1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ phát triển năng lực thẩm mỹ của của học viên trường sĩ quan chính trị hiện nay

99 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 690,5 KB

Nội dung

Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học viên Trường Sĩ quan Chính trị nói chung, năng lực thẩm mỹ của họ nói riêng, góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách học viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính trị trong quân đội. Năng lực thẩm mỹ của học viên có vai trò quan trọng trong định hướng, nâng cao văn hoá thẩm mỹ của họ. Đó là khả năng nhận thức, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống tinh thần của quân nhân. Đó là tự hoàn thiện nhân cách theo tiêu chí cái đẹp trong quá trình đào tạo tại nhà trường. Hơn nữa, đối với học viên Trường Sĩ quan Chính trị, sau khi ra trường trở thành chính trị viên, họ phải có năng lực và trình độ thẩm mỹ, năng lực tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thẩm mỹ ở đơn vị, bao gồm: giáo dục, định hướng thị hiếu thẩm mỹ tiến bộ, đưa cái đẹp đến với cán bộ, chiến sĩ, đồng thời đấu tranh ngăn chặn, khắc phục sự thâm nhập, ảnh hưởng của những phản giá trị, những thị hiếu thẩm mỹ thấp hèn… trong đời sống tinh thần bộ đội. Vì vậy, phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay là vấn đề thiết thực để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện.

Trang 1

thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị 141.2 Một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực thẩm

mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị 31

Ch¬ng 2 thùc tr¹ng vµ gi¶i ph¸p c¬ b¶n ph¸t

triÓn n¨ng lùc thÈm mü cña häc viªn trêng SÜ quan chÝnh trÞ hiÖn nay

492.1 Thực trạng phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

2.2 Giải pháp cơ bản phát triển năng lực thẩm mỹ của học

viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay 67

Trang 2

Më ®Çu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học viên Trường Sĩ quan Chính

trị nói chung, năng lực thẩm mỹ của họ nói riêng, góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách học viên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

chính trị trong quân đội Năng lực thẩm mỹ của học viên có vai trò quan trọng trongđịnh hướng, nâng cao văn hoá thẩm mỹ của họ Đó là khả năng nhận thức, đánhgiá, sáng tạo thẩm mỹ trong đời sống xã hội cũng như trong đời sống tinh thần củaquân nhân Đó là tự hoàn thiện nhân cách theo tiêu chí cái đẹp trong quá trình đào

tạo tại nhà trường Hơn nữa, đối với học viên Trường Sĩ quan Chính trị, sau khi ra trường trở thành chính trị viên, họ phải có năng lực và trình độ thẩm mỹ, năng lực

tổ chức, hướng dẫn các hoạt động thẩm mỹ ở đơn vị, bao gồm: giáo dục, địnhhướng thị hiếu thẩm mỹ tiến bộ, đưa cái đẹp đến với cán bộ, chiến sĩ, đồng thời đấutranh ngăn chặn, khắc phục sự thâm nhập, ảnh hưởng của những phản giá trị, nhữngthị hiếu thẩm mỹ thấp hèn… trong đời sống tinh thần bộ đội Vì vậy, phát triểnnăng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay là vấn đề thiếtthực để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện

Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị cũng là

một đòi hỏi cấp thiết trước những biến động về thang bậc giá trị văn hoá thẩm mỹ trong đời sống xã hội hiện nay Xu thế hội nhập, toàn cầu hoá, những phát triển mới

của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, sự biến đổi của nền kinh tế thịtrường… đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ngaytrong quân đội cũng đã diễn ra sự đan xen phức tạp về các thang bậc, chuẩn mực, giátrị và không tránh khỏi có những yếu tố, xu hướng tác động tiêu cực, làm xáo trộn,lệch chuẩn giá trị văn hoá thẩm mỹ trong đời sống tinh thần quân nhân Đặc biệt đốivới thanh niên quân đội, trong đó có đội ngũ học viên Trường Sĩ quan Chính trị vớituổi đời, vốn sống, sự thử thách rèn luyện chưa nhiều, nhân cách đang trong quá trìnhđịnh hình và chưa thực sự ổn định, do đó dễ bị tác động, lôi cuốn bởi những cảm xúc,thị hiếu thẩm mỹ thiếu lành mạnh Điều đó làm cho việc nâng cao trình độ của họ về

Trang 3

nhận thức, cảm thụ thẩm mỹ, đánh giá thẩm mỹ, sáng tạo thẩm mỹ, truyền bá thẩm

mỹ và hành động theo tiêu chí thẩm mỹ càng trở nên khó khăn nếu không có sự luận

giải nhằm tìm ra thực chất và cách thức giải quyết một cách khoa học.

Thực tế phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ nhất định, đã tạo ra sự say

mê, hứng thú, tích cực, sáng tạo, luôn khát vọng vươn tới cái đẹp của học viên.Tuy nhiên, quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan

Chính trị hiện nay vẫn còn bất cập, chưa tương xứng với yêu cầu theo sự phát

triển mới: trình độ nhận thức cảm thụ, đánh giá cái thẩm mỹ của người học chưathống nhất; ít am hiểu về nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật đối với đời sống tinhthần quân nhân, chưa tạo ra được nhiều cái đẹp, đủ sức thu hút, lôi cuốn người họcvào các hoạt động thẩm mỹ; chưa tích cực bảo vệ, giữ gìn, phát huy những giá trị

văn hoá thẩm mỹ truyền thống của dân tộc và quân đội Việc nghiên cứu để xử lý những bất cập đó nhằm phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan

Chính trị hiện nay là vấn đề có tính cấp thiết và cần thực sự được đặt trên nền tảngkhoa học vững chắc

Tính cấp thiết của đề tài luận văn còn xuất phát từ sự thiếu vắng nhiềumảng lý luận quan trọng về phát triển năng lực thẩm mỹ nói chung, năng lực

thẩm mỹ của bộ đội nói riêng, nhất là việc luận giải dưới góc độ lý luận triết học - một yêu cầu rất cơ bản và cần thiết để giải quyết tận gốc vấn đề Với

sự lựa chọn vấn đề: “Phát triển năng lực thẩm mỹ của của học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” để nghiên cứu dưới góc độ triết học,

luận văn mong muốn góp phần khắc phục tình trạng đó

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Đề cập đến vấn đề năng lực, phát triển năng lực của con người, những năm

gần đây đã có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các công trình nghiên cứu ở các

khía cạnh, góc độ khác nhau như: Trương Sao Hôm nghiên cứu “Phát triển phẩm chất năng lực của học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp trung đoàn ở Học viện Chính trị - Quân sự hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học năm 2004.

Trang 4

Lê Quý Trịnh nghiên cứu “Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học năm 2002 Nguyễn Văn Dũng nghiên cứu “Phát triển năng lực tư duy lý luận của cán bộ cấp trung đoàn quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ triết học năm 2001 Lê Thế Bốn nghiên cứu “Phát triển năng lực chính trị của chính trị viên ở Binh chủng Tăng - Thiết giáp hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học năm 2007 “Phát triển năng lực chỉ huy của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở Trường Sĩ quan Lục quân 2 hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Đức Nhật năm 2008 “Phát triển năng lực tự học của học viên đào tạo sĩ quan chính trị người dân tộc ở Học viện chính trị quân sự hiện nay”, Luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Văn Mai năm 2003

Các công trình nghiên cứu trên đã sử dụng những phương pháp và lựachọn nhiều hướng tiếp cận khác nhau với những nội dung nghiên cứu rộng hẹpkhác nhau…nhưng có mục đích nghiên cứu chung là đề cập về sự phát triểncủa một số dạng năng lực ở những đối tượng, khách thể khác nhau Vớiphương pháp biện chứng duy vật, các tác giả quan niệm: năng lực là toàn bộkhả năng của con người, giúp cho con người đạt hiệu quả cao trong nhận thức

và hành động ở từng lĩnh vực cụ thể Năng lực được hình thành, phát triển, tồntại trong hoạt động và thể hiện ở kết quả hoạt động, năng lực không phải chỉđơn thuần là một hay vài yếu tố mà còn phải là sự tổng hợp của tất cả các yếu

tố của con người Đó là sự thống nhất hữu cơ các yếu tố chủ quan của chủ thể

và để phát triển năng lực của chủ thể, nhất thiết phải làm cho các yếu tố đóđồng thời phát triển

Nhìn chung các công trình trên nghiên cứu về năng lực và phát triểnnăng lực ở một số hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong quânđội và của học viên trong quá trình đào tạo là những tư liệu quan trọng đểtác giả kế thừa, nghiên cứu, luận giải quá trình hình thành, phát triển nănglực thẩm mỹ của học viên trong đề tài của mình Tuy nhiên, năng lực củachủ thể mà tác giả đề cập trong luận văn của mình không chỉ là sự thống

Trang 5

nhất hữu cơ của các yếu tố chủ quan của chủ thể, mà sự hình thành, phát

triển năng lực của chủ thể là kết quả của quá trình tác động biện chứng

giữa nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài, giữa điều kiện khách quan(lịch sử cụ thể) và nhân tố chủ quan tuân theo những quy luật khách quannhất định Để phát triển năng lực thẩm mỹ của chủ thể phải có những giảipháp mang tính tổng thể, có sự tác động tích cực của các chủ thể, trong quátrình phát triển năng lực thẩm mỹ của chủ thể vừa phải phát huy vai trò củacác tổ chức, lực lượng tham gia, vừa phải phát huy tính tích cực, tự giáccủa chính chủ thể phát triển ấy

Liên quan đến lĩnh vực thẩm mỹ, thẩm mỹ trong hoạt động quân sự có một số

công trình của nước ngoài nghiên cứu như: Iu.A.Lukin, V.C Xcacherơsiccốp với

“Nguyên lý mỹ học Mác – Lênin” [25, tr.25 - 99]; A.X.Milôviđốp và B.V.Xaphrônốp (chủ biên) trong “Mỹ học Mác-Lênin với việc giáo dục bộ đội” [31, tr.15 - 134]; N.ĐmitriÊva “Bàn về cái đẹp” [10, tr.7 - 71]; V.Vanslốp P.Tơrôphimốp nghiên cứu

“Cái đẹp và cái cao thượng” [31, tr.5 - 89]; Tsecnisépxki nghiên cứu “Quan hệ của thẩm mỹ đối với hiện thực” [52, tr.12 - 64]

Các công trình nghiên cứu trên của nước ngoài được dịch sang tiếngViệt, trong đó chủ yếu các tác giả đã trình bày những nguyên lý cơ bản của

mỹ học Mác - Lênin, các vấn đề thẩm mỹ mà trung tâm là cái đẹp được bànnhiều trong nghệ thuật, trong công tác quân sự bảo vệ Tổ quốc xã hội chủnghĩa, các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục thẩm mỹ cho bộ đội, trong cáccông trình này các tác giả đã chỉ ra đặc trưng, cấu trúc của ý thức thẩm mỹthông qua phân tích các thành tố cấu thành nó như: cảm xúc, nhu cầu thẩmmỹ; thị hiếu thẩm mỹ; lý tưởng thẩm mỹ Đồng thời các tác giả đã nghiên cứucác phạm trù cơ bản của mỹ học và biểu hiện của nó gắn với hoạt động quân

sự, đặc biệt là thẩm mỹ trong tư cách và nếp sống của quân nhân xô - viết

Mặc dù chưa có tác giả nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề năng lực thẩm

mỹ, nhưng những công trình nghiên cứu của nước ngoài trên đây là kết quả

Trang 6

nghiên cứu có giá trị, là một trong những nguồn tài liệu quan trọng để tác giảtiếp thu, kế thừa cho nghiên cứu đề tài phát triển năng lực thẩm mỹ.

