1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội

69 656 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 862 KB

Nội dung

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển nhất định phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trườn

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

Môc lôc

Më §ÇU 1

PHÇN 1 3

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI 3

1.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội có ảnh hưởng đến kế toán nguyên, vật liệu 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3

1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh 6

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 10

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 10

1.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 12

PHÇN 2 13

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI 13

2.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý, phân loại và đánh giá nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 13

2.1.1 Đặc điểm nguyên, vật liệu 13

2.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu 16

2.1.3 Phân loại nguyên, vật liệu 17

2.1.4 Đánh giá nguyên, vật liệu 18

2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 20

2.2.1 Khái quát về kế toán chi tiết nguyên, vật liệu 20

2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho 23

2.2.3 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại phòng kế toán 30

Trang 3

2.3 Thực trạng kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần

Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 38

2.3.1 Tài khoản kế toán sử dụng 38

2.3.2 Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu nhập kho 38

2.3.3 Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu xuất kho 48

2.3.4 Kiểm kê nguyên, vật liệu cuối kỳ 51

PhÇn 3 55

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN, VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI 55

3.1 Đánh giá thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 55

3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán 55

3.1.2 Về tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán nguyên, vật liệu 56

3.1.3 Về tổ chức quản lý và kế toán nguyên, vật liệu 58

3.1.3.1 Về yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu 58

3.1.3.2 Về đánh giá nguyên, vật liệu 59

3.1.3.3 Về kế toán chi tiết nguyên, vật liệu 60

3.1.3.4 Về kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu 60

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội 61

3.2.1 Xây dựng hệ thống danh điểm nguyên, vật liệu 61

3.2.2 Theo dõi nguyên, vật liệu còn lại cuối kỳ 64

3.2.3 Theo dõi hàng mua đang đi đường 66

3.2.4 Lập dự phòng giảm giá nguyên, vật liệu 66

KÕt luËn 70

Trang 4

Danh mục bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ

Bảng 1.1: Một số chỉ tiờu tài chớnh của Cụng ty Cổ phần Chế tạo Biến thế

và Vật liệu Điện Hà Nội trong ba năm 2006, 2007, 2008………

Bảng 2.1: Cơ cấu nguyờn, vật liệu chớnh trong giỏ vốn của sản phẩm mỏy biến ỏp của Cụng ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội…

Bảng 2.2: Cơ cấu nguyờn, vật liệu chớnh trong giỏ vốn của sản phẩm vật liệu điện của Cụng ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội… Biểu số 01: Húa đơn giỏ trị gia tăng………

Biểu số 02: Phiếu đề nghị lĩnh vật tư……….

Biểu số 03: Thẻ kho………

Biểu số 04: Phiếu nhập kho………

Biểu số 05: Phiếu xuất kho……….

Biểu số 06: Phiếu lĩnh vật tư………

Biểu số 07: Thẻ kế toỏn chi tiết………

Biểu số 08: Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn………

Biểu số 09: Sổ chi tiết thanh toỏn với người bỏn………

Biểu số 10: Nhật ký – Chứng từ số 2……….

Biểu số 11: Nhật ký – Chứng từ số 1……….

Biểu số 12: Nhật ký – Chứng từ số 5……….

Biểu số 13: Nhật ký – Chứng từ số 10………

Biểu số 14: Sổ cỏi TK 152……….

Biểu số 15: Bảng phõn bổ nguyờn, vật liệu……….

Biểu số 16: Nhật ký – Chứng từ số 7………

Biểu số 17: Biờn bản kiểm kờ……….

Biểu số 18: Sổ danh điểm vật tư……….

Biểu số 19: Phiếu bỏo vật tư cũn lại cuối kỳ………….……….

Biểu số 20: Bảng theo dừi dự phũng giảm giỏ nguyờn, vật liệu……….

5 13

14 25 28 29 31 33 34 36 37 40 42 43 44 46 47 49 50 54 63 65 69

Trang 5

Biểu đồ 2.1: Tình hình biến động nguyên, vật liệu năm 2006, 2007, 2008

của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội…………

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội………

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế

và Vật liệu Điện Hà Nội………

Sơ đồ 2.1: Trình tự kế toán chi tiết nguyên, vật liệu của Công ty Cổ phần

Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội………

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán nguyên, vật liệu của Công ty Cổ phần

Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội………

159102239

Trang 6

Më §ÇUTrong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và pháttriển nhất định phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế.Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, doanh nghiệpphải tìm mọi biện pháp để đứng vững và phát triển trên thương trường, đápứng được nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng cao và giáthành hạ.

