1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Báo chí thực trạng thông tin về biến đổi khí hậu trên các phương tiện truyền thông đại chúng

13 1,3K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 28,29 KB

Nội dung

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Khoa học khí hậu và các phương tiện truyền thông đại chúng lần đầu tiên đến với nhau trong việc đưa tin về biến đổi khí hậu vào năm 1930. Được đặt ra là 1 vấn đề quan trọng và của toàn cầu, thì giải pháp nghiên cứu truyền thông đưa tin về biến đổi khí hậu cũng được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đặ biệt quan tâm. Điển hình là Maxwell T. Boykoff and J. Timmons Roberts với báo cáo nghiên cứu “Climate change and journalistic norms: A casestudy of US massmedia coverage”. Công trình này cũng đã lựa chọn nghiên cứu trên 4 tờ báo in lớn của Mỹ (the New York Times, the Los Angeles Times, the Washington Post, và the Wall Street Journal) và 3 chương trình truyền hình buổi tối bao gồm ABC World News Tonight, CBS Evening News and NBC Nightly News. Nghiên cứu tiến hành phân tích tiêu đề và nội dung của các bài báo in cũng như tin tức được đưa trên các kênh truyền hình có liên quan đến biến đổi khí hậu từ năm 1988 đến 2004. Kết quả cho thấy có một sự gia tăng quan trọng trong việc đưa tin về cảnh báo toàn cầu về biến đổi khí hậu trên báo in và truyền hình của Mỹ trong các năm 1990, 1992, 1997, 2001 – 2002 và 2004. Năm 2007, 2 ông đã viết báo cáo cho công trình nghiên cứu “Media coverage of clemate change: Curent trends, strengths and weaknesses”. Báo cào này thu thập và phân tích vấn đề dựa vào nhiều nghiên cứu, và nằm trong chương trình phát triển liên hiệp quốc Báo cáo phát triển con người 20072008. Cuộc khảo sát này giúp ta thấy đươc xu hướng hiện tại, điểm mạnh và điểm yếu của truyền thông đại chúng đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Các câu hỏi được đặt ra trong báo cáo này là: Truyền thông có vai trò gì trong việc ảnh hưởng đến hành động cá nhân, quốc gia, và quốc tế trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? Truyền thông đã đưa tin về biến đổi khí hậu nhiều như thế nào và điều gì đang làm thay đổi việc đưa tin đó? Những câu chuyện về biến đổi khí hậu được báo cáo và đưa tin như thế nào và ai là người đã trích dẫn nguồn hợp pháp cho những câu chuyện đó? Những ảnh hươgr mà giúp cho truyền thông tạo nên dư luận xã hội? Nó giúp gì cho việc phát triển các viện trợ nước ngoài cho các nước nghèo thích ứng với BĐKH? Nội dung của bài báo cáo này gồm 3 giai đoạn: Sản xuất tin tức, diễn đàn cộng đồng, sự tiêu thụ truyền thông và sự tham gia của cá nhân về biến đổi khí hậu: Giai đoạn 1: Miêu tả quy mô trong sản xuất tin và chỉ tiêu, nhu cầu của các nhà báo, tác giả, nhà sản xuất…; Giai đoạn 2: Mô tả những tin tức khí hậu cạnh tranh như thế nào với các vấn đề khác trong sự chú ý của công chúng; Giai đoạn 3: Kiểm tra kiến thức của người dân và sự tham gia của họ vào chủ đề biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng cho rằng truyền thông đã làm sống dậy vấn dề biến đổi khí hậu nhưng cũng hạn chế về vấn đề này trong các tổ chức xã hội và viện trợ nước ngoài. Một ưu điểm nữa mà báo cáo này tổng hợp được từ các nghiên cứu đó là báo chí đã cải thiện được việc mô tả hoạt động cần thiết cho biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Trang 1

Luận chứng đề tài nghiên cứu “ thực trạng thông tin về biến đổi khí hậu trên các phương tiện truyền thông đại chúng (nghiên cứu trường hợp kênh THVL1 và Vnexpress).