Trong nước những năm gần đây cũng đã có một số tác phẩm và côngtrình nghiên cứu đề cập những vấn đề chung về lý luận và thực tiễn liên quanđến lĩnh vực thẩm mỹ, ý thức thẩm mỹ, văn hoá thẩm mỹ, chuẩn mực đánh giáthẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ và thẩm mỹ trong hoạt động quân sự ở những góc

độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau như:

Đỗ Huy nghiên cứu “Cái đẹp - một giá trị”, trong công trình này tác giả

đã phân tích cơ chế đánh giá của chủ thể thẩm mỹ và khẳng định: Không có chủthể thẩm mỹ sẽ không có đánh giá, thưởng thức và sáng tạo những giá trị thẩm

mỹ và cũng sẽ không có cái đẹp, cái bi, cái hài, cái giá trị Để đánh giá thẩm mỹ,đòi hỏi chủ thể phải có năng lực thẩm mỹ, trong đó thị hiếu thẩm mỹ là một biểuhiện quan trọng của năng lực thẩm mỹ giúp khả năng đánh giá tiến sâu hơn vàothế giới thẩm mỹ bằng mẫn cảm đặc biệt trong thưởng thức và sáng tạo, lý tưởngthẩm mỹ là linh hồn của mọi sự đánh giá, vừa biểu hiện giá trị của chủ thể, vừađại diện cho một nhóm xã hội và một giai cấp nhất định [17, tr.147]

Tác giả Như Thiết trong tác phẩm, “Đưa cái đẹp vào cuộc sống” đã chỉ

ra: Quy luật vận động tất yếu của cái đẹp ngày một phát triển gắn liền với đờisống hạnh phúc, văn minh, tiến bộ của xã hội, của mỗi người và gắn chặt vớiquy luật vận động tiến lên của chủ nghĩa xã hội, do đó phải đưa được cái đẹpvào các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống hiện nay như: lao động, chiến đấu,học tập, quan hệ giao tiếp, nếp sống, lối sống, trang phục, nghệ thuật… để vạchtrần những cái xấu, những biến tướng của nó trong các lĩnh vực ấy Từ đó tácgiả cho rằng: để thực hiện nhiệm vụ “đưa cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày”đòi hỏi chủ thể thẩm mỹ phải có ý thức, năng lực thẩm mỹ và phát huy tính chủđộng, tích cực của mình [49, tr.38 - 110] Tuy nhiên, năng lực thẩm mỹ ở đâytác giả mới chỉ nêu ra mà chưa làm rõ quan niệm và cấu trúc về nó

Trang 7

Nghiên cứu “vai trò của văn hoá thẩm mỹ đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của con người Việt Nam hiện nay”, tác giả Lương Quỳnh

Khuê đã phân tích làm rõ năng lực thẩm mỹ trong cấu trúc nội tại của văn hoáthẩm mỹ gồm: năng lực thẩm mỹ, hoạt động thẩm mỹ và các giá trị thẩm mỹ,theo đó tác giả quan niệm: “Năng lực thẩm mỹ là một tập hợp các thuộc tínhtâm lý, sinh lý cùng những phẩm chất đặc biệt về thể chất và tinh thần giúp chomỗi cá nhân có khả năng cảm thụ, nhận thức, đánh giá và sáng tạo các giá trịthẩm mỹ trong cuộc sống”[21, tr.13 - 39], trên cơ sở đó tác giả đã chỉ ra cấutrúc của năng lực thẩm mỹ bao gồm các thuộc tính: Trí tưởng tượng sáng tạophong phú, tư duy hình tượng phát triển mạnh, óc liên tưởng nhanh và độc đáo

là những thuộc tính chủ đạo; độ nhạy cảm của các giác quan thẩm mỹ cùng sựkhéo léo của đôi bàn tay đã được rèn luyện thuần thục, khả năng cảm nhận vàphân tích tinh tế những dấu hiệu thẩm mỹ trực tiếp như âm thanh, đường nét,hình khối, màu sắc, hoặc gián tiếp thông qua ngôn ngữ …là những thuộc tínhlàm chỗ dựa; trạng thái tinh thần giàu cảm xúc là yếu tố nền cần thiết cho cả sựcảm thụ, thẩm định, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ Như vậy, vấn đề năng lựcthẩm mỹ được tác giả nghiên cứu dưới góc độ triết học và được bàn đến nhưmột khía cạnh văn hoá

Bàn về “Quan hệ giữa cái thẩm mỹ và cái đạo đức trong cuộc sống và trong nghệ thuật”, tác giả Nguyễn Văn Phúc quan niệm: Giữa cái thẩm mỹ và

cái đạo đức với tính cách là hai sự vật có quan hệ biện chứng, đó là sự thốngnhất bao hàm sự khác biệt nhau như là hai hiện tượng độc lập mang nhữngđặc trưng riêng biệt Trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cái thẩm mỹ, tácgiả làm rõ sự khác biệt của chủ thể về mặt năng lực thẩm mỹ (tình cảm, thịhiếu, quan điểm, lý tưởng thẩm mỹ) trong so sánh với cái đạo đức và sự tácđộng qua lại lẫn nhau giữa chúng [37, tr.40 - 81]

Vĩnh Quang Lê nghiên cứu “vai trò và tác dụng của văn học trong việc giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay”, tác giả đã làm rõ bản chất của giáo dục

Trang 8

thẩm mỹ là sự hình thành ở chủ thể năng lực đồng hoá thẩm mỹ đối với hiện

thực, với cách luận giải dưới góc độ mục tiêu của giáo dục thẩm mỹ, tác giả đã

đề cập đến năng lực thẩm mỹ với tính cách là năng lực cải tạo, hoạt động sảnsinh cái mới chỉ có thể hình thành trong thực tiễn, theo đó tác giả đưa ra cácthành phần chính yếu của ý thức thẩm mỹ hay năng lực thẩm mỹ là tình cảm -cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ để giúp cho chủ thểsống và hoạt động theo quy luật của cái đẹp [23, tr.19 - 36] Do mục đíchnghiên cứu, tác giả chưa đưa ra khái niệm đầy đủ về năng lực thẩm mỹ, cònđồng nhất về cấu trúc của ý thức thẩm mỹ với năng lực thẩm mỹ

Nghiên cứu “Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ mới”, tập thể các tác giả: GS.TS Đỗ Huy, PGS.TS Nguyễn Văn

Huyên, TS Nguyễn Ngọc Thu, TS Đào Duy Thanh, TS Nguyễn Quốc Tuấn

do PGS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) đưa ra quan niệm: Văn hoá thẩm

mỹ là một thể thống nhất hữu cơ các giá trị thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo

thẩm mỹ của con người đang hiện thực hoá những năng lực thẩm mỹ của họ,

đồng thời văn hoá thẩm mỹ còn là một hệ thống độc đáo xuyên suốt tất cảcác lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, khoa học…đến các quan hệ, các giao tiếp của con người [19, tr.52] Trên cơ sở đó các tácgiả cũng xem xét năng lực thẩm mỹ cá nhân là một phương diện, thành tốthẩm mỹ của văn hoá thẩm mỹ cá nhân và được biểu hiện ở những cấp độkhác nhau [19, tr.62 - 65] Các tác giả cũng đề cập đến sự thể hiện vai trò củavăn hoá thẩm mỹ trong nhận thức, đánh giá và sáng tạo của con người, nhưngnhững luận giải đó chủ yếu được bàn luận trong nghệ thuật

Bàn về “Sự biến đổi những chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, tác giả Vũ Thị Kim Dung đã đi sâu nghiên cứu về chuẩn

mực đánh giá thẩm mỹ, chỉ ra nội dung, xu hướng biến đổi và đưa ra nhữngphương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chuẩn mực đánh giá thẩm

mỹ ở nước ta trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, trong đó tác giả còn

Trang 9

luận giải đặc điểm cơ bản của chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ trong văn hoáthẩm mỹ là nằm trong cấu trúc chủ thể, thuộc phạm vi của ý thức thẩm mỹ, có

sự tham gia tổng hợp của các yếu tố: xúc cảm, tình cảm, quan điểm, lý tưởngthẩm mỹ…[3, tr.38 - 74] Tuy nhiên, khi đề cập đến cơ sở nền tảng của cảmxúc thẩm mỹ trong thẩm định giá trị thẩm mỹ của chủ thể, tác giả đưa ra cótính chất phác hoạ mà chưa được lý giải một cách đầy đủ về nó

Khi đề cập đến “thị hiếu thẩm mỹ và đời sống thẩm mỹ” trong công

trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Chương Nhiếp cho rằng: Thị hiếuthẩm mỹ là một bộ phận cấu thành năng lực thẩm mỹ chủ quan của conngười, nó không phải là cái vốn có, mà được hình thành trong quan hệ phứctạp giữa cái sinh học và cái xã hội, cái cá nhân và cái cộng đồng [36, tr.14 -23] Trong luận giải vai trò của thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ, tácgiả đã chỉ ra: thị hiếu thẩm mỹ với tư cách vừa là nhân tố chủ đạo trongthưởng thức thẩm mỹ, vừa là yếu tố quan trọng trong hoạt động của chủ thểđánh giá, vừa là một yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo thẩm mỹ Nhưngsáng tạo thẩm mỹ ở đây mà tác giả bàn đến chủ yếu là sáng tạo nghệ thuật

Trong luận văn thạc sĩ triết học của Lê Thị Hường năm 2006 về “Nhu cầu thẩm mỹ và vai trò của nó trong đánh giá, thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật”, tác

giả đã chỉ ra đặc điểm của thưởng thức, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật, trong đókhẳng định: Thưởng thức thẩm mỹ phụ thuộc vào trình độ năng lực của chủ thểthẩm mỹ, đó là tri giác thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, tri thức và kinh nghiệm thẩm

mỹ của chủ thể Đánh giá thẩm mỹ là những phán đoán về giá trị thẩm mỹ, quátrình thẩm định mức độ phù hợp của khách thể đánh giá, chủ thể đánh giá và cơ sởđánh giá đối với chuẩn mực, tiêu chí nhất định được rút ra từ thực tiễn xã hội vànghệ thuật Sáng tạo nghệ thuật phải được xuất phát từ những cảm hứng, say mê

và tài năng của chủ thể [20, tr.32 - 40] Theo cách lý giải những vấn đề trên củatác giả thì đó chỉ là một khía cạnh của thụ cảm, đánh giá thẩm mỹ thông quathưởng thức nghệ thuật là chủ yếu

Trang 10

Đề cập đến lĩnh vực thẩm mỹ trong hoạt động quân sự, có công trình

nghiên cứu của Nguyễn Chí Linh năm 2000 về “phát triển ý thức thẩm mỹ ở học viên sĩ quan chính trị cấp phân đội trong quân đội ta hiện nay”, tác giả

đã chỉ ra: “ý thức thẩm mỹ trong hoạt động quân sự là sự phản ánh và biểuhiện cảm xúc tình cảm, thị hiếu, lý tưởng của người quân nhân về “cái thẩmmỹ” trong hiện thực khách quan và thực tiễn hoạt động quân sự” [25, tr.13].Khẳng định điều đó tác giả đã nêu bật tính biểu cảm, cảm tính của hoạt độngquân sự, chỉ có thông qua hoạt động này mới đem đến một cách trực tiếp chomỗi quân nhân những cảm xúc về cái đẹp Để có được những cảm xúc đóđòi hỏi họ phải có năng lực thụ cảm thẩm mỹ nhất định mà tác giả chưa bànđến, đây là khoảng trống, là một trong những nội dung cần được đề cậpnghiên cứu trong đề tài phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩquan Chính trị

Như vậy, trong những tác phẩm và công trình nghiên cứu trên, vấn đề

về năng lực thẩm mỹ cũng như các thành tố cấu thành nó, cũng đã được một

số tác giả đề cập đến ít nhiều một cách gián tiếp, có liên quan, mang tính chấtphác hoạ và bổ trợ ở các góc cạnh khác nhau với những nội dung, cách tiếpcận, luận giải sâu rộng khác nhau

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả, công trình nào nghiên cứu một

cách chuyên sâu, trực tiếp, cụ thể, cơ bản và có tính hệ thống vấn đề năng lực thẩm mỹ nói chung cũng như phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

Trường Sĩ quan Chính trị nói riêng Vì vậy, cùng với việc tiếp thu, kế thừa kếtquả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, tác giả cũng khẳng định đề tàiluận văn là một vấn đề nghiên cứu độc lập, mới mẻ, không trùng lặp Đâychính là sự khác nhau cơ bản giữa nội dung luận văn với các công trìnhnghiên cứu trước đó

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích:

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển năng lực thẩm mỹ

của học viên Trường Sĩ quan Chính trị, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bảnphát triển năng lực thẩm mỹ của đối tượng học viên này hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

- Đối tượng nghiên cứu: Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

Trường Sĩ quan Chính trị

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn không đi vào mô tả năng lực thẩm mỹ ở

tất cả các đối tượng học viên Trường Sĩ quan Chính trị, mà tập trung vào kháchthể là học viên (bậc đại học) đào tạo 4 năm ở Trường Sĩ quan Chính trị, số liệukhảo sát trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2010

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Hệ thống lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sảnViệt Nam về lĩnh vực văn hoá thẩm mỹ nói chung, văn hoá thẩm mỹ trong lĩnhvực quân sự nói riêng

Trang 12

Cơ sở thực tiễn: Kết quả điều tra khảo sát xã hội học học viên, cán bộ

quản lý, giáo viên và tham khảo nội dung, chương trình giảng dạy của môn mỹhọc Mác - Lênin, văn hoá học, các bộ môn khác trong chương trình đào tạo củaTrường Sĩ quan Chính trị hiện nay

Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng tổng hợp phương pháp luận chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận mỹhọc Mác – Lênin vào nghiên cứu phát triển năng lực thẩm mỹ của học viênTrường Sĩ quan Chính trị và một số phương pháp cụ thể khác như: Tiếp cận giátrị - hoạt động - nhân cách, tiếp cận hệ thống – cấu trúc, điều tra xã hội học,phương pháp chuyên gia, nghiên cứu tài liệu, quan sát…

6 ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm một số cơ sở lýluận và thực tiễn trong phát triển năng lực thẩm mỹ của đối tượng học viên trongcác nhà trường quân đội hiện nay

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu đổi mớinội dung, chương trình giáo dục, bồi dưỡng, phát triển năng lực thẩm mỹ chohọc viên ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

7 Kết cấu của luận văn

Gồm: Phần mở đầu, hai chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 Thùc chÊt ph¸t triÓn n¨ng lùc thÈm mü

cña häc viªn Trêng sÜ quan ChÝnh trÞ 1.1 Quan niệm về năng lực thẩm mỹ và phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

1.1.1 Quan niệm về năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

Để đi đến quan niệm về năng lực thẩm mỹ, cần xuất phát từ quan niệm về năng lực Năng lực được hiểu theo nghĩa chung nhất là toàn bộ khả năng, điều

kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có của con người, giúp cho con người thực hiệnđạt được hiệu quả cao trong nhận thức và hoạt động ở từng lĩnh vực cụ thể.Phương pháp luận của Triết học Mác - Lênin tiếp cận về năng lực con ngườidưới góc độ tổng hoà các điều kiện xã hội - lịch sử, cùng với những đặc điểmphẩm chất bên trong của cá nhân Năng lực của con người được quan niệm là kếtquả của sự tác động biện chứng giữa các yếu tố bên trong với các yếu tố bênngoài và tính tích cực hoạt động thực tiễn của chủ thể, đáp ứng yêu cầu hoạtđộng cụ thể nào đó và bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả Các yếu tố tạothành năng lực của chủ thể luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất biệnchứng, ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau Như vậy, năng lực của con ngườixét đến cùng là sản phẩm của sự phát triển xã hội Quá trình hình thành, pháttriển năng lực của con người là sự tích hợp của cả tố chất bên trong với điều kiện

xã hội cụ thể và phương thức hoạt động thực tiễn phù hợp

Cùng với sự phát triển của thực tiễn xã hội, các dạng năng lực của conngười cũng được nảy sinh, phát triển vô cùng đa dạng, phong phú trong nhữnglĩnh vực, dạng hoạt động khác nhau Mỗi lĩnh vực, dạng hoạt động cụ thể đềuđòi hỏi con người với tư cách là chủ thể hoạt động phải có những khả năngtương ứng, phù hợp với yêu cầu khách quan của hoàn cảnh, điều kiện xã hộilịch sử Những quan niệm năng lực của con người trên đây là cơ sở lý luận quantrọng để làm sáng tỏ năng lực thẩm mỹ nói chung và năng lực thẩm mỹ của học

viên Trường Sĩ quan Chính trị nói riêng

Trang 14

Lĩnh vực thẩm mỹ là lĩnh vực vô cùng phong phú, đa dạng và là mộttrong những biểu hiện đặc trưng của đời sống tinh thần xã hội Nó gắn liền vớinhu cầu cuộc sống, với hoạt động phong phú của con người, nhằm làm cho cuộcsống của mình ngày một tốt đẹp và hoàn thiện hơn, trong đó nhân tố thẩm mỹ

mà trung tâm là cái đẹp luôn xâm nhập, thẩm thấu vào mọi hoạt động sống củacon người, quy định sự toàn vẹn, tính nhân văn của các quan hệ người Sự hìnhthành năng lực thẩm mỹ của con người trước hết tuỳ thuộc vào năng khiếu bẩmsinh, song quan trọng hơn là phụ thuộc vào ý thức thẩm mỹ phản ánh quá trìnhhọc tập, tu dưỡng, rèn luyện và nhất là hoạt động thực tiễn của mỗi người Song,

để thực hiện được điều đó, con người không những phải có những phẩm chấttâm - sinh lý cần thiết, mà còn phải có trình độ văn hoá thẩm mỹ nhất định đểthụ cảm, khám phá, phát hiện ra những thuộc tính thẩm mỹ của hiện thực, có khảnăng đánh giá, phân biệt được những đặc điểm, tính chất thẩm mỹ khác nhaucủa các sự vật hiện tượng và sáng tạo nó theo quy luật của cái đẹp

Tổng hợp những khả năng đó được bộc lộ ra trong cuộc sống hiện thực

và trong nghệ thuật chính là năng lực thẩm mỹ của con người, là cái không thểthiếu được không chỉ đối với một nhân cách đã phát triển mà còn đối với một

nhân cách nói chung Theo đó, năng lực thẩm mỹ là tổng hoà các thuộc tính tâm, sinh lý cùng vốn văn hoá mà con người có được với tư cách chủ thể thẩm

mỹ và được hiện thực hoá gắn với suốt quá trình hình thành, phát triển nhân cách, bộc lộ ở trình độ cảm thụ, đánh giá, sáng tạo, truyền bá các giá trị thẩm

mỹ, giúp con người tự khẳng định mình trong hiện tại, tự nối liền với quá khứ

và hướng tới tương lai

Nói đến năng lực thẩm mỹ của chủ thể không thể không nói đến mối quan

hệ của nó với khách thể thẩm mỹ, cũng như với các dạng thức hoạt động thẩm

mỹ với tư cách hoạt động thực tiễn của chính chủ thể thẩm mỹ ấy Theo quanđiểm của mỹ học duy vật biện chứng, chủ thể thẩm mỹ là con người đã pháttriển những tố chất, đặc tính, trình độ văn hoá riêng có để hợp thành các tố chất

cơ bản của chủ thể thẩm mỹ, trong đó tố chất cơ bản nhất là năng lực thẩm mỹ.Chính từ quá trình hiện thực hoá năng lực thẩm mỹ mà ở chủ thể hình thành,phát triển ý thức thẩm mỹ, trong đó bậc thấp của nó là đời sống tâm lý thẩm mỹ

Trang 15

và bậc cao là hệ thống quan điểm thẩm mỹ Cuối cùng, quá trình giá trị hoá toàn

bộ đời sống thẩm mỹ của chủ thể do năng lực thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ đưalại tất yếu dẫn đến văn hoá thẩm mỹ, thể hiện ra như một bộ phận văn hoá tinhthần của đời sống xã hội Như vậy, năng lực thẩm mỹ là đặc trưng cơ bản hàngđầu của một chủ thể thẩm mỹ

Cái thẩm mỹ tồn tại với tư cách là sản phẩm phức hợp của sự tương tácgiữa chủ thể thẩm mỹ với khách thể thẩm mỹ Các phạm trù thẩm mỹ như đẹp,

bi, hùng, hài, cao cả không phải là cái vốn có của tư tưởng hoặc của bản thân

sự vật, mà là một quan hệ đặc biệt của con người - quan hệ giữa chủ thể thẩm

mỹ với khách thể thẩm mỹ Trong mối quan hệ biện chứng ấy, chủ thể thẩm mỹđược coi với tư cách là yếu tố "khả thẩm" còn mọi sự vật, hiện tượng, quá trìnhtrong thế giới khách quan được coi là những khách thể "khả mỹ" Do vậy, cáithẩm mỹ chính là sự phân cực, giằng co giữa cái đẹp và cái xấu, cái bi và cái hài,cái hùng và cái hèn, cái cao cả và cái thấp kém trong chủ thể để khám phá, tìm

ra bản chất sâu sắc của nó để cảm thụ nó Thực chất của các phạm trù thẩm mỹ

là kết quả sự tương tác lẫn nhau giữa cái "khả thẩm" với cái "khả mỹ" được nảysinh thông qua mối quan hệ giữa chủ thể thẩm mỹ với khách thể thẩm mỹ Mức

độ của cái thẩm mỹ đến đâu, cao hay thấp phụ thuộc vào cả chủ thể và khách thể

thẩm mỹ, trong đó trực tiếp là năng lực thẩm mỹ của chủ thể.

Con người trong khi không thực hiện động thái thẩm mỹ thì không tồn tạivới tư cách chủ thể thẩm mỹ Ngược lại, khách thể thẩm mỹ khi chưa được conngười thụ cảm, đánh giá, tiếp nhận, phê phán thì mãi mãi chỉ tồn tại với tưcách cái "khả mỹ" mà thôi Tuy nhiên, mặc dù những năng khiếu thẩm mỹ luôntồn tại tiềm tàng trong bản thân chủ thể thẩm mỹ, là những tiền đề, cơ sở, độnglực vật chất quan trọng, vốn có ban đầu không thể thiếu của năng lực thẩm mỹnhưng chỉ khi được đánh thức và phát triển trong quá trình tiếp xúc với cáckhách thể "khả mỹ" thì mới làm nảy sinh ý niệm thẩm mỹ, cũng như làm bộc lộnăng lực thẩm mỹ của chủ thể theo các cấp độ nhất định Cấp độ thứ nhất là cảmxúc thẩm mỹ, chỉ năng lực ứng xử của chủ thể trước cái thẩm mỹ với tính chất

sơ khởi, trực tiếp, ban đầu, cảm tính Cấp độ thứ hai là thị hiếu thẩm mỹ, chỉnăng lực ứng xử của chủ thể trước cái thẩm mỹ với tính chất có chọn lựa, định

Trang 16

hướng, phê phán lý tính Cấp độ thứ ba là lý tưởng thẩm mỹ, chỉ năng lực ứng

xử của chủ thể trước cái thẩm mỹ với tính chất giá trị hoá, điển hình hoá, khaokhát vươn tới cái đẹp như khách thể thẩm mỹ đã bộc lộ

Cũng như các loại năng lực khác, năng lực thẩm mỹ của chủ thể có cấutrúc đa diện, rất phức tạp, nhiều cấp độ, tầng bậc, trình độ , nên tuỳ theo góc độtiếp cận mà có sự phân chia khác nhau Tiếp cận từ phương diện các hoạt động

cơ bản của chủ thể thẩm mỹ thì năng lực thẩm mỹ là một chỉnh thể thống nhấtbao gồm năng lực nhận thức thẩm mỹ và năng lực hoạt động thực tiễn thẩm mỹ

("cảm" và "nhận") Tiếp cận từ các cấp độ của một hình thái ý thức xã hội thì có năng lực thẩm mỹ đời thường và năng lực luận lý thẩm mỹ Tiếp cận từ các loại

hình khách thể thẩm mỹ mà chủ thể thẩm mỹ tiếp cận thì có năng lực thẩm mỹ

trực tiếp và năng lực thẩm mỹ nghệ thuật Tuy nhiên, đề tài luận văn chủ yếu

tiếp cận từ động thái hoạt động của chủ thể thẩm mỹ, theo đó năng lực thẩm mỹcủa chủ thể bao gồm: năng lực thụ cảm thẩm mỹ; năng lực đánh giá thẩm mỹ;năng lực sáng tạo thẩm mỹ và năng lực truyền bá thẩm mỹ

Năng lực thụ cảm thẩm mỹ là khả năng rung cảm của chủ thể trước các

khách thể thẩm mỹ trong cuộc sống và trong nghệ thuật Tất nhiên, sự thụcảm này có thể được phân định thành nhiều cấp độ Thụ cảm thẩm mỹ ở cấp

độ cảm xúc thẩm mỹ thì chỉ dừng lại ở những dòng cảm xúc nhất thời, trực tiếp,

cảm tính đối với hiện thực khách quan và phụ thuộc trực tiếp vào sự nhạy béncủa các giác quan, nhu cầu tình cảm thẩm mỹ mang tính cá nhân, tức thời của

các chủ thể thẩm mỹ Thụ cảm thẩm mỹ ở cấp độ thị hiếu thẩm mỹ thì có sự tích

hợp, đối sánh những cảm xúc thẩm mỹ cùng loại, là sự cảm thụ có chọn lọc,định hướng tìm kiếm theo một khuôn mẫu hình tượng mang tính "mô-típ" Thụ

cảm thẩm mỹ ở cấp độ lý tưởng thẩm mỹ thì tự tách khỏi những cảm xúc nhất

thời để tìm đến sự tiếp thu một cách lý tính đối với khách thể thẩm mỹ, mangđến sự tái sáng tạo trong năng lực thụ cảm của mỗi cá nhân về cái thẩm mỹ theohình mẫu lý tưởng chung của xã hội Năng lực thụ cảm thẩm mỹ của chủ thểkhông hình thành một cách tự phát, bẩm sinh mà thông qua hoạt động thực tiễncùng quá trình giáo dục và tự giáo dục Đặc biệt, khi có sự tham gia của hoạtđộng tư duy thì hình thành biểu tượng thẩm mỹ có thể phản ánh những thuộc

Trang 17

tính thẩm mỹ bản chất của sự vật Như vậy, năng lực thụ cảm thẩm mỹ là kếtquả của quá trình hoạt động tích cực và thống nhất của tất cả các yếu tố thuộc ýthức thẩm mỹ, của cả con tim lẫn khối óc, cả cảm xúc, tình cảm lẫn trí tuệ.