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố quyết định để đảm bảo choquá trình sản xuất được tiến hành liên tục chính là nguyên, vật liệu, đây là yếu

tố tiền đề để tạo nên hình thái vật chất của sản phẩm Nguyên, vật liệu khôngchỉ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất mà còn là nhân tố quyết định tới giáthành sản phẩm do chi phí nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phísản xuất kinh doanh Vì vậy, quản lý nguyên, vật liệu một cách hợp lý và sátsao ngay từ khâu mua đến khâu sử dụng sẽ góp phần tiết kiệm vật tư, giảmchi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của doanhnghiệp Để làm được điều đó, các doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụquản lý phù hợp mà kế toán là công cụ giữ vai trò quan trọng nhất Tổ chứctốt công tác kế toán nguyên, vật liệu sẽ giúp cho người quản lý lập dự toánnguyên, vật liệu đảm bảo được việc cung cấp đầy đủ, kịp thời cho sản xuất,giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, đúng kế hoạch, tránh làm ứđọng vốn và phát sinh các chi phí không cần thiết Vì vậy, việc hoàn thiệncông tác quản lý và kế toán nguyên, vật liệu ở các doanh nghiệp sản xuất làmột yêu cầu cần thiết và khách quan

Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội là một đơn

vị sản xuất có quy mô lớn, số lượng sản phẩm nhiều nên vật tư rất phong phú,

đa dạng cả về số lượng và chủng loại, từ những vật liệu nhập khẩu với giá trịlớn đến những vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong quá trình sản xuất Do đó,công tác quản lý và hạch toán nguyên, vật liệu rất phức tạp, đòi hỏi tính đầy

đủ và chính xác cao

Trang 7

Xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý và hạch toánnguyên, vật liệu kết hợp với việc tìm hiểu thực tế công tác kế toán nguyên, vậtliệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội, trên cơ sởnhững kiến thức đã học và tích lũy trong nhà trường cùng với sự giúp đỡ tậntình của thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Văn Công và các cô, các chị phòng Tài

vụ của Công ty, em đã chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện kế toánnguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện HàNội” để viết chuyên đề thực tập chuyên ngành

Trong chuyên đề thực tập này, ngoài phần mở đầu và kết luận, emmuốn đề cập đến những nội dung cơ bản sau:

Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.

Phần 2: Thực trạng kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.

Phần 3: Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.

Trongquá trình hoàn thành chuyên đề thực tập chuyên ngành, mặc dù

đã có sự cố gắng nhưng do thời gian thực tập và kinh nghiệm nghiên cứucũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên chuyên đề thực tập của emkhó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp của cácthầy cô giáo và Ban lãnh đạo cùng các cán bộ nghiệp vụ ở Công ty để chuyên

đề được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 8

PHÇN 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ

VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI.

1.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội có ảnh hưởng đến kế toán nguyên, vật liệu.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội tiền thân

là Nhà máy Chế tạo biến thế - thuộc Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam,

được thành lập vào ngày 26/03/1963 Hiện nay, trụ sở chính của Công ty

được đặt tại số 11 đường K2, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội

Nhà máy Chế tạo biến thế là Nhà máy lớn đầu tiên của Việt Nam đượcthành lập với nhiệm vụ tự thiết kế, chế tạo máy biến áp điện lực để phục vụcho nền kinh tế quốc dân Nhà máy đã có bề dày truyền thống và có uy tín caotrong lĩnh vực sản xuất máy biến áp và các thiết bị điện khác với 16 huychương vàng cho sản phẩm máy biến áp có chất lượng cao và hơn 30.000máy biến áp do nhà máy chế tạo đang vận hành an toàn trên lưới điện toànquốc

Khi mới thành lập, Nhà máy đóng tại số 27 Lý Thái Tổ, số 8 và số 10Trần Nguyên Hãn, Hà Nội Ban đầu chỉ với 1.450.000 đồng vốn cùng với mộtvài máy móc, thiết bị thô sơ và bốn cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật, nhàmáy đã đánh dấu sự ra đời của công nghệ sản xuất máy biến thế đầu tiên trênđất nước ta Nhiệm vụ chính của nhà máy lúc này là sửa chữa kịp thời cácthiết bị điện gồm: máy phát điện, máy biến thế, cầu dao, đồng hồ đo điện đểđảm bảo cho việc vận hành lưới điện an toàn Với sự cố gắng và quyết tâmcao độ, nhà máy đã vượt qua khó khăn trong công cuộc kháng chiến chống

Mỹ cứu nước, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh

Trang 9

và trực tiếp tham gia vào các công trình của Bộ Quốc phòng nên đã được Nhànước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý.

Trong quá trình phát triển đi lên cũng như để đáp ứng nhu cầu chuyênmôn hóa ngày càng cao của xã hội và yêu cầu thực tế của một số ngành côngnghiệp, Bộ chủ quản đã quyết định tách một số bộ phận của Nhà máy Chế tạobiến thế để thành lập các nhà máy khác

 Năm 1983, Phân xưởng Vật liệu cách điện của Nhà máy Chế tạo

biến thế được tách ra để thành lập Nhà máy Vật liệu cách điện.