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên 16.000 người thiệt mạng do động đất, sóng thần tại Nhật Bản năm

2011, khoảng 77.000 ca tử vong mỗi năm do biến đổi khí hậu tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương; trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình ở Việt Nam đã tăng khoảng 0,5 - 0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm… là những con số thống kê chưa đầy đủ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (BĐKH) nhưng đủ để BĐKH trở thành một vấn đề toàn cầu trong một thế giới toàn cầu hóa Vấn đề BĐKH không của riêng ai, không của riêng quốc gia nào và để giải quyết vấn đề này không thể chỉ bằng nỗ lực của một cá nhân hay một quốc gia mà cần có sự chung tay của cả thế giới

Và nếu như đòi hỏi các giải pháp toàn cầu thì các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho dân chúng cũng như nhà hoạch định chính sách cái nhìn tổng quan về vấn đề này trong cả bối cảnh quốc gia và quốc tế Mặc dù, các phương tiện truyền thông đại chúng có thể bị chỉ trích vì tính lựa chọn và thường thể hiện thái quá một quan điểm nào đó nhưng không thể phủ nhận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn cung cấp được bức tranh về những sự kiện quan trọng nhất và những vấn đề đang đặt ra Các nghiên cứu về truyền thông với biến đổi khí hậu đang dần được quan tâm nhiều, trong đó một dự án nghiên cứu gần đây nhất là “ truyền thông thông đại chúng Việt Nam về biến đổi khí hậu” do viện FES phối hợp cùng Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và tuyên truyền Nghiên cứu này đã đóng góp cái nhìn tổng quan về công tác truyền thông biến đổi khí hậu trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện

Trang 2

nay Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng thông tin về biến đổi khí hậu trên các phương tiện truyền thông đại chúng” (nghiên cứu kênh truyền

hình THVL1 và Vnexpress) là góp phần vào dự án “ truyền thông đại chúng Việt

Nam về biến đổi khí hậu” Đề tài hướng đến làm rõ thực trạng và thông tin về biến đổi khí hậu trên THVL1 và Vnexpress, so sánh thông tin về biến đổi khí hậu trên hai kênh này Từ đó, góp phần làm rõ vấn đề trong dự án nghiên cứu trên, nhằm xây dựng được kế hoạch truyền thông về biến đổi khí hậu trên báo chí

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

Khoa học khí hậu và các phương tiện truyền thông đại chúng lần đầu tiên đến với nhau trong việc đưa tin về biến đổi khí hậu vào năm 1930 Được đặt ra là 1 vấn đề quan trọng và của toàn cầu, thì giải pháp nghiên cứu truyền thông đưa tin về biến đổi khí hậu cũng được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đặ biệt quan tâm

Điển hình là Maxwell T Boykoff and J Timmons Roberts với báo cáo

nghiên cứu “Climate change and journalistic norms: A case-study of US mass-media coverage” Công trình này cũng đã lựa chọn nghiên cứu trên 4 tờ báo in lớn

của Mỹ (the New York Times, the Los Angeles Times, the Washington Post, và the Wall Street Journal) và 3 chương trình truyền hình buổi tối bao gồm ABC World News Tonight, CBS Evening News and NBC Nightly News Nghiên cứu tiến hành

phân tích tiêu đề và nội dung của các bài báo in cũng như tin tức được đưa trên các kênh truyền hình có liên quan đến biến đổi khí hậu từ năm 1988 đến 2004 Kết quả cho thấy có một sự gia tăng quan trọng trong việc đưa tin về cảnh báo toàn cầu về biến đổi khí hậu trên báo in và truyền hình của Mỹ trong các năm 1990, 1992,

1997, 2001 – 2002 và 2004

Năm 2007, 2 ông đã viết báo cáo cho công trình nghiên cứu “Media coverage of clemate change: Curent trends, strengths and weaknesses” Báo cào

này thu thập và phân tích vấn đề dựa vào nhiều nghiên cứu, và nằm trong chương trình phát triển liên hiệp quốc- Báo cáo phát triển con người 2007/2008 Cuộc khảo