Năng lực đánh giá thẩm mỹ là sự thống nhất giữa yếu tố tình cảm,

cảm xúc với yếu tố trí tuệ, vừa mang đậm dấu ấn cá nhân, vừa chịu sự quyđịnh của yếu tố xã hội Biểu hiện năng lực đánh giá thẩm mỹ của chủ thể là

ở khả năng hiểu biết, thái độ phân tích đối với các khách thể thẩm mỹ khácnhau của hiện thực, thông qua cách xét đoán, sự đồng cảm hay không đồngcảm, khen hay chê, thích hay không thích, thoả mãn hay không thoả mãn…Nhờ có năng lực đánh giá thẩm mỹ mà chủ thể có thể lựa chọn, tiếp nhận

và biểu lộ thái độ đúng mực trước cái thẩm mỹ theo từng cấp độ Đánh giá

thẩm mỹ ở cấp độ cảm xúc thẩm mỹ thì chỉ dừng lại ở những nhận biết,

khen chê nhất thời, cảm tính và phụ thuộc trực tiếp vào sự nhạy bén củacác giác quan, nhu cầu tình cảm thẩm mỹ mang tính cá nhân của các chủ

thể thẩm mỹ Đánh giá thẩm mỹ ở cấp độ thị hiếu thẩm mỹ bắt đầu có sự so

sánh, tự phản biện của chủ thể thẩm mỹ trước cùng một loại đối tượng hoặckhách thể thẩm mỹ khái quát nên cách nhìn tổng thể về một loại khuôn mẫu

hình tượng thẩm mỹ ưa thích Đánh giá thẩm mỹ ở cấp độ lý tưởng thẩm

mỹ là sự nhìn nhận lý tính đối với những khách thể thẩm mỹ trong hiện

thực, đồng thời hình thành nên một hệ thống luận lý thẩm mỹ học mangtính khái quát cao, để hình thành cách nhìn nhận chung của xã hội vềphương diện thẩm mỹ và định hướng đời sống văn hoá thẩm mỹ

Năng lực sáng tạo thẩm mỹ là khả năng chuyên biệt của con người,

vừa có ý nghĩa sáng tạo chung như đối với hoạt động sản xuất vật chất, vừađược thể hiện một cách đặc biệt cho lĩnh vực "sản xuất" tinh thần Mặt sảnxuất vật chất và "sản xuất" tinh thần đều chứa đựng ý nghĩa sáng tạo ra cácgiá trị văn hoá, song sáng tạo thẩm mỹ hầu như tồn tại dưới dạng thái cábiệt, đơn lẻ và mang dấu ấn cá nhân người sáng tạo, thậm chí có thể xuyênqua những hoạt động có vẻ như ngẫu nhiên, ngẫu hứng Năng lực sáng tạo

thẩm mỹ ở cấp độ cảm xúc thẩm mỹ thể hiện trong mọi hoạt động thẩm mỹ

đời thường như vui chơi giải trí, lao động, học tập, công tác…, phản ánh sự

Trang 18

mô phỏng trực tiếp của chủ thể trước hiện thực để diễn đạt một ý tưởng thẩm

mỹ trực tiếp, sơ khởi Sáng tạo thẩm mỹ ở cấp độ thị hiếu thẩm mỹ là sự

sáng tạo có chọn lựa, có chủ đích theo những khuôn mẫu hình tượng thẩm

mỹ ưa thích Sáng tạo thẩm mỹ ở cấp độ lý tưởng thẩm mỹ là sự phản ánh

những khát vọng và mơ ước của chủ thể về một cuộc sống tốt đẹp, hoànthiện, hoàn mỹ trong hiện tại và một tương lai cao đẹp bằng hình tượng thẩm

mỹ có tính điển hình cao, được cộng đồng thừa nhận Năng lực sáng tạothẩm mỹ là trình độ cao về lý tưởng thẩm mỹ của chủ thể, đó là năng lựcnhận thức và hành động theo quy luật của cái đẹp Sáng tạo thẩm mỹ còn làbiểu hiện ý thức vượt trước về mặt thẩm mỹ của con người Đặc biệt, nănglực sáng tạo thẩm mỹ trong lĩnh vực nghệ thuật được điển hình hoá cao độ,thể hiện năng khiếu, tài năng của chủ thể thẩm mỹ

Năng lực truyền bá thẩm mỹ là tổng hợp những khả năng giáo dục, thuyết

phục thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ thông qua con đường "dạy - dỗ", "rèn - nêugương" bằng cái đẹp để tác động vào ý thức, tình cảm thẩm mỹ của chủ thể thẩm

mỹ khác Qua đó, kích thích, thôi thúc họ ra sức học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện

phấn đấu vươn lên theo tiêu chí của cái đẹp Truyền bá thẩm mỹ ở cấp độ cảm xúc thẩm mỹ được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, hàng giờ xung quanh

các hoạt động thẩm mỹ đời thường của các chủ thể thẩm mỹ, mà chủ thểtruyền bá thẩm mỹ bằng những phương thức và khả năng của mình để khenchê, động viên, uốn nắn, phê phán tức thời các chủ thể trước sự tác động trựctiếp, cảm tính của khách thể thẩm mỹ Năng lực truyền bá thẩm mỹ ở cấp độ

thị hiếu thẩm mỹ là năng lực sư phạm trong truyền thụ những tri thức thẩm mỹ

cần thiết, giải thích các hiện tượng thẩm mỹ giúp cho con người nhận biết đượcbản chất các hiện tượng đẹp hay xấu, cao cả hay thấp hèn, bi hay hài và định

hướng thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh Năng lực truyền bá thẩm mỹ ở cấp độ lý tưởng thẩm mỹ là sự phản biện xã hội, phê bình xã hội, đấu tranh tư tưởng - văn

hoá, phát động các phong trào xã hội… Năng lực truyền bá thẩm mỹ của chủ thểphụ thuộc vào chính năng lực thẩm mỹ, vốn sống, vốn sư phạm, vốn - kinh

Trang 19

nghiệm thẩm mỹ, khả năng thuyết phục bằng nêu gương của người truyền báthẩm mỹ.

Tất cả những thành tố trên đây hợp thành năng lực thẩm mỹ của chủ thểđều được biểu hiện ở đối tượng học viên Trường Sĩ quan Chính trị Tất nhiên,cùng với những thuộc tính chung còn có những nét đặc thù phản ánh môi trườnggiáo dục, đào tạo trong nhà trường quân sự, phản ánh đối tượng học viên đào tạo

để trở thành chính trị viên trong quân đội

Trường Sĩ quan Chính trị là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phânđội của Quân đội nhân dân Việt Nam Toàn bộ các hoạt động của nhà trườngđều hướng tới mục tiêu đào tạo những cán bộ chính trị - chính trị viên đại đội vàgiáo viên khoa học xã hội nhân văn cho các đơn vị trong toàn quân Mô hình đàotạo cán bộ chính trị ở nhà trường gồm: đào tạo cán bộ chính trị sơ cấp có trình độđại học theo chương trình 5 năm; đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị thời gian 1năm; đào tạo chuyển loại chính trị từ nhân viên chuyên môn kỹ thuật 4 năm; đàotạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự có trình độ đại học thời gian 2năm; đào tạo cán bộ chính trị văn bằng hai thời gian 3 năm Khách thể nghiên

cứu của đề tài luận văn mà tác giả lựa chọn là học viên chính trị viên đào tạo để

trở thành cán bộ chính trị sơ cấp có trình độ đại học theo chương trình 5 năm

Học viên Trường Sĩ quan Chính trị là những học sinh tốt nghiệp phổthông trung học, thiếu sinh quân, quân nhân thực hiện nghĩa vụ quân sự có đủđiều kiện, tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hoá, sức khoẻ, tuổiđời, … tự nguyện được phục vụ lâu dài trong quân đội và trúng tuyển trong các

kỳ thi tuyển sinh hàng năm của nhà trường, được đào tạo tập trung 5 năm Quátrình học tập tại trường của họ, từng bước được hình thành các phẩm chất chínhtrị của người cán bộ chủ trì về chính trị cấp phân đội Sau khi tốt nghiệp trởthành sỹ quan chính trị, có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành chức trách, nhiệm

vụ chính trị viên - bí thư chi bộ đại đội; có khả năng phát triển, đảm nhiệmcương vị chính trị viên tiểu đoàn

Phần lớn học viên Trường Sĩ quan Chính trị là những nhân cách đang độtrưởng thành, mang đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý của lứa tuổi thanh niên Ởlứa tuổi này thường rất sôi nổi, nhiệt tình, hăng hái, ham học hỏi cầu tiến bộ,

Trang 20

nhạy cảm với cái mới, nên họ thường ưa thích những cái đẹp rực rỡ, rất nhạy béntrong khám phá, đánh giá cái thẩm mỹ

Đặc điểm trên có thể là một ưu thế đặc biệt của tuổi trẻ, với đặc thù hoạtđộng học tập, rèn luyện trong môi trường nhân văn quân sự thì đây là một điềukiện thuận lợi giúp họ cảm nhận nhanh nhạy cái thẩm mỹ để phát triển nhữngnăng lực thẩm mỹ của mình

Bên cạnh đó, học viên Trường Sĩ quan Chính trị còn mang đậm tácphong sinh hoạt của phong tục tập quán nhiều vùng miền khác nhau, với tính đadạng về đặc điểm xã hội, việc tiếp thu và thực hiện các chuẩn mực, giá trị thẩm

mỹ của người quân nhân, của cán bộ chính trị đối với học viên ít nhiều gặp khókhăn, trở ngại trong quá trình hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ của mình.Hơn nữa, do tuổi quân, tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm sống còn hạn chế, vốn vănhoá ít, thiếu chín chắn, khả năng tự kiềm chế kém, chưa biết chọn lọc khi tiếpthu, lĩnh hội những tri thức phức tạp.…Vì vậy, họ dễ hoang mang dao độngtrước khó khăn, thử thách, chán nản khi thất bại, vấp ngã Sự nhạy cảm với cáimới lạ, sự ham thích những thứ mới lạ một cách thái quá, cũng thường làm cho

họ dễ có những ngộ nhận, sai lệch trước các hiện tượng thẩm mỹ, thậm chí cóthể dễ dàng phủ nhận các giá trị thẩm mỹ truyền thống lịch sử tốt đẹp của dântộc và quân đội để chạy theo những “kiểu”, “mốt” lai căng phản thẩm mỹ

Nghiên cứu quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên phải gắnliền với quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường để trở thành người cán bộchính trị - chính trị viên trong tương lai Nghị quyết 513/NQ - ĐUQSTƯ khẳngđịnh: “…Chính uỷ, chính trị viên phải là những đồng chí đủ tiêu chuẩn, tiêu biểu

về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, có năng lực tiến hành công tác đảng,công tác chính trị; có tính đảng, tính nguyên tắc cao, thực sự là tiên phong,gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết trong đảng bộ và trong đơn vị, có đủ điều kiện

và tín nhiệm là bí thư cấp uỷ…” [ 7 ]

Quá trình học tập và rèn luyện tại trường, học viên Trường Sĩ quan Chínhtrị có quá trình xã hội hoá kép: vừa tiếp thu các chuẩn mực, giá trị quân sự để trởthành quân nhân; vừa tiếp thu các chuẩn mực, giá trị người cán bộ quân đội để trởthành sĩ quan, cán bộ trong quân đội; vừa tiếp thu các chuẩn mực, giá trị người

Trang 21

cán bộ chính trị để trở thành chính trị viên Đặc điểm “3 trong 1” đó làm cho quátrình phát triển để trở thành quân nhân - sĩ quan - cán bộ chính trị của học viên gặpkhông ít khó khăn Hơn nữa, sau khi ra trường, họ là người trực tiếp tổ chức, chỉđạo các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; có các quan hệ giao tiếp, gầngũi với các cán bộ chiến sĩ; có trách nhiệm trực tiếp xây dựng đơn vị vững mạnh

về chính trị, tư tưởng và tổ chức Điều đó quy định mục tiêu, yêu cầu đào tạochính trị viên vừa là người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, vừa là nhà tâm lý, nhà giáodục, đồng thời phải có năng lực chuyên biệt: năng lực, trình độ thẩm mỹ, năng lực

tổ chức hướng dẫn các hoạt động thẩm mỹ Do vậy, đòi hỏi đối tượng học viênnày phải không ngừng học tập, tu dưỡng rèn luyện vươn lên làm chủ tri thức vănhóa cần thiết, tri thức thẩm mỹ làm cơ sở cho việc hoàn thành sứ mệnh của người

