1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)

178 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 178
Dung lượng 4,12 MB

Nội dung

1.3 Tiêu chí đánh giá về nội dung và hình thức của Tin tức về Biến đổi khí hậu 1.4 Thực trạng của Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam 42 2.1 Giới thiệu về 3 trang báo mạng điện

Trang 1

và Môi trường từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội, 2021

Trang 2

2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM HIỆN NAY (Khảo sát Báo điện tử VnExpress, Báo Tuổi trẻ Online, Báo điện tử Tài nguyên

Trang 3

3

Khóa luận đã được sửa theo ý kiến của Hội đồng khoa học

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS, TS Đinh Thị Thu Hằng

Trang 4

4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng

điện tử Việt Nam hiện nay” tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện từ

các cá nhân và tổ chức

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các giảng viên tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trong suốt 4 năm tôi theo học tại trường, thầy cô đã truyền đạt cho tôi tất cả những kiến thức lý luận và chuyên ngành Báo mạng điện

tử Và hôm nay, tôi có thể tích lũy, vận dụng những kiến thức đó để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Tôi cũng đặc biệt bày tỏ sự biết ơn tới Ths Đinh Hồng Anh, người đã theo sát và tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận

Xin chân thành cảm ơn những giảng viên, nhà báo, phóng viên đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu: Ths Trần Thị Hoa Mai - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Ths Nguyễn Thị Thu - Giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; TS Phan Văn Kiền – Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Phóng viên Hoàng Chiên – Báo điện tử Dân Việt; Phóng viên

Vũ Ninh – Báo điện tử VTC News, Phóng viên Giang Thùy Linh – Báo Lao Động

Cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã bên cạnh và cổ vũ tôi trong suốt quá trình dài nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này

TÁC GIẢ

Trang 5

5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của giảng viên Ths Đinh Hồng Anh Mọi số liệu, phân tích do tôi tiến hành nghiên cứu

và rút ra, mọi trích dẫn trong khóa luận là trung thực Tôi xin chịu mọi trách nhiệm

về nội dung, kết quả của khóa luận này

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Minh

Trang 6

6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH BMĐT TN&MT TTO Nxb IPCC

ĐBSCL

PV PVS

TS Ths KHXH&NV

: : : : : :

: : : : : :

Biến đổi khí hậu Báo mạng điện tử Tài nguyên và Môi trường Báo Tuổi trẻ Online

Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 7

7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 2.2: Số lượng tin tức về BĐKH trong từng

Biểu đồ 2.4: Số lượng bài viết có nội dung về chủ

trương, chính sách của các nước, tuyên bố của tổ chức đối phó với BĐKH

72

Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện các hình thức thể

hiện nội dung tin tức về BĐKH

99

Trang 8

1.3 Tiêu chí đánh giá về nội dung và hình thức của Tin tức về Biến đổi khí hậu

1.4 Thực trạng của Biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam 42

2.1 Giới thiệu về 3 trang báo mạng điện tử thuộc diện khảo sát 48

2.2 Thực trạng Tin tức về Biến đổi khí hậu trên các trang báo thuộc diện khảo sát

54

Trang 9

9

2.3 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng

Trang 10

là lượng phát thải khí nhà kính không ngừng tăng qua mỗi năm Hệ quả là 6 năm liên tiếp, kể từ năm 2014 đến nay trở thành những năm nóng nhất Còn theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, năm 2020 là năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận một cách hệ thống kể từ năm 1800.2 Trong vòng 8 năm liên tiếp, mực nước biển dâng cao kỷ lục Các dòng sông băng tiếp tục tan chảy ở mức báo động năm thứ

32 liên tiếp.3 Báo cáo của một nhóm nghiên cứu Đại học Ohio Hoa Kỳ cũng cho biết, dữ liệu vệ tinh 40 năm qua cho thấy băng ở Greenland đã tan chảy, vượt qua ngưỡng có thể đảo ngược.4 Dự báo trong thời gian tới, BĐKH vẫn sẽ tiếp tục diễn biến khó lường và có những tác động bất lợi cho con người

Năm 2020, thế giới đã trải qua nhiều thảm họa khủng khiếp, phản ánh sự tác động lớn của BĐKH lên cuộc sống con người Có thể kể đến như: Vụ cháy rừng ngoài tầm kiểm soát của Úc vào tháng 1/2020; Đại Tây Dương hứng chịu số lượng kỷ lục các trận bão; lũ lụt dữ dội vào mùa hè ở Trung Quốc và Ấn Độ; trận

lũ lụt tồi tệ nhất trong lịch sử của Bangladesh khiến hơn một phần tư diện tích đất nước chìm trong nước và các đợt nắng nóng tại châu Âu

1 2 3 4 Thùy Chi (2021), Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức an ninh,

http://www.dcc.gov.vn/tin-tuc/3708/Bien-doi-khi-hau-dang-tro-thanh-thach-thuc-an-ninh.html

Trang 11

11 Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước chịu tác động mạnh

mẽ từ BĐKH Cuối năm 2019 đến nửa đầu năm 2020, đồng bằng sông Cửu Long

và miền Trung đối mặt với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt, vượt mức

kỷ lục năm 2016 Cũng trong năm 2020, khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ gặp hạn hán do nguồn nước trên các sông suối suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 15% đến 70%.5 Mưa lốc, lũ lụt, sạt lở xảy ra tại miền Trung hay động đất ở khu vực miền núi phía Bắc Các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra gây thiệt hại lớn cho người dân và nhà nước trong năm qua

Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của BĐKH, các nước trên thế giới, trong

đó có Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 21 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (COP21) năm 2015 Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg Mục tiêu của kế hoạch là giảm thiểu tính dễ tổn thương và rủi ro trước tác động của BĐKH bằng việc tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng với BĐKH

Các chủ trương, kế hoạch về BĐKH đã được đề ra rất nhiều nhưng nhận thức của cộng đồng về BĐKH vẫn còn nhiều hạn chế, phiến diện Phần lớn mọi người mới chỉ quan tâm nhiều đến tác động tiêu cực mà biến đổi khí hậu gây ra chứ chưa quan tâm đúng mức việc chuyển đổi lối sống, thực hiện các mô hình sinh

kế thích ứng BĐKH dựa vào hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng, hay xây dựng mô hình vệ sinh môi trường và nước thích ứng BĐKH, mô hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng cacbon thấp, tăng trưởng xanh, Điều này có thể xuất phát từ

5 Vụ KHQT (2020), Nguy cơ hạn hán, thiếu hụt nguồn nước ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên,

khu-vuc-trung-bo-va-tay-nguyen-7996.html

Trang 12

http://www.kttvqg.gov.vn/public/index.php/phap-che-150/nguy-co-han-han-thieu-hut-nguon-nuoc-o-12 công tác tuyên truyền về BĐKH cho người dân chưa thực sự hiệu quả Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, chỉ có khoảng 16% dân số Việt Nam hiểu biết về BĐKH Trước thực tế này, nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông là có những kế hoạch tuyên truyền BĐKH cụ thể, quyết liệt để kịp thời nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH và có biện pháp ứng phó

Trong số các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, báo chí, đặc biệt báo mạng điện tử giữ một vị trí quan trọng, có khả năng cung cấp một lượng tri thức không nhỏ cho công chúng Báo mạng điện tử có nhiều ưu thế trong truyền thông bởi có tính cập nhật, chuyển tải thông tin một cách thường xuyên, liên tục,

có khả năng tiếp cận với đông đảo độc giả Thực hiện chỉ đạo từ Đảng, Chính phủ

và các Bộ ngành, các cơ quan báo mạng điện tử đã nỗ lực nhiều trong công tác tuyên truyền về BĐKH cho người dân Tuy nhiên, BĐKH là một vấn đề tương đối khó, nặng tính khoa học khiến báo chí cũng gặp không ít khó khăn khi thông tin Tần suất tin, bài về BĐKH trên các báo mạng điện tử chưa có sự đồng đều; nội dung thông tin chưa được đầu tư, chọn lọc, gây khó hiểu; hình thức thể hiện nội dung nhàm chán, không gây ấn tượng với độc giả; Nếu thực trạng này tiếp tục kéo dài thì phương án giải quyết bài toán BĐKH sẽ mãi không được thực hiện, chỉ dừng lại ở lý thuyết Công chúng có thay đổi nhận thức và hành động hay không phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch truyền thông, chất lượng tin tức của báo chí nói

chung, báo mạng điện tử nói riêng Vì vậy, tác giả khóa luận muốn tiến hành nghiên cứu thực trạng đưa tin tức của báo mạng điện tử Việt Nam về vấn đề BĐKH

để từ đó phát hiện những vấn đề tồn tại và tìm phương hướng khắc phục, nâng cao

chất lượng tin tức trên báo mạng điện tử đó Tác giả lựa chọn đề tài “Tin tức về

Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” làm khóa luận tốt

nghiệp có ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài

Trang 13

13

2.1 Một số nghiên cứu về biến đổi khí hậu

Cuốn sách “Biến đổi khí hậu” (2008) của GS TSKH Nguyễn Đức Ngữ

(Chủ biên), Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội được biên soạn và sử dụng cho việc đào tạo, huấn luyện, xây dựng năng lực cho các địa phương tham gia dự án

“Nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng

và giảm nhẹ BĐKH, góp phần thực hiện Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về BĐKH”

“Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu” (2008)

của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định BĐKH sẽ “là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước; các ngành, lĩnh vực, địa phương rất dễ bị tổn thương Vì vậy, Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó BĐKH rất cần thiết và cấp bách”

Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” (2010) của Viện

khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội giới thiệu những kiến thức cơ bản về BĐKH, thực trạng BĐKH toàn cầu và ở Việt

Nam, kịch bản BĐKH cho Việt Nam và tác động của BĐKH đến các ngành, lĩnh vực và khu vực địa lý – khí hậu trong cả nước

“Sổ tay ABC về Biến đổi khí hậu” (2012) của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung

cấp những thông tin khoa học về BĐKH một cách đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với tất cả mọi người từ trẻ em đến người lớn

“Hỏi đáp về biến đổi khí hậu” (2013) của GS TSKH Trương Quang Học

(Chủ biên) thực hiện, Nxb Chính trị Quốc gia – Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

là cuốn sách tuyên truyền biến đổi khí hậu dưới dạng hỏi đáp Mục đích của cuốn sách là nhằm cung cấp cho cộng đồng những kiến thức cơ bản liên quan đến BĐKH một cách có hệ thống Cuốn sách bao gồm 4 hợp phần: Tổng quan về BĐKH, Thích ứng với BĐKH, Giảm nhẹ BĐKH và Lồng ghép BĐKH

Trang 14

14

Công trình “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác tài

nguyên, môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2013) do Hội đồng

khoa học các cơ quan Đảng Trung ương thực hiện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội đã tập hợp các bài viết của các nhà khoa học, chuyên gia phân tích về thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Sổ tay “Tuyên truyền biến đổi khí hậu” (2013) của Sở Tài nguyên và Môi

trường Hà Nội cùng Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai – Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản

đồ Việt Nam, Hà Nội Cuốn sổ tay được xuất bản nhằm thực hiện nhiệm vụ “tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH cho cán bộ thuộc các Ngành, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH Thành phố Hà Nội” của Sở TN&MT Hà Nội

“Giáo trình Biến đổi khí hậu” (2017), của Phan Đình Tuấn (Chủ biên), Nxb

Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội được xây dựng trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt của các trường đại học thuộc Bộ TN&MT, cung cấp kiến thức cơ bản từ khái niệm, hiện tượng, nguyên nhân, tác động của BĐKH; giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH, các vấn đề BĐKH tại Việt Nam

Cuốn sách “Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh” (2018) của Cục Khí

tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội cung cấp những kiến thức cơ bản về BĐKH, đặc biệt nhấn mạnh ứng phó BĐKH gắn với phát triển bền vững là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, nhằm hướng đến nền kinh tế xanh, ít các-bon và vì sự phát triển bền vững của đất nước

Báo cáo đánh giá về Biến đổi khí hậu của tổ chức IPCC lần thứ nhất (1990)

kết luận các hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm tăng khí nhà

Trang 15

15 kính và trong hơn một thập kỷ qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 0,3 –

0,6ºC

Báo cáo đánh giá về BĐKH của tổ chức IPCC lần thứ hai, thứ ba, thứ tư,

thứ năm, thứ sáu (1995 – 2020) tiếp tục cập nhật những diễn biến mới về BĐKH toàn cầu và đề xuất giải pháp thích nghi và ứng phó phù hợp với từng khu vực

Hội nghị Liên hợp quốc về BĐKH (COP) được tổ chức thường niên trong

khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về BĐKH từ năm 1995 đến nay Hội nghị nhằm kêu gọi nguồn lực và hành động để giảm khí thải nhà kính, củng cố khả năng thích ứng BĐKH

Nghị định thư Kyoto (1997) là một thỏa thuận đối với các nước tham gia về

việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên hợp quốc về BĐKH

Cuốn sách “Climate change 2007 - Impacts, adaptation and vulnerability”

(Biến đổi khí hậu 2007 – Tác động, thích ứng và tính dễ bị tổn thương) (2007) của

trường Đại học Cambridge khắc họa những ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu, đề cập những giải pháp để thích ứng và làm giảm nguy cơ, tác động của biến đổi khí hậu

Cuốn “Tác động của BĐKH tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt

Nam đến năm 2050” (2012) do Đại học Tổng hợp Copenhagen, Viện nghiên cứu

Quản lý Trung ương, Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển thế giới và trường Đại học Liên Hợp Quốc phối hợp thực hiện, Nxb Thống kê đã phân tích một cách tổng hợp nhất tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam đến năm 2050

2.2 Một số nghiên cứu về báo chí, truyền thông với biến đổi khí hậu

Cuốn “Báo chí với vấn đề Biến đổi khí hậu ở Việt Nam” (2017) của PGS

TS Đinh Văn Hướng – TS Nguyễn Minh Trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội là kết quả từ nghiên cứu thực trạng thông tin về BĐKH trên báo chí Việt

Trang 16

16 Nam Tác giả đánh giá vai trò của báo chí với BĐKH, phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo chí Việt Nam về BĐKH

Cuốn sách “Truyền thông về Biến đổi khí hậu” (2020) của GS TSKH

Nguyễn Đức Ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội chứa đựng nội dung truyền thông về BĐKH bao gồm những kiến thức cơ bản về BĐKH, các chiến lược và giải pháp ứng phó với BĐKH trên thế giới và ở Việt Nam

“Báo chí đưa tin về biến đổi khí hậu” (2012) Ths Dương Thu Hương nghiên

cứu thông tin về biến đổi khí hậu được đăng tải trên báo in và báo mạng cho thấy: báo chí chủ yếu tập trung vào phản ánh thực trạng, đưa tin các thảm họa, hệ quả của BĐKH mà ít thông tin về giải pháp cụ thể, cách ứng phó và thích nghi

“Thực trạng đưa tin về biến đổi khí hậu trên truyền hình” (2013) của TS

Phạm Hương Trà, Ths Nguyễn Thị Tuyết Minh phân tích nội dung về biến đổi khí hậu trên truyền hình VTV1 và truyền hình Vĩnh Long 1 và đưa ra kết luận: thông tin về BĐKH trên các kênh truyền hình này thường đi theo các hội nghị, hội thảo, diễn biến thiên tai, thảm họa; nhiều thông tin còn sao chép, lặp lại, thiếu kiểm chứng hoặc chỉ dừng ở phản ánh, đưa ý kiến chuyên gia mà không có sự phân tích, giải thích

Nghiên cứu “Nhận thức, nhu cầu thông tin về biến đổi khí hậu của đội ngũ

làm công tác truyền thông hiện nay” (2014) của TS Phạm Hương Trà cho biết khả

năng nhận thức, nhu cầu thông tin về biến đổi khí hậu của đội ngũ giảng viên, sinh viên ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử nước

ngoài hiện nay” (2016) của Hoàng Thị Kim Quý đi sâu nghiên cứu, phân tích,

đánh giá công tác thông tin về biến đổi khí hậu của các trang báo mạng điện tử nước ngoài, đề xuất, kiến nghị cho BMĐT Việt Nam học tập, cải thiện, nâng cao chất lượng thông tin về BĐKH

Trang 17

17

Luận văn Thạc sĩ “Đổi mới nội dung và hình thức truyền thông về biến đổi

khí hậu trên kênh VTC16 hiện nay” (2016) của Trần Thị Thùy Dương đi sâu vào

phân tích cách thức truyền thông về vấn đề BĐKH của VTC16 và đưa ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng thông tin

Luận văn Thạc sĩ “Vấn đề chất lượng thông tin về biến đổi khí hậu của

VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam hiện nay” (2016) của Nguyễn Lê Vân đánh giá

chất lượng thông tin về biến đổi khí hậu của Đài truyền hình Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh được các khía cạnh của BĐKH, cách thức truyền tải thông tin thiếu sáng tạo, chưa đáp ứng được thị yếu của khán giả

Đề tài nghiên cứu khoa học “Thông điệp hình ảnh về môi trường và ứng

phó với biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (2017) của

sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá, phân tích cách truyền tải thông điệp về BĐKH bằng hình ảnh của báo mạng điện tử Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ “Truyền hình các tỉnh, thành phố Bắc Bộ với vấn đề biến

đổi khí hậu” (2018) của Nguyễn Mai Lan đề cập tới tình hình thông tin về BĐKH

trên các đài truyền hình Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thông tin

Công trình nghiên cứu “Media Attention for Climate Change around the

World: A Comparative Analysis of Newspaper Coverage in 27 Countries” (2013)

của nhóm nghiên cứu trường Đại học Hamburg và Đại học Zurich Nghiên cứu có

sự phân tích ở quy mô lớn về tình hình đưa tin của các phương tiện truyền thông

về biến đổi khí hậu ở các quốc gia từ khắp các châu lục

Công trình nghiên cứu “Climate change and the media” (2015) của tác giả

Mike S Schäfer - University of Zurich Nghiên cứu này đã cho thấy phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, thông tin về biến đổi khí hậu

