1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học môn NGỮ văn THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG lực THẨM mỹ CHO học SINH tại TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG TRẦN HƯNG đạo, AN lão, hải PHÒNG

68 213 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 99,54 KB

Nội dung

sinh, các đoàn thể trong nhà trường.- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh - Mục tiêu của biện pháp Xây dựng kế

Trang 1

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN HƯNG ĐẠO, AN

LÃO, HẢI PHÒNG

Trang 2

- Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp

- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp

Các biện pháp được đề xuất phải thực sự cần thiết, xuấtphát từ thực tiễn của công tác quản lý dạy học môn Ngữ văntheo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh ở cáctrường THPT Trần Hưng Đạo; có khả năng áp dụng vào thựctiễn, mang lại hiệu quả cao, phù hợp với xu thế chung và điềukiện thực tiễn của địa phương, của nhà trường Các biện phápcần hướng tới một cách cụ thể những việc cần làm, nội dung,cách thức và điều kiện thực hiện… Ngoài ra, việc xây dựngcác biện pháp phải phù hợp với quy luật phát triển của nềngiáo dục hiện đại, tiên tiến trên thế giới để tránh tụt hậu về trithức, kỹ năng, góp phần đưa thế hệ trẻ Việt Nam hoà nhập vớicác nước trong khu vực và quốc tế

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đượctổ chức hợp lý, sao cho tác động có tính hệ thống đến toàn bộcác thành tố của quá trình dạy học nhằm tạo ra những thay đổitích cực trong công tác quản lý

Trang 3

Quản lý dạy học bao gồm các yếu tố như: Mục tiêu, nộidung chương trình dạy học, phương pháp dạy học, phươngtiện dạy học, hoạt động dạy của thầy, hoạt động học cuả trò,hình thức tổ chức dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá kếtquả học tập,… Điều này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phảiđồng bộ, đồng thời phải xác định các mục tiêu ưu tiên hợp lý.

- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trước yêu cầu đổi mới giáo dục THPT, công tác quản lýdạy học môn Ngữ văn nhà trường cũng cần phải thay đổi.Những thay đổi này là sự kế thừa những biện pháp tích cựchiện có và bổ sung những biện pháp hiệu quả, khoa học

Giáo dục và đào tạo muốn tồn tại và phát triển thì phảiđổi mới, vì thế các nhà quản lý giáo dục khi đưa ra các biệnpháp quản lý phải tuân theo quy luật phát triển, hay nói cáchkhác phải tìm ra những lỗi hệ thống, các biện pháp lạc hậukìm hãm sự phát triển để thay thế bằng những biện pháp phùhợp thúc đẩy sự phát triển

- Đảm bảo tính đồng bộ và tính hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải thốngnhất với nhau, hỗ trợ, bổ sung và có mối quan hệ chặt chẽ với

Trang 4

nhau Có thể nói, tính đồng bộ, tính logic là một trong nhữngyêu cầu không thể thiếu trong quá trình xây dựng hệ thốngcác biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh ở trường THPT, vì vậytrong quá trình xây dựng các biện pháp cần chú ý để đạt đượccác mục tiêu sau đây:

- Các biện pháp phải có mối quan hệ qua lại, tác động,

hỗ trợ lẫn nhau; đồng bộ, thống nhất về quan điểm, mụcđích yêu cầu và hướng đến việc làm thay đổi có hiệu quả

- Các biện pháp xây dựng phải thiết thực, áp dụng được

ở nhiều trường có điều kiện dạy- học khác nhau

- Các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho HS tại Trường THPT Trần Hưng Đạo

- Tổ chức tuyên truyền GD, nâng cao nhận thức về dạy học môn Ngữ văn định hướng phát triển năng lực thẩm

mỹ cho HS cho CBQL, GV, HS

- Mục tiêu của biện pháp

Để CBQL, GV môn Ngữ văn, học sinh thống nhất tưtưởng, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò, mục tiêu dạy- học

Trang 5

môn Ngữ văn trong trường THPT Với yêu cầu đổi mới thìmục tiêu dạy học của môn Ngữ không chỉ trang bị cho ngườihọc kiến thức cơ bản về môn học mà còn hình thành ở ngườihọc các phẩm chất và năng lực theo đặc trưng bộ môn, đây làyêu cầu cơ bản, cấp thiết của các nhà trường trong bối cảnhhiện nay, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượngmôn học cũng như chất lượng giáo dục toàn diện.

- Nội dung thực hiện

Phân tích thực trạng cho thấy, một bộ phận không nhỏCBQL, GV, HS và chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò,mục tiêu của môn Ngữ văn, dẫn đến thái độ thờ ơ, học đốiphó, không tích cực chủ động Do áp lực thi cử, GV dạy trênlớp vẫn nặng kiến thức, rèn kỹ năng, chưa quan tâm nhiều tớiviệc phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Nhiều phụhuynh định hướng rõ cho con học các môn xét tuyển vào Đạihọc, một bộ phận học sinh không thiết tha với môn Ngữ văn

Do đó muốn quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướngphát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh thì nhà quản lý cầnphải tổ chức tuyên truyền, giáo dục, giải thích cho cán bộ,

