1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đồng nai

94 719 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

---PHAN MINH THÔNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 1

-PHAN MINH THÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 2

-PHAN MINH THÔNG

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Đinh Phi Hổ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác

TÁC GIẢ

PHAN MINH THÔNG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .3

1.5 Ý NGHĨA LUẬN VĂN 3

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 KHÁI NIỆM NÔNG NGHIỆP 5

2.2 ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 5

2.2.1 Nền nông nghiệp nhiệt đới 5

2.2.2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa song song với nông nghiệp cổ truyền 6

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 6

2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên 6

2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội 7

2.4 TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ NÔNG NGHIỆP 10 2.4.1 Lý thuyết về vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế 10

2.4.2 Tóm lược một số nghiên cứu trên thế giới về quá trình phát triển của nông nghiệp 13

2.5 LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 18

2.5.1 Nghiên cứu của Solow (1956) 18

Trang 5

2.5.2 Nghiên cứu của Harrod-Domar (1940) 21

2.5.3 Nghiên cứu của Kaldor (1957) 23

2.5.4 Hàm sản xuất Cobb-Douglas (1928) 24

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 26

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.2 ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN CỦA MÔ HÌNH COBB-DOUGLAS 26

3.3 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHO MÔ HÌNH 27

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

4.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI 36

4.1.1 Vị trí địa lý - kinh tế 36

4.1.2 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Tỉnh Đồng Nai 37

4.1.3 Đánh giá chung về tác động của các yếu tố tự nhiên – kinh tế – xã hội đến phát triển nông nghiệp tỉnh Đồng Nai 49

4.2 KẾT QUẢ HÀM COBB - DOUGLAS 50

4.2.1 Kiểm tra tính dừng của dữ liệu 50

4.2.2.Thực hiện hồi quy hàm Cobb-Douglas 54

4.2.3 Kết luận 55

4.3 MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA TỪNG YẾU TỐ 55

4.4 KẾT LUẬN 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - GỢI Ý CHÍNH SÁCH 58

5.1 KẾT LUẬN 598

5.2 GỢI Ý CHÍNH SÁCH 598

5.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ VỐN ĐẦU TƯ 59

5.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CÔNG NGHỆ 61

5.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ LAO ĐỘNG 64

5.2.4 NHÓM GIẢI PHÁP BỔ TRỢ 66

5.3 HẠN CHẾ LUẬN VĂN VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GAP Thực hành nông nghiệp tốt

Trang 7

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Định nghĩa các biến của mô hình hàm Cobb-Douglas

Bảng 4.1: Thống kê diện tích Tỉnh Đồng Nai theo độ dốc

Bảng 4.2: Diện tích các loại đất tỉnh Đồng

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Dicky-Fuller (DF)

Bảng 4.5 Hệ số tương quan giữa Lnla và LnKa

Bảng 4.6 Kết quả chạy mô hình hồi quy phụ

Bảng 4.7 Bảng kết quả VIF

Bảng 4.8: Kết quả mô hình hồi quy

Bảng 4.9 Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp, lao động và vốn

Bảng 4.10: Cấu thành đóng góp của các yếu tố trong tốc độ tăng trưởng GDP nôngnghiệp (2000-2012)

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng hàng năm khu vực nông nghiệp tỉnh Đồng Nai (%)Hình 4.2: GDP nông nghiệp (Pa) và GDP tỉnh Đồng Nai

Hình 4.3: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo ngành kinh tế

Hình 4.4: Vốn đầu tư cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và vốn đầu tư phát triểntoàn xã hội phân theo ngành kinh tế

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu đảm bảo an ninhlương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Nông nghiệp có vai trò quantrọng trong ổn định kinh tế xã hội tại Việt Nam thông qua tạo việc làm cho 70% dân

số, tạo nguồn cung lương thực thực phẩm đầy đủ, ổn định giá cả Nông nghiệp cũng làngành mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu vì đây làngành có xuất siêu Đồng thời, nông nghiệp Việt Nam đã cung cấp những điều kiệncần thiết như thực phẩm và nguồn nguyên liệu giá rẻ để thúc đẩy đầu tư tư nhân vàolĩnh vực phi nông nghiệp ở Việt Nam Trong những giai đoạn suy thoái kinh tế xảy ra,ngành nông nghiệp được cho là khu vực an toàn giúp nền kinh tế Việt Nam giảm bớtnhững bất ổn Ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, từmột nước thường xuyên thiếu lương thực thì đến năm 2013, ngành lúa gạo Việt Nam

đã đạt sản lượng gạo xuất khẩu 6,681 triệu tấn, đứng thứ 3 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ

và Thái Lan, đời sống nhân dân ngày càng cải thiện về mọi mặt (Hiệp hội lương thựcViệt Nam, 2014) Theo Tổng cục thống kê (2013) thì trong năm 2013, giá trị sản xuấtnông nghiệp (theo giá so sánh 2010) phân theo ngành hoạt động tăng so cùng kỳ nămtrước Trong đó, trồng trọt tăng 2,26%; chăn nuôi tăng 2,14%; dịch vụ tăng 3,33%.Tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,66%

Đồng Nai nằm ở khu vực cửa ngõ thông ra phía Bắc của Vùng Kinh tế trọngđiểm Phía Nam, kết nối Miền Đông Nam Bộ với Duyên Hải Miền Trung và Nam TâyNguyên, có vị trí, vai trò chiến lược về giao lưu kinh tế, thương mại và quốc phòng,

an ninh ở Đông Nam Bộ và Vùng Kinh tế trọng điểm Phía Nam Đồng Nai là mộttrong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát huy tích cực vai tròmột đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thànhphố có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất trong cả nước Tuy đạt được những thànhtựu to lớn trong những năm qua, nhưng bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ công

Trang 10

nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Naiđang đứng trước những khó khăn và thách thức không nhỏ:

Thứ nhất, nền nông nghiệp có xuất phát điểm thấp, qui mô sản xuất nhỏ lẻ,nông dân thiếu vốn đầu tư nên hạn chế việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ

để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ chi phí sản xuất Do vậy, hiệu quả sảnxuất chưa cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu

Thứ hai, sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất chưa chặt chẽ Công tácxúc tiến thương mại, thông tin thị trường, định hướng sản xuất chưa được thực hiệnthường xuyên và mạnh mẽ Thị trường tiêu thụ nhiều nông sản phẩm chính còn yếu,giá cả tiêu thụ chưa ổn định

Thứ ba, chất lượng nguồn lực phục vụ cho nông nghiệp còn thiếu, tỷ lệ laođộng đã qua đào tạo trong ngành nông nghiệp nhìn chung còn thấp, khả năng ứngdụng khoa học công nghệ chưa cao

Do đó, việc nghiên cứu chi tiết về các yếu tố tác động đến việc tăng trưởngngành nông nghiệp và vai trò của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế là rấtcần thiết đối với tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, tác giả xin chọn đềtài: “Phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng ngành nông nghiệptỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:

Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng ngành nôngnghiệp tỉnh Đồng Nai

