1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA

78 615 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 464,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, VIỆT NAM là một trong những quốc gia đ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới, VIỆT NAM là một trong những quốc gia đó, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực từ nền kinh tế hiện vật sang nền kinh tế hàng hóa, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước Do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế cũng phải vận động theo xu hướng vận động chung của nền kinh tế thị trường Kế toán với chức năng là công cụ quản lý tài sản của doanh nghiệp cũng phải không ngừng phát triển và nâng cao trình độ có như vậy mới có thể thực hiện tốt chức năng của mình Không những bảo vệ mà con phát triển tài sản cho doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào, sự tồn tại và phát triển của nó cũng được bắt đầu từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội nói chung và cho công ty nói riêng Để hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành và phát triển thì buộc phải có đầy đủ cơ sở vật chất đầu tiên đó là con người, tiền vốn, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu.

Vì vậy làm thế nào để tồn tại và phát triển luôn là bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp nói chung Kế toán với chức năng là công cụ bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng phải không ngừng phát triển, không những bảo vệ mà con phát triển tài sản cho doanh nghiệp một cách có hiệu quả.

Là một sinh viên trường cao đẳng nghề duyên hải hải phòng, qua thời gian rèn luyện và học tập tại trường, kết hợp với thời gian tìm hiểu thực tế tại công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA em đã học tập và tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu trong công tác hạch toán và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường Để từ đó em đem

Trang 2

kiến thức của bản thân trong học tập kết hợp với kinh nghiệm trong thực tập, áp dụng vào thực tế công tác của minh để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Mặc dù em rất cố gắng tìm hiểu, song do thời gian có hạn và trình độ hạn chế nên chuyên đề còn có nhiều sai sót khiếm khuyết về nôi dung cũng như hình thức Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của cán bộ nhân viên phòng kế toán của công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn.

Chuyên đề thực tập gồm 3 phần:

Phần I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP

PHẦN II : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÁC TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP.PHẦN III : MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP.

Trang 3

PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIÊP

1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA tên giao dịch ZENNER – COMA ,J,VC là công ty sản xuất và kinh doanh các loại đồng hồ đo nước được thành lập theo giấp phép đầu tư số 671 / GP ngày 07 / 09 /1993 và đầu đi vào hoạt động lắp giáp đồng hồ nước từ tháng 04 năm 1994 Đây là một công ty liên doanh giữa:

Bên VIỆT NAM gồm:

+ Liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng( nay là tổng công ty xây dựng(coma); trụ sở đặt tại 125 Đ phố MINH KHAI – thành phố HÀ NỘI.+ Nhà máy cơ khí xây dựng đại mỗ( nay là cơ khí xây dựng đại mỗ ) trụ sở đặt tại xã TÂY MỖ - Huyện TỪ LIÊM – TP HÀ NỘI do tổng công ty cơ khí xây dựng làm đại diện.

Bên nước ngoài gồm:

+ Công ty Z WSSERZAHLEREABRIC GmbaH trụ sở đặt tại 6600 Saarbruccken, Am Romerkastell 4, cộng hòa liên bang ĐỨC.

Công ty ASICO HANDELS GmbH; trụ sở đặt tại Eichen stra sse 59, 6230 F rankurt am main 80, cộng hòa liên bang ĐỨC.

Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp là: 450.883( bốn trăm năm mươi ngàn tám trăm tám mươi ba) EURO

Vốn pháp định của liên doanh là: 204.517(hai trăm linh bốn ngàn năm trăm mười bẩy) EURO

Trong đó:

Bên VIỆT NAM góp 79.762 EURO chiếm 39% vốn pháp định, bao gồm quyền sử dụng đất 100m2 đất trong 10 năm trị giá 8.181 EURO, nhà xưởng thiết bị hiện có, chi phí chuẩn bị cho đầu tư và tiền VIỆT NAM.

Trang 4

Công ty ZENNER –GmbH góp 104.303 EURO, chiếm 51% vốn pháp định bao gồm băng băng thử, thiết bị gá lắp, bản vẽ kỹ thuật, phương tiện vận chuyển, linh kiện đồng hồ đo nước và tiền nước ngoài.

Công ty ASICO HANDELS GmbH góp 20.452 EURO, chiếm 10% vốn pháp định bằng tiền nước ngoài.

Ngày thành lập: 07 /09 /1993Thời gian hoạt động: 20 năm

Công suất thiết kế: 100.000 chiếc /năm.

Ý tưởng thành lập liên doanh ZENNER – COMA được hình thành trong chuyến đi thăm cộng hòa liên băng ĐỨC của thủ tướng BỘ xây dựng VIỆT NAM là TRẦN VĂN HUYNH tháng 07 / 1992 Đoàn đã tiếp xúc và làm việc với công ty ZENNER phía VIỆT NAM có nhu cầu hợp tác kinh doanh sản xuất đồng hồ nước tại VIỆT NAM cung cấp cho các công ty cấp nước thuộc quyền quản lý của Bộ xây dựng.VIỆT NAM cũng xó mục tiêu tiếp thu công nghệ sản xuất đồng hồ đo nước tiên tiến thế giới của cộng hòa liên bang ĐỨC và ZENNER là một công ty có khả năng như vậy Công ty có lịch sử phát triển trên 70 năm, hàng năm công ty sản xuất ra 2 triệu đồng hồ đo nước các loại Công ty được xếp vào loại một trong 5 nhà sản xuất đồng hồ nước lớn nhất trên thế giới.

Phía công ty ZENNER cũng xác định VIỆT NAM là thi trường mục tiêu trong chiến lược toàn cầu hóa của mình.

Trong thập kỷ 90 công ty ZENNER đã thành lập hang loạt công ty con dưới hình thức liên doanh tại các khu vực kinh tế lớn trên thế giới Liên doanh ZENNER – COMA là một trong 24 công ty của tập đoàn ZENNER.

Trang 5

Sau khi đã nghiên cứu về khả năng, tiềm lực kinh tế của các bên, khaỏ sát và tìm hiểu về thị trường kỹ càng, hãng ZENNER và liên hiệp các xí nghiệp cơ khí xây dựng đã đồng ý hợp tác lập ra một công ty chuyên sản xuất ra đồng hồ đo nước các loại đặt tại VIỆT NAM Các bên đã tiến hành mọi thủ tục đầu tư và công ty liên doanh đồng hồ nước được thành lập theo giấy phép số 674 /GP do SCCE cấp ngày 07 /09/ 1993.