GV, học sinh, phụ huynh trong nhà trường và lực lượng xãhội khác hiểu một cách sâu sắc về vị trí vai trò, mục tiêu của

Trang 6

môn Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới Cần phải làm cho họhiểu rằng, việc dạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm

mỹ cho học sinh là nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết trong bốicảnh hiện nay Điều này góp phần quan trọng trong việc tạo ranhững sản phẩm giáo dục có chất lượng cho xã hội

- Cách thức thực hiện

* Hàng năm, nhà trường kiện toàn lại Ban Chỉ đạo côngtác dạy- học nói chung và hoạt động dạy- học môn Ngữ vănnói riêng, bổ sung thành viên đại diện cho các lực lượng giáodục khác nhau để tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thứcngay trong Ban chỉ đạo với kết quả cần đạt được cho từng lựclưỡng giáo dục như sau:

- Cán bộ QLGD: Tích cực tham gia học tập nâng caotrình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, để nắm vững các chủtrương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy địnhcủa Ngành về đổi mới công tác quản lý dạy học, về quan điểmmục tiêu dạy học môn Ngữ văn Để nâng cao nhận thức vàbiết vận dụng sát với thực tế quản lý dạy học môn Ngữ văntheo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh, từ đóchỉ đạo hoạt động một cách thống nhất

- GV môn Ngữ văn: Cung cấp tài liệu, tổ chức các lớp

Trang 7

tập huấn, bồi dưỡng lý luận, kiến thức môn Ngữ văn cho giáoviên thường xuyên trong năm học GV cần có đầy đủ thôngtin, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong nhận thứccũng như hành động về các chủ trương, định hướng đổi mớichương trình, sách giáo khoa môn Ngữ văn.

- Học sinh: Cung cấp tài liệu, tổ chức thảo luận chuyên

đề cấp trường… để học sinh hiểu rõ tinh thần, chủ trương đổimới của Ngành

- Đưa nội dung tuyên truyền vào các buổi họp Hội đồng

Sư phạm, buổi sinh chuyên môn

- Chủ động tuyên truyền sâu rộng trong buổi họp phụhuynh học sinh toàn trường

- Tổ, nhóm chuyên môn, phối hợp với GVCN, ĐTN tổchức các hoạt động TNST, có tích hợp nội dung tuyên truyềnđến từng học sinh

Chỉ khi nào có sự tham gia tích cực của CBQL, của độingũ GV, sự hứng khởi của HS và sự đồng thuận của phụhuỳnh học sinh thì hoạt động dạy- học môn Ngữ văn nói riêng

và các hoạt động giáo dục trong nhà trường mới đạt được chấtlượng và hiệu quả mong muốn

- Điều kiện thực hiện

Trang 8

- Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với cácphòng, ban chuyên môn nhằm thống nhất nội dung tuyêntruyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, về mục tiêu đổi mớimôn Ngữ văn.

- Cán bộ quản lý cần có thái độ tham gia học tập tích cực

và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện thực tế củanhà trường

- Cần có kế hoạch tuyên truyền thường xuyên để khôngngừng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.Nội dung tuyên truyền cần có trọng tâm để giúp đội ngũ nắmchắc mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức dạy học mônNgữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho họcsinh Cần tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí (trongđiều kiện có thể) để giáo viên tham gia bồi dưỡng; từ đó cóđiều kiện làm tốt nhiệm vụ của mình

- GV môn Ngữ văn kết hợp tốt với GVCN, các tổ chứcđoàn thể trong công tác tuyên truyền

- Có kế hoạch tuyên truyền cho từng đối tượng từ họcsinh, thành phần đóng vai trò chủ động trong dạy học mônNgữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho họcsinh và các LLGD khác cùng tham gia như phụ huynh học

Trang 9

sinh, các đoàn thể trong nhà trường.

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướngphát triển năng lực thẩm mỹ cho HS một cách khoa học, đổimới sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữvăn tại nhà trường và đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục

Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch là khâu quan trọngnên trong công tác phân công nhiệm vụ cho tổ, nhóm, cánhân, cần chi tiết về thời gian, tiến độ, nhiệm vụ và tráchnhiệm cho mỗi cá nhân trong nhà trường Sự chỉ đạo thựchiện kế hoạch càng quyết liệt thì các mục tiêu của kế hoạch đề

ra sẽ đạt kết quả cao

- Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng cần nắm vững chương trình gồm: Mụctiêu dạy học; Phạm vi và cấu trúc nội dung dạy học; Chuẩnkiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của môn học;Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Đánh giá kết quảgiáo dục môn học ở từng lớp, từng khối Với chương trình

Trang 10

sách giáo khoa mới, hiệu trưởng cần tăng cường hoạt độngquản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn

và của từng cá nhân Quản lý thực hiện kế hoạch theo mụctiêu đào tạo chung, thực hiện đúng tiến độ, phân phối chươngtrình môn học Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng yêu cầu tổchuyên môn, giáo viên nghiên cứu nội dung chương trìnhsách giáo khoa, lập kế hoạch giảng dạy cá nhân

- Quản lý kế hoạch giảng dạy của mỗi giáo viên ở cácnội dung: nội dung, phương pháp giảng dạy, tiến độ thực hiệnchương trình

