Trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS - TS NGUYỄN VĂN SĨ
TP Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp
của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” là do tôi tự
nghiên cứu và hoàn thành Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, dữ liệu được thu thập một cách khách quan, có nguồn gốc được trích dẫn rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào trước đây Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 12 năm 2017
Học viên thực hiện
Nguyễn Văn Đức
Trang 4TRANG PHỤ BÌA ………
LỜI CAM ĐOAN………
MỤC LỤC………
DANH MỤC VIẾT TẮT………
DANH MỤC BẢNG BIỂU………
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ………
LỜI CAM ĐOAN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN viii
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 2 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1 LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP 5
2.1.1 Khởi nghiệp 5
2.1.2 Người khởi nghiệp và tiềm năng người khởi nghiệp 6
2.1.3 Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế 8
2.2 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI 9
2.2.1 Mô hình sự kiện kinh doanh (The Entrepreneurial Event Model) của Shapero 9 2.2.2 Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein 10
Trang 5TPB) của Ajzen 11
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 11
2.4 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 16
2.4.1 Mô hình nghiên cứu 16
2.4.2 Giả thiết nghiên cứu 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 18
CHƯƠNG 3 19
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 19
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ 19
3.1.2 Nghiên cứu chính thức 19
3.1.2.1 Cách chọn mẫu 19
3.1.2.2 Xây dựng thang đo 20
3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 22
3.2.1 Đánh giá sơ bộ thang đo 22
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 22
3.2.3 Phân tích hồi qui tuyến tính bội 23
3.2.4 Kiểm định sự khác biệt 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 26
CHƯƠNG 4 27
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 27
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 27
4.1.2 Thực trạng các mô hình kinh tế trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận 29
4.2 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT 32
4.2.1 Giới tính 32
4.2.2 Dân tộc 33
4.2.3 Học vấn 34
4.2.4 Nghề nghiệp 34
4.2.5 Thu nhập 35
Trang 64.3 KẾT QUẢ HỒI QUY 36
4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha 36
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA 38
4.3.3 Phân tích hệ số tương quan 42
4.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 46
CHƯƠNG 5 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH 47
5.1 KẾT LUẬN 47
5.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH 47
5.2.1 Nâng cao ý định khởi nghiệp thông qua nâng cao năng lực khởi nghiệp 47
5.2.2 Nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên thông qua tăng cường sự đam mê 48
5.2.3 Hỗ trợ khởi nghiệp 48
5.2.4 Tăng cường hỗ trợ nguồn vốn cho thanh niên 49
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
PHỤ LỤC SỐ LIỆU………
Trang 7DMKN Đam mê khởi nghiệp
DN Doanh nghiệp
EFA Phân tích nhân tố khám phá
HTKN Hỗ trợ khởi nghiệp
NLKN Năng lực khởi nghiệp
Trang 8Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu 14
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha 36
Bảng 4.3: Tổng kết giải thích phương sai 38
Bảng 4.5: Kiểm định lại độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha 40 Bảng 4.6: Kiểm định KMO and Bartlett biến phụ thuộc 40 Bảng 4.7: Tổng kết giải thích phương sai biến phụ thuộc 41 Bảng 4.8: Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc 41 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tương quan giữa các nhân tố 42 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình 43 Bảng 4.11: Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy 43
Trang 9Sơ đồ 2.1: Mô hình sự kiện kinh doanh của tác giả Shapero 10
Sơ đồ 2.2: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein 10
Sơ đồ 2.3: Mô hình Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch của Ajzen 11
Biểu đồ 4.2: Số lượng THT theo địa bàn 29 Biểu đồ 4.3: Thống kê số lượng hỗ trợ 30 Biểu đồ 4.4: Thống kê số THT do hội đoàn thể quản lý 30
Trang 10Khởi nghiệp là một nội dung đề tài đang rất được sự quan tâm của xã hội, đặc biệt là đối với thanh niên, người chủ tương lai của đất nước Chính phủ đã và đang có những động thái tích cực với những chính sách cụ thể nhằm giúp cho phong trào khởi nghiệp của Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn Nhiều ý tưởng khởi nghiệp trong thời gian qua đã và đang được triển khai trong cuộc sống Tuy nhiên, kết quả những khởi nghiệp từ thanh niên vẫn còn nhiều hạn chế
Trên cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, tác giả đề xuất
mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, Thái độ khởi nghiệp, Đam
mê khởi nghiệp, Nguồn vốn, Thị trường và Hỗ trợ khởi nghiệp Thực hiện dựa trên khảo sát 192 thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Kiên Giang bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện và gửi phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn Thực hiện kiểm định thang đo bằng đánh giá Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá rút ra được 6 nhân tố độc lập theo giả thuyết ban đầu
Qua kết quả nghiên cứu ở phần trên chúng ta thấy rằng có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn và Hỗ trợ khởi nghiệp Trong đó, nhân tố Năng lực khởi nghiệp có tác động mạnh nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận Chưa có bằng chứng khẳng định rằng có hay không sự ảnh hưởng của nhân tố Thái độ khởi nghiệp và Thị trường đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận Đây là những
cơ sở cần thiết để tác giả Luận văn, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận
Rất mong quý Thầy, Cô tham gia đóng góp để nội dung nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 11Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ phát động "Chương trình Thanh niên Khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021" với mục đích tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương, hoạt động của Đoàn Thanh niên đã phối hợp với các cấp, các ngành, doanh nghiệp tổ chức truyền thông, tư vấn, khuyến khích, vận động thanh niên lập thân, lập nghiệp, chủ động tạo việc làm, giúp nhau lập nghiệp, góp vốn và liên kết trong sản xuất, kinh doanh Nhiều địa phương đã và đang tổ chức nhiều chương trình như: “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm”, “Ngày hội hướng nghiệp-dạy nghề”… đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho thanh niên Gần đây, nhiều địa phương trong cả nước đã tổ chức các chương trình về khởi nghiệp cho thanh niên, quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực trẻ như một trong những giải pháp tích cực để phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp Trong đó, các cấp đều nhấn mạnh vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp Tuy nhiên, “Làm thế nào để thanh niên khởi nghiệp hiệu quả?” là câu hỏi cần được các cấp, các ngành tìm lời giải phù hợp nhất Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định mục tiêu đến năm 2020 “tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65-70%, trong
