi nguời nhà của các bị cáo thấy rằng nguời thân của họ bị kết
án oan, thì lúc này báo chí sẽ là nơi "đáng tin cậy" của họ Và báo chí đã không
"phụ lòng tin" của những người thân của các bị cáo, sẵn sàng vào cuộc để cùng với các ngành chức năng giúp đưa những nguời bị tòa án kết án oan trở về với xã hội với danh nghĩa là "nguời không phạm tội" Bên cạnh đó, thì trong thời gian qua báo chí cũng đã góp công rất lớn trong việc giúp các cơ quan chức năng tìm
ra sự thật của các vụ án Bằng bản lĩnh, bằng kiến thức, bằng sự nhạy bén của nguời làm báo, các phóng viên đã có những bài viết sâu sắc với lập luận logich, phân tích sắc bén từ đó đưa ra những chứng cứ rõ ràng và đây sẽ là những dữ liệu, những cơ sở giúp các cơ quan chức năng sớm tìm ra sự thật của vụ án
Hiện nay, hiện tượng các mạng xã hội đưa thông tin sai sự thật, bóp méo thông tin, làm nhiễu loạn thông tin ngày càng nhiều gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra tìm sự thật của vụ án Trong bối cảnh đó, sứ mệnh của báo chí quan trọng hơn bao giờ hết về tính chính xác, sự trung thực, khách quan, tôn trọng quyền con người, quyền công dân thông qua tác phẩm của mình Những thông tin chính xác, trung thực, khách quan của báo chí không chỉ giúp các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ án mà nó còn giúp định hướng dư luận xã hội trước những thông tin sai
sự thật, bóp méo sự thật từ các trang mạng xã hội, đặc biệt là những vụ án nghiêm trọng
Trang 27Với việc góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án là báo chí đã thực hiện nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong hoạt động chuyên môn của mình Việc thực hiện nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí không chỉ góp phần giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố và xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, để lọt tội phạm
1.2.2 Góp phần bảo vệ quyền con người
"Suy đoán vô tội" không chỉ đáp ứng yêu cầu chứng minh mà còn bảo
vệ được quyền của người bị tình nghi, bị can, bị cáo Hoạt động Tố tụng hình
sự bao gồm hai nhiệm vụ: một là, hoạt động bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm; nhiệm vụ thứ hai cũng không kém phần quan trọng
là bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền Khi báo chí thực hiện nguyên tắc "suy đoán vô tội" là báo chí sẽ cùng pháp luật bảo vệ quyền con người
Việc thông tin, điều tra và phanh phui những sai trái, vi phạm quyền con người của báo chí có tác dụng rất lớn đối với việc thực hiện quyền con người ở nước ta Các hoạt động này của báo chí có tác dụng ngăn chặn những sai trái, đưa ra ánh sáng những ẩn khuất trong vụ án, khôi phục các quyền con người, quyền công dân bị xâm hại…góp phần tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp tháo gỡ Với vai trò này, báo chí cần phản ánh tình hình thực hiện quyền con người, quyền công dân; phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân về bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong những phạm
vi, sự kiện cụ thể Đặc biệt, người dân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, cá nhân người có thẩm quyền thông qua báo chí
Tiếp đến là báo chí có thể bảo vệ quyền con người thông qua vai trò phản biện của mình Ở Việt Nam, lần đầu tiên, Nghị quyết Trung 6 (lần 2), khóa VIII của Đảng đã ghi nhận và khẳng định báo chí và truyền thông đại
Trang 28chúng là một trong bốn hệ thống giám sát xã hội Giám sát của báo chí thông qua ý kiến của nhân dân, giám sát bằng dư luận xã hội Chức năng đó cũng thể hiện qua việc phát hiện những nơi làm đúng, những nơi vi phạm chính sách pháp luật của Nhà nước; phát hiện những sai phạm của cá nhân, tổ chức