Trang 3

sát này giúp ta thấy đươc xu hướng hiện tại, điểm mạnh và điểm yếu của truyền thông đại chúng đối với vấn đề biến đổi khí hậu Các câu hỏi được đặt ra trong báo cáo này là: Truyền thông có vai trò gì trong việc ảnh hưởng đến hành động cá nhân, quốc gia, và quốc tế trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu? Truyền thông đã đưa tin về biến đổi khí hậu nhiều như thế nào và điều gì đang làm thay đổi việc đưa tin đó? Những câu chuyện về biến đổi khí hậu được báo cáo và đưa tin như thế nào và ai là người đã trích dẫn nguồn hợp pháp cho những câu chuyện đó? Những ảnh hươgr mà giúp cho truyền thông tạo nên dư luận xã hội? Nó giúp

gì cho việc phát triển các viện trợ nước ngoài cho các nước nghèo thích ứng với BĐKH? Nội dung của bài báo cáo này gồm 3 giai đoạn: Sản xuất tin tức, diễn đàn cộng đồng, sự tiêu thụ truyền thông và sự tham gia của cá nhân về biến đổi khí

hậu: Giai đoạn 1: Miêu tả quy mô trong sản xuất tin và chỉ tiêu, nhu cầu của các nhà báo, tác giả, nhà sản xuất…; Giai đoạn 2: Mô tả những tin tức khí hậu cạnh tranh như thế nào với các vấn đề khác trong sự chú ý của công chúng; Giai đoạn 3: Kiểm tra kiến thức của người dân và sự tham gia của họ vào chủ đề biến đổi khí

hậu Báo cáo cũng cho rằng truyền thông đã làm sống dậy vấn dề biến đổi khí hậu nhưng cũng hạn chế về vấn đề này trong các tổ chức xã hội và viện trợ nước ngoài Một ưu điểm nữa mà báo cáo này tổng hợp được từ các nghiên cứu đó là báo chí

đã cải thiện được việc mô tả hoạt động cần thiết cho biến đổi khí hậu Các nghiên cứu đã tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Trang 4

Theo nghiên cứu “Climate Coverage Plummets On Broadcast Networks”

của Jill Fitzsimmons & Max Greenberg được thực hiện trong khoảng thời gian từ

2009 – 2011 trên các kênh truyền hình lớn của Mỹ là ABC, CBS, NBC và FOX đã cho thấy kết quả là các thông tin về biến đổi khí hậu đã giảm đáng kể từ năm 2009

Các kết quả chính của nghiên cứu này:

 Mặc dù các tin về biến đổi khí hậu vẫn đang được đưa tin nhưng phạm vi phủ sóng lại giảm Từ năm 2009, khi các đại biểu Mỹ thông qua một dự luật về khí hậu và tham gia hội nghị biến đổi khí hậu ở Copenhagen thì một số lượng lớn tin trên các chương trình chủ nhật và tin tức hàng đêm đã giảm rất nhiều

 Tin tức về biến đổi khí hậu trên các chương trình chủ nhật giảm 90% từ

2009 đến 2011 Tin tức hàng đêm về biến đổi khí hậu cũng giảm 70%

 Trong năm 2011, mỗi mạng thông tin đều nói nhiều về Donald Trump hơn

là về biến đổi khí hậu

 Chương trình Chủ nhật nói về đảng Cộng hòa nhiều hơn đảng Dân chủ trong vấn đề biến đổi khí hậu Cụ thể: 68% những nhân vật chính trị được phỏng vấn hoặc trích dẫn là của đảng Cộng hòa trong khí đó chỉ có 32% là của đảng Dân chủ

 Các nhà khoa học bị đứng ngoài trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu trên các chương trình chủ nhật Các chương trình chủ nhật chủ yếu tham khảo

ý kiến của các nhân vật chính trị (chiếm 50%, bao gồm các quan chức, các nhà chiến lược và cố vấn), 45% còn lại là từ các số liệu truyền thông và không có ý kiến của nhà khoa học nào Đối với các chương trình hàng đêm thì có 32% những người được phỏng vấn hoặc trích dẫn ý kiến trên chương trình là các nhân vật chính trị và 20% là ý kiến của nhà khoa học

Trang 5

 Hầu hết các thông tin đề cập đến biến đổi khí hậu đều có liên quan đến chính trị.: 97% những câu chuyện đề cập tới BĐKH trong 3 năm qua là về chính trị tại Washington

