Quảng Ninh là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc tổ quốc Việt Nam, là hạt nhân vùng trọng điểm kinh tế phía bắc, nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với lợi thế đó, đã có nhiều mô hình kinh tế của sinh viên được thực hiện, tuy nhiên tính hiệu quả của mô hình kinh tế chưa cao, còn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Mặt khác, phong trào khởi nghiệp chỉ dừng lại mức độ truyền thông, chưa có các biện pháp phù hợp để khơi dậy tinh thần tham gia khởi nghiệp của sinh viên. Vậy, nhận thức của sinh viên tại địa bàn này về ý định khởi nghiệp như thế nào? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp sinh viên ở địa bàn Quảng Ninh? Các tổ chức giáo dục, xã hôi, gia đ ̣ ình và mỗi cá nhân sinh viên cần làm gì để khơi dây tinh th ̣ ần khởi nghiêp. L ̣ à những sinh viên năm 3 tại trường Đại học Ngoại Thương cơ sở Quảng Ninh, nhóm nghiên cứu nhân th ̣ ấy vai trò cũng như tầm quan trọng của viêc t ̣ ìm kiếm môt công viê ̣ c sau khi ra ̣ trường. Đồng thời, nhân th ̣ ấy Quảng Ninh là địa bàn có nhiều tiềm năng, đông lực đ ̣ ể các bạn trẻ, đăc biê ̣ t ḷ à sinh viên có thể lựa chọn để thực hiên ̣ ý định khởi nghiêp c ̣ ủa chính mình. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên nhóm tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhận thức về khởi nghiệp và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói chung và sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 1.2. Tổng quan đề tài nghiên cứu 1.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập và phân tích đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Trong quá trình nghiên cứu nhóm đã tìm thấy một số bài nghiên cứu nổi bật trong đó phải kể đến những bài nghiên cứu: Đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tốt nghiệp của Đại học Malaysia Teknologi” (Factors Affecting Entrepreneurial Intention Among Graduate Students of Universiti Teknologi Malaysia) của Dr. Amran Md Rasli, Dr. Saif ur Rehman Khan (2013). Đề tài này chủ yếu tập trung vào các sinh viên đã tốt nghiệp tại Khoa Kỹ thuật, Giáo dục, Quản lý và Khoa học Xã hội, với số mẫu khảo sát 3 là 400 sinh viên đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tại mỗi khoa, tuy nhiên về cơ bản xoay quanh các nhân tố chính như: Có sự khác biệt đáng kể về ý định khởi nghiệp theo lĩnh vực nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc, giới tính và gia đình. Đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi nghiệp”( THE FACTORS AFFECTING ENTREPRENEURSHIP INTENTION) của Irine HERDJIONO, Yeni Hastin PUSPA và Gerzon MAULANY (2017). Tiến hành bằng cách thu thập dữ liệu từ 382 sinh viên đại học thông qua bảng câu hỏi ở Merauke, khu vực biên giới của Indonesia. Nghiên cứu cho thấy môi trường gia đình, khái niệm bản thân, động lực và xu hướng chấp nhận rủi ro ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp. Nghiên cứu ngụ ý rằng yếu tố cá nhân như khái niệm bản thân, động lực và xu hướng chấp nhận rủi ro cùng với yếu tố xã hội, môi trường gia đình ảnh hưởng đến ý định kinh doanh