để lên án cũng như biểu dương những gương người tốt việc tốt…
Khi thông tin về những vụ án, những thông tin chính xác, trung thực, những lập luận sắc bén của những nhà báo đã giúp cho các cơ quan chức năng
có được những thông tin quan trọng trong quá trình điều tra vụ án Giúp các
cơ quan chức năng kết luận đúng người, đúng tội, tránh kết tội oan sai Qua
đó, góp phần bảo vệ quyền cá nhân của con nguời Bên cạnh đó, khi thông tin
về những vụ án, báo chí không tự quy kết tội cho các nghi phạm, không bới móc quá khứ của các nghi phạm cũng như những thông tin về những người thân của nghi phạm theo hướng bất lợi cho họ là báo chí đã góp phần bảo vệ quyền con người Và những hoạt động trên là báo chí đã thực hiên nguyên tắc
"suy đoán vô tội" trong báo chí
Tuy nhiên, thời gian qua, không ít những tờ báo (đặc biệt là báo mạng điện tử) đã vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí Cụ thể là khi đưa tin về các vụ án giết người, cướp tài sản…thu hút dư luận, mặc dù mới chỉ là giai đoạn xác minh, điều tra nhưng một số tờ báo đã đăng những bài viết theo hướng tự mình quy kết tội cho người bị tình nghi khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật Những bài báo này cứ mặt nhiên xem những người bị cơ quan điều tra khởi tố bị can và tạm giam là người đã có tội, rồi gọi họ là "hung thủ gây án" Điều này là không đúng quy định pháp luật Việc báo chí đăng tải bài viết theo hướng "quy kết có tội" cho các nghi phạm,
bị can, bị cáo không những gây bất lợi cho người bị quy kết có tội, gây áp lực cho cơ quan tiến hành tố tụng mà còn vi phạm quyền con ngưởi
Những thông tin không chính xác, không trung thực, khách quan của báo chí cũng sẽ tạo nên những khó khăn không nhỏ cho các cơ quan thi hành
Trang 29pháp luật vì làm nhiễu loạn thông tin Những quy kết có tội của báo chí sẽ tạo
ra dư luận không tốt đối với chính sách nếu kết luận của báo chí khác với kết luận cuối cùng của tòa án trong một vụ án Trong xét xử các vụ án, khi báo chí vào cuộc với tư cách là một "quan tòa" thì không chỉ tác động lên công lý
mà còn tác động đến công luận, gây áp lực lên các Thẩm phán Khi báo chí thông tin sai sự thật về vụ án, bóp méo thông tin, bịa đặt thông tin sẽ làm cho công chúng hoang man, nhận thức không đúng về vụ án làm ảnh hưởng đến
sự phát triển của xã hội
Do đó, báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng khi thực hiện nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong hoạt động nghề nghiệp của mình, không được quy kết có tội cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo khi chưa được chứng minh theo trình tự luật định và chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật; phải thông tin chính xác, trung thực; không bới móc quá khứ của nghi phạm và khai thác thông tin về những người thân của nghi phạm theo hướng bất lợi cho họ…việc làm này của báo chí sẽ góp phần bảo vệ quyền con nguời
1.2.3 Góp phần đảm bảo công lý
Theo từ điển tiếng Việt, "Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải các quyền lợi chính đáng của mọi người"
Luật pháp và công lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ Luật pháp phục
vụ công lý nếu nó giúp bảo vệ các quyền cá nhân của con người bị vi phạm Tuy nhiên luật pháp cũng có thể tự nó lạm dụng quyền lực để vi phạm các quyền con người Và lúc này, báo chí phải giúp pháp luật nhận ra những sai sót và trở về đúng chứ năng, nhiệm vụ của mình là bảo vệ các quyền cá nhân của con người bị vi phạm thông qua ngòi bút của mình, để góp phần bảo vệ công lý