Trang 12ta giai đoạn 2011-2020 có từ 1,5 triệu tới 2 triệu doanh nghiệp (hiện nay mới có hơn 500.000 doanh nghiệp) Để thực hiện các vấn đề này, rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ cho thanh niên khởi nghiệp
Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc thuộc thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việc đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp trong thanh niên được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm Trong thời gian qua, tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; đồng thời rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư lĩnh vực, dự án ưu tiên phát triển của tỉnh để doanh nghiệp tham gia Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả đào tạo nghề để tạo nguồn lao động tại chỗ có chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh tại khu vực nông thôn và tạo nguồn tiềm năng cho khởi sự doanh nghiệp Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo để phát triển về số lượng, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh
Vĩnh Thuận là một huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang thuộc khu vực các Huyện vùng U Minh Thượng, với lợi thế về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong những năm qua đã có nhiều mô hình kinh tế trong thanh niên được triển khai có hiệu quả Tuy nhiên, các mô hình kinh tế hiện tại còn thiếu bền vững, việc tiếp cận công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất của thanh niên còn hạn chế Phong trào khởi nghiệp chỉ dừng lại ở công tác tuyên truyền, chưa có các biện pháp, giải pháp cụ thể hỗ trợ thanh niên tham gia khởi nghiệp Xuất phát từ thực tế
trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn
Trang 13Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Kiến nghị các chính sách đối với Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận nhằm hỗ trợ cho thanh niên tham gia vào hoạt động khởi nghiệp được tốt hơn
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang hiện nay?
Mức độ tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang như thế nào?
Các chính sách nào của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thuận nhằm hỗ trợ cho thanh niên tham gia vào hoạt động khởi nghiệp được tốt hơn?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
1.5 KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn kết cấu gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu Trình bày lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu luận văn
Chương 2 Cơ sở lý thuyết Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về ý định khởi nghiệp của thanh niên
Chương 3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu Chương này trình bày mô hình nghiên cứu, xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu và phương pháp phân tích dữ liệu
Trang 14Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày tổng quan
về mẫu nghiên cứu, phân tích hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách Chương này trình bày những kết quả mà đề tài đạt được, các hàm ý chính sách giúp UBND huyện Vĩnh Thuận có những chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tốt hơn, đồng thời chỉ ra các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 15CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 LÝ THUYẾT VỀ KHỞI NGHIỆP
Định nghĩa khởi nghiệp đã thay đổi theo thời gian với cách tư duy của các nhà nghiên cứu khác nhau Theo Richard (1734), khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào Đến đầu thế kỷ 20, định nghĩa khởi nghiệp đã được hoàn thiện hơn và được diễn đạt là quá trình tạo dựng một tổ chức kinh doanh và người khởi nghiệp là người sáng lập nên doanh nghiệp đó Cole (1949) định nghĩa khởi nghiệp là một hoạt động có mục đích để khởi xướng, duy trì và làm mạnh thêm
xu hướng lợi nhuận của một doanh nghiệp Penrose (1959) hay Stevenson và Jarillo (1990) đều cho rằng, hoạt động tự làm chủ doanh nghiệp là một quá trình mà cá nhân khởi nghiệp xác định rõ và biết theo đuổi, nắm lấy những cơ hội trong nền kinh tế Trong khi đó Drucker (1985) khẳng định hoạt động này bao hàm ba yếu tố cơ bản như
sự cải tiến, sự chấp nhận rủi ro và sự chủ động Theo Stevenson (1989), khởi nghiệp là
"quá trình theo đó các cá nhân nhận thức rõ ràng về sự sở hữu doanh nghiệp, phát triển
ý tưởng cho việc kinh doanh, tìm hiểu quá trình trở thành một doanh nhân và thực hiện việc bắt đầu và phát triển của một doanh nghiệp" Rabboir (1995) - trích trong Schnurr và Newing (1997) đã liệt kê ra 20 định nghĩa cho khởi nghiệp từ các nghiên cứu khác nhau về đề tài này Khởi nghiệp trẻ, theo Schnurr và Newing (1997), được định nghĩa là "ứng dụng thực tế các phẩm chất của doanh nhân, ví dụ như sáng kiến, đổi mới, sáng tạo và mạo hiểm trong môi trường làm việc (hoặc tự khởi nghiệp việc làm hoặc việc làm trong các công ty nhỏ mới thành lập), sử dụng các kỹ năng thích hợp để thành công trong môi trường làm việc
Trang 16Đến đầu thế kỷ 21, định nghĩa khởi nghiệp hay tự làm chủ doanh nghiệp càng được làm rõ hơn, nó được giải thích là “tư duy và quá trình tạo ra và phát triển hoạt động kinh tế bằng cách kết hợp sự chấp nhận rủi ro, sự sáng tạo và/hoặc sự cải tiến trong một tổ chức mới đang tồn tại” - theo Ủy ban cộng đồng Châu Âu (2003) Oviatt and McDougall (2005) thì cho rằng khởi nghiệp là sự khám phá, thực hiện, đánh giá và khai thác những cơ hội để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng có tiềm năng để mở một doanh nghiệp riêng (Learned, 2002)
Sự khởi nghiệp là một quá trình hoàn thiện và bền bỉ bắt đầu từ việc nhận biết
cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập doanh nghiệp mới Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor (GEM) thì một doanh nghiệp khi vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp Các học giả trong lĩnh vực kinh tế lao động cho rằng khởi nghiệp là sự lựa chọn giữa việc đi làm thuê và
tự tạo việc làm cho mình Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận rủi ro để tự làm chủ tạo lập một doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho mình Trong nghiên cứu
này có thể định nghĩa: “khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới”.