- Quản lý việc xây dựng và thực hiện thời khóa biểu: Kếhoạch dạy học của giáo viên được cụ thể hóa một phần quathời khóa biểu Thông qua thời khóa biểu, công việc của giáoviên được phân công từng ngày, tuần, tháng, học kỳ và cảnăm học Do đó, việc xây dựng thời khóa biểu phải đảm bảotính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

- Quản lý việc xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chuyênmôn: Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch của nhà trường, tổchuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể Xây dựng kế hoạch tổchuyên môn cần đảm bảo tính thống nhất, khả thi, có đốitượng, thời gian thực hiện cụ thể, có đăng ký các chỉ tiêu,

Trang 11

danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể - tổ chuyên môn.Trong quá trình triển khai kế hoạch nên bổ sung kịp thờinhững nhiệm vụ mới hoặc những biến động về đội ngũ giáoviên, học sinh.

- Cách thực hiện biện pháp

Để đảm bảo tính khoa học, tránh sự chồng chéo trongquản lý, đồng thời cũng để đảm bảo việc xây dựng kế hoạchdạy học môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm

mỹ cho học sinh được đầy đủ, hoàn chỉnh và thông suốt tớicác bộ phận, cần thực hiện theo quy trình sau:

- Tập hợp thông tin, dữ liệu: Dựa vào hướng dẫn thựchiện nhiệm vụ năm học do Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT ban hànhvào đầu năm học; quy định về nội dung chương trình và mốiquan hệ giữa kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo hướng pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh với kế hoạch xây dựngCSVC, kế hoạch hoạt động của các đoàn thể,… trong phươnghướng, nhiệm vụ năm học của nhà trường trên cơ sở tình hìnhthực tế của trường (đặc điểm, thuận lợi, khó khăn,…), để xâydựng kế hoạch quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Kế hoạch cần xác định rõ nội dung, các biện pháp,

Trang 12

thời gian, tiến độ thực hiện, có phân công, phân nhiệm cụ thể

và rõ ràng cho các lực lượng tham gia và người phụ tráchhoạt động dạy học Mỗi nội dung trong kế hoạch cần làm rõkinh phí tổ chức thực hiện, các phương tiện, CSVC hỗ trợcho hoạt động dạy học sẽ được trích ra từ đâu, huy động từnguồn nào, ai là người quản lý; việc kiểm tra, đánh giá sựphối hợp này sẽ căn cứ vào đâu và được tiến hành như thếnào cùng với phương án dự phòng

- Kế hoạch sau khi được thảo luận tại hội nghị liên tịchthì phải được Hiệu trưởng phê duyệt thành một văn bản phápquy, thông qua Hội đồng giáo dục nhà trường trở thành Nghịquyết đưa vào thực hiện Dựa vào kế hoạch chỉ đạo chung, tổtrưởng chuyên môn sẽ chỉ đạo thực hiện tại tổ

- Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ, nhóm, cá nhântrên cơ sở bám sát đặc điểm đối tượng học sinh lớp mìnhđược phân công giảng dạy

+ Trong quá trình thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn,các thành viên trong tổ để cải tiến phương pháp giảng dạy, tổcần tập trung vào những việc như: Xây dựng quy chế, nề nếpcủa tổ, nhóm; thông qua các hình thức thi đua dựa trên tiêuchí của nhà trường kết hợp với đặc thù của tổ, nhóm chuyên

Trang 13

Tổ, nhóm tăng cường trao đổi, bàn bạc, thống nhất vềphương pháp giảng dạy đối với một số bài dài, khó dạy

+ Để tạo thuận lợi cho giáo viên xây dựng bản kế hoạch

cá nhân, nhà trường nên tổ chức các buổi học tập văn bản chỉthị, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở nhằmxác định nội dung trọng tâm, phương pháp dạy học theohướng phát triển năng lực học sinh theo tinh thần đổi mớiđúng với nguyên tắc dạy học Văn học, lựa chọn phương tiện,tài liệu hỗ trợ quá trình giảng dạy… Động viên, khuyến khíchgiáo viên đăng ký các danh hiệu thi đua và chỉ tiêu phấn đấunăm học

+ Giao cho giáo viên, tổ trưởng chuyên môn xây dựng

kế hoạch cá nhân, kế hoạch tập thể trong thời gian hạn định.Các bản kế hoạch đó được Ban giám hiệu kiểm tra và kýduyệt vào tuần 3 tháng 9

+ Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch cá nhân theo mẫuthống nhất, định rõ thời gian tiến hành, các bước của kếhoạch, đảm bảo cụ thể hóa nhiệm vụ giảng dạy Kế hoạch củamỗi giáo viên cần được xây dựng dựa trên những điều tra cơbản về đặc điểm, chương trình môn học và đối tượng học

Trang 14

Kế hoạch của cá nhân, của tổ chuyên môn sau khi đãđược ký duyệt cần được thể hiện trên các bảng biểu để tiệntheo dõi và thực hiện

- Thành lập ban kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáoviên, kịp thời phát hiện, uốn nắn, điều chỉnh những sai lệch.Tăng cường dự giờ thường xuyên và đột xuất

- Chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động giảng dạycủa giáo viên, theo dõi việc thực hiện thời khóa biểu, các loại

hồ sơ chuyên môn và đề xuất khen thưởng đối với giáo viên

- Điều kiện thực hiện biện pháp

- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện dạy học môn Ngữvăn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinhphải bám sát chương trình SGK và điều kiện thực tế của nhàtrường để có sự chỉ đạo kịp thời, đảm bảo tính khả thi của kếhoạch; vì thế cần điều tra, khảo sát tình hình, điều kiện thựchiện trước khi xây dựng kế hoạch nhằm kịp thời cập nhật sựbiến đổi môi trường, đảm bảo tính hệ thống và tính hướngđích, không gây ra sự bất ổn, tự tiện trong tổ chức dạy họcđộng

- Cần xây dựng kế hoạch cả năm, kế hoạch tuần, tháng;

Trang 15

điều này giúp cán bộ quản lý có cái nhìn bao quát về dạyhọc môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹcho học sinh sẽ diễn ra trong năm và sẽ có sự chuẩn bị chuđáo về điều kiện CSVC, có kế hoạch phối hợp với các lựclượng giáo dục phù hợp với nội dung dạy học cũng như có

sự phân phối nguồn lực cho hoạt động một cách hợp lý, cónội dung kiểm tra và xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể, đểđộng viên khen thưởng kịp thời

Để thực hiện tốt biện pháp trên, Hiệu trưởng nhà trườngcần lưu ý:

- Phân công giảng dạy lý, ổn định ngay từ đầu năm học,tránh xáo trộn, thay đổi giáo viên làm ảnh hưởng tới kế hoạchdạy học bộ môn Ngữ văn của giáo viên

- Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện thời thờikhóa của GV vừa đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh vàvừa nắm bắt việc thực hiện chương trình giảng dạy của giáoviên

- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát

Trang 16

triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh của tổ nhóm chuyên môn

và của từng giáo viên giúp nhà quản lý điều hành hoạt độngdạy và học một cách khoa học và hiệu quả Từ đó tổ chuyênmôn, cá nhân thực hiện kế hoạch đề ra

Đổi mới PPDH giúp học sinh: tích cực, chủ động, sángtạo, mạnh dạn chia sẻ, hợp tác, bày tỏ ý kiến của mình, gópphần nâng cao chất lượng dạy học và phát triển được năng lựcthẩm mỹ cho học sinh

- Nội dung của biện pháp

Để đổi mới phương pháp dạy Văn theo hướng phát triểnnăng lực thẩm mỹ cho học sinh, hiệu trưởng, phó hiệu trưởngchuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần nâng cao nhận thức

về nguyên tắc dạy học theo đặc trưng bộ môn Cần trang bịcho giáo viên những kiến thức cơ bản về phương pháp dạyhọc mới – phát huy phẩm chất, năng lực của học sinh

Trong những năm qua, GV môn Ngữ văn tích cực đổimới PP và đã đạt được nhiều kết quả, nhiều chuyên đề đổimới PPDH đã được thể nghiệm thành công: phương pháp dạyhọc tác phẩm thơ, tác phẩm tự sự, phương pháp ôn tập, dạytác phẩm qua “Bản đồ tư duy”; Dạy viết Blog… nhằm giúphọc sinh làm quen với phương pháp học tập mới, chủ động

Trang 17

học tập, rèn luyện kỹ năng đọc- hiểu, viết, tạo hứng thú họctập và khả năng sáng tạo cho học sinh.

Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới được biênsoạn theo quan điểm tích hợp, hơn nữa đây là môn học cónhững đặc trưng riêng biệt nên các chuyên gia nghiên cứu vềphương pháp dạy học Ngữ văn đã thống nhất một hệ thốngphương pháp dạy học tích cực, hiện đại như:

- Phương pháp gợi mở: là phương pháp dẫn dắt học sinhtừng bước tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộphận của tác phẩm, giúp học sinh mở rộng, đào sâu hoạt độngnhận thức, phát triển năng lực cảm thụ tác phẩm Hình thứcgợi mở có thể thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở hướng vàonhững đặc sắc về nội dung, nghệ thuật, các bài tập so sánh,đối chiếu Phương pháp này có tác dụng phát triển tư duynghệ thuật và năng lực thẩm mỹ cho học sinh

Phương pháp đọc sáng tạo: được đánh giá là phươngpháp quan trọng nhất trong dạy học môn Ngữ văn theo hướngphát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh Đây là phươngpháp tiếp nhận nghệ thuật một cách sáng tạo Phương phápnày được thực hiện qua nhiều hình thức và mục đích khácnhau: đọc tạo cảm hứng, rèn luyện năng lực tri giác và tái tạo

Trang 18

âm thanh…

Phương pháp nghiên cứu: Được vận dụng nhiều hơn ởcác lớp cuối cấp, giúp học sinh đi sâu vào tác phẩm, bước đầurèn cho học sinh kỹ năng phân tích và cắt nghĩa tác phẩm.Phương pháp này có tác dụng phát triển tư duy nghệ thuật,năng lực thẩm mỹ cho học sinh ở mức độ cao nhất Tuy nhiênphương pháp nghiên cứu, đòi hỏi ở học sinh trình độ bao quátkiến thức, khả năng vận dụng tri thức tổng hợp, do vậy, nếuvận dụng không khéo dễ gây tình trạng quá tải với học sinhtrung học

