Xuất pháp từ thực trạng này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Những rủi ro, hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra và đề xuất biện pháp thích ứng trong xu hướng biến đổi khí hậu ở 2 xã Ngh
Trang 1KHOA ĐỊA LÍ - QLTN -
551.6
TRẦN THỊ PHƯƠNG CHI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHỮNG RỦI RO, HIỂM HỌA DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TRONG XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở 2 XÃ NGHI VĂN, NGHI KIỀU THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
Ngành:Quản lí tài nguyên & môi trường
Nghệ An, năm 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA ĐỊA LÍ - QLTN -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
NHỮNG RỦI RO, HIỂM HỌA DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GÂY RA VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TRONG XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Ở 2 XÃ NGHI VĂN, NGHI KIỀU THUỘC HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
Ngành:Quản lí tài nguyên & môi trường
Người hướng dẫn : ThS Võ Thị Thu Hà Người thực hiện : Trần Thị Phương Chi Lớp : 52K2 Quản lí TN&MT
Nghệ An, năm 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài là một cơ hội rèn luyện, học hỏi quan trọng trong cuộc đời tôi Trong quá trình thực hiện,tôi gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên tôi đã may mắn nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, động viên để vượt qua mọi trở ngại và có thể hoàn thành khóa luận này Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Võ Thị Thu Hà, người
đã chỉ dẫn tận tình các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu và dành nhiều thời gian quý báu giúp tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Địa lý – QTN cùng các thầy cô và các cán bộ xã Nghi Văn và xã Nghi Kiều đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè tôi đã chia sẻ, động viên khích lệ và cùng tranh luận với tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, 15 tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Trần Thị Phương Chi
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tính mới của đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Thời gian nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc đề tài 4
NỘI DUNG 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5
1.1 Cơ sở lí luận 5
1.1.1 Một số khái niệm về thiên tai 5
1.1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu 8
1.2 Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên tai trong bối cảnh BĐKH trên thế giới 14
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam 23
1.2.3 Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Nghệ An 27
Chương 2: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở 2 XÃ NGHI VĂN, NGHI KIỀU, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN 29
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu 29
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc 29
Trang 52.2 Kết quả nghiên cứu tại địa bàn 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều 45
2.2.1 Các hiểm họa tự nhiên và biện pháp khắc phục về thời tiết khí hậu tại 2 xã Nghi văn, Nghi Kiều của Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An 45
2.2.2 Tính trạng dễ bị tổn thương và khả năng thích ứng với các vấn đề do BĐKH…… 56
2.2.3 Năng lực thích ứng với BĐKH trong quản lý thiên tai của chính quyền địa phương (CQĐP) 67
2.2.4 Năng lực thích ứng với BĐKH trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai của người dân 73
Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH BĐKH Ở 2 XÃ NGHI VĂN VÀ NGHI KIỀU THUỘC HUYỆN NGHI LỘC-TỈNH NGHỆ AN 77
3.1 Các nguyên tắc và định hướng xây dựng biên pháp thích ứng, hành động ứng phó với BĐKH ở 2 xã Nghi Kiều , Nghi Văn 77
3.2 Nhóm các giải pháp thích ứng 80
3.3 Biện pháp thích ứng đối với Biến đổi khí hậu 81
3.3.1 Các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp 82
3.3.2 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực lâm nghiệp 82
3.3.3 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực ngư nghiệp 82
3.3.4 Các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực y tế và sức khỏe 83
3.3.5 Về cơ sở hạ tầng: 83
3.3.6 Về nâng cao nhận thức về BĐKH 83
3.4 Nhóm các giải pháp hỗ trợ gồm : 84
3.5 Nhóm các giải pháp giảm thiểu BĐKH 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 6Bảng 1.2: Các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp 18
Bảng 2.1 Phân bố dân cư tại các xã 33
Bảng 2.2 Giá trị và tỷ trọng giữa các ngành kinh tế năm 2013 35
Bảng 2.3 Các hiểm họa tự nhiên ở 2 xã Nghi văn, Nghi Kiều 10 năm gần đây 46
Bảng 2.4 Xếp hạng những hiện tượng thời tiết cực đoan tại 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều 46
Bảng 2.5 Số đợt rét đậm, rét hại ở 2 xã Nghi Văn , Nghi Kiều năm 2005 - 2014 54
Bảng 2.6 Mức độ tác dộng của BĐKH đến nguồn nước sinh hoạt 57
Bảng 2.7 Mức độ tác dộng của BĐKH đến nguồn nước, sản xuất nông nghiệp 58
Bảng 2.8 Mức độ tác dộng của BĐKH đến sức khỏe, y tế 60
Bảng 2.9 Mức độ tác dộng của BĐKH đến cây trồng và vật nuôi 61
Bảng 2.10 Mức độ tác dộng của BĐKH đến ô nhiễm môi trường 63
Bảng 2.11 Mức độ tác dộng của BĐKH đến rừng 64
Bảng 2.12 Mức độ tác dộng của BĐKH đến nhà cửa, giao thông 66
Bảng 2.13 Nhận thức về BĐKH của CQĐP 67
Bảng 2.14 Bảng phân công nhiệm vụ PCLB-TKCN xã Nghi Kiều, Nghi Văn năm 2014 69
Bảng 2.15 Sự thích ứng với BĐKH trong quản lý thiên tai của chính quyền xã Nghi Kiều năm 2012 71
Bảng 2.16 Nhận thức về BĐKH của người dân địa phương 73
Bảng 2.17 Vai trò của nhân dân trong việc phòng ngừa, ứng phó vớithiên tai 74
Trang 7Hình 1.2 Hiện tượng bất thường của thời tiết bang tan………… …………25
Hình 1 3 Mực nước biển dâng giai đoạn1960 - 2003 11
Hình 1 4.Các hiện tượng thiên tai 12
Hình 2.1 Bản đồ huyện Nghi Lộc 29
Hình 2.2 Bản đồ địa chính xã Nghi Văn 37
Hình 2.3 Bản đồ xã Nghi Kiều 41
Hình 2.4 Lúa bị ngập úng do lũ lụt 49
Hình 2.5 Nhà bị ngập nước 49
Hình 2.6 Những hình ảnh do bão gây nên 52
Hình 2.7 Những hình ảnh phòng chống 52
Hình 2.7 Biến đổi khí hậu làm giảm năng suất xản xuất vụ mùa 59
Hình 2.8 Bệnh long móng, lở mồm 62
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức hệ thống quản lí phòng chống thiên tai của CQĐP 68
Trang 8DBTT DỰ BIẾN THIÊN TAI
PCLB-TKCN PHÒNG CHÔNG LŨ BÃO – TÌM KIẾM CỨU NẠN