2.1.2 Người khởi nghiệp và tiềm năng người khởi nghiệp
Trong từ điển, người khởi nghiệp là người đứng ra sáng lập một doanh nghiệp mới để cung ứng một sản phẩm hay dịch vụ cho một thị trường Knight (1921) cho rằng người khởi nghiệp là người nỗ lực dự đoán và hành động dựa trên sự thay đổi và không chắc chắn của thị trường Đối với McClelland (1961), người khởi nghiệp là người có nhu cầu cao về sự thành công hay thành tựu, là người năng động và dám nghĩ dám làm Họ cũng là người luôn tìm đến sự thay đổi, thích ứng với nó và khai thác những cơ hội Người khởi nghiệp có hiệu quả là người biết cách chuyển đổi từ nguồn sẵn có thành một “tài nguyên” có thể khai thác - Drucker (1964) Đối với Shapero (1981), một người khởi nghiệp có năng lực là người đón lấy cơ hội để thành lập doanh nghiệp, công ty riêng của mình ngay khi có cơ hội Bird (1988) giải thích người khởi nghiệp là người tạo dựng một công việc kinh doanh mới MacMillan và Katz (1992)
Trang 17lại định nghĩa người khởi nghiệp là người kiếm tiền bằng cách bắt đầu hoặc quản trị công việc kinh doanh có tính rủi ro
Theo nghiên cứu gần đây của Jhonson (2005) thì người khởi nghiệp luôn cố gắng để phát hiện cơ hội đổi mới sản phẩm hoặc cải tiến các sản phẩm hiện có để kiếm được lợi nhuận Gần đây nhất Ronald May (2013) đã chỉ ra trong nghiên cứu của ông rằng người khởi nghiệp là người “thương mại hóa” sự sáng tạo của mình
Từ những định nghĩa nói trên có thể thấy rõ phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng người khởi nghiệp bao hàm những đặc trưng sau đây: sáng tạo, có xu hướng tìm đến sự cải tiến, nhạy bén trong việc nắm bắt những cơ hội kinh doanh và biết chấp nhận rủi ro Người khởi nghiệp thay vì làm thuê cho một doanh nghiệp, họ thích tự làm chủ công việc kinh doanh và sẵn sàng chấp nhận rủi ro và hưởng mọi lợi nhuận thu được Họ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi những kĩ năng và sáng kiến cùng sự sáng tạo của họ Tuy nhiên, một người có sẵn tố chất khởi nghiệp cũng chưa đủ để thành công mà cần phải có một chính sách kinh tế phù hợp và thuận lợi, một chiến lược ổn định và sáng suốt Khởi nghiệp gắn liền với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội là công việc có ý nghĩa đối với người thích thách thức và là cơ hội phát huy tính sáng tạo
Những người có tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh là những người biết nắm bắt các cơ hội kinh doanh mà họ nhìn nhận được, họ còn là những người thích thách thức, chấp nhận sự rủi ro và mạo hiểm Krueger và Brazeal (1994) cho rằng các doanh nhân tiềm năng là những người sẽ chấp nhận rủi ro và tiến hành các hoạt động khi họ thấy tín hiệu của cơ hội kinh doanh Theo Begley và Tan (2001) những cá nhân có tiềm năng khởi nghiệp là những người chưa từng khởi nghiệp và họ khao khát và có niềm tin vào khả năng thành công khi khởi nghiệp
Tuy các định nghĩa trên khác nhau nhưng đều thống nhất rằng khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị từ trước chứ không hoàn toàn là bẩm sinh Một cá nhân có tố chất khởi nghiệp chưa chắc đã thành công trong việc khởi nghiệp mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài Theo các nhà nghiên cứu, cá nhân có tiềm năng khởi nghiệp là những cá nhân sở hữu các đặc điểm tính cách riêng (sáng tạo, mạo hiểm, chấp nhận rủi ro) Với những tính cách đặc điểm khác nhau sẽ có tiềm năng khởi
Trang 18nghiệp khác nhau Tuy nhiên nghiên cứu trên chỉ giải thích một phần tiềm năng khởi
nghiệp
Krueger và Brazeal (1994) cho rằng một cá nhân có tiềm nằng khởi nghiệp khi có sự mong muốn và có cảm nhận về tính khả thi khi khởi nghiệp Khi cá nhân nhận thấy tiềm năng khởi nghiệp họ sẽ có dự định khởi nghiệp và từ đó biến thành các hoạt động khởi nghiệp trong tương lai Khi cá nhân nhận thấy sự hấp dẫn của khởi nghiệp,
họ đã có cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp Có sự cảm nhận về năng lực của bản thân và nguồn lực bên ngoài, họ sẽ có niềm tin về khả năng thực hiện hành vi khởi nghiệp Lúc đó, họ cảm thấy tự tin và khả năng thành công cao với việc khởi nghiệp
Một cá nhân nếu chỉ có mong muốn khởi nghiệp, cá nhân đó sẽ không khởi nghiệp được vì họ không có sự tự tin và khả năng khởi nghiệp Ngược lại, cá nhân có
đủ tự tin về năng lực thực hiện các hoạt động khởi nghiệp sẽ không bao giờ thực hiện vì họ không có ý định hoặc không thích và không đam mê Do đó, người có tiềm năng khởi nghiệp phải vừa có mong muốn và sự tự tin
2.1.3 Ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế
Tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống: mức độ sử
dụng lao động tăng có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, một nước có dân số đông, chịu sức ép của dân số và việc làm dẫn đến hiện tượng di cư vào đô thị Các doanh nghiệp thu hút nhiều việc làm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút người lao động nhàn rỗi nhất là ở nông thôn Từ giải quyết vấn đề việc làm, nhiều doanh nghiệp nhỏ xuất hiện sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu đói nghèo, thất nghiệp
Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế: với những ngành có
nhiều doanh nghiệp tham gia, các doanh nghiệp luôn tìm cách để thúc đẩy cạnh tranh, củng cố và nâng cao vị trí của mình Theo Ghulam và Linán (2011) khởi nghiệp tạo ra
cơ chế làm giảm tính không hiệu quả của nền kinh tế Các doanh nghiệp ở nông thôn, vùng núi sẽ làm giảm tỷ trọng nông nghiệp ở những vùng này và tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ
Tạo nên tính đa dạng thị trường: những người khởi nghiệp góp phần tạo ra
cho thị trường những ý tưởng, sự đổi mới, tính sáng tạo Nhờ quy mô nhỏ mà các doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với nhu cầu thị