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" là sự thừa nhận chính thức của xã hội, thông qua các quy tắc pháp lý, về việc một người bị tình nghi phạm tội được
Trang 30coi là vô tội khi các bằng chứng chống lại người này chưa được cơ quan có thẩm quyền đưa ra ánh sáng Người bị buộc tội là người không phạm tội được coi là chân lý cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật Chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội vẫn là người không phạm tội
Theo nguyên tắc, hội đồng xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, bản án, quyết định của hội đồng xét xử phải dựa vào các chứng cứ được xem xét công khai tại phiên tòa, không bị ràng buộc bởi bất kỳ ý kiến đánh giá về chứng cứ, về tình tiết, sự kiện trong vụ án của bất kỳ ai Nhưng hội đồng xét
xử bao gồm những con người và họ có thể phải chịu tác động tâm lý từ bên ngoài và dẫn đến những phán quyết, những kết luận của họ không đúng, từ đó
sẽ ảnh hưởng không tốt đến các quyền lợi chính đáng của người bị buộc tội
Và vai trò của báo chí lúc này là tác động tích cực đến hội đồng xét xử bằng những thông tin chính xác, trung thực, những lập luận logich của mình Khi thông tin của cơ quan thông tin đại chúng là xác thực, tuân thủ các nguyên tắc
"suy đoán vô tội" thì có tác dụng tích cực trong việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng Việc làm này của báo chí sẽ góp phần đảm bảo công lý
Một thực trạng chung hiện nay của các phóng viên khi tham dự phiên tòa để đưa tin về vụ án là theo dõi phiên xét xử sau đó xin cáo trạng của luật
sư rồi về viết tin, bài Cao hơn một chút, có những vụ án có dấu hiệu oan sai hay có dấu hiệu vi phạm tố tụng, phóng viên có thể phỏng vấn thêm ý kiến của luật sư tham gia vào vụ án Và sự phối hợp này của báo chí với luật sư chỉ như là một hình thức trao đổi, cung cấp thông tin giữa cả hai bên chứ không
có tác dụng để giải oan, đưa ra ánh sáng những góc khuất của vụ án khi vụ án
có "vấn đề"… Như vậy, để góp phần bảo vệ công lý thì những nhà báo khi đưa tin về vụ án thì ngoài việc theo dõi phiên xát xử, nhà báo phải có những cuộc gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn những luật sư tham gia vào vụ án cũng như
Trang 31những người có liên quan để đưa ra ánh sáng những góc khuất của vụ án, để góp phần bảo đảm công lý
1.3 Nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong Luật tố tụng hình sự và trong báo chí
1.3.1 Nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong Luật tố tụng hình sự
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong Hiến pháp năm 2013 khẳng định: cho đến khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có HLPL thì người bị buộc tội vẫn được coi là không có tội, tức là họ vẫn có đủ tư cách công dân với các quyền, nghĩa vụ do Hiến pháp và pháp luật quy định (trừ một số quyền bị hạn chế khi áp dụng biện pháp cưỡng chế như tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi
cư trú, ) Nguyên tắc này thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong việc tôn trọng các giá trị cao quý của con người trong xã hội và nhằm thực hiện các nguyên tắc của Công ước quốc tế năm 1966 (trong đó có nguyên tắc "suy đoán vô tội") mà Việt Nam đã gia nhập năm 1982
Nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội" đã được chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) năm 1988 (Điều 10 và Điều 11), trong Hiến pháp sửa đổi năm 1992 (Điều 72) và Bộ luật TTHS năm