Đến năm 2003, Nhà máy Vật liệu cách điện được cổ phần hóa vàđổi tên thành Công ty Cổ phần Thiết bị điện Hà Nội

 Năm 1994, Nhà máy Chế tạo biến thế liên doanh với tập đoàn ABB(Bộ phận ở Châu Á Thái Bình Dương - tập đoàn lớn nhất thế giới

trong lĩnh vực thiết bị điện) thành lập Công ty liên doanh Chế tạo biến thế - ABB theo giấy phép đầu tư số 901 cấp ngày 01/07/1994

Sau khi thành lập Công ty liên doanh Chế tạo biến thế - ABB, thực hiệntheo chủ trương của Nhà nước về việc cho phép các công ty nước ngoài đượcđầu tư 100% vốn tại Việt Nam, với sự cho phép của Bộ Công nghiệp và Tổngcông ty Thiết bị kỹ thuật điện, tháng 1 năm 1999, Nhà máy Chế tạo biến thế

đã tách ra khỏi công ty liên doanh và hoạt động độc lập trở lại Tuy nhiên, đếntháng 5 năm 2002, Nhà máy Chế tạo biến thế mới rút hết và hoàn tất xong cácthủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình cho phía đối tác liên doanh

là công ty TNHH ABB Công ty TNHH ABB trở thành công ty có 100% vốnnước ngoài Sau khi tách ra khỏi liên doanh, với tiềm lực và kinh nghiệm sẵn

có được tích lũy, Nhà máy Chế tạo biến thế tiếp tục đi lên và không ngừng pháttriển với tốc độ phát triển bình quân là 22%/năm

Đến tháng 3 năm 2005, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Nhà máy

Chế tạo biến thế đã thực hiện cổ phần hóa và lấy tên là Công ty cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội.

Trang 10

Tháng 9 năm 2005, Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất của Công ty Cổ phần Thiết bị

điện Hà Nội và Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế Hà Nội theo quyết định số105/QĐ-HĐQT ngày 25/4/2005 của Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện vàHợp đồng hợp nhất công ty số 01/ HNCT Công ty hoạt động theo giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh số 0103009203 ngày 28/9/2005 do Sở Kế hoạch vàĐầu tư thành phố Hà Nội cấp, với cơ cấu vốn điều lệ như sau:

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần là 30.000.000.000 đồng

Trong đó: Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 45%

Tỷ lệ cổ phần sở hữu khác: 55%

Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần là 10.000 đồng

Trong giai đoạn từ 2005 đến nay, cùng với đà phát triển của cả nước,Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội đã không ngừngphát triển và trở thành một doanh nghiệp có quy mô rộng lớn, các sản phẩmmang nhãn hiệu của Công ty đã và đang được cung cấp cho tất cả các lĩnh vựccủa nền kinh tế quốc dân và đời sống sinh hoạt Công ty đã đạt được kết quảkinh doanh khả quan với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 15% Dưới đây làmột số chỉ tiêu tài chính của công ty trong ba năm vừa qua:

Bảng 1.1

Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế

và Vật liệu Điện Hà Nội trong ba năm 2006, 2007, 2008.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Doanh thu thuần 52.409 62.340 99.316 Lãi sau thuế 3.289 3.877 5.008 Vốn chủ sở hữu 26.830 38.382 36.210 Tổng giá trị Tài sản 51.771 50.619 62.265 Lãi sau thuế/ Doanh thu thuần 0,06 0,06 0,05 Doanh thu thuần/ Tài sản 1,01 1,09 1,60 Tổng Tài sản/ Vốn chủ sở hữu 1,93 1,49 1,72

Trang 11

ROA 0,06 0,07 0,08 EPS (đồng/cổ phiếu) 1.096 1.292 1.669

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội năm 2006, 2007 và 2008.

Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty trong nhữngnăm gần đây là khả quan, doanh thu tăng nhanh trong năm 2007 (tăng gần20% tương ứng với 10.193 triệu đồng so với năm 2006) Đặc biệt, doanh thunăm 2008 đã đạt tốc độ tăng vượt bậc trong ba năm trở lại đây, cụ thể là tăng59% so với năm 2007 và tăng 90% so với năm 2006 Mặc dù tại thời điểmđầu năm 2008, nền kinh tế đã có những biến động lớn nhưng Công ty vẫn giữđược tốc độ tăng trưởng cao và ổn định để đạt được lợi nhuận lớn nhất Đồngthời, Công ty cũng đạt được hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng tài sản

ở mức tương đối cao

Như vậy, trải qua hơn 45 năm xây dựng và phát triển, với bề dày kinhnghiệm trong lĩnh vực sản xuất máy biến áp điện lực, Công ty Cổ phần Chếtạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đóng gópvào công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, trong giai đoạn chống Mỹcũng như trong thời kỳ đổi mới

1.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh.

Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Chế tạoBiến thế và Vật liệu Điện Hà Nội được tổ chức theo phương thức trực tuyến,

mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng

Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm về

mọi hoạt động của toàn Công ty, từ khâu kỹ thuật, khâu kinh doanh đến khâu

tổ chức lao động Nhiệm kỳ làm việc của Giám đốc là 03 năm

Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc

Phó giám đốc bán hàng điều hành phòng Sản xuất kinh doanh, có

nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong tháng; duy trì mối quan hệ

Trang 12

với khách hàng cũ đồng thời tìm kiếm các khách hàng mới để mở rộng thịtrường.