Trang 19trường Các doanh nghiệp cạnh tranh nhau sẽ phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Họ luôn phải đổi mới sản phẩm của mình để tạo nên tính khác biệt trong thị trường
Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất: việc gia tăng các doanh
nghiệp nhỏ dấn đến gia tăng sự cạnh tranh Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh cần phải luôn luôn thay đổi, tìm cách đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí đầu vào, chi phí sản xuất Họ luôn là những người tiên phong trong việc tìm tòi những phương thức sản xuất mới Những sáng kiến của họ đôi khi không được áp dụng vào thực tiễn nhưng đã được các doanh nghiệp lớn mua lại để phát huy
Sử dụng tốt vốn tri thức và năng lực của con người: thành lập doanh nghiệp
là cơ sở cho gia tăng việc khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn Một cá nhân có thể khởi nghiệp cần có đầy đủ năng lực phẩm chất, tầm nhìn chiến lược Đây cũng là môi trường để cá nhân học hỏi tiếp thu, rút ra các bài học đồng thời cũng sử dụng tốt khả năng vốn có của bản thân Sự gia tăng trao đổi giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh là cơ sở cho các hoạt động đổi mới và phát triển công nghệ, kinh tế
2.2 MÔ HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH HÀNH VI
2.2.1 Mô hình sự kiện kinh doanh (The Entrepreneurial Event Model) của Shapero
Mô hình này xem xét việc kinh doanh là một sự kiện có thể được giải thích bằng sự tương tác giữa sáng kiến, khả năng, quản lý, quyền tự chủ tương đối và rủi ro Theo mô hình này, ý định kinh doanh phụ thuộc vào 3 yếu tố: (1) sự ham muốn kinh
doanh, (2) xu hướng hành động, và (3) sự sẵn sàng kinh doanh
Trang 20Sơ đồ 2.1: Mô hình sự kiện kinh doanh của tác giả Shapero Nguồn: Krueger và Carsrud, 1993; Summers 1998; Krueger và ctg 2000
2.2.2 Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein
Mô hình TRA được áp dụng cho các nghiên cứu thái độ và hành vi, mô hình này cho thấy được ý định hành vi là yếu tố tốt nhất để xác định được hành vi Theo Fishbein (1967), yếu tố quyết định đến hành vi cuối cùng không phải là thái độ mà là ý định hành vi Ý định của con người nhằm thực hiện hành vi bị tác động bởi thái độ và quy chuẩn chủ quan Thái độ đối với một hành động là bạn cảm thấy như thế nào khi làm một việc gì đó Quy chuẩn chủ quan là người khác cảm thấy như thế nào khi bạn làm việc đó (gia đình, bạn bè,…) Lý thuyết cho rằng các yếu tố ngoại vi có thể ảnh hưởng gián tiếp đến ý định thông qua hai yếu tố chính trên
Sơ đồ 2.2: Mô hình Lý thuyết hành động hợp lý của Fishbein
Nguồn: Fishbein và Ajzen, 1975
Trang 21
2.2.3 Mô hình Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (The Theory of Planned Behavior – TPB) của Ajzen
Ajzen (1991) định nghĩa lý thuyết về hành vi có kế hoạch với tiền đề rằng hành
vi bất kỳ đòi hỏi một số kế hoạch nhất định và nó có thể được dự đoán bởi ý định áp dụng các hành vi đó Kết quả của nghiên cứu này giải thích sự hình thành của ý định thông qua 3 yếu tố: (1) thái độ của chủ thể đối với các hành vi, (2) các quy chuẩn chủ quan như sự nhận thức về ý kiến của người khác đối với hành vi được đề xuất, và (3) kiểm soát hành vi về nhận thức
Mô hình TPB khắc phục nhược điểm của mô hình TRA bằng cách thêm vào một biến nữa là kiểm soát hành vi về nhận thức Nó đại diện cho các nguồn lực cần thiết của một người để thực hiện một công việc bất kì Mô hình TPB được xem như tối
ưu hơn mô hình TRA trong việc dự đoán và giải thích hành vi của một người trong cùng một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu
Sơ đồ 2.3: Mô hình Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch của Ajzen
Nguồn: Ajzen, 1991
2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền và Mai Võ Ngọc Thanh (2016) nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 400 sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố Mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 7 nhân tố tác động đến ý định KSDN bao gồm giáo dục, quy chuẩn chủ quan, kinh nghiệm làm việc, thái độ, nguồn vốn, sẵn sàng kinh doanh và sự đam mê kinh doanh Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám khá (EFA) và
Trang 22hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu chỉ
ra rằng, có 4 nhân tố tác động đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD bao gồm thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh đến ý định KSDN của sinh viên ngành QTKD
Nghiên cứu của Lê Trần Phương Uyên và cộng sự (2015) về “Các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh” Số liệu thu thập với 324 mẫu hợp lệ, được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22 nhằm kiểm định mức độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha để loại bỏ biến không phù hợp, sau đó tiếp tục sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA để nhóm nhân tố và loại các biến không đạt chuẩn, các nhân tố mới được đưa vào phân tích hồi quy để xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên Kết quả đã chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh gồm (1) Thị trường – Tài chính – Năng lực, (2) Nghiên cứu và Phát triển, (3) Pháp lý, (4) Văn hóa Tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay làn sóng khởi nghiệp vẫn chưa thực sự bền vững và khởi sắc Các hoạt động nhằm thúc đẩy và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cần phải đóng một vai trò thiết yếu và phải có được sự quan tâm kịp thời, đầu tư lâu dài, đúng mức và đồng bộ vào các yếu tố trên Nhóm nghiên cứu hy vọng những giải pháp, kiến nghị đề ra, dù chưa thật sự hoàn thiện, sẽ góp phần định hướng xây dựng các chương trình hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên TP.HCM khởi nghiệp trong tương lai