2003 (Điều 9 và Điều 10) Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) và cải cách tư pháp ở nước
ta trong giai đoạn mới, đồng thời làm cơ sở pháp lý để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 đã chính thức thừa nhận các quyền con người bên cạnh các quyền cơ bản của công dân, đồng thời bổ sung nhiều nguyên tắc hiến định mới Điều 31 của Hiến pháp năm 2013 quy định:
1 Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật;
Trang 322 Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời , công bằng, công khai ;
3 Không ai bị kết án hai lần vì một tôị phạm;
4 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa;
5 Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật [39]
Nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:
Thứ nhất, không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án
có hiệu lực pháp luật "Nguyên tắc suy đoán vô tội" đòi hỏi bất cứ tội phạm nào cũng phải được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) quy định Quá trình chứng minh tội phạm được thực hiện từ khi có tố giác, tin báo về tội phạm và thông qua các thủ tục khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành các hoạt động điều tra, kết thúc điều tra đề nghị truy
tố, truy tố bằng bản cáo trạng và tiến hành xét xử, điều tra công khai tại phiên tòa Nếu có căn cứ để kết tội thì Tòa án sẽ ra bản án kết tội Một người chỉ có thể bị coi là có tội khi có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tức là bản án của tòa án đã tuyên đối với người này là có tội và bản án đó không bị kháng cáo kháng nghị, không có căn cứ để giám đốc thẩm hay tái thẩm bản án
Thứ hai, người bị tình nghi, bị can, bị cáo không có nghĩa vụ chứng
minh sự vô tội của mình, nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng Tại Điều 10 của Bộ luật TTHS quy định về nguyên tắc xác định sự thật của vụ án như sau: "Trách nhiệm chứng minh tội
Trang 33phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội"
Thứ ba, mọi nghi ngờ trong quá trình chứng minh tội phạm của người
bị tình nghi, bị can, bị cáo nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì phải được giải thích có lợi cho người bị tình nghi, bị can, bị cáo
Nguyên tắc "suy đoán vô" tội đòi hỏi sự buộc tội phải dựa trên những chứng cứ xác thực không còn nghi ngờ Mọi sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ, bị can, bị cáo đều phải được kiểm tra, chứng minh làm rõ Nếu không chứng minh làm rõ được sự nghi ngờ thì sự nghi ngờ đối với người bị bắt giữ,
bị can, bị cáo phải được giải thích theo hướng có lợi cho họ
Việc ghi nhận trong pháp luật quốc tế, sự thừa nhận và thể hiện "suy đoán
vô tội" trong pháp luật của các quốc gia là một thành tựu vĩ đại của nền văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực TTHS Có thể nói việc Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nước ta ghi nhận nguyên tắc SĐVT với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của tư pháp hình sự có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nguyên tắc suy đoán vô tội đáp ứng yêu cầu chứng minh Chứng minh trong tố tụng hình sự là hoạt động cực kỳ phức tạp, không chỉ là những hành vi khách quan, những hậu quả thực tế mà còn cả những yếu tố tâm lý của người phạm tội Mọi sai lầm trong chứng minh nhiều khi có thể phải trả giá bằng sinh mệnh của con người Do đó, nếu chỉ chứng minh theo hướng suy đoán có tội thì rất dễ dẫn đến việc coi tố tụng hình sự chỉ đơn thuần là việc bắt người và ra bản án kết tội kèm theo những hình phạt cụ thể Việc định kiến người bị tình nghi, bị can, bị cáo là người có tội kéo theo đó là việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng tràn lan, thiếu căn cứ, chà đạp lên quyền con người mà nhiều trường hợp khi vụ án được xem xét lại thì họ hoàn toàn vô tội Lúc đó, có bồi thường oan sai đi chăng nữa thì hậu quả đối với họ không thể nói là đã bù đắp được toàn bộ