Trang 18

đó, rút ra kinh nghiệm từ các báo trên nhằm nâng cao chất lượng tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử Việt Nam và báo chí nói chung hiện nay

- Rút ra kết luận, bài học kinh nghiệm từ 3 trang báo mạng điện tử này nhằm nâng cao chất lượng báo mạng điện tử Việt Nam thông tin về biến đổi khí hậu và chất lượng của báo chí thế giới hiện nay về biến đổi khí hậu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 19

19 Tài nguyên và Môi trường, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2020 đến tháng

12/2020

Đây là 3 trang báo mạng điện tử có đối tượng độc giả khác nhau, cách thức đưa tin khác nhau do đó việc khảo sát này sẽ giúp tác giả có những dẫn chứng đa dạng, phong phú Tác giả chọn khoảng thời gian này khảo sát vì thời điểm này Việt Nam và thế giới có những sự kiện liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, mang tính thời sự

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn sẽ dựa trên những cơ sở lý luận sau: đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về biến đổi khí hậu; lý luận về báo chí, các nghiên cứu khoa học, thảo luận về thông tin báo chí và biến đổi khí hậu; lý thuyết của các ngành khoa học khác nhau,

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp phân tích - tổng hợp

- Phương pháp phỏng vấn sâu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận

Về mặt lý luận, kết quả của khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này về BĐKH, về truyền thông hay báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng đối với vấn đề BĐKH

Về mặt thực tiễn, khóa luận đánh giá được chất lượng tin tức về BĐKH trên báo mạng điện tử Việt Nam đã đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng hay chưa, đảm bảo kiến thức từ cơ bản đến cần thiết cho người dân về BĐKH, và phát

Trang 20

20 huy được thế mạnh của báo mạng điện tử trong công tác tuyên truyền về BĐKH Qua đó, kêu gọi mọi người cần có trách nhiệm hơn với môi trường, chung tay ứng phó với BĐKH cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính mình

7 Điểm mới của khóa luận

Đề tài hệ thống các vấn đề lý luận chung về BĐKH và tin tức về BĐKH trên báo mạng điện tử Việt Nam Kết quả của khóa luận cũng có thể dùng để tham khảo cho các nghiên cứu về báo chí hoặc truyền thông với môi trường, với biến đổi khí hậu Đề tài cũng hướng đến các nhà quản lý, cơ quan báo chí cần có nhận thức đúng đắn, quyết liệt hơn trong tuyên truyền về BĐKH

8 Bố cục của khóa luận

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử

Chương 2: Thực trạng Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát báo điện tử VnExpress, báo Tuổi trẻ online, báo điện tử Tài nguyên và Môi trường từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020)

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng Tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 21

21

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TIN TỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Tin tức

Chúng ta vẫn thường bắt gặp cụm từ “Tin tức” trong hoạt động truyền thông, báo chí Và khi nghiên cứu về tin tức trong báo chí, mỗi tài liệu với góc nhìn khác nhau, tác giả lại đưa ra những quan niệm khác nhau về tin tức

- Tin tức là cái mới, là sự thật diễn ra từng giờ, từng phút trong sự vận động vô cùng của thế giới khách quan

- Tin tức là cuộc sống, là tất cả những gì xoay quanh cuộc sống của chúng ta

- Tin tức là cái đã diễn ra mà chúng ta chưa được biết, là kiến thức mới

mẻ, “nóng hổi”

- Tin tức là tất cả những gì hấp dẫn hay tác động đến công chúng, được nhiều công chúng quan tâm

- Tin tức là cái gì đó người ở đâu đó muốn giấu đi, tất cả những cái lộ

ra bên ngoài chỉ là quảng cáo.6

Trong cuốn “Các thể loại báo chí thông tấn”, tác giả Đinh Văn Hường giải

thích theo triết tự: Tin tức trong tiếng Anh được gọi là News, tiếng Nga là HOBOCTb, tiếng Trung là Tân văn Những từ này đều bắt nguồn từ nghĩa đen là

Trang 22

22

hoặc một ý kiến có tính cách thời sự, liên hệ hoặc ảnh hưởng tới một số người đông đảo trong một cộng đồng và có thể được những người này hiểu” Trong khi

đó, chủ bút tờ New York Times – Turner Catledge thì định nghĩa ngắn gọn: “Tin

tức là cái gì hôm qua chưa biết”.8

Cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” – tập II (1978) giải thích: “Tin tức

trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên quan tới xã hội theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng hình thức ngắn gọn nhất,

cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất”.9

Điểm chung trong những cách giải thích trên là chỉ tin tức là một thể loại tác phẩm báo chí, nó phản ánh cái mới hoặc chính xác hơn là cái trước đó người

ta chưa biết đến có tính thời sự, nóng hổi một cách ngắn gọn, khách quan

Ngoài ra, tin tức còn được hiểu theo nghĩa thứ hai là những thông điệp về

các sự kiện, hiện tượng trong đời sống hiện thực chứa đựng trong các sản phẩm báo chí (tờ báo, bản tin, chương trình phát thanh ) và các tác phẩm báo chí như tin, bài phóng sự, bài điều tra 10

Một cuốn sách giáo khoa về báo chí của Ấn Độ có nhận xét rằng “Tin tức –

đó là văn xuôi của cuộc sống hằng ngày Chúng có mùi của bụi bặm đường phố

và mùi mồ hôi của những người lao động Đây là sản phẩm của hoạt động con người nên chúng phải được viết bằng thứ ngôn ngữ tràn đầy chất sống và sự cuốn hút, dẫu cho đôi lúc ngôn ngữ ấy không được đẹp đẽ lắm Đây thường không phải

8 John Hoheberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Nxb Hiện đại thư xã, Sài Gòn, tr.76, 77

9 Trường Tuyên huấn Trung ương (1978), Giáo trình Nghiệp vụ báo chí - tập II, Hà Nội, tr.23

10 Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội,

tr.20

Trang 23

23

là văn học mà là thông báo phản ánh cuộc đời thực được viết một cách nhuần nhuyễn.” 11

Còn Petet Eng và Jeff Hodson định nghĩa về tin tức trong cuốn “Cẩm nang

viết tin” như sau: “Tin tức là thông tin quan trọng hoặc thú vị đối với nhiều người

Nó khác với những sự kiện luôn xảy ra hằng ngày Tin tức là cái gì đó khác thường Một định nghĩa nổi tiếng của tin là “Chuyện một con chó cắn một người không phải là tin Nhưng nếu một người cắn một con chó thì đấy là tin”.” 12

Trong khóa luận này, tác giả muốn nói về “tin tức” được dùng với cả hai nghĩa, tức là tin vừa nói đến những cái mới, vừa là thông điệp qua các bài tin, phản ánh, phóng sự, điều tra Từ cả hai góc độ nhìn nhận về tin tức trên, có thể định

nghĩa như sau: Tin tức là sự kiện, sự việc mới vừa xảy ra hoặc đã, đang và sẽ xảy

ra trong xã hội, là thông điệp được đúc kết từ những câu chuyện trong xã hội, có tác động đến nhiều người mà báo chí cần cung cấp ngắn gọn, súc tích, phản ảnh nhanh chóng, kịp thời cho công chúng

1.1.2 Biến đổi khí hậu

Để hiểu về biến đổi khí hậu (BĐKH), trước tiên cần phân biệt rõ thời tiết và khí hậu

“Thời tiết” là trạng thái của bầu khí quyển (bao gồm: nhiệt độ không khí,

áp suất khí quyển, gió, độ ẩm không khí, mưa dông, lốc, ) tại một địa điểm trong một khoảng thời gian nhất định.13

“Khí hậu” là mức độ trung bình của thời tiết trong một khoảng không gian nhất định và khoảng thời gian dài tới 30 năm Khí hậu bao gồm các yếu tố: nhiệt

11 Ngô Văn Giáo (2016), Tin và kỹ năng viết tin báo chí hiện đại,

http://trungtamvhtt.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=28&tc=1630

12 Petet Eng - Jeff Hodson, Cẩm nang viết tin, Quỹ Tưởng niệm Báo chí Đông Dương phát hành, tr.7

13 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí

hậu, tr.6

Trang 24

Trong quá khứ, khí hậu Trái Đất cũng đã có rất nhiều biến đổi một cách tự nhiên Tuy nhiên, thuật ngữ “biến đổi khí hậu” được dùng hiện nay chủ yếu muốn nói tới sự gia tăng nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất do các hoạt động của con người Nhiệt độ toàn cầu nóng lên là nguyên nhân của sự biến đổi hệ thống hoàn lưu khí quyển và đại dương, sự biến đổi của các cực trị thời tiết và khí hậu

Sự dâng mực nước biển cũng là một biểu hiện của BĐKH, hệ quả của gia tăng nhiệt độ toàn cầu