Tên công ty: CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA.

Nay đổi tên là: CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA

Tên giao dịch: ZENNER – COMA.,J.V.C

Trụ sở của công ty: 125 Đ Phố MINH KHAI – QUẬN HAI BÀ TRƯNG – TP HÀ NỘI.

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty liên doanh ĐÔNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA.

1.2.1 Chức năng chính của công ty liên doanh ĐỒNG HỒ NƯỚC

ZENNER –COMA là:hoạt động chính của công ty là lắp ráp, sản xuất và kinh doanh các chủng loại đồng hồ đo nước tại VIỆT NAM, cung cấp cho các công ty trong tổng công ty, các công ty liên doanh và công ty cấp nước các tỉnh, Thành phố bao gồm các chủng loại đồng hồ sau:

- Đồng hồ đơn tia và đa tia có đường kính từ DN15 đến DN50.- Đồng hồ woltman có đường kính từ DN50 đến DN 400.

Ngoài ra công ty còn có chức năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như:- Cung cấp các loại thiết bị, vật tư, phụ kiện cho các công ty cấp nước.- Cung cấp các dịch vụ sửa chữa và bảo hành sản phẩm.

- Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, kỹ thuật viên của các công ty cấp nước.

Trang 6

1.2.2 Nhiệm vụ của công ty là: Căn cứ QĐ số 674/GPĐC3 của UBND

TP HÀ NỘI năm 2002 nhiệm vụ chính của công ty liên doanh ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA là sản xuất, lắp ráp và kinh doanh đồng hồ đo nước, đo năng lượng, đo ga, các phụ kiện… cung cấp các dịch vụ phục vụ cho ngành nước.

Sản phẩm của công ty để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường trong nước và nhập khẩu các tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây.

Nhìn chung từ khi thành lập cho đến nay Công ty đã có sự tăng trưởng nhất định thể hiện thông qua việc công ty đã có 3 lần tăng vốn pháp định vào các năm 1996, 1998, 2002 và hai lần tăng vốn đầu tư, mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh vào các năm 1998, 2002.Để xem xét quá trình phát triển của công ty trong các năm gần đây, ta có thể tham khảo bảng sau đây.

Bảng 1: một vài chỉ tiêu tổng hợp của công ty các năm 2007,2008,2009.

Chỉ tiêuĐVT20072008200908/07 09/08So sánh

Tổng doanh thu 1000VNĐ 18.284.253

12.996.571 88,2 80,6

Tổng chi phí 1000VNĐ 17.815.807

12.674.944 87,8 81,1

Lợi nhuận sau thuế 1000VNĐ 351.537 363.011 241.220 103,3 66,4

Trang 7

Nguồn: Tổng hợp báo cáo các năm 2007 -2008 -2009, công ty ZENNER – COMA.

Từ bảng số liệu trên ta thấy:

Tổng doanh thu thuần liên tiếp giảm trong 2 năm gần đây, năm 2008 giảm 11,4% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 19,3% so với năm 2008.nguyên nhân là do sản phẩm Đồng hồ nước của công ty đang bị cạnh tranh bởi các loại đồng hồ giá rẻ nhập khẩu từ các nước CHÂU Á, đặc biệt là các nước ĐÔNG NAM Á như: THÁI LAN, INDONESIA, ĐÀI LOAN…Tuy vậy công ty cũng đã có những biện pháp giảm chi phí xuống với mức tương ứng: năm 2008 giảm 12,2% so với năm 2007 và năm 2009 giảm 19,4% so với năm 2008 Điều này giúp hiệu quả hoạt động của công ty vẫn ở mức ổn định.

Tuy vậy lợi nhuận sau thuế lại không giảm liên tiếp Năm 2008 tăng 3,3% so với năm 2007 do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể, năm 2009 2 nhóm chi phí trên lại tăng trong khi doanh thu giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm khá nhiều, xuống chỉ còn 66,4% so với năm 2008.

Tổng tài sản của công ty qua các năm cũng có sự tăng giảm không đều Sự tăng giảm này chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi nhóm hàng tồn kho.

Về mặt lao động tiền lương, số liệu trong bảng cho thấy thu nhập bình quân người/ năm tăng chậm, nhưng đáng lưu ý là số lao động đang giảm dần qua các năm Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty chủ chương tinh giảm biên chế nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực hơn Tuy vậy trong năm 2009 ta thấy sự biến động số lượng lao động chưa có hiệu quả.

Trang 8

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty liên doanh ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA.

1.3.1 Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty liên doanh ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty là một phạm trù của khoa học quản lý, nó phản ánh các mối quan hệ quản lý và các khâu trong quá trình quản lý.

Cơ cấu tổ chức quản lý nhằm mục đích phân chia doanh nghiệp thành các bộ phận cơ nhiệm nhất định… Và thực hiện những mục tiêu chung đã định.

Bộ máy quản lý của công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA được tổ chức theo sơ đồ sau:

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phòng kinh doanh

Phòng sản xuất

Phòng kế toán

Trang 9

Có thể dễ nhận thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty liên doanh ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA khá gọn nhẹ và linh hoạt.

Nhiệm vụ của từng phòng ban:

Hội đồng quản trị: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty, gồm có:- ZENNER : 1 người( 3 phiếu bầu).

- COMA : 2 người(2 phiếu bầu).- ASICO : 1 người( 1 phiếu bầu).

HĐQT có trách nhiệm và quyền hạn để thi hành các việc sau:♦ Lập kế hoạch của liên doanh; Kiênd nghị sửa đổi điều lệ.

♦ Chỉ định hoặc thay thế chủ tịch HĐQT, giám đốc; Qui định mức lương của các cán bộ chủ chốt.

♦ Trường hợp đặc biệt có thể giao trách nhiệm đại diện HĐQT giám đốc để giải quyết các việc thuộc thẩm quyền của HĐQT.

Giám đốc: là người được HĐQT cử ra điều hành công ty, chịu trách

nhiệm trước HĐQT về các hoạt động của công ty bao gồm:

♦ Hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT và lập báo cáo kết quả hoạt động SXKD.