“kỹ sư tâm hồn” trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị mang nhữngđặc trưng của năng lực thẩm mỹ cá nhân nói chung, nhưng có những nét riêngđược biểu hiện hết sức đặc thù của môi trường xã hội trong lĩnh vực quân sự.Chủ thể thẩm mỹ là những quân nhân, mọi hoạt động thực hiện đều hướng tớihoàn thành chức năng, nhiệm vụ mà quân đội giao, do vậy mà trong năng lựcthẩm mỹ của họ, cái cao cả, cái hùng chiếm vị trí nổi trội thể hiện phạm trù cáiđẹp Còn với tư cách là những học viên đang được đào tạo, học tập rèn luyệntrong môi trường nhà trường quân sự, năng lực thẩm mỹ của họ lại ít nhiều mang

dấu ấn của cuộc sống sinh viên - những sinh viên mặc áo lính Về khách thể

thẩm mỹ cũng có những nét đặc thù, gồm toàn bộ các sự vật, hiện tượng, quátrình diễn ra trong đời sống xã hội, song trực tiếp là môi trường quân ngũ và môitrường sư phạm ở Trường Sĩ quan Chính trị Do đặc thù của môi trường nhàtrường quân sự, nên khách thể thẩm mỹ chủ yếu trong lĩnh vực này đó là cái

thẩm mỹ trong ý thức trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện; cái

thẩm mỹ trong tư cách học viên và của các quan hệ trong tập thể quân nhân;thẩm mỹ trong lễ tiết, tác phong quân nhân; thẩm mỹ trong lối sống, nếp sống vàsinh hoạt của học viên, trong quan hệ quân dân, quan hệ xã hội

Năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị, vừa mang đặctrưng chung năng lực thẩm mỹ của học viên trong các nhà trường quân đội ta, vừa có

Trang 22

sự khác biệt rất lớn Bởi vì, quá trình hình thành, phát triển năng lực thẩm mỹ của đốitượng học viên này luôn gắn liền với quá trình phát triển nhân cách toàn diện củangười chính trị viên, năng lực thẩm mỹ của họ đang được định hình và ngày cànghoàn thiện cùng với quá trình giáo dục - đào tạo của nhà trường và tự giáo dục, tự rènluyện của bản thân mỗi học viên

Yêu cầu về năng lực thẩm mỹ của học viên gắn liền với những yêu cầu vềphẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực tiến hành công tác đảng, côngtác chính trị của người chính trị viên trong tương lai Do đòi hỏi tất yếu của yêucầu, chức trách, nhiệm vụ, người chính trị viên không những phải học tập, tudưỡng, rèn luyện trau dồi trình độ, năng lực thẩm mỹ cho bản thân mình để biếtcảm thụ sâu sắc, biết đánh giá đúng đắn, khám phá tường tận bản chất, giá trịthẩm mỹ của các khách thể thẩm mỹ, nhận biết được cái đẹp và cái không đẹptrong xã hội, trong lĩnh vực quân sự, trong nghệ thuật và trong hoạt động côngtác đảng, công tác chính trị của chính mình, có đủ trình độ năng lực và sự nhạybén trong đấu tranh chống lại các quan điểm thẩm mỹ sai trái, thấp hèn…mà cònphải biết giải quyết các mối quan hệ một cách hài hoà theo tiêu chí cái đẹp; biếttruyền bá, giáo dục, định hướng thẩm mỹ; biết tổ chức cho cán bộ chiến sĩ cùnghoạt động và sáng tạo thẩm mỹ góp phần xây dựng đời sống văn hoá thẩm mỹphong phú, lành mạnh, tốt đẹp trong đơn vị Điều đó đòi hỏi người chính trị viênphải có những năng lực tương ứng với chức trách, nhiệm vụ quan trọng, nặng nềnhất với tư cách là “linh hồn” của đơn vị

Những đặc điểm cơ bản trên cho thấy, năng lực thẩm mỹ của học viên Trường

Sĩ quan Chính trị có những nét đặc thù được biểu hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, biểu hiện năng lực thụ cảm thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị Đó là khả năng tri giác, rung cảm thẩm mỹ của họ trước sự

tác động trực tiếp của các hiện tượng thẩm mỹ trong hoạt động học tập, rènluyện để trở thành chính trị viên đại đội

Thụ cảm thẩm mỹ của học viên ở cấp độ cảm xúc thẩm mỹ là những

dòng cảm xúc ban đầu, trực tiếp cảm tính của cảnh quan môi trường sư phạmchính trị quân sự của nhà trường, thông qua những nội dung, hình ảnh thể hiện

Trang 23

mục tiêu đào tạo của nhà trường trong hệ thống pa-nô, áp phích, bảng tin tuyêntruyền, khẩu hiệu hành động… có tính thẩm mỹ cao để truyền tải làm tăngthêm hứng thú, kích thích động cơ, cổ vũ ý chí, quyết tâm học tập, rèn luyệnphấn đấu vươn lên của người học viên Tiếp đến là những dòng cảm xúc nhậnbiết ngày càng đầy đủ về hình thức biểu hiện bên ngoài của cái hay, cái đẹp của

sự thống nhất, chuẩn xác của màu sắc trang phục, đội hình, đội ngũ, ở nền nếpsinh hoạt gọn gàng ngăn nắp, chính quy, ở mối quan hệ đồng chí, đồng đội theoquy định của điều lệnh quân đội ở nhà trường

Thụ cảm thẩm mỹ của học viên ở cấp độ thị hiếu thẩm mỹ là những

cảm xúc và những hiểu biết về cái thẩm mỹ ngày một nâng lên và phân biệtđược đâu là cái thật, đâu là cái giả, đâu là cái đẹp chân chính, đâu là cái xấuđược nguỵ trang khéo léo thông qua các hoạt động thẩm mỹ ở trường Thụ

cảm thẩm mỹ của học viên ở cấp độ lý tưởng thẩm mỹ là những cảm xúc yêu

thích, hứng thú, sảng khoái trước sự gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, thống nhấttrong nếp sống và sinh hoạt, cảm xúc kính trọng thương yêu, lòng nhân từ độlượng trong quan hệ, giao tiếp ứng xử quân nhân…dựa trên cơ sở sự nhậnthức được bản chất, ý nghĩa của các hiện tượng thẩm mỹ trong môi trườngTrường Sĩ quan Chính trị

Như vậy, năng lực thụ cảm thẩm mỹ của học viên là kết quả của quá trìnhphản ánh và nhận thức thẩm mỹ về hiện tượng thẩm mỹ trong cuộc sống và hoạtđộng học tập, rèn luyện của học viên, các thuộc tính thẩm mỹ được phản ánh ởnhững rung cảm, những cảm xúc mang sắc thái tình cảm trong mỗi người họcviên, do vậy cường độ mạnh yếu, trường độ ngắn dài của cảm xúc thẩm mỹ luônkhác nhau ở mỗi học viên Năng lực thẩm mỹ của học viên càng cao thì cảm xúcthẩm mỹ càng mạnh và sâu sắc Biểu hiện năng lực thụ cảm thẩm mỹ của ngườihọc viên là ở độ nhạy cảm, rung cảm của cảm xúc thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹcủa họ gắn liền với trạng thái cảm xúc đóng vai chính trị viên trong tập luyện cácbài thực hành công tác đảng, công tác chính trị ở đại đội

Thứ hai, biểu hiện năng lực đánh giá thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị Đó là khả năng phân tích, thái độ đánh giá, phê phán, khả năng

lựa chọn, tiếp nhận về giá trị, ý nghĩa thẩm mỹ trong hoạt động học tập rèn luyện

Trang 24

ở môi trường nhà trường Ở cấp độ cảm xúc thẩm mỹ thì năng lực đánh giá

thẩm mỹ của học viên là những cảm xúc, nhận xét thẩm mỹ không chỉ theo ấntượng ban đầu về những dấu ấn hình thức của nội dung, của đối tượng thẩm mỹ

mà sự đánh giá, phân tích cần phải có tư duy và ngày càng tinh tế, sâu sắc, trởlên đúng đắn và toàn diện cả về nội dung lẫn hình thức, mang tính cá nhân của

các chủ thể thẩm mỹ Đánh giá thẩm mỹ ở cấp độ thị hiếu thẩm mỹ của học viên

bắt đầu có sự so sánh, tự phản biện, đó là sự ham thích hay khước từ cái thẩm mỹtrên cơ sở nhận thức, nắm bắt được bản chất những thuộc tính thẩm mỹ của sự vật,hiện tượng để phân biệt đúng đắn cái đẹp, cái xấu, cái văn hoá, cái phi văn hoátrong đời sống tinh thần quân đội Trong đó có liên quan đến tìm hiểu, đánh giá

"mốt" xu hướng vận động, phát triển và những ảnh hưởng của nó trong đời sống

xã hội và quân đội Ở cấp độ lý tưởng thẩm mỹ thì đánh giá thẩm mỹ của học viên

có sự nhìn nhận lý tính đối với những khách thể thẩm mỹ trong nhà trường, đồngthời hình thành nên một hệ thống luận lý thẩm mỹ học mang tính khái quát cao vềphương diện thẩm mỹ và định hướng nhu cầu thẩm mỹ của họ Năng lực đánh giáthẩm mỹ của học viên là sự thống nhất giữa yếu tố tình cảm, cảm xúc với yếu tốtrí tuệ, vừa mang đậm dấu ấn cá nhân, vừa chịu sự quy định của yếu tố xã hội

Thứ ba, biểu hiện năng lực sáng tạo thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị Xuất phát từ nhu cầu tự thân vươn tới cái đẹp ngày càng gia

tăng và yêu cầu có tính đặc thù của hoạt động công tác đảng, công tác chính trịcủa người “kỹ sư tâm hồn” trong quân đội mà trực tiếp là đòi hỏi của hoạt độngthông tin tuyên truyền cổ động, văn hoá nghệ thuật quần chúng ở đơn vị, đã trởthành động lực thúc đẩy người học hào hứng, say sưa tìm hiểu và tái sángtạo thẩm mỹ

Tính sáng tạo thẩm mỹ là một đặc điểm nổi bật của hoạt động thẩm mỹcủa học viên Trường Sĩ quan Chính trị, được biểu hiện ở nhiều trình độ, mức độkhác nhau, trong đó chủ yếu ở năng lực sáng tạo thẩm mỹ đời thường trong môitrường quân sự, đó là năng lực thẩm mỹ hoá điều kiện đời sống ở Trường Sĩquan Chính trị từ doanh trại, trang thiết bị, thao trường bãi tập, học cụ, nền nếp,sinh hoạt, quan hệ giao tiếp trong đơn vị Có những sản phẩm thẩm mỹ của họcviên tạo ra không phải mang giá trị thẩm mỹ mới hoàn toàn, mà chỉ là tô vẽ thêm

Trang 25

những yếu tố, thuộc tính thẩm mỹ mới vào đối tượng thẩm mỹ để làm cho đốitượng đẹp thêm, cân đối hài hoà và hoàn mỹ hơn

Sáng tạo thẩm mỹ của học viên được biểu hiện tập trung cao ở hoạt độngsáng tác và biểu diễn văn nghệ quần chúng, gắn liền với những hoạt động nhưhoạt động báo tường, bảng tin thi đua, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng ởcác đại đội, tiểu đoàn quản lý học viên của nhà trường Những hoạt động đóngười học viên với tư cách vừa trong vai là chủ thể của hoạt động thẩm mỹ đượcphát huy mọi khả năng sáng tạo thẩm mỹ của mình, vừa là người được và phảirèn luyện trong hoạt động đó để có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và trực tiếp tổchức, hướng dẫn hoạt động thẩm mỹ ở đại đội mà mình sẽ phải là người chủ trì,đảm nhiệm trách nhiệm đó trong tương lai

Thứ tư, biểu hiện năng lực truyền bá thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị Năng lực truyền bá thẩm mỹ là một thuộc tính phổ biến của con

người, đối với học viên Trường Sĩ quan Chính trị đó là một yêu cầu xuyên suốtquá trình đào tạo, gắn với vai trò trách nhiệm về giáo dục, thuyết phục thẩm mỹ,định hướng giá trị thẩm mỹ cho cán bộ chiến sĩ trong đơn vị của người chính trịviên trong tương lai Theo đó quá trình học tập, rèn luyện của học viên tại trường

là quá trình người học viên vừa trau dồi những tri thức thẩm mỹ cần thiết, pháttriển năng lực thẩm mỹ của mình, vừa tiếp thu nâng cao năng lực sư phạm thẩm

mỹ một tố chất cần phải có của người chính trị viên Do tính chất nhiệm vụ,chức trách của chính trị viên, cho nên năng lực thẩm mỹ ở cấp độ truyền bá, địnhhướng thẩm mỹ và tổ chức hoạt động thẩm mỹ là biểu hiện nét đặc thù khác biệtnhất của học viên Trường Sĩ quan Chính trị so với học viên các nhà trường kháctrong hệ thống nhà trường quân đội

Tất cả những biểu hiện đặc thù về khả năng thụ cảm, đánh giá, sáng tạo vàtruyền bá thẩm mỹ trong quá trình học tập, rèn luyện của học viên tại trườngchính là năng lực thẩm mỹ của đối tượng học viên này Trong đó năng lực thụcảm thẩm mỹ của học viên là cơ sở cho năng lực đánh giá thẩm mỹ phát triển,đồng thời năng lực đánh giá thẩm mỹ phát triển tác động đến sự phát triển của lýtưởng thẩm mỹ Ngược lại, lý tưởng thẩm mỹ quyết định xu hướng vận động của

Trang 26

thị hiếu thẩm mỹ, khả năng đánh giá, phân biệt đúng đắn cái thẩm mỹ và nângcao phẩm chất của cảm xúc, tình cảm thẩm mỹ của người học viên

Như vậy, thực chất năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị là tổng hoà các thuộc tính tâm, sinh lý cùng vốn văn hoá mà người học viên

có được trong quá trình học tập, rèn luyện tại nhà trường, được hiện thực hoá gắn với suốt quá trình hình thành, phát triển nhân cách, để tự khẳng định mình với tư cách là chủ thể thẩm mỹ, có khả năng cảm thụ, đánh giá, sáng tạo, truyền bá thẩm mỹ tương ứng với đời sống thẩm mỹ ở Trường Sĩ quan Chính trị

và ở đơn vị của người chính trị viên trong tương lai.