Những thay đổi về khí hậu, thiên tai, thảm họa thiên nhiên diễn ra và liên tục gia tăng ở hầu hết các nơi trên thế giới Nó tác động vào mọi hoạt động sản xuất, đời sống kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi toàn cầu Theo công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu UNFCCC, BĐKH gây ra

những “ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh

sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc ảnh hưởng đến hoạt động

Trang 25

25

của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người” BĐKH

là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại thế kỷ 21

Như vậy, định nghĩa, nhận định về biến đổi khí hậu còn nhiều ý kiến khác nhau và chưa có hồi kết Quan điểm của tác giả khóa luận là đồng tình cơ bản với

những định nghĩa trên và có thể tóm gọn lại như sau: Biến đổi khí hậu là sự thay

đổi trạng thái khí hậu trung bình được duy trì trong một khoảng thời gian dài đến vài thập kỷ, làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên và mọi hoạt động của con người

Từ định nghề về “Tin tức” và “Biến đổi khí hậu”, tác giả cũng rút ra định

nghĩa: Tin tức về Biến đổi khí hậu là thông tin về những diễn biến, thay đổi của

trạng thái khí hậu toàn cầu và tác động của nó đến đời sống của con người được phản ánh trên báo chí

1.1.3 Báo mạng điện tử

Trước khi tìm hiểu khái niệm và thống nhất thuật ngữ sử dụng trong khóa luận này, chúng ta hãy cùng nhìn lại lịch sử ra đời của loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua internet

Khởi nguồn cho sự ra đời của loại hình báo chí này là sự xuất hiện của internet Những năm 90 của thế kỷ XX, thế giới bắt đầu chứng kiến sự ra đời đầu tiên của báo điện tử Chicago Tribune (tháng 5/1992) và sau đó báo điện tử đã có

sự phát triển một cách chóng mặt Lần lượt các hãng thông tấn lớn trên thế giới cũng cho ra phiên bản báo điện tử của mình như: CNN của Mỹ (1993); tạp chí Hotwired, BBC online của Anh, Los Angeles Times, USA Today, New York Newsday của Mỹ (1994); các tờ báo châu Á như China Daily, Utusan, Kompas,

Trang 26

26 Asahi Shimbun (1995); nhằm mở rộng thêm công chúng báo chí Tính đến năm

2000, người ta thống kê được trên thế giới có tới 8.474 trang báo điện tử.16

Ở Việt Nam, mạng internet chính thức được phủ sóng vào ngày 19/11/1997,

mở ra cơ hội phát triển cho báo chí điện tử Ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương lần đầu ra mắt bạn đọc trang báo điện tử Đây là một sự kiện quan trọng, đặt dấu mốc cho sự ra đời của báo mạng điện tử Việt Nam và có ý nghĩa to lớn với nền báo chí nước nhà Rất nhanh sau đó, một loạt các tờ báo lớn cũng giới thiệu trang báo điện tử của mình: báo Nhân Dân điện tử (1998), báo Lao Động điện tử (1999), Đài Tiếng nói Việt Nam (1999), Đài truyền hình Việt Nam (2000), báo Tuổi trẻ Online (2003), báo Tiền Phong điện tử (2005), Thông tấn xã Việt Nam (2008), 17

Giai đoạn 1997-2001, báo điện tử ở Việt Nam đơn thuần chỉ là phiên bản điện tử của báo in, tin tức chủ yếu được lấy từ báo in và đăng tải lại Giai đoạn 2001-2005 là thời điểm nở rộ của nhiều trang báo điện tử uy tín như TintucVietnam (ngày nay là trang Dân trí), VnExpress, Vietnamnet Từ đó đến nay, báo điện tử Việt Nam nhanh chóng phát triển về cả số lượng lẫn chất lượng

Thực tế tên gọi loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua internet vẫn chưa được thống nhất và có nhiều cách gọi khác nhau: online newspaper (báo chí trên mạng/ báo chí trực tuyến), e- journal (electronic journal – báo chí điện tử), e- zine (electronic magazine – tạp chí điện tử), báo mạng (cyber

Trang 27

27

Trong cuốn “Các loại hình báo chí truyền thông”, tác giả Dương Xuân Sơn

có định nghĩa: “Báo điện tử là một loại hình thông tin đại chúng dựa trên việc

khai thác thế mạnh của internet nhằm đem đến cho công chúng những thông tin mới nhất về mọi mặt của đời sống một cách nhanh nhất và toàn diện nhất.”18

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học thì báo điện tử là “loại

hình báo chí mà tin tức, tranh ảnh, được hiển thị qua màn hình máy tính thông qua kết nối trực tuyến với mạng Internet; phân biệt với báo ảnh, báo hình, báo nói, báo viết.” 19

Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa đổi

bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/12/1989 cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”, chỉ loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài

Còn định nghĩa về “báo trực tuyến” thì các tác giả Nguyễn Minh Sơn, Bùi

Tiến Dũng, Đỗ Đức Anh cho rằng: “là loại hình phương tiện truyền thông đại

chúng sử dụng nền tảng Internet để thực hiện các chức năng báo chí”.20

Tác giả Thang Đức Thắng (2001) thì quan niệm: “Gọi tên loại hình báo chí

này một cách chính xác nhất là báo chí Internet nhưng trong tiếng Việt gọi vậy thì hơi dài nên chúng ta gọi là báo trực tuyến”.21

Tuy nhiên, thuật ngữ “báo điện tử” hay “báo trực tuyến” vẫn còn chung chung, chưa bao hàm đầy đủ làm đặc điểm, tính chất của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo của tòa soạn chạy trên mạng LAN khép kín hay tờ báo

18 Dương Xuân Sơn (201 ), Các loại hình báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội, tr.234

19 Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng

20 Nguyễn Minh Sơn, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Đức Anh (2003), Bài giảng Lý thuyết và thực hành Báo chí

trực tuyến, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học KHXH&NV

21 Đào Quang Long, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông về KH&CN trên báo điện tử, Đại học KHXH&NV

Trang 28

28 được chạy trên môi trường mạng internet toàn cầu Mặt khác, cách gọi này có thể gây nhầm lẫn rằng chỉ phát thanh và truyền hình.22

Trong phạm vi khóa luận này, tác giả sẽ sử dụng thuật ngữ “báo mạng điện tử”, dựa trên các nghiên cứu về báo chí điện tử của Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Với thuật ngữ “báo mạng điện tử”, chúng ta có thể hiểu được một cách chính xác bản chất, đặc trưng của loại hình báo chí này: tính

đa phương tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, phi định kỳ, khả năng truyền tải thông tin không hạn chế, lưu trữ thông tin dưới dạng

dữ liệu siêu văn bản, khả năng siêu liên kết - các trang báo được tổ chức thành từng lớp, có cơ chế mở ra với số trang không hạn chế Nó khẳng định loại hình báo chí mới này là con đẻ của sự phát triển vượt bậc về công nghệ thông tin, hoạt động nhờ các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, số hóa, máy tính kết nối mạng và server, phần mềm ứng dụng Tên gọi “báo mạng điện tử” cũng chỉ rõ người làm báo, người đọc báo phải có trình độ kỹ thuật nhất định Đây là sự kết hợp các tên gọi có nội dung riêng biệt như: báo, mạng, điện tử Vì vậy, tên gọi này thỏa mãn được các yếu tố Việt hoá, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới, khắc phục được sự thiếu về nghĩa, sự máy móc từ ngoại lai.23

Báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, báo phát thanh

và báo truyền hình Tuy vậy, giờ đây báo mạng điện tử có thể dễ dàng đảm đương nhiệm vụ của cả báo in, phát thanh và truyền hình Khả năng cập nhật tin tức trên

Trang 29

29 báo mạng điện tử nhanh chóng, thường xuyên Nó cho phép người dùng trên toàn thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng, không phụ thuộc vào không gian và thời gian Những ưu thế này đã làm thay đổi ít nhiều thói quen đọc tin tức của công chúng, ảnh hưởng đến việc phát triển báo giấy truyền thống, đồng thời đặt các phương tiện truyền thông đại chúng vào cuộc đua khốc liệt

Với những tính chất này, PGS TS Nguyễn Thị Trường Giang định nghĩa:

“Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang website, phát hành trên mạng internet, có ưu thế trong chuyển tải thông tin một cách nhanh chóng, tức thời, đa phương tiện và tương tác cao” 24

Hiện nay, còn nhiều nhận định khác nhau về báo mạng điện tử, xong đều khái quát được những đặc điểm, tính chất như nêu trên Tác giả khóa luận cũng đồng tình với những ý kiến đó và tóm gọn lại định nghĩa báo mạng điện tử được

sử dụng cho khóa luận của mình như sau: Báo mạng điện tử là loại hình báo chí

sinh ra từ sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ thông tin và phương tiện

kỹ thuật tiên tiến, xây dựng dưới hình thức một website, phát hành trên mạng internet, có ưu điểm truyền tải thông tin nhanh chóng, có tính đa phương tiện và tương tác cao

1.2 Vai trò và đặc điểm của tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện

tử

1.2.1 Vai trò

Ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng với toàn nhân loại ở thế kỷ 21 Trong rất nhiều nhiệm vụ cấp bách đặt ra, công tác tuyên truyền, thông tin về BĐKH trên báo chí nắm giữ một vai trò quan trọng, là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi hành động ứng phó với BĐKH Bởi báo chí có khả năng tạo hiệu