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một chủ đề “nóng” trong các chương trình nghị sự hiện nay ở cấp quốc gia và quốc tế Vấn đề này báo hiệu một sự phát triển thiếu bền vững bởi xu hướng ngày càng gia tăng các thảm họa (sóng thần, động đất, lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, nước biển dâng, …), và thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể cướp đi sinh mạng con người, của cải vật chất bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu trên trái đất này Trong đó người dân nông thôn, ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở các nước đang phát triển là nhạy cảm nhất và chịu tác động từ thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, từ biến đổi khí hậu lớn nhất bởi một số đặc thù của nhóm người này, nhóm người yếu thế hơn trong xã hội, thiếu tài chính, kỹ thuật và tiếng nói Chính những điều này đe dọa, tác động tới cuộc sống người dân và an ninh lương thực của loài người
Việt Nam, với đường bờ biển dài 3260km và hàng chục triệu người dân sinh sống nơi đây, là quốc gia chịu tác động lớn nhất của BĐKH Theo Ngân hàng Thế giới (2007), Việt Nam là một trong năm quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương chịu tác động mạnh mẽ nhất khi nước biển dâng, gây ra ngập lụt tới mức có thể nhấn chìm hàng triệu hecta đất canh tác Nếu nước biển dâng lên cao khoảng 1m thì sẽ có khoảng 10% dân số chịu tác động trực tiếp và có thể mất khoảng 10% GDP Nếu không có ứng phó kịp thời nào thì Việt Nam
sẽ mất đi ít nhất 12,2% diện tích đất, là nơi sinh sống của 23% dân số; 22 triệu người dân Việt Nam sẽ mất nhà cửa; và 45% đất canh tác nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa lớn của Việt Nam, sẽ bị ngập chìm trong nước biển Nếu điều này xảy ra thì ước tính sẽ có khoảng 40 triệu người
hay hơn một nửa dân số Việt Nam sẽ bị tác động trực tiếp
Nghi Lộc là huyện có điều kiện tự nhiên khá phức tạp, là huyện gần biển nhưng diện tích rừng núi nhiều, địa hình bị chia cắt, điều kiện lập địa trong vùng hết sức cực đoan, tốc độ xói mòn rửa trôi mạnh Khí hậu thành hai mùa
Trang 10rõ rệt, mùa nắng nóng thường khô hạn do gió Nam Lào gây nên, mùa mưa thường bị gió bão,lũ lụt, rét đậm, rét hại Nghi Văn, Nghi Kiều là 02 xã miền núi phía tây của huyện, là 2 địa phương ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu do thiên tai gây nên Bởi nguy cơ thảm họa thường ít được chú ý do nhiều nguyên nhân, hoặc chưa có các biện pháp tổng hợp đủ mạnh và “chuyên nghiệp”, cho đến khi biến cố nghiêm trọng xảy ra, lúc đó hậu quả sẽ khôn lường Do đó, cần chú ý đúng mực sự “phòng ngừa”, tránh việc chỉ “giải quyết hậu quả” mà không phòng ngừa, thích ứng Thích ứng là xu thế tất yếu trong vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH lên cuộc sống con người, và biện pháp phù hợp Xuất pháp từ thực
trạng này, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Những rủi ro, hiểm họa do biến
đổi khí hậu gây ra và đề xuất biện pháp thích ứng trong xu hướng biến đổi khí hậu ở 2 xã Nghi Văn, Nghi kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
2 Tính mới của đề tài
- Tìm hiểu các hiểm họa tự nhiên ở 2 xã Nghi Văn và xã Nghi Kiều của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong xu hướng ảnh hưởng của BĐKH
- Tìm hiểu năng lực quản lý và phòng ngừa thảm họa, phân tích tình trạng diễn biến thời tiết do thiên tai trong xu hướng biến đổi khí hậu
- Đề xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH ở địa bàn nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những rủi ro các hiểm họa tự nhiên, khả năng dễ bị ảnh hưởng
và năng lực ứng phó của cộng đồng các xã Nghi Văn, Nghi Kiều của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Xây dựng một số biện pháp thích ứng với thiên tai dựa vào cộng đồng, góp phần giảm thiểu tác hại do thiên tai trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi BĐKH tại 2 địa phương
4 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thiên tai thường xảy ra ở 2 xã Nghi Văn, Nghi kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Trang 11Địa bàn 2 xã Nghi Văn, Nghi kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
6 Thời gian nghiên cứu
Bắt đầu tư tháng 1/2015 đến tháng 5/2015
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Các thông tin thứ cấp được thu thập trực tiếp từ phòng Tài nguyên
& Môi Trường thuộc UBND huyện Nghi Lộc và từ công chức địa chính thuộc UBND xã, tập trung vào:
nguyên
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm; các báo cáo về y tế, sức khỏe
- Các công trình phòng chống lụt, bão, hạn hán, nhiễm mặn, xói mòn; các kế hoạch PCLB-TKCN, các văn bản liên quan đến triển khai, thực hiện và đánh giá tình hình ứng phó với thiên tai tại các địa phương
7.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia
7.2.1 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn
Sử dụng 2 công cụ chính:
- Phỏng vấn bán cấu trúc: Sử dụng để phỏng vấn các nhân vật chủ chốt
là cán bộ, lãnh đạo hoặc người dân có kinh nghiệm và am hiểu tình hình liên quan đến thiên tai tại địa phương Các nội dung phỏng vấn bao gồm tình hình tác động của thiên tai, tính dễ bị ảnh hưởng và khả năng ứng phó của người dân địa phương; Những diễn biến và đánh giá chủ quan của người được phỏng vấn về tình hình thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây Số lượng xóm được phỏng vấn: 10 xóm /1 xã (20 xóm/2 xã)
- Phỏng vấn có cấu trúc: Là công cụ thu thập thông tin nghiên cứu định
lượng chủ yếu của đề tài, bảng thu thập thông tin gồm các câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự nhất định dựa trên nguyên tắc lôgic, tâm lý và đảm bảo nội dung Đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình trong vùng nghiên cứu Số
Trang 12lượng người được phỏng vấn: 70 người / 1 xã (140 người/2 xã)
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia
- Thông tin lịch sử (Historical profile): được dùng để biết được các sự
kiện lịch sử chính, các hiểm họa tự nhiên trong 10 năm gần đây cũng như ảnh hưởng của chúng đến đời sống của cộng đồng
- Dòng thời gian (Timeline): được dùng để lấy các thông tin lịch sử về
những thay đổi của các hiểm họa tự nhiên, sinh kế, dân số để hiểu các hành động và thái độ của cộng đồng địa phương trong quá khứ và hiện tại
tiên các vấn đề quan tâm, xếp hạng các đề xuất, nhu cầu của cộng đồng trong ứng phó với thiên tai và BĐKH
- Bảng phân công lao động và phân tích vai trò : để biết được các
