Phân tích phương sai (ANOVA)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

Phân tích Аnоvа được sử dụng để kiểm định sử khác biệt của các đối tượng. Ở bài nghiên cứu này, nhóm tác giả xem xét ảnh hưởng củа các уếu tố: giới tính, kiểm định sự tác động khác biệt theo trường đối tượng nghiên cứu đang học (giữa Đại học và Cao đẳng; giữa năm cuối và năm gần cuối). Tại bước này, nếu giá trị Sig ≤ 0,05 (với mức ý nghĩа 95%) nghĩa là không có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng. Sau khi tiến hành chạy phân tích ANOVA cho từng nhóm đối tượng kết quả cụ thể như sau:

Thuộc tính Giới tính Giữa SV đại học và cao đẳng

Giữa SV Năm cuối và năm gần cuối

Giá trị sig 0,058 0,06 0,016

Bảng 4. 17. Tóm tắt phân tích АNОVА 1 chiều

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Qua bảng phân tích ANOVA kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm thuộc tính cho thấy: Có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp giữa giới tính “nam” và “nữ”; có sự khác biệt giữa SV “đại học” và “cao đẳng” do có giá trị sig đều lớn hơn 0,05. Bên cạnh đó, kết quả chỉ ra rằng không có sự khác biệt giữa nhóm SV “ năm cuối” và năm “gần cuối”. Tiến hành phân tích sâu Аnоvа bằng kiểm định Tukeу, dựа theо Phụ lục 76 - Kiểm định sự khác biệt theo giới tính: Có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp giữa giới tính “nam” và “nữ”. Điều này có thể được lý giải là do nam giới có nhiều ham muốn và cơ hội để trở thành doanh nhân hơn so với nữ giới. Mặc khác, có thể là do phụ nữ gặp khó khăn trong công việc hơn đàn ông, phụ nữ phải cân đối giữa gia đình và công việc do đó sẽ không tạo được hiệu ứng tích cực như mong muốn. Kết quả tương tự cũng đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu phải kể đến các nghiên cứu như “đánh giá ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên” của tác giả Mai Võ Ngọc Thanh và nghiên cứu “Factors Affecting Entrepreneurial” của các tác giả Amran Md Rasli, Saif ur Rehman Khan, Shaghayegh Malekifar, Samrena Jabeen (2/2013), những nghiên cứu này ghi nhận rằng giữa nam và nữ thì nam có ý định khởi nghiệp cao hơn. - Kiểm định sự tác động khác biệt theo trường đối tượng nghiên cứu đang học (giữa Đại học và Cao đẳng): Có sự khác biệt giữa SV “đại học” và “cao đẳng”. Điều này

cũng dễ hiểu vì thời gian đào tạo của Cao đẳng ngắn hơn Đại học nên SV tốt nghiệp sớm hơn do đó họ sẽ tìm việc làm và có thời gian làm việc cũng như kinh nghiệm nhiều hơn và trước hơn sinh viên ĐH. Mặt khác, giáo dục đào tạo trình độ cao đẳng có phần hạn hẹp hơn so với trình độ đại học nên khả năng mong muốn khởi nghiệp ở đối tượng này sẽ cao hơn SV trình độ đại học.

- Kiểm định sự tác động khác biệt theo trường đối tượng nghiên cứu đang học (giữa Đại học và Cao đẳng): Không tồn tại sự khác biết giữa nhóm SV “ năm cuối” và năm “gần cuối” giá trị sig bằng 0,016 nhỏ hơn 0,05. Điều này chứng tỏ rằng dù là sinh viên đang học năm mấy ở ĐH – CĐ thì ý định khởi nghiệp của họ cũng như nhau.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM GIA TĂNG NHẬN THỨC VỀ KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

Hiện nay, môi trường khởi nghiệp Việt Nam còn rất non trẻ so với thế giới nhưng chúng ta vẫn có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ: còn đang ở trong thời kì dân số vàng, nền kinh tế đang phát triển, hơn nửa triệu doanh nghiệp đang hoạt động, hàng trăm trường đại học và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động trên khắp cả nước. Tuy nhiên vấn đề được đặt ra lâu nay là chúng ta đang thiếu những giải pháp căn cơ về đổi mới nền giáo dục; thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp từ chính quyền các cấp; đặc biết thiếu những giải pháp tạo dựng nền văn hóa khởi nghiệp, văn hóa chấp nhận “thất bại” cho người dân, đặc biệt cho giới trẻ.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)