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ” Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, chúng tôi tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên đại học kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: (1) Động lực trở thành doanh nhân, (2) Nền tảng gia đình, (3) Chính sách chính phủ và địa phương, (4) Tố chất
Trang 23doanh nhân, (5) Khả năng tài chính, (6) Đặc điểm cá nhân Hàm ý của nghiên cứu này được mong đợi là đóng góp rất lớn vào việc cải tiến chương trình giáo dục khởi sự doanh nghiệp và chính sách của chính phủ và địa phương
Hoàng Thị Phương Thảo và Bùi Thị Thanh Chi (2013) nghiên cứu về “Ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP Hồ Chí Minh” Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA tại TP HCM Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nữ học viên các khóa học QTKD của các Trường ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa và ĐH Mở TP HCM được chọn theo phương pháp thuận tiện với quy mô mẫu thực tế là 222 Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi tự trả lời gửi đến địa chỉ email các lớp MBA Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), phân tích tương quan và hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu; phân tích mô tả được dùng để mô tả, giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ học viên MBA là: đặc điểm cá nhân, nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ gia đình, động cơ kéo và rào cản gia đình; trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố đặc điểm cá nhân Đây là điểm mà các nhà hoạch định chính sách chính phủ, các tổ chức xã hội và các cá nhân quan tâm để đề ra các đường lối đúng đắn trong việc thúc đẩy khởi nghiệp từ một nguồn lực là các nữ học viên MBA, gia tăng lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần phát triển kinh tế quốc
gia
Nguyễn Thị Yến, Trần Trọng Nghĩa, Nguyễn Quang Phú, Nguyễn Thị Ngọc Tài (2011) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ĐHQG TP Hồ Chí Minh” Đề tài Nghiên cứu Khoa học Euréka, 2011 Nghiên cứu nhằm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến ý định khởi nghiệp sau khi ra trường của sinh viên các trường thành viên ĐHQG TP HCM Số liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với đối tượng là sinh viên tại các trường ĐH thuộc ĐHQG TP HCM, số mẫu thực tế là 514 Thông qua phần mềm SPSS, số liệu từ mẫu điều tra được
xử lý để kiểm định lại mô hình đo lường và các giả thuyết trong mô hình; thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích hồi quy bội được tác giả sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu Kết quả cho thấy
Trang 24ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHQG TP HCM chịu tác động chủ yếu bởi 2 nhóm yếu tố: (1) các yếu tố cá nhân: sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự ham muốn kinh doanh; (2) yếu tố môi trường: nguồn vốn Tuy nhiên yếu tố nguồn vốn có tác động rất nhỏ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, do khả năng huy động vốn của sinh viên chưa cao và chưa dám mạnh dạn vay vốn để khởi nghiệp
Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu
Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị
Diệu Hiền và Mai Võ
Ngọc Thanh (2016) nghiên
cứu về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự
doanh nghiệp của sinh viên
khối ngành Quản trị kinh
doanh tại các trường đại
học/cao đẳng trên địa bàn
Thành phố Cần Thơ”
- Biến phụ thuộc: ý định khởi sự DN
- Biến độc lập: bao gồm giáo dục, quy chuẩn chủ quan, kinh nghiệm làm việc, thái độ, nguồn vốn, sẵn sàng kinh doanh và sự đam mê kinh doanh
- Dữ liệu: thu thập từ 400 sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học/cao đẳng trên địa bàn thành phố
- Phương pháp phân tích:
Hồi quy đa biến
Thái độ và sự đam mê, sự sẵn sàng kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, giáo dục ảnh hưởng cùng chiều với
Ý định khởi sự DN của sinh viên Trong đó, yếu tố thái độ và sự đam mê có tác động mạnh đến ý định khởi sự DN của sinh viên ngành QTKD
Nghiên cứu của Lê Trần
Phương Uyên và cộng sự
(2015) về “Các nhân tố tác
động đến quyết định khởi
nghiệp của thanh niên tại
thành phố Hồ Chí Minh”
- Biến phụ thuộc: quyết định khởi nghiệp của thanh niên
- Biến độc lập: pháp lý, thị trường, tài chính, nghiên cứu và phát triển, năng lực, văn hóa
- Dữ liệu: thu thập từ 324 thanh niên trên địa bàn
Kết quả đã chỉ ra có 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của thanh niên tại thành phố Hồ Chí Minh gồm (1) Thị trường – Tài chính – Năng lực, (2) Nghiên cứu và Phát triển, (3) Pháp lý, (4) Văn hóa
Trang 25thành phố
- Phương pháp phân tích:
Hồi quy đa biến
Phan Anh Tú và Nguyễn
Thanh Sơn (2015) về “Các
nhân tố ảnh hưởng đến ý
định khởi sự doanh nghiệp
của sinh viên kinh tế đã tốt
nghiệp trên địa bàn thành
phố Cần Thơ”
- Biến phụ thuộc: ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Biến độc lập: (1) Động lực trở thành doanh nhân, (2) Nền tảng gia đình, (3) Chính sách chính phủ và địa phương, (4) Tố chất doanh nhân, (5) Khả năng tài chính, (6) Đặc điểm cá nhân
- Dữ liệu: thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- Phương pháp phân tích:
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic
Kết quả 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ gồm: (1) Động lực trở thành doanh nhân, (2) Nền tảng gia đình, (3) Chính sách chính phủ và địa phương, (4) Tố chất doanh nhân, (5) Khả năng tài chính, (6) Đặc điểm cá nhân
Hoàng Thị Phương Thảo
và Bùi Thị Thanh Chi
(2013) nghiên cứu về “Ý
định khởi nghiệp của nữ
học viên MBA tại TP Hồ
- Biến phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp
- Biến độc lập: đặc điểm cá nhân, nguồn vốn cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của
nữ học viên MBA là: đặc điểm cá nhân, nguồn vốn
Trang 26Chí Minh” từ gia đình, động cơ kéo và
rào cản gia đình
- Dữ liệu: thu thập từ 222
nữ học viên MBA tại TP
Hồ Chí Minh
- Phương pháp phân tích:
Hồi quy đa biến
cho khởi nghiệp, động cơ đẩy, hỗ trợ từ gia đình, động cơ kéo và rào cản gia đình; trong đó tác động mạnh nhất là yếu tố đặc điểm cá nhân
Nguyễn Thị Yến, Trần
Trọng Nghĩa, Nguyễn
Quang Phú, Nguyễn Thị
Ngọc Tài (2011) nghiên
cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên
ĐHQG TP Hồ Chí Minh”
- Biến phụ thuộc: Ý định khởi nghiệp
- Biến độc lập: sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân và sự ham muốn kinh doanh; nguồn vốn
- Dữ liệu: Số liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với
514 là sinh viên tại các trường ĐH thuộc ĐHQG
TP HCM
- Phương pháp phân tích:
Hồi quy đa biến
Kết quả cho thấy ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHQG TP HCM chịu tác động chủ yếu bởi 2 nhóm yếu tố: (1) các yếu tố cá nhân: sự sẵn sàng kinh doanh, tính cách cá nhân
và sự ham muốn kinh doanh; (2) yếu tố môi trường: nguồn vốn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2017
2.4 MÔ HÌNH VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU
2.4.1 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang Biến phụ thuộc của mô hình là ý định khởi nghiệp của thanh niên, các nhân tố độc lập bao gồm giáo dục, thái độ, sự đam mê, nguồn vốn, nhu cầu thành đạt và hỗ trợ khởi nghiệp
Trang 27Năng lực khởi nghiệp
Thị trườngNguồn vốn Đam mê khởi nghiệp
Thái độ khởi nghiệp
Ý định khởi nghiệp của thanh niên
Hỗ trợ khởi nghiệp
Sơ đồ 3.1 : Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Theo đề xuất của tác giả, 2017
2.4.2 Giả thiết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố năng lực khởi nghiệp
đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
Giả thuyết H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố thái độ khởi nghiệp đến
ý định khởi nghiệp của thanh niên
Giả thuyết H3: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố sự đam mê khởi nghiệp
đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
Giả thuyết H4: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố nguồn vốn đến ý định
khởi nghiệp của thanh niên
Giả thuyết H5: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố thị trường đến ý định
khởi nghiệp của thanh niên
Giả thuyết H6: Có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố hỗ trợ khởi nghiệp đến
ý định khởi nghiệp của thanh niên
Trang 28KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 trình bày về cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp Ban thân học viên đưa ra khái niệm về khởi nghiệp, tiềm năng của người khởi nghiệp, các đặc trưng của khởi nghiệp trong sinh viên, ý nghĩa của khởi nghiệp kinh doanh với sự phát triển kinh tế Các lý thuyết kinh tế liên quan đến hành vi Trình bày các mô hình thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Những cơ sở lý thuyết này giúp tác giả đề tài xây dựng được khung phân tích và mô hình nghiên cứu cho các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang
Trang 29CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Phần nghiên cứu sơ bộ này mục đích tác giả đưa ra và thảo luận nhằm khai thác các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của thanh niên Dựa trên các nghiên cứu có liên quan, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố Sau đó tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên gia, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực khởi nghiệp Qua đó, cũng thảo luận với các chuyên gia về bảng câu hỏi phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn thử 10 thanh niên để hoàn thiện bảng câu hỏi Sau đó tiến hành nghiên cứu chính thức
3.1.2 Nghiên cứu chính thức
3.1.2.1 Cách chọn mẫu
Theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr499), cỡ mẫu tối thiểu là n > 50 + 8*p với p là số biến độc lập Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n > 8*6 + 50 <=> n > 96 Trong nghiên cứu này tác giả chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 200 thanh niên
Nguồn dữ liệu của luận văn: Sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp
Dữ liệu sơ cấp: chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, bằng cách phỏng vấn thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận Với 7 xã và 01 thị trấn, mẫu được chọn tại tại mỗi xã và thị trấn là 25 thanh niên Sau khi tiến hành sàng lọc dữ liệu, phát hiện có
8 phiếu không điền đầy đủ các thông tin, nên loại bỏ 8 phiếu này Số phiếu còn lại đều đảm bảo độ tin cậy, do đó tác giả sử dụng 192 phiếu để nhập dữ liệu đưa vào phân tích
Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng dữ liệu của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được công bố (số liệu từ luận văn thạc sĩ trong nước, từ tạp chí nước ngoài, tạp chí trong nước), từ các nghiên cứu này tác giả rút ra được những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên
Trang 303.1.2.2 Xây dựng thang đo
Trên cơ sở lý thuyết về hành vi tiêu dùng và các nghiên cứu liên quan Tác giả xây dựng thang đo ý định khởi nghiệp của thanh niên Thang đo được thiết kế theo thang đo Likert như sau:
1 Thanh niên rất không đồng ý
2 Thanh niên không đồng ý
3 Thanh niên trung hòa
4 Thanh niên đồng ý
5 Thanh niên rất đồng ý
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo
NLKN1 Tôi nắm vững các kiến thức kinh doanh Lê Trần Phương Uyên
và cộng sự (2015)
NLKN2 Tôi được trang bị những kỹ năng cần thiết
cho khởi nghiệp
Lê Trần Phương Uyên và cộng sự (2015)
NLKN3 Tôi được tấp huấn về kiến thức khởi nghiệp Lê Trần Phương Uyên
