Bên cạnh những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì thái độ là nhân tố tác động mạnh đến “ý định khởi nghiệp” của sinh viên. Để có thái độ hay cái nhìn tổng quát, sâu hơn về khởi nghiệp nhóm tác giả đề xuất các giải pháp sau:
Thứ nhất, biến “bạn sẽ hài hài lòng khi bạn trở thành doanh nhân” có quan hệ tương quan cùng chiều với “ ý định khởi nghiệp” chính vì vậy, mỗi sinh viên ngay từ năm nhất nên tự tìm hiểu và tạo cơ hội kinh doanh, phải thực sự xem giảng dạy là hoạt đô ̣ng chủ đạo nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng và thái đô ̣ tích cực để nâng cao khả năng kinh doanh của bản thân.
Thứ hai, luôn lắng nghe bài học của những người đã đi trước, có thái độ tích cực trong học tâ ̣p, luôn học hỏi thầy cô, bạn bè vì đôi khi ý tưởng kinh doanh đến từ chính bạn bè, hay tiết học của thầy cô trên giảng đường.
Theo kết quả phân tích nhân tố EFA cũng đã chỉ ra biến quan sát “Bạn quyết tâm khởi nghiệp dù gặp nhiều khó khăn” có tương quan mạnh nhất trong thang đo thái độ hành vi ( hệ số tải nhân tố 0,812). Theo đó sinh viên cần tin tưởng vào chính năng lực bản thân mình vì tự tin trong công việc và học tập của bản thân là cơ sở nền tảng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Hơn thế nữa, những người khởi nghiệp tự tin luôn tin rằng mình có thể là được mục tiêu đề ra bằng khả năng của chính mình và số thành công rất cao.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu biến quan sát “bạn hứng thú với viê ̣c khởi nghiê ̣p” tương quan mạnh đến “ý định khởi nghiệp” ( có hệ số nhân tố tải là 0,693). Do đó, để gia tăng việc hứng thú khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường sinh viên nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa song song học các chương trình đào tạo chính thức như các hô ̣i thảo nói về khởi nghiệp, cuô ̣c thi viết kế hoạch kinh doanh, các cuô ̣c thi sáng tạo ý tưởng kinh doanh, các buổi nói chuyện, các tọa đàm giao giữa các sinh viên và doanh nhân đã khởi nghiệp thành công để học hỏi kiến thức, kỹ năng và sự đam mê kinh doanh của bản thân.