Thứ hai, đo lường sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởngngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Cuối cùng, dựa trên kết quả phân tích trên thì tác giả đưa ra một số giải phápnhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp từ đó góp phần tăng trưởng của nền kinh tếtại tỉnh Đồng Nai

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng các yếu tố tác động đến sự phát triển củangành nông nghiệp tại tỉnh Đồng Nai

Trang 11

Phạm vi không gian và thời gian: Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 1990 đếnnăm 2014.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn và định lượng.Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tại bàn: sử dụng các phương pháp phântích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, thống kê và so sánh các thông tin thứ cấp được thuthập từ tài liệu chuyên ngành, sách báo, Internet, v.v để làm cơ sở lý luận phân tíchthực trạng các yếu tố và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nôngnghiệp Tỉnh Đồng Nai

Thứ hai, phương pháp định lượng: áp dụng mô hình Cobb-Douglas và số liệuthu thập trong giai đoạn 1990 đến 2014, tác giả sử dụng phần mềm Stata để phân tích

sự tác động của nguồn lực, vốn và lao động đến sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai.Đồng thời tác giả cũng kiểm tra độ tin cậy của số liệu thu thập thông qua việc kiểm tratính dừng của số liệu, hiện tượng đa cộng tuyến và kiểm tra phương sai thay đổi

1.5 Ý NGHĨA LUẬN VĂN.

Đề tài nghiên cứu giúp nhận diện được tầm quan trọng của nông nghiệp đối vớităng trưởng công nghiệp Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa trên cơ sở môhình nghiên cứu định lượng, từ đó giúp cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định cóthể tập trung các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp góp phần hỗ trợcho sự tăng trưởng công nghiệp để hướng đến mục tiêu năm 2020 Việt Nam cơ bảntrở thành nước công nghiệp

1.6 KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nghiên cứu gồm 3 chương được trình bàynhư sau:

Chương 1: Tổng quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kiến nghị

Kết luận chương 1

Trang 12

Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài,mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ýnghĩa nghiên cứu và kết cấu luận văn.

Trang 13

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 KHÁI NIỆM NÔNG NGHIỆP

Nông nghiệp: là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nềnkinh tế quốc dân Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế,

xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên Nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm:trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản (Đinh Phi Hổ, 2008)

2.2 ĐẶC ĐIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.1 Nền nông nghiệp nhiệt đới

2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: phân hóa rất rõ rệt theo chiều Bắc Nam và theochiều cao của địa hình có ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nôngnghiệp

Sự phân hóa các điều kiện địa hình và đất trồng → phải áp dụng các hệ thốngcanh tác khác nhau giữa các vùng

Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm tăng thêm tính chấtbấp bênh vốn có của nông nghiệp Việc phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng,dịch bệnh đối với vật nuôi luôn là nhiệm vụ quan trọng

2.2.1.2 Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

• Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nôngnghiệp

• Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống ngắn ngày, chốngchịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán

• Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn Việc trao đổi nông sản giữa các vùng,nhất là giữa các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam ngày càng mở rộng có hiệuquả

Trang 14

• Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả…) là mộtphương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới.

2.2.2 Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa song song với nông nghiệp cổ truyền

Một đặc điểm khá rõ của nền nông nghiệp nước ta hiện nay là sự tồn tại songsong:

 Nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền

 Nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại

Và có sự chuyển từ nông nghiệp tự cấp tự túc sang nông nghiệp hàng hóa

2.2.2.1 Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp cổ truyền được đặc trưng bởi

 Sản xuất nhỏ

 Công cụ thủ công

 Sử dụng nhiều sức người

 Năng suất lao động thấp

Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp, tự túc.Nền nông nghiệp cổtruyền còn rất phổ biến trên nhiều vùng lãnh thổ ở nước ta

2.2.2.2 Nền nông nghiệp hàng hóa

Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ người nông dân quan tâm nhiều hơnđến thị trường tiêu thụ sản phẩm.Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.Sản xuấttheo hướng:

 Đẩy mạnh sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa

 Sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới

Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển và có điều kiện thuận lợi để pháttriển ở:

 Những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa

 Các vùng gần các trục giao thông và các thành phố lớn

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

2.3.1 Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên

2.3.1.1 Đất đai:

Trang 15

Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi.Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất

và sự phân bố cây trồng, vật nuôi Đất nào, cây ấy Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vaitrò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp Nguồn tài nguyên đất nôngnghiệp trên thế giới rất hạn chế, chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên, trong khi số dânvẫn không ngừng tăng lên Tuy diện tích đất hoang hoá còn nhiều, nhưng việc khaihoang, mở rộng diện tích đất nông nghiệp rất khó khăn, đòi hỏi nhiều công sức và tiềncủa Đó là chưa kể đến việc mất đất do nhiều nguyên nhân như xói mòn, rửa trôi,nhiễm mặn và chuyển đổi mục đích sử dụng Vì vậy, con người cần phải sử dụng hợp

lí diện tích đất nông nghiệp hiện có và bảo vệ độ phì của đất

2.3.1.2 Khí hậu và nguồn nước

Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc xác định cơ cấu câytrồng, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từngđịa phương Sự phân chia các đới trồng trọt chính trên thế giới như nhiệt đới, cậnnhiệt, ôn đới và cận cực liên quan tới sự phân đới khí hậu Sự phân mùa của khí hậuquy định tính mùa vụ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Các điều kiện thời tiết có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy sự phát sinh và lantràn dịch bệnh cho vật nuôi, các sâu bệnh có hại cho cây trồng Những tai biến thiênnhiên như lũ lụt, hạn hán, bão… gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp.Chính điều này làm cho ngành nông nghiệp có tính bấp bênh, không ổn định

2.3.1.3 Sinh vật

Sinh vật với các loài cây con, đồng cỏ và nguồn thức ăn tự nhiên là cơ sở đểthuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng và vật nuôi, cơ sở thức ăn tự nhiên cho giasúc và tạo điều kiện cho phát triển chăn nuôi

2.3.2 Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội

2.3.2.1 Dân cư và nguồn lao động

Đất đai ít, ngành nghề và dịch vụ kém phát triển, lao động dư thừa và hàng nămtiếp tục tăng thêm Hiện nay bình quân mỗi hộ có 0,68 ha, 01 lao động nông nghiệp có0,27 ha nhưng vẫn tiếp tục giảm và rất manh mún Gần 30 triệu lao động ở nông thôn,95% sản xuất nông lâm nghiệp nhưng chỉ sử dụng 73% và hàng năm tiếp tục tăng

Trang 16

thêm khoảng 01 triệu lao động, những nhân tố này đã làm cho năng suất và thu nhậpcủa người lao động rất thấp.