Cũng trong một nghiên cứu khác của Jill Fitzsimmons & Max Greenberg là

“TV Media Ignore Climate Change In Coverage Of Record July Heat” được

thực hiện trong năm 2012 chỉ ra rằng chỉ có 14% các câu chuyện về các đợt nắng nóng là có nhắc đến biến đổi khí hậu, trong đó chỉ có 8,7% thông tin được đưa trên truyền hình về các đợt nóng có nhắc đến biến đổi khí hậu và 25,5% thông tin được đưa trên các tờ báo in Trong 6 kênh truyền hình được nghiên cứu, ABC là kênh đưa tin ít nhất về BĐKH, chỉ có 2% Trong các kênh truyền hình cáp thì CNN nhắc đến biến đổi khí hậu ít nhất, dưới 4% thông tin được đưa Cũng theo nghiên cứu này cho thấy, chỉ có 6% các thông tin được đưa trên truyền hình chỉ ra rằng hoạt động của con người là nguyên nhân của BĐKH

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về mối liên quan giữa báo chí và BĐKH còn rất

ít :

Năm 2007, Viện nghiên cứu Sức khỏe, Môi trường và Phát triển đã khảo sát

sơ bộ về vấn đề Báo chí Việt Nam với BĐKH với 5 tờ báo in hàng ngày gồm Lao

động, Tuổi trẻ, Nhân dân, Hà Nội mới, Báo Đồng Nai và 2 chương trình là "Tài nguyên và Môi trường phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Tài nguyên phát hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Kết quả được đưa ra sau hai tháng 9 – 10 năm 2007, chỉ có 24 bài báo in và ba tác phẩm phát thanh về BĐKH Trong khi đó, tại thời điểm năm 2007, những người dân miền Trung phải đối mặt với 6 trận lũ liên tiếp và lớn chưa từng thấy trong lịch sử; những người dân ở thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh Nam Bộ phải đối mặt với đợt triều cường lớn nhất trong vòng 48 năm qua; người dân Hà Nội, nơi không

Trang 6

hề có lũ lụt lại phải đối mặt với dịch tiêu chảy cấp bùng phát bất thường Lũ lụt, triều cường, bệnh dịch bùng phát là những dấu hiệu liên quan chặt chẽ với BĐKH

Nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trường và phát triển nhận xét rằng hiện nay, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về BĐKH ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu, không có mối liên quan giữa các vấn đề và hiện trạng ở địa phương Có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do BĐKH gây ra như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa có nhà báo nào chỉ ra mối liên hệ giữa các hiện tượng trên và biến đổi khí hậu Hầu hết các bài báo in về BĐKH chỉ tập trung đưa tin vào các hội nghị, trích dẫn phát biểu của các quan chức Trung ương và địa phương về BĐKH Kết luận trên được đặc biệt nhấn mạnh trong nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam (VFEJ) và Mạng lưới nhà báo Trái đất (EJN)

Nguyên nhân của việc công chúng Việt Nam không được báo chí thông tin đầy đủ về BĐKH trước hết do các nhà quản lý, khi tiếp xúc với báo chí, chưa đề cập đến mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực tại Việt Nam Ngoài ra, BĐKH là một đề tài khó và không phải nhà báo nào cũng có thể hiểu hết khi mới tiếp cận Đồng thời, ở Việt Nam hiện nay không có nhiều nhà báo chuyên viết về môi trường Các nhà báo thường phải viết về nhiều chủ đề khác nhau, nhất

là nhà báo làm việc tại các ấn phẩm xuất bản hàng ngày Họ thường chỉ đưa tin về BĐKH khi có các hội nghị hay sự kiện lớn liên quan đến vấn đề này Một lý do nữa, những nhà báo phụ trách các chuyên mục hay tờ báo không hiểu hoặc không quan tâm đến BĐKH Do đó, họ không dành ưu tiên cho những bài báo thuộc đề tài trên

Nghiên cứu “Climate Change Study 2011 – Vietnam” vừa được thực hiện

12/2011 do IPSOS, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu của Canada, tiến hành với 500 mẫu khảo sát tại khu vực đô thị TP Hồ Chí Minh cho thấy 72,2% người dân quan tâm đến BĐKH, 37% cho rằng con người là nguyên nhân chính