Phó giám đốc sản xuất điều hành phòng Vật tư, có nhiệm vụ lập kế

hoạch về vật tư, quản lý, thống kê tình hình sử dụng, thanh quyết toán vật tư

và thiết bị

Phó giám đốc kỹ thuật điều hành phòng Thiết kế kỹ thuật, có nhiệm

vụ thiết kế sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm và cải tiến công nghệ sảnxuất

Bên cạnh đó, hệ thống Quản lý chất lượng chung (QMR) giúp cho

Công ty tiết kiệm được chi phí do giảm được các sản phẩm không phù hợp,duy trì tính ổn định của chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động

Kế toán trưởng phụ trách toàn bộ công tác kế toán của Công ty, có

nhiệm vụ giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kêthông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở Công ty, chịu trách nhiệm trước Giámđốc Công ty và Pháp luật về công tác tài chính kế toán của đơn vị

Phòng Tổng hợp chịu sự quản lý của Giám đốc, thực hiện các chức

năng về công tác tổ chức lao động, tiền lương, đào tạo, tuyển dụng và thựchiện các chế độ chính sách đối với người lao động; thực hiện chức năng hànhchính, đời sống, y tế

Phòng Sản xuất kinh doanh chịu sự quản lý của Phó giám đốc bán

hàng, có nhiệm vụ lập và theo dõi kế hoạch sản xuất trong tháng, điều độngsản xuất bảo đảm kịp thời tiến độ các đơn đặt hàng; tìm kiếm khách hàng và

mở rộng thị trường

Phòng Vật tư chịu sự quản lý của Phó giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ

lập kế hoạch và quản lý tình hình cung ứng vật tư, đảm bảo cung cấp vật tưđầy đủ cho sản xuất; mua sắm thiết bị

Phòng Thiết kế kỹ thuật chịu sự giám sát của Phó giám đốc kỹ thuật,

chịu trách nhiệm tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật và thiết kế sản phẩm; quản lý

kỹ thuật, an toàn lao động, công nghệ thông tin phục vụ sản xuất

Trang 13

Phòng Tài vụ chịu sự quản lý của Kế toán trưởng, có nhiệm vụ tổ chức

công tác kế toán, thống kê, tính toán, ghi chép, cập nhật các nghiệp vụ phátsinh, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và phân tích kết quả sản xuất kinhdoanh trong định kỳ; lập dự thảo kế hoạch tài chính, tín dụng, kế hoạch tiềnmặt, thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo định kỳ; xâydựng, tổ chức triển khai thực hiện quy chế tài chính, tham mưu và thực hiệnchức năng quản lý tài chính, vốn, thống kê và kế toán

Công ty có ba phân xưởng sản xuất, chịu sự quản lý và điều hành trựctiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc

Phân xưởng số 1: Sản xuất, chế tạo các loại máy biến áp mới Phân

xưởng số 1 có năm tổ sản xuất: tổ Quấn dây, tổ Lắp ráp, tổ Lõi tôn, bộ phậnĐúc rót chân không, nhóm Chuẩn bị sản xuất

Phân xưởng số 2: Sửa chữa, đại tu máy biến áp, sản xuất máy biến áp

hình xuyến, gồm có ba tổ sản xuất: tổ Quấn dây, tổ Lắp ráp, bộ phận Cơ điện

Phân xưởng số 3: Sản xuất thiết bị điện các loại, bạc cán thép, gia

công vỏ, cánh tản nhiệt máy biến áp Phân xưởng số 3 có mười một tổ sảnxuất gồm: tổ Thiết bị điện, tổ Cụm cánh, tổ Tiện, tổ Lốc vỏ và bầu dầu, tổHàn gò, tổ Ép, tổ Bột, tổ Nhựa, nhóm TU-TI, nhóm Sơn, bộ phận Cơ điện Trong đó, các tổ sản xuất có chức năng và nhiệm vụ theo đúng tên gọicủa nó và được bố trí hợp lý, có qua lại với nhau trong cùng một phân xưởngsản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất sản phẩm

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phầnChế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội có thể khái quát qua sơ đồ sau:

Trang 16

Số liệu tổng cộng ở Sổ cái tài khoản 152 được dùng để đưa lên khoảnmục Nguyên, vật liệu trong Bảng cân đối kế toán.

Trang 17

PHÇN 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO BIẾN THẾ VÀ VẬT LIỆU ĐIỆN HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm, yêu cầu quản lý, phân loại và đánh giá nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội

Figure 1

2.1.1 Đặc điểm nguyên, vật liệu.

Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội là một đơn

vị sản xuất có quy mô lớn, các sản phẩm của Công ty đã có mặt trên khắp thịtrường cả nước với hai nhóm chính là máy biến áp và thiết bị điện Tươngứng với đặc điểm của hai nhóm sản phẩm này, nguyên, vật liệu chính củaCông ty cũng được chia làm hai nguồn là nguồn dùng cho việc chế tạo sảnphẩm máy biến áp và nguồn dùng cho chế tạo và sản xuất các loại vật liệuđiện

Nguyên, vật liệu chính dùng cho việc chế tạo sản phẩm máy biến ápbao gồm tôn silic, đồng các loại, dầu biến thế Cơ cấu các loại nguyên, vậtliệu này trong giá vốn của sản phẩm máy biến áp được xác định trong bảngsau:

Bảng 2.2

Trang 18

Cơ cấu nguyên, vật liệu chính trong giá vốn của sản phẩm vật liệu điện của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.

STT Danh mục nguyên, vật liệu chính % trong

giá vốn Xuất xứ

1 Sắt thép 21 Việt Nam

2 Đồng các loại 20 Việt Nam

3 Sứ và vật liệu cách điện polime 15 Việt Nam, TQ

Nguồn: Bản cáo bạch của Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội năm 2007.