công việc và vai trò do mỗi ban ngành đảm nhiệm trong phòng ngừa, ứng phó thiên tai
8 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về BĐKH
Chương 2: Những rủi ro và biện pháp thích ứng với thiên tai trong xu hướng BĐKH ở 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ
An
Chương 3: Đề xuất các biện pháp thích ứng với thiên tai trong xu hướng BĐKH ở 2 xã Nghi Văn, Nghi Kiều thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.1 Một số khái niệm về thiên tai
Thiên tai là hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể tạo ra các ảnh hưởng bất lợi và rủi ro cho con người, sinh vật và môi trường Thiên tai có thể xảy ra ở một vùng, một khu vực nhất định nào đó (sấm sét, núi lửa…), một quốc gia (bão, lũ lụt, hạn hán…), một châu lục (động đất, đứt gãy địa chấn…), hoặc trên toàn thế giới (hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiện tượng El Nino, La Nina…)
Bão là một nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè Đó là một vùng khí áp thấp gần tròn, có sức gió từ cấp 8 (17,2 m/s) trở lên, còn những vùng gió xoáy có sức gió từ cấp 6, cấp 7 được gọi là áp thấp nhiệt đới; bán kính một cơn bão vào khoảng 200–300 km, các đường đẳng áp gần đồng tâm và dày xít nhau, gây ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s Trừ phần trung tâm của bão gọi là mắt bão lặng gió, còn toàn bộ hệ thống có chuyển động xoáy đi lên rất mãnh liệt Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng nội tại khổng lồ Mây hình thành trong bão là những lớp mây rất dày, cho mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn Riêng vùng trung tâm bão là một vùng gió yếu, thậm chí lặng gió và thường rất ít mây
Lũ lụt là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp, cường độ mạnh, nước mưa tích lũy nhanh trên lưu vực sông, phá, ao, hồ… làm cho nước sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sông, suối, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng
Trang 14chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây ñói nghèo, dịch bệnh Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là: hạn đất và hạn không khí
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong
nó không bao gồm triều và nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác
Lốc là những xoáy với hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục đến hàng trăm mét, thường xảy ra nhanh và không lan rộng Lốc xoáy là những xoáy nhỏ cuốn lên, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không dự báo được
El Nino là hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển dọc vành đai xích đạo dài gần 10.000 km, từ bờ biển Nam Mỹ đến khu vực giữa Thái Bình Dương El Nino gắn liền với quá trình tương tác khí quyển - đại dương rộng lớn Hiện tượng El Nino thường lặp lại với chu kỳ từ 2 đến 7 năm El Nino được xác định bởi chỉ số dao động nam bán cầu (SOI) El Niño xuất hiện khi SOI có giá trị âm, và ngược lại là sự xuất hiện của hiện tượng La Niña Trên thực tế, khí hậu trái đất là trục ngang của một đồ thị hình sin giữa một cực là El Nino và cực kia là La Nina El Nino và La Nina là nguyên nhân của nhiều thiên tai bất thường trên thế giới như: mưa lớn, bão, lũ ở vùng này, hạn hán, cháy rừng ở vùng khác, gây thiệt hại lớn về người và của
Thảm họa là sự phá vỡ nghiêm trọng hoạt động của một xã hội, gây ra những tổn thất về con người, môi trường và vật chất trên diện rộng, vượt quá khả năng đối phó của xã hội bị ảnh hưởng nếu chỉ sử dụng các nguồn lực của
xã hội đó Thảm họa có thể được phân loại theo tốc độ xuất hiện (đột ngột hay
từ từ), theo nguyên nhân (do thiên nhiên, con người, hoặc là do cả hai) Thảm họa là sự kết hợp của các yếu tố hiểm họa, rủi ro và tình trạng DBTT
Hiểm họa là bất kỳ sự kiện, hiện tượng không bình thường nào có khả
Trang 15thể gây nên thảm họa Hiểm họa có thể xảy ra đột ngột như lũ quét, sóng thần, sạt lở đất, hoặc xảy ra từ từ như hạn hán, sa mạc hóa, nước biển dâng
Rủi ro là những thiệt hại ước đoán (số người chết, bị thương, thiệt hại tài sản và sự đình trệ các hoạt động kinh tế hay đời sống) do một hiện tượng cụ thể gây ra Rủi ro là hàm số giữa khả năng xảy ra cụ thể và những thiệt hại từng trường hợp sẽ gây nên Cụm từ này cũng được sử dụng theo nghĩa khả năng thảm họa xảy ra và hậu quả dưới từng mức độ thiệt hại cụ thể Đánh giá rủi ro trong thảm họa dựa vào cộng đồng là một quá trình tổng hợp và phân tích có sự tham gia của cộng đồng về các loại thảm họa đã xảy ra và những mối đe dọa hiện tại đối với cộng đồng (đánh giá hiểm họa), kết hợp với sự hiểu biết về nguyên nhân sâu xa khiến hiểm họa trở thành thảm họa (đánh giá tình trạng DBTT) và những nguồn lực sẵn có trong một cộng đồng được sử dụng nhằm giảm nhẹ rủi ro (đánh giá khả năng) và cách nhìn nhận khác nhau
về rủi ro
Đánh giá hiểm họa là quá trình đánh giá trên những khu vực xác định, các nguy cơ xảy ra hiện tượng có thể gây thiệt hại ở mức độ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định Đánh giá hiểm họa bao gồm việc phân tích các dữ liệu chính thức hoặc không chính thức, và giải thích chuyên môn các bản đồ địa hình, địa chất, thủy văn và sử dụng đất, cũng như việc phân tích các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội
Tình trạng DBTT là khái niệm đề cập đến một cá nhân, cộng đồng, công trình, dịch vụ hoặc khu vực địa lý sẽ chịu thiệt hại hay bị đình trệ do ảnh hưởng của một hiểm họa mang tính thảm họa cụ thể Khả năng DBTT do tác động của BĐKH là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, kinh tế - xã hội) có thể
bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với những tác động bất lợi của BĐKH
Đánh giá tình trạng DBTT là quá trình các thành viên trong cộng đồng tham gia xác định các yếu tố chịu rủi ro cao đối với mỗi loại hiểm họa và phân tích nguyên nhân sâu xa làm cho những yếu tố ñó chịu rủi ro
Trang 16Rủi ro trong thảm họa =
Đánh giá khả năng là quá trình tìm hiểu, phân tích nhằm xác định xem người dân làm gì trong thời kỳ khủng hoảng để giảm nhẹ tác động gây hại của hiểm họa và để đảm bảo các nguồn sinh sống của họ
Mối quan hệ giữa hiểm họa (H), tình trạng DBTT (V) và khả năng (C) có thể trình bày như sau:
1.1.2 Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.1.2.1 Khái niệm
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và (hoặc) dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn
