biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của các em để các em có những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân. Từ đó, tôi mạnh dạn xây dựng đề tài: “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán”. Trong chuyên đề này tôi muốn đưa ra cùng các bạn nghiên cứu và thảo luận một số trò chơi tôi đã thực hiện giảng dạy trong chương trình Toán bậc THCS. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Mục tiêu: Trong đề tài này tôi trình bày “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán” nhằm rèn luyện tinh thần năng động, sáng tạo, tích cực học tập, ý thức tự cải tạo mình cho học sinh theo kịp sự phát triển của thời đại, góp phần nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trong nhà trường. Nhiệm vụ: Tiếp cận, khảo sát tình hình tiếp thu kiến thức môn Toán của học sinh trong trường. Phối hợp, xin ý kiến của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh để đưa ra các trò chơi phù hợp, bổ ích đem lại hiệu quả trong giảng dạy. Xuyên suốt các năm học, tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, chắt lọc nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý tưởng của bản thân, xâu chuỗi lại để lập dàn ý cho sáng kiến kinh nghiệm này. Với những tiết dạy thích hợp, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số trò chơi Toán học, ghi chép lại những ưu điểm và hạn chế, những thành công và thất bại để tiết dạy sau thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học Toán từ lớp 6 đến lớp 9, nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Toán, nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp để “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán ”. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi: Các tiết dạy theo thời khoá biểu (đúng phân phối chương trình) và các tiết phụ đạo, các tài liệu liên quan đến nội dung “Chơi mà học – học mà chơi”, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về chương trình Toán THCS. Đối tượng khảo sát: Học sinh trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk. Thời gian nghiên cứu: 5 năm học: 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013, 2013 – 2014, 2014 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phươ