♦ Tuyển lao động bằng các hợp đồng lao động.

♦ Đại diện công ty ký kết các hợp đồng mua bán và triển khai thực hiện các hợp đồng đó.

♦ Ra quyết định về vấn đề khác khi được sự ủy quyền của HĐQT, cơ cấu tổ chức của công ty liên doanh tương ứng với tổ chức của công ty ZENNER …

Phòng kế toán

♦ Theo dõi công nợ của khách hàng cũng như của công ty.♦ Tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty.ư

Trang 10

Phòng kinh doanh.

♦ Lập các kế hoạch bán hàng hóa theo tháng năm.♦ Phân tích và nghiên cứu thị trường.

♦ Giới thiệu sản phẩm của công ty đến khách hàng.

♦ Thực hiện các chiến dịch quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.

♦ Quản lý hệ thống bán và hệ thống bảo hành sản phẩm cho khách hàng.♦ Kết hợp với bộ phận sản xuất lập kế hoạch sản xuất theo tháng năm,♦ Tham mưu cho GIÁM ĐỐC về tình hình thị trương, khách hàng và

triển khai các kế hoạch kinh doanh.

Phòng sản xuất

♦ Lập kế hoạch sản xuất theo tháng, năm.

♦ Kiểm tra đánh giá chất lượng và số lượng vật tư, linh kiện nhập về trước khi đưa vào sản xuất.

♦ Lắp ráp sản xuất theo đúng kế hoạch.

♦ Lập các báo cáo tổng kết theo từng đơn đặt hàng.

1.3.2 Tổ chức sản xuất tại công ty liên doanh đồng hồ nước zenner – coma.

a Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh: Để đảm bảo chất lượng theo

yêu cầu của khách hàng công ty đã xây dựng hệ thống ISO 9001 – 2000, qua

Trang 11

Công ty chỉ tiến hành lắp ráp chính vì vậy bộ phận sản xuất không có nhiều mà chỉ có 2 bộ phận chính tiến hành hoàn thiện thành sản phẩm Bộ phận lắp ráp và Bộ phận kiểm định.

b Kết cấu sản xuất của công ty là một hệ thống các bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ và bộ phận phụ trợ cùng với mối quan hệ giứa chúng trong quá trình sản xuất.

Bộ phận sản xuất chính là: bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra các sản phẩm chính của công ty Đối với công ty ZENNER COMA bộ phận sản xuất chính là xưởng sản xuất bao gồm: Bộ phận lắp ráp và bộ phận kiểm định.

Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận trực tiếp tham gia vào sản xuất các sản phẩm phụ để tiêu dùng nội bộ nhằm mục đích hỗ trợ cho sự hoạt động chung của công ty.

Bộ phận sản xuất phụ trợ là những bộ phận mà hoạt động của nó có tính chất phục vụ, trong trương hợp của công ty là bộ phận kho và bộ phận vận chuyển.

Hình 2 sơ đồ kết sản xuất của công ty liên doanh ZENNER – COMA.

Ghi chú : Bộ phận sản xuất chính

Bộ phận sản xuất phụ trợBỘ PHẬN

KHO VẬT TƯ

Bộ phận lắp ráp

Bộ phận kiểm định

Bộ phận kho thành phẩm

Bộ phận vận chuyển

Bộ phận vận chuyển

Trang 12

Các loại đồng hồ của công ty được lắp ráp theo dây chuyền, mỗi công nhân được giao lắp một số loại chi tiết chuyển theo băng truyền để được một sản phẩm hoàn chỉnh Khi lắp ráp công nhân được làm việc với những thiết bị dây dùng Mỗi công đoạn đều có kiểm định viên giám sát chất lượng, sau đó tất cả đồng hồ được các chuyên gia kỹ thuật kiểm tra lần cuối trên băng thử nghiệm Hệ thống kiểm định của công ty đã được tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định và xác nhận đạt yêu cầu theo giấy chứng nhận kiểm định và cấp dấu kiểm định cho đồng hồ nước của công ty Công ty đã được tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ủy quyền kiểm định đồng hồ nước có đường kính DN15 đến DN50 do công ty sản xuất Công ty luôn luôn tuân thủ quy chế kiểm định chất lượng kiểm định tốt, không có hiện tượng chạy theo lợi nhuận sản xuất, kiểm định ẩu hoặc bỏ qua công đoạn trong quá trình kiểm định.

Các sản phẩm của công ty đều đạt tiêu chuẩn ISO 4064/77 và tiêu chuẩn VN 5759 -93.

Công suất lắp ráp của công ty là 100.000 sản phẩm/ năm.Tuy nhiên thực tế kể từ khi bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty vẫn chưa đạt được công suất thiết kế Sản lượng cao nhất kể từ khi hoạt động là 87.000 sản phẩm năm 2004.

Bên cạnh việc nhập khẩu linh kiện và sản phẩm dạng cấu thành công ty thường xuyên có sự trao đổi với hãng để nghiên cứu chế tạo thành công một số phụ kiện đầu tư, hiện nay được đưa vào sản xuất trong nước và phục vụ cho thi trường trong nước như:bộ lọc cặn, rắc co, van đồng, chi tiết chống từ

Trang 13

1.3.3 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Do công ty không tiến hành sản xuất mà chỉ nhập linh kiện đồng hồ đo nước từ công ty mẹ tại CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC (Tập đoàn zenner) về lắp ráp thành đồng hồ nguyên chiếc lên trên thực tế công ty không thực hiện đầy đủ quy trình công nghệ sản xuất ra một chiếc đồng hồ mà chỉ thực hiện các công đoạn cuối bao gồm: lắp ráp, kiểm định và đóng gói nhằm tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Hình 3: quy trình lắp ráp sản phẩm đồng hồ nước từ khác linh kiện nhập khẩu.

Không đạtXuất kho linh

Đạt

Trang 14

Xuất kho linh kiện: khi GIÁM ĐỐC đưa ra lệnh sản xuất, phòng sản

xuất sẽ lên kế hoạch sản xuất đưa xuống phân xưởng sản xuất Đồng thời căn cứ vào năng lực sản xuất và khả năng cung ứng nguyên vật liệu hiện tại để tiến hành xuất kho các nguyên vật liêu( linh kiện, phụ kiện, chi tiết) cho phân xưởng sản xuất.