Trang 34Thứ hai, nguyên tắc suy đoán vô tội còn bảo vệ được quyền của người
bị tình nghi, bị can, bị cáo Hoạt động tố tụng hình sự bao gồm hai nhiệm vụ: Bảo vệ xã hội chống lại hành vi xâm hại từ phía tội phạm và bảo vệ cá nhân người bị buộc tội chống lại sự xâm hại quyền con người từ phía công quyền Suy đoán vô tội còn đem đến sự cân bằng trong hoạt động tố tụng hình sự giữa một bên là Nhà nước với bộ máy điều tra, truy tố, xét xử hùng mạnh được hậu thuẫn bằng quyền lực Nhà nước với một bên yếu thế hơn là người bị tình nghi, bị can, bị cáo Như vậy, không chỉ là quyền của người bị buộc tội, nghĩa vụ của bên buộc tội, thể hiện giá trị của văn minh nhân loại trong việc bảo vệ quyền con người, suy đoán vô tội còn phù hợp với quy luật của nhận thức trong tố tụng hình sự: Một người luôn vô tội khi Nhà nước không chỉ ra được những bằng chứng chống lại điều này và chứng minh được họ có tội
Có thể nhận định rằng, suy đoán vô tội là một nguyên tắc tiến bộ Nguyên tắc này bảo vệ chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự và lợi ích của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự là khi cơ quan tiến hành tố tụng không chứng minh được hành vi phạm tội thì phải suy đoán theo hướng ngược lại Ngoài ra, nguyên tắc suy đoán vô tội cũng đặt ra yêu cầu cao hơn cho những người tiến hành tố tụng trong việc chứng minh tội phạm: Họ không thể làm sai mà vẫn áp đặt ý chí chủ quan để kết tội nghi can Hơn nữa, nguyên tắc này đảm bảo tính pháp chế trong Bộ luật TTHS, là nhân tố phát triển tính đúng đắn của lĩnh vực tố tụng hình sự [24]
1.3.2 Nội dung của nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí
Nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí là một nguyên tắc vô cùng quan trọng trong hoạt động của báo chí Khi thực hiện nguyên tắc "suy đoán
vô tội", báo chí sẽ góp phần giúp công chúng tiếp nhận thông tin về các vụ án một cách rõ ràng, chính xác, không bị nhiễu loạn thông tin, từ đó sẽ góp phần định hướng dư luận xã hội, không gây hoang man trong công chúng, đặc biệt
là khi xảy ra những vụ án nghiêm trọng Những thông tin mang tính khách
Trang 35quan của báo chí cũng sẽ giúp công chúng tiếp nhận hình ảnh của nghi phạm một cách công tâm, không kỳ thị Khi thực hiện tốt nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí thì báo chí không chỉ định hướng dư luận xã hội, không gây áp lực cho các cơ quan điều tra mà góp phần giúp cơ quan tố tụng hình
sự có những kết luận chính xác trong các vụ án, từ đó làm giảm những án oan, sai mang lại công bằng cho mọi người, cho xã hội Nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí không chỉ mang lại quyền lợi chính đáng cho những người bị quy kết có tội, những người thân của họ; giúp cho các ngành chức năng có được những thông tin chính xác để điều tra vụ án; giúp định hướng dư luận xã hội mà nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí còn giúp báo chí tạo được lòng tin nơi công chúng Để thực hiện những điều đó thì báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng phải thực hiện những nội dung sau đây
1.3.2.1 Báo chí phải đưa tin trung thực, khách quan, không quy kết tội danh, luận tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án