- Phương pháp tái tạo: Nhằm giúp học sinh tái hiện trithức đã có trong bài giảng và các loại tài liệu Từ đó khơi gợinhững hình dung, tưởng tường về các vẻ đẹp, cùng các giá trịcủa tác phẩm

- Phương pháp nêu vấn đề: Là phương pháp dạy họcsáng tạo, tuy nhiên đối với bộ môn Ngữ văn, phương phápnày hiện được áp dụng khá dè dặt, phần vì hệ thống câu hỏi

có vấn đề, tình huống có vấn đề, phần vì mâu thuẫn ngaytrong quá trình giải quyết vấn đề Mâu thuẫn giữa học sinh vàhọc sinh, mâu thuẫn giữa quan điểm của học sinh và quanđiểm của nhà văn, mâu thuẫn ngay trong nhận thức về cái đã

Trang 19

biết và cái đang tìm ở chính bản thân mỗi học sinh.

Vận dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp dạy học

sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy – học cũng như đáp ứngyêu cầu đổi mới giáo dục

- Cách thức thực hiện

* Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học

Nhà trường xây dựng kế hoạch, mục tiêu cụ thể hàngnăm, dựa trên những điều kiện cụ thể, trước mắt cũng như lâudài, nhằm hoạch định một kế hoạch phát triển lâu dài Kếhoạch đó bao gồm các nội dung như quá trình phát triển, mụctiêu, giải pháp v.v… Từ việc phân tích bối cảnh, đánh giáthực trạng về đổi mới phương pháp dạy học, nguồn lực choviệc đổi mới phương pháp dạy học, cần lựa chọn lộ trình tối

ưu đi tới đích với các điều kiện, nguồn lực cụ thể

* Chỉ đạo thực hiện

Bước 1: Bước chuẩn bị

- Bồi dưỡng nhận thức cho giáo viên Ngữ văn về chươngtrình SGK mới và yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạyhọc theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh thông qua

Trang 20

bồi dưỡng giáo viên, dự giờ, rút kinh nghiệm, dạy thể nghiệm

ở tổ chuyên môn, hội thảo cấp trường, cụm trường, hội thigiáo viên giỏi cấp Thành phố

- Nghiên cứu và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viênNgữ văn và đặc điểm đối tượng học sinh nhà trường Đây làbước có ý nghĩa quan trọng liên quan mật thiết tới tiến trìnhđổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lựchọc sinh thẩm mỹ cho học sinh và kết quả thực hiện

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thảo luận và xây dựng chươngtrình nhà trường, kế hoạch ĐMPPDH, triển khai đến từng cánhân

- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Tổ chuyên môn thảo luận tiết dạy thể nghiệm: chọnbài, phương pháp, phương tiện dạy học, thiết kế giáo án dạyhọc theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ của học sinh

- Phân công giáo viên dạy thể nghiệm

- Tổ chức dự giờ, đánh giá và rút kinh nghiệm

Bước 3: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá.

Ban chỉ đạo cần yêu cầu tất cả giáo viên tổ chuyên môn

Trang 21

đều phải tham gia dạy ít nhất một tiết thể nghiệm, có tổ chức

dự giờ, đánh giá, rút kinh nghiệm Tuy nhiên, để hoạt độngthực sự có hiệu quả, nên xây dựng cơ chế động viên, khuyếnkhích, bắt buộc cả về vật chất lẫn tinh thần và đặc biệt phảiđược thực hiện đều đặn, thường xuyên Coi đổi mới phươngpháp dạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ chohọc sinh là một tiêu chí thi đua bắt buộc hằng năm

Bước 4: Lập, duy trì và bổ sung ngân sách để có quỹ phục

vụ cho đổi mới PPDH

- Lưu trữ hồ sơ giúp cho việc nhìn lại quá trình đổi mớiPPDH của nhà trường, đánh giá và rút ra các bài học kinhnghiệm cho những thành công và những tồn tại, hạn chế.Thậm chí cả bài học kinh nghiệm cho việc xử lý những tìnhhuống xung đột nảy sinh

- Đưa kế hoạch thay đổi vào phương hướng phấn đấu,vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường để đảm bảotính kế thừa

- Điều kiện thực hiện

Duy trì sự thay đổi bền vững: Mọi sự thay đổi không có

điểm kết thúc, luôn mang tính kế thừa Đổi mới thành côngphải được duy trì, cái mới sẽ thay thế dần cái cũ Để đảm bảo

Trang 22

thành quả của đổi mới được duy trì, củng cố cần lưu ý:

- Tuyên dương, khen thưởng, truyền thông nhân rộngđiển hình và chia sẻ kinh nghiệm; nêu gương dạy tốt, khích lệđổi mới

- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tổchức sinh hoạt tổ chuyên môn nghiêm túc, thảo luận sâu vềĐMPP dạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ chohọc sinh, tổ chức dự giờ theo hướng phát triển năng lực thẩm

mỹ cho HS

- Huy động các nguồn lực để có đầy đủ các phương tiệndạy học, điều kiện và các trang thiết bị dạy học để đội ngũgiáo viên môn Ngữ văn thực hiện đổi mới phương pháp dạyhọc theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá giờ dạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Chỉ đạo kiểm tra đánh giá giờ dạy học theo hướng pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh trong thời điểm hiệnnay được xem là một trong những biện pháp quan trọng, gópphần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn của nhàcủa nhà trường

Trang 23

Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giờ dạy học theo hướng pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh giúp nhà quản lý đánhgiá đúng thực trạng dạy và học môn Ngữ văn hiện nay củanhà trường Từ đó có những điều chỉnh trong công tác quảnlý.