1.1.2 Quan niệm về phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường

Sĩ quan Chính trị

Phát triển trước hết phải được hiểu như là một quá trình tự thân của sựvật, hiện tượng, sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng tuân theo quy luậtkhách quan Nhưng, bản thân quá trình phát triển khách quan ấy cũng phải đượcchủ quan hoá theo các tầng bậc, trình độ của nó và đòi hỏi phải được tổ chứcchặt chẽ và có định hướng, nếu không được định hướng đúng đắn thì nó sẽ pháttriển chệch hướng Do vậy, phát triển được quan niệm như hai mặt không táchrời của một quá trình: mặt vận động tiến lên theo quy luật khách quan và mặthoạt động tự giác, có chủ đích của các chủ thể

Trên cơ sở đó, có thể thấy phát triển năng lực thẩm mỹ là một quá trìnhliên tục vừa tuân theo quy luật chung, trực tiếp là quy luật đặc thù của mỹ học,

vừa thể hiện như một quá trình tự giác của chủ thể thẩm mỹ Phát triển năng lực

thẩm mỹ là quá trình tuân theo quy luật của cái cái đẹp Đó là quá trình chủ thểthẩm mỹ tự bồi bổ các khả năng thẩm mỹ qua tiếp xúc với cái mới, thông quanhững rung cảm thẩm mỹ nhiều lần để tích luỹ những tri thức, kinh nghiệm thẩm

mỹ và thông qua cả luận lý về thẩm mỹ học để tích luỹ lý luận thẩm mỹ, giúp

cho chủ thể thuận lợi trong cảm thụ, đánh giá, sáng tạo và truyền bá thẩm mỹ,đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cá nhân và sự phát triển của nhu cầu cuộc sống Đồng

Trang 27

thời, phát triển năng lực thẩm mỹ cũng là quá trình hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, có mục đích của các chủ thể thẩm mỹ và được tổ chức chặt chẽ, có định hướng đúng đắn trong quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ Tất nhiên,

quá trình hoạt động tự giác ấy bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở nắm bắt đượcquy luật khách quan để tạo ra những hành lang cho tình cảm thẩm mỹ, thị hiếuthẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ phát triển đúng đắn và thuận lợi

Phát triển năng lực thẩm mỹ là quá trình chủ quan hoá cái khách quan,hay nói cách khác chính là giải quyết mối quan hệ giữa khách quan và chủ quantrong phát triển năng lực thẩm mỹ Phát triển năng lực thẩm mỹ chính là kết quảcủa quá trình tăng cường rèn luyện cảm quan thẩm mỹ của chủ thể, quá trình tíchluỹ vốn sống, tri thức thẩm mỹ từ hoạt động thực tiễn thẩm mỹ dẫn đến sựchuyển hoá về chất trong cảm thụ, đánh giá, sáng tạo và truyền bá thẩm mỹ Pháttriển năng lực thẩm mỹ là quá trình đấu tranh phủ nhận, bác bỏ những cái tiêucực, cái xấu, cái thấp hèn trong đời sống thẩm mỹ của con người để lựa chọn,tiếp thu những cái hay, cái đẹp, cái cao cả làm giàu vốn tri thức, kinh nghiệmthẩm mỹ cho mình Nguồn gốc, động lực của phát triển năng lực thẩm mỹ là quátrình giải quyết các mâu thuẫn biện chứng trong quá trình cảm thụ, đánh giá,sáng tạo và truyền bá thẩm mỹ của chủ thể

Từ cách nhìn, cách khái quát nói trên có thể quan niệm phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị là một quá trình hoạt động

tự giác, tích cực, chủ động, có mục đích, được tổ chức chặt chẽ và định hướng đúng đắn của các chủ thể dựa trên cơ sở quy luật khách quan nhằm làm cho khả năng cảm thụ, đánh giá, sáng tạo và truyền bá thẩm mỹ của học viên được nâng dần lên theo từng tầng bậc, chuyển hoá từ năng lực thẩm mỹ của học viên thành năng lực thẩm mỹ của chính trị viên

Như vậy, tiếp cận quan niệm khoa học về phát triển năng lực thẩm mỹ của

học viên cần làm rõ cả hai bình diện của cùng một vấn đề: một là, sự chuyển hoá

từ năng lực thẩm mỹ của học viên thành năng lực thẩm mỹ của chính trị viên

Trang 28

như một quá trình tự thân, tức là tuân theo quy luật vận động, phát triển kháchquan của sự vật, hiện tượng trong thế giới nói chung và hai là, sự tác động mangtính chủ đích của các chủ thể giáo dục - đào tạo trong nhà trường trên cơ sở nhậnthức và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của sự phát triển.

Ở bình diện thứ nhất, cần khẳng định tính quy luật khách quan của quá

trình phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

Theo cách nhìn của phép biện chứng duy vật, cần phải nhìn sựchuyển hoá từ năng lực thẩm mỹ của học viên thành năng lực thẩm mỹ củachính trị viên dưới cả ba góc độ: sự chuyển hoá dần dần về lượng để dẫnđến sự biến đổi nhảy vọt về chất, sự phát hiện và giải quyết các mâu thuẫnbiện chứng nội tại, sự phủ định, loại bỏ dần trình độ thẩm mỹ thụ động, hờihợt để thay bằng trình độ thẩm mỹ tích cực, sâu sắc Bình diện này đượcbộc lộ ở ba khía cạnh cơ bản dưới đây:

Một là, phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính

trị trước hết là một quá trình chuyển hoá về chất trong quá trình lĩnh hội, tích luỹtri thức, kinh nghiệm thẩm mỹ Quá trình đó làm cho trình độ nhận thức, cảmthụ, đánh giá thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự của học viên diễn ra nhiều “bướcnhảy” vọt về chất lên một trình độ mới qua từng năm học ở nhà trường Trongmôi trường giáo dục đào tạo tại Trường Sĩ quan Chính trị, học viên được trang bịkiến thức nền tảng về các khoa học, đặc biệt là khoa học mỹ học Mác - Lênin,quá trình đó học viên được tích luỹ những tri thức chung, tri thức thẩm mỹ làmcho trình độ, năng lực thẩm mỹ của học viên phát triển từ khả năng thụ cảmđược vẻ bề ngoài của đối tượng thẩm mỹ, thậm chí có thể còn cảm nhận sai lệch,méo mó các giá trị đích thực vốn có của nó đến trình độ cảm thụ nhanh nhạy,trọn vẹn, chính xác và sâu sắc giá trị thẩm mỹ của đối tượng, biết phân biệt, đánhgiá đúng đắn cái thẩm mỹ trong đời sống quân đội ở cương vị chức trách củangười chính trị viên trong tương lai, đồng thời bước đầu hình thành những ýtưởng về cái đẹp, cái bi, cái hài, cái cao cả , biết khám phá, sáng tạo ra cái đẹp

Trang 29

từ cuộc sống quân ngũ, từng bước hình thành nên thị hiếu thẩm mỹ phù hợp vớiyêu cầu, chuẩn mực của môi trường văn hoá thẩm mỹ ở nhà trường

Quá trình chuyển hoá trong cảm thụ, đánh giá, sáng tạo và truyền bá thẩm

mỹ của học viên gắn liền với quá trình phát triển ý thức chính trị, ý thức phápluật, ý thức đạo đức… và nó cũng chịu sự chi phối dẫn dắt bởi quá trình pháttriển của các loại lý tưởng đó, đồng thời lại tác động trở lại các hình thái ý thức

ấy trong tính chỉnh thể

Trình độ năng lực thẩm mỹ của học viên được phát triển dần theo từngnăm học ở nhà trường, trong đó năm học cuối khoá và thời gian đợt thực tậpchính trị viên đại đội là bước đánh dấu sự nhảy vọt về chất trong năng lực thẩm

mỹ của học viên, kết quả của quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

là động lực tinh thần tiếp tục thúc đẩy trở lại làm phát triển năng lực hoạt độngthẩm mỹ của chính bản thân họ trong quá trình học tập, rèn luyện tại trườngcũng như quá trình công tác sau khi ra trường của họ tốt hơn

Hai là, phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính

trị gắn liền với quá trình phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn biện chứng củachính quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trường

Mâu thuẫn giữa mục tiêu, yêu cầu giáo dục - đào tạo về trình độ, nănglực thẩm mỹ trong hệ thống phẩm chất, năng lực của chính trị viên với thực tếtrình độ năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện naycòn thấp Mâu thuẫn này phản ánh nhu cầu thẩm mỹ của đối tượng học viênngày càng gia tăng, cùng với những yêu cầu, đòi hỏi người chính trị viên phải

có một trình độ, năng lực thẩm mỹ nhất định sau khi ra trường với thực tếnhận thức thẩm mỹ, trình độ, năng lực thẩm mỹ của đội ngũ học viên này hiệnnay chưa ổn định, vững chắc mà đang được định hình, phát triển trong quátrình học tại trường

Mâu thuẫn giữa những yêu cầu về nội dung giáo dục thẩm mỹ trong hệthống chương trình giáo dục - đào tạo và công tác giáo dục, tuyên truyền thẩm

Trang 30

mỹ của nhà trường với thực trạng vận dụng trong phát triển năng lực thẩm mỹ

cho học viên chưa phù hợp Mâu thuẫn này chỉ ra tính đặc thù của nội dung,phương thức giáo dục thẩm mỹ phải được đan xen vào trong tất cả các mônhọc trong hệ thống chương trình giáo dục - đào tạo của nhà trường với thực tếviệc đưa các nội dung, yêu cầu mang tính thẩm mỹ vào trong tất cả các hoạtđộng và việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động đó về mặt thẩm

mỹ của các lực lượng, tổ chức trong nhà trường hiện nay chưa hợp lý

Mâu thuẫn giữa những yêu cầu tiền đề, điều kiện về cơ sở vật chất, môitrường văn hoá thẩm mỹ bao chứa các giá trị văn hoá, tính thẩm mỹ cho pháttriển năng lực thẩm mỹ của học viên với thực tế xây dựng môi trường văn hóathẩm mỹ đã đạt được của nhà trường hiện nay chưa thật tương xứng Mâuthuẫn này vạch ra tất cả những điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần,những mối quan hệ giao tiếp, ứng xử trong nhà trường vừa phải có nét đẹpvăn hoá vừa có tính thẩm mỹ cao, mang lại bầu không khí tâm lý trong sáng,tốt đẹp nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi góp phần vào việc nuôi dưỡng,bồi đắp những phẩm chất, năng lực thẩm mỹ học viên với thực tế việc xâydựng môi trường đó của nhà trường hiện nay chưa tương xứng Quá trình pháthiện và giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trường

là nguồn gốc, động lực phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

Ba là, phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

là một quá trình phủ định, loại bỏ dần trình độ thẩm mỹ thụ động, hời hợt để

thay bằng trình độ thẩm mỹ tích cực, sâu sắc Sự cảm thụ bên ngoài mang tính

đời thường, sự đánh giá thẩm mỹ chưa đúng đắn của học viên lên trình độ thụcảm, đánh giá, sáng tạo thẩm mỹ cao hơn mang tính luận lý của một chính trịviên, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của môi trường quân sự

Quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên gắn liền với quá trìnhchọn lọc những cái hay, cái đẹp để làm giàu, làm phong phú cho vốn văn hoáthẩm mỹ của mình, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái

Trang 31

thấp hèn ra khỏi môi trường học tập, rèn luyện ở nhà trường, bảo vệ cái đẹp chânchính, cái thanh cao Năng lực thẩm mỹ của học viên chỉ được phát triển trên cơ

sở kế thừa phát triển, biến những tri thức, năng lực thẩm mỹ của nhân loại thànhkinh nghiệm, năng lực thẩm mỹ của bản thân Do đó, Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VIII của Đảng đã xác định: “đổi mới là quá trình kế thừa và phát huy cácgiá trị tinh thần, đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hoá, nghệ thuật dân tộcđồng thời tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nềnvăn hoá Việt Nam” [4, tr 101]

Nhìn ở bình diện này, rõ ràng phát triển năng lực thẩm mỹ của học viênTrường Sĩ quan Chính trị là quá trình không ngừng tích luỹ tri thức, kinhnghiệm thẩm mỹ, nâng cao trình độ, khả năng thực tế trong hoạt động thẩm

mỹ ở nhà trường, để chuyển hoá từ trình độ nhận thức cảm thụ, đánh giá, sángtạo và truyền bá thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự của chủ thể là người học viênlên trình độ, năng lực thẩm mỹ của người chính trị viên đáp ứng mục tiêu, yêucầu đào tạo của nhà trường và mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách ngườicán bộ chính trị quân đội

Bình diện thứ hai, là quá trình làm cho năng lực thẩm mỹ của học viên

được chuyển hoá dần thành năng lực thẩm mỹ của chính trị viên thông qua vaitrò tác động đồng bộ, tích cực, chủ động của các chủ thể và được thể hiện bằngcác tiêu chí xác định

Quá trình chuyển hoá năng lực thẩm mỹ của học viên là quá trình tácđộng tổng hợp của các nhân tố khách quan và chủ quan Sự tác động của cácnhân tố này phản ánh quá trình hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, có mụcđích của các chủ thể trong quá trình sư phạm quân sự của nhà trường và được tổchức chặt chẽ, có kế hoạch xác định, có định hướng đúng đắn theo những tiêuchuẩn, nguyên tắc thẩm mỹ nhất định, trong đó bản thân học viên vừa là kháchthể tác động của quá trình giáo dục - đào tạo, vừa là chủ thể quan trọng bậc nhấtcủa quá trình tự phát triển năng lực thẩm mỹ Trong quá trình chuyển hoá phát

Trang 32

triển năng lực thẩm mỹ của học viên, hoạt động lãnh đạo, chỉ huy, quản lí củacấp ủy đảng và cán bộ chủ trì các cấp đặc biệt là Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhàtrường, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý học viên đóng vai trò quan trọnglàm chuyển biến chất lượng, hiệu quả tác động đến quá trình phát triển nănglực thẩm mỹ của học viên Hoạt động có ý thức tự giác, tích cực của học viêntrong giáo dục, tự rèn luyện thẩm mỹ giữ vai trò là nhân tố bên trong quyếtđịnh chuyển biến quá trình giáo dục- đào tạo của nhà trường thành quá trình

tự giáo dục – đào tạo về mặt thẩm mỹ của bản thân mỗi học viên

Năng lực thẩm mỹ có cấu trúc đa tầng và biểu hiện đa dạng, phong phútrên nhiều mặt hoạt động của chủ thể thẩm mỹ Phát triển năng lực thẩm mỹ củahọc viên Trường Sĩ quan Chính trị là một quá trình vận động tổng hợp của tất cảcác nhân tố cấu thành năng lực thẩm mỹ của mỗi học viên theo chiều hướng đilên, có nhiều bước nhảy vọt về chất, do giải quyết các mâu thuẫn biện chứngcủa bản thân các nhân tố đó, tạo nên sự phát triển năng lực thẩm mỹ của họ.Quá trình vận động đó diễn ra trong tính toàn vẹn, thống nhất bao gồm nhiềuhoạt động, nhiều nhân tố, nhiều tầng bậc trong mối quan hệ tác động qua lạichuyển hoá lẫn nhau mang tính đặc thù, gắn liền với quá trình phát triển nhâncách người chính trị viên và tính đặc thù của quá trình phát triển cảm xúc thẩm

mỹ, phát triển thị hiếu và phát triển lý tưởng thẩm mỹ của học viên đồng thờiphải thông qua hoạt động giáo dục đào tạo và quá trình tự giáo dục, tự rèn luyệntrong hoạt động thẩm mỹ của nhà trường thì các xúc cảm thẩm mỹ của học viênmới được biểu hiện ra, các thị hiếu thẩm mỹ mới được thử thách, các lý tưởngthẩm mỹ mới được tham gia, làm cho tính chủ thể thẩm mỹ của học viên từngbước được khẳng định qua các năm học Kết thúc mỗi giai đoạn, mỗi năm học

là một “điểm nút” đánh dấu sự biến đổi về chất của các yếu tố phẩm chất,năng lực thẩm mỹ cấu thành nhân cách của mỗi học viên

Như vậy, nhìn tổng thể cả khoá học sẽ thấy sự vận động, phát triểnnăng lực thẩm mỹ của học viên Tuy nhiên, sự phát triển năng lực thẩm mỹ của

Trang 33

học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay là một quá trình tác động mangtính tổng hợp của các chủ thể giáo dục - đào tạo, có thể được đánh giá bởi một

hệ thống các tiêu chí cơ bản dưới đây:

Một là, nhóm tiêu chí phản ánh những nhân tố chủ quan của bản thân

học viên trong phát triển năng lực thẩm mỹ của họ

Đây là những nhân tố bên trong, là tiền đề vật chất quan trọng quyếtđịnh quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Nhóm tiêu chí nàyphản ánh tính tích cực, chủ động, năng động, sáng tạo của chính người họctrong giải quyết mâu thuẫn cơ bản của quá trình giáo dục - đào tạo, tạo rađộng lực nội tại thúc đẩy sự phát triển năng lực thẩm mỹ của chính họ

Bao gồm các tiêu chí: Sự ổn định của nhận thức động cơ, xu hướngnghề nghiệp người cán bộ chính trị trong học tập, rèn luyện tại trường để trởthành chính trị viên; chất lượng, hiệu quả của quá trình tự giáo dục, tự rènluyện lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm thẩm mỹ của học viên theo mục tiêu, yêucầu đào tạo; sự biến đổi về chất trong khả năng cảm quan thẩm mỹ, thị hiếuthẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ của người học viên trước sự tác động của các đốitượng, khách thể thẩm mỹ; mức độ vận dụng chuyển hoá tri thức thẩm mỹthông qua các hoạt động thẩm mỹ thành chủ thể có khả năng thụ cảm nhanhnhạy đối tượng thẩm mỹ, đánh giá đúng đắn giá trị thẩm mỹ, sáng tạo thẩm

mỹ và truyền bá thẩm mỹ

Hai là, nhóm tiêu chí phản ánh những nhân tố khách quan của quá trình

giáo dục- đào tạo tác động tới sự phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên

Đây là nhóm tiêu chí có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở, điều kiện thúcđẩy quá trình phát triển năng lực của học viên, phản ánh yêu cầu của xã hội,quân đội đối với quá trình giáo dục - đào tạo ở Trường Sĩ quan Chính trị, là cơ

sở khách quan, cũng là đích để mọi hoạt động của các tổ chức, các cơ quanđơn vị, cá nhân trong nhà trường hướng đến giải quyết

Trang 34

Nhóm tiêu chí này chứa đựng các tiêu chí cụ thể sau: Tính khoa học,chính xác, rõ ràng của mục tiêu, mô hình đào tạo cán bộ chính trị - chính trị viên;mức độ phù hợp của chương trình, nội dung giáo dục - đào tạo cán bộ chính trịcấp đại đội và mục tiêu đã xác định; sự thống nhất chặt chẽ giữa hoạt động giáodục với đào tạo và sự chuyển hoá quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dụcthẩm mỹ trong quá trình sư phạm ở Trường Sĩ quan Chính trị; trình độ văn hoáthẩm mỹ của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục - đào tạo; cơ sở vậtchất và môi trường văn hoá thẩm mỹ của nhà trường tạo điều kiện cho quá trìnhhọc tập, rèn luyện, phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên.

Ba là, Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng sản phẩm học viên sau quá

trình đào tạo (Xem xét mức độ phát triển năng lực thẩm mỹ so với mục tiêuđào tạo và so với việc thực hiện cương vị, chức trách sau tốt nghiệp)

Đây là nhóm tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tính chất “hiện thựctrực tiếp” của quá trình phát triển năng lực của học viên đào tạo cán bộ chínhtrị Bởi vì, nhân cách tiêu biểu của người sỹ quan được thể hiện tập trung ởphẩm chất chính trị, đạo đức, ở năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, chứctrách, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị trong giaiđoạn hiện nay

Nhóm tiêu chí này bao gồm: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của ngườihọc so với mục tiêu đào tạo; sự phát triển cả về tri thức thẩm mỹ, trình độ,năng lực thẩm mỹ của người học so với đầu vào; khả năng tổ chức, hướngdẫn các hoạt động thẩm mỹ, đánh giá, định hướng giáo dục, thuyết phục thẩm

mỹ đến mọi cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị trên cương vị đảm nhiệm các nhiệm

vụ thực tế của người chính trị viên; mức độ vững chắc chỗ dựa về tinh thầncho cán bộ chiến sĩ trong đại đội

Trên đây là những tiêu chí cơ bản phát triển năng lực thẩm mỹ của họcviên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay Để đánh giá đúng thực chất của vấn

đề nghiên cứu cần phải quan tâm đến tất cả hệ thống các tiêu chí, không được

Trang 35

coi nhẹ một tiêu chí nào vì hệ thống các tiêu chí có quan hệ biện chứng vớinhau, phản ánh biện chứng quá trình phát triển năng lực thẩm mỹ của họcviên Vì vậy, muốn đánh giá chính xác trình độ phát triển năng lực thẩm mỹcủa học viên Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, phải dựa trên cơ sở quanđiểm và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử trong xem xét, phân tích các tiêu chí đánh giá phát triển nănglực thẩm mỹ của đối tượng học viên này.

1.2 Một số vấn đề có tính quy luật phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị

1.2.1 Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị phụ thuộc vào tính năng động của các chủ thể trong quá trình giáo dục, định hướng thẩm mỹ

Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị làmột quy trình được tổ chức chặt chẽ, có chủ đích của các chủ thể trong nhàtrường, là sản phẩm của quá trình tác động biện chứng giữa những nhân tốbên trong của học viên đó là: tố chất thẩm mỹ tiềm tàng, tri thức thẩm mỹ,những phẩm chất cá nhân, động cơ, nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, ýchí, nghị lực… và những nhân tố bên ngoài: điều kiện khách quan mà trựctiếp là giáo dục thẩm mỹ, môi trường văn hóa thẩm mỹ ở Trường Sĩ quanChính trị; đồng thời đó cũng là sự tác động hợp quy luật thẩm mỹ giữa chủthể là các tổ chức, lực lượng của nhà trường với chủ thể là học viên, trong

đó sự nỗ lực, tích cực học tập, rèn luyện về mặt thẩm mỹ của học viên với tưcách là nhân tố chủ quan bên trong giữ vai trò quyết định

Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên là một quá trình diễn ra mộtcách tự giác của mỗi học viên, nhưng đó là quá trình tác động đồng bộ, tích cực,

có kế hoạch, có sự hướng dẫn, định hướng của các tổ chức, lực lượng từ Đảng

ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đến các cơ quan chức năng, mà trực tiếp là độingũ giảng viên, cán bộ quản lý và các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục,

tổ chức hoạt động thẩm mỹ cho học viên để phát huy mọi tiềm năng thẩm mỹ

Trang 36

của học viên, nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ, biết rung cảm, đánh giánhận ra cái đẹp và sáng tạo theo quy luật của cái đẹp, thực hiện việc chuyển biếnquá trình định hướng, giáo dục của nhà trường thành quá trình tự giáo dục, tự rènluyện nâng cao những năng lực thẩm mỹ của học viên.