Nghề báo có quan hệ tới đông đảo mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội Báo chí góp phần hình thành tâm lý và dư luận xã hội Việc đúng hay sai của một bài báo, bài báo đó có đảm bảo được tính khách quan, chân thật hay không có ảnh hưởng, tác động lớn đến xã hội Khách quan, chân thật là nguyên tắc hàng đầu của báo chí Uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà báo đem đến cho công chúng Một tờ báo đưa tin sai, dù có đính chính sau đó, cũng sẽ tự hạ thấp vị trí của mình trong lòng độc giả Một nhà báo viết sai sự thật sẽ vi phạm Luật báo chí, sẽ gây tổn hại cho xã hội và đặc biệt là họ đã vi phạm nguyên tắc
"suy đoán vô tội" trong báo chí Đối với những bài báo viết về pháp luật khi đưa tin không trung thực sẽ gây nhiễu thông tin, gây khó khăn cho các cơ quan điều tra, gây bất lợi cho những nguời bị quy kết tội danh, có khi ảnh hưởng đến tính mạng của họ
Trang 36Báo chí là một nhân tố, một phuơng tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội Do đó, đối với những tin, bài của báo chí nói chung, những tin bài thông tin về vụ án nói riêng, thông tin trung thực, khách quan, chính xác sẽ góp phần định hướng thông tin cho công chúng, làm cho công chúng tiếp nhận thông tin về vụ việc một cách chính xác nhất, không bị nhiễu loạn thông tin, không bị hoang man
vì những thông tin đồn thổi ngoài lề Việc báo chí đưa thông tin chân thật, khách quan không chỉ giúp cơ quan điều tra có thêm thông tin để điều tra vụ
án mà còn giúp các cơ quan có thẩm quyền có cái nhìn đa chiều, sâu sắc, phát hiện lỗ hổng pháp luật để bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng tiệm cận với công lý, giảm thiểu án oan sai Bên cạnh đó, khi thông tin về vụ án khách quan, chân thật thì báo chí còn tạo được niềm tin của công chúng đối với cho báo chí
Khi thông tin về vụ án đang trong giai đoạn sưu tra, truy xét và các giai đoạn tố tụng, báo chí không được quy kết tội cho nghi can, nghi phạm Trong giai đoạn này, báo chí có quyền thông tin theo nguồn tin của mình như từ bị hại, gia đình bị cáo, từ người bào chữa… Nhưng không được đưa tin theo hướng quy kết tội danh Vì theo khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật." Và theo Điều 9 của Bộ luật Tố Tụng Hình sự năm 2003 quy định:
"Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật"
Định tội là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, là căn cứ xác định trách nhiệm hình sự, tiền đề cho việc quyết định hình phạt và áp dụng các biện pháp tư pháp Tuy nhiên, việc định tội danh chính xác cho một hành vi phạm tội không phải bao giờ cũng dễ dàng
Và định tội là việc làm của các cơ quan luật pháp, báo chí không có vai trò
Trang 37này Do đó, quy kết tội danh cho các bị can, bị cáo là việc làm vi phạm pháp luật của báo chí
Tuy niên, hiện nay rất nhiều tờ báo, đặc biệt là báo mạng điện tử đang
vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội" Thực tế có nhiều trường hợp vụ án chỉ vừa xảy ra, thậm chí công an chưa khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng báo chí
đã vào cuộc, đưa tin, nêu quan điểm chuyên gia, người dân… bàn về tội danh
và điều luật áp dụng đối với người phạm tội và thế là báo chí định tội cho nghi phạm là "hung thủ", "kẻ phạm tội", "kẻ giết nguời"… Một số tờ báo cứ mặc nhiên xem những người bị cơ quan điều tra khởi tố bị can và tạm giam là người đã có tội, rồi gọi họ là "hung thủ gây án" Điều này là không đúng quy định pháp luật Việc báo chí đăng tải bài viết theo hướng quy kết có tội không những gây khó khăn cho công tác điều tra, thu thập chứng cứ, gây áp lực cho