Đó là những thay đổi theo thời gian của các hình thái thời tiết trên toàn thế giới, nhiệt độ trung bình tăng hay còn gọi là sự nóng dần lên của Trái Đất, tăng nồng độ khí nhà kính hoặc khí cacbon thải ra từ các hoạt động của con người và đọng lại trong khí quyển Có rất nhiều khái niệm được đưa ra
về BĐKH
Theo định nghĩa: BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo
Theo Công ước chung của Liên Hợp Quốc: “BĐKH là những ảnh hưởng có
Trang 17những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”
Theo IPCC, 2007 “BĐKH là những thay đổi theo thời gian của khí hậu, trong đó bao gồm cả những biến đổi do các hoạt động của con người gây ra BĐKH xuất phát từ sự thay đổi cán cân năng lượng của trái đất do thay đổi nồng độ các khí nhà kính, nồng độ bụi trong khí quyển, thảm phủ và lượng bức xạ mặt trời”…
Như vậy, chung quy lại, dù theo định nghĩa nào thì BĐKH cũng là những thay đổi của khí hậu theo chiều hướng tiêu cực, có ảnh hưởng tới ngưỡng sinh học của tất cả mọi sự sống trên trái đất
1.1.2.2 Biểu hiện biến đổi khí hậu
- Tình hình biến đổi khí hậu trong quá khứ:
Khí hậu Trái đất đã có những thay đổi trong quá khứ với quy mô thời gian từ vài triệu năm đến vài trăm năm Những vụ núi lửa phun trào mạnh, đưa vào khí quyển một lượng khói bụi khổng lồ ngăn cản ánh sáng mặt trời xuống Trái đất, có thể làm lạnh Trái đất trong một thời gian dài (Ví dụ núi lửa Pinatubo – Philipin vào năm 1982 và 1999) Sự thay đổi dòng chảy đại dương cũng làm thay đổi sự phân bố của nhiệt độ và mưa
Quá trình băng hà và không băng hà bắt đầu xảy ra từ khoảng hai triệu năm trước công nguyên Trong chu kỳ này, nhiệt độ bề mặt trái đất thường biến động
không băng hà, khoảng 125000 – 130000 năm trước công nguyên (TCN), nhiệt
C Trái đất đã trải qua thời kì băng hà cuối cùng khoảng 18.000 năm TCN Trong thời kì này, băng bao phủ phần lớn Bắc Mỹ, Bắc Âu và Bắc Châu Á với mực nước biển thấp hơn hiện nay tới 120m Thời kì băng hà này kết thúc vào khoảng 10.000 – 15.000 năm TCN
Trang 18Cách đây khoảng 12.000 năm, Trái đất ấm lên đáng kể khoảng 10.500 năm TCN, Trái đất lạnh đi đột ngột, thời kì này kéo dài khoảng 500 năm, rồi cũng đột ngột chấm dứt và ấm trở lại
Khoảng 5.000 – 6.000 năm trước, nhiệt độ không khí ở vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc cao hơn hiện nay 1 – 30C Trong thời kì cuối băng hà, có những thay đổi nhỏ trong nhiệt độ Trái đất và Trái đất cũng ẩm hơn Chẳng hạn, sa mạc Sahara trong khoảng từ 12.000 đến 4.000 năm TCN là vùng có cây cỏ, các loài cá và chim thú Từ khoảng 4.000 năm TCN, khí hậu trái đất trở nên khô hạn, nhiều hồ bị cạn Có nhiều bằng chứng cho thấy, khoảng 5.000 – 6.000 năm TCN, nhiệt độ cao hơn hiện nay
Bắt đầu từ thế kỷ XIV, Châu Âu trải qua thời kì băng hà nhỏ kéo dài khoảng vài trăm năm Trong thời kì băng hà nhỏ, những khối băng lớn cùng với những mùa đông khắc nghiệt kèm theo nạn đói đã làm nhiều gia đình phải rời bỏ quê hương
- Biểu hiện chính của BĐKH hiện nay
Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thường của thời tiết và khí hậu tăng lên Nhiệt độ trung bình của Trái đất hiện nay đã tăng 0,74oC (trong TK 20) (Hình 1.1; 1.2)
Nguồn: IPCC, 2007
Hình 1 1.Nhiệt độ trái đất trong Hình 1 2 Hiện tượng bất thường vòng 140 năm qua của thời tiết (băng tan)
Trang 19Lượng mưa thay đổi, lượng mưa tăng 5-10% (Bắc bán cầu), giảm (một
Hình 1 3 Mực nước biển dâng giai đoạn1960 - 2003
Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tần xuất bất thường và có thể cả cường độ tăng lên
(Hình 1.4)
Trang 20Hình 1 4.Các hiện tượng thiên tai
1.1.2.3 Nguyên nhân biến đổi khí hậu
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ
kể từ 1950 khi thế giới đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và tiêu dùng, liên quan với điều đó là sự tăng cường sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than
đá, dầu mỏ, sản xuất xi măng, phá rừng và gia tăng chăn nuôi đại gia súc (phát xả nhiều phân gia súc tạo ra nguồn tăng Metan), khai hoang các vùng đất ngập nước chứa than bùn Kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Berne - Thụy Sĩ công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày
800.000 năm qua
Đã làm tăng nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, làm Trái đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu (Al Gore, 2006) Vì vậy, nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất được cho là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác
Trang 21Các loại khí làm ảnh hưởng tới môi trường cung như ảnh hưởng tới hiệu
sinh ra tử các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép
+ CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại,
hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than
+ HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23
là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HCFC-22
+ PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm
Các kết quả nghiên cứu khoa học trong báo cáo của IPCC (2007) cho thấy các hoạt động khí thải nhà kính đã tăng khoảng 70% trong khoảng từ
1970 đến 2004 Những thay đổi trong thành phần hóa học cấu tạo khí quyển
đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 18, thời kì Cách mạng công nghiệp Từ năm 1850,
khoảng thời gian đó, nhiệt độ trung bình của Trái đất được ghi nhận đã tăng
Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt
- Khai thác, chế biến và phân phối nhiên liệu 11,3%
- Thương mại và tiêu dùng 10,3%
- Sử dụng đất và đốt cháy sinh khối 10,0%
- Rác thải 3,4%
Trang 22có thể ứng phó, thích ứng được các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt Họ
có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thay đổi mùa vụ cho phù hợp với điều kiện biến đổi của thời tiết, khí hậu Khi đạt được các kết quả tốt thì chính phủ, quốc hội của nước Indonesia đã đầu tư kinh phí để nhân rộng
hệ thống thông tin về khí hậu để giảm thiểu các rủi ro thiên tai này Năm 1998, MacLeod trong dự án “Chuẩn bị và giảm lũ lụt dựa vào cộng đồng ở Campuchia (CBFMP)” Mục tiêu của chương trình được thiết lập bền vững, nhân rộng cơ chế phi chính phủ cho giảm nhẹ thiên tai và sẵn sàng ứng phó với lũ lụt Dự án nghiên cứu này được thực hiện trong 3 tỉnh thường xuyên ngập lũ là Kompong Cham, Prey Veng và Kandal trên hai lưu vực sông chính của đất nước Campuchia là sông Mekong và Tonle Sap Các giải pháp thích ứng bao gồm: (1) Trao quyền cho cộng đồng ñể phát triển các giải pháp ñể giảm nhẹ lũ lụt; (2) Cung cấp cho cộng đồng với một mức độ an toàn từ các thảm họa thiên nhiên; (3) Đào tạo tình nguyện viên trong làng địa phương bằng các khái niệm