Mặt khác với nguồn lao động dồi dào và tiếp tục được bổ sung, giá nhân côngthấp Theo Tổng cục thống kê, lao động nông nghiệp hiện có 30 triệu người (chiếmtrên 70% lao động chung) và hàng năm khu vực nông thôn tiếp tục được bổ sung thêmkhoảng 01 triệu lao động đến độ tuổi hứa hẹn sẽ đem lại những tín hiệu tích cực chonền nông nghiệp nước nhà

2.3.2.2 Các quan hệ sở hữu ruộng đất

Việc giao khoán đất nông nghiệp đã tạo ra động lực mới kích thích sản xuấtphát triển, người nông dân được quyền làm chủ sản xuất trên mảnh đất của mình Tuynhiên, vẫn còn một số bất cập, đó là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ không thể tiến tớisản xuất hàng hoá lớn

Những năm qua,nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, nhờ đó đãkhắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, bước đầu hình thành vùng chuyêncanh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Cũng từ phong trào này, nhiều mô hìnhkinh tế mới đã xuất hiện

2.3.2.3 Tiến bộ khoa học kỹ thuật

2.3.2.3.1 Khoa học kỹ thuật được áp dụng khá rộng rãi

Trong trồng trọt, việc áp dụng giống mới và các quy trình canh tác tiên tiến,chương trình “3 giảm, 3 tăng”, IPM, GAP được đẩy mạnh Trong chăn nuôi, giốngmới, thức ăn công nghiệp và phương pháp chăn nuôi kiểu công nghiệp, bán côngnghiệp, an toàn sinh học được phổ biến ngày càng rộng hơn

Trong thuỷ sản, công nghệ sinh sản nhân tạo một số loài thuỷ sản có giá trịkinh tế cao (tôm sú, tôm he, cá tra, ba ba, cua, nhuyễn thể 2 vỏ ) đã tạo nên cuộc cáchmạng thực sự trong nuôi trồng thuỷ sản Công nghệ mới cũng được áp dụng trong cácnghề khai thác như câu vàng cá ngừ, câu cá mực, điều chỉnh kích thước mắt lưới trongkhai thác để bảo vệ nguồn lợi; áp dụng công nghệ làm lạnh nước biển để bảo quản cá,tôm và các sản phẩm khai thác sau thu hoạch

Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyểnchọn, tạo giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom được đưa vào sản

Trang 17

xuất, góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng Hiện nay, nhiều diện tích rừngkinh tế được trồng bằng giống tiến bộ kỹ thuật Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồngtăng từ 50% bình quân vào những năm 1990 lên trên 80%, nhiều nơi năng suất rừngtrồng đã đạt 15 – 20m3/ha/năm.

Trong chế biến nông, lâm, thuỷ sản, ngoài việc chủ động đổi mới công nghệ,thiết bị, đa dạng hoá sản phẩm, còn tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát vệ sinh antoàn thực phẩm tại vùng nguyên liệu và các cơ sở sơ chế, bảo đảm chất lượng nguyênliệu và sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Trong thuỷ lợi, nhiều công nghệ mới được áp dụng trong xây dựng và quản lý,như công nghệ bê tông đầm lăn, kè bản nhựa, van nhựa tổng hợp, đập xà lan di động,đập cao su, bơm di động trên ray, công nghệ điều khiển từ xa trong quản lý, điều hànhcác công trình thuỷ lợi

2.3.2.3 2 Cơ khí hoá nông nghiệp có bước tiến bộ

Đến năm 2013, nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ cơ giới hoácao, như: làm đất đạt 70%, tưới tiêu nước 85%, tuốt lúa 83,6%; xay xát lúa gạo đạt95%; phát triển mạnh máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa ở đồng bằng sôngCửu Long Tổng công suất tàu, thuyền đánh bắt thuỷ sản năm 2006 đạt 5,8 triệu CV;công suất trung bình máy tàu tăng từ 17,5 CV/tàu (năm 1990) lên 60,6 CV/tàu

2.3.2.3.3 Thị trường

Nông nghiệp là một ngành xuất khẩu chủ lực và duy nhất có giá trị thặng dưxuất khẩu, nhưng giá trị xuất khẩu nông sản hàng năm của nước ta luôn có những biếnđộng đáng lưu tâm Một điều nghịch lý là, dù sản lượng xuất khẩu của các mặt hàngnông sản chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản đều tăng nhưng giá trị xuất khẩucác mặt hàng trên lại giảm Qua đó cho thấy, việc duy trì và ổn định giá của các mặthàng nông sản chủ lực của Việt Nam hiện là một nhiệm vụ vô cùng cấp bách và không

ít khó khăn của ngành

Rủi ro thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế,đối với sản xuất nông nghiệpnói chung và người nông dân nói riêng là rất lớn và đang gia tăng.Tuy đây là hiệntượng bình thường trong nền kinh tế thị trường mở cửa,song trong điều kiện nước tahiện nay, đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý vì đa số nông dân còn quá nghèo, nguy cơ

Trang 18

rơi xuống đói nghèo hoặc rơi vao tình trạng phá sản là rất cao Trong khi đó,cơ chếphòng ngừa rủi ro và hỗ trợ nông dân trước các rủi ro thị trường lại hầu như chưađược thiết lập hoặc chưa vận hành có hiệu quả.

2.4 TÓM LƯỢC MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ NÔNG NGHIỆP

2.4.1 Lý thuyết về vai trò của nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế

2.4.1.1 Nghiên cứu của Ricardo (1817)

Theo Ricardo (1817) thì đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồngốc của tăng trưởng kinh tế Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuấtphải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu đượcngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóanong phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệpgiảm Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng Nhưvậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sảnxuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Nhưng thực

tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồngốc của tăng trưởng.Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởnghai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (Llabor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vựckinh tế [Ricardo, 1817, 1821, 1978]

2.4.1.2 Nghiên cứu của Oshima (1955)

Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động nhưng chỉ lúc thời vụ không căngthẳng Do đó đầu tư theo chiều sâu cho cả nông nghiệp và công nghiệp là không khảthi vì nguồn lực và trình độ lao động có giới hạn của các nước đang phát triển Vì vậy,Oshima đề nghị:

Giai đoạn 1: Nhằm đa dạng hoá sản xuất, giải quyết nhu cầu lao động – việclàm ngay tại khu vực nông nghiệp – nông thôn mà không cần dịch chuyển qua khuvực công nghiệp Oshima cho rằng nên đầu tư phát triển cho nông nghiệp theo chiềurộng Đầu tư theo hướng này phù hợp với nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, trình độ

Trang 19

kỹ thuật nông nghiệp tương đối và không đòi hỏi vốn đầu tư lớn như đầu tư cho khuvực công nghiệp.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn phải đầu tư đồng thời theo bề rộng các ngànhnông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Đối với ngành nông nghiệp cần phải đa dạnghóa sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn (trang trại)nhằm mở rộng quy mô sản lượng Còn với ngành công nghiệp, phải phát triển côngnghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành côngnghiệp thâm dụng lao động Như vậy, phát triển nông nghiệp nghĩa là tạo điều kiện để

mở rộng thị trường công nghiệp, tăng thêm quy mô sản xuất từ đó mở rộng tối đa việclàm

Giai đoạn 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm giảm nhu cầu laođộng Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của giai đoạn 2làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến Do đó:

Trong nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công nghệ sinh học đểtăng nhanh năng suất lao động Nông nghiệp có thể số lao động chuyển sang khu vựccông nghiệp mà không ảnh hưởng đến tổng sản phẩm nông nghiệp

Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm nhập khẩu vàchuyển dịch hướng về xuất khẩu Ngành công nghiệp thâm dụng lao động thu hẹp vàngành công nghiệp thâm dụng vốn sẽ mở rộng để nâng cao sức cạnh tranh và giảmnhu cầu lao động

2.4.1.3 Nghiên cứu của Kuznets (1966)

Kuznets (1966) đã tìm ra cách xác định về đóng góp của nông nghiệp trong tốc

độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế như sau:

Giả định rằng nền kinh tế có 2 khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp (cácngành kinh tế còn lại) Gọi:

Tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong tốc độ tăng trưởng GDP

Ya: giá trị GDP do nông nghiệp đóng góp

Yn: giá trị GDP do khu vực phi nông nghiệp đóng góp

Y: tổng GDP của nền kinh tế

Ra =Ya/Ya: tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp

Trang 20

Rn =Yn/Yn: tốc độ tăng trưởng GDP khu vực phi nông nghiệp

Pa =Ya/Y: tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP

Pn =Yn/Y: tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong GDP

Kuznets tìm ra công thức như sau:

a a

n n

a

Y

P R

P R

bị rơi vào cái bẫy (Trap) của việc xem nhẹ vai trò đóng góp của nông nghiệp Đối vớicác nước có khởi điểm từ một nền kinh tế mà nông nghiệp còn đóng góp quan trọngtrong GDP, việc làm cho xã hội, ngoại tệ còn khan hiếm, thì việc đẩy nhanh tốc độtăng trưởng công nghiệp sẽ dẫn đến dịch chuyển nhanh lao động từ khu vực nôngnghiệp sang khu vực công nghiệp Bên cạnh đó nguồn lực tập trung đầu tư cho côngnghiệp, còn nông nghiệp bị bỏ qua hoặc xem nhẹ thì tổng sản phẩm của nông nghiệpgiảm tạo ra khan hiếm lương thực thực phẩm dẫn đến phải nhập khẩu lương thực.Điều này sẽ làm trầm trọng thêm nguồn ngoại tệ vốn dĩ đã khan hiếm Mặt khác thunhập của công nhân ở khu vực thành thị có cao hơn lao động nông nghiệp nhưng tronggiai đoạn đầu của quá trình phát triển, việc chi cho lương thực thực phẩm chiếm mộtphần lớn trong thu nhập của họ và thường là cầu lương thực thực phẩm co dãn theothu nhập trong giai đoạn này Hệ quả là khan hiếm lương thực thực phẩm sẽ trầmtrọng hơn Từ đó dẫn tới sự tăng giá lương thực thực phẩm, lạm phát tăng, thu nhậpcông nhân giảm , lại đòi hỏi nâng cao tiền lương của khu vực công nghiệp Tuy nhiêntiền lương tăng không tương ứng với năng suất lao động tăng, nên tích lũy của khuvực công nghiệp và tái đầu tư mở rộng giảm Một khi điều này xảy ra, tốc độ tăngtrưởng của công nghiệp sẽ sụt giảm Như vậy cả công nghiệp và nông nghiệp đều bịảnh hưởng trong tăng trưởng, cuối cùng tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng bịhạn chế Do đó để không vướng cái bẫy này, chiến lược phát triển thích hợp là thúc

Trang 21

đẩy phát triển công nghiệp phải tương ứng với phát triển nông nghiệp Hay nói cáchkhác, công nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ hơn nhưng vẫn phải duy trì một mức tăngtrưởng hợp lý cho nông nghiệp trong ngắn hạn.

Như vậy trong trường hợp Việt Nam, có thể dùng mô hình Kuznets để xác định

xu hướng đóng góp của nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế trong các giai đoạncủa quá trình công nghiệp hóa để từ đó cho thấy, xu hướng đóng góp của nông nghiệptrong tăng trưởng GDP dù có giảm theo thời gian nhưng vẫn giữ một vai trò không thểthiếu cho tăng trưởng công nghiệp cũng như quá trình công nghiệp hóa của đất nước

2.4.2 Tóm lược một số nghiên cứu trên thế giới về quá trình phát triển của nông nghiệp

2.4.2.1 Nghiên cứu của Todaro (1969)

Theo Todaro, quá trình phát triển nông nghiệp phải tuần tự phát triển theo 3giai đoạn từ thấp lên cao, gồm:

Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp độc canh Ở giai đoạn này thì đất và lao độngvẫn là nhưng yếu tố sản xuất chủ yếu, đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệpvẫn còn thấp Vì vậy khi hoạt động sản xuất mở rộng trên diện tích đất không màu mỡthì dẫn đến tình trạng xu hướng lợi nhuận giảm dần Có thể nói, giai đoạn một chủ yếu

là phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và mở rộng diện tích đất nông nghiệp mới có thểlàm tăng sản lượng nông nghiệp Trong giai đoạn này cho thấy những đặc trưng cơbản như sau:

Thứ nhất, sản phẩm sản xuất ra chỉ được tiêu dùng trong nội bộ của khu vựcnông nghiệp

Thứ hai, sản phẩm chính là từ các cây lương thực và một số vật nuôi truyềnthống nên chưa đa dạng

Thứ ba, vẫn còn sử dụng những công cụ thô sơ và duy trì phương pháp sản xuấttruyền thống giản đơn

Giai đoạn 2: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa Đây làbước trung gian từ sản xuất tự cung tự cấp sang chuyên môn hóa, thể hiện những đặctrưng như sau:

Trang 22

Tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp được được giảm thiểu nhờ phát triển cơcấu cây trồng, con vật nuôi trên từng đơn vị diện tích đấtnông nghiệp, trên từng hộtheo hướng hỗn hợp và đa dạng, để thay thế cho chế độ canh tác độc canh trong sảnxuất ở giai đoạn trước.

Những biện pháp làm tăng năng suất trong nông nghiệp như sử dụng giống mớikết hợp với phân bón hóa học và nước tưới tiêu chủ động đã được áp dụng Điều nàydẫn đến sản lượng lương thực tăng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất,phát triển được nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác

Nhờ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa mà trong giaiđoạn này sự gia tăng chủ yếu của sản lượng nông nghiệp là từ nâng cao sản lượng trênmột diện tích đất nông nghiệp và sản xuất hướng tới thị trường, thoát khỏi vòng lẩnquẩn tự cung tự cấp

Giai đoạn 3: Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại Được xem như là giaiđọan phát triển cao nhất của nông nghiệp thể hiện qua các điểm sau:

Thứ nhất, người sản xuất đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, ứng dụng chuyênmôn hóa trong sản xuất ở các trang trại và sản xuất được cung ứng hoàn toàn cho thịtrường

Thứ hai, yếu tố quyết định đối với việc tăng sản lượng nông nghiệp chính làyếu tố vốn và công nghệ

Thứ ba, đặc biệt ngành nông nghiệp lúc này đã phát hiện ra lợi thế về quy mô,kết hợp áp dụng sự tiến bộ của công nghệ mới trong sản xuất, tiến đến sản xuất mộtvài loại sản phẩm riêng biệt