và cộng sự (2015)
TDKN1 Tôi rất hứng thú với việc khởi nghiệp Nguyễn Quốc Nghi và
DMKN1 Tôi không thích đi làm thuê cho người khác
sau khi tốt nghiệp
Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2016)
DMKN2 Tôi có xu hướng mở doanh nghiệp riêng sau Nguyễn Quốc Nghi và
Trang 31khi tốt nghiệp cộng sự (2016)
DMKN3 Khởi sự doanh nghiệp hấp dẫn đối với tôi Nguyễn Quốc Nghi và
NV2 Tôi có khả năng tích luỹ vốn (nhờ tiết kiệm
chi tiêu, làm thêm…)
Nguyễn Thị Yến và cộng sự (2011)
NV3
Tôi có thể huy động vốn từ những nguồn vốn khác (ngân hàng, quỹ tín dụng,…)
Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2013)
TT1 Sản phẩm khởi nghiệp tôi hiện tại chưa ai
làm tại địa phương
HTKN1 Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ tôi
nếu tôi quyết định khởi nghiệp
Tác giả
HTKN2 Bạn bè sẽ ủng hộ tôi nếu tôi quyết định khởi
nghiệp
Tác giả
HTKN3 Những người quan trọng khác sẽ ủng hộ tôi
nếu tôi quyết định khởi nghiệp
Tác giả
HTKN4 Nhà nước có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp Tác giả
Trang 32YDKN1 Tôi có ý định tạo ra một sản phẩm mới cho
YDKN3 Tôi có ý định phát triển sản phẩm của mình
vươn ra thị trường quốc tế
Tác giả
Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2017
3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
3.2.1 Đánh giá sơ bộ thang đo
Việc đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploring Factor Analysis) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn độ tin cậy Trong đó:
Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một khái niệm nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.257, 258) cùng nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0.6 trở lên là sử dụng được Về mặt lý thyết, Cronbach’s Alpha càng cao thì càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao) Tuy nhiên, nếu Cronbach’s Alpha quá lớn (0.95) thì xuất hiện hiện tượng trùng lắp (đa cộng tuyến) trong đo lường, nghĩa là nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011, tr.350 - 351)
Tuy nhiên, bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta còn sử dụng hệ số tương quan biến tổng (Iterm - Total correlation), do hệ số Cronbach’s Alpha không cho biết biến nào nên loại bỏ và biến nào nên giữ lại; theo đó những biến nào có tương quan biến tổng < 0.3 sẽ bị loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút gọn một tập biến Trong nghiên cứu này, phân tích nhân tố được ứng dụng để tóm tắt tập các biến quan sát vào một số nhân tố nhất định đo lường các thuộc tính của các khái niệm nghiên
Trang 33cứu Tiêu chuẩn áp dụng và chọn biến đối với phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm:
Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO (Kaiser - Mayer - Olkin) dùng để đánh giá
sự thích hợp của EFA Theo đó, giả thuyết H0 (các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể) bị bác bỏ và do đó EFA được gọi là thích hợp khi: 0.5 ≤ KMO ≤ 1 và Sig < 0.05 Trường hợp KMO < 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, tr.262)
Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố) và chỉ số Cummulative (tổng phương sai trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát) Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), các nhân tố có Engenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc (biến tiềm ẩn trong các thang đo trước khi EFA) Vì thế, các nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% Tuy nhiên, trị số Engenvalue và phương sai trích là bao nhiêu còn phụ thuộc vào phương pháp trích và phép xoay nhân tố Theo Nguyễn Trọng Hoài (2009, tr.14), nếu sau phân tích EFA là phân tích hồi qui thì có thể sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax
Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA Theo Hair và ctg, Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng; Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading > 0.75 (Nguyễn Trọng Hoài, 2009, tr.14) Ngoài ra, trường hợp các biến có Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0.3), tức không tạo nên sự khác biệt để đại diện cho một nhân tố, thì biến đó cũng bị loại và các biến còn lại sẽ được nhóm vào nhân tố tương ứng đã được rút trích trên ma trận mẫu (Pattern Matrix)
3.2.3 Phân tích hồi qui tuyến tính bội
Quá trình phân tích hồi qui tuyến tính được thực hiện qua các bước:
Trang 34Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ
thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và độc lập với biến phụ thuộc Tuy nhiên, nếu hệ số tương quan > 0.85 thì cần xem xét vai trò của các biến độc lập, vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này có được giải thích bằng một biến khác)
Bước 2: Xây dựng và kiểm định mô hình hồi qui
Y = β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + + βkXk
Được thực hiện thông qua các thủ tục:
Lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi qui, sử dụng phương pháp Enter - SPSS 16.0 xử lý tất cả các biến đưa vào cùng một lượt
Đánh giá độ phù hợp của mô hình bằng hệ số xác định R2 (R Square) Tuy nhiên, R2 có đặc điểm càng tăng khi đưa thêm các biến độc lập vào mô hình, mặc dù không phải mô hình càng có nhiều biến độc lập thì càng phù hợp với tập dữ liệu Vì thế, R2 điều chỉnh (Adjusted R Square) có đặc điểm không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình được sử dụng thay thế R2 để đánh giá mức độ phù hợp của
mô hình hồi qui bội
Kiểm định độ phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách sử dụng phương pháp phân tích ANOVA để kiểm định giả thuyết H0: (không có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập β1=β2=β3=βK= 0)