cơ quan tiến hành tố tụng mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến nhân thân, gia đình của người bị quy kết có tội Khi đưa tin về diễn biến vụ án mà chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì báo chí chỉ nên đứng trên lập trường khách quan đưa tin một cách trung thực về diễn biến vụ án, nêu ra các hành vi… không nên kết luận một vấn đề nào cả Một số từ có thể sử dụng khi đưa tin về vụ án trong thời gian điều tra như "có thể bị truy tố", "đối diện với các cáo buộc về hành vi của mình", "có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự"…thay vì "bị can sẽ bị tội…", "bị cáo sẽ đối diện tử hình về tội giết người"… Điều này rất dễ dẫn đến việc đưa tin sai và vi phạm pháp luật, vi phạm nguyên tắc "suy đoán vô tội"
Ngoài việc quy kết tội danh cho nghi phạm thì báo chí còn đưa thông tin sai sự thật về vụ án Từ những thông tin ban đầu, hay những thông tin đồn thổi của dư luận xã hội, các nhà báo dựa vào đó để suy diễn và nhận định và kết luận theo chủ quan của mình, nên thường những thông tin này của báo chí
là không chính xác Và những thông tin này được đăng tải, trích dẫn rầm rộ, tạo thành làn sóng dư luận không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi
Trang 38của người bị hại Song điều đáng nói ở đây là sau khi đăng những thông tin không chín xác này thì các thông tin đính chính, thông tin xử lý sai phạm hay giải pháp bảo vệ, khôi phục quyền lợi người bị hại sau đó lại bị xem nhẹ, không có cơ hội tạo thành "làn sóng" thông tin như thông tin sai sự thật ban đầu, nên những thông tin sửa sai cho những người có liên quan không được công chúng để ý
Thông tin chính xác, khách quan, không quy kết tội danh, luận tội nghi phạm khi chưa có bản án kết tội của Toà án là một trong những nguyên tắc quan trọng của báo chí Chính vì vậy mà trong Luật báo chí 2016 đã bổ sung những quy định liên quan đến đến vấn đề này Các hành vi bị nghiêm cấm trong luật Báo chí năm 2016, trong đó nghiêm cấm: "Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân" [42] Báo chí có quyền thông tin theo nguồn tin của mình như từ bị hại, gia đình bị cáo, từ người bào chữa… Nhưng không được đưa tin theo hướng quy kết tội danh cho nghị bị quy kết có tội
Báo chí đưa tin phải trung thực, khách quan, không quy kết tội danh, luận tội cho nghi phạm khi chưa có bản án kết tội của Toà án là một trong những nội dung nguyên tắc "suy đoán vô tội" trong báo chí
1.3.2.2 Báo chí không được sử dụng các lời lẽ, ngôn ngữ, hình ảnh miệt thị đối với người bị quy kết có tội và người thân của họ
Người bị quy kết có tội được hiểu là người đã bị khởi tố hình sự (khởi
tố bị can), cho nên người bị bắt (nghi phạm) là người chưa bị buộc tội Hiểu theo quy định này, nghi phạm cho đến khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật thì chưa xem người đó là tội phạm, nên không thể gọi nghi phạm là "hung thủ", "hung thủ giết người", "kẻ giết người" Do đó, trong giai đoạn này, báo chí gọi nghi phạm với những từ như "hung thủ", "kẻ giết nguời", "kẻ thủ ác", "y", "hắn", "gã"… là báo chí đã miệt thị nghi phạm và không tôn trọng quyền cá nhân của con người,
Trang 39Khi đưa tin về vụ án, báo chí không được dùng những lời lẽ, ngôn ngữ miệt thị đối với những người bị quy kết có tội vì những lời lẽ, ngôn ngữ này
sẽ tạo ra sự căm ghét, phẩn mộ, định kiến của xã hội đối với nghi phạm
"Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật" Do đó, trong thời gian điều tra thì nghi phạm vẫn là một người cũng có đầy đủ quyền công dân như bao nhiêu người khác, họ không phải là