24 PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị

- Hành chính, Hà Nội, tr.53

Trang 30

30 ứng hành động nhờ sự thống nhất nhận thức và ý chí của công chúng trên phạm vi toàn cầu

Trong số các loại hình báo chí (báo in, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng), báo mạng điện tử được đặt nhiều kỳ vọng sẽ làm tốt vai trò thông tin, truyền thông, giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BĐKH và cách ứng phó BĐKH

1.2.1.1 Công cụ truyền tải thông tin nhanh, sâu, rộng

BĐKH là chủ đề “nóng”, tin tức đa dạng, đa chiều với nhiều lát cắt phức tạp, vì vậy cần một công cụ đi sâu và phản ánh đầy đủ các mặt của vấn đề Báo mạng điện tử có ưu điểm truyền tải thông tin một cách chân thực, khách quan, sinh động bằng cả văn bản, hình ảnh và âm thanh Bên cạnh đó, thông tin trên BMĐT không bị giới hạn về không gian và thời gian truyền tải với khối lượng dữ liệu đồ

sộ Không giới hạn số lượng thông tin như báo in, thời lượng phát sóng như truyền hình hay phát thanh Ngoài ra, công chúng dễ dàng di chuyển đến các bài viết cùng chủ đề BĐKH thông qua các đường liên kết (link) chèn trong từ khóa hay theo chỉ dẫn điều hướng trên trang Công chúng được tiếp cận với mạng lưới thông tin rộng, sâu, đa chiều mọi lúc, mọi nơi

Công chúng BMĐT còn có thể chia sẻ thông tin cho bạn đọc khác nhanh chóng dù ở khoảng cách xa Ngoài ra, khối lượng lớn thông tin cũng sẽ được lưu trữ giúp công chúng dễ dàng tìm kiếm lại khi cần

Với những ưu điểm này, BMĐT hoàn toàn có sức hút với công chúng cũng như khả năng truyền tải tin tức về BĐKH Các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước được BMĐT phản ánh kịp thời, tạo niềm tin, cổ động, khuyến khích cộng đồng thực hiện trách nhiệm với môi trường, chung tay ứng phó với BĐKH Nhiều

sự kiện thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận thời gian qua như: hạn hán kéo

Trang 31

31 dài ở các tỉnh miền Tây, xâm nhập mặn ở ĐBSCL, lũ lụt, sạt lở miền Trung, cháy rừng ở Australia, được các BMĐT Việt Nam theo sát, phản ánh kịp thời

1.2.1.2 Góp phần nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về BĐKH

Báo chí hay BMĐT không chỉ có vai trò thông tin mà còn phân tích, định hướng nhận thức cho người dân, cho cộng đồng hành động những việc làm góp phần giảm thiểu BĐKH [trích PVS3, phục lục 1] Với những thế mạnh của mình, BMĐT có thể thông tin, phổ biến, giải thích cho người dân những kiến thức căn bản về BĐKH đến hành động cụ thể, thiết thực như: nguyên nhân và biểu hiện, tác động của BĐKH đến từng lĩnh vực, con người như thế nào, hệ quả, kiến nghị giải pháp hay kinh nghiệm ứng phó và thích nghi với BĐKH phù hợp với tình hình thực tế, đường lối, pháp luật của nước ta và thế giới về BĐKH, ; giải đáp mọi thắc mắc của người dân về BĐKH một cách sinh động

Trên thực tế, các tòa soạn BMĐT Việt Nam đã dần hình thành kế hoạch truyền thông bài bản về BĐKH như theo sát các diễn biến về BĐKH trên thế giới, cập nhật kịp thời tình hình trong và ngoài nước; thực hiện các tuyến bài điều tra, phân tích sâu, nội dung đáp ứng nhu cầu của công chúng, thiết thực; đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhà báo, phóng viên theo dõi mảng BĐKH; kết nối cùng các cơ quan liên quan, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin BĐKH cho người dân; Hình thức, cách thức tuyên truyền cũng dần được cải thiện để người dân có hứng thú, luôn sẵn sàng và chủ động tiếp nhận kiến thức về BĐKH

Có thể nói, chỉ khi các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước đến người dân hiểu biết về BĐKH, hiểu được rằng ứng phó BĐKH là trách nhiệm, là việc làm của mình và vì mình thì mới có hành động thiết thực, hiệu quả

1.2.1.3 Góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BĐKH, phản bác hành vi, thông tin sai lệch

Trang 32

32 BĐKH là vấn đề “nóng” toàn cầu, chủ đề nhạy cảm Đảng và Nhà nước ta

đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật vận động người dân tham gia ứng phó với BĐKH được thể hiện trong: chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; văn kiện Đại hội Đảng các kỳ; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Phòng, chống thiên tai; Luật Khí tượng thủy văn; Nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Bộ, ban ngành Trung ương đến địa phương; thông tư, chỉ dẫn; chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH; chiến lược quốc gia về BĐKH; Với chức năng thông tin, vai trò của BMĐT là phổ biến, cập nhật những nội dung này cho công chúng để họ hiểu và thực hiện Khi những đường lối, chính sách đi vào đời sống của người dân, được thực hiện đồng bộ, nhất quán thì tình hình BĐKH

sẽ được cải thiện, có hy vọng

Mặt khác, với những thông tin giật gân, gây sốc, mang luận điệu chống phá Đảng và Nhà nước ta, các cơ quan BMĐT cần nắm bắt nhanh nhạy để phản bác, đính chính kịp thời Nhất là thông tin trên môi trường mạng internet có tốc độ lan truyền rất nhanh Một khi thông tin sai lệch được phát tán rộng rãi có thể tạo nên làn sóng dư luận phức tạp, ảnh hưởng tới uy tín của Đảng và Nhà nước ta Các BMĐT cũng kiên quyết đấu tranh chống các hành vi hủy hoại môi trường, làm gia tăng quá trình BĐKH Nhiều cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến bảo vệ môi trường, chỉ quan tâm đến lợi ích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Những hành vi sai phạm, xâm phạm đến môi trường như: xả thải ra sông ngòi, gây

ô nhiễm khói bụi, sử dụng công nghệ lạc hậu ảnh hưởng đến cộng đồng, cần được phê phán, lên án mạnh mẽ Bằng việc đưa ra hình ảnh trực quan sinh động, tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của người vi phạm về trách nhiệm, hệ quả mình gánh chịu Như vậy, các tòa soạn BMĐT có thể làm thay đổi đáng kể hành vi ứng

xử của cộng đồng với môi trường

1.2.1.4 Mang vấn đề BĐKH ở tầm vĩ mô trở nên dễ hiểu với công chúng

Trang 33

33 BĐKH được đánh giá là một vấn đề mang nặng tính khoa học, rất khó để đại chúng tiếp cận Đa số người dân khi chưa được truyền đạt về BĐKH đều cho rằng đây là công việc nghiên cứu của các nhà khoa học, trách nhiệm của những người lãnh đạo Vậy vai trò của BMĐT là phải mang vấn đề khoa học này trở nên gần gũi, dễ hiểu với đại chúng để mọi lứa tuổi đều hiểu và hành động theo

Kiến thức của người viết có thể đạt độ cao siêu, uyên bác nhưng khi viết cho công chúng báo chí thì cần diễn đạt một cách đơn giản Còn làm như thế nào thì tùy thuộc vào năng lực của mỗi nhà báo trong cách sử dụng ngôn từ, tiếp cận vấn đề

1.2.1.5 Diễn đàn chia sẻ, trao đổi thông tin, kết nối cộng đồng trên toàn thế giới chung tay hành động ứng phó và thích nghi với BĐKH

Báo mạng điện tử được coi là một diễn đàn giao lưu, chia sẻ rộng rãi, cởi

mở Mỗi bài viết trên trang báo điện tử đều cho phép người đọc để lại bình luận Đây là cơ sở giúp tác giả bài viết tự đánh giá và hoàn thiện sản phẩm của mình hơn Đồng thời, độc giả có thể để lại những thông tin như: phân tích, đánh giá vấn

đề, kinh nghiệm thực tế, mẹo vặt trong cuộc sống để ứng phó với BĐKH, sẽ hữu ích với độc giả khác Do đó, mọi người có thể trao đổi, mở rộng thêm kiến thức, thông tin ngoài bài viết báo chí đã cung cấp Hiện nay, nhiều trang BMĐT còn có chuyên mục dành riêng để đăng tải bài viết của bạn đọc Trang báo điện tử là diễn đàn chia sẻ uy tín bởi mỗi thông tin bạn đọc để lại đều được kiểm duyệt rõ ràng Công chúng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng thông tin Diễn đàn này cũng là nơi công chúng thể hiện sự đồng nhất nhận thức và hành động, chung tay ứng phó với BĐKH

BMĐT không chỉ là diễn đàn kết nối công chúng với báo chí trong nước mà còn có tầm nhìn ra toàn thế giới BMĐT Việt Nam có thể cung cấp nhanh chóng, chính xác về tình hình BĐKH cho công chúng trong nước, đồng thời cũng là cầu

