1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIỂU LUẬN CAO HỌC vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc bảo vệ văn hoá dân tộc trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay

28 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 641,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, toàn cầu hóa không còn là hiện tượng mới mẻ, nó là xu thế khách quan mà mọi dân tộc, dù muốn hay không đều chịu sự tác động của nó. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức, toàn cầu hóa đã trở thành xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà còn ở các lĩnh vực chính trị, xã hội và văn hóa. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay văn hóa Việt Nam có cơ hội hội nhập và giao lưu với các nền văn hóa khác nhau làm giầu hơn văn hóa dân tộc nhưng toàn cầu hóa cũng đang đặt ra nhiều thách thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực văn hóa. Hơn nửa thế kỷ đã qua, văn hóa Việt Nam từng chứng kiến trực tiếp hoặc gián tiếp những biến đổi lớn lao của thời đại mà dấu ấn của nó vẫn còn thấm đẫm trong đời sống xã hội, trong văn học, nghệ thuật, trong đời sống tinh thần của dân tộc ta. Nhưng chưa bao giờ văn hóa Việt Nam lại đứng trước nhiều cơ hội và thách thức như hiện nay, khi mà toàn cầu hóa kinh tế kéo theo toàn cầu hóa văn hóa làm ảnh hưởng tới mọi khu vực và quốc gia trên thế giới. Xu thế hội nhập toàn cầu trong kinh tế đang thúc đẩy quá trình nhất thể hoá mọi mặt trong đời sống của loài người, trong đó có các phương tiện truyền thông đại chúng. Toàn cầu hoá thông tin là một thực tế, nó mang nhiều tính tích cực đồng thời cũng hàm chứa nguy cơ cho mọi quốc gia. Các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam tham gia vào toàn cầu hoá thông tin sẽ có cơ hội tiếp xúc, thùa hưởng những sản phẩm trí tuệ, những sáng tạo văn hoá, những kinh nghiệm sản xuất vật chất của toàn nhân loại trong thời gian ngắn nhất và ít tốn kém nhất giúp cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thuận lợi hơn. Toàn cầu hoá cũng là một thách thức không nhỏ đặc biệt là với chủ quyền thông tin và truyền thống bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Các phương tiện truyền thông đại chúng là những kênh chuyển tải thông tin từ bên ngoài vào, cũng chính vì thế đạt ra câu hỏi các phương tiện truyền thông đại chúng Việt Nam phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và giao lưu, hội nhập với thế giới, truyền bá văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới. Vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng là không thể phủ nhận trong việc bảo vệ bản sắc văn hóa Việt Nam trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay. Toàn cầu hóa kéo theo bùng nổ thông tin, nó đòi hỏi thông tin nước ta phải nhanh chóng tiếp cận với những vấn đề mới để không bị tụt hậu và vẫn giữ được đinh hướng phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong khuôn kho pháp luật. Các phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam đã, đang và phải làm gì để bảo vệ văn hóa dân tộc Việt Nam trong toàn cầu hóa hiện nay? Từ những thực tế nêu trên tôi xin chọn đề tài Vai trò các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc bảo vệ văn hoá dân tộc trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay Do thời gian và khuôn kho tiểu luận có hạn, rất mong được sự góp ý của thầy giáo để có thể nghiên cứu tốt hơn những vấn đề tiếp theo.

Ngày đăng: 16/11/2021, 15:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w