2.4.2.2 Nghiên cứu của Park (1992)

Theo Park nông nghiệp trải qua quá trình phát triển gồm 3 giai đoạn: sơ khai,đang phát triển và phát triển Sản lượng nông nghiệp ở mỗi giai đoạn phát triển phụthuộc vào các yếu tố khác nhau và được mô tả dưới dạng hàm sản xuất

Giai đọan sơ khai: Trong giai đọan này, do người sản xuất nông nghiệp chưa sửdụng các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp nên sản lượng nôngnghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên gồm đất đai, thời tiết khí hậu và lao động.Hàm sản xuất như sau thể hiện mối quan hệ đầu ra với đầu vào:

Trang 23

Khi tăng thêm 1 đơn vị lao động, sản lượng trên 1 ha sẽ tăng hơn 1 đơn vị Sau

đó, khi số lao động tiếp tục tăng thêm thì phần gia tăng của sản lượng trên 1 ha sẽgiảm dần Không chuyển được số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khuvực công nghiệp và dịch vụ là nguyên nhân chủ yếu của năng suất biên giảm dần

Hình 2.1 Năng suất biên của lao động nông nghiệp

Giai đoạn đang phát triển: Từ giai đoạn sơ khai sang giai đoạn đang phát triển,ngành nông nghiệp có một sự chuyển biến rõ rệt Bên cạnh việc phụ thuộc các yếu tốN,L ở giai đoạn trước sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vàođược sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón, thuốc hóa học) Hàm sản xuất lúcnày:

L

F1

Y/S

O

Trang 24

Y = F(N,L) + F(R)

R: Đầu vào do công nghiệp cung cấp

Có thể thấy trong giai đoạn đang phát triển, sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp(còn gọi là năng suất đất) tăng lên tương ứng với lượng phân bón và thuốc hóa học sửdụng tăng lên

Hình 2.2 Năng suất biên của lao động nông nghiệp

Đường biểu diễn F2 thể hiện sản lượng trên 1 ha ở giai đoạn đang phát triển Tacũng thấy rằng đường F2 cao hơn nhiều so với đường F1,nghĩa là sản lượng trên 1 ha ởgiai đoạn đang phát triển cao hơn sản lượng trên 1 ha ở giai đoạn sơ khai Trong giaiđoạn đang phát triển này, sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn làm cho sản lượngtăng nhanh, rồi sau đó giảm xuống theo quy luật năng suất biên giảm dần

Bên cạnh đó trong giai đọan này, sản lượng nông nghiệp tăng còn nhờ vào tácđộng từ cuộc cách mạng xanh đem lại (ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học).Cuộc cách mạng xanh đã đưa giống mới năng suất cao ứng dụng trong nông nghiệp,các lọai giống mới luôn đòi hỏi lượng phân bón, thuốc hóa học nhiều hơn và nướctưới tiêu chủ động

Trang 25

Hàm sản xuất được biến đổi để phù hợp với mối quan hệ mới trong nôngnghiệp:

Y = F(N,L) + F(R) + F(K)

K: Vốn sản xuất

Ở giai đọan phát triển, năng suất lao động (Y) tăng lên tương ứng với lượng vốn sảnxuất (K) sử dụng tăng thêm và thu nhập của 1 lao động (I) cũng tăng lên tương ứng

Hình 2.3 Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp

Trong hình 2.3, Ở mức vốn K1, ta xác định được năng suất lao động (y1), thunhập là I1 và số lượng lao động tương ứng là L1 Khi vốn tăng lên K2, năng suất laođộng (y2), thu nhập là I2 và số lượng lao động tương ứng là L2 Do thay đổi vốn làmcho năng suất lao động tăng, nâng cao thu nhập và tiết kiệm được lao động (L2- L1)

Trong các nước đang phát triển và phát triển thu nhập bình quân của người laođộng nông nghiệp có sự chênh lệch rất lớn vì khác nhau năng suất lao động Theo

K

I2

I1

Trang 26

Park, để thu hẹp khoảng cách này, buộc phải dịch chuyển lao động từ khu vực nôngnghiệp sang khu vực công nghiệp.

Ở giai đoạn phát triển, hàm sản xuất cho thấy, muốn tăng năng suất đất cầntăng đầu tư cho khu vực công nghiệp để tăng khả năng cung cấp các yếu tố đầu vàocho nông nghiệp Rõ ràng để thu nhập lao động nông nghiệp tăng lên cần tăng đầu tưvốn cho nông nghiệp dưới dạng máy móc, trang thiết bị hiện đại

2.5 LÝ THUYẾT VỀ NGUỒN GỐC CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

2.5.1 Nghiên cứu của Solow (1956)

Theo Sollow, việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tếtrong ngắn hạn nhưng không ảnh hưởng trong dài hạn Nếu một nền kinh tế có tỷ lệtiết kiệm cao hơn, thì nền kinh tế đó sẽ có mức sản lượng cao hơn (GDP) nhưngkhông ảnh hưởng đến tăng trưởng trong dài hạn

Tăng vốn sản xuất không ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Khi vốn sản xuất (K) thay đổi, sản lượng quốc gia (Y) sẽ thay đổi

Trang 27

Kt+1 = (1-)Kt + sYt

Chia 2 vế của phương trình (9) cho N:

Thay đổi vốn sản xuất trên đầu công nhân từ năm t đến năm t+1 bằng với tiết kiệm

hoặc đầu tư trên đầu công nhân của năm t trừ đi khấu hao vốn trên đầu công nhân của năm t.

Thay đổi vốn và sản lượng trong dài hạn:

N

Y K K

Kt 1  t tt

N

s N N

Y K

Kt 1  1  tt

N N

s N

N

K Y

N

sYt  Kt

Trang 28

đầu tư chỉ ngang bằng với khấu hao, nên vốn trên đầu công nhân không đổi Do đó,tăng trưởng kinh tế bằng zero.

Kết luận: sự thay đổi vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng hưởng đến tăng trưởng kinh

tế trước khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng

Ảnh hưởng của tỷ lệ tiết kiệm đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

- Tỷ lệ tiết kiệm không ảnh hưởng gì đến tăng trưởng sản lượng trong dài hạn.

Trong dài hạn tốc độ tăng trưởng sản lượng sẽ bằng zero

- Tỷ lệ tiết kiệm xác định quy mô sản lượng trong dài hạn Nói cách khác, tỷ lệ tiết

kiệm càng lớn, mức sản lượng ở trạng thái dừng càng cao.