Trang 34

34 nối để công chúng nước ngoài hiểu được diễn biến BĐKH ở nước ta Khi đó, Việt Nam cũng như thế giới hiểu về nhau sẽ cùng chung tay hành động trong cuộc chiến chống lại và thích nghi với BĐKH toàn cầu

Có thể nói, BMĐT có vai trò rất quan trọng với vấn đề BĐKH Tuy nhiên,

để phát huy tốt vai trò này, các cơ quan BMĐT Việt Nam cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn chức năng, nhiệm vụ của mình, sự cần thiết của tuyên truyền, thông tin

về BĐKH và có phương án truyền thông cụ thể, hiệu quả

1.2.2 Đặc điểm nội dung

Báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng có nhiệm vụ thông tin từ

cơ bản đến sâu sắc các nội dung của BĐKH cho công chúng Thông tin đó có thể

là mô tả BĐKH như một nguy cơ lớn đối với con người ở mức độ quốc gia và toàn cầu, đi sâu vào phản ánh thực trạng tác động của BĐKH đến một địa phương cụ thể với những biểu hiện thời tiết cực đoan như bão, lũ, mưa kéo dài, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển, Đồng thời, báo chí mạng điện tử cũng cho công chúng thấy BĐKH là một vấn đề lớn, có mối liên hệ mật thiết và tác động tới nhiều mặt của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế

Bên cạnh đó, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các cơ quan truyền thông, tổ chức quốc tế về BĐKH; lời phát biểu, nghiên cứu từ các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan chức năng ở lĩnh vực BĐKH cũng được BMĐT chú ý cập nhật thường xuyên

Dựa trên những thông tin cơ bản đó, báo chí tập trung phân tích, đánh giá, đưa ra dự đoán về tình hình BĐKH toàn cầu và đề ra giải pháp thích nghi, ứng phó BĐKH như thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp an ninh năng lượng, điều kiện BĐKH và nước biển dâng; phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch khu dân cư ứng phó BĐKH; xây dựng, thiết kế nhà ở có khả năng chống chịu thiên tai, giải pháp chống ngập ở thành phố, khu đô thị, Cùng với đó, BMĐT tích cực

Trang 35

35 tuyên truyền về các mô hình, tấm gương cụ thể về chủ động thích ứng BĐKH, đưa

ra ánh sáng những hành vi đi ngược lại chủ trương bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH

Như vậy, tổng hợp và phân loại tin tức về BĐKH trên báo mạng điện tử, có thể chia thành các nhóm nội dung sau:

Thứ nhất, nội dung về chủ trương, chính sách của các nước, tuyên bố của tổ

chức đối phó với biến đổi khí hậu

Thứ hai, nội dung về biểu hiện của biến đổi khí hậu

Thứ ba, nội dung về ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu

Thứ tư, nội dung về cảnh báo biến đổi khí hậu

Thứ năm, nội dung về giải pháp ứng phó, thích nghi biến đổi khí hậu

1.2.3 Đặc điểm hình thức

Báo mạng điện tử có thể sử dụng đa dạng các hình thức bài viết từ tin, phản ánh, phỏng vấn, phóng sự, tường thuật, bình luận, các chương trình tương tác,

để thể hiện tin tức về BĐKH một cách phong phú, hấp dẫn

Về cơ bản, cấu trúc một bài viết về BĐKH trên BMĐT cũng giống với các nội dung khác trên BMĐT với các phần:

Trang 36

36

- Đường link

Mỗi một phần trên này được gọi là một cửa trên BMĐT Tuy vào nội dung thể hiện mà bài viết có nhiều hay ít các cửa này Nếu kết hợp càng đa dạng văn bản, hình ảnh, video, đồ họa, audio, thì bài viết sẽ càng hấp dẫn, sinh động, thu hút người đọc theo dõi nội dung và tiếp nhận thông tin trực quan, nhanh nhất Ngoài ra, với thế mạnh là tính đa phương tiện và tương tác cao, BMĐT còn có thể

tổ chức chương trình tương tác trực tuyến, cập nhật thông tin một cách nhanh nhất

Lối viết của BMĐT súc tích, chia thành các đoạn ngắn dễ đọc, tạo độ thông thoáng cho mắt người đọc Với những bài đưa tin đơn thuần thường có dung lượng ngắn gọn, khoảng 800 từ Với những bài phản ánh sự việc, có sự phân tích, giải thích hay phỏng vấn chuyên gia, cơ quan chức năng có dung lượng lớn hơn, khoảng 1000 từ Với những tuyến bài điều tra, phóng sự sâu có thể được chia thành các kì hoặc xây dựng thành bài megastory, longform thường có dung lượng trên

1000 từ Nói chung, dung lượng, độ dài của tin tức về BĐKH trên báo mạng điện

tử phụ thuộc vào lượng thông tin tác giả khai thác được, hình thức tổ chức nội

dung Cách tổ chức nội dung như vậy giúp cho công chúng dễ dàng tiếp nhận toàn diện thông tin

1.3 Tiêu chí đánh giá về nội dung và hình thức của tin tức về Biến đổi khí hậu trên Báo mạng điện tử

Hiện nay, BMĐT thế giới và Việt Nam đã có sự quan tâm nhất định đến vấn

đề BĐKH, thậm chí có báo có chuyên mục riêng, tin tức phong phú, đa dạng Tuy nhiên, điều quan trọng để các trang báo có vị thế vững chắc trong lòng công chúng giữa biển cạnh tranh thông tin là: tạo được niềm tin, gửi gắm trách nhiệm của cả cộng đồng Tất nhiên để tạo dựng và giữ gìn được niềm tin ấy không phải là điều đơn giản Các trang báo cần đặt ra những yêu cầu khắt khe với mình khi đưa tin

Trang 37

37 tức về BĐKH để vừa tạo được chất riêng, vừa chứng minh mình đủ sức nặng chiến đấu trên mặt trận bảo vệ môi trường, giảm thiểu tiêu cực của BĐKH

Thứ nhất, tin tức về BĐKH trên BMĐT Việt Nam phải theo sát các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ban ngành và các hoạt động của tổ chức, đoàn thể về BĐKH

Ở Việt Nam, báo chí ra đời muộn so với các nước phát triển nhưng nhanh chóng trở thành vũ khí sắc bén để tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng thực hiện nghĩa vụ công dân theo đường lối của giai cấp lãnh đạo Đại hội lần thứ

VI của Đảng đã chỉ rõ:

Báo chí là tiếng nói của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng nhân dân, có nhiệm vụ truyền bá đường lối, chính sách của Đảng, đi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những

sự kiện mới; phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ, cổ vũ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tượng lạc hậu, trì trệ và biểu hiện tiêu cực khác; đề cập và chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan tâm 25

Như vậy, bất cứ trang BMĐT nào ra đời, khi đưa tin tức về BĐKH cũng cần phản ánh đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước ta, kịp thời và sát với thực tế Mục đích là tạo được niềm tin đối với công chúng, để những lời cổ động, tuyên truyền dễ dàng đi vào nhận thức, làm thay đổi suy nghĩ và hành vi của họ

Thứ hai, tin tức về BĐKH và các vấn đề liên quan đảm bảo tính thời sự

đi đôi với chân thực, chính xác

Không chỉ vấn đề BĐKH mà bất cứ vấn đề nào khi xuất hiện trên báo chí cũng muốn đảm bảo tính thời sự, nóng hổi Với thế mạnh là tính tức thời và phi

25 Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, tr.129

Trang 38

38 định kỳ, BMĐT cần phát huy trong cập nhật tin tức về BĐKH Tất cả những diễn biến như thiên tai, thảm họa, các hiện tượng cực đoan xảy ra ở một địa phương, đất nước, khu vực nào cũng cần cập nhật nhanh nhất có thể Đó không chỉ là đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng mà còn giúp cho hoạt động ứng phó và thích nghi BĐKH được triển khai đồng bộ, hiệu quả, kịp thời

Đưa tin tức nhanh chóng, nóng hổi còn giúp công chúng nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, bức thiết của xã hội Bản thân nhà báo sẽ không lơ là nhiệm vụ

mà công chúng cũng không bỏ quan thông tin quan trọng

Thông tin nhanh, liên tục nhưng không có nghĩa là rút ngắn giai đoạn cập nhật tin tức như thiếu kiểm chứng, tìm hiểu thực tế Sự yếu kém trong thu thập dữ liệu, thiếu trách nhiệm trong công việc của phóng viên không chỉ ảnh hưởng tới

uy tín của tờ báo mà còn gây hậu quả nghiêm trọng như tạo dư luận phức tạp, gây thiệt hại về người và của do tin dự báo thiếu chính xác,

Do đó, người làm báo cần đảm bảo tin tức thời sự, nhanh chóng nhưng đi đôi với chân thực, chính xác về BĐKH