Công đoạn lắp ráp: có 4 công nhân cùng với các thiết bị, dụng cụ lắp

ráp chuyên dung sẽ tiến hành lắp ráp theo các bước: các chi tiết được lắp ráp thành cụm chi tiết, các cụm chi tiết được lắp ráp với nhau tạo ra sản phẩm đồng bộ hoàn chỉnh.

Công đoạn kiểm định: gồm có 2 công nhân thực hiện công việc kiểm

định các đồng hồ đã được lắp ráp Việc kiểm định chất lượng được tiến hành đối với từng mẻ sản phẩm đồng hồ cùng loại Thiết bị kiểm định là 3 băng thử và máy bơm cao áp được nhập khẩu từ ĐỨC.Các sản phẩm không đạt chất lượng sẽ được đưa trở lại công đoạn lắp ráp.

Đóng gói: sau khi sản phẩm hoàn thành và được kiểm tra về chất lượng

thì khâu đóng gói được thực hiện bởi nhân viên kiểm định trong khoảng thời gian chờ đủ mẻ số đồng hồ được chuyển đến từ công lắp ráp( trung bình từ 36 đến 40 cái cho một mẻ tùy chủng loại).

Nhập kho thành phẩm:sau khi công việc đóng gói hoàn thành, vào

cuối sản xuất, toàn bộ số sản phẩm hoàn thành đươc nhập kho.

1.4 Đặc điểm tổ chức

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty được thực hiện theo nguyên tắc tập chung,

Trang 15

Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm có 3 cán bộ.

- Mô hình kế toán của công ty khá gọn nhẹ Một người có thể kiêm nhiều công việc khác nhau trong công tác kế toán.

- Phụ trách kế toán của công ty có thể vừa làm kế toán tổng hợp và làm kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

- Kết toán nguyên vật liệu kiêm kế toán thành phẩm, theo dõi doanh thu của công ty và theo dõi công nợ của khách hàng.

- Thủ quỹ làm luôn cả công tác tính lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên.

* Chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.

- Niên độ kế toán: công ty áp dụng niên độ kế toán trùng với năm dương lịch tức là bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.

- Thuế giá trị gia tăng được áp dụng theo phương pháp khấu trừ.- Đơn vị tiền tệ sử dụng hạch toán là đồng Việt Nam.

Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác theo tỷ giá thực tế của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ

- Phương pháp kế toán TSCĐ:

Công ty đã sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng để trích khấu hao TSCĐ dựa vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao hàng năm.

Phụ trách kế toán, kế toán tổng hợp và kế toán tiền

Trang 16

Các trường hợp khấu hao đặc biệt: không- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Nguyên tắc tính giá: theo giá thực tế hàng tồn kho.

+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

Do một kế toán phải kiêm nhiều công việc khác nhau trong công tác kế toán do vậy việc kiểm tra đối chiếu gặp khó khăn công việc không có tính chuyên sâu.

Toàn bộ số vật tư linh kiện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ là hãng zenner ở ĐỨC nên khi giá đầu vào thay đổi hoặc thay đổi tỷ giá giữa đồng VIỆT NAM và ngoại tệ thì sẽ ảnh hưởng tới chính sách giá cả hay sẽ gây khó khăn cho việc tính giá thành sản phẩm.

Hình thức kế toán công ty áp dụng là hình thức kế toán sổ “NHẬT KÝ CHUNG”

1.4.2 Vẽ sơ đồ hình thức kế toán công ty áp dụng

Việc xây dựng lên hình thức sổ sách kế toán thích hợp cho quá trình thực hiện công tác kế toán là điều kiện vô cùng quan trọng trong công tác tổ chức hạch toán.

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty có quy mô nhỏ nên Công ty sử dụng hình thức kế toán sổ “Nhật ký Chung” Theo hình thức này số lượng sổ sách sử dụng ở Công ty gồm có.

+ Sổ Nhật ký Chung: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh được tập hợp từ chứng từ gốc.

Trang 17

+ Các sổ thẻ kế toán chi tiết: Dùng để phản ánh chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa phản ánh được Số liệu kế toán trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các chỉ tiêu về tình hình tài sản vật tư tiền vốn, tình hình hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là căn cứ để lập báo cáo tài chính.

TRÌNH TỰ GHI SỔ THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG ĐƯỢC KHÁI QUÁT THEO SƠ ĐỒ SAU

Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng

tự gốc cùng loại

Sổ nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyGhi cuối thángQuan hệ đối chiếu

Sổ kế toán chi tiết

Trang 18

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào Nhật ký chung, sổ hạch toán chi tiết, sổ quỹ Từ các số liệu trên Nhật ký chung kế toán phản ánh vào sổ cái.

Cuối tháng căn cứ vào các số liệu trên sổ cái để lập bảng cân đối phát sinh Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết để lập bảng Tổng hợp chi tiết Cũng vào cuối tháng kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu các số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết Căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính.

- Mẫu chứng từ kế toán mà Công ty dùng là: phiếu thu, phiếu chi, séc, các loại hoá đơn bán hàng

- Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng trong công ty là:+ Chỉ tiêu lao động tiền lương.

+ Chỉ tiêu hàng tồn kho.+ Chỉ tiêu bán hàng.+ Chỉ tiêu tiền tệ.

1.4.4 Công ty sử dụng những tài khoản:

Căn cứ vào thông tư số 10/TC/CĐKT và thông tư số 100/1998/BTC

Trang 19

Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty gồm: TK cấp I, II và TK ngoài bảng.

Dưới đây là hệ thống tài khoản cấp I của Công ty đang sử dụng:

TK111, 112, 113, 136, 138, 141, 151, 152, 153, 154, 155, 211, 214, 228, 241, 331, 315, 333, 334, 335, 338, 341, 411, 412, 415, 416, 423, 421, 431, 441, 451, 511, 515, 521, 531, 532, 621, 627, 632, 641, 642, 635, 711, 811, 911.