Ngoài ra, Solow (1956) cũng đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tốc độ tăngtrưởng nông nghiệp và đưa ra phương trình tăng trưởng như sau:

Y = TFPLαKβ

Lấy đạo hàm phương trình trên theo thời gian t

Nếu xét thay đổi Y theo khoảng thời gian từ năm thứ 0 đến năm thứ t, phương trìnhtrên có thể trình bày dưới dạng sau:

Trong đó:

: Là tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp hằng năm

: Là tốc độ tăng trưởng lao động

: Là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư khu vực nông nghiệp

Trang 29

Ta thấy, tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp được đóng góp bởi ba bộ phận: (1)Yếu tố lao động , (2) Yếu tố vốn , (3) Yếu tố công nghệ

2.5.2 Nghiên cứu của Harrod-Domar (1940)

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là môhình Harrod-Domar Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc,

và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạngtoàn dụng lao động Nguồn gốc tăngtrưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên Từ đó, họsuy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng màchuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cânbằng (mất ổn định kinh tế) [Harrod R F 1939, Domar E 1946] Trong khi đó, lýthuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà haigiả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng laođộng Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng tháităng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đóchỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng Dựa vào tư tưởng củaKeynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học làRoy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan

hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển [Harrod R F 1939,Domar E 1946] Mô hình này cũng được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển

để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn Mô hình này coi đầu

ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp haytoàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó

Trong mô hình trên, k được gọi là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra)[Harrod R F 1939, Domar E 1946] Hệ số này nói lên rằng: vốn được tạo ra bằngđầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty lànguồn gốc của đầu tư Hệ số này cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số

đo năng lực sản xuất của đầu tư Ví dụ, nếu như đầu tư 3 tỷ đồng dưới dạng xây dựngnhà máy mới và trang bị mới làm cho xí nghiệp có khả năng tăng đầu ra thêm 1 tỷđồng/năm trong vòng một năm tới thì hệ số gia tăng vốn đầu ra trong trường hợp này

là 3/1 Đối với các nhà làm kế hoạch, khi cho trước phương trình đơn giản này thì

Trang 30

nhiệm vụ không phức tạp lắm Bước đầu là thử đưa ra một cách tính tỷ số gia tăng vốn– đầu ra Có hai phương án lựa chọn cho bước tiếp theo Hoặc là phải lập kế hoạchcần quyết định tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, hoặc là cần quyết định tỷ lệ tiết kiệm[Samuelson P A., Nordhalls W D 2007].

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quântrên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Tăng trưởng tác động đến pháttriển vì qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầungườihoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI) Tổng sản phẩmquốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm trong nước là giá trịtính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trongphạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tàichính) Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằngtiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nướctrong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằngtổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng Tổng sản phẩm bình quân đầu người

là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số Tổng thu nhập bình quân đầu người làtổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quânđầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi vềlượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tươngđối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫnsống trong tình trạng nghèo khổ Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăngtrưởng kinh tế Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất củanền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh

tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ).Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồmkinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằngGDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn Để giải thích nguồn gốc của

Trang 31

tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế [Samuelson P A.,Nordhalls W D 2007].

Kết luận: Mô hình Harrod-Domar (1940) coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh

tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộcvào tổng số vốn đầu tư cho nó

2.5.3 Nghiên cứu của Kaldor (1957)

Kaldor cho rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào phát triển tiến bộ

kỹ thuật tức trình độ công nghệ (T)

Hình 2.4 Ảnh hưởng của trình độ công nghệ

Trong hình (2.4), đường biểu diễn Ftcho thấy năng suất lao động (Y/L)t là mộthàm số theo tỷ suất vốn/lao động (K/L)tở thời điểm t với giả định trình độ công nghệ

không đổi Do năng suất lao động biên giảm dần, nên khi tăng vốn/ lao động từ (K/L)tđến (K/L)t+1 năng suất lao động sẽ dịch chuyển từ điểm A đến điểm B trên đường Ft,

và năng suất lao động biên sẽ bằng zero (Y/LA– Y/LB = 0) Như vậy gia tăng vốn sảnxuất trong trường hợp này không ảnh hưởng đến tăng năng suất lao động hoặc là tăngtrưởng

Năng suất lao động

(Y/L)

Tỷ suất vốn/lao động

(K/L)

(K/L) t +1 (K/L) t

Trang 32

Nếu trình độ tiến bộ khoa học thay đổi (công nghệ), đường biểu diễn Ft sẽ thayđổi thành đường Ft+1 nằm phía bên trên Ft, vì với mọi mức vốn/lao động bây giờ sẽcho năng suất lao động cao hơn do tác động của trình độ công nghệ cao hơn Do đó,khi mức đầu tư là (K/L)t+1 thì năng suất lao động sẽ là (Y/L)t+1 nằm tại điểm C trênđường Ft+1 Do đó, tăng đầu tư (K/L)t lên (K/L)t+1 tương ứng năng suất lao động tăng

từ điểm A đến điểm C và như vậy, năng suất lao động biên sẽ dương và đảm bảo tăngtrưởng

Do đó, nguồn gốc của tăng trưởng không chỉ duy nhất là gia tăng vốn sản xuất

mà còn tùy thuộc vào sự phát triển của tiến bộ kỹ thuật (công nghệ)

2.5.4 Hàm sản xuất Cobb-Douglas (1928)

Hàm sản xuất Cobb-Douglas dùng để phân tích nguồn gốc tăng trưởng Hàmđược thể hiện như sau:

Y: Tổng sản lượng quốc gia

K: Quy mô vốn sản xuất

L: Quy mô lao động

a: Hệ số tăng trưởng tự định, còn gọi là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP, TotalFactor Productivity) Yếu tố tổng hợp này chủ yếu là yếu tố công nghệ (yếu tố chấtlượng của tăng trưởng)

α : hệ số co giãn từng phần của GDP theo vốn (giả định lao động không đổi)

β : hệ số co giãn từng phần của GDP theo vốn (giả định lao động không đổi)

Tổng hệ số co giãn (α + β) cho biết xu hướng của hàm sản xuất về suất sinh lợi theoquy mô

Nếu =1, hiệu quả không đổi theo quy mô

Nếu >1, năng suất biên tăng dần

Nếu <1, năng suất biên giảm dần

Tổng hệ số co giãn có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tăng trưởng kinh tế củamột quốc gia Nếu đo lường được sẽ cho biết nền kinh tế của quốc gia đang ở trongtrạng thái năng suất biên tăng dần hoặc giảm dần và như vậy cho biết được thời cơ cầntăng nhanh đầu tư các yếu tố vốn hay lao động

Trang 33

Trong nghiên cứu này, tác giả muốn xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởngđến sự tăng trưởng tỉnh Đồng Nai, do đó có thể ứng dụng hàm Hàm sản xuất Cobb-Doughlas để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam.