và kỹ thuật chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai; (4) Thành lập Uỷ ban thiên tai trong làng để tham gia quá trình thực hiện các giải pháp để giảm tác động của thiên tai cho cộng đồng của họ
Năm 2001, Peter và Rober trong báo cáo: “Dự báo khí hậu và ứng
Trang 23mã áp dụng công nghệ thông tin trong việc cảnh báo thiên tai sớm từ 48
- 72 giờ, có thể nâng mức cảnh sớm lên 2 tháng đối với lịch thời vụ do
đó bà con nông dân có thể gieo trồng và thu hoạch trước khi mùa mưa bão xuất hiện Ngoài ra, họ còn dự báo sớm trong khoảng 5 - 15 ngày để
bà con nông dân có thể di tản, chuẩn bị lương thực, thực phẩm, kê cao tài sản trong nhà, di chuyển các động vật nuôi, gia súc gia cầm lên các địa điểm cao hơn Sự cảnh báo sớm từ 5 - 15 ngày sẽ không áp dụng đối với các trường hợp sau: (1) Thúc đẩy việc thu hoạch mùa màng khi bị đe dọa bởi lũ lụt; (2) Thiết lập lại lịch thời vụ và trì hoãn sự phát triển của hạt giống trong trường hợp nước sâu; (3) Thực hiện điều chỉnh vào giữa mùa vụ và các biện pháp gieo trồng các giống cây trồng ở bất cứ nơi nào
có thể; (4) Nâng cao nhà tạm ở để lưu trữ các loại lương thực thực phẩm trên mức lũ tối đa; (5) Bảo vệ tài sản như vật nuôi và trang trại nông nghiệp thiết yếu
Bildan (2003), đã viết tác phẩm “Quản lý thiên tai ở Đông Nam Á: một cánh nhìn tổng quan” Đây là tài liệu nghiên cứu các hiểm họa, cơ chế quản lý thiên tai của một số nước DBTT là Campuchia, Lào, Philippin, Indonesia và Việt Nam
Bảng 1.1: Một số chính sách, kế hoạch hành động quốc gia
quản lý thảm họa
Quốc gia Chính sách quản lý Kế hoạch hành Tiêu điểm
Trang 24thảm họa động quốc gia
Campuchia
Được soạn thảo vào năm 1997 bởi Hội đồng bộ trưởng
Kế hoạch hành động quốc gia năm
số 3(2001)
Tích hợp vào Kế hoạch phát triển 5 năm (2000 - 2004)
Tổ chức quốc gia quản lý thảm họa
và di dời dân
Lào
Công thức dựa trên của Nghị định số 158 (1999) của Bộ trưởng
Bộ Hành động
Kế hoạch hành động quản lý thảm họa quốc gia 2020
họa
Tổ chức hội đồng thảm họa quốc gia
Việt Nam
Nghị định số 168 - HDBT (1990) của Hội đồng bộ trưởng
Chiến lược và kế hoạch hành động quản lý và giảm nhe thiên tai thứ 2 (2001 - 2020)
Uy ban trung ương về phòng chống lụt bão
Cả hai chính phủ và xã hội dân sự của Campuchia và Indonesia phải thực hiện hành động lãnh đạo trong quản lý các thảm họa có nguy cơ bằng việc kết hợp, xem xét việc quản lý rủi ro và thường xuyên ra quyết định, xây dựng các liên minh và quan hệ đối tác, khai thác các sáng kiến của các nhóm cộng đồng địa phương Điều cần thiết bao gồm: (1) Một cộng đồng có sự hiểu biết; (2) Một cơ quan tích hợp; (3) Đáp ứng lại sự
Trang 25cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm; (4) Những chương trình đối tác; (5) Một văn hoá của sự an toàn và sự hướng dẫn phòng ngừa, ứng phó với những hiểm họa trở thành các thảm họa
Năm 2004, Ban thư ký sông Mekong (MRCS) xuất bản: “Tiếp cận nâng cao nhận thức cộng đồng để giảm thiểu lũ lụt ở Campuchia” Họ
đã xây dựng 2 chiến lược khác nhau nhằm nâng cao nhận thức về nguy
cơ lũ lụt: một là chiến dịch nâng cao nhận thức đối với đại chúng, hai là chiến dịch cụ thể hơn nhằm mục tiêu phân đoạn các đối tượng DBTT của cộng đồng dân cư bao gồm trẻ em và phụ nữ chủ hộ Các chiến lược này được sử dụng trong việc thực hiện các cuộc vận động ở các vùng có nguy cơ ngập lụt cao, liên quan đến các cách tiếp cận, việc sử dụng các tài liệu hiện có, thích nghi với bối cảnh địa phương, xây dựng năng lực địa phương để nhân rộng trong tương lai và chia sẻ kiến thức Đây là Bộ Kit thông tin lũ lụt dành cho nhóm DBTT là giáo viên và học sinh (ghi rõ thiết kế kỹ thuật để cung cấp cho giáo viên và giáo dục cho học sinh với các thông tin, công cụ để phổ biến các kiến thức về an toàn
về lũ lụt, giảm nguy cơ lũ; (2) Một tập sách về cảnh báo sớm cộng đồng
lũ lụt; (3) Một tập sách liên quan "sống chung với lụt" thông tin thiết lập (CD và video); (4) Một tập sách "vấn đề sức khỏe trong thời gian lụt"
Vào năm 2005, Burton và Lim trong nghiên cứu: “Đạt được sự thích ứng đầy đủ trong nông nghiệp”, các tác giả đã nghiên cứu sự thích ứng
nghiệp Hai ông đã lựachọn cây trồng và phương cách trồng trọt linh hoạt để giảm tình trạng áp lực cao (ví dụ: Nhiệt độ cao, hạn hán, lũ lụt, nhiễm mặn, sâu bệnh và dịch bệnh), cho phép vừa thay đổi gen mới với các giống cây mới, vừa phát triển các giống cây ở địa phương có khả năng chống chịu tốt, năng suất ổn định từ trước cho đến nay, nếu các
Trang 26chương trình quốc gia có khả năng hỗ trợ việc thực hiện
Ramamasy và Baas (2007), đã nghiên cứu và xuất bản cuốn sách: “Sự dao động và biến đổi khí hậu: thích ứng với hạn hán ở Bangladesh”, đây là tài liệu quan trọng cho cán bộ khuyên nông, các nhóm làm việc chuyên về kỹ thuật, các nhóm quản lý thiên tai, đại diện cho cộng đồng và các chuyên gia phát triển để ứng phó và thích ứng với sự BĐKH, đặt biệt là sự gia tăng thường xuyên của hạn hán ở Bangladesh Bangladesh là một quốc gia có nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu Những thông tin trình bày về BĐKH trong cuốn sách này sẻ cho phép những người tham gia chuẩn bị và tiến hành
ở các địa điểm đặc biệt, các khu vực nhạy cảm nhằm nâng cao năng lực ứng phó và khả năng thích ứng của sinh kế nông thôn với sự BĐKH trong nông nghiệp và các ngành liên quan
Rất nhiều nghiên cứu khác của Parry (2002); Ge(2002); Droogers (2004); Lin (2004); Vlek (2004) về tác động của BĐKH tới nông nghiệp, đưa ra được một số biện pháp thích ứng với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Srilanka, Trung Quốc, Philippin, Nga và hầu hết đã được xuất bản Các biện pháp thích ứng phổ biến được đề cập ở những nghiên cứu này và được tóm tắt trong (Bảng 1.2) Nhìn chung những biện pháp này làm tăng thêm khả năng thích ứng bằng các hành động làm giảm nhẹ thiên tai cho nông nghiệp như: cải tiến mùa màng, vật nuôi từ cây giống, con giống bằng hệ thống các thiết bị khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng
Bảng 1.2: Các giải pháp thích ứng cho nông nghiệp
Trang 27với những khu vực thiếu nước
với các loại bệnh
vùng nhiễm mặn
cây trồng mới có khả năng thích nghi được với BĐKH
phơi lúa, và các hoạt động khác trên ruộng