- Đặc điểm của nhật ký chung là tách rời việc ghi số theo trình tự thời gian và theo hệ thống trên 2 sổ tổng hợp và riêng là “ Nhật ký chung” và “ Sổ cái các tài khoản”

- Nhật ký chung hay nhật ký tổng quát là sổ quyển ghi theo thời gian không phân biệt đối tượng kế toán

- Sổ cái các tài khoản là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản Số lượng sổ cái bằng số lượng tài khoản tổng hợp mà doanh nghiệp đăng ký.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA thì công tác hạch toán kế toán được tiến hành như sau:

Trang 20

- Kế toán tiêu thụ sản phẩm

- Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Để đi sâu cụ thể và chi tiết công tác kế toán ta đi tìm hiểu công tác kế toán tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA như sau:

Trang 21

PHẦNII: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY LIÊN ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA.

I Kế toán vốn bằng tiền.

1.1.Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu

- Vốn bằng tiền của công ty bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng ( VNĐ và ngoại tệ).

- Công ty thực hiện nghiêm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nhân viên làm nhiệm vụ giữ tiền không đồng thời làm nhiệm vụ giữ các sổ sách kế toán, nhân viên kế toán không được giữ tiền mặt.

- Hàng tháng tiến hành kiểm kê và quy định rõ ràng trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý tiền tại quỹ.

- Khi phát sinh các phiếu thu, chi tiền mặt hoặc lệnh chi, séc đều phải có chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền.

- Đối với ngoại tệ công ty áp dụng tỷ giá thực tế của ngân hàng ngoại thương chi nhánh tỉnh Hưng Yên Việc hạch toán phải mở sổ chi tiết theo dõi đồng thời nguyên tệ và VNĐ.

- Đối với các nghiệp vụ thanh toán, kế toán tiến hành theo dõi chi tiết khoản phải thu, phải trả của từng khách hàng, không tiến hành bù trừ khoản phải thu, phải trả giữa các đối tượng khách hàng.

- Các khoản thanh tóan với nhà nước của công ty bao gồm thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế GTGT công ty hạch toán theo phương pháp khấu trừ thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu tính thuế là số tiền gia công hàng hoá được hưởng.

* Chứng từ sử dụng

- Phiếu thu, phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, lệnh chi tiền, séc…- Bảng kê nộp thuế, hợp đồng vay nợ…

Trang 22

* Sổ sách sử dụng.

- Sổ KT chi tiết TK 111, 112, 331,131, 311,333… 341, 342- Sổ cái TK 111 112, 331,131, 311,333… 341, 342

Quy trình luân chuyển chứng từ

Hàng ngày, thủ quỹ căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng kế toán ghi vào sổ nhật ký chung sau đó ghi vào sổ cái tài khoản 111,141,131….

- Cuối tháng khoá sổ tính ra tổng số các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ nhật ký chung, tính tổng số phát sinh Có và số dư của từng loại tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh sau đó lập bảng cân đối kế toán Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.

Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi

Giấy thanh toán tạm ứng, Phiếu thu

Nhật ký chung

Sổ cái TK 111, 1111141141,131

Bảng cân đối phát SPHATS sinhBÁO CÁO TÀI

CHÍNH

Trang 23

Ví dụ:

CỒNG TY LIÊN DOANH ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA Mẫu số:01 - TT

Đ/c: 125 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006

Lý do: trả tiền mua hàng theo HD 0024502Số tiền: 374.000

(Viết bằng chữ) ba trăm bẩy mươi tư nghìn đồng chẵn./.Kèm theo 01 chứng từ gốc

Trang 24

CỒNG TY LIÊN DOANH ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA Mẫu số:01 - TT

Đ/c: 125 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006

Lý do: Thanh toán tiền tiếp khách Cty TC và CN Quảng Ninh về làm việc tại công ty

Trang 25

1.2 Kế toán thanh toán và tiền gửi ngân hàng:

- Phải tổ chức hợp lý chứng từ, sổ kế toán nhằm theo dõi công nợ cho từng người bán, từng lần phát sinh trên cơ sở hoá đơn mua hàng.

- Mở sổ kế toán chi tiét để theo dõi từng đối tượng Căn cứ mở sổ là nhà cung cấp nhiều hay ít, mật độ cung cấp thường xuyên hay vãng lai.

- Tổng hợp công nợ chi tiết cho các nhà cung cấp, được thực hiện theo nguyên tắc không được bù trừ giữa nợ phải thu với nợ phải trả giữa các nhà cung cấp khác nhau.

- Tiếp nhận chứng từ ngân hàng chuyển cho công ty, kiểm tra, đối chiếu với các chừng từ có liên quan thông qua ghi sổ kế toán

TỔ CHỨC KẾ TOÁN THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN

Chứng từ mua hàng và thanh toán

Nhật ký chung

Sổ cái 331

Bảng cân đối phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHINHNhật ký mua hàng

Sổ chi tiết TK 331

Bảng tổng hợp chi tiết TK 331

Trang 26

II Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

2.1 Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.

Vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại khác nhau mỗi loại có vai trò, công dụng, tính năng lý, hóa khác nhau Nên để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán, công ty đã căn cứ vào công dụng kinh tế của vật liệu trong quá trình sản xuất để chia làm các loại sau:

2.1.1 Nguyên vật liệu chính:

- KN: Nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là những nguyên vật liệu sau quá trình chế biến lắp ráp nó cấu thành thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.

Đối với công ty ZENNER – COMA sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, mỗi sản phẩm lại cần một số nguyên vật liệu chính khác nhau:

Phân làm 2 nhóm để dễ quản lý như sau:

Nhóm 01: Bao gồm các phụ kiện được bán kèm theo đồng hồ đo nước. 0101 đồng hồ ETK – N – AM DN15

 0102 đồng hồ MTK – N – AM DN15 0103 đồng hồ MNK – RP DN15 0104 đồng hồ WPH DN50…….

Những bộ linh kiện chi tiết đồng hồ đo nước này chủ yếu được nhập khẩu từ công ty ZENNER – CHLB ĐỨC.

Nhóm 02: bao gồm chi tiết các phụ kiện được bán kèm theo đồng hồ đo nước.

Trang 27

Nhóm 02 này công ty chủ yếu nhập mua trong nước.