- Nội dung của biện pháp

- Nhà quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá giờdạy học theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

và triển khai chi tiết đến tổ chuyên môn và các giáo viên

- Thành lập và chỉ đạo ban kiểm tra triển khai thực hiện

kế hoạch trong tháng và mỗi học kỳ với các nội dung:

+ Nề nếp thực hiện chương trình dạy học: Chương trìnhdạy học, sách giáo khoa được thống nhất thực hiện trên toànquốc do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Giáo viên là phảithực hiện đúng, đủ phân phối chương trình, không cắt xén,thêm bớt, làm sai lệch nội dung, mục tiêu môn học Nếu thựchiện chương trình nhà trường thì chương trình đó phải được

Sở phê duyệt Ban giám hiệu phối hợp với tổ trưởng chuyênmôn theo dõi chặt việc thực hiện chương trình của giáo viên.Đây là cách tạo nề nếp chuyên môn tốt trong nhà trường

+ Nề nếp soạn giáo án trước khi lên lớp: Đây là nội dung

Trang 24

bắt buộc đối với mỗi giáo viên GV soạn giáo án theo hướngdẫn của phòng chuyên môn Sở, ở mỗi bài, giáo viên cần xácđịnh mục tiêu, phẩm chất, năng lực, nội dung cơ bản, phươngpháp dạy học cùng việc phân bổ thời gian từng mục cho hợp

lý Giáo án có sự thống nhất các bước, ghi rõ ngày tháng soạn,dạy, lớp dạy và được tổ trưởng chuyên môn ký duyệt trướckhi dạy Mỗi tháng BGH phê duyệt giáo án một lần Yêu cầugiáo viên có đầy đủ giáo án của các khối, lớp được phân cônggiảng dạy kể cả dạy học các chủ đề tự chọn, tích hợp

+ Dự giờ: Giảng dạy trên lớp là hoạt động chủ đạo củangười giáo viên

Giờ dạy theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ chohọc sinh, ở trên lớp giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo cáchoạt động học tập của học sinh Học sinh chủ động tìm hiểu,phân tích, cắt nghĩa, đánh giá và đưa ra những kiến giải riêngcho các tình huống học tập

Có thể nói, giờ giảng dạy trên lớp đã hội tụ đủ những nộidung, công việc cần thiết của người giáo viên như: soạn,giảng, kiểm tra, đánh giá, chấm, chữa, sử dụng thiết bị,phương tiện dạy học và thái độ, trách nhiệm, kỹ năng giaotiếp ứng xử của người giáo viên Xây dựng nề nếp giảng dạy

Trang 25

trên lớp chính là xây dựng nề nếp sư phạm trong nhà trường.

- Đánh giá giờ dạy học: Nhà quản lý chỉ đạo nghiêm túchoạt động đánh giá giờ dạy, sau khi dự giờ, tổ chức rút kinhnghiệm, cần phân tích rõ: sự phù hợp của các phương pháp và

kỹ thuật dạy học hiện đại với nội dung bài học và đối tượnghọc sinh; những khó khăn của học sinh khi giải quyết các tìnhhuống trên lớp; thái độ học tập của học sinh, sự chú trọng pháttriển phẩm chất, năng lực cho người học…

- Cuối học kỳ, năm học tổ chức lấy ý kiến của học sinh

về giờ dạy – học, để có những chỉ đạo phù hợp

Kiểm tra đánh giá giờ dạy học theo hướng phát triểnnăng lực thẩm mỹ cho học sinh cần chú trọng đánh giá hoạtđộng học của học sinh đây là một trong những nội dung quantrọng quyết định chất lượng giáo dục Hình thành động cơ,thái độ và nề nếp học tập cho học sinh cần cả một quá trìnhlâu dài với sự phối hợp của gia đình và các lực lượng xã hộitham gia vào quá trình giáo dục

- Hướng cho học sinh có thói quen lập kế hoạch học tập,thời gian biểu trong ngày và thời gian dành cho môn Ngữ văn

- Xây dựng nề nếp soạn bài và làm bài tập về nhà, nề nếp

tự học

Trang 26

cơ sở và học sinh phổ thông; Quy chế của Bộ Giáo dục và Đàotạo về dạy học; Quy định của nhà trường đối với giáo viên;những quy định về thi đua, khen thưởng

- Thành ban kiểm tra, đánh giá giờ dạy học môn Ngữ văntheo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh, phâncông nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch dạy học vàlịch giảng dạy của giáo viên, tổ chức dự giờ, đột xuất, địnhkỳ

- Sau khi dự giờ kiểm tra cần dành thời gian thích hợpđánh giá, rút kinh nghiệm trước tổ chuyên môn

- Để nâng cao chất lượng giờ dạy học theo tinh thần đổimới, biện pháp trước mắt là chỉ đạo kiểm tra đánh giá giờ dạyhọc theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

Trang 27

nghiêm túc Cần đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá giờ dạy,tránh hình thức, tập trung vào một số đợt trong năm Đồngthời nhà trường có thể huy động nguồn xã hội hóa để có thểlắp đặt mạng lưới camera tại các phòng học.

- Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạchtổ chuyên môn khoa học, chú trọng việc đến công tác sinhhoạt tổ, nhóm chuyên môn theo các nội dung dạy học pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh và được Hiệu trưởng phêduyệt, lưu giữ tại trường và phổ biến tới tất cả giáo viên

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và điều chỉnh việcthực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch dạy họccủa từng giáo viên theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹcho học sinh

- Chỉ đạo các bộ phận chuẩn bị tốt CSVC- TBDH, tàiliệu tham khảo phục vụ cho việc dạy học theo hướng pháttriển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Kết hợp với các phòng ban chuyên môn của Sở, để làmtốt công tác tư vấn cho GV về đổi mới giờ dạy học theo hướngphát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

Xây dựng cơ chế khen thưởng những giáo viên dạy giỏi,

Trang 28

sáng tạo, học sinh giỏi, tích cực, phê bình nghiêm túc nhữnggiáo viên và học sinh chưa cố gắng trong dạy và học theo tinhthần đổi mới.

- Chỉ đạo kiểm tra việc đánh giá của giáo viên theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá toàn diện quá trình học tập và rèn luyện củahọc sinh là yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên hiện nay, đổimới hình thức, phương pháp đánh giá kết hợp chặt chẽ giữađịnh lượng và định tính; đảm bảo tính chính xác, khách quan,công bằng trong đánh giá Đánh giá thực sự là động lực thúcđẩy quá trình học tập và rèn luyện của học sinh Cung cấpthông tin chính xác về kiến thức, kỹ năng, thái độ của họcsinh trong quá trình dạy học Tạo động lực thúc đẩy giáoviên có những hoạt động cần thiết điều chỉnh công việc giảngdạy, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn

Chỉ đạo kiểm tra đánh kiểm tra việc đánh giá của giáoviên theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh,hiệu trưởng có thể xác định mức độ hoàn thành mục tiêu,chương trình dạy học để điều chỉnh và có những quyết địnhphù hợp

Trang 29

- Nội dung của biện pháp

Kiểm tra là bước quan trọng của quy trình quản lý, kiểmtra, đánh giá giúp nhà quản lý nắm được tiến độ thực hiện kếhoạch, để từ đó có những điều chỉnh phủ hợp để đạt được mụctiêu đề ra Tuy nhiên, kiểm tra việc đánh giá của giáo viên cóphần phức tạp hơn, đóng vai trò quan trọng hơn, quyết địnhtới hiệu quả hoạt động quản lý nhà trường

- Thông qua kết quả của người học, nhà quản lý đánh giáchính xác hiệu quả hoạt động dạy của giáo viên

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra việc đánh giácủa giáo viên môn Ngữ văn theo hướng phát triển năng lựcthẩm mỹ cho học sinh phải khoa học và thường xuyên nếukhông sẽ không đem lại hiệu quả Kiểm tra, đánh giá mônNgữ văn từ trước đến nay được xem như có tính chất tươngđối nhất trong tất cả môn học ở nhà trường Cụ thể, trongchấm thi cho phép chênh lệch giữa những lần chấm từ 1 đếndưới 2 điểm Điều đó gây khó khăn cho nhà quản lý khi tiếnhành kiểm tra việc đánh giá của giáo viên Giải pháp tháo gỡvấn đề này chính là đổi mới cách ra đề, cho điểm và nhận xéttrong bài kiểm tra

- Đổi mới về hình thức, phương pháp, quy trình kiểm tra

Trang 30

đánh giá đồng thời với việc tuyên truyền nâng cao nhận thứccho giáo viên và học sinh Hằng năm ngay từ đầu năm học,hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểmtra, đánh giá theo đúng hướng dẫn của Bộ, Sở Giáo dục vàĐào tạo về số bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ cótrong chương trình, nhà quản lý giám sát việc thực hiện đủđầu điểm tối thiểu theo quy định.

Ban kiểm tra, cùng tổ trưởng chuyên môn tiến hànhkiểm tra việc chấm bài và ghi nhận xét trên bài kiểm tra củagiáo viên Theo quy định từ bài 15 phút trở lên phải có lờinhận xét trong phần làm bài của học sinh Nhận xét giúp họcsinh biết được ưu điểm và những hạn chế về kiến thức, kỹnăng, năng lực để rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau Việcđánh giá của giáo viên góp phần quan trọng nâng cao chấtlượng môn học Đánh giá học sinh theo hướng phát triển nănglực thẩm mỹ đòi hỏi GV phải thực sự tâm huyết với nghề

- Cách thực hiện biện pháp

Xây dựng ngân hàng đề thi, đề kiểm tra, kết cấu theohướng dẫn của Sở, tránh hình thức câu hỏi quen thuộc họcsinh có thể làm theo văn mẫu, văn chép Cần bám sát hướngdẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các tiêu chí đánh giá

Trang 31

Biết – hiểu – vận dụng theo đúng phân bổ số lượng câu,phạm vi nội dung, hình thức ra đề từng khối lớp.