Các nguyên, vật liệu chính của Công ty như tôn silic, dây điện từ, dầubiến thế được mua từ các nhà nhập khẩu nguyên, vật liệu trong nước, phầnlớn các nhà cung cấp này đều đã có quan hệ hợp tác lâu dài với Công ty nhưCông ty Cổ phần Hóa dầu Petrolimex, Công ty Cổ phần Sứ kỹ thuật HoàngLiên Sơn, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Thành Công, Công ty Cổphần Hóa chất…

Bên cạnh các vật liệu chính dùng để chế tạo, sản xuất sản phẩm còn cótôn đen, vật liệu cách điện và các phụ kiện, phụ liệu khác

Do đặc tính của thị trường nguyên, vật liệu là giá cả biến động thườngxuyên nên Công ty áp dụng chính sách mua nguyên, vật liệu khá linh hoạt Công

ty sẽ tùy thuộc vào giá thị trường nhập khẩu và giá chào của các nhà nhập khẩutrong nước để lựa chọn đối tác cung cấp có lợi nhất

Ngoài ra, các nhà cung cấp nguyên, vật liệu của Công ty đều là nhữngCông ty có năng lực tài chính tốt, có uy tín trên thị trường và chất lượng sảnphẩm nhập khẩu ổn định Do đó, việc cung cấp nguyên, vật liệu của Công tyluôn đảm bảo kịp tiến độ sản xuất Mặt khác, nhằm giảm rủi ro từ phía nhàcung cấp, Công ty cũng chủ động tìm kiếm những đối tác mới với giá cả vàchất lượng cạnh tranh

Nhìn chung giá nguyên, vật liệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanhthu và lợi nhuận Công ty do nguyên, vật liệu chiếm tỷ trọng 65% trên tổng chiphí của doanh nghiệp Trong thời gian khoảng 3 năm trở lại đây giá cả của

Trang 19

hầu hết các nguyên, vật liệu chính đều có xu hướng tăng lên do ảnh hưởngcủa thị trường thế giới Mức tăng trung bình khoảng 8 - 12%/năm đối với mặthàng tôn silic và đặc biệt trong năm 2008, giá cả của các mặt hàng như dâyđồng, dầu biến thế và tôn đen đã tăng vọt so với năm 2007.

Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn về tình hình biến động nguyên, vật liệutrong ba năm gần đây

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Tình hình biến động nguyên, vật liệu năm 2006, 2007, 2008

của Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội

Tôn silic Dây đồng các loại Dầu biến thế Tôn đen

Công ty đã thực hiện không ngừng cải tiến kỹ thuật và sử dụng tiếtkiệm nguyên, vật liệu nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc tăng giá đầuvào Bên cạnh đó việc dự đoán mức tăng giá của nguyên, vật liệu cũng đượclấy làm cở sở để xây dựng chiến lược giá cả sản phẩm

2.1.2 Yêu cầu quản lý nguyên, vật liệu.

Đối với doanh nghiệp sản xuất việc quản lý nguyên, vật liệu một cáchkhoa học và hiệu quả là sự đòi hỏi cấp bách Hiện nay, nguyên, vật liệu khôngcòn khan hiếm và không còn phải dự trữ nhiều như trước nhưng vấn đề đặt ra

là phải cung cấp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn

Trang 20

ra thường xuyên đồng thời sử dụng vốn tiết kiệm nhất, không gây ứ đọng vốnkinh doanh Yêu cầu của công tác quản lý nguyên, vật liệu là phải quản lýchặt chẽ ở mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng Trongđiều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm vậtliệu càng được coi trọng, làm sao để cùng một khối lượng vật liệu có thể sảnxuất ra nhiều sản phẩm nhất, giá thành hạ mà vẫn đảm bảo chất lượng Chính

vì lý do đó, việc quản lý nguyên, vật liệu ở Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế

và Vật liệu Điện Hà Nội được thực hiện trên các khía cạnh sau:

Ở khâu thu mua, Công ty lập kế hoạch cụ thể về việc thu mua nguyên,

vật liệu trong các bản dự toán theo quý sao cho có thể cung ứng đầy đủ, kịpthời nguyên, vật liệu cho sản xuất Việc quản lý khối lượng, quy cách, chủngloại nguyên, vật liệu mua vào phải theo đúng yêu cầu, giá mua phải hợp lý để

hạ thấp được giá thành sản phẩm

Ở khâu bảo quản, việc bảo quản vật liệu tại kho, bãi cần thực hiện

theo đúng chế độ quy định cho từng loại vật liệu, phù hợp với tính chất lý hoácủa mỗi loại, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí vật liệu, đảm bảo an toàncũng là một trong các yêu cầu quản lý đối với vật liệu

Ở khâu dự trữ, Công ty yêu cầu phải xác định được mức dự trữ tối đa,

tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường,không dự trữ vật liệu quá nhiều gây ứ đọng vốn và cũng không quá ít làmngưng trệ, gián đoạn cho quá trình sản xuất

Ở khâu sử dụng, yêu cầu về quản lý nguyên, vật liệu là phải tiết kiệm

hợp lý trên cơ sở xác định các định mức tiêu hao nguyên, vật liệu và dự toánchi phí, quán triệt theo nguyên tắc sử dụng đúng định mức quy định, đúngquy trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm chi phí về nguyên, vật liệu trong tổnggiá thành