Nếu trị thống kê F có Sig rất nhỏ (< 0.05), thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc Nghĩa là mô hình được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, vì thế có thể sử dụng được
Xác định các hệ số của phương trình hồi qui, đó là các hệ số hồi qui riêng phần
βk đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi một đơn vị, trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên Tuy nhiên, độ lớn của βk phụ thuộc vào đơn vị đo lường của các biến độc lập, vì thế việc so sánh trực tiếp chúng với nhau là không có ý nghĩa Do đó, để có thể so sánh các hệ số hồi qui với nhau từ đó xác định tầm quan trọng (mức độ giải thích) của các biến độc lập cho biến phụ thuộc,
Trang 35người ta biểu diễn số đo của tất cả các biến độc lập bằng đơn vị đo lường độ lệnh chuẩn beta
Bước 3: Kiểm tra vi phạm các giả định hồi qui
Mô hình hồi qui được xem là phù hợp với tổng thể nghiên cứu khi không vi phạm các giả định Vì thế, sau khi xây dựng được phương trình hồi qui, cần phải kiểm tra các vi phạm giả định cần thiết sau đây:
Có liên hệ tuyến tính gữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Phần dư của biến phụ thuộc có phân phối chuẩn
Phương sai của sai số không đổi
Không có tương quan giữa các phần dư (tính độc lập của các sai số)
Không có tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến)
Trong đó:
Công cụ để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính là đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Standardized Pridicted Value)
Công cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần số Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot
Công cụ để kiểm tra giả định sai số của biến phụ thuộc có phương sai không đổi là đồ thị phân tán của phần dư và giá trị dự đoán hoặc kiểm định Spearman’s rho
Công cụ được sử dụng để kiểm tra giả định không có tương quan giữa các phần
dư là đại lượng thống kê D (Durbin - Watson), hoặc đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter)
Công cụ được sử dụng để phát hiện tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008, tr.217 - 218), quy tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; trong khi đó, theo Nguyễn Đình Thọ (2011, tr.497), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến
3.2.4 Kiểm định sự khác biệt
Công cụ sử dụng là phép kiểm định Independent - Sample T-Test, hoặc phân tích phương sai (ANOVA), hoặc kiểm định KRUSKAL - WALLIS Trong đó:
Trang 36Independent - Sample T-Test được sử dụng trong trường hợp các yếu tố nhân khẩu học có hai thuộc tính (chẳng hạn, giới tính bao gồm: giới tính nam và giới tính nữ), vì thế chia tổng thể mẫu nghiên cứu làm hai nhóm tổng thể riêng biệt
Phân tích phương sai (ANOVA) được sử dụng trong trường hợp các yếu tố nhân khẩu học có ba thuộc tính trở lên, vì thế chia tổng thể mẫu nghiên cứu làm ba nhóm tổng thể riêng biệt trở lên (chẳng hạn, thời gian sử dụng dịch vụ của khách hàng, bao gồm: dưới 1 năm, từ 1 - 3 năm, trên 3 năm) Điều kiện để thực hiện ANOVA là các nhóm so sánh phải độc lập và được chọn một cách ngẫu nhiên; các nhóm so sánh phải có phân phối chuẩn hoặc cỡ mẫu đủ lớn để tiệm cận với phân phối chuẩn; phương sai của các nhóm so sánh phải đồng nhất
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 trình bày mô hình và phương pháp nghiên cứu Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố độc lập gồm giáo dục, thái độ, sự đam mê, nguồn vốn, nhu cầu thành đạt và hỗ trợ khởi nghiệp đều ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận Mẫu nghiên cứu được chọn từ
236 thanh niên đang lao động, sản xuất trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang Xây dựng thang đo cho các nhân tố và đề xuất phương pháp phân tích dữ liệu
Trang 37CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Vĩnh Thuận là huyện thuộc vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố Rạch Giá 75km đường bộ về hướng Tây Bắc và cách thành phố Cà Mau, Tỉnh Cà Mau 50km về hướng Tây Nam, tiềm năng kinh tế phát triển chủ yếu là nông nghiệp gồm trồng lúa, màu và nuôi trồng thủy sản Huyện có 07 xã và 01 thị trấn, địa hình đồng bằng châu thổ, là vùng đất phèn nhiễm mặn, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng với hai mùa mưa nắng rõ rệt Mùa mưa bắt đầu vào khoảng tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 10; diện tích tự nhiên 39.473,79ha
Trang 38Hình 4.1: Bản đồ huyện Vĩnh Thuận
Nguồn: https://vinhthuan.kiengiang.gov.vn/Trang/trangchu.aspx
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XI, nhiệm kỳ 2015-2020, nhất là sau khi thực hiện Chương trình số 23-CTr/TU, ngày 19-6-2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kết luận số 56-KL/TW, ngày 21-02-2013 của Bộ Chính trị về củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đến nay huyện có 103 tổ hợp tác với 1.132 hộ tham gia và với 943,62 ha canh tác, chủ yếu hợp tác sản xuất theo các
mô hình như: tôm – lúa, lúa – màu, lúa chất lượng cao, các mô hình nuôi thủy sản khác, nuôi cá bống tượng, cá chình, nuôi heo
Tốc độ tăng trưởng (GRDP) giai đoạn này ước đạt 14,35% (Kế hoạch là 14%) Thu nhập bình quân đầu người năm 2014, ước đạt 2.486 USD/người/năm, tương đương 52,934 triệu đồng/người/năm (tăng 27,241 triệu đồng/người/năm so với năm 2010) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.087 tỷ đồng; trong đó, vốn nhà nước 460 tỷ đồng, vốn đầu tư của cư dân và doanh nghiệp 1.017 tỷ đồng, vốn khác 610 tỷ đồng Tổng thu ngân sách 261,517 tỷ đồng (KH là 196,079 tỷ đồng, ước đạt 133%KH); trong đó, các khoản thu cân đối ngân sách 136,469 tỷ đồng; thu quản lý qua ngân sách 125,048 tỷ đồng Chi ngân sách 1.718,003 tỷ đồng; trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương 1.596,057 tỷ đồng, các khoản chi quản lý qua ngân sách 121,946 tỷ đồng Tổng sản