1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa

100 110 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam trung bộ với dân số khoảng 1,2 triệu người. Đây là địa phương có đa dạng các loại địa hình như đồng bằng, miền núi và vùng biển. Vì vậy, rất thuận lợi cho việc phát triển nghành nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Trong năm 2019, ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,74% trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của tỉnh. Đặc biệt, với nguồn tài nguyên biển dồi dào, Khánh Hòa là địa phương rất phát triển về ngành nuôi trồng và đánh bắt hải sản với tổng sản lượng năm 2019 đạt 108.695,6 tấn, chiếm 61% trong cơ cấu tổng ngành. Trước yêu cầu về tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa nói riêng đòi hỏi ngành cần đánh giá về tác động của CDCC kinh tế trong nội bộ ngành là cơ sở quan trọng trong chiến lược phát triển của thời kỳ mới. Chính vì những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Đánh giá tác động của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa” để thực hiệnluận văn Thạc sĩ với mục tiêu xác định CDCC lao động có tác động như thế nào đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa từ đó đưa ra các hàm ý chính sách góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh trong tương lai. Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá tác động của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy CDCC lao động và tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh trong tương lai. Mục tiêu cụ thể của luận văn như sau: (i) Phân tích thực trạng tăng trưởng lao động và tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Khánh Hòa; (ii) Phân tích cụ thể tác động của hiệu ứng của chuyển dịch tĩnh, hiệu ứng chuyển dịch động và NSLĐ nội sinh đến tăng trưởng ngành nông nghiệp Khánh Hòa và (iii) Từ những phân tích trên, đề xuất một số hàm ý chính sách góp phần thúc đẩy CDCC lao động theo hướng tăng trưởng ngành nông nghiệp Khánh Hòa trong thời gian tới. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) để xem xét tác động của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp Khánh Hòa. Đây là phương pháp phổ biển được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá tác động của CDCC đến tăng trưởng kinh tế nói chung và trong từng ngành kinh tế nói riêng. Qua phân tích cho thấy, từ năm 2000 đến nay ngành nông nghiệp Khánh Hòa mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ngành còn thấp so với tốc độ tăng trưởng của GRDP tỉnh. Giai đoạn 2000 – 2019, giá trị GRDP ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm và không ổn định,bình quân đạt 2,27%/năm so với tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh đạt 9,15%/năm. Qua 20 năm, giá trị GRDP ngành nông nghiệp năm 2019 đạt 9.285.639 triệu đồng, tăng gấp 5,45 lần so với năm 2000. Đối với CDCC lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp: bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2019, tỷ trọng lao động lĩnh vực Nông - lâm nghiệp có xu hướng giảm và tỷ trọng lao động trong lĩnh vực Thủy sản có chiều hướng tăng. Năm 2000, khoảng 75,09% là lao động trong lĩnh vực Nông – lâm nghiệp đến năm 2019 tỷ lệ này giảm xuống còn 70,12%. Về tăng trưởng NSLĐ: ngành nông nghiệp Khánh Hòa có sự tăng lên về NSLĐ tuy nhiên chưa đáng kể. Năm 2000 NSLĐ ngành nông nghiệp đạt 20,95 triệu đồng/người/năm đến năm 2019 đạt 30,08 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng trưởng NSLĐ bình quân giai đoạn 2000 – 2019 đạt 3,08%/năm. Năm 2019, NSLĐ Lĩnh vực Thủy sản cao gấp 3,54 lần so với lĩnh vực Nông – lâm nghiệp. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất bình quân của Lĩnh vực Nông- lâm nghiệp cao hơn đạt 3,33%/năm so với 2,19%/năm của Lĩnh vực Thủy sản. Đối với sự đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ: tăng trưởng NSLĐ có được nhờ vào sự đóng góp của CDCC tuy nhiên đóng góp này là không đáng kể. Trong cả giai đoạn nghiên cứu CDCC chỉ đóng góp 5,76% vào tăng trưởng năng suất ngành nông nghiệp. Đối với tác động này, sự đóng góp của hiệu ứng chuyển dịch tĩnh là chủ yếu nhờ có sự di chuyển lao động từ lĩnh vực Nông – lâm nghiệp có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang lĩnh vực có hiệu quả sử dụng cao hơn. Đối với đóng góp của NSLĐ nội sinh vào tăng trưởng NSLĐ: kết quả nghiên cứu chỉ ra NSLĐ nội sinh là yếu tố đóng góp chủ yếu và quyết định đến sự tăng trưởng NSLĐ của ngành trong giai đoạn từ năm 2006-2019. Trong cả giai đoạn nghiên cứu tăng trưởng năng suất của ngành nông nghiệp có được nhờ vào sự đóng góp 94,24% của NSLĐ nội sinh, đặc biệt năm 2016, con số này lên tới 185,36%. Kết quả phân tích đóng góp của CDCC lao động đến tăng trưởng NSLĐ cho từng lĩnh vực: (i) Nông - lâm nghiệp: Trong cả giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000-2019, NSLĐ ngành chịu tác động ngược chiều của CDCC lao động, điều này được lí giải là do cả hai yếu tố cấu thành của CDCC đều mang dấu âm. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2006-2019, NSLĐ nội sinh lại cho thấy rõ vai trò quan trọng của mình khi có tác động cùng chiều đến tăng trưởng NSLĐ ngành. Mặc dù khi so sánh hiệu quả sử dụng lao động của lĩnh vực Nông – lâm nghiệp thấp hơn nhiều lần so với lĩnh vực Thủy sản, nhưng kết quả nghiên cứu lại chứng minh NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Nông – lâm nghiệp có đóng góp lớn cho sự tăng năng suất chung của ngành; (ii) Thủy sản: Trong giai đoạn từ 2000-2019, cả hai yếu tố của CDCC và NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Thủy sản đều có tác động dương cùng chiều đến tăng tưởng năng suất ngành nông nghiệp. Trong đó, NSLĐ nội sinh có mức đóng góp cao nhất với 1,18% và hiệu ứng chuyển dịch động có sự đóng góp thấp nhất với 0,07%. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số hàm ý chính sách để thúc đẩy CDCC kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới. Từ khóa: Chuyển dịch cơ cấu, SSA, nông nghiệp, lao động

Ngày đăng: 19/11/2021, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Khung phân tích nghiên cứu - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Hình 2.1 Khung phân tích nghiên cứu (Trang 34)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn 3.3. Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng - SSA - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn 3.3. Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng - SSA (Trang 36)
Bảng 4.1: GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.1 GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 (Trang 54)
Bảng 4.2: GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.2 GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2000-2019 (Trang 54)
Bảng 4.3: GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000-2009 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.3 GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000-2009 (Trang 55)
Bảng 4.4: GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2019 Chỉ tiêu - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.4 GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2019 Chỉ tiêu (Trang 57)
Hình 4.1: Cơ cấu GRDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Hình 4.1 Cơ cấu GRDP tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 (Trang 60)
Hình 4.2: Tỷ trọng GRDP ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Hình 4.2 Tỷ trọng GRDP ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000-2019 (Trang 61)
Bảng 4.5: Diện tích chuyển đổi cây trồng ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa từ năm 2017- 2020 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.5 Diện tích chuyển đổi cây trồng ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa từ năm 2017- 2020 (Trang 64)
Bảng 4.7: Số lượng và cơ cấu lao động theo từng lĩnh vực tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.7 Số lượng và cơ cấu lao động theo từng lĩnh vực tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2000-2019 (Trang 67)
Bảng 4.8: Số lượng và cơ cấu lao động ngành Nông nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.8 Số lượng và cơ cấu lao động ngành Nông nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2000-2019 (Trang 69)
Bảng 4.9: NSLĐ bình quân và tốc độ tăng NSLĐ bình quân ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.9 NSLĐ bình quân và tốc độ tăng NSLĐ bình quân ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019 (Trang 71)
Bảng 4.10: Đóng góp của CDCC lao động vào tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.10 Đóng góp của CDCC lao động vào tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 (Trang 77)
Bảng 4.11: Đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.11 Đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2019 (Trang 79)
Bảng 4.12: Đóng góp của lĩnh vực và CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2019 - Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa
Bảng 4.12 Đóng góp của lĩnh vực và CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2019 (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w