Xác định rõ và khuyến khích các lợi ích của vi khí hậu và các dịch vụ môi trường của nông- lâm nghiệp
Trang 28dụng thức ăn chăn nuôi
- Tăng diện tích trồng cỏ
phương cho gia súc và đội ngũ bác sỹ thú y đề tăng lên khả năng chống đỡ
nghi với điều kiện khô hạn, dịch bệnh, sâu phá hoại và nhiễm mặn
- Phát triển kỹ thuật bảo quản và chế biến làm nâng cao năng suất nuôi trồng
Cải tiến cơ
sở hạ tầng
nông
nghiệp
- Giảm rủi ro lụt lội
Năm 2007, Janakarajan đã công bố kết quả nghiên cứu: “Những thách thức và triển vọng cho việc thích ứng: biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai ở vùng ven biển Tamilnadu, Ản độ” trong chương 9 cuốn sách của Moench & Dixit: “Làm việc với sự thay đổi của sức gió” Ông đã sử dụng phương pháp đối thoại, học tập, chia sẻ (Shared Learning Dialogue - SLD)
Trang 29về thiên tai, thời tiết, các phương pháp ứng phó với thiên tai, thảo luận nhóm Quá trình đánh giá rủi ro cộng đồng gồm: (1) Phân tích tính DBTT; (2) Phân tích năng lực ứng phó và thích ứng; (3) Phương pháp phân tích (xếp hạng từ 1-10 chi phí - lợi ích của các hoạt động giảm thiểu, các phương pháp giảm thất thoát cả trong ngắn hạn và dài hạn); (4) Công cụ (xếp hạng chi phí - lợi ích, vẽ bản đồ, thu thập và phân tích dữ liệu)
Năm 2007, Moench & Dixit, đã xuất bản cuốn sách: “Sự vận hành với thay đổi của gió” Cuốn sách này đã cung cấp những hiểu biết ban đầu của một số chương trình, dự án về việc giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH ở Nam Á Các tác giả đã đưa ra: (1) Một số kiến thức về tác động của sự thay đổi của gió, lốc, bão, lũ lụt , sự thay đổi của sinh kế, các tác động trước mắt và lâu dài của biển đổi khí hậu; (2) Hiểu được tác động của BĐKH đến các nước ở Nam Á, sự tổn thương, năng lực ứng phó, thích ứng với BĐKH; (3) Sự chia sẻ các năng lực thích ứng và đánh giá rủi ro do BĐKH; (4) Các phương pháp đánh giá rủi ro và các kinh nghiệm thích ứng với BĐKH ở một số nước ở Nam Á như: Nepal Tarai, Eastern Ultar Pradesh, ven biển Tamilnadu và Gujarat của Ản Độ, lưu vực sông Lai và Muzaffarabad của Paskistan
Vào năm 2008, Chính phủ Bangladesh đã chủ động trong việc quản lý thiên tai trong tác phẩm: “Tăng cường sự đoàn kết cộng đồng thông qua nâng cao năng lực và sự hình thành các tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng” Nghiên cứu này cho biết được như thế nào là quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDM) bằng cách góp phần tăng cường sự đoàn kết, nâng cao năng lực ứng phó, thích ứng của phụ nữ, phối hợp thống nhất với chính quyền địa phương trong việc thực hiện trách nhiệm của mình để thể đối phó với thiên tai Nghiên cứu này được tiến hành ở 10 cộng đồng ở 4 huyện Lalmonirhat, Kurigram, Sirajganj và Tangail
Lyndsay (2008), đã có công bố công trình nghiên cứu thích ứng với BĐKH và nâng cao năng lực bảo tồn tài nguyên nước của CQĐP, chính phủ, các bên liên quan, các tổ chức quản lý tài nguyên nước tại Ontario, Canada
Trang 30Nghiên cứu này chỉ ra một số biện pháp thích ứng và nâng cao năng lực quản
lý bằng các thể chế, kế hoạch, chính sách của các cấp chính quyền về các nguồn tài nguyên nước ở quy mô đầu nguồn thông qua sự hợp tác của các thành phố, tỉnh, chính phủ, các bên liên quan và các thành viên của cộng đồng, bao gồm các vấn đề sau: (1) Hình thành các quan hệ đối tác giữa các
cơ quan liên quan; (2) Làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên;(3)Chia sẻ thông tin; (4) Sự tham gia nhiều hơn và tích cực hơn của các bên liên quan; (5) Xây dựng sự đồng thuận
Vào năm 2009, Tổ chức cứu trợ và tái định cư (RRE) và Trung tâm chuẩn bị thiên tai châu Á (ADPC) đã công bố công trình nghiên cứu “Cơ cấu
tổ chức quản lý thiên tai ở Myanmar” Mục đích của tài liệu này là cung cấp một cái nhìn tổng quan, toàn diện về sắp xếp thể chế hiện tại cho quản lý thiên tai tại Myanmar ở các cấp, làm cho thông tin có sẵn cho tất cả các bên liên quan tham gia vào quản lý rủi ro thiên tai ở Myanmar Đối với các bên liên quan làm việc ở cấp quốc gia, điều này sẽ cung cấp sự hiểu biết tốt hơn
về cơ cấu thể chế ở cấp quốc gia và vai trò, trách nhiệm của các Bộ, cho phép các đối tác tham gia hiệu quả hơn trong việc thực hiện các chương trình quản
lý rủi ro thiên tai và các dự án Đối với các đối tác làm việc ở cấp độ cộng đồng, mô tả của các thể chế thành lập ở cấp xã và cấp thôn sẽ giúp đỡ trong
sự hiểu biết tốt hơn của hệ thống hiện có, hiệu quả xây dựng quan hệ đối tác
để giảm thiểu rủi ro thiên tai tại địa phương
Năm 2009, Nghiên cứu “Đông Nam Á và những hòn đảo ở Thái Bình Dương: Ảnh hưởng của BĐKH đến năm 2030” đã xác định và tóm tắt các nghiên cứu mới nhất, đánh giá của các chuyên gia liên quan đến tính DBTT
do tác động của BĐKH Những tác động của BĐKH như mực nước biển dâng, nhu cầu cấp nước, thay đổi nông nghiệp, sự gián đoạn và các loài tuyệt chủng hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng có nguy cơ bị rủi ro từ các sự kiện thời tiết khắc nghiệt (mức độ nghiêm trọng và tần số), và các mẫu bệnh Khung thời
Trang 31nhau tham hiếu trong báo cáo này có khung thời gian đa dạng và mở rộng thông qua thế kỷ XXI
1.2.2 Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam
Việt Nam là một nước dễ bị gặp tai họa tự nhiên trên thế giới Do vị trí ở khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nhiều loại tai họa tự nhiên bao gồm bão, lũ lụt, lở đất, nhiễm mặn, hạn hán, xói mòn
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1994) đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng BĐKH
và nước biển dâng Hiệp định khung về BĐKH của Liên hiệp quốc đã dẫn Thông báo Đầu tiên của Việt Nam về BĐKH cho biêt trong suốt 30 năm vừa qua, mực nước quan trắc dọc theo bờ biển Việt Nam có dấu hiệu gia tăng, Bộ TN-MT ước tính đên năm 2050 mực nước biển sẽ gia tăng thêm 33 cm và đên năm 2100 sẽ tăng thêm 1 m Với nguy cơ này, Việt Nam sẽ chịu tổn thất mỗi năm chừng 17 tỉ USD (chiêm 80% GDP)
Nguyễn Việt (2001) đã công bố đề tài nghiên cứu: “Thiên tai ở Thừa Thiên Huê và các biện pháp phòng tránh tổng hợp” Có thể nói đây là nghiên cứu đầy đủ và chi tiêt về các điều kiện tự nhiên ở TTH; các loại thiên tai, điều kiện tự hình thành và tình hình thiệt hại do thiên tai trong những năm gần đây trên địa bàn toàn tỉnh TTH Đồng thời tác giả đã đưa ra được các biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tổng hợp ở TTH trong thời gian qua như: (1) Kiện toàn BCH PCLB-TKCN từ cấp tỉnh trở xuống; (2) Xây dựng các chiên lược, kê hoạch hành động, phương hướng giảm nhẹ thiên tai; (3) Thực hiện một số biện pháp công trình và phi công trình trong công tác PCLB-TKCN; (4) Xây dựng các chính sách quản lý tổng hợp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai Nhưng xuyên suốt đề tài này vẫn chưa thấy các nghiên cứu, dự báo các thiệt hại có thể thường xuyên xảy ra, sự thay đổi thất thường của thời tiêt trong bối cảnh BĐKH hiện nay
Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tê Canada (CECI) đã
Trang 32công bố công trình nghiên cứu của mình về việc: Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH ở miền Trung Việt Nam (2002 - 2005) Công trình nghiên cứu này nhằm củng cố năng lực để thiêt lập, xây dựng các chiên lược thích ứng cho cộng đồng thông qua việc ứng phó với thiên tai, lồng ghép việc phòng và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại vào kê hoạch phát triển của địa phương Năm 2003, dựán “Xây dựng năng lực thích ứng với BĐKH tại Việt Nam” phối hợp với “Trạm nghiên cứu quản lý tài nguyên và môi trường đầm phá”, đã thực hiện khảo sát, đánh giá tính dễ tổn thương do thiên tai thiên tai
ở hai huyện Quảng Điền và Phú Vang Mục đích của dự án CACC là tăng cường năng lực lập kế hoạch và thực hiện các chiến lược thích ứng với thiên tai dựa vào cộng đồng thông qua sự chuẩn bị ứng phó với thiên tai, tích hợp giảm thiểu rủi ro và giảm nhẹ ở các kế hoạch phát triển của địa phương Báo cáo này cung cấp một số thông tin sơ bộ về ảnh hưởng của BĐKH, các loại thiên tai trên cộng đồng địa phương của 2 huyện Quảng Điền, Phú Vang và các biện pháp phòng ngừa và thích nghi của họ Các cuộc điều tra được tiến hành ở huyện Quảng Điền: gồm 2 xã Quảng Thái và Quảng Phú; ở huyện Phú Vang: gồm 2 xã Phú Mỹ và Phú Hồ
Năm 2003, dưới sự tài trợ của GEF/UNDP, Viện KTTV, Bộ TN-MT đã đưa ra: “Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH” Công ước khung này đã thông báo về tình hình phát thải khí nhà kính của Việt Nam trong năm 1994; nêu lên được những tác động tiềm tàng của BĐKH và những biện pháp thích ứng cho các ngành kinh tế - xã hội của Việt Nam như tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải và sức khỏe con người
Roger và cs (2006) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với BĐKH, quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo “Liên kết biến đổi khí hậu và quản lý rủi ro thiên tai cho sự giảm nghèo bền vững quốc gia Việt Nam” Báo cáo đã xét đến nguy cơ của BĐKH, thiên tai và các tác động
Trang 33cận trong thích ứng với BĐKH; Nghiên cứu điển hình ở Nam Định
Peter và Greet (2007) đã tập hợp các kết quả nghiên cứu về BĐKH trong thông báo quốc gia (TBQG) của Việt Nam để tổng quan về BĐKH trong báo cáo điển hình về “BĐKH và phát triển con người ở Việt Nam” Báo cáo đã tổng quan các vấn đề: (1) Nghèo, thiên tai & BĐKH; (2) Các xu thế & dự báo về tính DBTT về vật lý trước BĐKH như: Đất đai và khí hậu; Những biến đổi về nhiệt
độ và lượng mưa; Những biến đổi về lũ lụt và hạn hán; Thay đổi các hình thái bão; Mực nước biển dâng cao; Các tác động đến nông nghiệp; Nghề cá và nuôi trồng thuỷ sản; BĐKH và sức khoẻ con người; (3) Tính DBTT của BĐKH trong bối cảnh kinh tế - xã hội đang thay đổi; (4) Chính sách ứng phó với BĐKH như: Các Hiệp định quốc tế và thông báo quốc gia cho UNFCCC
Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) (2007) qua phân tích và phỏng đoán các tác động của nước biển dâng đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cơ do sự BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekông (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập) Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) (2007) đánh giá: “khi nước biển tăng lên 1 m, Việt Nam sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người dân mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp (tương đương 5 triệu tấn lúa và 10% GDP)
Dasgupta và cs (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do Ngân hàng Thế giới (WB ) xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng cao nhất do BĐKH Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông Hồng
và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất Khi nước biển dâng cao 1 m, ước chừng 5,3 % diện tích tự nhiên, 10,8 % dân số, 10,2 % GDP, 10,9 % vùng đô thị, 7,2 % diện tích nông nghiệp và 28,9 % vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng Nguyễn Hữu Ninh (2007), dựa vào các số liệu hiện có, tác giả đã tổng quan về BĐKH ở Đồng bằng sông Cửu Long trong báo cáo: “Lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long” Báo cáo đã tổng quan các vấn đề như: BĐKH và lũ lụt; Hiện trạng quản lý thiên tai và thích ứng với BĐKH Báo cáo có nhận xét
Trang 34là về lâu dài BĐKH sẽ tác động đến chế độ thủy văn và sự phát triển kinh
tế-xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long Mặc dù Đồng bằng sông Cửu Long giàu về tài nguyên và tiềm năng phát triển nhưng nghèo đói ở khu vực là rào cản lớn nhất trong thích ứng với BĐKH Các lĩnh vực DBTT nhất là nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp
Trong khoảng thời gian 4 năm, từ 2008 đến 2011, nhiều tổ chức nghiên cứu và phát triển tiếp tục công bố một loạt báo cáo liên quan đến biến đổi khí hậu Có thể kế đến các báo cáo nghiên cứu điển hình như: UN (2008) “Giới
và Biến đổi khí hậu ở Việt Nam”; Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009)
“Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam”; WB (2011)
“Báo cáo phát triển Việt Nam 2011: Quản lý tài nguyên thiên nhiên”; v.v… Điểm đáng chú ý là trong giai đoạn này, thay vì chỉ chuyên chú vào nghiên cứu ở khu vực Trung bộ và ĐBSCL, nhiều nhóm chuyên gia đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến khu vực MNPB Ví dụ: CSDM (2009) “Thích ứng với biến đổi khí hậu: Các thứ tự ưu tiên và lồng ghép ở tỉnh Hà Giang”; SRD (2009): “Đánh giá nhu cầu về thích ứng và giảm nhẹ Biến đổi khí hậu: Một nghiên cứu tại tỉnh Bắc Kạn”; CARE (2009): “Đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu 2010-2015”; CARE (2011) “Climate vulnerability and capacity
of ethnic minorities in the northern mountainous region of Vietnam”…