Năng lực thẩm mỹ của học viên chỉ được thức tỉnh, phát huy trong điềukiện được sự quan tâm của đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý học viên trongviệc phát hiện ra sớm, kịp thời những tố chất, tiềm năng ẩn tàng trong mỗi họcviên và được bồi dưỡng, phân công, giao nhiệm vụ phù hợp với năng khiếu, khảnăng, sở trường, tố chất vốn có của họ, đồng thời định hướng phát triển, độngviên học viên tích cực tự học tập, tự rèn luyện những năng lực thẩm mỹ cần thiếtcủa người chính trị viên trong lĩnh vực hoạt động công tác đảng, công tác chínhtrị Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có vai trò to lớn tác động tạo ra độnglực thúc đẩy tính tích cực, chủ động của học viên trong tiếp thu, lĩnh hội tri thứcthẩm mỹ và tự giáo dục thẩm mỹ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường.Đảng ta khẳng định sự cần thiết phải: “động viên, khuyến khích mọi người nhất

là thanh niên say mê học tập và tự tu dưỡng vì tiền đồ bản thân và tương lai nhànước”, đồng thời coi trọng phát triển “phong trào tự học, tự đào tạo thườngxuyên và rộng khắp” [ 6, tr.19]

Như vậy, chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục thẩm mỹ và tự giáodục thẩm mỹ theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường phụ thuộc vào vaitrò sự tác động tổng hợp, tích cực, thường xuyên, trực tiếp của các chủ thể làlãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan đào tạo, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản líhọc viên trong việc chuyển biến quá trình giáo dục thẩm mỹ của nhà trườngthành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm thẩm

mỹ của học viên

Nếu không có quá trình tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện nghiêm túc vàquá trình tham gia hoạt động thẩm mỹ tích cực để tự bồi bổ, tích tụ những trithức thẩm mỹ, giá trị thẩm mỹ phong phú của đời sống xã hội, của hoạt độngquân sự và những kinh nghiệm thẩm mỹ của bản thân, thì không những khôngthực hiện chuyển hóa được quá trình giáo dục thẩm mỹ của nhà trường thànhquá trình tự giáo dục của người học, mà người học viên cũng không thể thâm

Trang 37

nhập sâu hơn vào các quá trình thẩm mỹ để tìm hiểu thấy rõ được giá trị thẩm

mỹ của nó, khó có thể thấy được bản chất, quy luật nội tại của đối tượng thẩm

mỹ và cũng không thể phát hiện ra một cách nhanh chóng đâu là cái đẹp cần cổ

vũ, đâu là cái xấu cần loại bỏ Bởi vì, cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả,cái anh hùng trong cuộc sống, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật và lĩnh vựcquân sự không phải là những cái thẩm mỹ dễ phát hiện, khám phá, đánh giá vàkết luận một cách nhanh nhất Muốn được các giá trị thẩm mỹ thức tỉnh, muốnthâm nhập được vào bản chất các giá trị thẩm mỹ ấy để biến đổi mình và biếnđổi nó, thẩm mỹ hoá nó, đòi hỏi mỗi học viên phải có ý chí, quyết tâm, nỗ lực,

cố gắng rất cao trong tiếp biến, nhập thân các giá trị văn hoá, thẩm mỹ để nângcao những năng lực thẩm mỹ của mình

Quá trình nhập thân, tiếp biến các giá trị văn hoá, thẩm mỹ của học viên ởTrường Sĩ quan Chính trị là quá trình hoạt động tự giác, tích cực, rèn luyệnnghiêm túc của việc học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội, kế thừa những tri thức thẩm mỹtrong lĩnh vực quân sự để từng bước làm giàu trí tuệ, vốn tri thức thẩm mỹ củamình thông qua hoạt động học tập, rèn luyện, hoạt động văn hoá thẩm mỹ ở nhàtrường để chuyển hoá những năng lực thẩm mỹ của các thế hệ trước thành nănglực thẩm mỹ của bản thân, để mỗi học viên tự nhập thân vào chuẩn mực giá trịthẩm mỹ mới, tự “khuôn”, “ghép” mình vào học tập rèn luyện theo tiêu chí củacái thẩm mỹ mới ấy cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của mình, theo đó trình

độ năng lực thẩm mỹ của học viên từng bước được nâng dần lên đáp ứng yêucầu, đòi hỏi của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị mà trên cương vịchức trách của họ sẽ phải đảm nhiệm trong tương lai

Khi bước vào quá trình giáo dục đào tạo chính trị viên ở Trường Sĩ quanChính trị, đó là quá trình xã hội hoá quân sự, môi trường hoạt động mới domục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, năng lực thẩm mỹ nói chung, năng lựcthẩm mỹ trong lĩnh vực quân sự nói riêng của học viên còn nhiều hạn chế, nănglực đó về cơ bản đang trong quá trình định hình để phát triển trong môi trườngmới, môi trường sư phạm chính trị quân sự

Do đó, biểu hiện khả năng thụ cảm cái thẩm mỹ trong lĩnh vực quân sựcủa đối tượng học viên này chưa nhanh nhạy, còn ở trình độ cảm quan về hình

Trang 38

thức bên ngoài của đối tượng thẩm mỹ, sự phân biệt và đánh giá các hiện tượngthẩm mỹ trong đời sống quân đội, nhất là cái thẩm mỹ trong nghệ thuật chưacao, chưa chuẩn xác, thậm chí còn nhầm lẫn, chưa biết tạo ra nhiều cái đẹp trong

đời sống thẩm mỹ của người học viên Do vậy, tính chủ thể thẩm mỹ của người

học viên chưa được khẳng định, mà dần được xác lập vững chắc diễn ra quatừng năm học ở nhà trường thông qua quá trình nỗ lực, cố gắng học tập, rènluyện bền bỉ, thường xuyên của học viên để vượt qua được các mâu thuẫn trongquá trình học, để nhập thân tiếp biến các giá trị văn hoá thẩm mỹ, từng bước làmgiàu thêm vốn sống, tri thức, kinh nghiệm năng lực thẩm mỹ cần thiết tương ứngvới lĩnh vực hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của người chính trị viên.Quá trình đó dần hình thành lên trình độ thẩm mỹ mới của học viên, nó phản ánhtính giai đoạn theo những nấc thang, tầng bậc của quá trình phát triển năng lựcthẩm mỹ và từng bước được nâng dần lên trong cả quá trình học tại trường, giúpcho họ ngày càng cảm nhận, hiểu biết sâu sắc, đánh giá đúng đắn hơn cái thẩm

mỹ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và trong lĩnh vực quân sự

Như vậy, phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chínhtrị phụ thuộc một cách quyết định vào quá trình hoạt động mang tính tự giác, nỗlực, tích cực và quá trình rèn luyện bền bỉ, nghiêm túc của chủ thể là học viên,quá trình đó không tách rời vai trò hoạt động có tổ chức chặt chẽ, có kế hoạchxác định, có định hướng đúng đắn theo những tiêu chí, nguyên tắc thẩm mỹ nhấtđịnh của chủ thể là lãnh đạo, chỉ huy, quản lí của cấp ủy đảng và cán bộ chủ trìcác cấp đặc biệt là Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, đội ngũ giảng viên,cán bộ quản lý học viên

Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị thựcchất là phụ thuộc vào quá trình chủ quan hoá cái khách quan của các chủ thểthẩm mỹ trên cơ sở nhận thức rõ những mục tiêu, yêu cầu khách quan quá trìnhđào tạo của nhà trường, biến những yêu cầu đó thành nhu cầu chủ quan bêntrong của mỗi học viên theo những nguyên tắc, quy luật của cái đẹp và hànhđộng theo những tiêu chí nhất định của cái đẹp Đây là vấn đề có tính quy luật đểphát triển năng lực thẩm mỹ của đối tượng học viên này

Trang 39

1.2.2 Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên ở Trường Sĩ quan Chính trị phụ thuộc vào nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ thông qua thực hiện nhiệm vụ giáo dục - đào tạo của nhà trường

Phát triển năng lực thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quan Chính trị là mộttrong những nội dung quan trọng trong quá trình giáo dục phát triển toàn diệnnhân cách người học viên của nhà trường Đó là quá trình phát triển đầy đủ về hệthống các tri thức nói chung, trong đó tri thức thẩm mỹ là chủ yếu Theo đó sựphát triển hoàn thiện nhân cách của họ là cơ sở, điều kiện cho sự phát triểnnhững phẩm chất năng lực thẩm mỹ của người học viên

Theo quan điểm mỹ học Mác Lênin, để phát triển năng lực thẩm mỹ củacon người thì phải cung cấp những tri thức thẩm mỹ cần thiết cho chủ thể thẩm

mỹ Tri thức thẩm mỹ là hệ thống những quan niệm, phạm trù cơ bản của mỹhọc, đặc biệt là bản chất của cái thẩm mỹ trong quan hệ thẩm mỹ giữa con ngườivới tư cách là chủ thể thẩm mỹ và các đối tượng của khách thể thẩm mỹ Trithức thẩm mỹ có vai trò quan trọng giúp cho con người nâng cao năng lực cảmthụ, thưởng thức, nhận biết, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ

Đối với học viên Trường Sĩ quan Chính trị, phát triển năng lực thẩm mỹ của họ chính là phát triển năng lực thẩm mỹ trong quá trình học tập tại trường.

Do vậy, để người học viên có được năng lực thụ cảm, đánh giá về mặt thẩm mỹđối với cuộc sống xung quanh, nhận biết được cái đẹp, cái không đẹp, cái bi, cáihài, cái cao cả, cái anh hùng… trong xã hội, trong lĩnh vực quân sự, trong thiênnhiên, trong nghệ thuật và trong hoạt động của chính mình, ở mức độ cao hơn lànăng lực tái sáng tạo và truyền bá thẩm mỹ, đòi hỏi người học viên với tư cách làchủ thể thẩm mỹ phải có một trình độ, năng lực, tri thức căn bản về thẩm mỹ,vốn sống và kinh nghiệm thẩm mỹ nhất định và được rèn luyện trong hoạt độngthẩm mỹ đa dạng, phong phú của môi trường nhà trường Bởi vì, những đốitượng thẩm mỹ của khách thể hiện thực trong lĩnh vực quân sự hết sức đặc thù,rất đa dạng, phong phú trong cuộc sống và hoạt động quân sự luôn diễn ra sựbiến động nhanh chóng và phức tạp Nếu không có vốn tri thức thẩm mỹ vànhững kinh nghiệm thẩm mỹ nhất định thì người học viên không thể khám phánhận thức được sâu sắc bản chất của các hiện tượng thẩm mỹ và giá trị thẩm mỹcủa nó, mà chỉ có những rung cảm thẩm mỹ trước sự bộc lộ, gợi mở của hình

Trang 40

thức bề ngoài của đối tượng thẩm mỹ Do đó, quá trình đào tạo, nhà trường cầnphải trang bị hệ thống những tri thức khoa học xã hội nhân văn, khoa học tựnhiên, và khoa học quân sự cần thiết, đặc biệt là tri thức thẩm mỹ thông qua họctập môn mỹ học Mác Lênin, văn hóa - nghệ thuật và đạo đức học quân sự chođối tượng học viên này

Nội dung, phương thức giáo dục thẩm mỹ của học viên Trường Sĩ quanChính trị là nội dung và cách thức giáo dục thẩm mỹ, được xác định trong tươngquan với hệ thống dung lượng tri thức các các môn học khác, trong chương trìnhgiáo dục – đào tạo của nhà trường Nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹcho học viên không những phải được thể hiện ở nội dung những nguyên lý cơbản của mỹ học Mác Lênin; văn hoá học; những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, Đảng ta về văn hoá - nghệ thuật, mà còn phải được biểu hiện đan xen ởyêu cầu mang tính thẩm mỹ vào tất cả các môn học khác trong hệ thống các mônhọc của chương trình giáo dục – đào tạo của nhà trường và trong mọi hoạt động,sinh hoạt, quan hệ của người học viên, gắn liền với mục tiêu, yêu cầu phát triểnhoàn thiện nhân cách người chính trị viên

Nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ trong chương trình giáo dụcđào tạo của nhà trường phải được xem xét theo quan điểm hệ thống Mọi chươngtrình, kế hoạch giáo dục trong đó có giáo dục thẩm mỹ đều phải được đặt trongmột tổng thể cân đối, hài hoà, thống nhất, bảo đảm tính lôgíc, vừa cơ bản vừanâng cao, đồng thời phải phối hợp nhịp nhàng với các hoạt động khác trong giáodục thẩm mỹ, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản nhất về các phạm trù của

mỹ học Mác Lênin, về nguồn gốc, bản chất của các hiện tượng thẩm mỹ trongđời sống xã hội và trong lĩnh vực quân sự, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đào tạochính trị viên của nhà trường và cũng thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu đạt được saukhi học xong bộ môn khoa học này Nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹcho đối tượng học viên này là cơ sở nền tảng cho sự hình thành, phát triển trithức về thẩm mỹ của họ

Nội dung và phương thức giáo dục thẩm mỹ trong chương trình giáo dụcđào tạo của nhà trường còn được “ẩn chứa” ở những nội dung mang tính thẩm

mỹ đan xen, thâm nhập vào tất cả các môn học khác trong hệ thống các môn học

Ngày đăng: 16/11/2021, 07:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w