Như vậy, quản lý nguyên, vật liệu là một trong những nội dung quantrọng và cần thiết của công tác quản lý nói chung và quản lý sản xuất, quản lý

Trang 21

giá thành nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tốc độ luânchuyển của vốn lưu động để đạt được ưu thế trong cạnh tranh

2.1.3 Phân loại nguyên, vật liệu.

Nguyên, vật liệu được sử dụng trong sản xuất của Công ty rất phongphú, đa dạng cả về số lượng và chủng loại với quy cách, phẩm chất khácnhau, từ những vật liệu nhập khẩu với giá trị lớn đến những vật liệu chiếm tỷtrọng rất nhỏ trong quá trình sản xuất

Do việc sử dụng khối lượng lớn nguyên, vật liệu với hơn 300 chủngloại, để dễ dàng trong việc quản lý nguyên, vật liệu, Công ty đã tiến hànhphân loại theo nội dung kinh tế của nguyên, vật liệu và yêu cầu quản trị trongquá trình sản xuất kinh doanh Theo đặc trưng này, nguyên, vật liệu tại Công

ty được phân thành các loại sau:

Nguyên, vật liệu chính là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực

thể của sản phẩm mới Nguyên, vật liệu chính dùng cho sản xuất các loại sảnphẩm của Công ty được chia làm hai nguồn là nguồn dùng cho việc chế tạosản phẩm máy biến áp và nguồn dùng cho chế tạo và sản xuất các loại vật liệuđiện

Nguyên, vật liệu chính dùng cho việc chế tạo sản phẩm máy biến ápbao gồm tôn silic, đồng các loại, dầu biến thế

Nguyên, vật liệu chính dùng cho sản xuất vật liệu điện bao gồm sắtthép, đồng các loại, sứ cách điện và cách điện polime

Nguyên vật liệu phụ là các loại vật liệu được sử dụng để làm tăng chất

lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lýsản xuất, bao gói sản phẩm

Nhiên liệu là các chất dùng để tạo ra năng lượng cung cấp nhiệt lượng

cho quá trình sản xuất kinh doanh như hơi đốt, dầu, khí nén, xăng, Nhiênliệu thực chất là một loại vật liệu phụ được tách ra thành một nhóm riêng dovai trò quan trọng của nó và để nhằm mục đích dễ quản lý và hạch toán hơn.Dựa vào tác dụng của nhiên liệu trong quá trình sản xuất có thể chia nhiên

Trang 22

liệu thành những hai nhóm là nhiên liệu dùng cho sản xuất và nhiên liệu dùngcho máy móc, thiết bị.

Phụ tùng thay thế bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết để thay thế sửa

chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải

Thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm các loại thiết bị, phương tiện sử

dụng cho công việc xây dựng cơ bản (cả thiết bị cần lắp, không cần lắp, công

cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào các công trình xây dựng cơ bản)

Vật liệu khác là những vật liệu trong doanh nghiệp ngoài những vật

liệu kể trên

Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết, cụ thể của từngloại hình doanh nghiệp mà trong từng loại vật liệu nêu trên lại được chiathành từng nhóm, từng thứ, quy cách Việc phân loại cần thành lập sổ danhđiểm cho từng thứ vật liệu trong đó mỗi nhóm vật liệu được sử dụng một kýhiệu riêng thay tên gọi, nhãn hiệu, quy cách

2.1.4 Đánh giá nguyên, vật liệu.

Đánh giá nguyên, vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để xác định giá trịcủa chúng theo những nguyên tắc nhất định Theo quy định hiện hành kế toánnhập, xuất, tồn kho nguyên, vật liệu trong doanh nghiệp phải được phản ánhtheo giá thực tế (bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua, vận chuyển).Song do đặc điểm của nguyên, vật liệu có nhiều chủng loại và thường xuyênbiến động trong quá trình sản xuất, để đơn giản và giảm bớt khối lượng tínhtoán, ghi chép hàng ngày thì kế toán nguyên, vật liệu trong một số doanhnghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để hạch toán nguyên, vật liệu

Đối với nguyên, vật liệu nhập kho, Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế

và Vật liệu Điện Hà Nội sử dụng giá thực tế để tính giá nguyên, vật liệu nhậpkho Về nguyên tắc, giá nguyên, vật liệu nhập kho được xác định theo giáthực tế bao gồm toàn bộ chi phí hình thành nguyên, vật liệu đó cho đến lúcnhập kho Do nguyên, vật liệu của Công ty được nhập từ nhiều nguồn khác

Trang 23

nhau nên giá thực tế của chúng cũng khác nhau và tuỳ theo từng nguồn nhập

mà giá thực tế của nguyên, vật liệu được xác định cụ thể như sau :

Đối với nguyên, vật liệu mua ngoài, giá thực tế được xác định như sau:

+

Thuế nhập khẩu (nếu có)

+ Chi phí thu mua -

Các khoản giảm trừ (nếu có)

Trong đó giá mua ghi trên hoá đơn của người bán là giá chưa bao gồm thuếgiá trị gia tăng do Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ

Đối với nguyên vật liệu do doanh nghiệp tự gia công chế biến thì giáthực tế của nguyên, vật liệu nhập kho được tính theo công thức sau:

Giá thực tế nguyên,

vật liệu nhập kho =

Giá thực tế nguyên, vật liệu xuất gia công, chế biến

+ Chi phí gia công,

biến

+

Chi phí thuê gia công, chế biến

+

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

Đối với nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hoặc vốn góp cổphần, giá thực tế của nguyên, vật liệu là giá được các bên tham gia liên doanh,góp vốn chấp thuận cộng với các chi phí tiếp nhận (nếu có)

Đối với phế liệu thu hồi, giá thực tế của nguyên, vật liệu nhập kho từphế liệu là giá trị ước tính có thể sử dụng được hoặc giá thị trường tươngđương cộng với các chi phí phát sinh khác

Đối với nguyên, vật liệu xuất kho, Công ty áp dụng phương pháp bình

quân cả kỳ dự trữ để tính giá nguyên, vật liệu xuất dùng trong kỳ Theophương pháp này, kế toán phải tính đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểmcuối kỳ theo công thức sau:

Trang 24

Số lượng vật liệu

Số lượng vật liệu nhập trong kỳ

Đơn giá bình quân gia quyền được tính cho từng loại nguyên, vật liệu, sau đólấy số lượng vật tư đã xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính để tính ragiá trị của nguyên, vật liệu xuất dùng trong kỳ

2.2 Thực trạng kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội.

2.2.1 Khái quát về kế toán chi tiết nguyên, vật liệu.

Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu được tiến hành đồng thời ở kho và ởphòng kế toán của Công ty nhằm đảm bảo đúng khớp số liệu sổ sách và hiệnvật theo từng loại, từng nhóm nguyên, vật liệu trên cơ sở chứng từ hợp pháp,hợp lệ Yêu cầu của hạch toán chi tiết là phản ánh kịp thời chính xác về tìnhhình nhập- xuất- tồn của từng loại nguyên, vật liệu cả về số lượng và giá trị

Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song trong kế

toán chi tiết nguyên, vật liệu

Để có thể tổ chức thực hiện được toàn bộ công tác kế toán nguyên, vậtliệu nói chung và công tác kế toán chi tiết nguyên, vật liệu nói riêng, trước hếtphải dựa trên cơ sở chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ liênquan đến nhập - xuất nguyên, vật liệu Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý đểghi sổ kế toán Thực tế tại Công ty Cổ phần Chế tạo biến thế và Vật liệu điện,chứng từ kế toán được sử dụng trong phần hành kế toán nguyên, vật liệu baogồm:

Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 - VT) dùng để xác nhận số lượng nguyên,

vật liệu nhập kho làm căn cứ ghi Thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác địnhtrách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán

Trang 25

Phiếu xuất kho (Mẫu số 02 - VT) dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng

nguyên, vật liệu xuất kho cho các bộ phận sử dụng, làm căn cứ hạch toán chiphí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện địnhmức tiêu hao vật tư

Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu số 05 - VT) dùng để xác định số lượng,

chất lượng và giá trị nguyên, vật liệu có ở kho tại thời điểm kiểm kê, làm căn

cứ xác địn trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư thừa, thiếu và ghi sổ

kế toán

Bảng phân bổ nguyên, vật liệu (Mẫu số 07 - VT) dùng để phản ánh

tổng giá trị nguyên, vật liệu xuất kho trong tháng và phân bổ giá trị nguyên,vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng

Ngoài ra, để giảm bớt số lượng chủng loại chứng từ phải quản lý, Công

ty có sử dụng một loại chứng từ riêng do Công ty phát hành cho các nghiệp

vụ có liên quan, đó là Phiếu lĩnh vật tư Các chứng từ đặc thù của Công ty

được xây dựng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh nhưng vẫn tuântheo cơ sở là các biểu mẫu ban hành và đều được sự chấp thuận bằng văn bảncủa cơ quan có thẩm quyền

Sổ sách được sử dụng chủ yếu là thẻ kho, sổ chi tiết nguyên, vật liệu,bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn vật liệu, dụng cụ

Thẻ kho dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại

nguyên, vật liệu theo số lượng

Sổ chi tiết nguyên, vật liệu dùng để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn

kho của từng loại nguyên, vật liệu cả về số lượng và giá trị

Trang 26

Trình tự kế toán chi tiết nguyên, vật liệu của Công ty Cổ phần

Chế tạo biến thế và Vật liệu điện Hà Nội.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho và tại phòng kế toánđược thực hiện cụ thể như sau:

2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho.

Trường hợp nhập kho nguyên, vật liệu do mua ngoài, các thủ tục

được tiến hành như sau:

Khi có nhu cầu nhập nguyên vật liệu, phòng Vật tư căn cứ vào tìnhhình sử dụng nguyên, vật liệu và định mức kỹ thuật để lên kế hoạch cung ứng,

Thẻ kho

Thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn

Sổ kế toán tổng hợp

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Trang 27

dự trữ nguyên, vật liệu Dựa trên kế hoạch cung ứng nguyên, vật liệu, phòngVật tư lấy báo giá nguyên, vật liệu, lập bảng dự trù mua nguyên, vật liệu vàchuyển qua Giám đốc hoặc Phó giám đốc sản xuất duyệt, xin tạm ứng tiềnmua vật tư tại phòng Tài vụ Như vậy, phòng Vật tư chịu trách nhiệm lập kếhoạch cung ứng, thu mua, dự trữ và cung cấp nguyên, vật liệu cho các bộphận sử dụng.