Thứ ba, tin tức đa chiều, khách quan, phản ánh các khía cạnh của BĐKH

Người làm báo cần bỏ tư duy suy luận phiến diện, mang cảm tính chỉ bằng phân tích tài liệu hay một góc nhìn BMĐT cần những bài viết có tư duy phân tích,

mở rộng vấn đề Ví dụ: bài viết đưa tin về thảm họa, thiên tai (hệ quả của BĐKH) tại một địa điểm nhất định thì cũng cần phản ánh được nguyên nhân của sự việc, đưa ra giải pháp trong bối cảnh đó, dự báo những diễn biến có thể xảy ra sau sự kiện đó, Qua đó, thông tin được đánh giá là khách quan nhờ người viết có sự xâm nhập thực tế, điều tra, đánh giá

Hay khi người viết phê phán những hành vi sai phạm trong bảo vệ môi trường và ứng phó BĐKH cần đi đôi với biểu dương hành động tích cực đối với môi trường của các cá nhân, tập thể Để một mặt cảnh cáo, nhắc nhở mọi người

Trang 39

39 cần có hành vi đúng mực với môi trường, một mặt khích lệ mọi người chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH

Tin tức được tiếp cận, phản ánh từ các góc độ khác nhau: từ trên xuống dưới

và từ dưới lên (từ phía công chúng, cộng đồng) Bài viết cần thể được quan điểm của tác giả nhưng cũng không quên chú ý, đề cao tiếng nói của cộng đồng Những thông tin cung cấp cho công chúng phải đảm bảo chân thực, khách quan nhằm tạo niềm tin cho công chúng với trang báo, mặt khác, để người dân thấy được đầy đủ các khía cạnh của BĐKH, thấy được tình trạng báo động của BĐKH và nâng cao

tập báo Tuổi trẻ: “Không chỉ phản ánh thực trạng, các cơ quan truyền thông cần

đi sâu tìm kiếm các giải pháp Giải pháp từ chính người dân, từ các cơ quan nghiên cứu, từ cơ quan quản lý, chính quyền, từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế

và kinh nghiệm các nước khác”.26

Kiến thức cơ bản về BĐKH như: BĐKH là gì, bắt nguồn từ đâu, biểu hiện

ra sao, dự báo về trái đất sau hàng trăm năm, cũng quan trọng nhưng không thu hút độc giả bằng những tin tức mới lạ, gần gũi cuộc sống hằng ngày như: thay thế

26 Quang Khải (2019), Báo chí cần góp giải pháp nhiều hơn về thích ứng với biến đổi khí hậu, Tuổi trẻ

Online: 20190617182043268.htm

Trang 40

https://tuoitre.vn/bao-chi-can-gop-giai-phap-nhieu-hon-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-40

đồ dùng nhựa bằng đồ dùng giấy cũng đều làm ô nhiễm môi trường, là nguyên nhân dẫn đến BĐKH Có nghiên cứu rằng, để sản xuất ra một cốc chiếc cốc giấy chúng ta tiêu tốn tài nguyên không kém một chiếc cốc nhựa Sau khi sử dụng 1 lần, rác thải vẫn tiếp tục được thải ra như nhau Vấn đề ở đây là mọi người cần từ

bỏ thói quen sử dụng đồ một lần Những thông tin giải pháp gần gũi với cuộc sống như vậy sẽ giúp công chúng nhận thức được tầm quan trọng của ứng phó và thích nghi với BĐKH, tiến tới hành động cụ thể

Thứ năm, tin tức về BĐKH cần sinh động, hấp dẫn với công chúng, phát huy thế mạnh của BMĐT

Thông tin đủ hấp dẫn thì công chúng sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức về BĐKH hơn Báo chí cũng như BMĐT cần xây dựng những bài viết hấp dẫn, sinh động bằng cách: thay đổi lối viết dập khuôn theo khuôn mẫu đưa tin đơn điệu, ít hấp dẫn, tiếp cận đề tài từ góc độ gần gũi với công chúng; hình thức thể hiện đa dạng bằng video, hình ảnh, hoặc infographic, độ họa, âm thanh, biểu đồ, để biểu đạt thông tin một cách cụ thể, sinh động; bố cục bài viết rõ ràng, ngắn gọn, tít đi thẳng vào vấn đề, gây ấn tượng mạnh, với những bài viết phân tích dài cần đưa được chi tiết có giá trị, lôi kéo được người đọc theo dõi, tránh lan man, dài dòng, khó hiểu; tận dụng thế mạnh đa phương tiện và tương tác cao của BMĐT, Ngôn ngữ trong bài viết phải linh hoạt, diễn giải, truyền tải được thông tin mang tính khoa học về BĐKH theo ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp từng nhóm đối tượng công chúng Bài viết cần tránh dẫn nhiều số liệu, phân tích khoa học gây nhàm chán cho người đọc Có thể lồng ghép thông tin BĐKH vào những nội dung môi trường, giáo dục, y tế để tạo sự gần gũi với công chúng Nói tóm lại, cách thể hiện, truyền tải nội dung thế nào cho hấp dẫn là tiền đề quan trọng cho việc lĩnh hội kiến thức BĐKH của công chúng

Ngày đăng: 11/11/2021, 17:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cục Khí tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu (2018), Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh
Tác giả: Cục Khí tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu
Nhà XB: Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam
Năm: 2018
2. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí thông tấn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đảng, Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng, Toàn tập
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
4. Đinh Văn Hường – Nguyễn Minh Trường (2017), Báo chí với vấn đề Biến đổi khí hậu ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí với vấn đề Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Tác giả: Đinh Văn Hường – Nguyễn Minh Trường
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
6. Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác tài nguyên, môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác tài nguyên, môi trường – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2013
7. Lưu Văn Khoa (Chủ biên) (2012), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
Tác giả: Lưu Văn Khoa (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
8. Nguyễn Đức Ngữ (2008), Biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu
Tác giả: Nguyễn Đức Ngữ
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2008
9. Nguyễn Thị Trường Giang, (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2011
10. Nguyễn Đức Ngữ (2020), Truyền thông về Biến đổi khí hậu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông về Biến đổi khí hậu
Tác giả: Nguyễn Đức Ngữ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2020
11. Phan Đình Tuấn (Chủ biên) (2017), Giáo trình Biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Biến đổi khí hậu
Tác giả: Phan Đình Tuấn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Năm: 2017
12. Sở TN&MT Hà Nội - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (2013), Tuyên truyền biến đổi khí hậu, Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên truyền biến đổi khí hậu
Tác giả: Sở TN&MT Hà Nội - Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Nhà XB: Nxb Tài nguyên môi trường và Bản đồ Việt Nam
Năm: 2013
14. Trương Quang Học (chủ biên) (2013), Hỏi đáp về biến đổi khí hậu, Nxb Chính trị Quốc gia – Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về biến đổi khí hậu
Tác giả: Trương Quang Học (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Nxb Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2013
15. Trung tâm từ điển học (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Trung tâm từ điển học
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2008
16. Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam
Tác giả: Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2010
17. Báo cáo đánh giá về Biến đổi khí hậu của tổ chức IPCC (1990 – 2019) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá về Biến đổi khí hậu của tổ chức IPCC
21. Dương Xuân Sơn (201..), Các loại hình báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các loại hình báo chí truyền thông
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
22. Đào Quang Long, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông về KH&CN trên báo điện tử, Đại học KHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn Thạc sĩ Truyền thông về KH&CN trên báo điện tử
25. Media Kit, Tuổi trẻ - Tờ báo hàng đầu Việt Nam – Niềm tin của bạn 26. Nghị định thư Kyoto (1997) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuổi trẻ - Tờ báo hàng đầu Việt Nam – Niềm tin của bạn
30. Nguyễn Minh Sơn, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Đức Anh (2003), Bài giảng Lý thuyết và thực hành Báo chí trực tuyến, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học KHXH&NV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Lý thuyết và thực hành Báo chí trực tuyến
Tác giả: Nguyễn Minh Sơn, Bùi Tiến Dũng, Đỗ Đức Anh
Năm: 2003
36. John Hoheberg (1974), Ký giả chuyên nghiệp, Nxb Hiện đại thư xã, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký giả chuyên nghiệp
Tác giả: John Hoheberg
Nhà XB: Nxb Hiện đại thư xã
Năm: 1974