I.2.2 Vật liệu phụ:

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sửa chữa máy móc thiết bị, Nó có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được kết hợp với nguyên vật liệu chính là thay đổi hình dạng, mùi vị của sản phẩm hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của tư liệu lao động Vì nguyên vật liệu phụ có số lượng chủng loại nhiều nên để thuận tiện cho việc quản lý và kế toán nguyên vật liệu công ty chia thành các nhóm nguyên vật liệu khác nhau như: keo, sơn, chi tiết chống từ, nối ren……….

Phụ tùng thay thế: là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của công ty như: ống gang, ống théo các loại, vòng bi các loại, dây cu loa các loại, thiết bị điện, van các loai.

Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu và thiết bị công ty mua về phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản như: Dây chuyền sản xuất, thiết bị lắp ráp đồng hồ….

Để quản lý chặt chẽ nguyên vật liêu công ty đã tổ chức một hệ thống kho, trang bị đầy đủ các phường tiện bảo quản, các phương tiện cân đo đong đếm, trong kho đước sắp xếp gọn gàng, trật tự theo yêu kỹ thuật để thuận tiện cho việc nhập, xuât, kiểm tra vật liệu Kho của công ty được chia thành các kho mỗi kho chứa một số vật liệu, có tính chất và công dụng tương đối giống nhau

Ngoài việc phân loại, sắp xếp kho công ty còn xây dựng được một danh điểm nguyên vật liệu các loại mặt hàng.

Để đáp ứng với yêu cầu của công tác quản lý vật liệu, yêu cầu kế toán các chỉ tiêu trong báo cáo của công ty Danh điểm vật liệu của công ty được phân theo nhóm phân cấp.

Trang 28

Ví dụ: phân theo nhóm như: Nhóm nguyên vật liệu chính, nhóm nguyên vật liệu phụ………phân theo thứ cấp như trong nhóm vật liệu lại phân thành cấp như: Kim loại, vật liệu điện……

Việc mã hóa nguyên vật liệu là công việc gắn cho mỗi thứ nguyên vật liệu một mã số Để nhận biết thì việc mã số được bắt đầu từ số liệu tái khoản phản ánh theo nhóm nguyên vật liệu Tùy thuộc vào chủng loại nguyên vật liệu trong từng tài khoản để mã số nguyên vật liệu trong các nhóm phải có khả năng phát triển Thông thường mã nguyên vật liệu gồm 4 ký tự được phân cấp thành 2 cấp.

- Cấp1: là ký tự đầu chỉ loại nguyên vật liệu theo công dụng kinh tế như: nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phu………….

- Cấp 2: gồm 2 ký tự cuối chỉ số thứ tự nguyên vật liệu trong nhóm.

Ví dụ: chi tiết đồng hồ MTK – N – AM15 có mã la 0102,01 là chỉ mã nguyên vật liệu chính, 02 là số thứ tự nguyên vật liệu trong nhóm.

2.2 Đánh giá nguyên vật liêu

Đánh giá nguyên vật liệu thực chất là tính giá thực tế nhập kho, xuất kho của vật liệu để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn theo đúng giá thực tế Việc đánh giá nguyên vật liệu ở công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA như sau:

Tính giá thực tế nhập kho của nguyên vật liêu.

Bắt đầu từ ngày 01/01/1999 công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

2.2.1 Nguyên vật liệu nhập khẩu

Trang 29

Trị giá vôn giá mua ghi thuế các chiThực tế của = trên hóa đơn + nhập + phí liênVật liệu nhập thương mại khẩu quan

Ví dụ: Do tháng 2/2010 ko phát sinh nghiệp vụ nhập khẩu nên lấy ví dụ nhập khẩu của tháng 1/2010 như sau:

Ngày 11/01/2010 Công ty nhập khẩu 4000 bộ linh kiện đồng hồ MTK DN 15 với tổng giá trị mua chưa thuế là 792.608.000 và thuế nhập khẩu 10% là 79.260.800 Tổng chi phí vận chuyển bốc xếp hàng nhập khẩu là 2.500.000

Vậy trị giá vốn thực tế của 01 bộ linh kiện nhập kho là: 79.608.000 +79.260.800 + 2.500.000

4000

2.2.2 Vật liệu mua trong nước

Trị giá vốn giá mua chưa có các khoản chi phíthực tế của vật = thuế GTGT + vận chuyển bốc dỡliệu nhập kho

ví dụ: Ngày 10/02 Công ty có mua 40 bộ lọc cặn DN80 với giá mua chưa thuế là 7.470.000 và thuế GTGT 10% là 747.000 Tổng chi phí vận chuyển bốc xếp là 200.000

Trị giá vốn thực tế của 01 bộ lọc cặn nhập kho là:= 7.470.000 + 200.000 = 191.750đ/bộ 40

3.1 Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu cần phải theo dõi cụ thể cho từng loại, từng nhóm nguyên vật liệu trong kho trên cả hai chỉ tiêu là số lượng và giá trị Tùy theo đặc điểm riêng của mỗi công ty mà áp dụng một trong ba phương pháp sau:

Phương pháp thẻ song song

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyểnPhương pháp số dư

Trang 30

Tại công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA áp dụng phương pháp thẻ song song.

Nội dung của phương pháp này là tiến hành hạch toán chi tiết nguyên vật liệu giữa kho và phòng kế toán.

Tại kho: thủ kho dùng thẻ để ghi chép phản ánh tình hình biến động của nguyên vật liệu hàng ngày theo chỉ tiêu số lượng Mỗi chứng từ ghi vào một dòng của thẻ kho Thẻ kho được mở cho từng danh điểm vật tư.

Khi nhận chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu thủ kho phải kiểm tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho, cuối ngày tính ra đo số tồn kho để ghi vào cột tông trên thẻ kho Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập, xuất đã phân loại theo từng thứ nguyên vật liệu cho phòng kế toán.

Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng số (thẻ ) kế toán chi tiết ghi chép tinh hình nhập, xuất cho từng thứ nguyên cật liệu theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị.

Kế toán khi nhận được các chứng từ nhập, xuất do thủ kho chuyển đến, nhân viên kế toán phải kiểm tra, đối chiếu, hoàn chỉnh chứng từ, ghi đơn giá hạch toán vào thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và tính ra tiền Sau đó lần lượt ghi các nghiệp vụ nhập, xuất vào các thẻ kế toánchi tiết nguyên vật liệu có liên quan Cuối tháng, kế toán lập bảng kê nhập, xuất ,tồn, sau đó đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho, đối chiếu số liệu dòng tổng cộng tteen bảng kê nhập,xuất,tông với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp, đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế.