Kết luận chương 2: Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu đó là đặc điểm kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, các nhóm lý thuyết vềnông nghiệp và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế nông nghiệp Đồng thời, chươngnày cũng tham khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để

từ đó có cơ sở chọn lọc và đưa ra khung phân tích cho luận văn nghiên cứu

Trang 34

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phương pháp nghiên cứu định tính và phươngpháp định lượng

Phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích,tổng hợp, diễn giải, quy nạp, thống kê và so sánh các thông tin thứ cấp được thu thập

từ tài liệu chuyên ngành, sách báo, Internet, v.v để làm cơ sở lý luận phân tích thựctrạng các yếu tố và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành nông nghiệpTỉnh Đồng Nai

Phương pháp định lượng: áp dụng mô hình Cobb-Douglas và số liệu thu thập tronggiai đoạn 1990 đến 2014, tác giả sử dụng phần mềm Stata để phân tích sự tác độngcủa nguồn lực, vốn và lao động đến sự tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Nai Đồng thờitác giả cũng kiểm tra độ tin cậy của số liệu thu thập thông qua việc kiểm tra tính dừngcủa số liệu, hiện tượng đa cộng tuyến và kiểm tra phương sai thay đổi

3.2 ĐỊNH NGHĨA CÁC BIẾN CỦA MÔ HÌNH COBB-DOUGLAS:

Mô hình Cobb – Douglas là mô hình các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởngnông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Tác giả ứng dụng mô hình hàm Cobb-Douglas để xác định các nhân tố ảnh hưởngđến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai Từ cơ sở này, tác giả có thể đưa racác giải pháp thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Kế thừa mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas để ứng dụng xác định các nhân tốảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nông nghiệp như sau:

Ya =b0Lab1Kab2

Từ mô hình trên ta thấy quan hệ giữa Ya với La và Ka không phải là tuyến tính.Tuy nhiên nếu lấy lôgarít 2 vế ta được mô hình hồi quy tuyến tính lôgarít có dạng:LnYa= Lnb0 +b1LnLa +b2LnKa + u

Bảng 3.1: Định nghĩa các biến của mô hình hàm Cobb-Douglas

Trang 35

STT Tên biến Kí hiệu Loại biến Cách tính

1 Logarit GDP nông

2 Logarit số lượng lao

động nông nghiệp LnLa Độc lập

Ln(Số lượng lao độngnông nghiệp)

3 Logarit vốn cho sản

xuất nông nghiệp LnKa Độc lập

Ln(Vốn cho sản xuất nôngnghiệp)

Cách lấy và xử lý dữ liệu:

Nguồn dữ liệu GDP nông nghiệp (Ya), lao động nông nghiệp (La), vốn nôngnghiệp (Ka) lấy từ niên giám thống kê các năm 1990,1993,1995,1997,2000,2003,2005,2007,2009, 2010, 2013 Sau đó lấy lôgarít Ya (LnYa), lôgarít La (LnLa),lôgarít Ka (LnKa) để dữ liệu được tuyến tính

3.3 QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHO MÔ HÌNH

Quy trình nghiên cứu cho mô hình gồm các bước sau:

BƯỚC 1: Kiểm định tính dừng của dữ liệu

Trước khi chạy hồi quy ta phải kiểm tra tính dừng của dữ liệu để đảm bảo giả thiết của môhình hồi quy cổ điển là các biến độc lập là phi ngẫu nhiên, chúng có giá trị xác định TheoGujarati (1995), khi hồi quy giữa các chuỗi thời gian không dừng (non-stationary) sẽ có thể

có hiện tượng hồi quy giả mạo (spurious regression) do yếu tố xu thế tạo ra và kết quả ước

Bước 1:Kiểm định tính dừng của dữ liệu

Bước 2: Phân tích các kiểm định của mô hình

(1)Kiểm định hệ số hồi quy(2)Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy

(3)Hiện tượng đa cộng tuyến(4)Hiện tượng phương sai phần dư không đổi

Trang 36

lượng sẽ không thể tin cậy được Do đó trước khi chạy hồi quy, ta phải kiểm định tính dừngcủa dữ liệu.

Kiểm định tính dừng

Trong kinh tế xã hội chúng ta thường nghiên cứu các biến số được quan sát theothời gian như GDP hàng năm, tỷ lệ thất nghiệp hàng năm, mức lạm phát hàng tháng,giá vàng hàng ngay các biến số trên là biến số chuỗi thời gian Với số liệu chuỗi thờigian người ta thường dùng chỉ số t để chỉ các thứ tự quan sát và quan sát xảy ra sauđược xếp ngay sau quan sát xảy ra trước đó

t Y

E

k k t t

là hiệp phương sai tại trễ k giữa Y tY tk

Một chuỗi thời gian là phép thử của quá trình ngẫu nhiên

Chuỗi thời gian Yt được gọi là dừng nếu kỳ vọng phương sai và hiệp phương saikhông thay đổi theo thời gian

Một chuỗi Yt gọi là không dừng nếu nó vi phạm ít nhất một trong 3 giả thiết nêutrên

Hệ số tương quan giữa Y tY tk là:

 0 cov(Y t;Y t)var(Y t):phương sai mẫu

Ta có hàm tự tương quan mẫu:

Y t t k k

Y t

 (  )20

ˆ

Đồ thị của  ktheo k được gọi là lượt đồ tương quan mẫu

Trang 37

Khi nghiên cứu  ktheo độ dài của trễ k, ta đượ một hàm gọi là hàm tự tương quan.

Ký hiệu ACF:

) var(

)

; cov(

)

(

t

k t t k

Y

Y Y k

k

chỉ phụ thuộc vào độ dài k vào thời gian giữa t và t và không phụ thuộc vào t.Kiểm tra tính dừng của từng biến sử dụng phần mềm Stata 12.0 để thực hiện kiểm địnhDicky-Fuller (DF) và kiểm định Philips-person (PP) đối với các biến

Kiểm định Dickey-Fuller

Dickey-Fuller (1979) đã nghiên cứu quá trình AR(1)

Yt=Yt-1 + ut, (1)

Trong đó Y0 là giá trị xác định hữu hạn, utIID,

Nếu như = 1, khi đó Yt là một bước ngẫu nhiên Yt là một chuỗi không dừng Do

đó để kiểm định tính dừng của Yt ta sẽ kiểm định giả thuyết

H0: = 1; H1: < 1 (2)

Ta biến đổiYt = Yt– Yt-1= (-1) Yt-1 + ut,

Yt= Yt-1+ ut, (3)Bây giờ giả thuyết (2) tương đương với

H0: = 0; H1:H0: < 0 (4)Nếu H0 được chấp nhận thì :Yt = Yt– Yt-1 = ut.Khi đó chuỗiYt là dừng vì ut

là IID

Để tìm ra chuỗi Yt là không dừng hay không thì hoặc là sẽ ước lượng (1) vàkiểm định giả thuyết:  = 1; hoặc là ước lượng (3) và kiểm định giả thuyết  = 0.Trong cả 2 mô hình này đều không dùng được tiêu chuẩn T (Student – test) ngay trongtrường hợp mẫu lớn vì Yt có thể là chuỗi không dừng Dickey-Fuller (DF) đã đưa ratiêu chuẩn kiểm định sau đây dựa trên phân bố giới hạn

Trang 38

Nếu như: = (-1) / Se() > α thì bác bỏ H0.Trong trường hợp này chuỗi làchuỗi dừng.