- Cần căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, năng lực vậndụng, năng lực thẩm mỹ, năng lực sử dụng ngôn ngữ để đánhgiá công bằng giữa các đối tượng học sinh

- Khuyến khích GV cho điểm cao những bài sáng tạo,chấn chỉnh hiện tượng cho điểm cào bằng: đa phần học sinhđạt mức điểm 6,7, điểm 8, 9, 10 hạn chế sợ bị kiểm tra

- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho giáoviên về kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới Phổ biếncác quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, SởGiáo dục và Đào tạo Hải Phòng về cách đánh giá, cho điểm,

và các tiêu chí cần thiết cho việc ra đề kiểm tra

- Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập trên quan điểmtích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Đánh giá trên

cơ sở sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phươngpháp dạy học, chú trọng việc rèn các kỹ năng cơ bản nhưnghe, nói, đọc, viết, và phát triển năng lực thẩm mỹ, năng lựcgiao tiếp, năng lực tự học… cho học sinh

- Thường xuyên tập huấn cho giáo viên về hình thức và

kỹ thuật đánh giá, các phương pháp kiểm tra đánh giá: kiểm

Trang 32

tra viết, trắc nghiệm khách quan, báo cáo sản phẩm…

- Hướng dẫn giáo viên thiết lập quy trình đánh giá theo

ba giai đoạn

+ Giai đoạn chuẩn bị gồm các bước

Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đốitượng, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, thiết kế

ma trận

Bước 2: Ra đề, xây dựng đáp án và biểu điểm

Bước 3: Lựa chọn phương tiện kiểm tra, đánh giá

+ Giai đoạn thực hiện

Bước 1:Tiến hành kiểm tra, đánh giá

Bước 2: Phân tích kết quả

+ Giai đoạn kết thúc

Bước 1: Công bố kết quả qua các giờ trả bài, chữa bàiBước 2: Ra quyết định mới để điều chỉnh quá trình dạyhọc cho phù hợp, giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong cácgiai đoạn tiếp sau

- Tổ chức hoạt động tự đánh giá kết quả dạy học củagiáo viên và học sinh từ đó người quản lý có thể kết luận vềkết quả tự đánh giá Khi cần thiết, hiệu trưởng có thể hanhành những qui định về hoạt động kiểm tra đánh giá phù hợp

Trang 33

với đặc điểm nhà trường.

- Cuối học kỳ, nhà quản lý cần tổ chức lấy ý kiến phảnhồi của học sinh về hoạt động kiểm tra đánh giá và tinh thầntrách nhiệm của giáo viên

- Điều kiện thực hiện

BGH xây dựng kế hoạch kiểm tra việc đánh giá của giáoviên theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh chitiết, cụ thể

Tạo điều kiện thời gian, CSVC- TBDH để GV tổ chứctốt hoạt động dạy học

- Giáo viên phải được hướng dẫn kỹ về lý thuyết dạy học

và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹcho học sinh với hình thức đánh giá, cách đánh giá, cách xâydựng ngân hàng câu hỏi

- Phân loại được đối tượng học sinh, theo năng lực thẩm

mỹ để kiểm tra và việc kiểm tra phải đảm bảo tính công bằng

Phối hợp với phòng, ban chuyên môn của Sở làm tốt côngtác kiểm tra đánh giá

Dựa vào tiêu chí đánh giá GV theo hướng dẫn của BộGiáo dục và Đào tạo, căn cứ vào chất lượng đội ngũ GV vàcác điều kiện thực tế của nhà trường, Ban kiểm tra của nhà

Trang 34

trường xây dựng tiêu chí đánh giá GV toàn diện, khách quan,công bằng Có cơ chế khen thưởng động viên kịp thời cánhân, tập thể làm tốt công tác chuyên môn.

- Tăng cường quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học môn Ngữ văn của giáo viên theo hướng phát triển năng lực thẩm mỹ cho học sinh

- Mục tiêu của biện pháp

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có vị trí quan trọng đốivới hoạt động dạy học trong nhà trường, bởi vậy việc tạo cácđiều kiện thuận lợi về vật chất, phương tiện, tài liệu cho mônhọc, để giáo viên tổ chức tốt hoạt động học cho học sinh sẽgóp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường

Để thác hết hiệu quả khi sử dụng CSVC- THDH, đòi hỏigiáo viên phải tự học tập, bồi dưỡng, sử dụng các kỹ năng,sưu tầm tài liệu phục vụ cho quá trình thiết kế bài giảng Sửdụng tốt có hiệu quả thiết bị dạy học trong các giờ học thì bảnthân giáo viên tự nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụcủa mình cũng như nâng cao chất lượng chất lương dạy học

Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa để huy động cácnguồn lực tài chính, tăng cường CSVC và trang thiết bị phục

vụ cho công tác quản lý dạy học môn Ngữ văn theo hướng

Ngày đăng: 22/03/2019, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w