Lê Văn Thăng và cs (2009) đưa ra báo cáo với chủ đề “Nhận thức về BĐKH và các giải pháp ứng phó của cộng đồng ở xã Hương Phong, huyện Hương Trà và xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” Nhìn chung các kết quả nghiên cứu của tác giả và nhóm nghiên cứu mới dừng lại ở mô tả và thống kê về những hiểu biết về BĐKH của CQĐP, còn các giải pháp thích ứng thì chỉ mang tính hiện tại, tức thời chứ chưa hề tính đến các giải pháp và thích ứng với BĐKH trong tương lai
Lê Anh Tuấn (2009) đã đưa ra báo cáo: “Tổng quan về nghiên cứu biến đổi và các hoạt động thích ứng ở miền nam Việt Nam” Trong bảng báo cáo
Trang 35BĐKH đối với miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung; sau đó đưa ra các hoạt động nghiên cứu thích ứng của chính quyền, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức xã hội và người dân địa phương
1.2.3 Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất thích ứng với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Nghệ An
Nghệ An là một trong những tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nơi có chế độ thời tiết vô cùng khắc nghiệt, chính vì thế rất nhạy cảm với BĐKH Hiện nay, các hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, úng hạn và xâm nhập mặn Đặc biệt, vùng cát ven biển là nơi dễ bị tổn thương bởi các tác động của BĐKH như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, cường độ các loại thiên tai ngày càng mạnh hơn Việc cung cấp thêm thông tin nhằm hoạch định các giải pháp ứng phó với BĐKH tại địa phương, giúp tìm ra những biện pháp ứng phó phù hợp là rất cần thiết
Dự án thích ứng với BĐKH và bảo hiểm nông nghiệp là sáng kiến của tổ chức phát triển Hà Lan SNV và Sở nông nghiệp Phát triển Nông thông Nghệ
An, do chính phủ Đức tài trợ, nhằm hỗ trợ các cộng đồng dễ bị tổn thương
được thực hiện ở 5 xã Nghi Yên, Nghi Thái, Nghi Lâm, Nghi Công Nam, Nghi Văn của huyện Nghi Lộc , tỉnh Nghệ An, tập trung 3 hợp phần:
quản lí bảo vệ rừng và lập kế hoạch sử dụng đất
ứng phó với BĐKH, và vận dụng chính sách
Đánh giá rủi ro liên quan đến BĐKH có sự tham gia là một trong hoạt động của Hợp phần Nâng cao năng lực Hoạt động này sẽ được tổ công tác của các xã là những cán bộ nòng cốt từ các Ban ngành, Tổ chức xã hội và đại diện các thôn tổ chức thực hiện tại cộng đồng Đây là hoạt động đặc biệt quan
Trang 36trọng, vừa nâng cao năng lực cho tổ công tác, vừa là cơ sở cho việc xây dựng
kế hoạch thích ứng với BĐKH của người dân, của chính quyền địa phương Qua đây để tìm hiểu về BĐKH, các hiểm họa, các tác động đối với cộng đồng
và cùng phân tích, đánh giá tình trạng thực tế của thôn xóm mình trước khi hiểm họa xảy ra đó để tìm ra giải pháp phù hợp ddieuf chỉnh sản xuất, cuộc sống giảm thiểu rủi ro và thích ứng với BĐKH
Trang 37Chương 2 THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở 2 XÃ NGHI VĂN,
NGHI KIỀU, HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nghi Lộc
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Nghi Lộc
a) Vị trí địa lý
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, phụ cận Thành phố Vinh, nhưn
có 6 xã được công nhận là xã miền núi
Tổng diện tích đất tự nhiên là: 34.739,68 ha
Hình 2.1 Bản đồ huyện Nghi Lộc
Trang 38* Toạ độ địa lý:
- Từ 18045’ đến 18053’ Vĩ độ Bắc;
- Từ 105030’ đến 105049’ Kinh độ Đông
Phía Bắc giáp huyện Diễn Châu, Yên Thành
Phía Nam giáp huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Thành Phố Vinh
Phía Tây giáp huyện Đô Lương;
Phía Đông giáp Biển đông
b) Địa hình
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, nhìn chung địa hình phức tạp, có độ dốc bình quân từ 200 đến 250, dãy núi cao nhất là Thần Vũ: Có đỉnh cao nhất 443m Dưới chân các dãy núi là khu dân cư, tiếp đến là các cánh đồng chuyên sản xuất lúa 2 vụ và hoa màu
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
* Vùng bán sơn địa
Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện
* Vùng đồng bằng
Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện
c) Khí hậu, thời tiết
- Từ tháng 02 đến tháng 4 nhiệt độ tăng dần, có mưa phùn và có dông thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển
Trang 39- Từ tháng 5 đến tháng 7 nhiệt độ tăng cao, có ngày lên đến 38 - 400C,
độ ẩm không khí giảm, có nhiều đợt gió Tây Nam khô nóng kéo dài, rất dễ xảy ra cháy rừng
- Từ tháng 8 đến tháng 10 là những tháng thường có bão lụt gây nhiều thiệt hại, ngập úng nhiều vùng và xói lở ở vùng đồi núi
- Từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau nhiệt độ xuống thấp, kéo theo mưa phùn gió Bắc, ảnh hưởng đến kết quả trồng rừng và khai thác nhựa thông
- Nhiệt độ bình quân trong năm là: 240C
- Lượng mưa bình quân nmm, năm cao nhất 2.134 mm, năm thấp nhất 1.400 mm
- Độ ẩm không khí bình quân 86%, cao nhất 90% và thấp nhất 60% d) Đất đai thổ nhưỡng
- Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: Năm 2012 là 34.561,20 ha
+ Đất nông nghiệp: Năm 2012 là 25.241,35 ha
+ Đất Phi nông nghiệp: Năm 2012 là 7.252,73 ha
+ Đất quốc phòng: Năm 2012 là 67,74 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: Năm 2012 là 1.598,78 ha + Đất phi nông nghiệp khác: Năm 2012 là 2,59 ha
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Năm 2012 là 57,18 ha
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Năm 2012 là 522,25ha
e) Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện Nghi Lộc chủ yếu là nhóm làm vật liệu xây dựng và một số ít kim loại màu
* Nhóm sản xuất vật liệu xây dựng:
- Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn được phát hiện thêm năm 2006, có
- Đá xây dựng có ở các xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Phương, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Vạn, Tuy trữ lượng
Trang 40không lớn nhưng cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các vùng phụ cận
* Nhóm kim loại màu:
Sắt có ở xã Nghi Yên trữ lượng khoảng 841,8 ngàn tấn, tuy nhiên hàm lượng sắt ít và non
Công Ty Cổ Phần Khoáng Sản á Châu
Vùng biển Nghi Lộc còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề Với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn, thơ mộng như bãi biển cửa Hiền Nghi Yên, du lịch Bãi Lữ Nghi Yên- Nghi Tiến, du lịch Mũi Rồng Nghi Thiết, bãi Tiền Phong, khu du lịch Hải Thịnh Diện tích vùng ven biển có thể khai thác tiềm năng du lịch tới 1534 ha Hiện nay có một khu resort lớn được xây dựng ở Bãi Lữ, gồm các khu biệt thự, khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao và 5 sao Khu tắm biển được chia làm các khu như khu tắm thiếu nhi, khu tắm nghỉ dưỡng và khu tắm tiên
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện nghi lộc
a Nguồn nhân lực