mong muốn, xu hướng hành động và cảm nhận tính khả thi. Theo mô hình này, ý định khởi nghiệp sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và họ mong muốn nắm lấy cơ hội đó. Và để ý định đó biến thành hành động khởi nghiệp thì cần có chất xúc tác. Đó chính là những đổi trong cuộc sống con người. Sự thay đổi có thể ở dưới dạng tiêu cực như mất việc, bất mãn công việc hiện tại . . . là các nhân tố đẩy hoặc dưới dạng tích cực như muốn làm chủ, hay là tìm được đối tác tốt hoặc, có hỗ trợ tài chính . . . . Ví dụ như khi một người bất mãn với công việc hiện tại, nhân tố đó sẽ thúc đẩy anh ta thành lập nghiệp để tự làm chủ ; hoặc như nếu tìm thấy một cơ hội kinh doanh tốt thì mặc dù công việc hiện tại không có gì đáng phàn nàn nhưng cá nhân đó vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh doanh.
Nhưng thay đổi đó có dẫn tới ý định khởi nghiệp không hay dẫn tới sự lựa chọn khác thì lại phụ thuộc vào cảm nhận về mong muốn khởi nghiệp và cảm nhận về tính khả thi của bản thân. Đối với cảm nhận về mong muốn, nó được hình thành từ văn hóa, gia đình, bạn bè và người thân. Còn cảm nhận về tính khả thi thể hiện ở năng lực cá nhân, rủi ro có thể xảy ra với kế hoạch kinh doanh, nguồn nhân lực hay tài chính... Những yếu tố này co thể lôi kéo thúc đẩy sự ham muốn và sẵn sàng khởi nghiệp.
2.3. Các giả thuyết nghiên cứu
2.3.1. Thái độ về hành vi Ý định khởi Ý định khởi nghiệp Ý định khởi nghiệp Xu hướng hành động Xu hướng hành động Nhận thức mong muốnNhận thức mong muốn Cảm nhận tính khả thi Cảm nhận tính khả thi
Giả thuyết này được hình thành trên cơ sở kết luận trong nghiên cứu của Shapero and Sokol (1982) và các nghiên cứu khác thể hiện vai trò của thái độ về hành vi đối với khởi nghiệp. Thái độ với việc khởi nghiệp có thể được xem như tính tích cực hay động lực sẵn sàng tham gia hoạt động khởi nghiệp khi có cơ hội. Thái độ tích cực với việc khởi nghiệp còn thể hiện ở mong muốn làm chủ hơn là đi làm công. Cá nhân có hứng thú với khởi nghiệp và nghĩ khi trở thành doanh nhân sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn là bất lợi. Hoặc do hoàn cảnh bắt buộc phải khởi nghiệp kinh doanh. Những tác động này như một nhân tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp hay làm tăng quyết tâm thực hiện hành động khởi nghiệp.
Dựa trên cơ sở đó, nhóm tác giả đề ra giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
H1: Thái độ tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.