Tiêu chuẩn DF được áp dụng cho các mô hình sau đây:

Yt = Yt-1 + ut (5)

Yt = β1 + Yt-1 + ut (6)

Yt = β1 + β2t + Yt-1 + ut (7)Đối với các mô hình trên, giả thuyết cần kiểm định là H0:  = 0; H1:  <0(Chuỗi không dừng-hay nghiệm đơn vị)

Dickey và Fuller đã chứng tỏ rằng phân bố giới hạn và các giá trị tới hạn của thống kê(-)n = n có thể tìm được với giả thiết utIID và ngay cả trường hợp ut là quá trình

BƯỚC 2: Phân tích các kiểm định của mô hình hồi quy

Đối với mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu theo thời gian, để mô hình đảm bảokhả năng tin cậy, ta cần thực hiện các kiểm định chính sau:

(1) Kiểm định hệ số hồi quy

Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biếnphụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập) Khi mức ý nghĩa (Significance, Sig.) của

hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig ≤ 0,05), kết luận tương quan có ýnghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

(2) Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi qui

Trang 39

Phần này sẽ trình bày việc phân tích hồi qui theo quan điểm của phân tích phươngsai, nó cung cấp cho chúng ta một cách khác, hữu ích trong việc giải quyết vấn đềphán đoán thống kê.

Như ta đã biết: TSS = ESS + RSS và 2

i x

1

) ˆ

(

i x S

2

ˆ ) 2 (

S ~2(n 2 )

2 2 2 2

1 2 1

2 2 2 2

2

1

ˆ

) ˆ ( ) 2 /(

) ˆ ( ) 2 /(

1 /

i i

n

i

n e

x n

S

S

Chúng ta kiểm định giả thiết: H0:2 0với H1:20

Để kiểm định giả thiết trên ta áp dụng quy tắc kiểm định sau:

2 2 2

ˆ

) ˆ

F Nếu F >F (1, n-2) thì bác bỏ giả thiết H0

(3) Hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến (Multicollinearity) là hiện tượng các biến độc lập có quan hệgần như tuyến tính Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến sẽ làm các sai số chuẩn thườngcao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa

Phát hiện đa cộng tuyến

1) R2cao, t thấp R2cao (R2>0,8) thì thông thường giá trị về các hệ số hồi quyđồng thời bằng 0 bị bác bỏ, tức là có ít nhất 1 hệ số hồi quy riêng khác 0 Tuynhiên do | t | nhỏ thì có xu hướng chấp nhận giả thiết hệ số hồi quy riêng bằng

0 Điều nghịch lý này có thể xảy ra ở hiện tượng đa cộng tuyến

2) Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cao

Trang 40

3) Tính hệ số tương quan cặp của hệ số Xj, nếu hệ số tương quan cặp của 2 biếnnào đó lớn hơn 0,8 thì có thể xem như mô hình có hiện tương đa cộng tuyếncao.

) ( ) (

) )(

(

Y Y X X

Y Y X X

r

i i

i i

Hay:

  

2 2

Trong trường hợp này dấu của r trùng với dấu của ˆ2

Với sớ liệu ở thí dụ 2, vì ˆ2=0,5091 > 0 nên:

981 , 0 9621

,

r

Tính chất của hệ số tương quan:

1- r có thể âm hoặc dương, dấu của r phụ thuộc vào dấu của cov(X,Y), hay dấu của hệ

 để mô tả quan hệ phi tuyến.

Sử dụng mô hình hồi quy phụ

Yi = β1+ β2X2i+β3X3i+β4X4i+ui

Ngày đăng: 06/04/2017, 16:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10.Hiệp hội lương thực Việt Nam, 2014. Kết Quả Xuất Khẩu Gạo Đến Ngày 31/12/2013 [online] &lt;http://www.vietfood.org.vn/vn/default.aspx?c=97&amp;n=6269&gt;[truy cập ngày 25/7/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết Quả Xuất Khẩu Gạo Đến Ngày31/12/2013
11.Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2005. Từ điển Bách khoa Việt Nam. HCM: NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnBách khoa Việt Nam
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
12.Ngô Thắng Lợi, 2012. Giáo trình Kinh tế phát triển. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế phát triển
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tếQuốc dân
13.Nguyễn Thị Đông, 2008. Ứng dụng mô hình Harry T. Oshima để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình Harry T. Oshima để đẩy mạnh tăngtrưởng nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
14.Nguyễn Trọng Hoài, 2010. Kinh tế phát triển. HCM: NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế phát triển
Nhà XB: NXB Thống kê
15.Phạm Như Bách, 2005. Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai trò của nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986-2004. Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình Hwa Erh-Cheng để phân tích vai tròcủa nông nghiệp Việt Nam, giai đoạn 1986-2004
16.Tổng cục Thống kê, 2004. Một số thuật ngữ thống kê chuyên dụng. Hà Nội: NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thuật ngữ thống kê chuyên dụng
Nhà XB: NXBThống kê
17.Tổng cục Thống kê Đồng Nai, 1990, 1995, 2006, 2007, 2009, 2010, 2012. Niên giám thống kê Đồng Nai các năm 1990, 1995, 2006, 2007, 2009, 2010, 2012.Đồng Nai: NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niêngiám thống kê Đồng Nai các năm 1990, 1995, 2006, 2007, 2009, 2010, 2012
Nhà XB: NXB Thống kê
18.Tổng cục Thống kê, 2013. Niên giám thống kê tóm tắt 2013. [online]&lt;https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&amp;idmid=5&amp;ItemID=13929&gt; [truy cập ngày 6/10/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tóm tắt 2013
21.Võ Tuấn Thành, 2012. Mối quan hệ qua lại giữa Nông nghiệp và Công nghiệp đến tăng trưởng nền kinh tế của bốn nước Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia giai đoạn 1986-2010, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Mở TP.HCM.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ qua lại giữa Nông nghiệp và Công nghiệp đếntăng trưởng nền kinh tế của bốn nước Đông Nam Á: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,Indonesia giai đoạn 1986-2010", Luận văn thạc sỹ trường Đại học Mở TP.HCM
1.Chenery, H. B., 1979. Structural Change and Development Policy. New York:Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Structural Change and Development Policy
2.Chenery, H. B., &amp; Syrquin M., 1975. Patterns of Development, 1950-1970, London: Oxford University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patterns of Development, 1950-1970
3.Cobb, C. W., &amp; Douglas, P. H., 1928. A Theory of Production. American Economic Review, 18(Supplement), 139-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American EconomicReview
4.Domar, E. D., 1946. Capital Expansion, Rate of Growth, and Employment.Econometrica, 14(2), 137-147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Econometrica
5.Dickey, D. A., &amp; Fuller, W. A., 1979. Distribution of the Estimators for Autoregressive Time Series with a Unit Root. Journal of the American Statistical Association, 74(366), 427-431 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the American StatisticalAssociation
6.Engle, R. F., &amp; Granger, C. W. J., 1987. Co-Integration and Error Correction:Representation, Estimation and Testing. Econometrica, 55(2), 251-276 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Econometrica
8.Ghatak, S., &amp; Ingersent, K., 1984. Agriculture and Economic Development. USA:Harvester Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Agriculture and Economic Development
9.Gillis, M.., Dwight, H. P., Michael, R. &amp; Donald, R. S., 1983. Kinh tế học của sự phát triển (Bản dịch). Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học của sựphát triển
10.Greene W. H., 2003. Econometric Analysis. Upper Saddle River NJ: Prentice-Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Econometric Analysis
12.Harrod, R. F., 1939. An Essay in Dynamic Theory. The Economic Journal, 49(193), 14-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic Journal

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w