Trang 7

của BĐKH, 91% chọn tiết kiệm điện là giải pháp để làm giảm ảnh hưởng của BĐKH… Khảo sát của IPSOS cũng chỉ ra những kênh truyền thông cung cấp thông tin về BĐKH tốt nhất cho người dân là truyền hình (87%), kế đó là báo in (82%) Báo phát thanh chỉ đạt 52%, còn cá trang thông tin điện tử cung cấp ít thông tin nhất, chỉ chiếm 37% đến 47%

Theo nhận xét mới được đưa ra của PANOS, một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ hợp tác về truyền thông để thúc đẩy phát triển cho rằng các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, tuy nhiên hoạt động truyền thông của họ không mặn mà lắm trong việc đưa tin về thảm họa môi trường này và Việt Nam cũng không nằm ngoài nhận xét trên Nhóm nghiên cứu của mạng lưới này chỉ ra rằng: Trong một tháng, chỉ có hơn 2 bài báo

về những vấn đề, hiện tượng liên quan đến biến đổi khí hậu Kết quả trên được đưa

ra sau hai tháng khảo sát 5 tờ báo in hàng ngày gồm Lao động, Tuổi trẻ, Nhân dân,

Hà Nội mới, Báo Đồng Nai và các chương trình phát sóng: Tài nguyên và Môi trường phát hàng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Tài nguyên phát hàng tuần trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội Cũng trong kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu sức khỏe, môi trường và phát triển nhận xét rằng hiện nay, các cơ quan truyền thông tại Việt Nam chỉ đưa tin về biến đổi khí hậu ở bề rộng ở mức độ quốc gia và toàn cầu, không có mối liên quan giữa các vấn

đề và hiện trạng ở địa phương.Mặc dù có rất nhiều bài báo đề cập đến các thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt, bão, nước ngầm nhưng chưa

có nhà báo nào chỉ r a mối liên hệ giữa các hiện tượng trên và biến đổi khí hậu

Thêm vào đó, theo thông tin do Tổ chức Đông Tây hội ngộ (EMWF) từng công bố trong kết quả nghiên cứu về “Sự thích ứng với BĐKH ở tỉnh Quảng Nam”, thì có khoảng 49% người được phỏng vấn không biết về các chính sách và quy trình của Nhà nước, 72% không biết về các kế hoạch chuẩn bị phòng chống

Trang 8

thiên tai… Vì thế, họ không có khả năng lên kế hoạch và chuẩn bị ứng phó với thiên tai

Kết quả nghiên cứu trên nằm trong khuôn khổ một dự án do Quỹ FORD tài trợ trị giá 99.000 USD Nghiên cứu được tiến hành trên 125 gia đình ở 25 cộng đồng dân cư ở tỉnh miền trung Quảng Nam với địa bàn cư trú bao gồm cả ven biển, núi cao và đồng bằng Mục đích cuối cùng của dự án nghiên cứu là để đưa ra một

bộ tài liệu hướng dẫn để lập kế hoạch cho các chương trình BĐKH

Kết quả này cũng cho biết, các ngôi nhà được khảo sát cũng không được thiết kế, xây dựng có khả năng chống chịu các thiên tai Cụ thể, 90% các ngôi nhà đều được làm bằng tre, gỗ hay chỉ xây tường đơn Mái, tường, cửa đều giản đơn, không đủ sức chống chọi lại các cơn bão lũ thường xảy ra 66% nhà của những người được phỏng vấn thường xuyên bị bão lũ phá hỏng

Nghiên cứu mới nhất vừa bắt đầu được thực hiện là “Truyền thông về rủi ro BĐKH nhằm nâng cao năng lực thích ứng cho cộng đồng khu vực duyên hải và đồng bằng tại Việt Nam”, do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC)

của Canada tài trợ, do Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và Trung tâm Nghiên cứu Giảm nhẹ rủi ro thảm họa và BĐKH thuộc Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI), cùng phối hợp Dự án nghiên cứu bắt đầu từ ngày 01/01/2012 và sẽ tiến hành nghiên cứu ở các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, và Cần Thơ trong vòng 3 năm Mục tiêu của dự án nhằm đánh giá hiểu biết của những đối tượng liên quan khác nhau (trong đó có cán bộ nhà nước, giáo viên, học sinh, người dân, các chuyên gia)