Trang 31

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hóa, việc nhập, xuất diễn ra không thường xuyên Trong điều kiện doanh nghiệp đã là kế toán máy thì phương pháp này vẫn áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa.

Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song.

Phiếu nhập kho

Thẻ kho

Phiếu xuất kho

Thẻ hoặc sổ chi tiết vật tư

Bảng tổng hợp nhập xuất

Kế toán tổng hợp

Ghi cuối thángSo sánh

Trang 32

Hạch toán theo phương pháp thẻ song song có ưu điểm là việc ghi chép tình hình nhập - xuất – tồn được cập nhật liên tục tại cả kho và phòng kế toán Từ đó giúp cho việc đối chiếu được thực hiện một cách thường xuyên hơn để tránh sai sót cũng như giúp cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của công ty được tốt hơn Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với những công ty có quy mô sản xuất gọn nhẹ như công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER – COMA.

Việc lập kế hoạch cũng như làm các thủ tục nhập linh kiện đồng hồ từ công ty mẹ, ( tập đoàn ZENNER ) cũng như thu mua vật tư của các công ty trong nước đều được phòng kinh doanh trực tiếp quản lý Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất cùng tình hình hiện có theo báo cáo của phòng kế toán, phòng kinh doanh tiến hành xây dựng kế hoạch thu mua và thực hiện.

Kế hoạch nhập linh kiện đồng hồ nước được phòng kinh doanh xây dựng có nội dung sau.

Trang 33

CỒNG TY LIÊN DOANH ĐỒNG HỒ NƯỚC ZENNER – COMA

Đ/c: 125 Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐôc lập – Tự do – Hạnh phúc

Người lập Trưởng phòng kinh doanh

Trường hợp nhập khẩu từ tập đoàn ZENNER – CHLBĐ

Theo bảng kế hoạch đã dược duyệt thì phòng kinh doanh làm thủ tục đặt hàng gửi tới ZENNER bằng email Nếu chấp thuận đơn đặt hàng đó thì phía nước ngoài sẽ có công văn phản hồi nên rõ sau bao nhiêu ngày sẽ cập cảng ICD GIA LÂM.

Trước khi hàng về công ty ZENNER – COMA sẽ nhận được bộ chứng từ hàng nhập do bên bán chuyển tới bao gồm:

 Hợp đồng kinh tế Hóa đơn thương mại

 Giấy chứng nhận xuất sứ Bảo hiểm hàng hóa

 Một số giấy tờ liên quan khác

Trang 34

 Chính vì trong công ty có vật liệu đang đi đường.

Khi có giấy thông báo hàng nhập khẩu đã về đến cảng ( đơn thường là sau 30 ngày khi tàu bắt đầu chạy) thì phòng kinh doanh cử người đến cảng làm thủ tục hải quan để nhận hàng.

Sau khi hàng được vận chuyển về kho thì được cán bộ kỹ thuật của công ty kiểm tra tính chính xác về chất lượng cũng như chủng loai Phòng kinh doanh sẽ cùng thủ kho viết phiếu nhập và làm thủ tục nhập kho cho số linh kiện ấy.

Trường hợp mua trong nước.

Khi có kế hoạch của phòng kinh doanh thì cử cán bộ đi mua về kho thì cán bộ kỹ thuật xuống kiểm nghiệm sau đó đơn vị bán lập hóa đơn bán hàng cho công ty và phòng kinh doanh sẽ cùng thủ kho viết phiếu nhập và làm thủ tục nhập kho cho các linh kiện đó.

Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu.

Công tác kiểm tra vật tư hàng hóa nhập kho.

Hàng hóa mua về trước khi nhập kho được nhân viên phòng kỹ thuật kiểm tra chăt chẽ cả về số lượng và chất lượng.

Trong khi kiểm tra phát hiện thấy những sai sót lập tức dừng công tác nhập kho và được báo luôn cho bên cung ứng và thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng nếu bên cung ứng vi phạm quy cách vật tư hàng hóa.

Khi nhập vật tư thủ kho làm phiếu nhập có chữ ký của người giao hàng, phải ghi số hàng thực nhập ngày nhập vào cột nhập của thẻ kho sau đó chuyển phiếu nhập kho cho các cán bộ quản lý nguyên vật liệu.

Trang 35

 Các giấy tờ thủ tục cần thiết.

 Chuẩn bị phương tiện kiểm nhận,kiểm nghiệm.

 Bốc dỡ vật tư

 Kiểm nhận,kiểm nghiệm

 Làm thủ tục giấy tờ(phiếu nhập kho)Những trương hợp phải xử lý khi nhập kho.

Những loại vật tư không có giấy tờ, không có hóa đơn không được nhập kho, những loại này chỉ được nhập kho khi có thông báo bằng văn bản của cấp trên.

Những loại vật tư có đầy đủ chủng loại giấy tờ những không đúng kho chỉ được nhập kho khi có văn bản của cáp trên.

Vật tư không đủ số lượng và chất lượng hoặc sai sót về thủ tục giấy tờ thì chỉ nhập vào kho khi đã lập biên bản co chữ ký của người giao hàng.

Nghiệp vụ thu mua vật liệu của công ty la do phòng vật tư chịu trách nhiệm tiến hành.Bộ phận này tổ chức hạch toán nghiệp vụ để theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu và chấp hành hợp đồng cung ứng vật liệu đã kí kết với người bán.Khi nhận được hóa đơn của người bán,phòng vật tư kiểm tra,đối chiếu với hợp đồng,lệnh duyệt mua của ban giam đốc rồi đề nghị thanh toán từng lô hàng nhập.

Khi nguyên vật liệu được mua về,kế toán nguyên vật liệu với nhân viên phòng kinh doanh vât tư và các phòng ban liên quan khác tiến hành tham gia kiểm nghiệm vật tư.Căn cứ vào hóa đơn của bên bán hàng, phòng kinh doanh vật tư và các phòng ban có liên quan khác xem xét,kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ của hóa đơn,nếu hóa đơn đảm bảo tính hợp lý,hợp lệ và nguyên vật liệu mua đủ chất lượng thì nguyên vật liệu được nhập kho.