"hung thủ", "kẻ giết người", "kẻ thủ ác"… họ vẫn là "ông ấy", "bà ấy", "anh ấy", "chị ấy" chứ không phải là "y", "thị", "hắn"…và họ chỉ là nghi phạm chứ chưa phải là người phạm tội Những thông tin từ báo chí luôn được công chúng tin tưởng, những lời lẽ, những ngôn từ của báo chí luôn có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của công chúng Do đó, những từ ngữ có tính miệt thị
mà báo chí dành cho người bị quy kết có tội sẽ làm cho công chúng có cái nhìn không khách quan về nghi phạm, công chúng sẽ không thiện cảm và sẽ
có cái nhìn ác cảm với nghi phạm Bởi những từ ngữ miệt thị của báo chí đã
vô tình làm "ác quỷ hóa" hình ảnh của nghi phạm Việc báo chí dùng những
từ ngữ, lời lẽ, ngôn ngữ, miệt thị đối với người bị quy kết có tội không chỉ làm cho công chúng có ác cảm với họ, mà còn làm cho những người có trách nhiệm tham gia điều tra vụ án cũng không mấy thiện cảm với nghi phạm, đây
sẽ là một bất lợi cho nghi phạm trong quá trình các cơ quan chức năng kết luận vụ án
Ngoài việc dùng những ngôn ngữ, lời lẽ miệt thị người bị quy kết có tội trong quá trình đưa tin về vụ án, thì bên cạnh đó, báo chí còn cho đăng những hình ảnh của các nghi phạm và người thân của họ một cách bừa bãi, không đúng theo quy định của pháp luật Đối với người bị quy kết có tội thì khi đưa hình ảnh của họ báo chí cũng phải chọn lọc những bức ảnh không quá phản cảm như hình ảnh họ bị còng tay với nét mặt sợ hãi, hình ảnh những nghi phạm bị bắt, bị còng tay mà không mặc áo quần đàng hoàng Đành rằng họ đang bị cơ quan chức năng bắt, tạm giam để điều tra, nhưng báo chí vẫn có
Trang 40thể " lượt bỏ" đi hình ảnh chiếc còng trên tay của họ để tránh đi những cái nhìn không tốt đẹp của mọi khi xem hình ảnh về nghi phạm Báo chí cũng không nên đăng những hình ảnh nghi phạm bị bắt với chiếc còng trên tay mà trên người không được mặc áo đàng hoàng Những hình ảnh này đôi khi còn làm phản tác dụng khi độc giả nghĩ rằng các cơ quan chức năng "không có tình người"
Trong nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, truyền thông Việt Nam có xu hướng sử dụng hình ảnh từ những góc chụp xấu xí nhất của nghi phạm khi đưa tin Báo chí cố gắng khắc họa hình ảnh người phạm tội với những đặc tính máu lạnh, xấu xa, độc ác và bệnh hoạn của một "ác quỹ" Điều này, có thể gây hại đến việc phòng chống, ngăn ngừa tội phạm và bảo vệ công chúng trước những hung thủ thật sự Vì mọi nguời sẽ nhầm tưởng rằng "ác quỷ" chỉ
là một bộ phận rất hiếm gặp trong xã hội Nhưng trong thực tế, những kẻ gây
ra tội ác thường là những người ở ngay bên cạnh chúng ta và sinh sống trong cùng một cộng đồng Họ rất có thể là những người thân thiện, dễ gần Họ không phải là một loại "quái vật" hay "ác quỷ" đặc biệt hung ác, mà họ cũng
là người bình thường như chúng ta
Xã hội sẽ mất cảnh giác với những mối nguy hiểm thật sự Khi báo chí định hình một khuôn mẫu "ác quỷ" hay "quái vật" cho nghi phạm, cho phạm nhân là đã vô tình làm cho mọi nguời lơ là và mất cảnh giác với những kẻ thật
sự có khả năng gây hại đến người khác Một trong những điều mà thủ phạm trong các vụ án cần là cơ hội tiếp cận nạn nhân
Vì những lý do kể trên, báo chí không nên "ác quỷ hoá" hay tước đi nhân tính của nghi phạm và thủ phạm trong một vụ án bằng những lời lẽ, ngôn ngữ, hình ảnh miệt thị vì điều này không góp phần ngăn chặn tội ác xảy
ra [57]
Không chỉ nghi phạm, mà khi vụ án xảy ra báo chí cũng thông tin về những nguời thân của họ không đúng theo quy định của pháp luật Báo chí