về loại hình, mức độ và nguồn gốc của những rủi ro, sự bất định liên quan đến BĐKH và nguồn nước; nghiên cứu còn tiến hành các hoạt động xây dựng và thử nghiệm các mô hình truyền thông khác nhau trên địa bàn nghiên cứu Dự án sẽ chia sẻ các phát hiện với những đối tác có liên quan tại địa phương, trong đó có những nhà quản lý và hoạch định chính sách có liên quan đến BĐKH, như Chương

Trang 9

trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH; Khung hành động ứng phó với BĐKH trong nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020; và Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các thành phố ven biển có liên quan

Nghiên cứu “Thực trạng đưa tin, bài trên các báo in và báo mạng điện tử của Việt Nam về chủ đề biến đổi khí hậu” do khoa xã hội học Học viện Báo

chí&Tuyên truyền thực hiện trên năm tờ báo cho thấy những thông tin về nguyên nhân biến đổi khí hậu trên báo chí Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các chuyên gia hoặc nhà khoa học trong khi nhà quản lý đóng trò rất quan trọng trong

xã hội cũng như trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội thì lại không cung cấp nhiều thông tin về nguyên nhân trên báo chí ThS Dương thị Thu Hương cho rằng việc giải thích nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu và những hành động cụ thể của con người là tác nhân góp phần dẫn đến biến đổi khí hậu cần phải được tăng cường truyền thông hơn nữa trên các phương tiện truyền thông đại chúng “Chân dung con người cụ thể, hành vi cụ thể ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu cần được khắc họa rõ hơn trên báo chí để nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng”, ThS Hương đề cập đến vai trò của truyền thông trong nghiên cứu

“Truyền thông đưa tin về biến đổi khí hậu”

3 Mục đích và nhiệm vụ

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực trạng thông tin về biến đổi khí hậu trên truyền thông đại chúng bao gồm: Nội dung, hình thức và phương thức truyền tải thông tin, so sánh thông tin từ hai kênh truyền thông đã chọn Từ đó, đưa

ra những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin khi đưa tin về biến đổi khí hậu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

(1) Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc khảo sát thông tin về BĐKH trên THVL1 và VNEXPRESS

Trang 10

(2) Lập bảng mã thu thập thông tin về BĐKH trên các kênh truyền thông được lựa chọn nghiên cứu

(3) Khảo sát, phân tích định tính các thông điệp liên quan đến BĐKH trên Chương trình thời sự THVL1 và VNEXPRESS

(4) Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của thông tin về BĐKH trên các phương tiện TTĐC ở Việt Nam

(5) Xây dựng và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp truyền thông hiệu quả

về BĐKH trên THVL1 và VNEXPRESS

4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng thông tin về biến đổi khí hậu trên các phương tiện truyền thông đại chúng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Báo truyền hình: Chương trình thời sự 11h, kênh THVL1

- Báo điện tử: Vnexpress

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm hai kênh báo chí: Một kênh truyền hình địa phương THVL1 và một trang báo điện tử Vnexpress Để đảm bảo cân bằng các quan điểm và mẫu nghiên cứu, tác giả đưa ra tiêu chí để lựa chọn kênh truyền thông Các tiêu chí này bao gồm: Một chương trình của đài truyền hình địa phương thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, một trang báo điện tử Mỗi kênh truyền thông này đều phải có lượng công chúng theo dõi nhiều nhất so với các kênh tương đương; đồng thời hai kênh phải có lượng thông tin tổng hợp THVL1 là một kênh truyền hình địa phương thuộc đài truyền hình Vĩnh Long, đại diện cho 1 kênh truyền hình tại đồng bằng Sông Cửu Long Đây là một kênh có lượng lớn công chúng đón xem và tin tức nhanh và nó cũng gắn với những vấn đề liên quan với biến đổi khí hậu như: Nông nghiệp, nông thôn… Chương trình được đưa vào phân tích là Thời sự 11h, đây là chương trình tổng hợp thông tin có thời gian phát sóng

Ngày đăng: 08/05/2016, 00:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w