Căn cứ vào hóa đơn GTGT của bên bán, căn cứ vào hợp đồng kinh tế của công ty giấy báo nhận hàng, căn cứ vào biên bản kiểm nghiệm vật tư của

Trang 36

công ty Bộ phận nghiệp vụ của kho lập phiếu nhập kho mẫu số 01-Vt ghi số thực nhập vào cột số thực nhập của phiếu nhập kho, sau đó vào thẻ kho.

Phiếu nhập kho được lập thành ba liên có đầy đủ chữ ký của các bộ phận có liên quan Phiếu nhập kho nguyên vật liệu được lập cho từng thứ, từng kho,cho từng lần nhập.

Liên 1: Lưu trong tập chứng từ gốc.

Liên 2: Lưu chứng từ gốc trong hồ sơ thanh toán của khách hàng.

Liên 3: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán chi tiết nguyên vật liệu để vào sổ chi tiết.

Trang 37

Trỡnh tự luõn chuyển chứng từ

Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, húa đơn GTGT, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toỏn: Giấy bỏo nợ, phiếu chi, tiến hành vào sổ nhật ký chung, thẻ kho, sổ chi tiết TK 152, 331, từ sổ chi tiết vào sổ tổng hợp TK 152, 331 Từ nhật ký chung vào sổ cỏi TK 152, 331, từ sổ cỏi vào Bảng cõn đối phỏt sinh, từ bảng cõn đối phỏt sinh vào Bỏo cỏo kế toỏn.

Vớ dụ: Ngày 14/02/2010 tại kho thủ kho nhận được hàng và húa đơn tài chớnh của cụng ty Thương mại HẢI TIẾN cú nội dung như sau:

Phiếu nhập khoPhiếu xuất khoHoá đơn GTGT

Biện bản kiểm kê vật tư còn lại cuối kỳ

Tờ khai thuế hàng nhập khẩu

Phiếu chi Giấy báo nợ

Sổ chi tiết tài khoản 152,TK331

Sổ tổng hợp chi tiết TK152, 331Nhật ký chung

Trang 38

Biểu số 01

Mấu số 01 GTKT - 3LL

Hóa đơn Số: 002864 Liên 2: (giao cho khách hàng)

Ngày 10/02/2010 Ký hiệu: AA/98Đơn vị bỏn hàng: Cụng ty thương mại HẢI TIẾN

Địa chỉ: 131 Lí THƯỜNG KIỆTHọ tờn người mua hàng:

Tờn đơn vị: Cụng ty Liờn Doanh đồng hồ nước ZENNER - COMAĐịa chỉ: 125D Minh Khai – Hà Nội

Số tài khoản: 0011000028159 Tại ngõn hàng ngoại thương VNHỡnh thức thanh toỏn: TM/CK MS: 01 00113663 - 1

Tờn hàng húa, dịch vụĐVT Số lượngĐơn giỏThành tiền

Cộng tiền hàng: 7.470.000Thuế giỏ trị gia tăng: 10% Tiền thuế : 747.000

Số tiền viết bằng chữ: Tỏm triệu hai trăm mười bảy nghỡn đồng chẵn/.

Người mua hàng Người bỏn hàng

(Ký, ghi rừ họ tờn) ( Ký, ghi rừ họ tờn)

Nguyờn vật liệu của cụng ty khi mua về trước khi nhập kho phải được

Trang 39

Biểu số 2

Cụng ty liờn doanh đồng hồ nước ZENNER-COMA

125D Minh Khai- Hà Nội

Biên bản kiểm nghiệm vật t

Ngày 10 thỏng 02 năm 2010

Căn cứ vào húa đơn số: 002864 ngày 10/02/2010 của cụng cụng ty thương mại HẢI TIẾN.

/Ban kiểm nghiệm gồm:

1 ễng (Bà): NGUYỄN VĂN QUANG Phũng kinh doanh2 ễng (Bà): Lấ DOÃN SƠN Đại diện kỹ thuật3 ễng (Bà): HOÀNG THỊ HƯỜNG Thủ kho

Đó kiểm kờ cỏc loại vật tư dưới đõy

Stthiệu và quy Tên, nhãn cách vật t

P.thức kiểm nghiệm

Đơn vị tính

Số lợngTheo

Theo kiểm nghiệm

Đúng quy cách phẩm

Không đúng quy

cách phẩm

Nhận xét

1 Bộ lọc cặn

Cộng xxx 285 285 285 0Kết luận của ban kiểm nghiệm: Đạt chất lợng

Đại diện kỹ thuật Thủ kho Phòng kinh doanh

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Ngày đăng: 19/11/2012, 12:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: một vài chỉ tiờu tổng hợp của cụng ty cỏc năm 2007,2008,2009. - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng 1 một vài chỉ tiờu tổng hợp của cụng ty cỏc năm 2007,2008,2009 (Trang 6)
Bảng cõn đối tài khoản - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng c õn đối tài khoản (Trang 17)
Bảng cõn đối phỏt SPHATS sinh BÁO CÁO TÀI  - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng c õn đối phỏt SPHATS sinh BÁO CÁO TÀI (Trang 22)
Bảng cõn đối phỏt sinh - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng c õn đối phỏt sinh (Trang 25)
Bảng tổng hợp nhập xuất - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng t ổng hợp nhập xuất (Trang 31)
Theo bảng kế hoạch đó dược duyệt thỡ phũng kinh doanh làm thủ tục đặt hàng gửi tới ZENNER bằng email - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
heo bảng kế hoạch đó dược duyệt thỡ phũng kinh doanh làm thủ tục đặt hàng gửi tới ZENNER bằng email (Trang 33)
Bảng CĐSPS - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
ng CĐSPS (Trang 37)
Bảng phõn bổ khấu hao TSCĐ - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng ph õn bổ khấu hao TSCĐ (Trang 48)
- Bảng kờ chi tiờt doanh thu. - CÔNG TÁC KẾ TOÁN tại Công ty liên doanh đồng hồ nước ZENNER –COMA
Bảng k ờ chi tiờt doanh thu (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w