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ảnh 2.1: Ảnh chụp màn hình giao diện trang báo điện tử VnExpress - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.1: Ảnh chụp màn hình giao diện trang báo điện tử VnExpress (Trang 49)
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, VnExpress luôn hoạt động với sứ mệnh sẽ mang đến bức tranh chân thực về cuộc sống đến độc giả, để họ có cái  nhìn toàn diện nhất về nơi họ đang sống - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
n 20 năm hình thành và phát triển, VnExpress luôn hoạt động với sứ mệnh sẽ mang đến bức tranh chân thực về cuộc sống đến độc giả, để họ có cái nhìn toàn diện nhất về nơi họ đang sống (Trang 50)
Ảnh 2.4: Ảnh chụp màn hình giao diện trang báo điện tử TN&MT - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.4: Ảnh chụp màn hình giao diện trang báo điện tử TN&MT (Trang 53)
Ảnh 2.5: Ảnh chụp màn hình báo điện tử TN&MT - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.5: Ảnh chụp màn hình báo điện tử TN&MT (Trang 61)
Ảnh 2.6: Ảnh chụp màn hình báo điện tử VnExpress - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.6: Ảnh chụp màn hình báo điện tử VnExpress (Trang 62)
Ảnh 2.7: Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ Online - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.7: Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ Online (Trang 63)
Bảng 2.5: Số lượng bài viết có nội dung về biểu hiện của BĐKH trê n3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.5 Số lượng bài viết có nội dung về biểu hiện của BĐKH trê n3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 64)
Bảng 2.5: Số lượng bài viết có nội dung về biểu hiện của BĐKH trên 3  báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.5 Số lượng bài viết có nội dung về biểu hiện của BĐKH trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 64)
Ảnh 2.8: Ảnh chụp màn hình báo điện tử VnExpress - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.8: Ảnh chụp màn hình báo điện tử VnExpress (Trang 65)
Bảng 2.6: Số lượng bài viết có nội dung về ảnh hưởng, tác động của BĐKH trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.6 Số lượng bài viết có nội dung về ảnh hưởng, tác động của BĐKH trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 66)
Bảng 2.6: Số lượng bài viết có nội dung về ảnh hưởng, tác động của  BĐKH trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.6 Số lượng bài viết có nội dung về ảnh hưởng, tác động của BĐKH trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 66)
Ảnh 2.9: Ảnh chụp màn hình báo điện tử Tài nguyên và Môi trường - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.9: Ảnh chụp màn hình báo điện tử Tài nguyên và Môi trường (Trang 67)
Bảng 2.7: Số lượng bài viết có nội dung cảnh báo về biến đổi khí hậu trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát, từ tháng 1/2020 – 12/2020  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.7 Số lượng bài viết có nội dung cảnh báo về biến đổi khí hậu trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát, từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 69)
Bảng 2.7: Số lượng bài viết có nội dung cảnh báo về biến đổi khí hậu  trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát, từ tháng 1/2020 – 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.7 Số lượng bài viết có nội dung cảnh báo về biến đổi khí hậu trên 3 báo mạng điện tử được khảo sát, từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 69)
Ảnh 2.10: Ảnh chụp màn hình báo điện tử VnExpress - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.10: Ảnh chụp màn hình báo điện tử VnExpress (Trang 70)
Bảng 2.8: Số lượng bài viết có nội dung về giải pháp, hoạt động thích ứng, ứng phó với BĐKH trên 3 BMĐT được khảo sát, từ tháng 1/2020 –  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.8 Số lượng bài viết có nội dung về giải pháp, hoạt động thích ứng, ứng phó với BĐKH trên 3 BMĐT được khảo sát, từ tháng 1/2020 – (Trang 72)
Bảng 2.8: Số lượng bài viết có nội dung về giải pháp, hoạt động thích  ứng, ứng phó với BĐKH trên 3 BMĐT được khảo sát, từ tháng 1/2020 – - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.8 Số lượng bài viết có nội dung về giải pháp, hoạt động thích ứng, ứng phó với BĐKH trên 3 BMĐT được khảo sát, từ tháng 1/2020 – (Trang 72)
Bảng 2.9: Tỉ lệ bài viết theo thể loại được khảo sát trên báo điện tử TN&MT, báo VnExpress và Tuổi trẻ Online, từ tháng 1/2020 – 12/2020  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.9 Tỉ lệ bài viết theo thể loại được khảo sát trên báo điện tử TN&MT, báo VnExpress và Tuổi trẻ Online, từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 75)
Bảng 2.9: Tỉ lệ bài viết theo thể loại được khảo sát trên báo điện tử  TN&MT, báo VnExpress và Tuổi trẻ Online, từ tháng 1/2020 – 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.9 Tỉ lệ bài viết theo thể loại được khảo sát trên báo điện tử TN&MT, báo VnExpress và Tuổi trẻ Online, từ tháng 1/2020 – 12/2020 (Trang 75)
Ảnh 2.12: Ảnh chụp màn hình báo điện tử TN&MT - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.12: Ảnh chụp màn hình báo điện tử TN&MT (Trang 78)
Ảnh 2.13: Cách sử dụng văn bản của báo TTO (Ảnh chụp màn hình) - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.13: Cách sử dụng văn bản của báo TTO (Ảnh chụp màn hình) (Trang 80)
- Hình ảnh (tĩnh, động): - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh ảnh (tĩnh, động): (Trang 81)
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa. Đây là yếu tố quyết định rất lớn vào thành công của tác phẩm báo mạng điện tử - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa. Đây là yếu tố quyết định rất lớn vào thành công của tác phẩm báo mạng điện tử (Trang 82)
Hình ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa. Đây là yếu tố quyết định rất  lớn vào thành công của tác phẩm báo mạng điện tử - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh ảnh tĩnh bao gồm ảnh chụp và hình họa. Đây là yếu tố quyết định rất lớn vào thành công của tác phẩm báo mạng điện tử (Trang 82)
Ảnh 2.16: Hình ảnh tĩnh trong bài viết trên báo Tuổi trẻ Online (Ảnh chụp màn hình)  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.16: Hình ảnh tĩnh trong bài viết trên báo Tuổi trẻ Online (Ảnh chụp màn hình) (Trang 84)
Ảnh 2.16: Hình ảnh tĩnh trong bài viết trên báo Tuổi trẻ Online (Ảnh - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.16: Hình ảnh tĩnh trong bài viết trên báo Tuổi trẻ Online (Ảnh (Trang 84)
Ảnh 2.17: Hình ảnh trở thành yếu tố chính truyền tải nội dung bài viết (Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ Online)  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.17: Hình ảnh trở thành yếu tố chính truyền tải nội dung bài viết (Ảnh chụp màn hình báo Tuổi trẻ Online) (Trang 85)
Ảnh 2.17: Hình ảnh trở thành yếu tố chính truyền tải nội dung bài viết - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.17: Hình ảnh trở thành yếu tố chính truyền tải nội dung bài viết (Trang 85)
Ảnh 2.18: Hình ảnh động trong một bài báo trên báo điện tử VnExpress (Ảnh chụp màn hình)  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.18: Hình ảnh động trong một bài báo trên báo điện tử VnExpress (Ảnh chụp màn hình) (Trang 87)
Ảnh 2.18: Hình ảnh động trong một bài báo trên báo điện tử VnExpress (Ảnh - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.18: Hình ảnh động trong một bài báo trên báo điện tử VnExpress (Ảnh (Trang 87)
Hình ảnh video trong một bài viết trên báo VnExpress được dẫn lại từ một trang báo nước ngoài - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh ảnh video trong một bài viết trên báo VnExpress được dẫn lại từ một trang báo nước ngoài (Trang 90)
Hình ảnh video trong một bài viết trên báo VnExpress được dẫn lại từ một  trang báo nước ngoài - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh ảnh video trong một bài viết trên báo VnExpress được dẫn lại từ một trang báo nước ngoài (Trang 90)
Ảnh 2.21: Một dạng đồ họa trên báo TTO (Ảnh chụp màn hình) - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.21: Một dạng đồ họa trên báo TTO (Ảnh chụp màn hình) (Trang 93)
Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện các hình thức thể hiện nội dung tin tức về BĐKH trên 3 trang báo mạng điện tử được khảo sát  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
i ểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện các hình thức thể hiện nội dung tin tức về BĐKH trên 3 trang báo mạng điện tử được khảo sát (Trang 99)
Hình thức infographic hay longform chưa được các tòa soạn báo mạng điện - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Hình th ức infographic hay longform chưa được các tòa soạn báo mạng điện (Trang 99)
Ảnh 2.26: Ảnh chụp màn hình báo điện tử Tài nguyên và Môi trường  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
nh 2.26: Ảnh chụp màn hình báo điện tử Tài nguyên và Môi trường (Trang 112)
67 Khánh Ly (2020), Trái đắng biến đổi khí hậu, TN&MT điện tử: - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
67 Khánh Ly (2020), Trái đắng biến đổi khí hậu, TN&MT điện tử: (Trang 112)
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát số lượng bài viết (tin, bài) về BĐKH trê n3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát số lượng bài viết (tin, bài) về BĐKH trê n3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 (Trang 175)
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát số lượng bài viết theo nội dung trê n3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020  - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát số lượng bài viết theo nội dung trê n3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 (Trang 175)
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát số lượng bài viết theo nội dung trên 3 BMĐT từ  tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.2 Kết quả khảo sát số lượng bài viết theo nội dung trên 3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 (Trang 175)
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát số lượng bài viết (tin, bài) về BĐKH trên 3 BMĐT - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.1 Kết quả khảo sát số lượng bài viết (tin, bài) về BĐKH trên 3 BMĐT (Trang 175)
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát số lượng bài viết phân chia theo hình thức thể hiện  trên 3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 - Tin tức về biến đổi khí hậu trên báo mạng điện tử việt nam hiện nay (khảo sát báo điện tử vnexpress, báo tuổi trẻ online, báo điện tử tài nguyên và môi trường từ tháng 12020 đến tháng 122020)
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát số lượng bài viết phân chia theo hình thức thể hiện trên 3 BMĐT từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 (Trang 175)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w