Việc thu mua nguyên, vật liệu được tiến hành trên cơ sở thoả thuậngiữa Công ty và bên cung cấp Hình thức thanh toán có thể là trả tiền trước,trả ngay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền tạm ứng hoặc Công ty trả theohình thức trả chậm

Sau khi việc mua bán giữa hai bên được thoả thuận, cán bộ phòng Vật

tư phụ trách việc mua nguyên, vật liệu sẽ mang hoá đơn giá trị gia tăng về đểlàm căn cứ ghi sổ kế toán Hóa đơn giá trị gia tăng (Biểu số 01) là chứng từđầu tiên để kế toán có thể ghi nhận nghiệp vụ thu mua nguyên, vật liệu, sốliệu trên hóa đơn giá trị gia tăng là căn cứ cho việc ghi phiếu nhập kho, nhật

ký chứng từ số 5, nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2

Toàn bộ số nguyên, vật liệu mua về được tiến hành kiểm tra quy cách,mẫu mã, phẩm chất từng loại Nếu đạt yêu cầu, ban kiểm nhận lập biên bảngiao nhận vật tư và cho nhập kho toàn bộ số nguyên, vật liệu, đồng thời cán

bộ phòng Vật tư sẽ lập phiếu nhập kho căn cứ vào số lượng nguyên, vật liệuthực nhập Trên phiếu nhập kho phải thể hiện số lượng thực nhập, số lượngvật tư theo hóa đơn giá trị gia tăng, đơn giá của từng loại nguyên, vật liệu.Phiếu nhập kho phải có đủ chữ ký của thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủyquyền), trưởng phòng Vật tư, người giao hàng, thủ kho Phiếu nhập kho đượclập thành 3 liên, trong đó liên 1 được lưu ở phòng Vật tư, liên 2 dùng để luânchuyển nội bộ và liên 3 được lưu ở kho

Trường hợp nhập kho nguyên, vật liệu từ nguồn gia công chế biến,

khi nguyên, vật liệu được giao đến, cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm căn

cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ để kiểm tra về số lượng, chất

Trang 28

lượng quy cách vật liệu Sau đó thủ kho sẽ làm thủ tục nhập kho và cán bộphòng Vật tư lập phiếu nhập kho Trong trường hợp này các chứng từ sử dụng

có mẫu tương tự như trong trường hợp nhập kho nguyên, vật liệu do muangoài

Trang 29

Biểu số 01: Hóa đơn giá trị gia tăng

Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 17 tháng 9 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần hợp tác đầu tư Sao Việt

Địa chỉ: 46 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Số tài khoản:

Họ tên người mua hàng: Bà Phạm Thị Tuyết

Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội

Địa chỉ: Số 11 đường K2, thị trấn Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội

Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: 0100779340

Trang 31

Biểu số 02: Phiếu đề nghị lĩnh vật tư

Đơn vị: Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội

Địa chỉ: Số 11 đường K2, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội

PHIẾU ĐỀ NGHỊ LĨNH VẬT TƯ

Số 291 Ngày 11 tháng 9 năm 2008

Phân xưởng sử dụng: Phân xưởng 3

Dùng vào việc: Chế tạo máy biến áp điện lực

Trang 34

Biểu số 04: Phiếu nhập kho

Họ và tên người giao hàng: Phạm Văn Chung, Công ty Cổ phần Hóa Chất

Theo Hóa đơn GTGT số 02365 ngày 16 tháng 11 năm 2008 của Công ty Cổ phần Hóa chất Nhập tại kho: Kho vật tư của Công ty Địa điểm: Phân xưởng 3

Ngày đăng: 19/11/2012, 10:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
Bảng 1.1 (Trang 9)
Bảng 2.1 - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
Bảng 2.1 (Trang 17)
Bảng 2.2 - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
Bảng 2.2 (Trang 18)
Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn dựng để tớnh ra tổng số nguyờn, vật liệu tồn cuối thỏng. Bảng này được lập chung cho tất cả cỏc loại nguyờn, vật  liệu và lập theo từng thỏng - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
Bảng t ổng hợp Nhập-Xuất-Tồn dựng để tớnh ra tổng số nguyờn, vật liệu tồn cuối thỏng. Bảng này được lập chung cho tất cả cỏc loại nguyờn, vật liệu và lập theo từng thỏng (Trang 26)
Biểu số 08: Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
i ểu số 08: Bảng tổng hợp Nhập-Xuất-Tồn (Trang 41)
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
Bảng t ổng hợp nhập, xuất, tồn (Trang 43)
Biểu số 15: Bảng phõn bổ nguyờn, vật liệu - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
i ểu số 15: Bảng phõn bổ nguyờn, vật liệu (Trang 53)
Biểu số 20: Bảng theo dừi dự phũng giảm giỏ nguyờn, vật liệu - Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội
i ểu số 20: Bảng theo dừi dự phũng giảm giỏ nguyờn, vật liệu (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w